Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.46 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hình thành và phát triển, báo chí Việt Nam đang ngày
càng đa dạng các loại hình, từ báo in, phát thanh, truyền hình cho đến báo
mạng điện tử. Trong đó, báo mạng điện tử là loại hình dần chiếm ưu thế trong
hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng, trở thành kênh thông tin
tuyên truyền, phổ biến tin tức nhanh chóng, kịp thời tới công chúng.
Hiện nay, bên cạnh việc truy cập báo mạng điện tử thông qua máy vi
tính (desktop, laptop), công chúng cũng có thể truy cập ngay trên các thiết bị
di động như điện thoại di động, máy tính bảng, e-reader, PDA… Trong đó,
điện thoại di động và máy tính bảng là 2 thiết bị được sử dụng nhiều nhất để
truy cập vào các tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam nhanh chóng, tiện lợi mà
không cần thiết phải có máy vi tính bên cạnh.
Hiện nay, các tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam trong quá trình phát triển
cũng dần đẩy mạnh việc xây dựng báo mạng điện tử dành cho các thiết bị di
động để đáp ứng tốt và nhanh nhất nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng.
Đây chính là điều đang được các tờ báo mạng điện tử quan tâm.
Tuy nhiên, nói về sự phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di
động ở Việt Nam hiện nay vừa có ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục khi
đa phần các tờ báo mạng điện tử chỉ thay đổi giao diện trang báo còn nội dung
các bài báo vẫn giống như khi độc giả truy cập bằng máy vi tính. Điều này,
phần nào gây khó khăn cho độc giả khi tiếp nhận thông tin từ báo mạng điện
tử bằng các thiết bị di động.
Từ những lý do nói trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Xu hướng
phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện
nay” để chỉ ra và phân tích những ưu điểm, hạn chế, thực trạng việc phát triển
phiên bản này qua việc khảo sát 3 tờ báo mạng điện tử VTV.vn, Tuổi trẻ
Online và VietnamPlus.


Từ đó, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp khắc phục những điều


tồn tại để phiên bản báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động sẽ phát triển
hơn nữa trong tương lai – khi báo mạng điện tử đang ngày một lớn mạnh và
khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại
chúng cũng như vị thế trong lòng độc giả.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Kể từ khi báo mạng điện tử ra đời và trên đà phát triển hưng thịnh như
ngày nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và các bài báo liên quan đến
loại hình báo chí này.
Về các công trình nghiên cứu liên quan đến báo mạng điện tử, có thể kể
đến các luận văn thạc sĩ sau: Đặc điểm công chúng độc giả báo Internet Việt
Nam của tác giả Hà Thu Hương (Phân viện Báo chí & Tuyên truyền, 2002);
Hoạt động tương tác trên báo mạng điện tử của tác giả Trần Quang Huy (Học
viện Báo chí & Tuyên truyền, 2006); Cách thức đưa tin đa phương tiện trên
báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay của tác giả Phạm Thị Hồng (Học viện
Báo chí & Tuyên truyền, 2010); Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông
mới trên điện thoại di động ở Việt Nam của tác giả Trần Thị Nguyệt Ánh
(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2011); Hành vi tiếp nhận
thông tin báo chí trên điện thoại di động của công chúng thanh niên đô thị tại
thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Phước hiện nay của tác giả Hoàng Thị
Thu Hằng (Học viện Báo chí & Tuyên truyền, 2013);…
Còn về các cuốn sách chuyên khảo có: Các thủ thuật làm báo điện tử
của tác giả Vũ Kim Hải (2006), NXB Thông tấn, Hà Nội; Báo mạng điện tử Những vấn đề cơ bản của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2010), NXB
Chính trị - Hành chính, Hà Nội; Báo chí truyền thông hiện đại của tác giả
Nguyễn Văn Dững (2011), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội; Sáng tạo tác
phẩm báo mạng điện tử, của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2014), NXB
Chính trị Quốc gia - Hà Nội, Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp
sáng tạo của các tác giả TS. Nguyễn Trí Nhiệm – TS. Nguyễn Thị Trường
1



Giang (2014), NXB Chính trị quốc gia – Sự thật,…
Ngoài ra, có thể kể đến một số bài viết trên các trang báo mạng điện tử
như: Tin trên mạng có tuổi thọ ngắn của tác giả Thanh An, đăng trên báo điện
tử VnExpress (30/5/2005); Phía sau cuộc đua tăng “hit” của báo điện tử của
tác giả Chi Mai, đăng trên trang ICTNews (Chuyên trang về CNTT của Báo
điện tử Infonet – Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông) ngày
20/6/2011;…
Có thể thấy, với các công trình nghiên cứu và các bài báo kể trên, các
tác giả đều đề cập đến báo mạng điện tử ở các khía cạnh như: đặc điểm của
báo mạng điện tử, phương pháp sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử, cách
thức đưa tin trên báo mạng điện tử, hành vi tiếp nhận thông tin của công
chúng trên báo mạng điện tử,… nhưng chưa có một công trình cụ thể nào đi
sâu vào nghiên cứu xu hướng và thực trạng phát triển báo mạng điện tử dành
cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay. Nên, với đề tài “Xu hướng phát
triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay” mà tác
giả đề cập có thể xem là một nội dung mới, phù hợp với mã ngành.
Hơn nữa, xu hướng này mới hình thành ở báo mạng điện tử Việt Nam
trong những năm gần đây khi công nghệ thông tin phát triển vững mạnh và tỷ
lệ người dùng đọc báo bằng các thiết bị di động tăng lên đáng kể. Bởi thế,
việc nghiên cứu xu hướng phát triển này của các tờ báo mạng điện tử là điều
cần thiết giúp những người làm báo mạng điện tử hiểu và đáp ứng đầy đủ nhu
cầu của công chúng cũng như tìm ra một phần giải pháp để công chúng tiếp
nhận thông tin dễ dàng hơn khi sử dụng phiên bản báo mạng điện tử dành cho
thiết bị di động.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là thông qua việc khảo sát thực
trạng xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động, từ đó đề
xuất một số giải pháp thúc đẩy xu hướng này phát triển ở Việt Nam.


2


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn phải thực hiện những nhiệm
vụ chính sau đây:
- Hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến báo mạng điện tử và sự
phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động: khái niệm xu hướng, thiết
bị di động, báo mạng điện tử; đặc điểm của báo mạng điện tử dành cho thiết bị di
động; vai trò của việc phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động và
những tác động đến thói quen đọc báo mạng điện tử của công chúng;
- Khảo sát trạng xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di
động ở Việt Nam thông qua 3 tờ báo VTV News (vtv.vn), Tuổi trẻ Online
(tuoitre.vn) và VietnamPlus (vietnamplus.vn);
- Thông qua kết quả kháo sát, đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xu
hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 3 tờ báo mạng điện tử VTV News,
Tuổi trẻ Online và VietnamPlus.
Lý do tác giả chọn 3 tờ này để kháo sát vì:
- VTV News là tờ báo mạng điện tử thuộc Đài Truyền hình Việt Nam
dù được cấp phép hoạt động báo chí điện tử muộn hơn 2 tờ báo còn lại nhưng
trong quá trình phát triển đã xây dựng được trang báo mạng điện tử dành cho
thiết bị di động để đáp ứng kịp thời nhu cầu của độc giả;
- Tuổi trẻ Online là tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in là Báo
Tuổi trẻ - cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh và là một trong những tờ báo mạng điện tử uy tín
nhất Việt Nam hiện nay, được đông đảo công chúng đón nhận. Trong những

năm gần đây, Tuổi trẻ Online đã bắt kịp xu hướng phát triển của báo mạng

3


điện tử và cho ra đời trang báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động;
- Còn VietnamPlus cũng là một tờ báo mạng điện tử uy tín, được đông
đảo công chúng đón nhận. Đây là tờ báo mạng điện tử ứng dụng được nhiều
công nghệ hiện đại và có bước đi tiên phong trong việc phát triển báo mạng
điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam ngay từ khi được thành lập
(tháng 9/2008).
Hiện tại, có rất nhiều loại thiết bị di động song việc phát triển báo mạng
điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay đa số tập trung vào điện
thoại di động và máy tính bảng. Do đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận
văn này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát, phân tích sự phát triển của báo
mạng điện tử dành cho điện thoại di động và máy tính bảng – hai thiết bị rất
phổ biến với công chúng Việt Nam. Còn những thiết bị di động khác, chúng
tôi sẽ nghiên cứu trong những công trình tiếp theo.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí; quan điểm, đường lối, chính sách
của Đảng, nhà nước về Internet và hoạt động báo chí; lý luận về báo chí cách
mạng Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả phải sử dụng
những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: giúp cho người nghiên cứu nắm
được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây; có thêm kiến
thức sâu, rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu và làm rõ hơn đề tài nghiên cứu

của mình;
- Phương pháp khảo sát, phân tích, tổng hợp: phương pháp này dùng
để khảo sát, phân tích sự phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động
của 3 tờ báo VTV News, Tuổi trẻ Online và VietnamPlus để rút ra những ưu
điểm và mặt tồn tại trong quá trình phát triển này;
4


- Phương pháp phỏng vấn sâu: phương phá này dùng để phỏng vấn các
chuyên gia, những nhà báo nổi tiếng, những người nghiên cứu về sự phát triển
của báo mạng điện tử để có những ý kiến đánh giá chuyên môn về những ưu
điểm, hạn chế khi phát triển hình thức xuất bản báo mạng điện tử trên các
thiết bị di động trong tương lai. Cụ thể, tác giả đã phỏng vấn 2 nhà quản lý tại
2 trong 3 tờ báo thuộc diện khảo sát: nhà báo Lê Quốc Minh – Tổng biên tập
báo điện tử VietnamPlus và nhà báo Vũ Thanh Thủy – Phó Tổng biên tập báo
điện tử VTV News.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi anket: dùng để thu
thập ý kiến của công chúng về vấn đề này. Trong quá trình khảo sát, tác giả đã
phát 200 phiếu điều tra tới công chúng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài làm rõ những khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến việc
phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động, một vấn đề khá mới
hiện nay. Đề tài góp phần đưa ra những giải pháp, cách thức cụ thể, cơ bản
nhằm thúc đẩy sự phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt
Nam trong tương lai.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, đề tài đi sâu khảo sát thực trạng xu hướng phát triển
báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt Nam hiện nay, giúp cho
người làm báo mạng điện tử thấy được thành công, hạn chế của sự phát triển

này. Thông qua quá trình khảo sát, đề tài cũng đóng góp những đề xuất, giải
pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở
Việt Nam trong tương lai. Ngoài ra, đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho
sinh viên báo chí, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành báo mạng điện tử; phóng
viên, biên tập viên báo mạng điện tử và những người quan tâm tới lĩnh vực này.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội
5


dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Vấn đề phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động
Chương 2. Thực trạng xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị
di động ở Việt Nam
Chương 3. Giải pháp thúc đẩy sự phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết
bị di động ở Việt Nam

6


Chương 1
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
DÀNH CHO THIẾT BỊ DI ĐỘNG
1.1. Khái niệm
1.1.1. Xu hướng
1.1.2. Thiết bị di động
1.1.3. Báo mạng điện tử
1.2. Đặc điểm của báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động
1.2.1. Nội dung thông tin ngắn gọn
1.2.2. Đưa thông tin nổi bật trong ngày

1.2.3. Báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động thân thiện với người dùng,
dễ sử dụng
1.2.4. Giao diện trang báo mạng điện tử rút gọn, bắt mắt
1.3. Vai trò của việc phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động
và những tác động đến thói quen đọc báo mạng điện tử của công chúng
1.3.1. Vai trò của thiết bị di động trong đời sống
1.3.1.1. Trên thế giới
1.3.1.2. Tại Việt Nam
1.3.2. Việc phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động và những tác
động đến thói quen đọc báo mạng điện tử của công chúng
1.3.2.1. Thay đổi phương tiện tiếp nhận thông tin
1.3.2.2. Tăng nhu cầu đọc báo mạng điện tử của công chúng trong khoảng
thời gian rảnh rỗi
1.4. Các yếu tố tác động đến xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành
cho thiết bị di động
1.4.1. Yếu tố công nghệ - kỹ thuật
1.4.2. Yếu tố nguồn lực
1.4.3. Nhu cầu tiếp nhận
Tiểu kết chương 1

7


Sự ra đời của Internet cùng với các phát minh khoa học công nghệ hiện
đại và tiên tiến, đã dẫn đến sự ra đời của một loại hình báo chí mới là báo
mạng điện tử. Báo mạng điện tử ra đời đã tạo ra bước ngoặt trong quá trình
truyền tin và tiếp nhận thông tin, trong đó nổi bật là ưu thế tích hợp đa
phương tiện mà các loại hình báo chí truyền thống không thể có. Hàng ngày,
báo mạng điện tử cung cấp lượng thông tin lớn, cập nhật, hấp dẫn trong nước
và thế giới. Cùng với các phương tiện thông tin đại chúng khác như báo in,

phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử ngày càng phát triển, đem lại hiệu
quả xã hội to lớn.
Có thể thấy, không chỉ trên thế giới, mà ở cả Việt Nam, ngày càng có
nhiều người sử dụng các thiết bị di động và coi đó như một phần không thể
thiếu trong cuộc sống. Họ mang theo các thiết bị di động bên mình mọi lúc,
mọi nơi và sử dụng chúng vào các mục đích khác nhau như gọi điện, gửi tin
nhắn, kiểm tra e-mail, đọc báo, xem phim, xem truyền hình, mua sắm trực
tuyến, chơi game… Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ và nhu cầu
sử dụng ngày một tăng của con người như hiện nay, việc sở hữu một hay
nhiều thiết bị di động không còn là điều hiếm gặp trong cuộc sống. Những
thiết bị di động này đang đóng vai trò tích cực trong việc con người xử lý các
công việc hàng ngày, giúp ích họ trong việc tìm kiếm thông tin trên Internet,
cập nhật tin tức xã hội diễn ra hàng ngày ở mọi lĩnh vực hay đơn giản chỉ để
thỏa mãn các nhu cầu giải trí cá nhân.
Ngày nay, công chúng báo mạng điện tử cũng được tiếp cận thông tin
theo phương thức mới – thông qua các thiết bị di động. Vì vậy, việc phát triển
báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động được xem là một vấn đề cần thiết
ở Việt Nam hiện nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
DÀNH CHO THIẾT BỊ DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM
8


2.1. Giới thiệu về các tờ báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát
2.1.1. VTV News (vtv.vn)
2.1.2. Tuổi trẻ Online (tuoitre.vn)
2.1.3. VietnamPlus (vietnamplus.vn)
2.2. Khảo sát báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động của VTV News,
Tuổi trẻ Online và VietnamPlus

2.2.1. Tần suất cập nhật thông tin
2.2.1.1. Điện thoại di động
2.2.1.2. Máy tính bảng
2.2.2. Nội dung thông tin
2.2.2.1. Điện thoại di động
2.2.2.2. Máy tính bảng
2.2.2.3. So sánh giữa các thiết bị di động
2.2.3. Hình thức
2.2.3.1. Điện thoại di động
2.2.3.2. Máy tính bảng
2. 3. Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công,
hạn chế khi phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động ở Việt
Nam
2.3.1. Thành công và nguyên nhân
2.3.1.1. Thu hút được độc giả
2.3.1.2. Giao diện báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động bắt mắt, dễ sử
dụng
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Nội dung bài viết còn dài, gây mỏi mắt
2.3.2.2. Báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động chưa loại bỏ quảng cáo
2.3.2.3. Ít thiết kế riêng biệt cho từng loại thiết bị di động

9


Tiểu kết chương 2
Có thể thấy, sự ra đời và phát triển của phiên bản báo mạng điện tử
dành cho thiết bị di động đang ngày càng đáp ứng được nhu cầu của số đông
độc giả. Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ như hiện nay, việc sở
hữu một chiếc điện thoại thông minh hay một chiếc máy tính bảng không còn

là điều xa lạ đối với công chúng, đặc biệt với lớp công chúng trẻ của báo
mạng điện tử.
Dù công chúng tiếp nhận thông tin trên báo mạng điện tử thông qua
máy tính có kết nối Internet nhưng không phải lúc nào họ cũng tại máy tính
và càng không thể mang theo máy tính bên mình một cách dễ dàng. Nếu đang
theo dõi dở một tin tức trên báo mạng điện tử nhưng lại có sự cố mất điện (đối
với máy tính để bàn) hay hết pin (đối với máy tính xách tay) thì việc tiếp nhận
thông tin sẽ lập tức bị gián đoạn.
Thực tế khảo sát cho thấy, khi phát triển báo mạng điện tử dành cho các
thiết bị di động đã đáp ứng được nhu cầu và tâm lý tiếp nhận của số đông
công chúng. Họ lựa chọn cách thức tiếp cận này bởi tính đơn giản, gọn nhẹ,
đặc biệt là có thể cập nhật tin tức mọi lúc, mọi nơi mà không mất thời gian
ngồi hàng giờ bên máy vi tính. Trên thực tế hiện nay, ngay cả khi có sẵn các
thiết bị cầm tay hiện đại khác thì điện thoại di động vẫn là lựa chọn thường
xuyên nhất của công chúng để họ cập nhật tin tức từng phút, từng giây.

10


Chương 3
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
DÀNH CHO THIẾT BỊ DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM
3.1. Phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động là xu hướng tất yếu

3.1.1. Xu hướng phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động trên thế
giới
3.1.2. Xu thế tất yếu của việc phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di
động
3.2. Giải pháp thúc đẩy sự phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị
di động ở Việt Nam

3.2.1. Cần có biện pháp giản lược nội dung tác phẩm
3.2.2. Cần lược bỏ hoàn toàn quảng cáo trên trang báo mạng điện tử dành cho
thiết bị di động
3.2.3. Cải tiến thiết bị, đào tạo kỹ năng cho BTV
3.2.4. Một số yêu cầu đối với người làm báo mạng điện tử
3.2.4.1.Những yêu cầu chung
3.2.4.2. Các yêu cầu cụ thể
Tiểu kết chương 3
Sự thay đổi của công nghệ sẽ dẫn đến sự thay đổi thói quen trong tiếp
nhận thông tin của độc giả. Hiện tại, ngoài màn hình máy vi tính, độc giả còn
có thể tiếp nhận thông tin báo mạng điện tử bằng các thiết bị điện tử khác
như: điện thoại di động, thiết bị đọc sách điện tử (ebook reader),…
Dù mang đến những lợi ích tích cực cho sự phát triển của báo mạng
điện tử nhưng trong xu hướng này vẫn có một số vấn đề cần lưu ý như: cần có
biện pháp giản lược nội dung tác phẩm, cần lược bỏ hoàn toàn quảng cáo trên
báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động, các tòa soạn báo mạng điện tử
chưa có đội ngũ biên tập viên riêng cho thiết bị di động và đội ngũ người làm
báo mạng điện tử hiện nay cũng cần có một số yêu cầu cần đạt được. Cụ thể
11


là: có phẩm chất của người làm báo nói chung như: lập trường chính trị vững
vàng, vốn tri thức phong phú, có kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp và lòng
say mê nghề nghiệp; nắm bắt xu thế phát triển của báo mạng điện thoại trên thiết
bị cầm tay; thường xuyên trau dồi kỹ năng viết tin, bài một cách ngắn gọn,
không sử dụng câu văn dài dòng mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin tới
người đọc; có vốn hiểu biết nhất định về các thiết bị cầm tay để góp phần xây
dựng những phiên bản thông minh, nhỏ gọn cho báo mạng điện tử trên các thiết
bị ấy; chú ý học hỏi kinh nghiệm làm báo mạng điện tử trên các thiết bị cầm tay
của các trang báo mạng trên thế giới và sự nhanh nhẹn, năng động, hoạt bát và

đa năng là những điều cần có của một người làm báo mạng và còn đặc biệt cần
thiết hơn đối với một người làm báo mạng trên thiết bị di động.
8. Sản phẩm tạo ra và khả năng áp dụng
Như vậy, tất cả những phân tích trên đã cho thấy hiện nay, ở Việt Nam
việc phát triển báo mạng điện tử trên các thiết bị di động đang là điều tất yếu.
Khi báo mạng phát triển và hệ thống công nghệ kỹ thuật phát triển thì công
chúng báo mạng điện tử cũng sẽ có những yêu cầu khắt khe hơn đối với loại
hình báo chí đặc thù này.
Hiểu rõ được tâm lý tiếp nhận thông tin của công chúng cũng như xu
hướng phát triển của báo mạng điện tử trên các thiết bị cầm tay sẽ giúp cho
việc phát triển hơn nữa của báo mạng điện tử - loại hình báo chí đang chiếm
ưu thế hiện nay. Bên cạnh đó, cũng cần xây dựng những phiên bản nhỏ gọn
nhưng bắt mắt của báo mạng điện tử trên các thiết bị cầm tay để lôi cuốn
được nhiều người đọc và tạo ấn tượng nhất định cho họ. Có như vậy thì sẽ
ngày một nhiều công chúng đón nhận hình thức này bởi nó dễ sử dụng và
thuận tiện cho họ khi có thể cầm trên tay mọi lúc, mọi nơi.
Để có thể vận hành một trang báo mạng điện tử, yếu tố công nghệ - kỹ
thuật luôn được đặt lên hàng đầu. Với đặc thù là một loại hình báo chí phát
hành trên mạng Internet, việc đảm bảo về mặt kỹ thuật để duy trì trang quản

12


trị nội dung của bất kỳ một tờ báo mạng điện tử nào chính là yếu tố sống còn
cho trang báo đó.
Hiện nay, các trang báo mạng điện tử ở Việt Nam trong quá trình phát
triển đang dần dần phát triển thêm loại hình dành cho các thiết bị di động
của trang báo đó. Song, điểm dễ nhận thấy, nội dung các bài báo đều được tự
động cập nhật sau khi được đăng trên phiên bản thông thường dành cho máy
vi tính cá nhân. Nghĩa là, về mặt công nghệ - kỹ thuật, các tòa soạn hầu như

cài đặt chế độ tự động cập nhật tin, bài cho phiên bản báo mạng điện tử dành
cho thiết bị di động.
Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực – các phóng viên, biên tập viên, nhà báo
– của các trang báo mạng điện tử hầu hết mới chỉ được đào tạo và tập trung
sản xuất tin, bài cho phiên bản thông thường trên máy vi tính chứ chưa có một
đội ngũ riêng viết tin, bài riêng dành cho thiết bị di động. Bởi lẽ, khi báo
mạng điện tử phát triển ở Việt Nam, phần lớn đều xuất phát từ báo giấy, số
lượng báo điện tử độc lập là không nhiều. Hơn nữa, khi cập nhật tin, bài cho
báo điện tử, ở thời kỳ đầu, các phóng viên, biên tập viên chủ yếu lấy lại tin,
bài từ báo giấy để cập nhật lên trang báo điện tử. Sau này, khi báo mạng điện
tử phát triển nhiều hơn, trong quá trình cạnh tranh thông tin giữa các trang
báo mạng điện tử với nhau, đội ngũ phóng viên chuyên viết cho báo điện tử
mới được tuyển dụng nhiều hơn và nội dung cũng như tần suất cập nhật tin,
bài cho báo điện tử cũng tăng theo.
Song, ở thời kỳ manh nha phát triển báo mạng điện tử trên các thiết bị
di động ngày nay, trong một sớm một chiều, đội ngũ phóng viên, biên tập viên
chuyên viết cho báo điện tử truyền thống trên máy vi tính chưa thể cùng một
lúc đảm nhiệm luôn công việc viết cho thiết bị di động. Như đã đề cập ở trên,
chủ yếu báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động vẫn là tự động cập nhật
tin, bài từ website thông thường, chứ chưa có chỉnh sửa về nội dung.

13


Cũng bởi lẽ đó, dựa trên kết quả khảo sát 3 tờ báo điện tử VTV News,
Tuổi trẻ Online và VietnamPlus, có thể khẳng định, về mặt nội dung, các tin
tức được đăng tải trên phiên bản dành cho các thiết bị di động giống với phiên
bản dành cho máy tính bàn thông dụng.
Từ quá trình triển khai đề tài, vận dụng các lý thuyết đã phân tích trong
cac chương, tác giả sẽ đưa ra những đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả của việc phát triển báo mạng điện tử trên các thiết bị di động.
9. Vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, khi phát triển báo mạng điện tử dành cho
các thiết bị di động đã đáp ứng được nhu cầu và tâm lý tiếp nhận của số đông
công chúng. Họ lựa chọn cách thức tiếp cận này bởi tính đơn giản, gọn nhẹ,
đặc biệt là có thể cập nhật tin tức mọi lúc, mọi nơi mà không mất thời gian
ngồi hàng giờ bên máy vi tính.
Dù mang đến những lợi ích tích cực cho sự phát triển của báo mạng
điện tử nhưng trong xu hướng này vẫn có một số vấn đề cần lưu ý như: không
ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ cho đội ngũ biên tập viên để các
tin, bài của báo mạng điện tử trên các thiết bị cầm tay ngắn gọn, súc tích và
hấp dẫn cũng là việc làm không thể bỏ qua. Khi ấy người đọc cũng không mất
quá nhiều thời gian để nắm bắt được nội dung thông tin và nắm bắt được
nhiều thông tin cùng một lúc. Bởi hiện nay, khoảng thời gian rảnh để độc giả
tiếp nhận thông tin từ báo chí thông qua máy vi tính là không nhiều nên khi
phát triển được báo mạng điện tử trên các thiết bị cầm tay sẽ là điều vô cùng
thuận lợi và phù hợp với tâm lý tiếp nhận của họ.

14



×