Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập từ thực tiễn tỉnh nghệ an ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.57 KB, 77 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ THANH HƯỜNG

TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP TỪ THỰC TIỄN TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ THANH HƯỜNG

TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP TỪ THỰC TIỄN TỈNH NGHỆ AN

Ngành: Luật hành chính và luật hiến pháp
Mã Số: 8 38 01 02

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. HOÀNG THỊ NGÂN


HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

ĐẶNG THỊ THANH HƯỜNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ ........................ 8
1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập .................................................................... 8
1.2. Khái niệm viên chức ............................................................................ 10
1.3. Khái niệm tuyển dụng viên chức ........................................................ 13
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tuyển dụng viên chức ...................... 28
1.5. Kinh nghiệm tuyển dụng nhân lực tại khu vực ngoài công lập ở Việt
Nam .............................................................................................................. 31
Chương 2. THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TẠI CÁC
ĐƠN VỊ SƯ NGHIỆP CÔNG LẬP TÌNH NGHỆ AN ............................ 37
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An ................ 37
2.2. Các quy định về tuyển dụng viên chức .............................................. 41
2.3. Đánh giá về tuyển dụng viên chức trên địa bàn tỉnh Nghệ An ......... 45
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TẠI TỈNH NGHỆ AN...... 54
3.1. Phương hướng ...................................................................................... 54
3.2. Giải pháp .............................................................................................. 56

KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 72


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, con người được coi như là một tài nguyên,
một nguồn lực quan trọng nhất. Do vậy, việc phát triển con người, phát
triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ
thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố
chắc chắn nhất cho sự phồn vinh thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư
vào con người là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề mà mỗi quốc gia đều phải quan
tâm chăm sóc, bồi dưỡng, phát triển và tìm cách phát huy có hiệu quả trên
con đường phát triển văn minh tiến bộ của mình.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là nguồn lực quan trọng, có vị
trí rường cột trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan hành chính có vai
trò quyết định đến sự phát triển của đất nước, là người trực tiếp tham gia
vào quá trình xây dựng và thực thi luật pháp, quản lý mọi mặt của đời sống
kinh tế - xã hội, tham mưu, hoạch định, tổ chức thực hiện và thanh tra,
kiểm tra việc thực thi các đường lối chính sách. Tuyển chọn nhân lực
chuyên môn có chất lượng là công việc quan trọng mà mọi tổ chức đều
phải chú trọng thực hiện bởi con người là nguồn lực quá giá nhất, quyết
định sự tồn tại của một tổ chức. Từ phạm vi quốc gia đến từng cơ quan,
đơn vị của nhà nước hoặc các tổ chức sản xuất, kinh doanh đều phải xây
dựng chiến lược, kế hoạch thu hút người tài về làm việc.
Các đơn vị sự nghiệp công lập đóng vai trò chủ đạo trong việc cung
cấp những dịch vụ công thiết yếu cho xã hội trên hầu khắp các lĩnh vực
như giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, thông tin, truyền thông… Với đặc
thù của hoạt động cung cấp dịch vụ, các đơn vị này cần thiết phải sử dụng

một lực lượng nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được đào tạo

1


nghiêm túc qua hệ thống trường lớp. Thực tế, các đơn vị này đang nắm giữ
một số lượng nhân lực có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm hơn
so với bất kỳ hệ thống cơ quan, đơn vị nào khác.
Trong những năm qua, nhận thức được vị trí, vai trò của viên chức
trong phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta
đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động của đội ngũ này, cụ thể Luật Viên chức và các văn bản dưới luật đã
đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Việc ban hành Luật Viên
chức năm 2010 tạo cơ sở hành lang pháp lý vững chắc cho sự thay đổi tích
cực trong pháp luật về viên chức và các đơn vị sự nghiệp công lập. Với vấn
đề tuyển dụng viên chức, luật mới chỉ dừng lại ở những quy định cơ bản,
nội dung cụ thể còn đang chờ những văn bản dưới luật, điều này tạo nhiều
khó khăn trong việc áp dụng pháp luật và thực thi pháp luật.
Việc nâng cao trình độ, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm xây dựng và phát triển đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Nghệ An là tỉnh lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Nghệ
An có một thành phố trực thuộc, 3 thị xã và 17 huyện. Nghệ An có vị trí
địa lý thuận lợi trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - chính trị văn hóa - xã hội.
Giai đoạn 2011- 2015, Nghệ An có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
7.89%, năm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng, tăng gấp
2 lần so với năm 2010, thu ngân sách dự kiến đạt hơn 10.000 tỷ đồng gấp
2,5 lần so với đầu nhiệm kỳ, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 7,5 – 8%. Đóng
góp vào thành tích chung ấy có sự góp phần quan trọng của đội ngũ cán bộ

chủ chốt về kinh tế cấp tỉnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu và tiềm năng phát

2


triển của thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế,
nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở Nghệ An còn hạn chế
về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất đạo đức và đặc
biệt những kiến thức về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiệu
quả sử dụng thấp, chưa phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.
Do vậy, để việc nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức thực sự
mang lại hiệu quả, có tác động tích cực trong việc phục vụ người dân và
góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An,
thì việc tuyển dụng viên chức và đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm
hoàn thiện chính sách ấy là một đòi hỏi khách quan, cần có sự đi sâu
nghiên cứu bài bản và nghiêm túc.
Đứng trước tình hình đó, cần có những nghiên cứu thực tế, khách quan
về các vấn đề có liên quan đến viên chức trong đó mảng tuyển dụng làm cơ
sở cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả này. Với lý do trên, tác giả lựa
chọn đề tài “ Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập từ
thực tiễn tỉnh Nghệ An”
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Tuyển chọn người vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp
công lập và các vấn đề xung quanh hoạt đông này là đề tài nghiên cứu của
nhiều luận án, luận văn, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học. Phần lớn
các công trình đều tập trung nghiên cứu công tác tuyển dụng đối với đối
tượng công chức, viên chức nói chung hoặc đi sâu nghiên cứu riêng về hoạt
động tuyển dụng đối với từng đối tượng công chức, viên chức trong các
đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối tượng Công chức là bộ phận nhân sự ra đời đầu tiên trong bộ

máy nhà nước và được nhiều tác giả, giáo sư chuyên gia nghiên cứu về mọi
khía cạnh. Có thể kể đến những công trình nghiên cứu điển hình là:

3


Tác giả Hoàng Quốc Long, phó Vụ trưởng Vụ công vụ Công chức –
viên chức, Bộ Nội vụ (2010) “ Một số nội dung mới trong công tác tuyển
dụng, sử dụng và quản lý công chức” với nội dung giới thiệu một số nội
dung mới trong công tác tuyển dụng và quản lý công chức.
Tác giả Lê Cẩm Hà “Một số nội dung trong tuyển dụng nhân lực của
khu vực nhà nước” Tạp chí Tổ chức Nhà nước số 9, trong đó đề cập đến
nội dung một số khâu trong công tác tuyển dụng nhân lực của khu nhà
nước bao gồm: xác định nhu cầu, xác định tiêu chuẩn, người cần tuyển, thu
hút ứng viên trong quá trình tuyển dụng và lựa chọn.
Tác giả Đào Thị Thanh Thủy (2010), “ Một số kiến nghị về xây dựng
cơ chế tuyển dụng công chức theo mô hình công vụ việc làm ở nước ta”
Với nội dung xây dựng hệ thống bản mô tả công việc phù hợp với từng vị
trí của từng cơ quan, tổ chức; Đổi mới nội dung và cách thức thi tuyển
công chức, đổi mới cơ bản chế độ tiền lương đối với công chức theo từng
vị trí việc làm.
Đối với đối tượng Viên chức, tuy trước đây phần lớn đều được gộp
chung nghiên cứu cùng với đối tượng công chức nhưng từ khi được tách ra
đứng một mình độc lập thì cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm với
những công trình hay bài viết như:
Tác giả Phạm Hồng Thái - Trưởng khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội / Tạp chí Tổ chức Nhà nước Số 1/2009, “ Sự điều chỉnh của pháp luật
về viên chức” với việc phân tích những đặc điển cụ thể trong các văn bản
pháp luật cũng như tình hình thực tế tại các đơn vị sự nghiệp công lập để
đưa ra nhưng kiến nghị điều chỉnh pháp luật trong vấn đề viên chức.

Tác giả Vũ Khoan, Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ,“ Một số suy
nghĩ về việc xây dựng Luật Viên chức”, tác giả chỉ ra những bất hợp lý
trong Luật Viên chức và đề xuất ý kiến sửa đổi.

4


Tác giả Trần Anh Tuấn, “ Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức
trong các đơn vị sự nghiệp công lập”, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 5 đã
tập trung các nội dung về yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý viên chức và đề
xuất quan điểm, phương hướng đổi mới cơ chế quản lý viên chức, trong đó
đề cập nội dung về xác định chức danh nghề nghiệp cùng với vị trí việc
làm để làm cơ sở tuyển dụng viên chức, đẩy mạnh phân cấp trong tuyển
dụng và thực hiện ký hợp đồng làm việc thay cho quyết định tuyển dụng
viện chức[2].
Tác giả Nguyễn Huy Hoàng, “ Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự
nghiệp công lập ở nước ta hiên nay” tác giả đã nếu rõ một số tình trạng
còn tồn tại trong việc tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công
lập, những tác động cơ chế, chính sách tới thực tiễn hoạt động tuyển dụng
và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị về mặt cơ chế, chính sách đề cao
chất lượng, hiệu quả việc tuyển dụng viên chức[8].
Tác giả Nguyễn Văn Tuyên “ Chính sách phát triển viên chức từ thực
tiễn Học viện Hành chính Quốc gia” đã nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống
cả về lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển viên chức từ thực tiễn
Học viện Hành chính quốc gia.
Các bài viết, công trình khoa học đã tập trung nghiên cứu về viên
chức tại nhiều khía cạnh theo sự thay đổi của pháp luật về đội ngũ này. Với
mong muốn nghiên cứu sâu về những vấn đề liên quan tới hoạt động tuyển
dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập từ thực tiễn tỉnh Nghệ An
nhất là trong hoàn cảnh cơ chế, pháp luật đối với đội ngũ viên chức và các

đơn vị sự nghiệp công lập đang có những thay đổi, luận văn này hy vọng
đóng góp nhất định trong hoạt động tuyển dụng viên chức trong các đơn vị
sự nghiệp công lập ở tỉnh Nghệ An.

5


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng tuyển dụng
Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập từ thực tiễn tỉnh Nghệ An
hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
tuyển dụng viên chức tại Nghệ An đáp ứng yêu cầu của thực tế đặt ra nhằm
hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại tỉnh Nghệ An.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự
nghiệp công lập ở tỉnh Nghệ An.
Phạm vi nghiên cứu, luận văn tập trung vào hoạt động tuyển dụng
viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập từ thực tiễn tỉnh Nghệ An, chủ
yếu là các đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước về công tác tuyển dụng viên chức.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc nghiên cứu các quy định
của pháp luật, các đề tài nghiên cứu liên quan tới công tác quản lý nhà
nước về viên chức, cơ chế quản lý, sử dụng viên chức các đơn vị sự nghiệp
trong thực tiễn.
- Phương pháp thống kê, để thống kê về số lượng người làm việc, chất

lượng đội ngũ viên chức.
- Phương pháp phân tích đánh giá để rút ra những giải pháp góp phần
nâng cao công tác tuyển dụng viên chức tại tỉnh Nghệ An.

6


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây về tuyển dụng viên chức,
kết hợp khảo sát thực tiễn tại Nghệ An luận văn đã hệ thống một cách cơ
bản về tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh
Nghệ An. Kết quả nghiên cứu có thể là cơ sở tham khảo cho các nhà quản
lý xây dựng các văn bản quy định về công tác tuyển dụng viên chức trong
các đơn vị sự nghiệp công lập.
Luận văn nghiên cứu về tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự
nghiệp công lập tại Nghệ An, đã đánh giá được thực trạng và đề ra các giải
pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp
công lập tỉnh Nghệ An.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn có 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý
Chương 2: Thực trạng tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp
công lập tỉnh Nghệ An
Chương 3: Phương hướng, các giải pháp nhằm nâng cao công tác
tuyển dụng viên chức tại tỉnh Nghệ An.

7



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
1.1. Đơn vị sự nghiệp công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập là bộ phận cấu thành cơ quan nhà nước và
chịu sự quản lý nhà nước cả về tổ chức cũng như hoạt động. Trước đây,
không có sự phân biệt cơ chế quản lý giữa đơn vị sự nghiệp công lập với
các cơ quan nhà nước, giữa người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công
lập với trong cơ quan nhà nước.
Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập vẫn chưa được ghi nhận
trong văn bản pháp luật cho đến khi Quốc hội thông qua Luật Viên chức
năm 2010. Khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức quy định, đơn vị sự nghiệp
công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư
cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Cũng
theo Luật Viên chức năm 2010, viên chức là công dân Việt Nam được
tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo
chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị.
Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập được nhận diện thông qua các yếu
tố sau đây: (i) Được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo trình tự, thủ tục pháp luật quy
định; (ii) Là bộ phận cấu thành trong tổ chức bộ máy của cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; (iii) Có tư cách pháp
nhân; (iv) Cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước; (v) Viên chức
là lực lượng lao động chủ yếu, bảo đảm cho việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của đơn vị. Trong đó, đặc trưng của đơn vị sự nghiệp để phân
biệt với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và
các cơ quan, tổ chức khác là vị trí pháp lý, tính chất hoạt động và đội ngũ
viên chức. Các đơn vị sự nghiệp được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính


8


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×