Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện hoài đức, thành phố hà nội ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.58 KB, 82 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VƯƠNG THỊ THU

PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ GẮN VỚI BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số

: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Bùi Quang Tuấn

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực.Những kết luận trong luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Vương Thị Thu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Ý NGHĨA

STT

TỪ VIẾT TẮT

1

BOD

Nhu cầu ôxy hóa sinh học

2

COD

Nhu cầu ôxy hóa học

3

CNH

Công nghiệp hóa

4

HĐH

Hiện đại hóa


5

KTXH

Kinh tế xã hội

6

QCCP

Quy chuẩn cho phép

7

UBND

Ủy ban nhân dân

8

CCN

Cụm công nghiệp

9

NXB

Nhà xuất bản



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

6

1.1.Đặc điểm và vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế xã hội 6
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế làng nghề

18

1.3 . Phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

22

1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi trường trong và
ngoài nước và bài học rút ra cho huyện Hoài Đức

28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ GẮN
VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2011 – 2017

33


2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến vấn đề phát triển kinh tế gắn
với bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

33

2.2. Thực trạng phát triển kinh tế, thực trạng môi trường và bảo vệ môi trường ở các
làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức

41

2.3. Các chính sách liên quan đến vấn đề phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ
môi trường

44

2.4. Đánh giá chung

46

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÀNG NGHỀ GẮN VỚI
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TỪ NAY ĐẾN NĂM 2025

57

3.1. Bối cảnh và phương hướng của huyện Hoài Đức trong phát triển kinh tế làng
nghề gắn với bảo vệ môi trường

57


3.3. Các điều kiện thuận lợi để thực hiện giải pháp phát triển kinh tế làng nghề gắn
với bảo vệ môi trường của huyện Hoài Đức

73

KẾT LUẬN

75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

77


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và tăng cường mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế về mọi mặt của đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội. Nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Tổng sản phẩm quốc nội tăng nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân
ngày càng được đảm bảo. Các báo cáo phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và
Hà Nội nói riêng cho thấy GDP đang không ngừng tăng trưởng và đặc biệt Hà Nội
đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhất là giai đoạn từ năm 2010 đến nay.
Hoài Đức là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội với 53 làng nghề trên
toàn địa bàn huyện cũng không nằm ngoài sự phát triển chung của Thủ đô. Hoài
Đức đang đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
thương mại, dịch vụ theo hướng bền vững. Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn
hóa, xã hội, thu nhập của người dân cũng tăng lên, đời sống vật chất và tinh thần
của người dân được cải thiện đáng kể.

Do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá diễn ra nhanh, kinh tế phát triển
mạnh đặc biệt là kinh tế tại các làng nghề trên địa bàn huyện. Tuy nhiên sự phát
triển ấy về cơ bản vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiết bị thủ công, đơn giản, công
nghệ lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp cộng thêm ý thức người dân ở một số làng
nghề đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khoẻ con người còn
hạn chế... đã tạo sức ép không nhỏ đến chính chất lượng môi trường sống của làng
nghề và cộng đồng xung quanh.
Có thể thấy rằng, ô nhiễm môi trường làng nghề là nguyên nhân chính gây ra
các dịch bệnh cho người dân đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề. Tỷ lệ
người mắc bệnh tại các làng nghề đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần
đây, tập trung vào một số bệnh, như: các bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh
tiêu hóa hay các bệnh về mắt… Ô nhiễm môi trường làng nghề còn gây ảnh hưởng
trực tiếp tới các hoạt động phát triển KTXH của chính làng nghề đó, gây ra những
tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng.

1


Trước tình hình đó, huyện Hoài Đức cần phải có những chủ trương, chính sách
và biện pháp để giải quyết triệt để vấn đề nêu trên, đưa kinh tế làng nghề phát triển
nhanh, bền vững những vẫn đảm bảo được môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Chính
vì vậy cần thiết phải có những công trình nghiên cứu khoa học, có đủ độ tin cậy làm
cơ sở lý luận và nhận thức cho những giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện.
Xuất phát từ lý do đó, vấn đề “Phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi
trường trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội ” được chọn làm đề tài
nghiên cứu của Luận văn này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường nói chung và vấn đề phát
triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi trường nói riêng không phải là vấn đề
mới, tuy nhiên, trong thời gian qua, vì tính chất cấp thiết của nó nên đã có nhiều tác

giả, nhiều đề tài, nhiều công trình khoa học nghiên cứu đề vấn đề này với mức độ,
phạm vi khác nhau.
Trần Minh Yến (2004) có công trình “Làng nghề truyền thống trong quá trình
CNH, HĐH”. Nghiên cứu này đề cập đến một số lý luận cơ bản của Làng nghề
Truyền thống, Tác giả tập trung phân tích thực trạng cũng như xu hướng vận động
của Làng nghề truyền thống ở nông thôn nước ta, trên cơ sở đó đề xuất quan điểm,
giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn nhằm đẩy mạnh quá trình
CNH, HĐH đất nước.
Đặng Thị Kim Chi (2005) và các cộng sự thực hiện đề tài KC 08-09 đã đưa ra
các số liệu về báo động ô nhiễm làng nghề trong cả nước. Các nhà khoa học đã
nhận định: Đề tài này đã mở ra hướng nghiên cứu mới về môi trường ở Việt Nam.
Đó là nghiên cứu, cải thiện môi trường tại các CCN vừa và nhỏ nằm trong vùng
nông thôn với đặc điểm riêng về truyền thống văn hóa, xã hội tồn tại ở quy mô làng,
xã gắn với sản xuất nông nghiệp và hệ tư tưởng của người nông dân. Đây sẽ là cơ
sở cho việc nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp bảo vệ môi trường cho những cơ sở
sản xuất vừa và nhỏ, phù hợp với đặc điểm và điều kiện xã hội của Việt Nam.
Báo cáo khoa học “Phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi trường;
trường hợp huyện Gia Bình- Bắc Ninh” đã đánh giá tổng quát về thực trạng ô nhiễm

2


môi trường tại các làng nghề trên địa bàn huyện Gia Bình- Bắc Ninh từ đó đề ra giải
pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường để phát triển làng nghề bền vững.
Trong số các đề tài liên quan, nội dung chủ yếu đề cập tới vấn đề tăng trưởng
và phát triển kinh tế nói chung gắn với bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước,
chưa có đề tài nào bàn sâu về vấn đề làm thế nào để giải quyết vấn đề phát triển
kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi trường tại các làng nghề ở huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội. Do đó trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học đã công bố, tác giả đi sâu tìm hiểu về vấn đề phát triển kinh tế làng

nghề gắn với bảo vệ môi trường ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội trong giai
đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng phát triển kinh tế làng nghề gắn với
bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Hoài Đức, từ đó đề xuất các giải pháp thúc
đẩy phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi trường ở huyện Hoài Đức,
thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2025.
Mục tiêu cụ thể:
 Hệ thống hoá lý luận và tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề phát triển
kinh tế gắn với bảo vệ môi trường tại các làng nghề.
 Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ
môi trường tại các làng nghề, chỉ ra những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên
nhân của các hạn chế này.


Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế làng

nghề gắn với bảo vệ môi trường tại các làng nghề huyện Hoài Đức, thành phố Hà
Nội từ nay đến năm 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu là vấn đề phát triển kinh tế làng
nghề gắn với bảo vệ môi trường.
Phạm vi nghiên cứu
3


- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo

vệ môi trường từ năm 2010 cho đến nay.
-Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế theo một số
nội dung chủ yếu có liên quan đến môi trường và bảo vệ môi trường ở các làng
nghề huyện Hoài Đức.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Luận văn áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác – Lê Nin;
Phương pháp thu thập thông tin
Sử dụng liệu thứ cấp: Dựa trên những nguồn số liệu có sẵn để phục vụ cho
việc nghiên cứu đề tài, tác giả lấy số liệu từ các nguồn sau:
Thu thập số liệu thứ cấp từ các cổng thông tin điện tử của huyện Hoài Đức,
phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Hoài Đức và các báo cáo của Bộ ngành, cơ
quan, ban ngành liên quan.
Phương pháp phân tích xử lý số liệu
 Phân tích thống kê
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích thống kê để từ đó có thể xem xét tình
hình phát triển kinh tế tại các làng nghề, sự phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi
trường.
 Phân tích so sánh
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích so sánh để so sánh tình hình phát triển
kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi trường giữa các địa phương trong và ngoài
nước.
 Phân tích tổng hợp
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để rút ra các bài học thực tiễn
từ đó đưa ra giải pháp, chính sách hiệu quả.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có một số ý nghĩa như sau:
4



- Hệ thống hóa lý luận về phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi
trường huyện Hoài Đức.
- Mô tả được thực trạng và đề xuất các giải pháp trong việc phát triển làng
nghề gắn với bảo vệ môi trường huyện Hoài Đức.
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần cho việc hoạch định chủ trương,
chính sách phát triển kinh tế gắn với vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề,
góp phần nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Hoài Đức.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế làng
nghề gắn với bảo vệ môi trường.
- Chương 2: Thực trạng vấn đề phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ
môi trường ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2018.
- Chương 3: Giải pháp phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường tại các
làng nghề huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, từ nay đến năm 2025.

5


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
LÀNG NGHỀ GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. Đặc điểm và vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển kinh tế xã hội
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm “làng nghề” và các khái niệm liên quan
Có nhiều khái niệm về “làng”, tuy nhiên nói chung “làng” hay “ngôi làng” là
một khu định cư của một cộng đồng người, nó lớn hơn xóm, ấp nhưng nhỏ hơn một
thị trấn, với dân số khác nhau, có thể có từ một vài trăm đến một vài ngàn người.

Những ngôi làng thường nằm ở nông thôn, song cũng có những có ngôi làng
thành thị.Làng thường là một điểm tụ cư cố định, với những ngôi nhà cố định, tuy
nhiên cũng có những ngôi làng xuất hiện tạm thời rồi nhanh chóng tan rã. Từ thời
xa xưa, trong tổ chức làng xã, những người nông dân có mối quan hệ đoàn kết gắn
bó với nhau. Trong quá trình phát triển, một nhóm người nông dân tách rời khỏi
nghề nông và chuyển sang những nghề mà xã hội ngày nay gọi đó là ngành tiểu thủ
công nghiệp.
“Nghề” xuất hiện trong đời sống xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu làm ăn, sinh
sống của con người. “Nghề" là một lĩnh vực hoạt động mà trong đó, nhờ được đào
tạo, con người có tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm về vật chất
hay tinh thần nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân và xã hội. “Nghề” còn
được định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt là công việc chuyên làm theo sự phân
công của xã hội, ví dụ như: nghề đan lát, nghề may, nghề đan nón,...
Văn hóa tổ chức làng, xã có những ảnh hưởng nhất định đối với các tổ chức
sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Những nhóm người sản xuất cùng một loại hàng hóa
(các dụng cụ sản xuất nông nghiệp, đồ gỗ gia dụng, giấy, chiếu, đồ sứ gia dụng,...)
có xu hướng tập trung, tạo thành những phường hội như phường gốm, phường dệt,
phường đúc đồng,... Đây là cơ sở cho sự phát triển các làng nghề ở phía Bắc Việt
Nam.

6


Như vậy, “làng nghề” có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, xin được trích
dẫn 2 nhận định của giáo sư Trần Quốc Vượng và tác giả Bùi Văn Vượng về khái
niệm trên:
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì “Làng nghề là một làng tuy vẫn còn
trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như
đan lát, gốm sứ, làm tương... song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một
tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ

chức), có ông trùm, ông cả... cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy
trình công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”,
sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những
mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị
với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở
rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài”(kỷ yếu hội thảo quốc tế “bảo
tồn và phát triển làng nghề truyền thống việt nam” tháng 8/1996. trang 38-39)
Theo tác giả Bùi Văn Vượng thì “Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ
công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ
thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông nhưng yêu cầu
chuyên môn hóa cao đã tạo những người thợ chuyên sản xuất hàng nghề truyền
thống ngay tại quê mình...” – Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam (2002).
Vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung sau: “Làng nghề là
một thiết chế KTXH ở nông thôn được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại
trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống
bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa”.
Quá trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển tiểu thủ công nghiệp
ở nông thôn. Lúc đầu sự phát triển đó từ một vài gia đình, rồi đến cả họ và sau đó
lan ra cả làng. Trải qua một thời gian dài của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, có những
nghề bị mai một hoặc mất hẳn, có những nghề mới ra đời. trong đó có những nghề
đạt tới trình độ công nghệ tinh xảo với những kỹ thuật điêu luyện và phân công lao
động khá cao.

7


Theo thời gian, nhiều nghề phụ ban đầu đã thể hiện vai trò to lớn của nó,
mang lại lợi ích thiết thân cho cư dân. Như việc làm ra các đồ dùng bằng mây, tre, ...
phục vụ sinh hoạt hay đồ sắt, đồ đồng phục vụ sản xuất. Nghề phụ từ chỗ chỉ phục
vụ nhu cầu riêng đã trở thành hàng hóa để trao đổi, đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn

cho người dân vốn trước đây chỉ trông chờ vào các vụ lúa. Và cũng chính nhờ
những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có
sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những
nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó
bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó,
như làng gốm, làng làm chiếu, làng làm lụa, làng làm đồ đồng...
Hiện nay, nước ta có có hơn 2.000 làng nghề thủ công và làng nghề truyền thống
với rất nhiều nghề khác nhau đang hoạt động. Do sự đa dạng về chủng loại mặt
hàng được sản xuất ra, nên ở nước ta có nhiều loại làng nghề. Dưới đây là một số
tiêu thức dùng để phân loại làng nghề đã có ở Việt Nam.
Thứ nhất, căn cứ vào theo thời gian làm nghề, người ta chia thành làng mới
làm nghề (là những làng mới làm nghề tiểu thủ công trong vòng 20-30 năm trở đây)
và là làng nghề lâu đời hay làng nghề truyền thống.
Thứ hai, căn cứ vào tính chất cũ mới của nghề, người ta chia thành làng làm
nghề mới (là làng những nghề mới xuất hiện trong thời gian gần đây theo yêu cầu
của xã hội đòi hỏi hay theo kỹ thuật tạo thành như nghề tái chế phế liệu: tái chế chì,
tái chế nhựa...) và làng làm nghề truyền thống (là loại làng làm nghề truyền thống
hay rất gần với nghề truyền thống).
Thứ ba, căn cứ vào số lượng nghề của làng, người ta chia ra làng 1 nghề (cả
làng chỉ làm một nghề thủ công) và làng nhiều nghề (là làng ngoài nghề nông ra còn
làm từ 2 nghề thủ công trở lên hay là loại làng có thêm vừa nghề thủ công, vừa nghề
buôn).
Thứ tư, vào mặt hàng sản xuất, có thể chia thành làng nghề chế biến lương
thực, thực phẩm; làng nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; làng nghề làm
đồ gốm sứ; làng nghề làm nghề kim khí; làng nghề sản xuất các mặt hàng tiêu dùng
thông thường; làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng.

8



Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×