Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

QUY TRINH VIET SU ĐẢNG BỘ CÁC XÃ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.88 KB, 3 trang )

HUYỆN UỶ NHƯ THANH
BAN TUYÊN GIÁO

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Như Thanh, ngày 23 tháng 08 năm 2010.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
CÁC BƯỚC VIẾT LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ CƠ SỞ.
(Tài liệu này dùng để tham khảo)
Để thuận lợi cho các đơn vị viết lịch sử Đảng bộ cơ sở. Ban tuyên giáo
huyện uỷ làm bản thảo để các đơn vị tham khảo vận dụng trong quá trình thực
hiện, cụ thể như sau:
1.Thành lập Ban Chỉ đạo và Ban biên soạn:
1.1Thành lập Ban Chỉ đạo ( từ 5 -7 người) : Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện Nghị quyết của cấp ủy. Cụ thể là thực hiện các nhiệm vụ sau:
1- Nghiên cứu, phê duyệt, trực tiếp quản lý và chỉ đạo Ban biên soạn triển
khai thực hiện việc nghiên cứu, biên soạn cuốn lịch sử của địa phương.
2- Có tránh nhiệm đôn đốc triển khai thực hiện nghiên cứu, biên soạn theo
đúng tiến độ, thẩm định nội dung bản thảo.
3- Chủ trì các cuộc hội thảo, nghiệm thu và chịu trách nhiệm xuất bản cuốn
lịch sử.
1.2- Thành lập Ban biên soạn:
Ban biên soạn gồm 1 chủ biên và một số biên tập viên ( từ 2 - 5 người). Ban
biên soạn chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo thực hiện nghiên cứu, biên soạn. Có
nhiệm vụ: sưu tầm và hệ thống hóa tư liệu, xây dựng đề cương, viết bản thảo,
chuẩn bị nội dung hội thảo để thống nhất các vấn đề đã nêu trong bản thảo cuốn
lịch sử.
2.Các bước tiến hành:
2.1- Lập kế hoạch nghiên cứu biên soạn:
- Nêu rõ mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu, biên soạn cuốn lịch sử.
Nhiệm vụ cụ thể của từng công việc:


+ Sưu tầm, xác minh, hệ thống hóa tư liệu.
+ Xây dựng đề cương nghiên cứu, biên soạn.
+ Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo về tư liệu, bản thảo.
- Thời gian thực hiện.
- Lực lượng tham gia (chuyên trách, cộng tác viên)
- Dự trù kinh phí : Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, vào lượng tư liệu cần
khai thác để biên soạn và số lượng cần in ấn, xuất bản để xây dựng kế hoạch dự trù
kinh phí, bao gồm các khoản: đi sưu tầm tư liệu, công tác phí, ấn loát, phôtô tài
liệu, xây dựng bản đồ, biểu đồ, ảnh tư liệu, xăng xe đi lại, tổ chức hội thảo, nghiệm


thu, văn phòng phẩm, thù lao cho người biên soạn, in ấn, xuất bản.
Nên dự trù cụ thể kinh phí cho từng loại công việc cần thiết, càng chi tiết càng dễ
thực hiện; tách kinh phí biên soạn và kinh phí xuất bản.
2.2- Sưu tầm tư liệu:
Yêu cầu của công tác sưu tầm tư liệu là có đủ tư liệu cần thiết và chính xác. Tư liệu
càng phong phú, nội dung của cuốn sử sẽ đầy đủ và sát thực hơn.
Những tư liệu cần thiết bao gồm :
- Các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của cấp ủy, của đơn vị.
- Các số liệu, kết quả, thời gian, địa điểm diễn ra các sự kiện lịch sử quan
trọng đối với địa phương, đơn vị.
- Các loại tài liệu tham khảo: sách, báo chí, hồi kí, ảnh, bản đồ, biểu đồ…
- Nhân chứng lịch sử.
2.3- Xử lý tư liệu:
- Sau khi đã sưu tầm được tư liệu cần thiết, cần phải kiểm tra, đối chiếu, xác
minh các sự kiện thông qua việc tổ chức tọa đàm, hội thảo.
- Khi có đủ tư liệu cần thiết và chính xác, phải tổng hợp, hệ thống hóa tư liệu
theo thời gian và theo vấn đề để chuẩn bị cho nghiên cứu, biên soạn.
2.4- Viết bản thảo:
- Xây dựng đề cương sơ lược : trình bày nội dung cốt yếu nhất của cuốn lịch

sử, bao gồm : phần mở đầu nhằm giới thiệu những nét cơ bản của địa phương, tên,
các chương và các tiết trong mỗi chương và nội dung chính của các tiết và kết luận,
bài học.
- Xây dựng đề cương chi tiết : thể hiện những nội dung chính của cuốn lịch
sử, nêu những nhận xét, đánh giá của từng chương, từng giai đoạn và nội dung cơ
bản của phần kết luận, bài học và kinh nghiệm rút ra từ thực tế lịch sử.
- Tổ chức tọa đàm, hội thảo để lấy ý kiến tham gia vào bản thảo đề cương chi
tiết ( phân kỳ lịch sử, nội dung chủ yếu của các chương, tên các chương, tiết…)
- Căn cứ vào đề cương chi tiết đã được cấp ủy thông qua, chủ biên tổ chức
biên soạn bản thảo.
2.5- Tổ chức hội thảo :
- Sau khi đã hoàn thành việc biên soạn bản thảo (lần 1), cần có kế hoạch lấy ý
kiến góp ý cho bản thảo. Bản thảo cần gửi trước 15 - 20 ngày cho các đồng chí
định xin ý kiến. Hình thức tổ chức lấy ý kiến : tùy theo đối tượng mà lấy ý kiến
toàn bộ nội dung hoặc từng thời kỳ lịch sử.
- Tổ chức hội thảo: Tùy theo chất lượng của lần biên soạn đầu tiên và ý kiến
tham gia góp ý, bổ sung, Ban biên soạn tổng hợp, nêu những nội dung cần làm
sáng tỏ và những ý kiến đánh giá trái ngược nhau báo cáo với Ban Chỉ đạo. Ban
Chỉ đạo tổ chức hội thảo để xử lý những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và đi đến
thống nhất nội dung của cuốn lịch sử.
- Ban biên soạn bổ sung, hoàn thiện bản thảo.


* Một số điểm chú ý khi biên soạn :
- Xác định rõ đối tượng nghiên cứu:
- Làm rõ bối cảnh lịch sử ( từng thời kỳ và sự kiện tiêu biểu)
- Xử lý các trường hợp hợp nhất, tách ra của địa phương.
- Việc nêu tên các nhân vật và địa phương tiêu biểu.
- Xử lý các vấn đề có liên quan đến sự chỉ đạo của Trung ương diễn ra tại địa
phương.

- Về kết cấu của cuốn sách và việc sử dụng ngôn ngữ.
- Tổng hợp các ý kiến, tiến hành bổ sung.
2.6- Tổ chức nghiệm thu:
Ban chỉ đạo đánh giá chất lượng bản thảo, báo cáo Ban Thường vụ để tổ chức
nghiệm thu :
- Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu.
- Báo cáo quá trình thực hiện.
- Báo cáo tóm tắt cuốn lịch sử.
- Báo cáo kinh phí ( có thể gộp vào báo cáo thực hiện)
- Hội đồng nghiệm thu đánh giá chất lượng bản thảo.
2.7- Tổ chức in ấn, rút kinh nghiệm việc thực hiện :
- Ban biên tập trình Ban Chỉ đạo thông qua : bản thảo, ảnh, sơ đồ, phụ lục và
bìa của cuốn sách, lên maket in cuốn sách.
- Ban Thường vụ quyết định số lượng in ấn và nơi in ( Xí nghiệp in, nhà xuất
bản).
- Chú ý việc đọc và sửa bản in để tránh sai sót, xin giấy phép xuất bản.
- Tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn.



×