Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận hệ thống TTĐC thế giới hiện đại THƯƠNG mại hóa báo CHÍ và NHỮNG hệ QUẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.87 KB, 28 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Đề tài:

THƯƠNG MẠI HÓA BÁO CHÍ VÀ NHỮNG HỆ QUẢ


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi quan hệ thị trường đã
được khẳng định rõ ràng và trở thành đòi hỏi trong quản lý, phát triển của
toàn bộ nền kinh tế của nước ta, thì hầu như các cơ quan báo chí còn quá lạ
lẫm với vấn đề tài chính. Tuy nhiên, ở vào thời điểm hiện nay thì khác, một
nền kinh tế báo chí được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ chưa từng
có, đã có hàng trăm cơ quan báo chí đã hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự đảm
bảo được nguồn lực kinh tế kỹ thuật cho các hoạt động nghiệp vụ cũng như
khả năng mở rộng quy mô sản phẩm. Báo chí trở thành một yếu tố của lực
lượng sản xuất, đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và sự
phát triển chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập, hợp tác và phát triển.
Hai yếu tố quyết định trong “thương mại hóa” sản phẩm truyền thông
đại chúng, là sản phẩm hàng hóa báo chí truyền thông và dịch vụ quảng cáo.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin báo chí càng tăng lên, do đó nhu
cầu về sản phẩm hàng hóa báo chí cũng tăng lên. Nền kinh tế tăng trưởng
nhanh dẫn đến nhu cầu ngày càng lớn về quảng cáo nhằm đưa hàng hóa, dịch
vụ đến người tiêu dùng. Như vậy, vấn đề “thương mại hóa” sản phẩm truyền
thông đại chúng ở Việt Nam đang có cơ hội thuận lợi cho sự phát triển.
“Thương mại hóa” trong truyền thông đại chúng phát triển dẫn đến sự


tác động có tính hai mặt vào đời sống báo chí, truyền thông. Thứ nhất, ở yếu
tố tích cực, nó mang lại nguồn lực tài chính quan trọng, đảm bảo cho sự tiếp
tục phát triển, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới thiết bị kỹ thuật công nghệ,
mở mang thêm các nguồn thông tin, tài liệu, cũng như công tác đào tạo, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm báo. Thứ
hai, ở mặt tiêu cực, nó sẽ dẫn đến hiện tượng thương mại hóa báo chí, hay là
sự xuất hiện những sản phẩm báo chí thuần túy hàng hóa, chỉ quan tâm thu lợi

1


nhuận, không quan tâm đến chức năng thông tin tuyên truyền hoặc coi chức
năng thông tin, tuyên truyền như vỏ bọc cho hoạt động kinh tế.
Tiểu luận “Thương mại hóa báo chí và những hệ quả” sẽ đề cập và
nghiên cứu những yếu tố tác động đến hoạt động “thương mại hóa” sản phấm
báo chí hiện nay; hoạt động “thương mại hóa” của cơ quan báo chí; và những
hệ quả của nó, đồng thời mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần
hạn chế những hệ quả có thể xảy ra.
2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Tiểu luận sẽ đi sâu phân tích, khảo sát về những tác động của kinh tế thị
trường đối với hoạt động báo chí. Nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực tiễn
vấn đề “thương mại hóa” các sản phẩm báo chí ở nước ta trong thời gian gần
đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ
Tiểu luận làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa báo chí
và kinh tế, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết sâu sắc hơn về vai trò
của báo chí đối với công chúng trong xã hội hiện nay, bàn những giải pháp để
báo chí hoạt động đúng định hướng, đúng tôn chỉ, đúng pháp luật.
4. Tình hình nghiên cứu
- Vấn đề thương mại hóa trong cơ quan báo chí là một vấn đề lớn trong

công tác truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, do chưa có điều kiện thâm nhập,
tiếp cận sâu sắc nên người viết mới chỉ tham khảo được một số cuốn sách,
giáo trình, bài viết đề cập tới vấn đề này, như: “Báo chí trong kinh tế thị
trường” Grabennhicốp, NXB Thông tấn, năm 2003; “Báo chí những điểm
nhìn từ thực tiễn” NXB Văn hóa Thông tin, 2004; Tạ Ngọc Tấn “Một số vấn
đề về phát triển báo chí của nước ta hiện nay” Tạp chí Cộng sản số 9/2007;
Ngô Văn Điểm (2004), “Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của
Việt Nam” NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đề án Quy hoạch phát triển và
quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.

2


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về báo chí và công tác tư tưởng, đường lối, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và từ thực tiễn
hoạt động báo chí làm nền tảng để tiến hành nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu chung: Tiểu luận được tiến hành nghiên cứu
chủ yếu bằng phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Ý nghĩa và thực tiễn
Qua kết quả khảo sát, nghiên cứu có thể làm cơ sở cho lãnh đạo các cơ
quan truyền thông đại chúng; Ban biên tập của các phương tiện truyền thông;
Những người làm báo có cách nhìn sâu sắc hơn, từ đó nắm vững những
nguyên tắc trong hoạt động báo chí, sự cần thiết phải rèn luyện để có được
những phẩm chất tối cần thiết cho mình trong suốt quá trình hoạt động, những
yêu cầu cần có của mọi nhà báo hoạt động trong nền kinh tế thị trường, nhằm
đáp ứng nhu cầu công chúng trong thời kỳ đổi mới của đất nước hiện nay.
7. Kết cấu của tiểu luận
- Trên cơ sở những vấn đề nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận và

danh mục tham khảo, mục lục, tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Yếu tố tác động đến “thương mại hóa” sản phẩm báo chí.
Chương 2: Hoạt động “thương mại hóa” của các cơ quan báo chí.
Chương 3: Những hệ quả của “thương mại hóa” sản phẩm báo chí ở
nước ta.

3


CHƯƠNG 1: YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN “THƯƠNG MẠI HÓA”
SẢN PHẨM BÁO CHÍ Ở NƯỚC TA
1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển
của Báo chí Việt Nam
Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội, thực tế đã chứng minh
rằng xã hội càng phát triển bao nhiêu thì nhu cầu thông tin giao tiếp càng phát
triển bấy nhiêu. Bởi thế, báo chí đã ra đời và đóng một vai trò rất tích cực
trong đời sống xã hội.
Khái niệm báo chí khởi nguyên được dùng để chỉ kênh truyền thông đại
chúng, chuyển tải, phát tán thông điệp định kỳ bằng kỹ thuật in ấn trên vật
liệu giấy và mực với ký hiệu ngôn từ. Ngày nay, báo chí được dùng để chỉ
kênh truyền thông đại chúng chuyên phản ảnh các sự kiện và vấn đề thời sự,
xuất bản định kỳ đều đặn. Như vậy, báo chí là một số loại hình thông tin đại
chúng dùng để chuyển tải và phát tán những sự kiện và vấn đề thời sự, có tính
định kỳ, tác động đến công chúng rộng rãi trong xã hội.
Ở nước ta, báo chí in bằng chữ quốc ngữ xuất hiện vào giữa thế kỷ
XIX, khởi đầu là tờ “Gia Định báo” (ra số đầu tiên vào 15/4/1865). Trước đó,
năm 1862 đã ra đời tờ công báo của quân đội viễn chinh Pháp ở Nam kỳ in
bằng tiếng Pháp “Bulletin Officiel de I’expedition de la Cochinchine”. So với
các nước phát triển trên thế giới, báo chí Việt Nam ra đời muộn tới 300 năm.
Khi tờ “Gia Định báo” ra đời, xã hội Việt Nam đang trải qua những

biến động dữ dội. Thực dân Pháp vừa xâm chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam bộ
(1862). Chúng đề ra mục tiêu nhanh chóng chiếm cả Bắc kỳ, Trung kỳ và
Nam kỳ để áp đặt ách thống trị trên đất nước ta. Tình hình đó đã làm xuất
hiện nhu cầu xuất bản đều đặn một tờ báo định kỳ bằng chữ quốc ngữ để
truyền bá những chủ trương, chính sách đến người dân địa phương như binh
lính, viên chức, hào lý (phần lớn không đọc được tiếng Pháp), cộng tác với
họ, từ đó mở rộng tuyên truyền trong dân chúng.
4


Bước sang đầu thế kỷ XX, nước ta có khoảng hơn 10 tờ báo, hầu hết
bằng tiếng Việt, một số ít bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Hán nhưng đều do
người Pháp làm chủ, vì pháp luật thuộc địa thời đó không cho người bản xứ
làm chủ báo. Mặc dù vậy, báo chí Việt Nam sau khi định hình vẫn phát triển
theo quy luật nội tại của nó với tư cách là phương tiện thông tin. Theo số liệu
thống kê của cơ quan lưu trữ Pháp, số lượng các tờ báo trong thời gian này
cũng tăng khá nhanh. Năm 1936, Việt Nam có 277 tờ báo và tạp chí các loại;
năm 1937 có 289 tờ; năm 1938 có 308 tờ; năm 1939 số lượng tờ báo tiếp tục
tăng 4%… khu vực tăng nhiều nhất là Nam kỳ và Bắc kỳ… khu vực giảm là
Trung kỳ… (Theo Tạp chí Người làm báo tháng 4/2006).
Với việc xuất bản báo Thanh Niên năm 1925, do Nguyễn Ái Quốc sáng
lập và điều hành, khởi đầu một nền báo chí mới - Báo chí cách mạng. Từ đó
cho đến tháng 4/1975, trên đất nước Việt Nam tồn tại song song hai nền báo
chí khác nhau về bản chất và đối lập với nhau. Một nền báo chí nhìn bề ngoài
có vẻ như sôi nổi, hoạt bát song thực chất lâm vào khủng hoảng triền miên.
Một nền báo chí ra đời và lớn lên trong điều kiện bất hợp pháp (có lúc hoạt
động bán hợp pháp hoặc lợi dụng thế hợp pháp tạm thời) vô cùng khó khăn
nhưng vẫn lớn mạnh không ngừng. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945,
báo chí cách mạng được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam,
nhờ môi trường thuận lợi, mau chóng trưởng thành. Báo chí cách mạng đã đạt

được những bước phát triển ngoạn mục cả về lượng và chất, đặc biệt trong
thời kỳ đổi mới.
Sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam là một tất yếu khách quan.
Báo chí cách mạng kế thừa chừng mực nhất định khuynh hướng yêu nước,
dân chủ trong báo chí hợp pháp. Một cội nguồn nội tại của nó là văn thơ yêu
nước và cách mạng lưu hành trong nhân dân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Báo chí cách mạng còn bắt nguồn từ truyền thống báo chí dân chủ và tiến bộ
thế giới, tất nhiên chịu ảnh hưởng của nền báo chí ấy song trước sau vẫn giữ
được bản sắc đậm đà dân tộc của mình. Báo chí cách mạng Việt Nam trước
5


hết và trên hết là con đẻ của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ khi ra đời cho đến nay,
báo chí cách mạng luôn được soi đường bởi chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Báo chí cách mạng kế thừa hàng ngàn năm văn hiến và mang hơi thở
của thời đại. Nó là sản phẩm tất yếu của quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ
của nhân dân Việt Nam trong lịch sử đương đại vì độc lập, tự do của dân tộc,
vì công bằng, dân chủ, văn minh của xã hội, vì hạnh phúc của con người.
Trong sự nghiệp ấy, vai trò và những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh vô cùng to lớn và có ý nghĩa quyết định. Từ khi ra đời cho đến nay,
báo chí cách mạng Việt Nam trải qua các giai đoạn phát triển. Giai đoạn
chuẩn bị lật đổ chế độ thuộc địa, báo chí cách mạng lưu hành bí mật trong
nhân dân, vận động nhân dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Giai đoạn
khi nhân dân làm chủ đất nước và tiến hành chiến tranh cách mạng cứu nước
và giữ nước, báo chí là đội quân tiên phong trên mặt trận tư tưởng. Giai đoạn
sau khi đất nước thống nhất, báo chí tiếp tục là công cụ, tiếng nói, là người
tuyên truyền giáo dục của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức xã hội,
nghề nghiệp. Báo chí nêu cao chính nghĩa, truyền bá kiến thức, nâng cao dân

trí, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển; tổ chức đời sống tinh thần, văn hóa
của nhân dân; đấu tranh khắc phục tệ nạn xã hội, phản bác các luận điệu, quan
điểm sai trái…
Có thể nói, trải qua quá trình hình thành và phát triển, chưa bao giờ
hoạt động báo chí và đội ngũ những người làm báo ở nước ta lại phát triển
mạnh mẽ và hùng hậu như hiện nay. Nền báo chí nước ta đang phấn đấu, xây
dựng và trưởng thành theo tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng. Báo
chí nước ta ngày nay có được sự phát triển lớn mạnh đó, trước hết phải nói
đến sự đóng góp to lớn của đội ngũ nhà báo. Đó là những phóng viên, biên
tập viên và bên cạnh đó là cả một đội ngũ những người phục vụ cho hoạt
động báo chí. Hoạt động của nhà báo là cơ sở cho sự tồn tại của những hoạt
6


động khác trong cơ quan báo chí, nó đem lại sức sống cho cơ quan báo chí,
mà trong đó nhà báo là những người luôn đứng đầu nguồn tin tức, tạo cho cơ
quan báo chí trở thành chiếc cầu nối giữa giai cấp lãnh đạo với công chúng.
1.2. Sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và sự
toàn cầu hoá thông tin đại chúng.
Ngày nay, những thành tựu mới của khoa học công nghệ trong thời
đại toàn cầu hóa đã tạo ra cho báo chí những công cụ mạnh mẽ, những thuận
lợi to lớn để phát triển, nâng cao vai trò và ảnh hưởng của báo chí trong đời
sống xã hội. Cùng với các tờ báo truyền thống có lượng bản phát hành ngày
càng nhiều, hình thức ngày càng hấp dẫn thì mạng thông tin toàn cầu
(Internet), các báo điện tử, các trang thông tin điện tử (Website) đã vượt qua
những giới hạn về không gian, thời gian, biên giới quốc gia, bất kể ngày đêm,
chuyển tải những khối lượng thông tin to lớn, với tốc độ cao, gần như tức thì
tới mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức ở mọi quốc gia trên thế giới.
Với tư cách là một phương tiện thông tin đại chúng, ngày nay báo chí
đang ngày càng thể hiện vai trò và sức mạnh to lớn của mình trong tất cả các

mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế và chính trị.
1.3. Sự phát triển mạnh mẽ hệ thống báo chí theo khuynh hướng
đa phương tiện.
Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới, nếu như nền kinh tế Việt
Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn, thì lĩnh
vực báo chí truyền thông của đất nước cũng đã có những thay đổi chưa từng
thấy. Theo Bộ thông tin – Truyền thông tính đến hết tháng 6/2015, cả nước có
838 cơ quan báo chí in, với 1.111 ấn phẩm, trong đó các cơ quan báo chí
Trung ương có 86 báo; 507 tạp chí; địa phương có 113 báo, 132 tạp chí; có 70
báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các
cơ quan báo chí. Có 1 hãng Thông tấn quốc gia. Ở mạng lưới Phát thanh –
Truyền hình, hiện cả nước có 67 Đài Phát thanh – Truyền hình Trung ương và
địa phương. Trong số các Đài Phát thanh – Truyền hình, có 178 kênh chương
7


trình phát thanh và truyền hình quảng bá, gồm 103 kênh chương trình truyền
hình, 75 kênh chương trình phát thanh.
Nổi bật nhất là sự tăng trưởng với tốc độ lớn về số lượng người sử dụng
Internet và các tờ báo, trang thông tin trên mạng. Tính đến hết tháng 06/2015
cả nước đã có tổng số trên 32 triệu người sử dụng Internet; số thuê bao
Internet băng rộng đạt 5,17 triệu thuê bao. Trên thực tế, việc chính thức đưa
vào sử dụng Internet ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu từ năm 1997.
Sự phát triển nhanh chóng báo mạng điện tử và các loại hình báo in tạo
ra sức ép, làm cho người ta buộc phải tìm ra phương hướng phát triển thích
hợp, nếu như muốn sản phẩm báo chí được công chúng tiếp nhận. Phương
hướng ấy được thể hiện khá rõ ở sự đa dạng hóa về loại hình và phương tiện ở
các cơ quan báo chí lớn. Hầu như tất cả các cơ quan báo chí đáng kể đều có
trang website song hành với loại hình báo chí truyền thống. Một số tờ báo đơn
nhất đã thực sự trở thành những cơ quan báo chí đa phương tiện với việc xuất

bản đồng thời nhiều loại hình sản phẩm báo chí khác nhau như: nhật báo, tuần
báo, nguyệt san, chuyên san, báo buổi chiều, báo mạng điện tử. Sự tồn tại
đồng thời các loại hình sản phẩm báo chí truyền thông khác nhau cho phép
các cơ quan báo chí có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tạo điều kiện cho các
loại hình sản phẩm hỗ trợ lẫn nhau về mặt tài chính, quảng bá thương hiệu,
cũng như tận dụng các khả năng khai thác thông tin, tư liệu.
Với việc tham gia mạng thông tin điện tử toàn cầu, báo chí Việt Nam đã
dần phá vỡ được thế bị động, cô lập về thông tin, phục vụ ngày một tốt hơn
việc tuyên truyền đường lối đối ngoại, chính sách hội nhập kinh tế của Đảng
và Nhà nước ta. Báo chí của chúng ta đã mở rộng được tầm ảnh hưởng của
mình ra ngoài biên giới quốc gia, quảng bá kịp thời những hình ảnh sắc nét và
sinh động về một Việt Nam đổi mới ra toàn thế giới.
Sự tăng trưởng của báo chí Việt Nam trong những năm qua gắn bó chặt
chẽ với sự phát triển về loại hình. Trong đó, phải kể đến sự phát triển phong
phú các loại hình báo in. Ngoài các ấn phẩm định kỳ vốn có như: nhật báo,
8


tuần báo, báo thưa kỳ, tạp chí, bản tin.., đã xuất hiện những tờ tạp chí magazine với nội dung thiên về giải trí và mục đích rõ ràng là tập trung thu
hút quảng cáo. Điều ấy cũng có nghĩa là đã xuất hiện một loại sản phẩm báo
chí có mục đích thương mại rõ ràng.
1.4. Xu thế tự chủ về tài chính
Vào thời điểm hiện nay ở nước ta đã có hàng trăm cơ quan báo chí đã
hoàn toàn tự chủ về tài chính, tự đảm bảo được nguồn lực kinh tế - kỹ thuật
cho các hoạt động nghiệp vụ cũng như khả năng mở rộng quy mô sản phẩm.
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy trong xã hội đang hình thành xu
hướng “thương mại hóa” các sản phẩm báo chí truyền thông, hay nói cách
khác, là một nền kinh tế báo chí. Hai chỗ dựa quyết định cho nền kinh tế báo
chí là sản phẩm hàng hóa báo chí truyền thông và dịch vụ quảng cáo. Xã hội
càng phát triển thì yêu cầu thông tin báo chí càng tăng lên, do đó nhu cầu về

sản phẩm hàng hóa báo chí cũng tăng lên. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn
đến nhu cầu ngày càng lớn về quảng cáo nhằm đưa hàng hóa, dịch vụ đến
người tiêu dùng. Như vậy, nền kinh tế báo chí Việt Nam đang có cơ hội thuận
lợi cho sự phát triển.
Sự phát triển kinh tế báo chí một mặt nó mang lại nguồn lực tài chính
quan trọng, đảm bảo cho sự tiếp tục phát triển, tăng cường tiềm lực vật chất, kỹ
thuật… cho cơ quan báo chí, mặt khác, sự phát triển kinh tế báo chí dẫn tới hiện
tượng thương mại hóa các sản phẩm báo chí, hay là sự xuất hiện những sản
phẩm báo chí thuần túy hàng hóa, xem nhẹ chức năng thông tin tuyên truyền.
1.5. Xu thế hình thành các tập đoàn báo chí
Thời gian gần đây, hình thành các tập đoàn báo chí chính đã được
Đảng, Chính phủ tạo điều kiện để phát triển. Một số lãnh đạo các cơ quan báo
chí cũng đã tuyên bố sẽ phát triển cơ quan báo chí của mình thành “Tập đoàn
báo chí”. Trong thực tế hiện nay, một số tờ báo tại thành phố Hồ Chí Minh
cũng đã manh nha hoạt động theo mô hình này, ví dụ như Saigon Times
Group.
9


Ở các nước tư bản chủ nghĩa, các tập đoàn báo chí hình thành trên cơ
sở tích tụ tư bản, “cá lớn nuốt cá bé” hay các công ty truyền thông tự nguyện
liên kết lại bằng hình thức mua bán hoặc hợp nhất với nhau nhằm tăng nguồn
lực, tạo ra sức mạnh đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Vì thế,
thực chất của việc hình thành các tập đoàn báo chí là một quá trình thuần túy
kinh tế, nhằm mục đích kinh tế. Những yếu tố liên quan đến khuynh hướng,
tác động chính trị của chúng, thực ra cũng là nhằm tìm đến lợi nhuận và bị lợi
nhuận chi phối.
Tại một vài quốc gia khác (như Trung Quốc, Malaisia chẳng hạn), đảng
chính trị cầm quyền và nhà nước chủ động tạo ra các nguồn lực và điều kiện
kinh tế - xã hội - kỹ thuật - công nghệ để xây dựng các tập đoàn báo chí nhằm

mục đích tạo ra sức mạnh truyền thông chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho
các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên khi đã trưởng thành, các tập đoàn
báo chí đó không chỉ trở thành thế lực truyền thông chính trị, mà còn trở
thành thế lực kinh tế và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các quy luật “thương
mại hóa” trong quá trình tồn tại, phát triển.
Thực tế và những kinh nghiệm trên buộc chúng ta phải cân nhắc kỹ khi
đặt ra và và bắt tay vào việc xây dựng các tập đoàn báo chí của Việt Nam. Bởi
vì, một khi các tập đoàn báo chí ra đời, phát triển theo cơ chế tự chủ tài chính,
cũng có nghĩa là họ sẽ không thể tránh khỏi sự chi phối của các quy luật kinh
tế thị trường như các doanh nghiệp kinh tế khác. “Vấn đề đặt ra phải có cơ
chế như thế nào để chi phối, định hướng chính trị đối với những thế lực kinh
tế, thế lực truyền thông chính trị ấy phục vụ cho mục đích xây dựng chủ nghĩa
xã hội”.

10


CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG “THƯƠNG MẠI HÓA”
CỦA CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ
2.1. Báo chí hoạt động “thương mại hóa”- một tất yếu, khách quan
Có thể hiểu, hoạt động nào mang lại nguồn thu (kinh tế) cho cơ quan
báo chí thì được xem là hoạt động “thương mại hóa”. Bản chất của hoạt động
“thương mại hóa” báo chí là hoạt động trao đổi, mua bán thông tin. Hoạt động
“thương mại hóa” của báo chí thể hiện nổi trội nhất là hoạt động dịch vụ. Sản
xuất trực tiếp ít hơn, hoặc ít công đoạn hơn. Ví dụ: Các tờ báo lớn hiện nay
đều có các nhà in, đài truyền hình có một số đơn vị sản xuất linh kiện; một số
cơ quan báo chí kinh doanh lĩnh vực dịch vụ du lịch, liên kết tổ chức hội nghị,
hội thảo.
Trong kinh tế thị trường, báo chí có khả năng và điều kiện tham gia
hoạt động thương mại hóa (hoạt động kinh tế) tăng nguồn thu. Về pháp lý

không có điều khoản nào cấm cơ quan báo chí làm kinh tế, thậm chí trong chủ
trương đường lối của Đảng, Nhà nước khuyến khích cơ quan báo chí tăng
cường nguồn thu cải thiện đời sống, tăng thu nhập. Tại Điều 17c, Luật Báo
chí (sửa đổi) qui định: “Cơ quan báo chí được tổ chức các hoạt động kinh
doanh, dịch vụ phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ của mình theo qui định
của Chính phủ và qui định của pháp luật để tạo nguồn thu trở lại cho sự phát
triển của mình”.
Trong thực tế, báo chí có trong tay lực lượng lao động tinh tuý của xã
hội, có chất lượng cao. Đòi hỏi tất yếu là phải sử dụng có hiệu quả lực lượng
này, tránh lãng phí xã hội thì phải tạo việc làm cho người ta, đó là tham gia
hoạt động kinh tế. Các cơ quan báo chí nắm trong tay cơ sở vật chất kỹ thuật,
có một số động sản và bất động sản khác. Vậy lực lượng vật chất này phải sử
dụng sao cho hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay chu kỳ khấu hao ngày càng
rút ngắn. Muốn sử dụng có hiệu quả thì làm thế nào để những công năng của

11


nó phải được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Đây chính là điều kiện để làm
kinh tế.
Hiện nay, xã hội nhất là các doanh nghiệp có nhu cầu cần thiết là cơ
quan báo chí phải tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh tế. Xã hội đặt ra nhu
cầu cần thiết để báo chí thực hiện các hợp đồng kinh tế.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá phát triển ở giai đoạn
cao. Thị trường báo chí là nơi diễn ra quá trình mua bán sản phẩm báo chí,
thực hiện những hợp đồng quảng cáo hoặc những cam kết tài trợ để thông qua
đó quảng bá cho thương hiệu các sản phẩm. Là sản phẩm hàng hoá, báo chí
chịu tác động của quy luật cạnh tranh như bất cứ loại hàng hoá nào khác. Bán
báo chí tức là bán thông tin. Mua báo tức là mua giá trị thông tin in, phát trên
tờ báo hoặc trên chương trình phát thanh, truyền hình. Công chúng là khách

hàng của báo chí, do vậy họ có quyền lựa chọn cho mình loại sản phẩm báo
chí mà họ cảm thấy cần thiết, bổ ích. Các loại công chúng khác nhau có nhu
cầu khác nhau về thông tin.
Tầm quan trọng của thông tin thị trường có tác động tích cực hay tiêu
cực tới hiệu quả của một nền kinh tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện
nay, thông tin thị trường càng được nhìn nhận như một yếu tố quan trọng hàng
đầu. Các hoạt động thông tin kinh doanh thương mại là bước đi đầu tiên mà bất
cứ nhà doanh nghiệp nào cũng phải có trước khi triển khai các hoạt động sản
xuất kinh doanh. Sự phong phú hay nghèo nàn của thông tin thị trường phụ
thuộc vào mức độ sôi động hay trầm lắng của bản thân nền kinh tế.
Những thành quả của công cuộc đổi mới trên đất nước ta chính là cơ
hội cho báo chí phát triển ngày càng mạnh mẽ. Điều đó thể hiện ở số lượng,
chất lượng sản phẩm và đội ngũ cán bộ báo chí. Tất cả những điều kiện trên
đã khiến cho diện mạo báo chí nước ta ngày càng phong phú và đa dạng hơn.
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động
mạnh mẽ và sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có báo chí.
12


Nó tạo điều kiện để báo chí bung ra, phát triển tự đổi mới để thích ứng với
yêu cầu của cơ chế mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao quyền được thông tin
của nhân dân và đã thực sự thu hút được nhiều người đọc, người xem hơn.
Cùng với cuộc cách mạng công nghệ thông tin, sự phát triển đa dạng,
sôi động của nền kinh tế thị trường không những tác động mạnh mẽ, toàn diện
đến hoạt động kinh tế, đời sống xã hội mà còn tác động to lớn đến hoạt động
báo chí. Việc giải phóng sức sản xuất, kích thích nhữog năng lực tiềm tàng,
khuyến khích khát vọng làm giàu, tạo điều kiện cho mọi nhu cầu sản xuất,
kinh doanh, làm kinh tế đã tạo nên nhu sầu thông tin phong phú, từ đó xuất
hiện thị trường thông tin, đưa báo chí nước ta từng bước trở thành một loại

hàng hoá đặc biệt. Cũng từ đó yêu cầu cạnh tranh báo chí xuất hiện và trở
thành động lực quan trọng đối với báo chí.
Chủ trương về xoá bỏ bao cấp trong hoạt động báo chí, yêu cầu báo chí
vừa đảm bảo vai trò là một bộ phận công tác tư tưởng văn hoá của đảng vừa
làm kinh tế theo luật định khiến mỗi tờ báo phải không ngừng đổi mới, xem
đó như một điều kiện để tồn tại. Chính nhờ việc chủ động được về tài chính,
nhiều tờ báo và cơ quan báo chí trong cơ chế thị trường đã có điều kiện cải
thiện đời sống cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, người lao động và mở
rộng quan hệ giao lưu, hợp tác trong nước và ngoài nước, từng bước hiện đại
hoá cơ sở, trang thiết bị phương tiện nghiệp vụ, đổi mới cách thức hành nghề
để có thể hoà nhập với báo chí trong khu vực và thế giới.
2.2. Các hoạt động “ Thương mại hóa” của cơ quan báo chí
2.2.1. Hoạt động quảng cáo
“Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm,
dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực
tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền
cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục
hay tác động đến người nhận thông tin. Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác
động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng
13


bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản
phẩm hay dịch vụ của người bán.”
Quảng cáo trên báo chí là hình thức dịch vụ nhằm mục đích để tuyên
truyền, giới thiệu, quảng bá một sản phẩm, một mặt hàng, thương hiệu nào đó
đến với công chúng. Xét về mặt nào đó, quảng cáo phản ánh quan hệ của báo
chí với công chúng, báo chí thoả mãn nhu cầu của một bộ phận công chúng.
Những người có nhu cầu quảng cáo thì phải trả tiền để thoả mãn nhu cầu của
mình. Đây là một khoản chi phí cần thiết cho người có nhu cầu quảng cáo,

được tính vào giá thành sản phẩm, người quảng cáo thu lại từ việc bán sản
phẩm. Đối với cơ quan báo chí: Phải dành mộ diện tích nhất định (về dung
lượng, thời lượng) cho quảng cáo. Quảng cáo là một chức năng nhiệm vụ của
báo chí. Muốn làm tốt nhiệm vụ này, cơ quan báo chí phải tính toán làm sao
để quảng cáo hợp lý, có hiệu quả và đúng qui định cuả pháp luật và văn hoá.
Cơ chế hình thành đơn giá quảng cáo: thực tế nó theo nhiều dạng khác
nhau, tuỳ thuộc vào tính chất, hoạt động của cơ quan báo chí. Báo in phụ
thuộc vào diện tích bề mặt cho quảng cáo; truyền hình – phát thanh căn cứ
vào thời lượng và thời điểm nào trong ngày; lồng ghép vào chương trình nào;
vị trí, vai trò, uy tín của cơ quan báo chí và nội dung, tính chất của quảng cáo
đó là gì; kích thước quảng cáo, quảng cáo ở khu vực nào trên báo, tần số đăng
tải quảng cáo, và quảng cáo đen trắng hay màu sắc; hình, lời... Thông thường,
các loại nhật báo thường có giá thành thấp nhất và thích hợp nhất với các hợp
đồng quảng cáo dài hạn. Tất nhiên, giá quảng cáo phải được đặt trong tương
quan về đơn giá giữa các cơ quan báo chí và đối tác có nhu cầu quảng cáo để
đưa ra giá quảng cáo: doanh nghiệp trong nước khác với doanh nghiệp nước
ngoài. Quảng cáo là một nhiệm vụ, quảng cáo là một tất yếu kinh tế, là nhu
cầu của cả hai bên, là đòi hỏi mang tính xã hội, thông qua quảng cáo gắn kết
cơ quan báo chí với hoạt động kinh tế.
Ở các nước tư bản, giai cấp tư sản ý thức rất rõ việc xây dựng, khai
thác và sử dụng báo chí như một loại hàng hoá. Lợi nhuận từ kinh doanh báo
14


chí chủ yếu bán báo và quảng cáo. Báo càng có số lượng phát hành lớn, lợi
nhuận càng cao. Các doanh nghiệp cần quảng cáo sản phẩm hàng hoá và dịch
vụ thường điều tra, tìm hiểu mức độ, phạm vi ảnh hưởng của các sản phẩm
báo chí và tìm tới cơ quan báo chí có số lượng công chúng đông để hợp đồng
đăng, phát quảng cáo. Quảng cáo trong nhiều trường hợp đó là đầu tư mang
lại hiệu quả cao, các chủ báo cũng hiểu điều mà các doanh nghiệp, các nhà

sản xuất cần ở họ.
Quảng cáo trên báo chí có tuổi thọ lâu đời hơn bất cứ dạng thức quảng
cáo nào chúng ta đang chứng kiến ngày nay và vẫn là kiểu quảng cáo đầu tiên
mà các công ty nghĩ đến trong các chiến dịch quảng cáo. Báo chí là một cách
thức tốt để tiếp cận một số lượng lớn người tiêu dùng, đặc biệt là những người
từ 45 tuổi trở lên - những người có xu hướng đọc báo thường xuyên hơn giới
trẻ vốn chỉ lấy tin tức từ truyền hình hay Internet.
Ngoài việc đảm bảo nguồn thu, đảm bảo đời sống cán bộ phóng viên,
các cơ quan báo chí cũng có điều kiện về kinh tế để tham gia nhiều hơn nữa
các chương trình xã hội, từ thiện… Thực tế cho thấy, quảng cáo góp phần
giảm giá thành sản phẩm và phí sử dụng dịch vụ, mang lại lợi ích thực cho
người tiêu dùng. Hiện nay, doanh số quảng cáo của Việt Nam chiếm khoảng
70% doanh thu của cơ quan báo chí. Tuy nhiên, giá trị thực tế thu được từ
quảng cáo của báo chí nước ta còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
2.2.2. Dịch vụ thông tin, tư vấn
Dịch vụ thông tin trên báo là hình thức cung cấp thông tin để phục vụ
nhu cầu thông tin của công chúng. Nội dung thông điệp không xuất phát từ
mục đích kinh tế… mà cung cấp thông tin về một nội dung, vấn đề nào đó để
thông qua báo chí thông điệp đó đến được với nhiều người, nhằm thoả mãn
một nhu cầu tinh thần cho công chúng.
Dịch vụ thông tin mang tính chất phục vụ nhiều hơn, khoản cơ quan
báo chí thu ở đây chỉ mang hình thức thu phí chứ không phải là quảng cáo
15


thuần tuý. Dịch vụ thông tin mang tính phục vụ nhiều hơn là các lơi ích kinh
tế, nên thông thường nó không cần thông qua hợp đồng kinh tế.
Trong một “thế giới phẳng” như hiện nay, thông tin được coi là một
nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội, nhu cầu thông tin xuất hiện ở mọi

lĩnh vực, mọi mặt của đời sống với các loại đối tượng và công chúng khác
nhau. Với tư cách là một phương tiện thông tin đại chúng, với khả năng và sự
tác động vô cùng rộng lớn, báo chí trở thành một phương tiện hữu hiệu có thể
mọi lúc, mọi nơi đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.
Thông tin trên báo có nhiều loại hình, nó có thể là các thông báo: Có
những thông báo mang tính chất thông tin nhưng không thu phí (văn bản mới,
quyết định mới của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành chức năng…). Đây là
những thông báo phục vụ nhiệm vụ chính trị nên không thu phí đăng tải.
Loại hình thứ hai của dịch vụ thông tin là các loại nhắn tin, như: tin
buồn, thông tin tìm người lạc… Dạng này xuất hiện phổ biến trên các các loại
hình báo chí, đặc biệt là báo in và báo phát thanh, từ những cơ quan báo chí
lớn như: Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân, Lao
động, Tuổi trẻ, Thanh niên đến những tờ báo ngành, báo địa phương. Tất
nhiên, không phải bất cứ thông tin dạng này lúc nào cũng có thể in và phát
trên các báo, nó phụ thuộc vào “tầm”, sự quan trọng của thông tin. Ví dụ, tin
buồn đăng trên Truyền hình Việt Nam hay báo Nhân dân phải “các cụ” lão
thành cách mạng hoặc các đồng chí Ủy viên hay nguyên là Ủy viên Trung
ương Đảng trở lên.
Một loại hình khác của dịch vụ thông tin là những thông tin “bạn cần
biết” (tìm việc làm, cắt điện, cấm đường…), thông tin hoàn toàn mang tính
chất cá nhân: rơi giấy tờ, kết bạn, mua bán nhà cửa, xe cộ…. Những thông tin
này hầu như không thu phí hoặc chỉ thu phí tượng trưng. Nhiều tờ báo, đặc
biệt là các báo có lượng phát hành lớn như: Tuổi trẻ, Thanh niên, Lao động,
Sài Gòn tiếp thị…. in rất nhiều phụ trang kiểu này. Mỗi thông báo chỉ vài
chục chữ, và một tờ phụ trang có thể có hàng chục thông báo hoặc tin nhắn
16


như vậy. Nó có vẻ vô thưởng vô phạt, nhưng thực tế lại rất có ích cho những
người đang có nhu cầu về thông tin.

Dịch vụ tư vấn, thông tin họp báo, hội nghị mang tính chất liên kết giữa
các cơ quan báo chí và các tổ chức, cá nhân trong xã hội cũng là một loại hình
dịch vụ thông tin báo chí. Đây cũng là một hoạt động có thu, tuy nguồn kinh
phí từ loại hình này không đáng kể và vẫn mang tính phục vụ nhiều hơn.
Xã hội càng phát triển, xuất hiện ngày càng nhiều những lĩnh vực mới,
trong bộn bề bao công việc của cuộc sống, người ta không thể tiếp cận hoặc
có thể giải quyết hiệu quả, thấu đáo những vấn đề nảy sinh hàng ngày. Nhu
cầu được tư vấn xuất hiện và là một nhu cầu bức thiết của cuộc sống. Báo chí
là công cụ, phương tiện, là người thực hiện hữu hiệu nhiệm vụ đó. Ở đây, suy
cho đến cùng, báo chí không chỉ tư vấn cho một người, hay một nhóm người,
một tập thể nào đó mà báo chí thực hiện tư vấn cho toàn xã hội. Chính vì vậy,
việc thu phí mang tính tượng trưng vì nó phục vụ cho số đông.
Lấy ví dụ về những thông tin tư vấn du học, thông tin tư vấn về sức
khoẻ, hay tư vấn cho người có nhu cầu đi lao động xuất khẩu… Những thông
tin này ít nhiều phục vụ lợi ích và nhu cầu cần thông tin, tìm hiểu của nhiều
người, thậm chí là cả cộng đồng.
2.2.3. Các hình thức tăng nguồn thu khác
Ngoài nguồn thu từ quảng cáo; xã hội hóa; dịch vụ tư vấn; dịch vụ
thông tin… các cơ quan báo chí còn có những hoạt động kinh tế khác, như:
nhà in, cho thuê trụ sở, mặt bằng, thuê phương tiện, mở các căng tin đại lý
làm dịch vụ, hợp đồng đào tạo có thu phí, tổ chức các sự kiện.... Hoặc thực
hiện các liên kết với cơ quan báo chí nước ngoài để tuyên truyền quảng bá
thông tin nước ngoài vào trong nước, từ trong nước ra nước ngoài…
Hoạt động “thương mại hóa” này không phải là những nguồn thu chính
của cơ quan báo chí, và cũng không phải cơ quan báo chí nào cũng có điều
kiện để thực hiện bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào “tiềm lực” vật chất kỹ thuật
của bản thân cơ quan đó.
17



Ở các nước phát triển, việc thành lập các tập đoàn báo chí, đa loại hình,
đa phương tiện các loại hình báo chí nhằm sức mạnh và khả năng cạnh tranh,
thu lợi nhuận kinh tế thì các nguồn thu khác bên cạnh việc bán báo và quảng
cáo là khá lớn. Lấy ví dụ như, Tập đoàn Tribune của Mỹ, hiện đang có hơn
20.000 nhân viên, sở hữu hàng chục tờ báo trong đó có các tờ báo lớn là Los
Angeles Times, Chicago Tribune, Baltimore Sun, nhiều kênh truyền hình cáp
và hàng chục đài truyền hình. Tập đoàn sở hữu nhiều khách sạn, bất động sản
có giá trị ở Mỹ và Châu Âu, trong đó có Câu lạc bộ bóng chày nổi tiếng
Chicago Club. Nguồn thu từ kinh doanh bất động sản, khách sạn, tổ chức các
giải thể thao… chiếm sấp xỉ 80% doanh thu của của Tribune Co.
Ở nước ta, “nguồn thu khác” này tập trung ở một số “đại gia”, “ông
lớn” của làng báo, nhất là các báo phía Nam. Tuy nhiên đến nay chưa có một
cuộc khảo sát chính thức nào được công bố về lợi nhuận thu được từ kinh
doanh này. Một hình thức phổ biến hoạt động kinh tế ở các cơ quan báo chí
vẫn là nguồn thu từ các nhà in. Báo Nhân dân, Lao động, Thanh niên, Tạp chí
Cộng sản đều có các nhà in và kinh doanh có lãi bên cạnh việc in báo của
chính họ.

18


CHƯƠNG 3: NHỮNG HỆ QUẢ CỦA “THƯƠNG MẠI HÓA”
SẢN PHẨM BÁO CHÍ Ở NƯỚC TA
3.1. Các biểu hiện của vấn đề "thương mại hóa" sản phẩm báo chí
ở nước ta
Biểu hiện “thương mại hóa” báo chí là quá trình mà trong đó các cơ
quan báo chí tìm cách tăng thu nhập cho mình bằng các hoạt động kinh tế
khác bên cạnh việc kinh doanh các loại hình thông thường. Đó có thể là các
hoạt động quảng cáo sản phẩm, huy động nguồn kinh phí xã hội hóa, tài trợ...
thâu tóm các khâu trong quá trình làm báo: in ấn, phát hành. Phát triển thêm

các sản phẩm dịch vụ gia tăng trên tờ báo hoặc cũng có thể tham gia vào các
lĩnh vực kinh tế khác.
Điều kiện hình thành nên thương mại hóa báo chí
Trong nền kinh tế thị trường và trong bối cảnh hiện thương mại hóa
toàn cầu, hầu như trong mọi lĩnh vực, nghề nghiệp đều chịu ảnh hưởng của lợi
ích từ quảng cáo và thương mại. họ nhận ra rằng vai trò của quảng cáo toàn
cầu hóa trên báo chí với tư duy của khoa học.
Cụm từ "thương mại hóa" báo chí được cho là được sử dụng một cách
chính thức đầu tiên tại Chỉ thị 08/CT-TƯ ngày 31/3/1992, của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản. Tại Chỉ thị này, Ban Bí thư cho
rằng, khuynh hướng thương mại hóa, chạy theo lợi nhuận đơn thuần khá nặng
nề dẫn tới đua nhau đăng và phát những tin, bài, hình ảnh giật gân, câu khách.
Khuynh hướng sai lầm đó đã được các cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo uốn
nắn, nhắc nhở, đã bị dư luận lên án nhưng chưa sửa chữa được nhiều. Tại
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) Về xây dựng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Chỉ thị 22/CT-TƯ ngày 17/10/1997 của
Bộ Chính trị khóa VIII về Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản
lý công tác báo chí, xuất bản; tại các hội nghị báo chí, xuất bản toàn quốc
19


hàng năm đều đã có những phân tích, phê phán nghiêm khắc khuynh hướng
nói trên.
Trước thực trạng vấn đề “thương mại hóa” báo chí trong những năm
qua ở nước ta, mặc dù các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí đã có nhiều hình
thức, biện pháp để ngăn chặn, khuynh hướng "thương mại hóa" báo chí không
những chưa bị đẩy lùi mà còn diễn biến theo chiều hướng trầm trọng, phức
tạp. Các biểu hiện của "thương mại hóa" báo chí ở nước ta cũng muôn hình
nhiều vẻ. Trong đó, nổi lên là nhiều cơ quan báo chí chạy theo các tin, bài

mang tính giật gân, câu khách, câu view, câu comment (chia sẻ, bình luận),
đưa nội dung các tin, bài về đề tài "cướp - giết - hiếp", "tình - tiền - tù - tội"
với liều lượng đậm đặc, thái quá. Chú trọng đến việc miêu tả rùng rợn, ly kỳ,
khêu gợi, dung tục... chỉ quan tâm phục vụ những thị hiếu thấp kém, tầm
thường. Diễn tiến của quá trình "thương mại hóa" lại là quá trình "tầm thường
hóa", "lá cải hóa" chất lượng nội dung thông tin bởi việc hạ thấp chất lượng
chính trị, văn hóa, khoa học của báo chí, thiếu quan tâm đến tính giáo dục,
đến hậu quả, tác động của thông tin đối với cộng đồng. Nhiều cơ quan báo chí
lợi dụng cái gọi là giáo dục giới tính đã đăng tải dày đặc các câu chuyện về
tình dục, nhưng lại không hề có tính giáo dục.
Một số cơ quan báo chí, lợi dụng một số điểm gần nhau giữa hoạt động
kinh tế báo chí với "thương mại hóa" báo chí nên đã thực hiện những cách
làm hết sức sai lệch, thiếu trách nhiệm. Đó là việc biến báo chí, một bộ phận
thuộc lĩnh vực tư tưởng - văn hóa của Đảng, thành đối tượng kinh doanh;
đồng nhất báo chí, một sản phẩm hàng hóa đặc biệt, với các loại hàng hóa
thông thường, tầm thường khác nhằm mục tiêu lợi nhuận. Nhiều cơ quan báo
chí đã không ngần ngại chuyển giao ấn phẩm của mình cho một cá nhân hoặc
nhóm cá nhân, cơ sở kinh doanh nào đó, để mặc sức cho cá nhân, nhóm cá
nhân hoặc cơ sở kinh doanh nào đó "tự tung tự tác", tự chủ hoàn toàn trong
việc tổ chức tin bài, in ấn, phát hành, tổ chức hoạt động báo chí và sử dụng
nhân sự đi làm báo. Cách làm này thường gọi là "bán cái".
20


Hoạt động "bán cái" thường thấy ở một số báo, tạp chí của các cơ quan
ngành, hội... ở Trung ương. Các cơ quan, tổ chức này "bán cái" dưới nhiều
hình thức, có khi là bán từng trang (bán "đất"-diện tích mặt báo), có khi là bán
các chuyên mục, có khi là bán hẳn từng số ra, và tệ hơn, là đã xuất hiện hiện
tượng bán hẳn các ấn phẩm cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác. Hậu
quả của "thương mại hóa" theo dạng "bán cái" này rất nghiêm trọng, đó là sự

xa rời tôn chỉ, mục đích, coi nhẹ chức năng tuyên truyền, giáo dục chính trị,
tư tưởng, chức năng văn hóa, thẩm mỹ. Đánh mất vai trò quản lý, giám sát,
chịu trách nhiệm của cơ quan chủ quản, đồng thời bỏ qua sự lãnh đạo, chỉ đạo
và quản lý của Đảng và Nhà nước.
Đối với hoạt động quảng cáo trên báo chí cũng đã và đang bộc lộ nhiều
vấn đề hạn chế, đó là: quảng cáo quá thời lượng, quảng cáo không phù hợp
với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, quảng cáo không đúng với chất
lượng hàng hoá và dịch vụ có thật. Là tác nhân gây ảnh hưởng đến uy tín và
làm giảm vai trò của báo chí. Một thời gian chúng ta đã quá quen với những
hình ảnh phản cảm và những “mỹ từ” từ quảng cáo sản phẩm của băng vệ
sinh phụ nữ, bao cao su, các loại thuốc chữa bệnh ngoài da…vv phát vào
những “giờ vàng” của VTV! Vì chạy theo đồng tiền, không ít tờ báo, thậm chí
cả Đài Truyền hình Việt Nam cá biệt có những quảng cáo mang tính chất
“đánh bóng” doanh nghiệp hay sản phẩm.
Vì lợi nhuận mà một số báo vi phạm quy chế quảng cáo trên báo như
đưa ảnh lãnh tụ và các đồng chí lãnh đạo các Ban, Ngành lên trang bìa, quảng
cáo quảng bá một số mặt hàng mà Nhà nước không khuyến khích sử dụng
như thuốc lá, bia rượu,..v.v. Một số chương trình phát thanh và truyền hình
quá lạm dụng trong việc quảng cáo, thời lượng phát sóng dành cho quảng cáo
là quá nhiều thậm chí mất cân đối trong một chương trình, quảng cáo chưa
phù hợp, chất lượng quảng cáo kém do người làm chương trình không đủ
trình độ năng lực hoặc xuề xoà, thiếu hiểu biết trong việc dàn dựng, khi phát
hình gây phản cảm với công chúng.
21


Để tận dụng triệt để các mối quan hệ trong việc kêu gọi quảng cáo làm
kinh tế cho báo, một số cơ quan báo chí sử dụng phóng viên, thậm chí là cả
đội ngũ cộng tác viên để làm quảng cáo đem nguồn thu về cho cơ quan báo
chí. Do đó đã nảy sinh nhiều tiêu cực, làm mất uy tín với báo giới, không ít

doanh nghiệp giờ đây “dị ứng” với báo chí, cuối năm nghe có phóng viên đến
làm việc lại lo ngay ngáy vì vấn đề “xin” quảng cáo!
3.2. Những ảnh hưởng của vấn đề “thương mại hóa” tới báo chí ở
nước ta
Từ khi Đảng ta chủ trương thực hiện công cuộc đổi mới, cũng như
nhiều lĩnh vực khác, báo chí thay đổi điều kiện hoạt động từ bao cấp sang
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngoài những cơ quan báo chí
hoạt động bằng ngân sách Nhà nước theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu, hầu
hết các cơ quan báo chí đều hoạt động theo cơ chế tự hạch toán kinh tế. Cũng
từ đó, hiện tượng báo chí chạy theo “thương mại hóa” (lợi nhuận kinh tế) đơn
thuần bộc lộ ngày càng rõ và dần trở thành một khuynh hướng đáng lo ngại.
Hệ quả, tác động tiêu cực của "thương mại hóa" báo chí đối với đời
sống xã hội, với cộng đồng là rất nguy hiểm. Một số tờ báo vì lấy tiêu chí
kinh tế làm đầu nên đã không ngại chà đạp lên pháp luật, chân lý, luân lý đạo
đức, bỏ qua chức năng tuyên truyền, định hướng thông tin và giải quyết các
vấn đề bức thiết của xã hội, ngược lại còn tạo ra những tác động tiêu cực, làm
đảo lộn các giá trị văn hóa và tiềm ẩn những nguy hại về an ninh tư tưởng.
Có những tờ báo cũng vì chạy theo xu hướng “thương mại hóa” mà coi
nhẹ chức năng tuyên truyền, giáo dục của báo chí, có lúc, có nơi quá chú ý
miêu tả các các vụ án giật gân, câu khách rất có tác hại đối với việc giáo dục
các tầng lớp nhân dân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
Khen những cái không đáng khen và chê những cái không đáng chê vì
mục đích cá nhân của người viết.
Coi nhẹ việc biểu dương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên
tiến. Quá tập trung sức vào việc phản ánh các vụ tiêu cực nhưng lại phản ánh
22


không chuẩn xác, có những sự kiện, những chi tiết sai sự thật, dẫn đến tác hại
không nhỏ cho các cơ quan, tổ chức bị nêu trên báo.

Quan tâm khai thác đời tư của một số cán bộ có chức quyền với những
mục đích bôi nhọ, không xây dựng; cũng như quan tâm khai thác đời tư của
một số chính khách trên thế giới.
Quảng cáo tràn lan, quá quy định của Nhà nước; trong nội dung quảng
cáo có biểu hiện thiếu tính văn hóa, thiếu tính chính trị, chỉ chú ý quảng cáo
hàng ngoại mà không chú ý quảng cáo hàng nội.
Như chúng ta đã biết, nghề báo là một nghề phản ánh sự thay đổi các
sự vật hiện tượng, phản ánh hơi thở của cuộc sống, đồng thời cả dự báo
trước tương lai. Nhất là trong thời kỳ hiện nay, khi nước ta đã gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), điều đó có nghĩa là chúng ta đã bước
vào sân chơi chung của nền kinh tế thế giới, chúng ta sẽ phải chơi theo luật
chung của thế giới. Chính vì vậy, đòi hỏi những người làm báo trong thời
kỳ mở cửa ngày càng cao hơn. Vì vậy, việc ngăn chặn khuynh hướng
"thương mại hóa" báo chí là một trong những công việc mà các cơ quan
lãnh đạo, quản lý báo chí, các cơ quan chủ quản báo chí cần có biện pháp
quyết liệt và hữu hiệu hơn.
Thiết nghĩ, trong bối cảnh thương mại hóa báo chí hiện nay, trước hết
mỗi phóng viên, nhà báo cần dung hòa giữa đạo đức nhà báo với cạnh tranh
nghề nghiệp,thương mại báo chí với việc khai thác thông tin và thể hiện
thông tin.
Các cơ quan chủ quản báo chí cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền
hạn, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí.
Thường xuyên quan tâm, theo dõi sâu sát hoạt động của cơ quan báo
chí, tránh tình trạng buông lỏng, khoán trắng cho cơ quan báo chí hoặc để xảy
ra tình trạng thẳng tay "bán cái", chuyển nhượng, cho thuê mượn mặt báo để
tổ chức đăng tải tin, bài một cách tư do, tự nhiên chủ nghĩa. Bên cạnh đó, cơ
quan lãnh đạo, chỉ đạo và cơ quan quản lý Nhà nước về báo cũng nên có biện
23



×