Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BÀI TẬP MÔN HỌC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.04 KB, 5 trang )

SV:

Lớp:

Nhóm:

BÀI TẬP MÔN HỌC VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Chương 1. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VLXD
Bài 1- Một vật ở trạng thái ẩm 12% có khối lượng thể tích 2,2kg/dm3, ở trạng thái bão hoà nước với
hệ số bão hòa B = 0,68 thì vật có khối lượng thể tích là 2,35kg/dm3. Biết khi độ ẩm tăng 1% thì độ
tăng trung bình về thể tích của vật là 0,12% và ρn=1g/cm3. Tính khối lượng riêng của vật.
Bài 2- Một mẫu vật liệu khô có khối lượng 100g, sau khi hút nước ở điều kiện thường 3 ngày đêm
đem cân được 110g. Biết hệ số bão hoà nước của mẫu là 0,65; khối lượng thể tích ở trạng thái khô là
2,42kg/dm3. Hãy tính mức hút nước theo thể tích; khối lượng riêng; khối lượng thể tích ở trạng thái
bão hòa của mẫu vật liệu này. Cho biết đường biểu diễn quan hệ giữa độ tăng thể tích tương đối ∆V
và độ ẩm có dạng bậc nhất với hệ số góc là 0,12; ρn=1kg/dm3
Bài 3- Một vật khi bão hòa nước hoàn toàn có mức hút nước theo khối lượng là 18%, độ rỗng của vật
đó là 32%. Biết thể tích của vật không thay đổi khi độ ẩm thay đổi, khối lượng riêng của nước là
1g/cm3. Hãy tính khối lượng riêng và khối lượng thể tích của vật ở trạng thái bão hoà.
Bài 4- Một vật có khối lượng riêng là 2,55kg/dm3, độ rỗng 22%. Khi độ ẩm tăng 1% thì độ tăng
trung bình về thể tích của vật là 0,12%. Hãy tính khối lượng thể tích của vật ở độ ẩm 22% và mức
hứt nước theo thể tích là 15%.
Bài 5- Một vật có độ rỗng 20%, khối lượng riêng bằng 2,5g/cm3. Khi độ ẩm tăng 1% thì độ tăng
trung bình về thể tích của vật là 0,15%. Hãy xác định độ ẩm của vật đó biết rằng ở độ ẩm này vật có
khối lượng thể tích bằng 2,2g/cm3.
Bài 6- Một vật có khối lượng riêng là 2,25g/cm3 và độ rỗng bằng 22%. Ở trạng thái bão hoà nước vật
có khối lượng thể tích là 2,0g/cm3. Cho biết đường biểu diễn quan hệ giữa độ tăng thể tích tương đối
∆V và độ ẩm có dạng bậc nhất: hệ số góc là 0,12. Tính mức hút nước theo khối lượng của vật.
Bài 7- Một vật ở trạng thái khô có khối lượng 145,5g. Sau khi phủ bề mặt vật một lớp paraphin với
khối lượng 2,7g và đem cân trong nước được khối lượng là 48,2g. Hãy xác định khối lượng riêng,


mức hút nước theo thể tích của vật. Biết thể tích của vật không thay đổi khi độ ẩm thay đổi. Cho
ρp=0,9g/cm3, ρobh=1,75g/cm3, B=100%, ρn=1g/cm3.
Bài 8- Một vật ở trạng thái khô có khối lượng là 155g được bọc một lớp parafin có khối lượng 4,5g;
sau đó đem cân trong nước được 71,5g. Cũng vật đó ở trạng thái ẩm thì có khối lượng thể tích là 2,1
g/cm3. Hãy xác định độ ẩm tương ứng với khối lượng thể tích đó? Cho biết đường biểu diễn quan hệ
giữa độ tăng thể tích tương đối ∆V và độ ẩm của vật có dạng tuyến tính đi qua gốc toạ độ: hệ số góc
là 0,12 (Cho ρp=0,9g/cm3; ρn=1 g/cm3).

1

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phú


SV:

Lớp:

Nhóm:

Bài 9- Một mẫu vật ở trạng thái khô có khối lượng là 145g. Sau khi phủ bề mặt lớp parafin có khối
lượng 5,5g, đem cân trong nước được khối lượng là 67,5g. Nếu cũng mẫu đó cho hút nước tới trạng
thái bão hoà thì có khối lượng thể tích là 2,2g/cm3. Hãy xác định mức hút nước theo thể tích của vật
đó? Biết quan hệ giữa độ tăng thể tích tương đối và độ ẩm của vật ở dạng tuyến tính: hệ số góc là
0,12. Cho ρp = 0,9g/cm3; ρn = 1g/cm3.
Bài 10 - Một vật có khối lượng ở trạng thái khô là 300g. Bọc kín vật này bằng paraphin và đem cân
trong nước được 99,2 g. Nếu cũng vật này cho hút nước sau 3 ngày đêm đem cân được 375 g. Hãy
xác định khối lượng thể tích của vật ở trạng thái bão hòa. Biết rằng độ ẩm của vật và độ tăng trung
bình về thể tích có quan hệ tuyến tính với hệ số góc là 0,12. Cho khối lượng paraphin bọc xung
quanh vật là 7,2 g, khối lượng thể tích của paraphin là 0,9 kg/dm3, khối lượng riêng của nước là 1,0
kg/dm3.

Bài 11- Một vật có khối lượng khô là 220g. Bọc kín vật này bằng paraphin và đem cân trong không
khí được 229g, cân trong nước được 89 g. Hãy xác định khối lượng thể tích của vật đó ở trạng thái
bão hòa nước. Biết rằng khi độ ẩm của vật tăng 1% thì độ tăng trung bình về thể tích của vật là
0,12%. Cho khối lượng thể tích của paraphin là 0,9 kg/dm3, khối lượng riêng của nước là 1,0 kg/dm3,
mức hút nước theo thể tích của vật là 12%.
Bài 12- Tính khối lượng riêng, khối lượng thể tích ở trạng thái khô của một vật. Biết rằng ở trạng
thái bão hoà nước vật này cho vào nước thì nổi lên 1/7 thể tích. Biết vật có thể tích không thay đổi
khi vật liệu bão hòa nước. Cho độ rỗng của vât ở trạng thái khô là 33%; hệ số bão hòa nước là 55%;
ρn = 1g/cm3.
Bài 13 Xác định khối lượng riêng, mức hút nước theo khối lượng của một vật. Biết rằng ở trạng thái
bão hoà nước, vật này cho vào nước thì nổi lên 3/7 thể tích. Cho biết độ rỗng của vật ở trạng thái khô
là 32%; hệ số bão hòa nước là 52%; vật có thể tích không thay đổi khi bão hòa nước và khối lượng
riêng của nước là 1kg/dm3.
Bài 14- Một loại đá vôi có khối lượng thể tích ở trạng thái bão hoà là 2,55g/cm3, hệ số bão hòa nước
50%. Cũng loại đá vôi đó, khi ở trạng thái khô nghiền ra được đá dăm có khối lượng thể tích xốp là
1,625g/cm3, độ rỗng xốp 35%. Biết thể tích của đá vôi không thay đổi khi độ ẩm thay đổi. Hãy xác
định khối lượng riêng của đá vôi.
Bài 15- Một loại đá dăm (được sản xuất từ đá vôi nghiền nhỏ) ở trạng thái khô có độ rỗng xốp là
33%, khối lượng thể tích xốp ở trạng thái khô là 1,65 g/cm3. Cho biết đá vôi sản xuất ra loại đá dăm
đó có thể tích không thay đổi khi độ ẩm thay đổi. Hỏi khi đá vôi đó bão hòa nước với mức hút nước
theo thể tích là 10% thì khối lượng thể tích của đá vôi là bao nhiêu? Cho ρn = 1,0 g/cm3.
Bài 16- Một loại đá vôi có độ tăng trung bình về thể tích là 0,12% khi độ ẩm tăng 1%. Biết đá vôi
này ở trạng thái khô thì sản xuất ra đá dăm có khối lượng thể tích xốp là 1,75kg/dm3 và độ rỗng xốp
33%. Xác định mức hút nước theo khối lượng của loại đá vôi trên, biết ở trạng thái bão hòa đá vôi
này có khối lượng thể tích là 2,65kg/dm3.
Chú ý: Trong tất cả các bài tập Chương 1 cần thành lập công thức trước khi áp dụng.
2

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phú



SV:

Lớp:

Nhóm:

Chương 4. BÊ TÔNG
Bài 1 Một loại bê tông M25 có khối lượng thể tích của bê tông tươi là 2,42 T/m3 và cấp phối của bê
tông phối hợp theo tỷ lệ là X : Nlt : Ck : Đk = 1 : 0,6 : 2,2 : 4,2
Biết vật liệu dùng có các tính chất sau:
- Xi măng PC30:

ρox = 1,3 kg/dm3.

- Cát:

ρock = 1,55 kg/dm3; ρac= 2,6 kg/dm3; Wc = 4,5%, ∆Vc = 30%.

- Đá dăm:

ρođk = 1,65 kg/dm3; ρađ= 2,6 kg/dm3; Wđ =1,5%, ∆Vđ = 0%.

- Nước sạch:

ρn= 1g/cm3

a. Tính liều lượng vật liệu thực tế dùng trong 1m3 bê tông trên và dự trù vật liệu để thi công hết 850 m3
bê tông cho công trình (Đơn vị tính: Xi măng: tấn; Nước, cát, đá: m3).
b. Tính lượng bê tông thu được từ một mẻ trộn của máy trộn có dung tích 850 lít. Dung tích thùng trộn

tối thiểu là bao nhiêu lít khi mỗi lần trộn với 2 bao xi măng?
c. Xác định độ rỗng của bê tông biết hệ số thuỷ hoá của xi măng là 0,25 dm3/kg xi măng và giả thiết bê
tông tươi không có lỗ rỗng, nước tự do bay hơi hoàn toàn.
Bài 2 Một loại bê tông M25 có cấp phối vật liệu tại hiện trường như sau:
X:Ntr:Câ:Đâ = 1: 0,45: 2,5: 3,5
Biết vật liệu sử dụng có chất lượng tốt, có các chỉ tiêu như sau:
- Xi măng PC30:

ρox = 1,30 g/cm3.

- Cát thô loại vừa:

ρock = 1,60 g/cm3; ρac = 2,60 g/cm3; Wc = 4,0%; ∆Vc = 32%.

- Đá dăm:

ρođk = 1,55 g/cm3; ρađ = 2,55 g/cm3; Wđ = 1,5%; ∆Vđ = 0%.

- Nước sạch:

ρn= 1g/cm3

Sau khi trộn, đầm bê tông và thí nghiệm xác định được khối lượng thể tích 2,35 g/cm3.
a. Tính lượng vật liệu thực tế cho 1m3 bê tông theo cấp phối trên và dự trù vật liệu để thi công hết 850
m3 bê tông cho công trình (Đơn vị tính: Xi măng: tấn; Nước, cát, đá: m3).
b. Tính liều lượng vật liệu cho 1 thùng trộn và thể tích bê tông thu được từ một mẻ trộn của máy có
dung tích 850 lít.
c. Tính độ rỗng của bê tông sau khi rắn chắc với điều kiện nước tự do trong bê tông đã bay hơi hoàn
toàn. Cho biết hàm lượng nước liên kết hoá học của khoáng vật xi măng là 23% (so với khối lượng xi
măng). Coi bê tông tươi không có lỗ rỗng.

Bài 3 Một loại bê tông có mác thiết kế là M25, độ lưu động yêu cầu Snyc = 7 cm, cấp phối vật liệu theo
tính toán như sau: X : Ck : Đk = 1 : 2,2 : 3,6
Biết vật liệu có các thông số như sau:
- Xi măng PC40:

Rxtt = 42MPa; ρox = 1,3 g/cm3.

- Cát vàng loại vừa:

ρock = 1,50 g/cm3; ρac = 2,56 g/cm3; Wc = 4%; ∆Vc = 30%.

- Đá dăm:

ρođk = 1,60 g/cm3; ρađ = 2,65 g/cm3;Wđ = 1,5%; ∆Vđ = 0%.

- Nước sạch:

ρn= 1g/cm3

Cho biết lượng nước lý thuyết cho 1m3 bê tông là 185 lít; Hệ số thực nghiệm là 0,55. Thi công bằng
trạm trộn tự động.
3

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phú


SV:

Lớp:


Nhóm:

a. Hãy tính lượng vật liệu cho một mẻ trộn (ở trạng thái ẩm tự nhiên) của máy trộn có dung tích thùng
trộn 850 lít.
b. Tính số bao XM (50kg/1bao) và lượng cát, đá, nước (Đơn vị tính: Nước, cát, đá: m3) cần chuẩn bị về
công trường để thi công hết lượng bê tông là 850 m3.
c.

Nếu muốn mỗi mẻ trộn thu được 850dm3 bê tông thì dung tích thùng trộn tối thiểu là bao nhiêu lít?
Tính lượng X, N, C, Đ cần cho vào thùng trộn để thu được lượng bê tông đó của mỗi mẻ trộn?

Bài 4 Một loại bê tông M25 có cấp phối lý thuyết như sau:
X : Ck : Đk =1: 2,2: 3,6
Biết vật liệu dùng có chất lượng tốt, có các thông số như sau :
- Cát:

ρac= 2,5 kg/dm3; ρock = 1,50 g/cm3; Wc = 4% ; ∆Vc = 30%.

- Đá dăm:

ρac= 2,4 kg/dm3; ρođk = 1,45 g/cm3; Wđ = 1%; ∆Vđ = 0%.

- Xi măng Pooclăng PC30:

Rxtt = 32MPa; ρox = 1,3 kg/dm3; ρax = 3,12 kg/dm3

Vật liệu dùng đạt yêu cầu về chất lượng và thành phần hạt. Nước trộn bê tông sạch, ρn=1g/cm3; Hệ
số thực nghiệm A = 0,6; Snyc = 7cm. Thi công bằng trạm trộn tự động.
a. Tuân theo nguyên tắc thể tích tuyệt đối, dự trù lượng vật liệu cho 1 m3 bê tông và lượng bê tông thu
được từ một mẻ trộn của máy trộn có dung tích 850 lít theo cấp phối đã cho.

b. Muốn mỗi lần trộn 3 bao xi măng thì dung tích thùng trộn công trường cần chuẩn bị là bao nhiêu lít?
Tính lượng nước, cát, đá tương ứng cho vào thùng trộn đó?
c. Tính độ rỗng của bê tông sau khi rắn chắc với điều kiện nước tự do trong bê tông bay hơi hoàn toàn.
Cho lượng nước liên kết hóa học của khoáng vật xi măng là 23% (so với lượng xi măng).
Bài 5 Một loại bê tông M25 có thành phần danh nghĩa như sau:
X : Nlt : Ck : Đk = 1 : 0,60 : 2,5 : 3,8
Biết vật liệu dùng có chất lượng tốt, có các chỉ tiêu sau:
- Cát:

ρock = 1,55 kg/dm3 ; ρac = 2,65 kg/dm3 ; Wc = 4% ; ∆V = 32%.

- Đá:

ρođk = 1,45 kg/dm3 ; ρađ = 2,60 kg/dm3 ; Wđ = 1,5% ; ∆V = 0%.

- Xi măng PC30: ρox = 1,3 kg/dm3 ; ρax = 3,12kg/dm3;
- Nước sạch:

ρn = 1kg/dm3

a. Tuân theo nguyên tắc thể tích tuyệt đối dự trù lượng vật liệu cho một công trường để sản xuất 850m3
bê tông (Đơn vị tính: Xi măng: tấn; Nước, cát, đá: m3)?
b. Tính thể tích bê tông thu được từ một mẻ trộn của máy trộn có dung tích Vo = 850 lít và số mẻ trộn
cần thiết để thi công hết lượng bê tông trên.
c. Muốn công trường thi công lượng bê tông trên trong 60 ngày thì công trường cần thuê máy trộn có
dung tích tối thiểu là bao nhiêu lít. Biết 1 ngày công trường có thể trộn được 20 thùng trộn đó.
Bài 6 Một loại bê tông có thành phần thực tế như sau: X:Ntr:Câ:Đâ =1 : 0,35 : 2,20 : 4,20. Vật liệu được sử
dụng như sau:

4


- Xi măng PCB40:

Rxtt = 42MPa; ρax = 3,15 kg/dm3; ρox = 1,3 kg/dm3.

- Cát:

ρac = 2,6 kg/dm3; ρock = 1,55 kg/dm3; Wc = 4,5%; ∆Vc = 30%.

- Đá dăm:

ρađ = 2,5 kg/dm3; ρođk = 1,45 kg/dm3; Wđ = 1,5%; ∆Vđ = 0%.
GVHD: TS. Nguyễn Quang Phú


SV:

Lớp:
- Nước sạch:

ρn= 1g/cm

Nhóm:

3

Bỏ qua hàm lượng bọt khí trong bê tông tươi, tuân theo nguyên tắc thể tích tuyệt đối, hãy dự
trù lượng vật liệu để tập kết về công trường thi công hết 850 m3 bê tông trên (Đơn vị tính: Xi măng:
tấn; Nước, cát, đá: m3) và lượng bê tông thu được từ một mẻ trộn của máy trộn có dung tích thùng
trộn là 850 lít.

Bài 7 Một loại bê tông M25, cấp phối vật liệu tại hiện trường như sau:
X:Ntr:Câ:Đâ = 1: 0,40 : 2,13 : 3,76
Biết vật liệu dùng tại hiện trường có chất lượng tốt và có các thông số như sau:
- Xi măng PC30:

ρox = 1,3 g/cm3; ρax = 3,12 g/cm3.

- Cát vàng loại vừa:

ρock = 1,55 g/cm3; ρac = 2,56 g/cm3; Wc = 5%; ∆Vc = 34%.

- Đá dăm có:

ρođk = 1,60 g/cm3; ρađ = 2,65 g/cm3; Wđ = 1,5%; ∆Vđ = 0%.

- Nước sạch:

ρn= 1g/cm3

a. Dùng nguyên tắc thể tích tuyệt đối dự trù lượng vật liệu cần thiết để thi công được 850 m3 bê tông
(Đơn vị tính: Xi măng: tấn; Nước, cát, đá: m3) và số mẻ trộn cần thiết để thi công hết lượng bê tông nói
trên biết thùng trộn có dung tích 850 lít.
b. Mỗi lần trộn 3 bao xi măng, hãy tính dung tích thùng trộn cần thiết để dùng cho công trường đó?
Bài 8 Tuân theo nguyên tắc thể tích tuyệt đối, dự trù lượng vật liệu cần thiết (Đơn vị tính: Xi măng: tấn;
Nước, cát, đá: m3) và số mẻ để sản xuất 850 m3 bê tông M25 cho 1 công trường đang thi công. Biết
lượng nước lý thuyết cho 1m3 bê tông là 185 lít và vật liệu dùng có các thông số như sau :
- Cát:

ρock = 1,6 kg/dm3; ρac = 2,6 kg/dm3 ; Wc = 4% ; ∆V = 30%.


- Đá dăm:

ρođk = 1,6 kg/dm3; ρađ = 2,6 kg/dm3 ; Wđ = 1% ; ∆V = 0%.

- Xi măng Poóclăng PC30:

Rxtt = 35MPa; ρox = 1,3 kg/dm3 ; ρax = 3,13 kg/dm3

- Nước sạch:

ρn= 1g/cm3

Vật liệu dùng đạt yêu cầu về chất lượng và thành phần hạt. Nước sản xuất bê tông sạch. Cho
hệ số dư vữa hợp lý khi thiết kế cấp phối là Kd = 1,42; Hệ số thực nghiệm A = 0,6, độ lưu động của
hỗn hợp bê tông yêu cầu là Sn = 7cm và dung tích thùng trộn là Vo = 850 lít. Thi công bằng trạm
trộn thủ công.
Bài 9- Một công trường đang thi công 850 m3 bê tông M20 có độ lưu động yêu cầu Snyc = 7 cm và hệ số
dư vữa hợp lý khi thiết kế cấp phối là Kd = 1,42. Biết vật liệu tại hiện trường có các thông số như
sau:
- Xi măng PCB30:

Rxtt = 35MPa; ρox = 1,3 g/cm3; ρax = 3,12 g/cm3.

- Cát vàng loại vừa:

ρock = 1,56 g/cm3; ρac = 2,65 g/cm3; Wc = 4,0%; ∆Vc = 32%.

- Đá dăm có:

ρođk = 1,47 g/cm3; ρađ = 2,56 g/cm3; Wđ = 1,5%; ∆Vđ = 0%.


- Nước sạch:

ρn= 1g/cm3

Cho biết lượng nước lý thuyết cho 1m3 bê tông là 185 lít và hệ số thực nghiệm A là 0,60. Hãy tính
lượng vật liệu ở trạng thái ẩm tự nhiên cho 1m3 bê tông nói trên và số ngày cần thiết để thi công hết
số bê tông đó, biết một ngày công trường có thể thi công được 25 thùng trộn, dung tích của thùng
trộn là 850 lít. Thi công bằng trạm trộn tự động.
5

GVHD: TS. Nguyễn Quang Phú



×