Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Khởi nghĩa giành chính quyền ở mộc châu sơn la năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.4 KB, 47 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN
Ở MỘC CHÂU – SƠN LA NĂM 1945

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục

Sơn La, 5/2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN
Ở MỘC CHÂU – SƠN LA NĂM 1945
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Diễm Lệ

Nữ Dân tộc: Thái

Mùa Thị Dạy

Nữ Dân tộc: Mông

Giàng Thị Thanh Mơ


Nữ Dân tộc: Mông

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Nữ Dân tộc: Kinh

Lớp: K56 ĐHSP Lịch sử A

Khoa: Sử - Địa

Ngành học: Đại học sư phạm Lịch sử
Năm Thứ: 03 / Số năm đào tạo: 4
Sinh viên chịu trách nhiệm: Hoàng Thị Diễm Lệ
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Văn Lực

Sơn La, 5/2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu, giới hạn và mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của đề tài ....... 3
4. Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu........................................................ 4
5. Bố cục của đề tài ............................................................................................... 4
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ MỘC CHÂU TRƢỚC NĂM 1945 ................... 5
1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 5
1.1.1. Vị trí vùng đất và tên gọi............................................................................. 5
1.1.2. Về điều kiện tự nhiên .................................................................................. 9
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................. 10

1.2.1. Về đặc trưng kinh tế .................................................................................. 10
1.2.2. Về sự phân hóa giai cấp trong xã hội ........................................................ 11
1.3. Truyền thống văn hóa, lịch sử ...................................................................... 13
1.3.1. Truyền thống văn hóa................................................................................ 13
1.3.2. Truyền thống lịch sử ................................................................................. 13
CHƢƠNG 2: ẢNH HƢỞNG CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG SƠN
LA, HÒA BÌNH ĐỐI VỚI MỘC CHÂU NHỮNG NĂM 1939-1945 ........... 17
2.1. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng Sơn La đối với Mộc Châu .............. 17
2.1.1. Phong trào cách mạng Sơn La những năm 1939-1945 ............................. 17
2.1.1.1. Ở châu Phù Yên...................................................................................... 21
2.1.1.2. Tại khu căn cứ cách mạng Mường Chanh, châu Mai Sơn, Yên Châu ... 22
2.1.1.3. Ở Châu Mường La ................................................................................. 24
2.1.1.4. Ở châu Thuận ......................................................................................... 25
2.1.2. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng Sơn La đến Mộc Châu ................ 27
2.2. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng Hòa Bình đối với Mộc Châu .......... 28
CHƢƠNG 3: ĐẤU TRANH THIẾT LẬP CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
Ở MỘC CHÂU THÁNG 10/1945 THẮNG LỢI ............................................ 33


3.1. Tình hình Mộc Châu sau khi khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng ở Thị
xã Sơn La thắng lợi (26-8-1945) ......................................................................... 33
3.2. Đấu tranh thiết lập chính quyền cách mạng ở Mộc Châu 10 năm 194 ........ 37
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 41
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mộc Châu là cửa ngõ của Sơn La - Tây Bắc, có diện tích rộng lớn trên

2.025km2, với 12 dân tộc anh em sinh sống: Thái, Mông, Mường, Dao, Kinh,
Hoa, Mảng, Khơ Mú, Lào…,trong đó đông nhất là dân tộc Thái, sau đến là dân
tộc Mông, còn lại là các dân tộc anh em khác.
Trong lịch sử cũng như hiện nay, các dân tộc Mộc Châu giàu truyền thống
yêu nước và cách mạng, có những đóng góp to lớn vào công cuộc lao động xây
dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Trong thời kỳ đấu tranh giành chính
quyền cách mạng tháng 8 năm 1945, trong khi hầu hết các địa phương của tỉnh
đều đã giành được chính quyền cách mạng vào tháng 8 năm 1945 thì ở Mộc
Châu mãi đến tháng 10 năm 1945 mới thiết lập được chính quyền - đây chính là
nét đặc thù của Mộc Châu trong công cuộc đấu tranh giành chính quyền ở Sơn
La năm 1945. Vì thế, việc lựa chọn “Khởi nghĩa giành chính quyền ở Mộc Châu
năm 1945” làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Về khoa học:
+ Khôi phục lại một cách hoàn chỉnh, hệ thống, chính xác về quá trình
đấu tranh giành chính quyền ở Mộc Châu năm 1945.
+ Làm rõ được nét đặc thù trong công cuộc đấu tranh giành chính quyền
cách mạng ở Mộc Châu năm 1945 và sự sáng tạo của Đảng ta trong quá trình
tuyên truyền giác ngộ cách mạng ở địa phương miền núi có nhiều dân tộc thiểu
số sinh sống như Mộc Châu - Sơn La.
+ Làm phong phú thêm lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về chiến tranh
cách mạng và phương thức giành chính quyền thiết lập chuyên chính vô sản.
Về thực tiễn:
+ Trên cơ sở khôi phục lại một cách hoàn chỉnh, hệ thống, chính xác về
quá trình đấu tranh giành chính quyền ở Mộc Châu năm 1945, đề tài thiết thực
làm phong phú thêm tài liệu nghiên cứu về Sơn La - Tây Bắc thời kỳ này.
+ Làm tài liệu để biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương trong các
1


trường đại học, cao đẳng và các trường phổ thông ở Sơn La - Tây Bắc.

+ Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết, đấu
tranh kiên cường bất khuất cho con em và nhân dân các dân tộc ở Sơn La-Tây
Bắc, nhất là thế hệ trẻ hiện nay.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Khởi nghĩa giành chính quyền ở
Mộc Châu-Sơn La năm 1945” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đấu tranh thiết lập chính quyền cách mạng tháng 10 năm 1945 ở Mộc
Châu - Sơn La đã được đề cập trong một số công trình, tài liệu đã công bố sau:
+ Cuốn Thị xã bất khuất, Nhà in Sơn la 1991 cũng có đề cập đến quá trình
đấu tranh thiết lập chính quyền cách mạng ở Mộc Châu tháng 10 năm 1945,
nhưng còn rất chung chung, nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử mang tính đặc thù
của địa phương vẫn chưa được làm rõ [13]
+ Cuốn Lịch sử Đảng bộ Sơn La 1940-1954 (Tập 1) của Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia năm 2002, công trình này chủ yếu trình bày kỹ về công cuộc
khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 năm 1945 ở các châu Thuận Châu, Mai
Sơn, Phù Yên, Mường La, Thị xã Sơn La… còn quá trình đấu tranh thiết lập
chính quyền cách mạng ở Mộc Châu tháng 10 năm 1945 cũng có đề cập, nhưng
còn hết sức vắn tắt và chung chung, nhiều sự kiện lịch sử mang tính đặc thù của
địa phương vẫn chưa được làm rõ [4].
+ Cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình (1930-1954) của Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia năm 2000 cũng có nói đến sự hỗ trợ của đội quân cách mạng
của Hòa Bình do Đinh Công Đốc dẫn đầu kéo quân lên Mộc Châu góp phần
tham gia đấu tranh để thiết lập chính quyền cách mạng ở Mộc Châu tháng 10
năm 1945…[14]
+ Cuốn Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Khu
Tây Bắc (1945-1954) của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 2003 đã đề cập
đến quá trình đấu tranh thiết lập chính quyền cách mạng ở Mộc Châu tháng 10
năm 1945, nhưng còn hết sức vắn tắt và chung chung, nhiều sự kiện lịch sử
mang tính đặc thù của địa phương vẫn chưa được làm rõ [12].
2



+ Cuốn Lịch sử Mộc Châu từ nguồn gốc đến năm 2000 (Bản dự thảo đánh
máy) - tài liệu lưu tại Ban Tuyên giáo Huyện ủy Mộc Châu cũng có đề cập đến
quá trình đấu tranh thiết lập chính quyền cách mạng ở Mộc Châu tháng 10 năm
1945, nhưng cũng còn vắn tắt và chung chung, nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử
mang tính đặc thù của địa phương vẫn chưa được làm rõ [11].
Ngoài ra, trong các cuốn lịch sử đảng bộ địa phương của các huyện Thuận
Châu, Phù Yên, Mường La, Mai Sơn, Yên Châu và trong các tài liệu về Tây
Tiến đều có nói đến quá trình đấu tranh thiết lập chính quyền cách mạng ở Mộc
Châu tháng 10 năm 1945, nhưng còn rất vắn tắt và chung chung…Tuy nhiên, tất
cả các công trình và tài liệu trên đã gợi mở, định hướng và là nguồn tài liệu tham
khảo quý để chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài về Khởi nghĩa giành chính
quyền cách mạng ở Mộc Châu - Sơn La năm 1945, làm rõ những vấn đề, nhân
vật lịch sử chưa được trình bày cụ thể.
3. Phạm vi nghiên cứu, giới hạn và mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa của
đề tài
3.1. Phạm vi nghiên cứu, giới hạn đề tài
- Giới hạn về thời gian: Đề tài tập trung làm rõ quá trình đấu tranh giành
chính quyền ở Mộc Châu năm 1945, với tất cả các mặt biểu hiện của nó.
- Giới hạn về hành chính: Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm các địa
phương của huyện Mộc Châu trước 2003 (trước khi thành lập huyện Vân Hồ)
3.2. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa đề tài
+ Khôi phục lại một cách hoàn chỉnh, hệ thống, chính xác về qúa trình
đấu tranh giành chính quyền ở Mộc Châu năm 1945.
+ Làm rõ được nét đặc thù trong công cuộc đấu tranh giành chính quyền
cách mạng ở Mộc Châu năm 1945.
+ Làm phong phú thêm lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về chiến tranh
cách mạng và phương thức giành chính quyền thiết lập chuyên chính vô sản.
+ Làm tài liệu để biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương trong các

trường đại học, cao đẳng và các trường phổ thông ở Sơn La - Tây Bắc.
+ Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết, đấu
3


tranh kiên cường bất khuất cho con em và nhân dân các dân tộc ở Sơn La-Tây
Bắc, nhất là thế hệ trẻ hiện nay.
4. Cơ sở tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Các nguồn tài liệu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở các nguồn tài liệu đã
được công bố ở Trung ương và địa phương; nguồn tài liệu điền dã, kết hợp với
phỏng vấn các cán bộ Tiền khởi nghĩa…
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở nền tảng của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, đề tài được thực hiện bằng phương pháp chuyên
ngành lịch sử và logic, có kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp
thống kê, điền dã thẩm định tài liệu.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, đề tài được bố
cục thành 3 chương:
Chương 1. Khái quát về Mộc Châu trước năm 1945
Chương 2. Ảnh hưởng của phong trào cách mạng Sơn La, Hòa Bình đối
với Mộc Châu những năm 1939-1945
Chương 3. Đấu tranh thiết lập chính quyền cách mạng ở Mộc Châu tháng
10 năm 1945 thắng lợi.

4


Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ MỘC CHÂU TRƢỚC NĂM 1945
1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.1. Vị trí vùng đất và tên gọi
Mộc Châu - Sơn La là một trong 16 châu Thái ở Tây Bắc. Từ thời các
Vua Hùng dựng nước chia nước ta thành 15 bộ, Tây Bắc nằm trong Bộ Tân
Hưng. Trong Dư địa chí Nguyễn Trãi viết “Hưng Hoá xưa thuộc bộ Tân Hưng”.
Dưới triều đại Nhà Lý (1010-1225) Tây Bắc thuộc châu Lâm Tây, châu
Đăng, đến triều đại Nhà Trần (1226-1400) Tây Bắc thuộc đạo Đà Giang. Vào
cuối thời Trần, năm Quang Thái thứ 10 (1397) vùng đất này được đổi thành trấn
Thiên Hưng. Trấn Thiên Hưng thời Trần có hai châu (Phủ) là Gia Hưng và Quy
Hoá.
Đến thời Hậu Lê (XV), theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi Tây Bắc thuộc
phủ Gia Hưng, bao gồm 16 châu Thái: Mường Lò, Mường Tiến (hay còn gọi là
Chiêu Tấn, đến năm 1909 thực dân Pháp đổi là Than Uyên), Mường Tấc (Phù
Yên), Mường Sang (Mộc Châu), Mường Vạt (Yên Châu), Mường Mụa (Mai
Sơn), Mường La, Mường Muổi (Thuận Châu), Mường Thanh (Điện Biên),
Mường Lay, Mường Tùng (Tùng Lăng), Mường Hoàng (Hoàng Nham), Mường
Tiêng (Lễ Tuyền), Mường Chiềng Khem (Châu Khiêm) Mường Chúp (Tuy
Phụ), Mường Mi (Hợp Phì).
Năm 1463, trấn Hưng Hoá được thành lập gồm 3 phủ đó là: Gia Hưng,
Quy Hoá, An Tây.
+ Phủ Gia Hưng có 1 huyện, 5 châu, 42 động. Đó là huyện Thanh Xuyên
(sau đổi là Thanh Sơn) gồm 1 thôn, 2 động và các châu: Châu Việt, Châu Mai.
Địa bàn 5 châu này có 4 châu thuộc vùng đất Sơn La hiện nay là:
Châu Phù Hoa là tên được đặt từ thời Lê đến đầu thời Nguyễn, năm Thiệu
Trị thứ nhất (1841) châu Phù Hoa đổi tên là châu Phù Yên (bao gồm cả Bắc Yên
ngày nay), như vậy tên huyện Phù Yên có từ bấy đến nay.
Châu Mộc có từ đời Trần. Theo Đại Nam nhất thống chí, Châu Mộc có 23
5


động, phía Đông kéo dài đến hết Mai Châu (tỉnh Hoà Bình) phía Tây đến Yên

Châu, phía Nam đến Quan Hoá (tỉnh Thanh Hoá), phía Bắc đến châu Phù Hoa.
Năm Cảnh Thịnh thứ 36 (1775) thấy địa thế quá rộng anh em thổ tù lại không
hoà thuận với nhau, nên triều đình đã chia Châu Mộc thành 3 châu: Châu Mộc,
Mã Nam (ở phía Nam Sông Mã) và Đà Bắc (ở phía Bắc sông Đà). Như vậy,
Châu Mộc vào thời Hậu Lê có địa giới rộng hơn Mộc Châu ngày nay bao gồm
các huyện Mộc Châu, huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình) và một phần của huyện
Quan Hoá, Bá Thước (tỉnh Thanh Hoá). Thời Nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ
17, các động được đổi thành xã, các trấn được đổi thành tỉnh.
Châu Việt có 3 động. Thời Trần được gọi là Mang Việt (hay Mường
Việt). Trần Minh Tông sau khi đánh Ngưu Hống đã đóng quân ở đó và gọi phủ
này là Thái Bình. Đầu thời Hậu Lê, phủ Thái Bình đổi thành Châu Việt. Năm
Minh Mạng thứ 3 (1822) Châu Việt đổi thành Yên Châu, tên Yên Châu có từ
bấy đến nay.
Châu Thuận có 10 động. Theo sách Hưng Hoá phong thổ lục của Hoàng
Bình Chính thì vào đầu đời Lê Cảnh Hưng (1740) thấy địa thế Châu Thuận quá
rộng mới cắt đặt thêm 3 châu là Sơn La (hay Mường La), Mai Sơn, Tuần Giáo.
Như vậy, đất Châu Thuận vào thời Hậu Lê gồm đất huyện Tuần Giáo của tỉnh
Điện Biên và các huyện Mai Sơn, Mường La, Thị xã Sơn La và Thuận Châu của
tỉnh Sơn La hiện nay. Địa danh “Sơn La” lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỉ 18 và
với danh nghĩa là tên một châu được tách ra từ Châu Thuận.
Châu Quỳnh Nhai, thời Hậu Lê thuộc phủ An Tây trấn Hưng Hoá. Thời
Gia Long (1802-1819), 4 huyện và 16 châu thuộc Bắc Thành, trong đó phủ Gia
Hưng có một huyện là Thanh Xuyên (sau đổi là Thanh Sơn) và 10 châu là:
Thuận Châu, Sơn La, Tuần Giáo, Mai Sơn, Châu Việt, Ninh Biên, Mộc Châu,
Đà Bắc, Phù Yên, Mai Châu.
+ Phủ Quy Hoá có các châu: Văn Chấn, Trấn Yên,Văn Bàn, Thuỳ Vĩ, Yên
Lập.
+ Phủ An Tây có 10 châu đó là: Lai, Luân, Quỳnh Nhai, Chiêu Tấn, Tùng
Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Hợp Phì, Tuy Phụ và Khiêm. Đến đời vua lê
6



Cảnh Hưng (1740-1768) có 6 châu là: Tùng Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ
Tuyền, Tuy Phụ và Khiêm bị triều đình phong kiến Mãn Thanh cướp mất, phủ
An Tây chỉ còn có 4 châu là: Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, châu Lai và châu Luân.
Thời Tây Sơn, vua Quang Trung đã làm một biểu gửi vua Thanh đòi lại 6 châu
bị cướp mất nhưng không được chấp nhận.
Đến triều Nguyễn (XIX), Tây Bắc được gọi là vùng “Thập Châu” thuộc
tỉnh Hưng Hoá, cụ thể là các châu sau: Mường Lò, Mường Tiến (hay còn gọi là
Chiêu Tấn, đến năm 1909 thực dân Pháp đổi là Than Uyên), Mường Tấc (Phù
Yên), Mường Sang (Mộc Châu), Mường Vạt (Yên Châu), Mường Mụa (Mai
Sơn), Mường La, Mường Muổi (Thuận Châu), Mường Thanh (Điện Biên),
Mường Lay.
Từ cuối thế kỉ XIX trong quá trình bình định khu vực Tây Bắc, thực dân
Pháp đã thực hiện chính sách chia để trị. Sau khi thôn tính được Tây Bắc thực
dân Pháp từng bước thâu tóm quyền hành và áp đặt chế độ cai trị ở khu vực này.
Ngày 11.4.1900 Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Yên Bái,
bao gồm các châu: Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Bàn, Lục Yên, Than Uyên.
Đến ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ Tiểu
quân khu Vạn Bú chuyển thành tỉnh Vạn Bú (Sơn La). Tỉnh Sơn La từng bước
được thành lập như sau:
Ngày 24/5/1886 Tổng Trú sứ Trung-Bắc Kỳ ra nghị định chuyển châu
Sơn La (thuộc phủ Gia Hưng tỉnh Hưng Hoá) thành một cấp tương dương với
cấp tỉnh, nhưng đặt dưới quyền cai trị trực tiếp của một sĩ quan gọi là Phó công
sứ.
Ngày 9/9/1891 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đưa địa hạt Sơn La
vào địa hạt của Đạo quan binh 4 mới thành lập, thủ phủ của đạo đặt tại Sơn La.
Đến ngày 27/2/1892 Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định lập một
tiểu quân khu (cercle) trực thuộc đạo Quan binh 4. Thủ phủ của tiểu quân khu
này đặt tại Vạn Bú nên thường gọi là Tiểu quân khu Vạn Bú. Địa bàn của Tiểu

quân khu Vạn Bú bao gồm: Phủ Vạn Yên với các châu Mộc, châu Phù Yên; Phủ
Sơn La với các châu Sơn La, châu Yên, Mai Sơn, Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện
7


Biên (tất cả dều được tách ra từ tỉnh Hưng Hoá).
Đến ngày 10/10/1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ Tiểu
quân khu Vạn Bú chuyển thành tỉnh Vạn Bú, đồng thời nhập toàn bộ Tiểu quân
khu phụ Lai Châu vào địa bàn tỉnh Vạn Bú, tỉnh lị tỉnh Vạn Bú đặt tại Vạn Bú
(Tiểu quân khu phụ Lai Châu được thành lập theo nghị định ngày 5/6/1893 của
Toàn quyền Đông Dương gồm châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai, châu
Phong Thổ vốn là đất của tỉnh Hưng Hoá tách ra).
Ngày 7/4/1904, Toàn quyền Đông dương lại ra nghị định chuyển Tỉnh lị
tỉnh Vạn Bú từ Vạn Bú về Sơn La. Do đó ngày 23/8/1904 Toàn quyền Đông
Dương lại ra nghị định đổi gọi tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La. Tỉnh Sơn La lúc
đó gồm có các châu: Châu Thuận, Mai Sơn, Châu Mộc, Mường La, Châu Yên,
Phù Yên, Tuần Giáo, Điện Biên, Châu Lai, Quỳnh Nhai, phủ Luân Châu. Tên
tỉnh Sơn La có từ đó nhưng địa bàn rộng lớn gồm toàn bộ tỉnh Sơn La và phần
lớn tỉnh Lai Châu hiện nay.
Ngày 12/7/1907, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ Đạo Quan
binh thứ 4, chuyển Lào Cai sang chế độ cai trị dân sự để lập thành tỉnh Lào Cai.
Địa bàn của tỉnh Lào Cai bao gồm các châu: Bảo Thắng, Thuỷ Vĩ do Công sứ
Pháp trực tiếp cai trị.
Đến ngày 28/6/1909, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định tách các
châu: Quỳnh Nhai, Điện Biên, Tuần Giáo, Châu Lai và phủ Châu Luân thành
lập tỉnh Lai Châu. Lúc này tỉnh Sơn La chỉ còn 6 châu: Sơn La (hay Mường La),
Thuận Châu, Mai Sơn, Châu Yên, Châu Mộc, Phù Yên (cả Bắc Yên ngày nay).
Huyê ̣n Mô ̣c Châu đươ ̣c đinh
̣ vi ̣ở


20,63 vĩ độ Bắc và 104,30p- 105,7p

kinh đô ̣ Đông. Phía bắc giáp huyện Yên , phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa v à tỉnh
Hủa Phăn (Lào), phía đông giáp tỉnh Hòa Bình , phía tây giáp huyện Yên Châu .
Diê ̣n tích tự nhiên của huyê ̣n là 2.025km2, trong đó phầ n lớn là đấ t lâm nghiê ̣p ,
còn đất nông nghiệp chỉ có 16,7%.
Đến ngày 10 tháng 6 năm 2013, Chính phủ ra Nghị quyết 72/NQ-CP
thành lập huyện Vân Hồ thuộc tỉnh Sơn La trên cơ sở điều chỉnh 97.984 ha diện
tích tự nhiên và 55.797 nhân khẩu của 14 xã: Chiềng Khoa, Chiềng Xuân,
8


Chiềng Yên, Liên Hòa, Lóng Luông, Mường Chen, Mường Tè, Quang Minh,
Song Khủa, Suối Bàng, Tân Xuân, Tô Múa, Vân Hồ, Xuân Nha thuộc huyện
Mộc Châu.
1.1.2. Về điều kiện tự nhiên
Mô ̣c châu là miề n đấ t có điạ hiǹ h caxtơ , có nhiều núi, đồ i cao nhấ p nhpp
như sóng lươ ̣n , nằ m gố i kề nhau cha ̣y theo hướng tây bắ c - đông nam, xen lẫn
với những vùng cao nguyên rô ̣ng lớn là vùng biǹ h nguyên , lòng chảo,những khe
vực suố i, sông làm cho Mô ̣c châu trở nên đa da ̣ng.
Núi đá v ôi ở Mô ̣c Châu có đô ̣ cao trung biǹ h từ 1,100m-1,1300m so với
mă ̣t nước biể n , trong đó có đin̉ h Pha Luông nằ m ở nam huyê ̣n là ngo ̣n núi cao
nhấ t, với đô ̣ cao là 1.800m.
Các đồng bằng giữa núi làm nên yếu tố địa hình mang tính đặc thù của
miề n đấ t Mô ̣c Châu . Riêng cao nguyên Mô ̣c Châu có đô ̣ cao trung biǹ h là
1.050m.
Nhờ các vâ ̣n đô ̣ng điạ chấ t và điạ lý đã ta ̣o nên hai da ̣ng thổ nhưỡng cơ
bản cho Mộc Châu : đó là đấ t feralit đỏ nâu phát triể n trên nề n phong hóa từ đấ
vôi tức là đồ i núi, cao nguyên. Đây là loa ̣i đấ t tố t nhiề u mùn thić h hơ ̣p trồ ng chè,
cafe... và có nhiều đồng cỏ rộng lớn thích hợp phát triển chăn nuôi gia súc lớn .

Và một loại thổ nhưỡng nữa đó chính là : Đất phù sa cổ , phân bố do ̣c các thung
lũng, các bồn địa giữa núi hoặc các vạt

nhỏ ven chân núi . Đất này tầng dày ,

thuâ ̣n lơ ̣i về thủy lơ ̣i để canh tác lúa nước và trồ ng cây thực phẩ m.
Mô ̣c Châu là vùng đấ t phong phú về rừng và sự đa da ̣ng của lâm thổ sản
đã ta ̣o điề u kiê ̣n cho cư dân ở đây phát triể n

đươ ̣c nghề khai thác rừng . Rừng

cung cấ p cho ho ̣ cái ăn, mă ̣c và để phu ̣c vu ̣ cho cuô ̣c số ng.
Khí hậu Mộc Châu chia thành hai mùa rõ rệt : Mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên do nằ m ở vùng
cao nguyên có đô ̣ cao lớn , lại có địa hình cánh cung mở đón hướng gió

, nên

vùng núi của Mộc Châu sớm chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa đông bắc
nước ta. Khí hậu ở đây rất mát mẻ nhiệt độ trung bình từ 18 đến 23đô ̣ c, nhiê ̣t đô ̣
chênh lệch giữa ngày và đế m là 8đô ̣ C; đô ̣ ẩ n trung biǹ h 85% và là nơi có lượng
9


bố c hơi thấ p nhấ t tỉnh, trung bình 572mm/ năm
Mộc Châu là nơi có 186 ngày mưa trên năm . Lươ ̣ng mưa trung biǹ h của năm
nên tới 1.400-1.500 mm và là huyê ̣n có số ngày mưa phùn cao nhát tỉnh

. Đây


còn là vùng chiu ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc nên mùa đông khá
lạnh và thường xuyên bị sương muối , số ngày có sương muố i là trung biǹ h

1

năm sẽ có được năm ngày.
Nhìn chung, điề u kiê ̣n tự nhiên, đất đai, sông ngòi, khí hạu của Mộc Châu
thuận lợi cho con người sinh sống…Từ rất sớm trong lịch sử, nơi đây đã hội tụ
được các cộng đồng cư dân trong vùng và cư dân từ các nơi khác đến làm ăn
sinh sống trên mảnh đất này, tạo nên một cộng đồng cư dân đa dạng phong phú
về sắc tộc, nhưng đoàn kết thống nhất cùng nhau đấu tranh bảo vệ tổ quốc và lao
động xây dựng đất nước.
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
1.2.1. Về đặc trưng kinh tế
Trước cách mạng tháng 8/1945, đặc trưng kinh tế xã hội đặc trưng của
Mô ̣c Châu là kinh tế nông nghiệp, với hai ngành sản xuất chính: trồng trọt và
chăn nuôi; ngoài ra, cuộc sống của cư dân Mộc Châu còn dựa vào săn bắt và
khai thác lâm sản ở trong rừng và đánh bắt cá ở ven các sông suối….
Từ rất sớm trong lịch sử, cư dân Mộc Châu đã biết phát triển kinh tế trên
những địa bàn khác nhau. Ở khu vực núi đá có xen kẽ với núi đất , khí hậu mát
mẻ dẫn đến thế mạnh của vùng cao là sản xuất lương dãy và phát triển chăn
nuôi. Trong các thung lung và các phiêng đất ở ven các con sông suối, cư dân
Mô ̣c Châu đã biế t lơ ̣i du ̣ng đấ t để trồ ng tro ̣t cây lương thực và hoa màu , cây ăn
quả, cây lấ y bông sơ ̣i... để phục vụ cho cuộc sống. Ngoài trồng trọt và chăn nuôi
cư dân Mô ̣c Châu còn dựa vào khai tác lâm sản , săn bắ t , hái lượm trong rừng ,
đánh bắ t cá ở ven sông suố i..., đúng như câu ca của người Thái:
“Cơm nước ở mă ̣t đấ t
Thức ăn ở trong rừng”.
Công thương nghiê ̣p ở Mô ̣c Châu hầ u như không phát triển, sản xuất thủ
công nghiê ̣p và thương nghiê ̣p chưa tách khỏi công nghiê ̣p để trở thành mô ̣t nề n

10


kinh tế đô ̣c lâ ̣p , các nghề dệt thổ cẩm đại lát , mây, tre và nghề mô ̣c trở nên phổ
biế n trong nhân dân . Quy mô sản xuấ t củ a các ngành nghề nhỏ he ̣p trong từng
gia điǹ h, sản phẩm hàng hóa ít . Cho đế n năm 1945 hoạt động giao lưu trao đổi
hàng hóa ở Mộc Châu chưa phải là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa - tiề n tê ̣
mà vẫn theo phương thức trao đổi truyề n thố ng “vâ ̣t đổ i vâ ̣t”.
Thời kỳ này ruô ̣ng đấ t chủ yế u nằ m trong tay bo ̣n phong kiế n và các chức
dịch địa phương, hầ u hế t đề u do bo ̣n thố ng tri ̣thao túng, chúng thay nhau chiếm
đoa ̣t ruô ̣ng đấ t công từ thế hê ̣ này đế n thế hê ̣ khác điề u này làm cho nề n kinh tế
Mô ̣c Châu la ̣c hâ ̣u yế u kém , tự cung tự cấ p , ở vùng cao mang nặng tính du canh
du cư. Cùng với việc duy trì nền kinh tế lạc hậ, chiế đoa ̣t ruô ̣ng đấ t, kìm hãm sản
xuấ t phát triể n thự c dân phát và phong kiế n tay sai điạ phương tăng cường bóc
lô ̣t nhân dân bằ ng các chế đô ̣ thuế khóa nă ̣ng nề và vô lý

, phu phen ta ̣p dich
̣ ,

cố ng na ̣p sản vâ ̣t. Các chức dịch phong kiến địa phương dùy trì hình thức bót lột
“Cuồ ng”, “Nhố c” chế đô ̣ “Côn hươn” . Do vâ ̣y nề n kinh tế Mô ̣c Châu đã la ̣c hâ ̣u
và thấp kém, nay la ̣i càng suy thoái hơn , thêm nữa là mấ t màu đói kém , hạn hán
liên tiế p xảy ra làm đời số ng người dân Mô ̣c Châu đã khổ nay càng khổ thêm

.

[11, tr.31]
Trước 1945, ở Mộc Châu có 12 dân tộc anh em sinh sống: Thái, Mông,
Hoa, Mảng, Kinh, Khơ Mú, Mường, Tày, Dao, Khơ Mú…thuộc nhiều nhóm
tiếng khác; trong đó đông nhất là dân tộc Thái, thứ hai là dân tộc Mông, còn lại

là các dân tộc khác.
1.2.2. Về sự phân hóa giai cấp trong xã hội
Dưới thời Pháp thuộc, trong cơ cấu giai cấp xã hội của Thuận Châu có sự
phân hóa sâu sắc thành hai bộ phận: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Giai cấp thống trị ở Mộc Châu bao gồm tri châu, phìa, tạo, thống lý, thố ng
quán..,. bộ phận này có chỗ dựa là đế quốc, cùng cấu kết chặt chẽ với đế quốc áp
bức bóc lột nhân dân và nắm mọi quyền hành chức sắc trong xã hội. Điển hình
cho bộ máy thống trị bóc lột ở Mộc Châu là sự trị vì của các dòng họ quí tộc Sa,
Hoàng; được quyền cha truyền con nối.
Giai cấp thống trị ở Mộc Châu chiếm khoảng 2/10 dân số nhưng lại chiếm
11


giữ 8/10 đất đai trong xã hội. Riêng dòng họ Sa có uy quyền và thống trị lâu đời
nhất ở Mộc Châu, mãi đến cách mạng tháng 8/1945 mới kết thúc.
Giai cấp bị trị gồm nông dân, cuông, nhốc…, bộ phận này chiếm 8/10 dân
số nhưng chỉ có 2/10 ruộng đất trong xã hội . Đây là đẳng cấp thấp hèn nhất của
xã hội, cuộc sống của họ cùng cực tăm tối cả về vâ ̣t chấ t cũng như tinh thầ n , bị
đế quốc phong kiến bóc lột tàn bạo theo kiểu “cống nạp sản vật và phu phen tạp
dịch không công”. Hàng năm họ phải cống nạp của ngon vật lạ trên rừng , dưới
ruông cho quý tộc phìa , tạo, thống lý và phải có nghiã vu ̣ lao dịch không công
cho quý tộc theo quy định.
Ở Mộc Châu cũng như các địa phương khác của Sơn La, cứ đến tháng tư
hàng năm, nông dân, cuông, nhốc phải thay nhau đến làm ruộng, làm nương cho
các gia đình quý tộc, đến khi thu hoạch cũng phải luân phiên nhau đến làm cho
chủ. Ngoài ra, nhân dân lao động Mộc Châu cò phải gánh chịu mọi chính sách
thuế khóa, phu phen tạp dịch khác, trong đó tàn bạo nhất là thuế thuốc phiện
(nha phiến) được áp đặt cho đồng bào Mông ở vùng cao; còn các loại thuế khác
như thuế thổ trạch, thuế ruộng nương (nà bớt), thuế thân (quý đôi) cũng rất nặng
nề 3,5đ/người/năm. Riêng đối với muối một mặt hàng thiết yếu của cuộc sống,

chúng dùng chính sách độc quyền để giàng buộc các dân tộc Thuận Châu phải lệ
thuộc vào đế quốc, phong kiến; ngoài ra, giai cấ p bi ̣tri ̣còn phải nộp hàng loạt
các thứ thuế vô lí khác.
Trước cách mạng tháng Tám 1945, ở Mộc Châu, đế quốc phong kiến gieo
rắc tư tưởng kỳ thị giữa các dân tộc, giữa người Kinh với người Thái, giữa dân
tộc Thái với các dân tộc Mông, Mường, Dao... Trước đây, sự có mặt của người
Kinh ở Sơn La đã bị thực dân Pháp và tầng lớp quí tộc phong kiến địa phương
gieo rắc tư tưởng kỳ thị, gây chia rẽ dân tộc, coi sự có mặt của người Kinh ở
Sơn La là “một nguy cơ”. Năm 1939 khi làm lễ khánh thành đường 41 (Quốc lộ
6) tại Mộc Châu, công sứ Sanhpunốp với chiêu bài chính trị thâm độc đã đã giao
nhiệm vụ cho bọn tay sai ở Mộc Châu phải tìm mọi cách để “ngăn chặn sự xâm
lược của người Kinh vào Tây Bắc…”. Nghiêm trọng hơn, thực dân Pháp còn
thừa nhận sự thống trị của người Thái đối với các dân tộc khác trong huyện, các
12


dân tộc Mông, Khơ Mảng... cũng phải cống nạp của ngon vật lạ cho quý tộc
Thái.
1.3. Truyền thống văn hóa, lịch sử
1.3.1. Truyền thống văn hóa
Mộc Châu là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa. Những công cụ sản
xuất thuộc thời kì Đá mới, cùng nhiều hiện vật bằng đồng như: trống đồng, thạp
đồng tìm thấy tìm thấy ở Chiềng Đi, Chiềng Khừa, Xuân Nha và Mường Tè...
chứng tỏ Mộc Châu là địa bàn sinh sống lâu đời của người nguyên thuỷ và nằm
trong phạm vi của nền văn hoá kim khí phát triển rực rỡ của đất nước ta.
Với bề dày của truyền thống văn hoá, các dân tộc Mộc Châu, nhất là vùng
Mường Sang đã sáng tạo ra nền văn hoá văn nghệ dân gian đa dạng phong phú
đâm đà bản sắc dân tộc, với những truyện thơ nổi tiếng như: Xống trụ xôn xao
(Tiễn dặn người yêu), sử thi Táy Pú Xấc (Bước đường chinh chiến của cha ông).
Các dân tộc trong vùng đều có tín ngưỡng thờ vật tổ, cùng các lễ tết như: lễ mừng

thọ, mừng nhà mới, cơm mới và nhiều phong tục tập quán khác. “Xoè” là đặc sản
nghệ thuật múa Thái và trở thành biểu tượng của văn hoá Tây Bắc. Hầu hết các
dân tộc Mộc Châu nói riêng, Tây Bắc nói chung đều có sở thích âm nhạc chung
đó là hệ nhạc cụ hơi có lưỡi gà bằng tre, bằng đồng, bằng bạc. Nét chung của văn
hoá các dân tộc ở Mộc Châu đó là nếp sống hoà thuận, tôn trọng người già, yêu
thương con trẻ và giúp đỡ nhau vô tư. Đặc biệt với việc sáng tạo ra Chữ Thái cổ
của đồng bào Thái là một kiệt tác đóng góp vào nền văn hoá, văn minh Đại Việt...
1.3.2. Truyền thống lịch sử
Là một vùng biên cương có vị trí chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc, Mộc Châu nói riêng, Sơn La nói chung thường xuyên phải đương đầu với
các thế lực xâm lược từ ngoài vào.
Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, gắn bó
chặt chẽ giữa ngược và xuôi, đấu tranh kiên cường với quân thù, đã được hun
đúc từ lâu. Truyền thống đó đã được sử sách ghi lại đó là: Vào thế kỉ thứ XIII,
trong chiến thắng vang dội của cả nước đánh tan quân xâm lược Mông Nguyên,
nhân dân Tây Bắc đã góp phần công sức của mình. Điều đó đã được “Đại Việt
13


sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên ghi lại: “...Quân Nguyên về đến trại Quy Hoá
(Tây Bắc thời đó nằm trong lộ Đà Giang và lộ Quy Hoá) trại chủ là Hà Bổng
chiêu tập dân người Man tập kích, giặc lại thua to...”.
Đầu thế kỉ XV, nhân dân Tây Bắc, tiêu biểu là nhân dân Mộc Châu dưới
sự chỉ huy của thủ lĩnh Sa Khả Sâm đã đứng dậy chống quân Minh. Đội quân
của Sa Khả Sâm đã gia nhập nghĩa quân Lê Lợi, Nguyễn Trãi góp phần đánh
đuổi giặc ngoại xâm, đem lại độc lập cho đất nước. Sa Khả Sâm được vua Lê
Thái Tổ (Lê Lợi) rất tin yêu phong tước đứng đầu lộ Đà Giang và được đổi
sang họ Lê của nhà vua. Trong sự nghiệp chống quân Minh, đội quân “áo Đỏ”
của nhân dân Tây Bắc đã đi vào lịch sử, tiêu biểu cho mối tình đoàn kết ngược
- xuôi để chiến thắng quân thù.

Đến cuối thế kỉ XIX, do chính sách thống trị bóc lột tàn bạo của triều đình
phong kiến Mãn Thanh, đời sống nhân dân Trung Quốc trở nên cùng cực, nhiều
cuộc khởi nghĩa của nông dân đã bùng nổ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Thái
Bình Thiên Quốc.
Sau khi bị triều đình phong kiến Mãn Thanh đàn áp (17/9/1864), nhiều
toán nghĩa quân đã dạt vào vùng Tây Bắc. Có bộ phận đã cùng với triều đình
phong kiến Nguyễn và nhân dân ta dẹp loạn và chống thực dân Pháp tiêu biểu là
quân “Cờ Đen” của Lưu Vĩnh Phúc. Nhưng cũng có bộ phận khi chạy vào Việt
Nam đã thoái hóa biến chất trở thành những toán giặc giã nhân dân ta quen gọi
là giặc “Cờ Vàng”, chuyên đi tàn sát, cướp bóc nhân dân, tiêu biểu là các toán
quân do Hoàng Sùng Anh, Ngô Côn, Diệp Tài... cầm đầu.
Vì thế, tình hình Tây Bắc, trong đó có Mộc Châu trở nên hết sức phức tạp,
các dân tộc Tây Bắc đang phải gấp rút chuẩn bị mọi mặt cho công cuộc kháng
chiến chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp thì lại phải đối mặt với giặc “Cờ
Vàng”. Lúc này nhiều địa phương của Mộc Châu như: Mường Sại, Chiềng Đi,
Chiềng Khừa, Xuân Nha, Mường Sang... thường xuyên bị giặc “Cờ Vàng” tiếng Thái gọi là “xấc mé cơ lường” (bộ phận thoái hoá của Thái Bình Thiên
Quốc) tràn vào cướp phá.
Tình hình đó đã buộc nhân dân các dân tộc Mộc Châu cùng với các dân
14


tộc Tây Bắc phải đứng lên chống giặc “Cờ Vàng” bảo vệ bản mường. Phong
trào đấu tranh chống giặc “Cờ Vàng” ở Mộc Châu diễn ra hết sức quyết liệt dưới
mọi hình thức, lúc đầu họ tìm mọi cách lẩn tránh, không chịu hợp tác với giặc:
“Xóm làng xơ xác, nhân dân đói khổ, nhiều nơi nhân dân đã phải bỏ cả làng,
bản rủ nhau chạy vào rừng sâu để ở”.
Cuộc sống của các dân tộc cơ cực như con thú trong rừng:
“... dân sống cuộc đời như nai như hoẵng, nay đây mai đó.
Dân như loài quốc, như cáo, như chồn chui rúc rừng sâu”.
Trong bối cảnh đó, để dồn sức chống giặc “Cờ Vàng”, nhân dân các địa

phương của Mộc Châu đã phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất
của mình, đoàn kết một lòng thành lập các Đội nghĩa binh (hay còn gọi là các
Đội quân chinh chiến áo đỏ), dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh châu, mường
người địa phương tiêu biểu như: Sa ngọc Kha, Sa Ngọc Đàm (Mường Sang), Lò
Xuân Oánh, Hà Biên (Chiềng Khừa)... phối hợp với quân của tỉnh Hưng Hoá
cùng chiến đấu chống giặc “Cờ Vàng”. Kết quả, sau hơn 7 năm chiến đấu gian
khổ, đến năm 1880 cả Mộc Châu và vùng Tây Bắc đã đuổi được giặc “Cờ
Vàng”, giữ yên được bản mường và lại gấp rút bước ngay vào cuộc kháng chiến
chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp.
Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam ở Đà Nẵng. Ngày
20/11/1873 thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất; ngày 25/4/1882 thực
dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai. Trong không khí sục sôi của cả nước chống
thực dân Pháp xâm lược, các dân tộc Tây Bắc tiêu biểu là đội quân của Mộc
Châu và đội quân của Mường La, Mai Sơn, Thuận Châu, Tuần Giáo vẫn anh
dũng, kiên cường đứng trong hàng ngũ của Đạo quân “Thập Châu” (Đạo quân
của tỉnh Hưng Hoá do Nguyễn Quang Bích và Lưu Vĩnh Phúc thành lập) kéo về
vây giặc ở Hà Nội cùng với quân của Hoàng Tá Viêm và quân “Cờ Đen” của
Lưu Vĩnh Phúc.
Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra phức tạp và hết sức ác liệt, quân Pháp tuy
chiếm được thành Hà Nội nhưng không sao mở được địa bàn chiếm đóng ra các
tỉnh lân cận vì bị quân ta vây hãm. Sau hơn một tháng địch bị quân ta vây nhốt ở
15


trong thành Hà Nội trở nên hoang mang dao động, trong tình thế khó khăn đó
ngày 21/12/1873 tướng giặc Phơrăngxi Gácniê (Francis Garnier) - Tổng chỉ huy
quân đội Pháp ở Bắc Kỳ mang quân ra phía Sơn Tây để phá vòng vây. Nhưng
vừa ra đến Cầu Giấy chúng đã rơi vào ổ phục kích của đội quân “Thập Châu” và
quân “Cờ Đen”, các nghĩa binh của ta chiến đấu rất dũng cảm giết chết tại trận
tên tướng giặc Phơrăngxi Gácniê (Francis Garnier).

Trong đợt đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ hai (1882), thực dân Pháp lại phải
đương đầu với các đội quân Tây Bắc (trong đó có Mộc Châu) phối hợp với quân
“Cờ Đen” của Lưu Vĩnh Phúc cùng vây giặc ở Hà Nội. Lần này với lực lượng
đông đảo trên 800 nghĩa binh và hơn 6000 người tải lương, nghĩa quân đảm
nhiệm hướng quan trọng ở Cầu Giấy. Để tiêu hao sinh lực địch, nghĩa quân dùng
lối bắn tỉa và ban đêm dùng thang tre vượt thành vào quấy nhiễu chúng. Trong
tình thế khó khăn lúng túng vì bị vây hãm trong gần một tháng, mờ sáng ngày
19/5/1883 Hăngri Rivie (Henri Rivière) liều chết dẫn 550 lính cùng 3 cỗ đại bác
yểm trợ kéo ra Cầu Giấy để phá vòng vây nhưng đã bị quân phục kích của ta
chặn đánh quyết liệt. Sau hơn hai giờ chiến đấu quân ta đã tiêu diệt nhiều sinh
lực địch, giết chết tên tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Kỳ, Hăngri Rivie
(Henri Rivière).
Năm 1885, phong trào Cần Vương bùng nổ, các thủ lĩnh dân tộc Thái ở
Mộc Châu, tiêu biểu là Sa Văn Nọi (Mường Sang), Hà Văn Pấng (Quang
Minh)… dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Quang Bích kiên quyết chống
Pháp gây cho chúng nhiều thiệt hại…
Trong thời kỳ (1897 - 1930), các dân tộc Mộc Châu cùng các dân tộc Tây
Bắc lại anh dũng đấu tranh chống chính quyền đô hộ của thực dân Pháp…
Có thể nói, Mộc Châu là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa, các dân
tộc Mộc Châu có đóng góp to lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và
xây dựng đất nước. Nhân dân các dân tộc Mộc Châu không những đã có những
cố gắng lớn lao trong việc xây dựng và bảo vệ bản mường - nơi địa đầu của Tổ
quốc, mà còn sẵn sàng chi viện cho miền xuôi khi cần thiết. Ngược lại, mỗi khi
Sơn La - Tây Bắc gặp khó khăn lại nhận được sự giúp đỡ của cả nước.
16


CHƢƠNG 2
ẢNH HƢỞNG CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG SƠN LA, HÒA BÌNH
ĐỐI VỚI MỘC CHÂU NHỮNG NĂM 1939-1945

2.1. Ảnh hƣởng của phong trào cách mạng Sơn La đối với Mộc Châu
2.1.1. Phong trào cách mạng Sơn La những năm 1939-1945
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tháng 12/1939 thực dân Pháp tiếp
tục đày đoàn tù chính trị thứ 7 lên Sơn La, nâng tổng số tù chính trị ở nhà Ngục
Sơn La1 lên trên 500 người [2, tr.47], trong đó có một số đồng chí là cán bộ ưu
tú và quần chúng kiên trung của Đảng đã trải qua các nhà tù đế quốc, trải qua
các cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù, có kinh nghiệm tổ chức lãnh đạo cuộc đấu
tranh trong tù. Các đồng chí thấy rõ sự cần thiết phải gấp rút thành lập Chi bộ
cộng sản để lãnh đạo và tổ chức cuộc đấu tranh trong nhà tù mới có thể giành
thắng lợi.
Trên tinh thần đó, tháng 12/1939 các đảng viên trong nhà tù đã họp và bí
mật thành lập Chi bộ cộng sản lâm thời gồm 10 đồng chí. Đồng chí Nguyễn
Lương Bằng được cử làm Bí thư Chi bộ [2, tr. 47]. Tháng 2/1940, Chi bộ cộng
sản lâm thời Ngục Sơn La được chuyển thành chi bộ chính thức, đồng chí Trần
Huy Liệu được cử làm Bí thư Chi bộ, đồng chí Tô Hiệu làm Chi uỷ viên.
Đến tháng 5/1940, chi uỷ bí mật triệu tập Đại hội Chi bộ để thảo luận,
quyết định các chủ trương công tác. Đồng chí Tô Hiệu được bầu làm Bí thư Chi
bộ. Đại hội đã đề ra 5 nhiệm vụ công tác lớn, đó là:
1. Chi bộ lãnh đạo toàn diện hoạt động của nhà tù.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và rèn luyện đạo đức cách
mạng cho đảng viên và quần chúng.
3. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, huấn luyện đảng viên về lí luận Mác – Lê
nin và phương pháp đấu tranh cách mạng trong nhà tù.
4. Xây dựng và phát triển các tổ chức quần chúng bên trong và bên ngoài
nhà ngục.
1

Ngục Sơn La được thực dân Pháp từ năm 1908, lúc đầu để giam tù thường phạm. Từ năm 1930, chúng biến nơi
đây thành nơi giam cầm các chiến sĩ Cộng sản, từ đó Nhà tù được đổi tên gọi là Ngục Sơn La.


17


5. Tìm cách bắt liên lạc với xứ uỷ và Trung ương Đảng để xin ý kiến chỉ
đạo của cấp trên đối với chi bộ nhà tù.
Ngay từ khi ra đời, Chi bộ nhà Ngục Sơn La đã đẩy mạnh công tác tuyên
truyền giác ngộ cách mạng đối với quần chúng, gây dựng các cơ sở cách mạng
trong đồng bào các dân tộc. Trên cơ sở nghị quyết của Chi bộ, dựa vào đường
lối chuyển hướng chiến lược cách mạng trong thời kì mới của Trung ương và
tình hình thực tế ở địa phương, Chi ủy, Chi bộ nhà tù Sơn La chủ trương:
+ Tăng cường tuyền truyền vận động, xây dựng cơ sở cách mạng ở bên
ngoài nhà tù, tiến tới vũ trang khởi nghĩa ở Sơn La khi có đủ điều kiện.
+ Tích cực đào tạo cán bộ, tổ chức vượt ngục, đưa cán bộ ra ngoài hoạt
động.
Để đạt được mục đích trên, Chi bộ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục làm cho mọi người hiểu rõ tình hình và nhiệm vụ mới. Chi ủy tổ chức
viết lại tinh thần nghị quyết Trung ương 8 để làm tài liệu học tập trong Chi bộ và
phổ biến rộng rãi cho quần chúng; ra báo "Suối reo" góp phần tuyên truyền vận
động cách mạng khiến mọi người rất phấn khởi, tin tưởng. Đặc biệt, để công tác
tuyên truyền cách mạng mang lại hiệu quả cao, Chi ủy còn lập ra các ban: tù
vận, binh vận, dân vận...
Sự thành lập Chi bộ cộng sản nhà Ngục Sơn La cùng với 5 nhiệm vụ công
tác lớn mà Chi bộ đã đề ra là nhân tố có tính chất quyết định thắng lợi của phong
trào cách mạng Sơn La-Tây Bắc nói chung, các cuộc vượt ngục của các chiến sĩ
Cộng sản những năm 1943-1945 nói riêng.
Do có chủ trương đúng đắn, phù hợp nên chỉ trong một thời gian ngắn
Chi bộ công sản nhà Ngục Sơn La đã giác ngộ được nhiều quần chúng và thanh
niên tích cực ở Thị xã và Mường La làm hạt nhân để gây dựng phong trào cách
mạng. Kết quả đến năm 1943, Chi bộ nhà ngục Sơn La bí mật thành lập được
hai tổ chức cách mạng đầu tiên ở Sơn La- đó là hai tổ thanh niên cứu quốc (tiếng

Thái gọi là “Mú món chất mương”) ở phường Chiềng Lề (thị xã Sơn La) và ở
châu Mường La:
+ Tổ thanh niên cứu quốc ở phường Chiềng Lề (thị xã Sơn La) gồm có
18


các đồng chí: Chu Văn Thịnh, Tòng Lanh, Nguyễn Phúc, Quàng Đôn do đồng
chí Chu Văn Thịnh phụ trách.
+ Tổ thanh niên cứu quốc ở châu Mường La gồm có: Cầm Văn Thinh,
Lò Văn Giá, Lò Văn Phui, Lô Xuân, do đồng chí Cầm Văn Thinh phụ trách.
Hai tổ Thanh niên Thái cứu quốc trên là cơ sở cách mạng đầu tiên của
Sơn La được các chiến sĩ cộng sản trong nhà ngục Sơn La tuyên truyền, giác
ngộ và thành lập. Hoạt động dựa trên cơ sở bản Điều lệ Đoàn thanh niên cứu
quốc Việt Nam, một tổ chức của Mặt trận Việt Minh, với nhiệm vụ tuyên truyền,
vận động, xây dựng và phát triển tổ chức cách mạng ở địa phương, đặc biệt
trong thanh niên Thái.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ nhà Ngục Sơn La, hai Tổ thanh
niên Thái cứu quốc ở Chiềng Lề (thị xã Sơn La) và châu Mường La tích cực
hoạt động, tăng cường công tác tuyên truyền, giác ngộ cách mạng đối với quần
chúng. Kết quả chỉ trong một thời gian ngắn từ 1943-1944: “…có thêm hàng
trăm quần chúng và thanh niên tích cực tiếp tục được giác ngộ theo cách mạng
và đã trở thành hạt nhân của phong trào…”
Từ giữa năm 1943, ở châu Mường La, được sự tuyên truyền giác ngộ của
Tổ thanh niên Thái cứu quốc, nhân dân ở một số bản của xã Chiềng Xôm
(Mường La) đã đứng lên đấu tranh. Mục tiêu của cuộc đấu tranh là đòi giảm
thuế, giảm ruộng chức, đòi giảm đóng góp thóc, gạo cho thực dân Pháp…
Ruộng đất ở Chiềng Xôm cũng như các địa phương khác trong tỉnh bị bọn phìa,
tạo và chức dịch chiếm hết ruộng tốt. Ruộng của dân vừa ít, vừa xấu trong khi
các khoản đóng góp ngày càng tăng, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Bằng
các hình ảnh cụ thể, sinh động, được diễn tả bằng ngôn ngữ dân tộc, tổ đã tuyên

truyền cho nhân dân hiểu được nguồn gốc của nghèo đói chính là sự bóc lột của
thực dân Pháp và phong kiến tay sai, phìa, tạo, với chính sách thuế má bất công,
phu phen tạp dịch. Nhiều cuộc họp của nhân dân đã diễn ra ở bản Tông, bản
Hụm, bản Phiêng Ngùa... Dưới sự hướng dẫn của Tổ thanh niên cứu quốc
Mường La, nhân dân phát đơn tố cáo sự hà lạm, tham nhũng của phìa, tạo và các
chức dịch ở địa phương, đòi chúng phải giảm thuế, bớt ruộng chức, chia lại
19


ruộng đất cho dân, giảm các loại phụ thu lạm bổ khác…
Phong trào đang phát triển mạnh mẽ, khí thế của quần chúng lên cao
nhưng do thiếu kinh nghiệm trong tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh, việc
liên hệ với chi bộ nhà ngục lại không liên tục và gặp nhiều khó khăn, nên Cầm
Văn Thinh bị địch theo dõi và bị bắt trong một buổi diễn thuyết ở bản Tông.
Ngay sau đó, thực dân Pháp tiến hành đàn áp cuộc đấu tranh, nhiều quần chúng
bị tra hỏi, lục soát, một số tổ viên tham gia bị chúng theo dõi ráo riết như Lò
Văn Giá, Hoàng Khun, Lô Xuân… Song do tinh thần đấu tranh của nhân dân và
sự khôn khéo của Cầm Văn Thinh, chúng buộc phải thả anh và một số quần
chúng trước đó.
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp. Qua các tin tức ở bên ngoài các
chiến sĩ cách mạng biết được sự kiện Nhật đảo chính Pháp và tìm cách đấu tranh
giải thoát. Ngày 17/3/1945, gần 200 chiên sĩ cách mạng đã khôn khéo đấu tranh
tự giải thoát khỏi nhà Ngục Sơn La, trở về với cách mạng. Sau khi thoát khỏi
Ngục Sơn La, các chiến sĩ cách mạng về báo cáo với Xứ ủy Bắc Kỳ, tháng
4/1945 đồng chí Lê Trung Toản được điều quay trở lại Sơn La để cùng các đồng
chí cốt cán ở địa phương chỉ đạo phong trào [10, tr.101].
Xuất phát từ tình hình thực tế của Sơn La - địa phương miền núi, có nhiều
dân tộc thiểu số sinh sống, uy quyền của tầng lớp trên trước nhân dân rất lớn,
trong khi đó lực lượng cách mạng lại mỏng; đồng chí Lê Trung Toản cùng các
đồng chí lãnh đạo địa phương nhận thấy: khởi nghĩa giành chính quyền muốn

giành được thắng lợi nhanh chóng, triệt để, cốt yếu phải tiến hành song song
giữa củng cố, phát triển lực lượng ở các cơ sở với quy phục được tầng lớp trên.
Trên tinh thần đó, Xứ ủy Bắc kỳ cùng các đồng chí lãnh đạo địa phương
yêu cầu các cơ sở phải gấp rút phát triển lực lượng. Đến 4/1945, cả tỉnh có trên
60 cơ sở cách mạng ở các châu, riêng ở Mường Chanh cả 8 bản đều có cơ sở
cách mạng [5, tr.81]. Cùng với sự ra đời của các tổ chức chính trị quần chúng,
các đội tự vệ, tự vệ chiến đấu ở các địa phương cũng từng bước được thành lập,
ngày đêm luyện tập để tạo uy lực trấn áp bọn phản động và tầng lớp trên; đồng
thời nội ứng của ta ở các châu (binh lính, cai, đội được cài cắm từ trước) cũng ở
20


tư thế sẵn sang nổi dậy giành chính quyền.
2.1.1.1. Ở châu Phù Yên
Dưới ảnh hưởng của phong trào cách mạng ở các vùng lân cận “…ngày
17/7/1945 đội tự vệ Phù Yên (Sơn La) cử hai đội viên sang chiến khu Vần- Hiền
Lương xin chỉ thị. Đến Thượng Bằng La thì gặp chi đội giải phóng quân do
Trương Tiến Phúc chỉ huy, gồm 60 chiến sĩ. Sau khi hội ý và thống nhất kế
hoạch sáng 22/7/1945 chi đội giải phóng quân có 2 đội tự vệ Phù Yên đã tiến
vào Quang Huy…” [7, tr.90]. Do có sự chuẩn bị trước, đội tự vệ cách mạng Phù
Yên cùng hoà nhập vào đoàn quân giải phóng, làm cho khí thế cách mạng thêm
sôi sục. Bọn địch hoảng sợ, từng tốp lính tự vệ đem vũ khí đến nộp và xin được
tha tội trở về với gia đình. Lúc này phìa của Quang Huy là Khoa ngoan cố chống
đối, sau do áp lực của cách mạng hắn phải đầu hàng. Châu uý Cầm Văn Nò có
hai con trai tham gia Việt Minh là Cầm Đan Quế và Cầm Tiến Chức thức thời,
sớm giác ngộ cách mạng, được báo trước đã ra đón tiếp quân giải phóng, quy
hàng cách mạng và ra thông báo cho cho các phìa, tạo trong châu đến khai báo,
nộp ấn tín và trao chính quyền cho cách mạng. Như vậy, chỉ sau một ngày đêm,
chính quyền cách mạng Phù Yên đã về tay nhân dân. Chính quyền đế quốc
phong kiến tay sai hoàn toàn bị xoá bỏ, chính quyền cách mạng lâm thời được

thành lập. Ông Cầm Văn Nò làm Chủ tịch, Cầm Đức Chính làm Phó chủ tịch,
Cầm Quang Khỏ làm Thư ký và một số Uỷ viên khác. Để bảo vệ chính quyền
mới, trung đội cảnh vệ châu lỵ được thành lập gồm 30 chiến sĩ, có trang bị đầy
đủ vũ khí do Cầm Đan Quế phụ trách chung, Cầm Quyết làm trung đội trưởng,
Sòi Bá Lộc làm trung đội phó và Cầm Tiến Chức làm chính trị viên [7, tr.90].
Tin cách mạng thành công ở châu lỵ nhanh chóng lan khắp Phù Yên, làm
cho binh lính ở đồn Bảo an Vạn Yên và tri trâu Lù Bun Đôi hoảng sợ. Lợi dụng
cơ hội đó, cùng với khí thế cách mạng của quần chúng lên cao, ông Đinh Sơn
(tức phìa Ngố) cùng với cán bộ Việt Minh ở đây tổ chức lực lượng đứng lên
khởi nghĩa. Lực lượng khởi nghĩa đã tiến vào đồn Bảo an, tịch thu khí giới của
binh lính. Trưởng đồn Bảo an là Đỗ Trọng Thát trước kia đã được giác ngộ và là
cơ sở cách mạng của tỉnh lỵ Sơn La được cài vào hàng ngũ Bảo an binh của
21


×