Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài.
Trong quá trình gian nan và vô tận, con người tìm được những hình
mẫu có thật trong cuộc đời, để tôn vinh và mong muốn mình ngày càng
hoàn thiện hơn, đẹp hơn. Một trong những hình mẫu ấy mà tôi đã, đang và
sẽ đi theo là Hồ Chí Minh- người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân
văn hoá thế giới, bởi đạo đức cách mạng và đặc biệt là hệ thống tư tưởng vô
giá mà người để lại cho dân tộc Việt Nam và cả nhân loại.
Chúng ta đều biết rằng, Việt Nam đã và đang tiếp tục thực hiện công
cuộc đổi mới tiến hành Công Nghiệp Hoá- Hiện Đại Hoá trong bối cảnh
quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp CNXH trên thế giới tuy đang lâm vào
thoái trào nhưng vẫn là ước mơ và mong muốn của đại đa số nhân loại
trong tương lai, đây đó vẫn không ngừng diễn ra những cuộc chiến tranh
phi nghĩa, sự phân biệt sắc tộc mất ổn định chính trị…Hơn lúc nào hết dân
tộc Việt Nam và nhân dân thế giới nhận rõ chân giá trị của tư tưởng Hồ Chí
Minh- là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi thắng lợi của CMVN
đồng thời góp phần phong phú thêm kho tàng lí luận chủ nghĩa Mác-
LêNin. Do vậy mà hệ thống tư tưởng HCM, đang và sẽ còn rất nhiều tổ
chức và các quốc gia quan tâm, nghiên cứu.
Mặt khác, bất cứ một học thuyết, một tư tưởng vĩ đại nào ra đời cũng
đều có nguồn gốc xã hội của nó. Tư tưởng HCM cũng vậy, được hình thành
và phát triển trong lòng XH thuộc địa nửa phong kiến nhưng lại có một
truyền thống tốt đẹp, giữa lúc trên thế giới đã có nhiều biến động lớn-
CNXH đã trở thành hiện thực…Vì vậy mà khi nghiên cứu tư tưởng HCM
không thể không gắn liền việc nghiên cứu những nhân tố khách quan và
chủ quan, thế giới và trong nước đã tác động đến sự hình thành và phát
triển tư tưởng của người: Trong đó có tinh hoa văn hoá Việt Nam- một
trong những nguồn gốc quan trọng hình thành nên tư tưởng HCM. Xuất
phát từ lí do trên, tôi đã chọn đề tài:
Hồ Chí Minh- người kế thừa và phát triển tinh hoa văn hoá Việt
Nam, làm tiểu luận thu hoạch sau khi học xong học phần lịch sử tư
tưởng Hồ Chí Minh.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận.
- Đối tượng nghiên cứu đó là:
+ Những khái niệm cơ bản về văn hoá có liên quan đến sự hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh.
+ Nhửng biể hiện của tinh hoa văn hoá Việt Nam.
+ Sự kế thừa và phát huy tinh hoa văn hoá Việt Nam của tư tưởng Hồ Chí
Minh trong giai đoạn mới.
- Phạm vi nghiên cứu tiểu luận:
Tiểu luận nghiên cứu những tinh hoa văn hoá Việt Nam được Hồ Chí
Minh kế thưa và phát huy.
3. Mục đích nghiên cứu của tiểu luận.
Tiểu luận nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn những tinh hoa văn hoá,
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đồng thời thông qua nghiên cứu
để thấy được Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy những tinh hoa đó như
thế nào.
4. Tình hình nghiên cứu.
Vấn đề nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM là một vấn đề rộng
được rất nhiều các nhà nghiên cứu, các học giả, các nhà lãnh đạo và bạn bè
quốc tế quan tâm nghiên cứu tìm hiểu. Ví dụ như: Tác giả Hoàng Tùng: Từ
tư duy truyền thống đến tư tưởng HCM, do nhà xuất bản chính trị quốc gia
Hà Nội 1998 xuất bản ; Trần Văn Giàu: Giá trị tinh thần của dân tộc Việt
Nam do NXB khoa học xã hội Hà Nội 1990 xuất bản; Hội đồng biên soạn
giáo trình quốc gia: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh do NXB chính trị
quốc gia Hà Nội 2003 xuất bản; PGS-TS Hoàng Thế Kiệt có bài: một số giá
trị đạo đức Việt Nam từ truyền thống đến Hồ Chí Minh, đăng trên tạp chí lí
luận chính trị (07/2006)…
5. Phương pháp nghiên cứu của tiểu luận.
Tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu: Logíc- lịch sửc; phân
tích tổng hợp, khái quát hoá ; các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện
chứng ; đặc biệt trọng tâm là phương pháp đối chiếu, so sánh.
6. Đóng góp của tiểu luận.
Tiểu luận hoàn thành sẽ góp phần làm rõ hơn phần nào đó những giá
trị tinh hoa văn hoá Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời góp phần làm rõ hơn nữa sự kế thừa và phát
triển những tinh hoa đó của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tiểu luận hoàn thành còn có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo cho
những người quan tâm nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phần nội dung
Chương 1: Một số vấn đề chung của tinh hoa văn hoá Việt Nam.
1.1. Một số khái niệm.
Để làm rõ được nội dung của tiểu luận trước hết cần phải hiểu một số
khái niệm cơ bản sau:
- Theo từ điển tiếng việt thì văn hoá: là tổng thể nói chung những giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trinh lịch
sử.
- Văn hoá Việt Nam: là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo,
đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền
văn minh thế giới, không ngừng hoàn thiện mình hơn.
- Tinh hoa: là phần tinh tuý nhất tốt đẹp nhất .
Từ đây ta có thể nói tinh hoa văn hoá: Đó là những gì tinh tuý nhất,
tốt đẹp nhất do con người sáng tạo ra(bao gồm cả giá trị vật chất và
giá trị tinh thần) trong quá trình lịch sử.
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông
ta, nhìn từ thực tế lịch sử chúng ta có thể quan niệm:
- Tinh hoa văn hoá Việt Nam gồm: Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự
lực tự cường của dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn
kết cá nhân- gia đình- làng xã- tổ quốc, lòng nhân ái khoan dung,
trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động; sự
tinh tế trong ứng xử; tính giản gị trong lối sống…tất cả những giá trị
này được thuyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, ngấm vào từng dòng
máu, nhịp đập của con tim và trở thành chân lý sống của mỗi người
dân con Lạc cháu Hồng.
- Chủ nghĩa yêu nước: Lòng thiết tha với tổ quốc mình , thường biểu
hiện ở tinh thần sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc- theo đại tướng Võ
Nguyên Giáp.
- Tư tưởng nhân văn: Là tư tưởng đề cập đến số phận con người, phản
ánh tâm tư nguyện vọng của con người muuốn được giải thoát bế tắc
trong cuộc sống, thoát khỏi những hạn chế ràng buộc của tự nhiên,
của xã hội và của cả bản thân con người.
- Chủ nghĩa nhân văn: Đó là hệ thống, quan điểm coi trọng nhân
phẩm, thương yêu con người, coi trọng con người- được phát triển tự
do, coi lợi ích của con người là tiêu chuẩn đánh giá các quan hệ xã
hội. (Theo từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng
2006- trang 177).
- Đoàn kết, kết thành một khối thống nhất cùng hoạt động vì mục đích
chung(trang 328).
- Đại đoàn kết: Đoàn kết rộng rãi như Đại Đoàn Kết dân tộc(trang
279).
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của
sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều
kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư
tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người, vì độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội…
Tư tưởng HCM soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta dành
thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của đảng và dân tộc ta.( văn kiện
10,2001- trang 83, 84)
1.2. Sự hình thành và phát triển của Dân Tộc Việt ảnh hưởng đến đặc điểm
văn hoá.
Việt Nam là nước nằm ở miền Đông Nam lục địa châu á. Nơi đã có
một quá trình hình thành lâu đời (cách đây khoảng 500 triệu năm), Việt
Nam cung như nhiều vùng khác của châu lục, có đầy đủ những điều kiện
cần thiết cho con người hình thành và phát triển.
Nằm gần trung tâm Đông Nam á- Việt Nam là chiếc cầu nối liền giữa các
nước Đông Nam á lục địa với các nước trên đại dương. Với vị trí địa lý như
vậy, đặt ra nhiều vấn đề về các mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, văn hoá,
chính trị giữa các nước cận kề cũng như các nước trong khu vực và trên thế
giới, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Về tự nhiên: Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió
mùa, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp đa dạng. Đồng thời vị trí
nước ta la giao thoa của các luồng di cư thực vật từ Tây Bắc xuống, từ
Đông Nam lên, tạo nên sự phong phú đa dạng về hệ động- thực vật, tài
nguyên thiên nhiên.
Về văn hoá: Việt Nam là nơi tiếp giáp với các nền văn minh
lớn(Trung Quốc- ấn Độ), là nơi chuyển giao của các nền văn hoá tạo nên sự
đa dạng về văn hoá, dân tộc.
Về giao thông vận tải: Nằm ở vị trí chiến lược của vùng Đông Nam
á, trên các đường giao thông thủy, bộ,hàng không quan trọng, huyết mạch
lối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông
với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam á.
Với vị trí địa lý như vậy cùng với lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc
đã tạo cho văn hoá Việt Nam những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Việt Nam không trải qua thời kỳ phát triển của chiếm hữu
nô lệ. Vì vậy mà quan hệ nô tỳ( hay còn gọi là chế độ gia thương), tuy có
phát triển nhưng không bao giờ trở thành quan hệ chi phối thống trị của xã
hội và nô tỳ chưa bao giờ giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã
hội.
Thứ hai: Chế độ phong kiến Việt Nam cũng mang đặc điểm của chế
độ phong kiến Phương Đông. Chế độ phong kiến Việt Nam không tồn tại
chế độ lãnh chúa- nông nô cũng không trải qua thời kỳ phân quyền cát cứ
lâu dài. Đặc điểm này ảnh hưởng đến tính cố kết cộng đồng và sự phát triển
của tinh thần dân tộc.
Thứ ba: Việt Nam từ ngày khai cơ dựng nước đã phải liên tục đứng
lên chống giặc ngoại xâm, trong những điều kiện rất chênh lệch về so sánh
lực lượng. Muốn chiến thắng được kẻ thù, phải huy động được sức mạnh
của toàn dân tộc, sức mạnh vật chất cũng như sức mạnh tinh thần. Đó là cơ
sở tạo nên truyền thống yêu nước, ý chí quật cường và tinh thần cố kết cộng
đồng của dân tộc Việt Nam.
Thứ tư: Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp
lấy đất và nước làm nền tảng, do đó vấn đề sở hữu ruộng đất là một trong
những vấn đề quan trọng hàng đầu của một xã hội nông nghiệp. Mặt khác
sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên: nắng,
mưa, bão, lụt…do vậy vấn đề chế độ công điền là cơ sở để tạo nên mối
quan hệ cộng đồng ở cấp làng xã và công cuộc chinh phục thiên nhiên tạo
nên tinh thần cố kết cộng đồng ở cấp quốc gia dân tộc.
Thứ năm: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc( 54 dân tộc), mỗi dân
tộc có vốn văn hoá riêng, tạo nên những vùng địa- tộc người rất phong phú,
đa dạng. Nhưng do yêu cầu chống thiên tai, ngoại xâm và do sự giao lưu,
hoọi nhập văn hoá của cả dân tộc Việt Nam vẫn có mẫu số chung của một
nền văn hoá thống nhất trong tính đa dạng, ý thức trung về vận mệnh cộng
đồng- là hình ảnh văn hoá tạo ra sức mạnh Đại Đoàn Kết toàn dân tộc.
Thứ sáu: Trong quá trình giao lưu với văn hoá khu vực, trước hết là
văn hoá Trung Quốc sau này là văn hoá phương tây, văn hoá Việt Nam,
không ngừng chắt lọc tiếp thu làm giàu cho mình bằng những nhân tố mới,
giá trị mới, phù hợp với đạo lý nhân nghĩa Việt Nam.
1.3 Hệ thống tinh hoa văn hoá Việt Nam.
- Chủ nghĩa yêu nước và ý trí bất khuất đấu tranh dựng nước và giữ
nước
Yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố
qua hàng trăm năm, hàng ngàn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập. Chủ
nghĩa yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà
nội dung là tinh yêu và long trung thành đối với tổ quốc, lòng tự hào về quá
khứ và hiên tại của tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của tổ quốc.
Như vậy chủ nghĩa yêu nước là một phạm trù thuộc lĩnh vực tư
tưởng, tình cảm của nhân dân tất cả các quốc gia, của các dân tọc trên thế
giới. Nội dung chính của chủ nghĩa yêu nước là tình yêu và lòng trung
thành đối với tổ quốc.
Đối với Việt Nam , yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu được
hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước, trở thành
tình cảm thiêng liêng trong mỗi người chúng ta. Chủ nghĩa yêu nước là sợi
chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại, nó giữ vị
trí chuẩn mực cao nhất của đạo lý và đứng đầu trong lấc thang giá trị văn
hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam, là động lực nội sinh to lớn của DTVN,
tạo nên sức mạnh vô địch trong các cuộc kháng chiến chống giặc goại xâm
và trong công cuộc xây dựng đất nước.
Mỗi thời kỳ phát triển của tiến trình lịch sử dân tộc thìi chủ nghĩa yêu
nước được biểu hiện ra dưới các hình thức khác nhau xong đúc chung lại đó
là:
Yêu quê hương xứ sở.
Yêu nước gắn liền với thương nòi, thương nhà, thương mình trọng tình
nghĩa, nhân hậu, thuỷ chung.
Sự gắn bó và cố kết trong cộng đồng hướng vào dân, lấy dân làm
gốc. Xây dựng và bảo vệ truền thống lịch sử văn hoá chung.
ý thức sâu sắc về độc lập dân tộc, tự chủ, bảo vệ chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của quốc gia.
Tư tưởng đại nghĩa hào hiệp
Ngay từ buổi đầu dựng nước, chủ nghĩa yêu nứơc đã biểu hiẹn rõ nhất ở
tính đồng bào,(truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ) tinh thần đoàn kết chống
thiên tai, dịch học( truyện Sơn Tinh Thỷ Tinh), thuyền thống thượng võ sẵn
sàng xả thân cứu nước( truyện Thánh Gióng)
Hơn 1000 năm bị phong kiến phương bắc đô hộ, CN yêu nước lại
biểu hiện ở ý chí độc lập, tự chủ, không chịu khuất phục, kiên cường bám
trụ quê hương bảo vệ giống nòi.
Khi công cuộc giải phóng đất nước về cơ bản hoàn thành, truyền
thống yêu nước lại thể hiện trong thời kỳ độc lập dưới chế độ phong kiến
hơn 800 năm (938- 1883). Chủ nghĩ yêu nước biểu hiện ở thời kỳ này là
tiếp tục khảng định quyền làm chủ toàn vẹn lãnh thổ nước Việt Nam của
người Việt Nam vì đã được nghi ở “sách trời”. Yêu nước nên dân tộc Việt
Nam quyết tâm đoàn kết để giữ độc lập. Tại hội nghị diên hồng các bô lão
đã nêu quyết tâm đánh giặc, thể hiện rõ “Hào Khí Đông A”. Một thời
Nguyễn Trãi cũng tuyên bố nước đại Việt có chủ quyền, có nền văn hoá
riêng sánh vai cùng triều đại Trung Quốc:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc- Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một
phương
Yêu nước còn trên cơ sở tập chung sức dân, lấy dân làm gốc, hay đó
là nền văn hoá có truyền thống trọng dân. do đặc điểm của đạo lý Việt Nam
nên đã tạo cho người Việt Nam nếp sống tư duy hài hoà, luôn hướng tới các
mối quan hệ giữa bản thân mình với thiên nhiên, môi trường cộng đồng xã
hội.
Trọng dân, thương dân có ngay từ khi khai cơ dựng nước và nó phát
triển qua các hình thái kinh tế xã hội- Tiêu biểu là thời Lý- Trần. Do ảnh
hưởng của tinh thần “ từ bi- hỉ xả” và tư tưởng không phân chia đẳng cấp
của phật giáo, tư tưởng “ dân vi lâu”, “ dân vi quý ” của nho giáo buổi đầu,
nên trong chính sự các nhà vua thời Lý- Trần đã thể hiện được tinh thần coi
trọng dân, lấy dân làm gốc. Mỗi khi quyết định những việc lớn có tầm quốc
gia họ thường khảo ý kiến của dân như vua Lý Thái Tổ với việc rời Đô năm
1010, Trần Thánh Tông với hội nghị Diên Hồng 1825, để hỏi ý kiến các bô
lão, điều này đã thể hiện các nhà vua đã tôn trọng và hỏi ý kiến dân chứ
không phải hỏi ý kiến người đứng đầu các điều trang thái ấp vốn là người
của hoàng tộc. Các vua Lý cũng hết sức coi trọng quyền tố cáo, khiếu nại
của dân. Ngay khi vừa lên ngôi, Lý Thái Tổ đã xuống chiếu “ Từ đây ai có
việc oan ức, cho đến chiều tâu vua thân xét quyết (đại việt sử ký toàn thư…
trang 151), song song với đó, ở hương thôn, làng Việt Nam là một cộng
đồng tự quản, các chức sắc trong làng như các hội đồng tộc biểu, giáp biểu
đều cho dân cư ra theo đúng nghĩa của nó, tức là có tranh cử quyết liệt giữa
các họ tộc , phe giáp trong làng để xử lý các quan hệ cộng đồng ngoài pháp
luật của nước,chế độ phong kiến Việt Nam còn cho phép các làng được lập
ra khoán lệ, hương ước như các chế định, luật tục của làng xã để quản trị
việc làng, mỗi người dân phải coi đó là chuẩn mực buộc phải tuân theo
trong quan hệ làng xã. Đây thực sự là một hiện tượng đặc biệt, một “ngoại
lệ” không có trong nền chuuyên chế quân chủ nói chung, có lẽ chỉ có ở Việt
Nam. Bởi hương ước tuy hướng vào mục đích chung là đưa sinh hoạt của
dân vào trật tự, quy củ làm cho nước thịnh dân giàu, nhưng cũng có thể
việc thực thi hương ước làm mờ nhạt hiệu lực cai trị của quan dẫn đến tình
trạng “Phép vua thua lệ làng”. Nếu thiếu đi một tinh thần “thân dân”, tôn
trọng ý dân và quyền tự quản xã thôn thì không một nhà nước tập quyền
phong kiến nào chấp nhận tình trạng này.
Trong thời kỳ chống Chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành lại độc lập
cho nhân dân, thống nhất cho Tổ quốc, chủ nghĩa yêu nước đã phát triển
đến đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó là ý chí tự lực tự
cường với tình thần “đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
Yêu nước trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, hoàn cảnh nào cũng đặt
lợi ích Tổ quốc, dân tộc lên trên hết. Kẻ nào chỉ chăm lo lợi ích cá nhân sẽ
bị người đời lên án, còn những người có công với nước sẽ được nhân dân
ca ngợi, lập đền thờ ghi công. Đó không chỉ là biểu hiện của cha ông đối
với các vị anh hùng mà nó còn có tác dụng cổ vũ, giáo dục long yêu nước
cho các thế hệ đời sau.
Như vậy, ta có thể khẳng định rằng: Chủ nghĩa yêu nước thực sự đã
trở thành “một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam”
- Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái!
Đạo nghĩa của Việt Nam hình thành từ rất sớm. Trong quá trình tồn tại
và phát triển nó chịu ảnh hưởng bởi lý thuyết nhân nghĩa của Nho giáo-
Khổng Tử nói ít về “Nghĩa” mà đề cập nhiều đến chữ “Nhân”. Nhưng học
trò của ông là Mạnh Tử giải thích “Nhân” chính là cốt lõi và thể hiện ra
bên ngoài thông qua “Nghĩa”, “Nhân” chính là lòng thương người,
“Nghĩa” là đường đi của người và “đạo nghĩa là lẽ phải”. Lấy nhân nghĩa
để đo lường phẩm chất của con người và coi đó là vũ khí đánh giặc, trị
nước- đó là kết quả của việc học hỏi tư tưởng Khổng Mạnh và áp dụng vào
thực tế Việt Nam. Nghĩa là lẽ phải, “vì nghĩa là đứng về lẽ phải là tranh
đấu cho lẽ phải thắng”. Nghĩa cũng là đặt cái lợi ích chung lên trên lợi ích
riêng vì đại nghĩa là dám hi sinh cá nhân cho dân tộc, cho đất nước. Đại
nghĩa theo quan điểm của người Việt Nam là cứu nước giành lại chủ
quyền, độc lập cho dân tộc, đó là quan điểm sống vì lợi ích của đân tộc, về
nhân các của con người, đưa con người thoát khỏi những nhỏ nhen, ích kỷ
đời thường. Chữ “Nghĩa” chi phối hành đồng của con người, làm cho
người bình thường trở thành anh hùng và lịch sử đất nước dù trong phút
gian truân nhất vẫn bừng nét tinh thần rạng rỡ nhất.
Nhân nghĩa trở thành phương trâm sống của mỗi người dân và cũng là
phương trâm giữ gìn và bảo vệ đất nước của cha ông ta từ bao đời nay:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
Hay Việc nhân nghĩa cốt ổ yên dân
Và nhân nghĩa đã trở thành nét riên có của Việt Nam.
Điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử của dân tộc ta đã tạo nên mối
quan hệ đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau trong chống chọi với thiên
nhiên cũng như trong chốn giặc ngoại xâm của cha ông ta và cả cộng đồng
người Việt. Lịch sử đã chứng minh truyền thống đoàn kết, ý chí độc lập tự
chủ tự cường của dân tộc được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và
giữ nước. Từ thế kỷ thứ III người Âu Lạc đã đánh tan 50 vạn quân xâm
lược nhà Tần, sau nhà Tần là các đế quốc phong kiến phương Bắc: Hán,