Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

TƯ TƯỞNG hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.53 KB, 6 trang )

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Trình bày khái niệm và phân tích khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh?
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân
đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả sự vận dụng sáng tạo và phát triển
cách mạng Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh
tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người
(được thể hiện trên mọi mặt, mọi lĩnh vực như:
-Tt HCM về vấn đề dân tộc và cm giải phóng dân tộc
--Chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ đi lên CNXH
-Nhà nước của dân, do dân, vì dân
-Tt HCM về đảng cộng sản Việt Nam
-Tt HCM về đoàn kết …
-Tt HCM về văn
Phân tích khái niệm:
+ Bản chất cách mạng khoa học của Tư tưởng Hồ Chí Minh đó là hệ thống các
quan điểm lí luận, phản ánh những vấn đề có mang tính quy luật của cách mạng
Việt Nam.
+ Nguồn gốc tư tưởng, lí luận của tư tưởng Hồ Chí Minh chủ nghĩa Mác-Lênin, giá
trị văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Nội dung cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những vấn đề có lien
quan trực tiếp đến cách mạng Việt Nam.
+ Giá trị, ý nghĩa, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền của Tư tưởng Hồ Chí Minh là soi
đường thắng lợi cho cách mạng Việt Nam, tài sản tinh thần của Đảng và dan tộc.
Câu 2: Cơ sở khách quan hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh?
* Bối cảnh lịch sử hình thành
- Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:
+ Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta, nước ta từ một nước phong kiến
độc lập trở thành thuộc địa nửa phong kiến.
+ Triều đình nhà Nguyễn từng bước khuất phục thực dân Pháp bằng việc kí kết các


hiệp ước đầu hang.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra
mạnh mẽ theo các khuynh hướng khác nhau.
- Bối cảnh thời đại:


+ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền ( đế
quốc chủ nghĩa).
+ Sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 mở ra một thời đại mới
cho xã hội loài người.
+ Tháng 3 năm 1919, Quốc tế cộng sản ra đời trở thành trung tâm tập hợp các lực
lượng và chỉ đạo phong trào cách mạng vô sản Thế giới.
* Tiên đề tư tưởng – lí luận – giá trị truyền thống dân tộc
- Tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết bắt nguồn từ truyền thống dân tộc , đó là sự
kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc:
+ Chủ nghĩa yêu nước, bất khuất, kiên cường trong đấu tranh.
+ Ý thức tự lực, tự cường, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương
thân, tương ái.
+ Tinh thần cố kết cộng đồng,khoan dung, độ lượng, thông minh, sáng tạo, cần cù
trong lao động, lạc quan yêu đời.
- Tinh hoa văn hóa nhân loại:
Văn hóa phương Đông:
+ Tiếp thu tư tưởng của Nho giáo: triết lí hành động, tư tưởng hành đạo cứu
người, tư tưởng về xã hội bình trị, triết lí nhân sinh, đề cao lễ giáo.
+ Tiếp thu và chịu ảnh hưởng lớn tư tưởng lớn của Phật giáo: vị tha, từ bi bác ái,
cứu khổ cứu nạn, đề cao lối sống đạo đức , lao động, chăm làm việc thiện.
+ Tìm hiểu và tiếp thu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn.
Văn hóa phương Tây:
+ Trước năm 1911: Hồ Chí Minh đã tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp,
nền văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây trong nhà trường.

+ Sau năm 1911: Hồ Chí Minh sống và hoạt động ở phương Tây, Người tiếp thu
trực tiếp những giá trị của văn hóa phương Tây.
+ Hồ Chí Minh quan niệm tôn giáo là văn hóa. Trong thiên chúa giáo Hồ Chí Minh
tiếp thu những điểm tích cực nhất là lòng nhân ái và đức hi sinh.
- Chủ nghĩa Mác – Lênin:
+ Là nguồn gốc lí luận trực tiếp, quyết định bản chất cách mạng và khoa học của
Tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin có chọn lọc, không rập khuôn máy
móc giáo điều. Từ đó vận dụng sáng tạo và phát triển để giải quyết những vấn đề
của cách mạng Việt Nam.
+ Vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với tư tưởng Hồ Chí Minh: quyết định bản
chất Thế giới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh, quyết định phương pháp


hành động biện chứng Hồ Chí Minh, giúp Hồ Chí Minh tổng kết tri thức và kinh
nghiệm thực tiễn.
Câu 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
* Thực chất, loại hình và đặc điểm của thời kì quá độ:
- Con đường cách mạng Việt Nam: tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, quá độlên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa.
- Đặc điểm:
+ Từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
+ Xây dựng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện vừa có hòa bình vừa có chiến tranh.
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế thuận lợi.
-> Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ với
thực trạng kinh tế - xã hội thấp kém của nước ta.
* Nhiệm vụ lịch sử của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
- Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, kết hợp cải tạo với xây dựng trong đó lấy

xây dựng làm trọng tâm.
- Xây dựng nền tảng vật chất và kĩ thuật chủ nghĩa xã hội, xây dựng các tiền đề về
kinh tế, chính trị, văn hóa.
-> Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là quá trình dần dần, khó khăn và phức tạp.
* Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng chư nghĩa xã hội ở
nước ta trong thời kì quá độ:
- Chính trị:
+ Phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. Đấu tranh xây dựng Đảng
trong sạch vững mạnh.
+ Củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là lien minh công –
nông – trí.
- Kinh tế:
+ Tăng năng suất lao động.
+ Cơ cấu kinh tế nông – công nghiệp.
+ Phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
+ Hoạch toán kinh tế và phân phối theo lao động.
- Văn hóa – xã hội:
+ Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con người mới.
+ Đặc biệt Hồ Chí Minh đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật
trong xã hội chủ nghĩa.
+ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có học thức.


Câu 4: Quan niệm về Đảng cầm quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Đảng cầm quyền là Đảng giữ vai trò lãnh đạo các giai cấp và dân tộc trong
quá trình xây dựng và bảo vệ chế độ chính trị.
- Theo Hồ Chí Minh Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy
tớ trunh thành của nhân dân.
+ Quan điểm này thể hiện sự vận dụng sáng tạo lí luận Mác – Lênin về Đảng vô sản
kiểu mới, Đảng là người lãnh đạo tức là Đảng phải tập hợp được quần chúng, giác

ngộ quần chúng làm cho quần chúng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của mình
và dẫn dắt quần chúng đi theo đường lối đó, để làm tốt được việc đó Đảng cần
phải sâu sát với quần chúng, phải học hỏi nhân dân và chịu sự kiểm soát của nhân
dân.
+ Đảng còn là người đầy tớ trung thành của nhân dân nghĩa là mỗi cán bộ Đảng
viên trong hoạt động của mình phải thực sự quan tâm tới lợi ích của nhân dân là
công bộc của nhân dân, phải tận tâm, tận lực phục vụ tổ quốc và nhân dân, đầy tớ
khong có nghĩa là chạy theo dân là tôi tớ để sai bảo.
Câu 5: Nội dung của đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân:
+ Khái niệm dân, nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh có biên độ rất rộng, dân
tức là mọi công dân nước Việt không phân biệt dân tộc, không phân biệt già, trẻ,
gái, trai, giàu, nghèo,… tất cả đều là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Thực hiện đại đoàn kết dân tộc:
+ Phải kế thừa truyền thống yêu nước– nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc, phải có
tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người.
+ Để thực hiện đoàn kết cần xóa bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với
nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để phục vụ nhân dân.
+ Phải có lòng tin ở nhân dân.
+ Liên minh công – nông – trí là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 6: Thế nào là nhà nước của dân, do dân, vì dân trong tư tưởng Hồ Chí
Minh?
- Nhà nước của dân:
+ Là Nhà nước mà trong đó tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và xã hội đều
thuộc về nhân dân, dân có địa vị cao nhất , có quyền quyết định những vấn đề
quan trọng nhất của đất nước.
+ Trong Nhà nước của dân thì dân là chủ, dân được hưởng mọi quyền dân chủ
nghĩa là dân có quyền được làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm và có
nghĩa vụ tuân theo pháp luật.
+ Nhân dân lao động làm chủ thì tất yếu nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước.



- Nhà nước do dân:
+Là Nhà nước do dân lập nên. Đại biểu Nhà nước do dân lựa chọn.
+ Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ, đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt
động.
+ Nhà nước muốn điều hành, quản lí xã hội có hiểu lực, hiệu quả thì phải dựa vào
dân.
- Nhà nước vì dân:
+ Là Nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi
ích của nhân dân.
+ Phải kết hợp hài hòa cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, cả lợi ích cá nhân, tập
thể và xã hội.
+ Trong Nhà nước này từ Chủ tịch đến công chức bình thường đều là công bộc
chứ không phải là quan cách mạng để đè đầu cưỡi cổ dân như dưới thời đế quốc
thực dân.
Câu 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của văn hóa. Tính chất của nền
văn hóa?
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của văn hóa:
- Một là, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng, văn
hóa có mối quan hệ ngang hang với chính trị, xã hội văn hóa chịu sự tác động của
chính trị xã hội, trong quan hệ với kinh tế thì kinh tế là nền tảng để xây dựng văn
hóa.
- Hai là, văn hóa phải ở trong kinh tế, chính trị, phải phục vụ nhiệm vu chính trị và
thúc đẩy sự phát triển kinh tế: văn hóa không chỉ phụ thuộc mà văn hóa còn có
tính tích cực chủ động, văn hóa tác động vào chính trị, tham gia nhiệm vụ thực
hiện chính trị, thúc đấy phát triển kinh tế, kinh tế và chính trị phải có tính văn hóa.
* Tính chất của nền văn hóa:
- Tính dân tộc: không nhầm lẫn với văn hóa dân tộc khác, phải thể hiện được tinh
thần dân tộc: yêu nước,đoàn kết, khát vọng độc lập, tự chủ, biết giữ gìn, kế thừa

và phát huy những truyền thống tốt đẹp.
- Tính khoa học: phải biết kế thừa, chắt lọc và tiếp thu những giá trị văn hóa tiên
tiến, hiện đại, thuận với trào lưu tiến hóa, phải đấu tranh chống những gì trái
khoa học: duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan…
- Tính đại chúng: phải phục vụ nhân dân, do nhân dân bảo tồn và phát huy.
Câu 7: Quan điểm về chuẩn mực đạo đức cách mạng?
- Trung với nước hiếu với dân:
+ “ Trung “ và “ hiếu “ là những chuẩn mực đạo đức quan trọng hàng đầu của Nho
giáo.


+ Hồ Chí Minh đã kế thừa những chuẩn mực đạo đức của Nho giáo nhưng đưa
vào đó những nội dung mới cho phù hợp với thời đại.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư:
+ Cần tức là cần cù lao động, siêng năng, sáng tạo.
+ Kiệm là tiết kiệm của nước, của dân, của mình.
+ Liêm là phải trong sạch không tham lam.
+ Chính là phải thẳng thắn, chính trực.
+ Chí công, vô tư là công bằng không thiên vị, nêu cao chủ nghĩa tập thể trừ bỏ
chủ nghĩa cá nhân.
- Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.
- Tinh thần quốc tế trong sáng.
Câu 8: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò con người trong sự nghiệp cách
mạng?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×