Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thủ tục thi hành quyết định về phá sản theo Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi bổ sung 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.94 KB, 15 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SƯ
CHỦ ĐỀ 13: Thủ tục thi hành quyết định về phá sản?

A.

MỞ ĐẦU
Hiện nay, tại nhiều quốc gia có nền kinh tế lớn mạnh, phá sản doanh

nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan trong tiến trình lịch sử
nền kinh tế thị trường. Tương tự như vậy, đối với nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa như ở Việt Nam, hiện tượng này cũng không phải là
hiếm. Có thể nhận định rằng đây là sản phẩm khách quan của quá trình cạnh
tranh, của quá trình đào thải và sự chọn lọc tự nhiên: các chủ thể kinh doanh làm
ăn thua lỗ, kém hiệu quả dẫn đến mất khả năng thanh toán, tất yếu phải chấm
dứt sự tồn tại của mình qua việc bị tuyên bố phá sản và điều đó đồng nghĩa với
việc chỉ có các doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ, năm bắt cơ hội cũng như
hoạt động thực sự có hiệu quả mới có thể tiếp tục tồn tại trong nền kinh tế. Phá
sản không những có vai trò thanh lọc thị trường, cơ cấu lại nền kinh tế, làm cho
kinh tế thị trường trở nên đúng với bản chất của nó. Mặt khác, phá sản còn giúp
các doanh nghiệp có cơ hội phục hồi hoạt động kinh doanh của mình.
Vì là một vấn đề hết sức quan trọng như vậy nên pháp luật điều chỉnh về
phá sản rất được quan tâm từ phía các doanh nghiệp, hợp tác xã cũng như trong
công chúng. Trong đó, thủ tục thi hành quyết định về phá sản là nôi dung chốt
lại vấn đề, được thực hiện sau khi Tòa án ra các quyết định nên càng được chú y
rất nhiều. Trong điều kiện ngày nay, pháp luật nước ta cũng đã có những thay
đổi nhất định đối với những quy định về thủ tục thi hành quyết định về phá sản,
đặc biệt trong công cuộc cải cách đang diễn ra rất mạnh mẽ như hiện nay. Pháp
luật có những quy định chặt chẽ sẽ giúp cho việc thi hành quyết định về phá sản
có hiệu quả một mặt hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực, mặt khác phát
huy tính tích cực của phá sản đối với đời sống kinh tế xã hội.


B. NỘI DUNG
1


I.

Những vấn đề lý luận chung
1.

Khái niệm phá sản

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hàng ngày, trên các phưong tiện
thông tin đại chúng ta có thể bắt gặp vô số những thông báo thành lập doanh
nghiệp, cùng với đó cũng là rất nhiều những thông tin về giải thể, phá sản doanh
nghiệp. Sau khi thành lập, bất kể ai cũng muốn doanh nghiệp của mình hoạt
động, làm ăn có hiệu quả, nhưng vì rất nhiều lí do mà nhiều doanh nghiệp, làm
ăn thua lỗ, không thực hiện được mục tiêu kinh doanh, mất khả năng thanh toán
các khoản nợ và lâm vào tình trạng phá sản. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều
không hề mong muốn đi đến kết cục này nhưng đây lại là điều phổ biến trong
nền kinh tế thị trường nếu doanh nghiệp không có những chiến lược đúng đắn để
thực hiện công việc kinh doanh của mình.
Vì vậy pháp luật có quy định tại khoản 2, điều 4, Luật phá sản 2014:“Phá
sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị
Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”. Như vậy, phá sản là khái
niệm dùng để chỉ doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản với các điều kiện:
mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Từ đây có thể thấy, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản chưa hẳn đã phá
sản, doanh nghiệp chỉ bị coi là phá sản khi có quyết định của Tòa án.
Quy định này so với quy định của Luật phá sản 2004 thì tiêu chí xác định
tình trạng phá sản đã được quy định theo hướng ngắn gọn, đơn giản và đi vào

bản chất mà không căn cứ vào việc doanh nghiệp không thanh toán được các
khoản nợ đến hạn và không căn cứ vào yêu cầu của chủ nợ. Luật Phá sản 2014
không còn dùng khái niệm “lâm vào tình trạng phá sản”, hay “không có khả
năng thanh toán được” như trước mà dùng khái niệm “mất khả năng thanh
toán” và “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ” cho thấy, Luật Phá
sản 2014 không yêu cầu việc xác định hay phải có căn cứ chứng minh doanh
nghiệp không có khả năng thanh toán bằng bảng cân đối tài chính... Như vậy, chỉ
cần xác định là có khoản nợ và đến thời điểm tòa án quyết định việc mở thủ tục
2


phá sản mà doanh nghiệp vẫn không thanh toán là tòa án có thể ra quyết định
mở thủ tục phá sản. Quy định này là bước tiến của Luật phá sản 2014, phù hợp
với thông lệ chung trên thế giới tạo điều kiện cho việc sớm mở thủ tục phá sản
cũng như khả năng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
2.

Đặc điểm của thi hành quyết định về phá sản

Về cơ bản, hầu hết các bản án, quyết định của Tòa án trong quá trình giải
quyết yêu cầu tuyên bố một doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được thi hành
theo pháp luật về phá sản quy định chỉ một số quyết định về phá sản được thực
hiện theo thủ tục thi hành án dân sự. Việc thi hành quyết định về phá sản có
những khác biệt nhất định so với thi hành các bản án, quyết định dân sự khác ở
những điểm sau:
Thứ nhất, thi hành quyết định về phá sản có liên quan mật thiết với thủ
tục giải quyết yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Sau khi Tòa án ra bản án, quyết định và bản án, quyết định này có hiệu
lực pháp luật, nếu bên phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã không tự
nguyện thi hành án thì theo yêu cầu của người được thi hành án, cơ quan thi

hành án dân sự sẽ ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành án. Tuy nhiên,
nếu sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án mà Tòa án
lại thụ ly đơn yêu cầu hoặc ra quyết định mở thủ tục tuyên bố phá sản đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án thì việc thi hành các nghĩa vụ
tài sản theo các bản án, quyết định có thể bị tạm ngừng hoặc ngừng lại. Khi có
quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt
động kinh doanh thì việc thi hành án của doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ được khôi
phục. Như vậy, có thể nói, việc thi hành các quyết định về phá sản phụ thuộc
vào quá trình giải quyết yêu cầu phá sản, khi Tòa án ra các quyết định khác
nhau. Hay nói cách khác, thi hành quyết định về phá sản có liên quan mật thiết
với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

3


Thứ hai, đối tượng của thi hành quyết định về phá sản là thi hành yêu
cầu, quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án.
Khi giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã, Tòa án có thể phải thực hiện nhiều công việc như: thụ ly đơn
yêu cầu, mở thủ tục tuyên bố phá sản; xác định các nghĩa vụ về tài sản và xử ly
các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã; kiểm kê tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã; lập danh sách chủ nợ và triệu tập hội nghị chủ nợ… Trong quá trình
thực hiện các công việc đó, Tòa án có thể phải ra các quyết định như: quyết định
mở thủ tục tuyên bố phá sản; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản; quyết định mở
thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã v.v…
Tòa án thực hiện những công việc và ra những quyết định đó không phải là đối
tượng của thi hành án quyết định về phá sản. Tuy nhiện, để đảm bảo việc giải
quyết yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì quyết định tạm

đình chỉ, quyết định đình chỉ và khôi phục thi hành án đối với người phải thi
hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thi hành
theo thủ tục thi hành án dân sự.
II.

Những quy định của pháp luật về thi hành quyết định về
phá sản
Những thủ tục thi hành quyết định về phá sản không được quy định nhiều

trong Luật thi hành án dân sự. Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp,
hợp tác xã phá sản hầu như được thực hiện theo thủ tục do pháp luật phá sản quy
định. Trong đó, chỉ có một số quyết định được cơ quan thi hành án dân sự áp
dụng thủ tục theo quy định của Luật thi hành án dân sự, chứ không thi hành tất
cả các quyết định mà Tòa án đã ban hành trong toàn bộ quá trình giải quyết phá
sản.
Trước đây, Luật thi hành án dân sự 2008 dành mục 4, chương V với ba
điều từ 137 đến 139 để quy định các vấn đề xoay quanh thủ tục thi hành quyết
4


định về phá sản. Tuy nhiên, đến khi Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ
sung vào năm 2014 thì Quốc hội đã quyết định bãi bỏ Điều 138, 139 và có sự
điều chỉnh nhỏ đối với khoản 2, Điều 137. Theo đó, thủ tục thi hành quyết định
về phá sản chỉ còn được quy định tại Điều 137, Luật thi hành án dân sự 2008
(sửa đổi, bổ sung 2014) như sau:
“1. Sau khi nhận được văn bản của Tòa án thông báo về việc thụ lý đơn
yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết
định tạm đình chỉ đối với các trường hợp thi hành về tài sản mà doanh nghiệp,
hợp tác xã là người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 49 của
Luật này.

Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi
hành án dân sự thông báo cho Tòa án đang giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản
về kết quả thi hành án đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng
phá sản.
2.Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thi
hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án lâm
vào tình trạng phá sản ngay sau khi nhận được quyết định của Tòa án về việc
mở thủ tục phá sản.
Việc tiếp tục thi hành nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác
xã là người phải thi hành án trong trường hợp này thực hiện theo quy định của
Luật phá sản. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chỉ đạo
Chấp hành viên bàn giao cho Tòa án các tài liệu thi hành án có liên quan đến
việc tiếp tục thi hành nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm
vào tình trạng phá sản.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ tiến
hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh, Thẩm phán
tiến hành thủ tục phá sản phải gửi quyết định đó kèm theo toàn bộ hồ sơ liên
quan đến việc thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình
chỉ việc thi hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi
hành án lâm vào tình trạng phá sản.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đình
chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh, Thủ
5


trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thu hồi quyết định đình chỉ thi
hành án và tiếp tục thi hành án đối với phần nghĩa vụ về tài sản còn phải thi
hành đã đình chỉ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và phân công Chấp hành
viên tổ chức thi hành vụ việc theo quy định của Luật này.”
1.

Tạm đình chỉ thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh
nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu thấy cần sửa đổi
bổ sung thì Tòa án yêu cầu người nộp đơn thực hiện sửa đổi, bổ sung trong thời
hạn không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, trường hợp
đặc biệt, Tòa án nhân dân có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày (Điều 34,
Luật phá sản 2014). Tòa án thụ ly đơn sau khi người nộp đơn xuất trình biên lai
nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền
tạm ứng án phí phá sản thì ngày thụ ly tính từ ngày Tòa án nhận được đơn. 1
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ ly đơn, Tòa án nhân dân phải
thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải
quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ ly đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản 2. Kể từ ngày Tòa án thụ ly đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản, việc thi hành nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải
thi hành án phải tạm đình chỉ.
Sau khi nhận được văn bản của Tòa án thông báo về việc thụ ly đơn yêu
cầu mở thủ tục phá sản, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định
tạm đình chỉ đối với các trường hợp thi hành về tài sản mà doanh nghiệp, hợp
tác xã là người phải thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật thi hành
án dân sự. Sau khi ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án, Thủ trưởng cơ quan
thi hành án dân sự thông báo cho Tòa án đang giải quyết yêu cầu tuyên bố phá
sản về kết quả thi hành án đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng
phá sản.
1 Điêu 39, Luât Pha san 2014
2 Khoan 1, Điêu 40, Luât Pha san 2014

6



2.

Đình chỉ thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh

nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản
Trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án
nhân dân, Trọng tài, cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định tạm đình chỉ
theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản phải ra quyết định đình chỉ và
chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân đang tiến hành thủ tục phá sản để giải
quyết.3 Lúc này, theo quy định tại khoản 1, Điều 72, Luật Phá sản 2014, tùy từng
trường hợp, Tòa án nhân dân đang tiến hành thủ tục phá sản xử ly như sau:
 Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực
pháp luật và không có quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã để bảo đảm thi hành án thì người được thi hành án được


thanh toán như một chủ nợ không có bảo đảm.
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực
pháp luật và có quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã để bảo đảm thi hành án thì người được thi hành án được
thanh toán như một chủ nợ có bảo đảm.

Trong trường hợp Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản thì Thủ trưởng
cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà
doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản
ngay sau khi nhận được quyết định của Tòa án về việc mở thủ tục phá sản. Việc
tiếp tục thi hành nghĩa vụ về tài sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là người
phải thi hành án trong trường hợp này thực hiện theo quy định của Luật phá sản.
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chỉ đạo Chấp hành viên

bàn giao cho Tòa án các tài liệu thi hành án có liên quan đến việc tiếp tục thi
hành nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá
sản 4. Như vậy, có thể thấy, việc cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ việc
thi hành án để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ cho thủ tục
phá sản.
3 Khoan 2, Điêu 71, Luât Pha san 2014.
4 Khoan 2, Điêu 137, Luât thi hanh an dân sư 2008 (sưa đôi, bô sung 2014)

7


3.

Khôi phục thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đến trước ngày ra quyết

định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã
không mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến
hành thủ tục phá sản. Ngoài ra, Tòa án có thể ra quyết định đình chỉ thủ tục phục
hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây: Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án
phục hồi hoạt động kinh doanh; Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được
phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; Hết thời hạn thực hiện phương án
phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn mất khả
năng thanh toán.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục
hồi hoạt động kinh doanh, Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì doanh nghiệp, hợp tác xã lúc
này được coi là không còn mất khả năng thanh toán. Còn nếu rơi vào trường

hợp: Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt
động kinh doanh; Hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn mất khả năng thanh toán thì thẩm
phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Ngay sau khi ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo trường hợp
doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh
doanh thì việc thi hành án dân sự hoặc việc giải quyết vụ án bị đình chỉ trước đó
nay được tiếp tục thi hành hoặc giải quyết. Lúc này, căn cứ của việc đình chỉ thi
hành án về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là
người phải thi hành án không còn nữa. Vì vậy, căn cứ quy định tại khoản 3, Điều
137, Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) thì trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản hoặc
đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh, Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản phải
gửi quyết định đó kèm theo toàn bộ hồ sơ liên quan đến việc thi hành án cho cơ
8


quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ việc thi hành án về tài sản mà
doanh nghiệp, hợp tác xã là người phải thi hành án lâm vào tình trạng phá sản.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ tiến
hành thủ tục phá sản hoặc đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh, Thủ trưởng cơ
quan thi hành án dân sự ra quyết định thu hồi quyết định đình chỉ thi hành án và
tiếp tục thi hành án đối với phần nghĩa vụ về tài sản còn phải thi hành đã đình
chỉ đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và phân công Chấp hành viên tổ chức thi
hành vụ việc theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
III.

Những bất cập trong thực tế và kiến nghị hoàn thiện pháp
luật

Hiện nay, việc thi hành các quyết định của tòa án trong quá trình giải

quyết phá sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một số quy định của pháp luật còn
chưa hoàn thiện, có thể kể tới một số bất cập như sau:
Thứ nhất, về thời hạn ra quyết định thi hành án, Luật Phá sản 2014 và
Luật Thi hành án dân sự đều quy định thẩm quyền tổ chức thi hành quyết định
tuyên bố phá sản của Tòa án là của cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên, về
thời hạn ra quyết định thi hành án tại khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự
quy định thời hạn ra quyết định thi hành án đối với quyết định tuyên bố phá sản
là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định. Tuy nhiên, tại khoản 1
Điều 120 Luật Phá sản 2014 quy định: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ
ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm
chủ động ra quyết định thi hành. Như vậy, thời hạn để cơ quan thi hành án dân
sự ra quyết định thi hành án đối với quyết định tuyên bố phá sản của Luật Thi
hành án dân sự và Luật Phá sản 2014 là không thống nhất với nhau. Vậy, để phù
hợp thi cần phải có sự điều chỉnh nhất định của hai bộ luật về thời hạn ra quyết
định thi hành để đạt được sự thống nhất, hạn chế chồng chéo mâu thuẫn.
Thứ hai, về vấn đề định giá lại: Theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật
Phá sản 2014 quy định: “Việc định giá lại tài sản được thực hiện khi có vi phạm
nghiêm trọng quy định tại Điều 122 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả định
giá tài sản”. Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 22/2015/NĐ-CP quy định nếu phát
hiện Quản tài viên, doanh nghiệp quản ly, thanh ly tài sản có hành vi vi phạm
9


quy định của pháp luật về phá sản, pháp luật về định giá tài sản dẫn đến sai lệch
kết quả định giá tài sản, Chấp hành viên yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp
quản ly, thanh ly tài sản thực hiện việc định giá lại tài sản, trừ trường hợp Quản
tài viên, doanh nghiệp quản ly, thanh ly tài sản đó bị thay đổi theo quy định tại
khoản 1 và Khoản 2 Điều 18 của Nghị định này.

Điều 99 Luật THADS quy định việc định giá lại tài sản kê biên được thực
hiện trong các trường hợp sau: Chấp hành viên có vi phạm nghiêm trọng quy
định tại Điều 98 của Luật này dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản; Đương
sự có yêu cầu định giá lại trước khi có thông báo công khai về việc bán đấu giá
tài sản. Yêu cầu định giá lại chỉ được thực hiện một lần và chỉ được chấp nhận
nếu đương sự có đơn yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được thông báo về kết quả thẩm định giá và phải nộp ngay tạm ứng chi phí định
giá lại tài sản.
Như vậy, chủ thể được quyền yêu cầu định giá lại theo Luật thi hành án
dân sự có bao gồm đương sự (người được thi hành án, người phải thi hành án)
tuy nhiên tại Luật Phá sản 2014 không quy định quyền yêu cầu định giá lại của
những chủ nợ (người được thi hành án). Điều này có khả năng làm ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Do đó cũng cần xem
xét để quy định thống nhất hơn về vấn đề này đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp cho người được thi hành án.
Thứ ba, về trình tự thủ tục khi Chấp hành viên thực hiện việc thanh lý tài
sản: Tại khoản 4 Điều 121 Luật Phá sản 2014 quy định: “Tài sản mà Quản tài
viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được việc thanh lý
sau 02 năm kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của Chấp hành viên theo quy
định tại khoản 2 Điều này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài
sản phải chấm dứt việc thanh lý tài sản và bàn giao toàn bộ giấy tờ, tài sản của
doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản cho cơ quan thi hành án dân sự xử lý, thanh
lý tài sản theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, sau 02 năm kể từ ngày nhận được văn bản của Chấp
hành viên yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản ly, thanh ly tài sản thực
hiện việc thanh ly tài sản mà tài sản chưa được thanh ly thì việc thanh ly tài sản
10


được giao trở lại cho Chấp hành viên. Tuy nhiên, Luật Phá sản 2014 chỉ quy

định là cơ quan thi hành án dân sự xử ly, thanh ly tài sản theo quy định của pháp
luật. Việc quy định chung chung như vậy dẫn đến cơ quan thi hành án dân sự
gặp khó khăn trong việc tổ chức thi hành cụ thể là trong trường hợp này Chấp
hành viên áp dụng các quy định của Pháp luật về phá sản hay Pháp luật về thi
hành án để tiếp tục tổ chức việc thanh ly tài sản. Cụ thể: trong trường hợp Chấp
hành viên khi thực hiện việc thanh ly tài sản của Doanh nghiệp, hợp tác xã phá
sản thì có phải thực hiện việc ra quyết định kê biên theo quy định của Luật Thi
hành án dân sự hay chỉ tiến hành định giá lại tài sản theo quy định tại khoản 2
Điều 123 Luật Phá sản. Đó lại là một vấn đề mâu thuẫn cần được khắc phục.
Hiện nay ngoài các quy định tại Luật phá sản năm 2014, Luật THADS,
Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản ly,
thanh ly tài sản thì chỉ có một văn bản hướng dẫn thi hành các quyết định của
Tòa án liên quan đến giải quyết phá sản là Công văn số 3089/BTP-TCTHADS
ngày 09/9/2016 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về việc thi hành quyết định của Tòa
án liên quan đến giải quyết phá sản. Từ những khó khăn vướng mắc trên để việc
thi hành các quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án được thuận lợi nhanh
chóng đảm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ thì Tòa án nhân dân tối cao
cần phối hợp với Bộ Tư pháp sớm ban hành Thông tư liên tịch để hướng dẫn các
quy định liên quan đến thủ tục thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

11


C. KẾT LUẬN
Hiện nay, Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ ngoại giao cũng như
tham gia vào rất nhiều diễn đàn kinh tế. Điều đó có nghĩa là thị trường kinh tế có
sự gia nhập của các nền kinh tế lớn và phát triển, nên không tránh khỏi quy luật
cạnh tranh khốc liệt. Trong khi phần lớn doanh nghiệp của nước ta là doanh
nghiệp vừa và nhỏ, thiếu kinh nghiệm quản ly. Đó là thách thức đặt ra với các

doanh nghiệp. Từ thực tiễn đó cho thấy vấn đề phá sản doanh nghiệp,
hợp tác xã có thể diễn ra hàng ngày hàng giờ và đây đang là
vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội. Vì vậy, để phù hợp với bối cảnh hiện
nay, các nhà làm luật cần nghiên cứu và hoàn thiện những quy định của pháp
luật về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và thủ
tục phá sản nói chung. Hơn thế nữa, pháp luật phá sản và pháp luật thi hành án
cũng cần thiết phải có sự thống nhất hơn nữa nhằm khắc phục sự chồng chéo,
bất cập giữa các văn bản pháp luật, tạo sự đồng bộ giữa các quy định của Luật
Phá sản, Luật Thi hành án dân sự và những văn bản pháp luật khác liên quan đến
lĩnh vực phá sản. Có như vậy mới tạo điều kiện cho các ngành, tổ chức, cá nhân
phối hợp giải quyết tốt việc phá sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã.

12


1.

Danh mục tài liệu tham khảo
Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luât thi hành án dân sự Việt

2.
3.
4.

Nam, Nxb CAND, 2012.
Luật phá sản 2014.
Luật thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014).
Nghị định 22/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của

5.


Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản ly, thanh ly tài sản.
Văn Thị Tâm Hồng, Những bất cập trong thi hành Luật Phá sản 2014
nhìn từ góc độ thi hành án, Cổng thông tin điện tử Tổng cục thi hành án

6.

dân sự – Bộ Tư pháp, 07/12/2016.
Website:



13


Mục lục

14



×