Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH hoàng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
----------------------------

HOÀNG THỊ HẢI VÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH HOÀNG LONG

Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp

Sơn La, năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
---------------------------

HOÀNG THỊ HẢI VÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH HOÀNG LONG


GV hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo
Lớp
: K55 Đại học Kế toán
Hệ
: chính quy

Sơn La, năm 2018


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lí do lựa chọn vấn đề ...........................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ........................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài ......................................................................2
5. Kết cấu của khóa luận ...........................................................................................3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP
XÂY LẮP........................................................................................................................4
1.1 Khái quát về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
Doanh nghiệp xây lắp ...............................................................................................4
1.1.1 Đặc điểm của sản xuất xây lắp và ảnh hƣởng đến công tác hạch toán kế toán
trong doanh nghiệp ...................................................................................................4
1.1.1.1 Đặc điểm của sản phẩm xây lắp ..................................................................4
1.1.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động xây lắp ............................................................4
1.1.1.3 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành trong các doanh nghiệp xây
lắp..............................................................................................................................5
1.1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong các doanh nghiệp xây lắp ................................................................................6
1.1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ...7

1.1.2.1 Chi phí sản xuất và đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất ................................7
1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất .............................................................................7
1.1.2.3 Các phƣơng pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất ................................9
1.1.3 Giá thành trong doanh nghiệp xây lắp ...........................................................11
1.1.3.1 Giá thành và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm ........................................11
1.1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm .....................................................................12
1.1.3.3 Các phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp ....................................13
1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ............................14
1.1.5 Sản phẩm dở dang và các phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang ...........15
1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ..........................17
1.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .......................................................17


1.2.1.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng ...................................................................17
1.2.1.2 Phƣơng pháp hạch toán, sổ và báo cáo kế toán ..........................................18
1.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ...............................................................21
1.2.2.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng ...................................................................21
1.2.2.2 Phƣơng pháp hạch toán, sổ và báo cáo kế toán ..........................................22
1.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công ...........................................................24
1.2.3.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng ...................................................................24
1.2.3.2 Phƣơng pháp hạch toán, sổ và báo cáo kế toán ..........................................25
1.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung ......................................................................29
1.2.4.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng ...................................................................29
1.2.4.2 Phƣơng pháp hạch toán, sổ và báo cáo kế toán ..........................................30
1.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá
thành sản phẩm .......................................................................................................35
1.3.1 Các phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang ..............................................35
1.3.2 Chứng từ và tài khoản sử dụng ......................................................................36
1.3.3 Phƣơng pháp hạch toán, sổ và báo cáo kế toán .............................................37
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LONG .........40
2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Hoàng Long ...........................................40
2.1.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hoàng
Long ........................................................................................................................40
2.1.2 Bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Hoàng Long ..........................................42
2.1.3 Đặc điểm công tác kế toán của công ty .........................................................44
2.1.3.1 Đặc điểm chung ..........................................................................................44
2.1.3.2 Đặc điểm bộ máy kế toán ...........................................................................45
2.1.4 Đặc điểm kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty
TNHH Hoàng Long ................................................................................................47
2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Hoàng Long ..................47
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .......................................................50
2.2.1.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng ...................................................................50
2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ...............................................................56
2.2.2.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng ...................................................................56


2.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công ...........................................................65
2.2.3.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng ...................................................................65
2.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá
thành sản phẩm .......................................................................................................87
2.3.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng ......................................................................87
2.3.2 Phƣơng pháp hạch toán, sổ và báo cáo kế toán .............................................87
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG LONG ...................................................................94
3.1 Đánh giá công tác kế toán tập hợp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại
Công ty TNHH Hoàng Long ..................................................................................94
3.1.1 Ƣu điểm .........................................................................................................94
3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ...............................................................................97

3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại
Công ty TNHH Hoàng Long ................................................................................100
3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tập hợp hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm .....................................................................................................100
3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành tại Công ty TNHH Hoàng Long ....................................................102
3.2.3 Một số kiến nghị với Nhà nƣớc và công ty nhằm hoàn thiện công tác kế toán
tại Công ty TNHH Hoàng Long ...........................................................................105
3.2.3.1 Kiến nghị với Nhà nƣớc về chế độ kế toán hiện hành (Thông tƣ 200 ban
hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) .............................................................105
3.2.3.2 Một số kiến nghị với Công ty TNHH Hoàng Long về quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh và công tác kế toán ................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................................................................................107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................108


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPSX

Chi phí sản xuất

CP

Chi phí

DN

Doanh nghiệp

GTGT


Giá trị gia tăng

HMCT

Hạng mục công trình

NVL

Nguyên vật liệu

SX

Sản xuất

SP

Sản phẩm

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK

Tài khoản

TĐC

Tái định cƣ


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

VNĐ

Việt Nam Đồng


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .....................................20
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ trình tự ghi sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo hình thức nhật ký
chung .............................................................................................................................21
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp .................................................23
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ trình tự ghi sổ chi phí nhân công trực tiếp theo hình thức nhật ký
chung, ............................................................................................................................24
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công .............................................27
Sơ đồ 1.6 Sơ đồ trình tự ghi sổ chi phí sử dụng máy thi công theo hình thức nhật ký
chung. ............................................................................................................................28
Sơ đồ 1.7 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung ........................................................34
Sơ đồ 1.8 Sơ đồ trình tự ghi sổ chi phí sản xuất chung theo hình thức nhật ký chung .34
Sơ đồ 1.9 Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm..........38
Sơ đồ 1.10 Sơ đồ trình tự ghi sổ tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
theo hình thức nhật ký chung ........................................................................................38
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Hoàng Long .................43

Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH Hoàng Long ............................46


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Hoàng Long ............................40
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp dự toán chi phí xây dựng của công trình ..............................49
Biểu số 01: Hóa đơn GTGT số 0001593 .......................................................................51
Biểu số 02: Phiếu chi số 002067 ...................................................................................52
Biểu số 03: Sổ Nhật ký chung .......................................................................................53
Biểu số 04: Sổ Cái TK 621 ............................................................................................54
Biểu số 05: Sổ chi tiết TK 621 ......................................................................................55
Biểu số 06 . Bảng chấm công công nhân trực tiếp tháng 9/2016 ..................................57
Biểu số 07. Bảng thanh toán lƣơng công nhân trực tiếp tháng 9/2016 .........................58
Biểu số 08. Sổ nhật ký chung ........................................................................................60
Biểu số 09. Sổ cái TK 622 .............................................................................................62
Biểu số 10: Sổ chi tiết TK 622 ......................................................................................63
Biểu số 11: Hóa đơn GTGT số 0432465 .......................................................................66
Biếu số 12: Bảng chấm công bộ phận lái xe, lái máy tháng 11/2016 ..........................67
Biểu số 13: Bảng thanh toán lƣơng gián tiếp tháng 11/2016 ........................................69
Biểu số 14. Hóa đơn GTGT số 0052695 .......................................................................72
Biểu số 15: Hóa đơn GTGT số 0002810 .......................................................................74
Biểu số 16: Phiếu chi số 002079 ...................................................................................75
Biểu số 17. Sổ nhật ký chung TK 623 ...........................................................................75
Biểu số 18. Sổ cái TK 623 .............................................................................................78
Biểu số 19. Hóa đơn GTGT (tiền điện) số 0079253. ....................................................81
Biểu số 20. Bảng trích khấu hao TSCĐ ........................................................................83
Biểu số 21. Sổ nhật ký chung TK 627 ...........................................................................84
Biểu số 22. Sổ cái TK 627 .............................................................................................86
Biểu số 23. Phiếu kết chuyển chi phí ............................................................................88
Biểu số 24. Sổ nhật ký chung ........................................................................................89

Biểu số 25. Sổ cái TK 154 .............................................................................................91
Biểu số 26. Bảng tính giá thành.....................................................................................93


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn vấn đề
Xây dựng là một ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền
kinh tế quốc dân. Sản phẩm ngành xây dựng không chỉ đơn thuần là những công trình
có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là những
công trình có tính thẩm mỹ cao thể hiện phong cách, lối sống của dân tộc đồng thời có
ý nghĩa quan trọng về văn hóa – xã hội.
Ở nƣớc ta hiện nay ngành xây dựng đã và đang là ngành kinh tế mũi nhọn và là
một trong những mục tiêu mang tính chiến lƣợc, lâu dài của Đảng và Nhà nƣớc. Việc
đầu tƣ xây dựng hạ tầng ngày càng phát triển điều đó có ý nghĩa số vốn đầu tƣ xây
dựng cơ bản cũng tăng. Vấn đê đặt ra là làm sao để quản lý và sử dụng vốn một cách
hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất kinh
doanh xây lắp phải trải qua nhiều giai đoạn thiết kế, lập dự toán, thi công, nghiệm
thu..., thời gian kéo dài. Mặt khác, sản phẩm của ngành xây lắp là những công trình,
hạng mục công trình có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài nên công tác toán tập hợp
chi phí và tính giá thành sản phẩm rất phức tạp.
Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
sản xuất sẽ đem lại tiết kiệm cho xã hội, tăng tích lũy cho nền kinh tế, tăng nguồn thu
ngân sách nhà nƣớc. Vậy vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm
không chỉ là vấn đề của doanh nghiệp mà còn là của xã hội.
Xuất phát từ đó, Công ty TNHH Hoàng Long là một doanh nghiệp đã và đang
phát triển về nhiều mặt, Công ty không ngừng đầu tƣ chiều sâu, lấy chất lƣợng sản
phẩm làm mục tiêu hàng đầu, hạ giá thành và giá bán. Một trong những công cụ quản
lý đã tạo nên thành công ở Công ty TNHH Hoàng Long là công tác kế toán nói chung
và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Nhận thức đƣợc tầm
quan trọng đó của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm em đã

chọn đề tài với tên: “Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Hoàng Long”.
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.

1


Phân tích thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty TNHH Hoàng Long.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hoàng Long.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm cũng nhƣ thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Hoàng Long.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Hoàng Long - Phiêng Ban I, thị
trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Nguồn tài liệu sử dụng là các thông tin và số liệu thực tế phát sinh từ tháng 9 đến
tháng 11 năm 2016 đã thu thập trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Hoàng
Long. Từ đó làm luận cứ để hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Phƣơng pháp chọn mẫu: Trong một năm công ty tiến hành thi công rất nhiều
công trình, hạng mục công trình nên tác giả chọn ngẫu nhiên một công trình “Đƣờng

nội bộ điểm TĐC Tà Lành, Bản Mõm Bò xã Chiềng Sại huyện Bắc Yên” làm nội dung
nghiên cứu. Các số liệu về nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ tháng 9 đến tháng 11 của
công trình tác giả cũng chỉ chọn một số nghiệp vụ để tiến hành phân tích cho mỗi
khoản mục chi phí của công trình.
Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu: Trên cơ sở các Báo cáo tài chính, các sổ sách kế
toán và các tài liệu khác thu thập đƣợc tiến hành xử lý số liệu, và đƣa ra nhận định về
tình hình cụ thể của Công ty TNHH Hoàng Long. Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến
nghị.
Phƣơng pháp phỏng vấn: Phỏng vấn bằng miệng về các vấn đề liên quan tới công
tác kế toán với cán bộ quản lý, kế toán viên, nhân viên Công ty để nắm bắt, hiểu biết
sâu sắc hơn về đơn vị.
2


4.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Phƣơng pháp so sánh: Căn cứ vào những số liệu thu thập đƣợc tiến hành so
sánh giữa kế hoạch và thực tế, giữa dự toán và quyết toán để từ đó đƣa ra những kết
luận về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phƣơng pháp phân tích: Từ những dữ liệu thu thập đƣợc tiến hành phân tích và
tìm ra những điểm mạnh, hạn chế trong công tác hạch toán chi phí xây lắp của doanh
nghiệp.
5. Kết cấu của khóa luận
Nội dung của khóa luận ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, bao gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
xây lắp trong doanh nghiệp.
Chƣơng 2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty TNHH Hoàng Long.
Chƣơng 3. Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hoàng Long.


3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong Doanh nghiệp
1.1.1 Đặc điểm của sản xuất xây lắp và ảnh hƣởng đến công tác hạch toán
kế toán trong doanh nghiệp
1.1.1.1 Đặc điểm của sản phẩm xây lắp
Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức
tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất xây lắp lâu dài. Do vậy việc tổ chức quản
lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công.
Sản phẩm xây lắp hoàn thành không thể nhập kho mà đƣợc tiêu thụ theo giá dự
toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tƣ từ trƣớc, do đó tính chất hàng hóa của sản
phẩm không đƣợc thể hiện rõ. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất và phân bổ
trên nhiều vùng lãnh thổ còn các điều kiện sản xuất (xe, máy, phƣơng tiện, thiết bị thi
công, ngƣời lao động ...) phải di chuyển theo địa điểm của công trình xây lắp. Đặc
điểm này làm cho công tác sản xuất thiếu tính ổn định, đòi hỏi có tính lƣu động cao,
đồng thời gây nhiều khó khăn phức tạp cho công tác quản lý chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm.
Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp lâu dài đòi hỏi chất lƣợng công trình phải
đảm bảo. Đặc điểm này đòi hỏi công tác kế toán phải đƣợc tổ chức tốt để đảm bảo chất
lƣợng sản phẩm đạt nhƣ dự toán, thiết kế ban đầu, tạo điều kiện cho việc bàn giao
công trình, ghi nhận doanh thu và thu hồi vốn.
1.1.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động xây lắp
Hoạt động xây lắp đƣợc diễn ra dƣới điều kiện sản xuất thiếu tính ổn định, luôn
biến đổi theo địa điểm và giai đoạn thi công. Do vậy, doanh nghiệp thƣờng phải thay
đổi, lựa chọn phƣơng án tổ chức thi công thích hợp cả về mặt thi công đến tiến độ.

Chu kỳ sản xuất kéo dài, dễ gặp phải rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian nhƣ hao mòn vô
hình, thiên tai ... Do vậy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần tổ chức
sản xuất hợp lý, đẩy nhanh tiến độ thi công là điều kiện quan trọng để tránh những tổn
thất, rủi ro và ứ đọng vốn trong đầu tƣ kinh doanh.
Quá trình sản xuất diễn ra trong một phạm vi hẹp với số lƣợng công nhân lớn và
vật liệu nhiều. Đòi hỏi tổ chức công tác xây lắp phải có sự phối hợp đồng bộ và chặt
4


chẽ giữa các bộ phận và giai đoạn công việc. Sản xuất xây dựng cơ bản thƣờng diễn ra
ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trƣờng, thiên nhiên. Trong điều
kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hƣởng đến chất lƣợng thi công, có thể sẽ phát sinh
các thiệt hại do ngừng sản xuất hay do phải phá đi, làm lại. Vì vậy doanh nghiệp cần
có kế hoạch điều độ, phù hợp sao cho có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nƣớc ta phổ biến là theo
phƣơng thức khoán gọn các công trình, hạng mục công trình, khối lƣợng hoặc các
công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. Trong giá khoán gọn không chỉ
có tiền lƣơng mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ thi công, chi phí
chung của bộ phận nhận khoán. Việc giao khoán trên sẽ giúp cho việc nâng cao trách
nhiệm trong quản lý xây dựng của các đội xây dựng, xí nghiệp tiết kiệm chi phí và đẩy
nhanh tiến độ thi công.
1.1.1.3 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành trong các doanh nghiệp xây
lắp
Do đặc thù của ngành xây lắp và của sản phẩm xây lắp làm cho việc quản lý đầu
tƣ xây dựng cơ bản là một quá trình khó khăn phức tạp hơn những ngành sản xuất vật
chất khác. Hầu nhƣ các công trình xây dựng đều đƣa ra đấu thầu để lựa chọn những
nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và chi phí thấp nhất nên giá
thành quyết toán đã đƣợc xác định trƣớc, đấy chính là “doanh thu” của đơn vị xây lắp.
Xuất phát từ công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí. Trong điều kiện doanh thu
đã đƣợc xác định trƣớc thì lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ còn phụ thuộc yếu tố chi

phí. Vì vậy “quản lý chi phí” là yêu cầu hàng đầu trong các DN xây lắp cũng nhƣ bất
kỳ một DN nào khác.
Để xác định tổng mức vốn đầu tƣ, giá thành dự toán cho từng công trình, hạng
mục công trình. Để đảm bảo thi công đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo
chất lƣợng công trình với chi phí hợp lý thì các DN xây lắp phải có biện pháp quản lý
chi phí sản xuất và tính giá thành xây lắp chặt chẽ. Mặt khác tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành luôn là một trong các mục tiêu phấn đấu của bất kỳ một DN nào. Để thực hiện
mục tiêu đó DN đã phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp quản
lý bằng công cụ kế toán mà cụ thể là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
giữ vai trò then chốt.

5


1.1.1.4 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản và của sản phẩm xây dựng nên việc quản
lý về đầu tƣ xây dựng rất khó khăn phức tạp, trong đó tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá
thành sản phẩm là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là nhiệm vụ hết sức quan
trọng của doanh nghiệp. Hiện nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng cơ
chế đấu thầu, giao nhận thầu xây dựng. Vì vậy, để trúng thầu, đƣợc nhận thầu thi công
thì doanh nghiệp phải xây dựng đƣợc giá thầu hợp lý, dựa trên cơ sở đã định mức đơn
giá xây dựng cơ bản do Nhà nƣớc ban hành, trên cơ sở giá thị trƣờng và khả năng của
bản thân doanh nghiệp. Mặt khác, phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
Để thực hiện các yêu cầu đòi hỏi trên thì cần phải tăng cƣờng công tác quản lý
kinh tế nói chung, quản lý chi phí giá thành nói riêng, trong đó trọng tâm là công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, đảm bảo phát huy tối đa tác dụng của công
cụ kế toán đối với quản lý sản xuất. Trƣớc yêu cầu đó, nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp là:
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh.

- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tƣ, chi phí nhân công, chi
phí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản
chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mất
mát, hƣ hỏng … trong sản xuất để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoàn thành
của doanh nghiệp.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng công
trình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biện
pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
- Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lƣợng công tác xây
dựng đã hoàn thành. Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lƣợng thi công dở dang theo
nguyên tắc quy định.
- Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình,
hạng mục công trình, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất … trong từng thời kỳ nhất
định, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cung

6


cấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ
cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp.
1.1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây
lắp
1.1.2.1 Chi phí sản xuất và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Khái niệm: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao
động sống, lao động vật hóa cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh
nghiệp phải chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một kỳ kinh doanh.
Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất chính là phạm vi giới hạn chi phí sản xuất xây
lắp để tập hợp các chi phí sản xuất, có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xƣởng, bộ
phận) hoặc có thể là đối tƣợng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng).

Trong các DN xây lắp với tính chất phức tạp của công nghệ và sản phẩm sản xuất
mang tính chất đơn chiếc, có cấu tạo vật chất riêng, mỗi công trình, hạng mục công
trình có dự toán thiết kế thi công riêng nên đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất có thể
là công trình, hạng mục công trình hoặc đơn đặt hàng, bộ phận thi công hay từng giai
đoạn công việc. Tuy nhiên trên thực tế các DN thƣờng hạch toán chi phí theo công
trình, hạng mục công trình.
1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất
*) Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí
Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất, nội dung kinh tế của chi phí sản
xuất để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có cùng
nội dung kinh tế, không xét đến công dụng cụ thể, nội dung phát sinh. Đối với doanh
nghiệp xây lắp, toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ đƣợc chia ra thành các yếu tố:
- Yếu tố chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ, thiết bị xây dựng cơ bản … sử dụng
vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế
liệu thu hồi). Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh
doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Yếu tố chi phí tiền lƣơng và các khoản phụ cấp lƣơng: phản ánh tổng số tiền
lƣơng và phụ cấp mang tính chất lƣơng phải trả cho toàn bộ công nhân viên.
- Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm
thất nghiệp: phản ánh phần bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo
7


hiểm thất nghiệp trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lƣơng và phụ cấp lƣơng
phải trả công nhân viên.
- Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tào sản cố
định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài

dùng vào sản xuất kinh doanh. Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí
khác bằng tiền chƣa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh trong kỳ.
*) Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí
Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp đƣợc chia ra thành 4 khoản mục sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ
dùng trực tiếp vào việc xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình.
Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm chi phí tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng phải trả cho
công nhân trực tiếp xây dựng, lắp đặt các công trình và công nhân phục vụ thi công
các công trình (kể cả công nhân thực hiện viếc vận chuyển, bốc dỡ các vật tƣ trong
phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị thi công, thu dọn hiện trƣờng).
Khoản mục này không bao gồm các khoản trích theo tiền lƣơng của công nhân trực
tiếp xây lắp.
Chi phí sử dụng máy trong thi công: Gồm toàn bộ chi phí liên quan đến sử dụng
máy trong thi công để xây dựng, lắp đặt công trình. Khoản mục này không bao gồm
các khoản mục trích theo tiền lƣơng của công nhân điều khiển và phục vụ máy trong
thi công.
Chi phí sản xuất chung: Gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong tổ đội xây dựng
hoặc xí nghiệp xây dựng nhƣ: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, chi
phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền
phục vụ cho việc quản lý đội, xí nghiệp. Đƣợc hạch toán vào khoản mục này còn bao
gồm: các khoản trích theo tiền lƣơng và tiền ăn ca của công nhân sản xuất và công
nhân điều khiển máy thi công. Chi phí sản xuất chung đƣợc phân bổ đều cho các công
trình, hạng mục công trình. Ngoài ra khi tính toàn bộ chỉ tiêu giá thành (giá thành đầy
đủ) thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm các khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản
lý doanh nghiệp.
8


*) Các cách phân loại chi phí khác

Ngoài hai cách phân loại trên, phục vụ cho công tác quản lý và công tác kế toán,
chi phí sản xuất, kinh doanh còn có thể phân loại theo những tiêu thức khác nhƣ :
Căn cứ vào chức năng của chi phí đối với hoạt động sản xuất kinh doanh : bao
gồm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt
động bất thƣờng.
Căn cứ vào các mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh với khối lƣợng
công việc đã hoành thành, chi phí sẽ đƣợc chia ra thành hai loại: chi phí cố định và chi
phí biến đổi.
Căn cứ vào cách thức kết cấu chi phí thì mọi chi phí sản xuất kinh doanh đƣợc
chia ra thành hai chi phí là chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm.
Mỗi cách phân loại chi phí sản xuất này đƣợc đáp ứng cho mục đích quản lý hạch
toán kiểm tra, kiểm soát chi phí phát sinh ở các góc độ khác nhau. Vì vậy các cách
phân loại chi phí đều tồn tại, bổ sung cho nhau và giữ vai trò nhất định trong quản lý
toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong từng thời kỳ nhất định.
1.1.2.3 Các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất
*) Các phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất:
- Phƣơng pháp trực tiếp: Đƣợc áp dụng đối với những chi phí trực tiếp. Chi phí
trực tiếp là chi phí chỉ liên quan đến một đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất. Khi có chi
phí phát sinh thì thì căn cứ vào các chứng từ gốc ta tập hợp chi phí cho từng đối tƣợng
sản xuất.
Trƣờng hợp DN xác định đối tƣợng tập hợp chi phí là công trình (HMCT) thì
hàng tháng căn cứ vào các chi phí phát sinh có liên quan đến công trình (HMCT) đó.
- Phƣơng pháp hạch toán theo đơn đặt hàng: Toàn bộ các chi phí phát sinh đến
đơn đặt hàng nào thì đƣợc hạch toán tập hợp riêng cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt
hàng hoàn thành thì tổng số chi phí phát sinh từ khi khởi công đén khi hoàn thành
đƣợc hạch toán riêng theo đơn đặt hàng, đó là giá thành thực tế của đơn đặt hàng,
- Phƣơng pháp hạch toán theo từng bộ phận xây lắp: Các bộ phận sản xuất xây
lắp nhƣ công trƣờng của các đội thi công, các tổ sản xuất thƣờng thực hiện theo
phƣơng pháp này. Theo phƣơng pháp này các đội có thể nhận khoán một khối lƣợng
xây lắp nhất định theo hợp đồng khoán gọn. Do đó việc hạch toán chi phí phát sinh

theo từng bộ phận sản xuất phù hợp với khối lƣợng
9


*) Các phƣơng pháp phân bổ chi phí sản xuất trong xây lắp
Một cách tổng quát:
Mức phân

Tổng chi phí cần phân bổ

bổ cho từng đối

=

tƣợng

Tổng tiêu thức dùng để phân

× Tiêu thức
phân bổ cho
từng đối tƣợng

bổ

Kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để phân bổ chi phí sản xuất trực tiếp đến từng
đối tƣợng liên quan. Tuy nhiên trong trƣờng hợp chi phí sản xuất liên quan đến nhiều
đối tƣợng mà kế toán không tách ra đƣợc cho các đối tƣợng thì phải dùng một trong
các phƣơng pháp phân bổ theo một số tiêu thức sau:
- Phân bổ theo định mức tiêu hao:
Phân bổ theo định mức tiêu hao đƣợc áp dụng cho việc tách chi phí nguyên vật

liệu cho từng sản phẩm. DN phải xây dựng đƣợc đinh mức CPSX cho từng sản phẩm,
làm cơ sở cho kế toán phân bổ chi phí.
Kế toán phải tính tỷ lệ giữa hao phí của NVL chính dùng để sản xuất các loại sản
phẩm so với định mức chi phí NVL chính dùng để sản xuất các loại sản phẩm đó. Rồi
lấy tỷ lệ này nhân với định mức NVL chính của từng loại sản phẩm để có đƣợc chi phí
NVL chính thực tế tính cho từng loại sản phẩm.
Công thức:
Mức phân bổ

Tổng giá trị NVL chính thực tế

× Khối lƣợng

xuất sử dụng

từng đối tƣợng

Tổng khối lƣợng các đối tƣợng

đƣợc xác định

đƣợc xác định theo một tiêu thức

theo một tiêu

nhất định

thức nhất định

CP NVL chính

cho từng đối

=

tƣợng

- Phân bổ theo số giờ máy hoạt động:
Phân bổ theo số giờ máy hoạt động đƣợc áp dụng cho việc tách chi phí NVL cho từng
sản phẩm.
Kế toán tính chi phí vật liệu phụ cho 1 giờ máy hoạt động và tính chi phí vật liệu phụ
cho từng loại sản phẩm theo công thức sau:
Chi phí vật liệu
phụ cho từng loại =

× Số giờ máy hoạt
Chi phí 1 giờ máy

sản phẩm

đông cho từng sản
phẩm

10


- Phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu
Cách phân bổ này thƣờng áp dụng cho việc tách chi phí tiền lƣơng của công nhân sản
xuất và đƣợc tính theo công thức:
Mức phân bổ CP
tiền lƣơng của

công nhân SX 1

Tổng tiền lƣơng của công nhân SX
=

× Chi phí NVL
Tổng chi phí NVL

của sản phẩm đó

loại SP
- Phân bổ theo tiền lƣơng công nhân sản xuất trực tiếp:
Mức phân bổ CP
sản xuất chung 1
loại SP

Tổng chi phí sản xuất chung
=

× Tiền lƣơng của

Tổng tiền lƣơng của công nhân SX công nhân SX
SP đó

1.1.3 Giá thành trong doanh nghiệp xây lắp
1.1.3.1 Giá thành và đối tượng tính giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động
sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành khối
lƣợng xây lắp công trình, hạng mục công trình theo quy định.
Sản phẩm xây lắp có thể là khối lƣợng công việc hoặc giai đoạn công việc có

dự toán riêng, có thể là công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành toàn bộ. Khác
với các DN sản xuất khác, giá thành sản phẩm xây lắp mang tính chất cá biệt, mỗi
công trình, hạng mục công trình hay khối lƣợng xây lắp khi đã hoàn thành đều có giá
thành riêng.
Đối tƣợng tính giá thành trong các doanh nghiệp là các loại sản phẩm, công
việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành cần phải tính đƣợc tổng giá thành
và giá thành đơn vị. Xác định đối tƣợng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên
trong toàn bộ công việc của kế toán, kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản
xuất của doanh nghiệp đối với từng loại sản phẩm, lao vụ, tính chất sản xuất, cung cấp
và sử dụng sản phẩm để xác định đối tƣợng tính giá thành thích hợp.
Về mặt tổ chức sản xuất, nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo kiểu đơn
chiếc thì từng loại sản phẩm, từng công việc là đối tƣợng tính giá thành. Trong những
doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì mỗi sản phẩm là đối tƣợng tính giá thành.

11


Còn đối với những doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo khối lƣợng lớn thì mỗi
loại sản phẩm là đối tƣợng tính giá thành.
Công nghệ sản xuất cũng có ảnh hƣởng đến đối tƣợng tính giá thành. Quy trình
công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tƣợng tính giá thành chỉ là sản phẩm đã hoàn
thành ở cuối quy trình công nghệ. Nếu sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp kiểu
song song (lắp ráp) thì đối tƣợng tính giá thành là những sản phẩm đã lắp ráp hoàn
chỉnh và có thể là từng bộ phận, từng chi tiết hoặc cụm chi tiết của sản phẩm.
Ngoài ra đặc điểm tiêu thụ và sử dụng sản phẩm cũng có ảnh hƣởng đến đối
tƣợng tính giá thành. Đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá
thành là hai khái niện khác nhau nhƣng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan
hệ này xuất phát từ mối quan hệ chi phí sản xuất và giá thành. Việc tập hợp chi phí sản
xuất tạo điều kiện cho việc tập hợp số liệu tính giá thành sản phẩm. Việc xác định
phƣơng pháp tính giá thành cũng xuất phát từ quan hệ tính giá thành đối với chi phí

sản xuất nhƣ thế nào.
1.1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm
*) Phân loại theo thời điểm tính giá thành và nguồn số liệu để tính giá thành
Theo cách phân loại này thì chi phí đƣợc chia thành:
Giá thành dự toán: là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lƣợng xây lắp công
trình, hạng mục công trình. Giá thành dự toán đƣợc xác định trên cơ sở các định mức
kinh tế kỹ thuật và đơn giá của nhà nƣớc.
Giá thành dự toán
SP xây lắp

= Giá trị dự toán của công trình -

Lãi định mức

hạng mục công trình

Trong đó:
 Lãi định mức trong XDCB đƣợc Nhà nƣớc quy định trong từng thời kỳ
 Giá trị dự toán xây lắp đƣợc xác định dựa vào định mức đánh giá của các cơ
quan có thẩm quyền và dựa trên mặt bằng gía cả của thị trƣờng
Giá thành kế hoạch: là giá thành đƣợc xác định trên cơ sở những điều kiện cụ thể của
DN về các định mức, đơn giá, các biện pháp thi công
Giá thành kế hoạch = Giá trị dự toán sản phẩm
SP xây lắp

xây lắp

-

12


Mức hạ giá thành

Chênh lệch

dự toán

định mức

+


Giá thành định mức: Giá thành định mức đƣợc xác định trƣớc khi bắt đầu sản phẩm.
Giá thành định mức đƣợc xây dựng trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại
từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thƣờng là đầu tháng).
Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
=> Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định
đƣợc các nguyên nhân vƣợt định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế
hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
*) Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
Theo phạm vi phát sinh chi phí, chỉ tiêu giá thành đƣợc chia thành giá thành sản xuất
và giá thành tiêu thụ.
Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan
đến sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xƣởng sản xuất. Đối với các đơn vị
xây lắp giá thành sản xuất gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung.
Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản
chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ
đƣợc tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý DN + Chi phí bán hàng

của sản phẩm

của sản phẩm

=> Cách phân loại này có tác dụng giúp nhà quản lý biết đƣợc kết quả kinh doanh của
từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà DN kinh doanh
1.1.3.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp
*) Phƣơng pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp)
Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp đối tƣợng tính giá thành phù
hợp với đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
Giá thành sản xuất đƣợc tính theo công thức:
Z = C + Ddk – Dck
Trong đó: Z: Tổng giá thành sản phẩm xây lắp
C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tƣợng
Ddk, Dck: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
Trong trƣờng hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trƣờng hoặc cả công trình
nhƣng riêng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình, kế toán có
13


thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm và hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định cho
từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.
Giá thành thực tế của hạng mục công trình đƣợc tính theo công thức:
Zi = di * H
Trong đó: H: Tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế đƣợc tính nhƣ sau: H = (∑C / di) * 100
∑C: Tổng chi phí thực tế của công trình
∑di: Tổng dự toán của tất cả hạng mục công trình
*) Phƣơng pháp tính giá thành theo hệ số
Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp đối tƣợng hạch toán chi phí
sản xuất là nhóm sản phẩm còn đối tƣợng tính giá thành là một sản phẩm riêng biệt.

Theo phƣơng pháp này giá thành của từng hạng mục công trình đƣợc xác định nhƣ
sau:
Tổng chi phí thực tế phát sinh

Giá thành của
Từng hạng mục

=

Tổng hệ số các hạng mục công

công trình

trình

× Hệ số từng
hạng mục công
trình

*) Phƣơng pháp tổng cộng chi phí:
Áp dụng cho DN xây lắp những công trình lớn, quá trình xây lắp có thể chia
cho nhiều đội xây lắp khác nhau. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là từng đội sản
xuất còn đối tƣợng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng.
Công thức: Z = Ddk + C1 + C2 + … + Cn – Dck
Trong đó: C1,C2, …. Cn: Chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất hay từng hạng mục
công trình
1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau trong một
quá trình. Về mặt bản chất chi phí sản xuất và giá thành là biểu hiện hai mặt của quá
trình sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất biểu hiện mặt hao phí còn giá thành biểu

hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai giai đoạn liên hoàn kế tiếp nhau
của một quá trình. Chi phí sản xuất và giá thành đều bao hàm các chi phí về lao động
sống và lao động vật hóa mà DN bỏ ra để chế tạo sản phẩm. Giá thành sản phẩm đƣợc
tính toán dựa trên cơ sở là chi phí sản xuất đã đƣợc tập hợp và số lƣợng sản phẩm hoàn
thành.
14


Tuy nhiên có những sự khác biệt giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong kỳ mà không tính đến
sản phẩm đã hoàn thành hay chƣa. Còn giá thành sản phẩm lại tổng hợp chi phí sản
xuất có liên quan đến khối lƣợng sản phẩm đã hoàn thành hoặc công trình, hạng mục
công trình đã đƣợc chủ đầu tƣ nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
Chi phí sản xuất chỉ tính cho một tháng, một quý, một năm còn giá thành sản
phẩm liên quan đến chi phí sản xuất của kỳ trƣớc chuyển sang, chi phí sản xuất của kỳ
này và chi phí sản xuất của kỳ này chuyển sang kỳ sau.
Chi phí sản xuất không gắn liền với số lƣợng, chủng loại sản phẩm hoàn thành.
Ngƣợc lại giá thành sản phẩm luôn gắn liền với số lƣợng, chủng loại sản phẩm hoàn
thành.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đƣợc thể hiện qua công thức
sau:
Tổng giá thành sản= CPSX dở dang + CPSX phát sinh - CPSX dở dang – Điềuchỉnh
phẩm hoàn thành

đầu kỳ

trong kỳ

cuối kỳ


giảm giá thành

Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang)
đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì
tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ.
Qua mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm, ta thấy để hạ thấp đƣợc giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải có biện pháp
tiết kiệm chi phí và quản lý sử dụng chi phí hợp lý, nâng cao năng suất lao động, tăng
cƣờng hiệu quả sản xuất sản phẩm.
1.1.5 Sản phẩm dở dang và các phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Sau khi đã tổng hợp chi phí để tính đƣợc giá thành của sản phẩm hoàn thành, kế
toán phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm dở dang là việc

xác định phần chi phí sản xuất tính vào trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Sản
phẩm dở dang trong DN xây lắp là các công trình, HMCT chƣa hoàn thành hoặc chƣa
nghiệm thu, bàn giao chƣa chấp nhận thanh toán. Cuối kỳ kế toán để tính toán giá
thành sản phẩm hoàn thành cần thiết phải xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ.
-

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

15


Phƣơng pháp này áp dụng với trƣờng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, sản lƣợng sản phẩm dở dang giữa các kỳ kế toán
ít biến động.
Nội dung: Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ gồm trị giá thực tế nguyên vật liệu
trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm dở dang, các chi phí chế biến (chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính toàn bộ cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

Công thức tính trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ:
DCK = DĐK + Cn × QD
Qsp + QD
Trong đó :
DCK , DĐK: Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ.
Cn: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
QSP , QD: Sản lƣợng sản phẩm hoàn thành và sản lƣợng sản
phẩm dở dang cuối kỳ.
Công thức này áp dụng trong trƣờng hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ
sản xuất phức tạp kiểu liên tục, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đƣợc bỏ vào ngay từ
đầu của quy trình công nghệ sản xuất.
Trƣờng hợp chi phí vật liệu phụ trực tiếp bỏ dần vào quá trình sản xuất thì trị giá sản
phẩm làm dở chỉ tính theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp bỏ vào từ đầu quá
trình sản xuất
Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp liên tục, gồm nhiều
giai đoạn công nghệ kế tiếp nhau theo một trình tự nhất định, sản phẩm hoàn thành của
giai đoạn trƣớc là đối tƣợng tiếp tục chế tạo của giai đoạn sau, thì trị giá sản phẩm dở
dang ở giai đoạn đầu tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và trị giá sản phẩm dở
dang ở các giai đoạn sau đƣợc tính theo giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trƣớc
chuyển sang.
-

Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng.

Phƣơng pháp này thích hợp với những sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng
tƣơng đối lớn trong tổng chi phí sản xuất và sản lƣợng sản phẩm dở dang biến động
nhiều giữa các kỳ kế toán.

16



Nội dung: Căn cứ sản lƣợng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành để quy đổi sản
lƣợng sản phẩm dở dang thành sản lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng.
Công thức : QTĐ = QD x %HT
Trong đó :
QTĐ : Sản lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng.
%HT : Tỉ lệ chế biến hoàn thành.
-

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Trong các doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng đƣợc hệ thống định mức chi phí sản
xuất hợp lý và ổn định thì có thể đánh giá sản phẩm dở dang theo phƣơng pháp chi phí
sản xuất định mức.
Trƣớc hết, kế toán phải căn cứ vào sản lƣợng sản phẩm dở dang đã kiểm kê và định
mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính chi phí sản xuất theo
định mức cho sản lƣợng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp lại theo
từng loại sản phẩm. Trong phƣơng pháp này các khoản mục chi phí tính cho sản lƣợng
sản phẩm dở dang còn phụ thuộc mức độ chế biến hoàn thành của chúng.
1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
1.2.1.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng
*) Chứng từ sử dụng bao gồm:
- Khi xuất kho vật liệu cho sản xuất thi công: Phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu,
phiếu lĩnh vật tƣ, bảng kê xuất vật tƣ, phiếu xuất kho
- Khi mua vật liệu về sử dụng ngay không qua kho: Hóa đơn bán hàng, Hóa đơn
GTGT, bảng kê mua hàng, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy thanh toán tạm ứng.
*) TK sử dụng:
Kết cấu và nội dung phản ánh
TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Bên Nợ:

Bên Có:

- Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất - Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu
dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh
phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất,
hạch toán.

kinh doanh dở dang" hoặc TK 631 “Giá
thành sản xuất” và chi tiết cho các đối
17


×