Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận báo chí và dư luận xã hội truyền hình tiếng dân tộc của đài PT TH tỉnh hà giang với việc định hướng dư luận trong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.82 KB, 19 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: BÁO CHÍ VÀ DƯ LUẬN XÃ HỘI
Đề tài:

Truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT - TH tỉnh Hà Giang với việc
định hướng dư luận trong đồng bào dân tộc thiểu số


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Hà Giang là tỉnh nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, dân số hiện nay
là gần 800.000 người, bao gồm 19 dân tộc anh em cùng chung sống, đông
nhất là đồng bào dân tộc Mông chiếm tới trên 30% dân số. Khu vực đồng bào
dân tộc thiểu số sinh sống đều là những nơi có vị trí chiến lược quan trọng
trong phát triển kinh tế và quốc phòng của tỉnh. Định hướng dư luận xã hội
trong cộng đồng các dân tộc thiểu số này có ảnh hưởng không nhỏ đến tình
hình an ninh trật tự của địa phương. Việc phủ sóng truyền hình Quốc gia cũng
như sóng truyền hình địa phương tới những vùng này là đặc biệt quan trọng
và có ý nghĩa chính trị. Tuy nhiên, hiệu quả tuyên truyền chỉ có thể đạt được
khi đồng bào các dân tộc thiểu số hiểu được trọn vẹn những điều mà các
phương tiện truyền thông truyền đạt, nghĩa là được xem truyền hình phát bằng
tiếng của dân tộc mình. Với mục đích ấy, từ tháng 8/2009, Đài PT - TH tỉnh
Hà Giang đã phát sóng chương trình thử nghiệm đầu tiên bằng tiếng dân tộc
trên sóng và đến tháng 8/2014 đã nâng cấp Phòng PT - TH tiếng dân tộc thành
Trung tâm sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc. Đến nay, kênh
Truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT - TH tỉnh Hà Giang đã trở thành kênh
truyền hình gắn bó thân thiết với đồng bào dân tộc. Đóng góp phần quan
trọng vào việc nâng cao trình độ dân trí, xây dựng nếp sống văn hoá, thúc đẩy
sự phát triển tế, xã hội đối với đồng bào ở vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng


xa, và quan trọng hơn, là góp phần vào việc tuyên truyền, cung cấp thông tin
chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nhằm định hướng dư luận, ổn định
tình hình an ninh chính trị và tạo được niềm tin của bà con dân tộc thiểu số
vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận “Truyền hình tiếng dân tộc của Đài PT
- TH tỉnh Hà Giang với việc định hướng dư luận trong đồng bào dân tộc
thiểu số”, người viết muốn tìm hiểu những tác động của kênh Truyền hình
tiếng dân tộc, Đài PT - TH tỉnh Hà Giang tới suy nghĩ, hành động, thái độ và
1


rộng hơn là dư luận của đồng bào dân tộc thiểu số về những sự kiện quan
trọng của đất nước, của tỉnh. Qua đó định hướng phát triển cho kênh truyền
hình chuyên biệt này nhằm đạt được hiệu quả tuyên truyền cao nhất. Tiểu luận
không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của Phó
Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Dững!

2


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH TIẾNG
DÂN TỘC CỦA ĐÀI PT - TH TỈNH HÀ GIANG
1.1. Sự ra đời và phát triển của Trung tâm sản xuất chương trình
Truyền hình tiếng dân tộc, Đài PT - TH tỉnh Hà Giang
Hiện nay, tỉnh Hà Giang có dân số là gần 800.000 người, bao gồm
19 dân tộc anh em cùng chung sống, đông nhất là đồng bào dân tộc Mông
chiếm tới trên 30% dân số. Khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đều
là những nơi có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế và quốc
phòng của tỉnh nhưng lại là những vùng thiếu thông tin, việc phủ sóng truyền
hình tới các vùng này có một ý nghĩa chính trị đặc biệt. Chính vì lẽ đó, từ

tháng 8/2009, Đài PT - TH tỉnh Hà Giang đã phát sóng chương trình thử
nghiệm đầu tiên bằng tiếng dân tộc để đưa thông tin đến với bà con dân tộc
trên khắp mọi vùng, miền trong tỉnh. Đây là chương trình truyền hình độc lập
có đối tượng công chúng đặc thù là đồng bào các dân tộc thiểu số. Để đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đài PT - TH tỉnh Hà Giang đã mời cộng tác viên là
người dân tộc có uy tín để tham gia vào tổ cố vấn. Đồng thời cấp tốc mở các
lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên của Đài.
Tháng 8/2014, Đài PT - TH tỉnh Hà Giang đã nâng cấp Phòng PT - TH tiếng
dân tộc thành Trung tâm sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc và
tăng thời lượng phát sóng. Trung tâm mỗi ngày sản xuất 2 chương trình, mỗi
chương trình 30 phút gồm 1 chương trình Thời sự tổng hợp, 1 chương trình
VH&VN. Mỗi tháng Trung tâm tự sản xuất 4 chương trình cho cả 3 thứ tiếng
Mông, Dao, Tày, phát vào ngày Chủ nhật hàng tuần. Như vậy, Truyền hình
tiếng dân tộc của Đài PT - TH tỉnh Hà Giang đã phát triển ngày càng chuyên
nghiệp hơn về chuyên môn và hiện đại hơn về cơ sở vật chất, đóng góp to lớn
cho sự phát triển của Đài cũng như tham gia tích cực vào định hướng dư luận,
tăng cường niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng

3


đặc biệt khó khăn với Đảng, Nhà nước và sự nghiệp phát triển chung của đất
nước, của tỉnh.
Ban Giám đốc Đài PT - TH tỉnh Hà Giang và lãnh đạo Trung tâm sản
xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc đã hình thành được một mạng
lưới cộng tác viên từ các Đài TT - TH huyện, thành phố trong tỉnh. Số lượng
các tin, bài của các đơn vị cộng tác chiếm 50% thời lượng của chương trình.
Không chỉ thời lượng phát sóng tăng mà cơ cấu chương trình cũng như nội
dung, hình thức thể hiện phong phú, sinh động và phù hợp hơn với lối tư duy
của đồng bào các dân tộc. Chương trình truyền hình tiếng dân tộc như là cầu

nối cộng đồng các dân tộc trong khối đại đoàn kết toàn dân.
Mang thông tin đến với bà con dân tộc thiểu số bằng chính tiếng mẹ đẻ
là nhiệm vụ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong những năm qua,
Truyền hình tiếng dân tộc, Đài PT - TH tỉnh Hà Giang đã thực hiện và làm tốt
vai trò ấy. Tuy nhiên, mặt bằng chung chất lượng chương trình trên sóng vẫn
chưa đồng đều. Không tính đến những tin bài khai thác từ các đơn vị bạn và
do phóng viên, biên tập viên Đài sản xuất, thì tin bài từ một số Đài TT - TH
cơ sở gửi đến chất lượng vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu chung cả
về nội dung và chất lượng hình ảnh.
Trước đây, Trung tâm sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc
chỉ biên dịch lại các tin, bài do phòng Thời sự chuyển đến để phát trên kênh,
thì hiện nay đội ngũ phóng viên, biên tập của Trung tâm đã có thể độc lập sản
xuất các chương trình riêng. Chất lượng và số lượng của chương trình đều
được nâng lên theo từng năm. Các chương trình đã nhận được sự yêu thích và
phản hồi tích cực của công chúng về chất lượng.
1.2. Nguồn kinh phí hoạt động
Sở Tài chính đã trình UBND tỉnh Hà Giang ra Quyết định điều chỉnh
nguồn ngân sách từ Đài tỉnh về Trung tâm của 4 tháng cuối năm 2014. Trung
tâm đã tiến hành mở tài khoản tại Kho bạc, Ngân hàng, đăng ký mã số thuế tại
Cục Thuế và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01/9/2014. Đã xây dựng xong
4


dự toán kinh phí năm 2015, tiến hành làm thủ tục thanh toán kinh phí mua
sắm tài sản thiết bị theo Đề án được duyệt là 700 triệu đồng. Các hoạt động về
tài chính thực hiện theo đúng Luật Ngân sách, thực hiện đầy đủ các chế độ
cho người lao động và một số hoạt động khác của Trung tâm.
Trung tâm cũng đã ký hợp đồng với Ban Dân vận Tỉnh ủy dịch và sản
xuất đĩa tuyên truyền về phòng chống tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình
bằng 2 thứ tiếng Mông, Dao, in mỗi thứ tiếng 100 đĩa. Hiện nay trung tâm

đang sản xuất 1 đĩa về tuyên truyền Hiến pháp năm 2013 phần hỏi đáp, sản
xuất một số đĩa ca nhạc dân ca các dân tộc Mông, Dao, Tày. Cùng với đó là
sự đầu tư của VTV5 và Đài tỉnh nhằm xây dựng chương trình Truyền hình
tiếng dân tộc thành kênh sóng riêng, sản xuất ra được các chương trình có
chất lượng tham gia tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước bằng các tiếng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao
dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng được yêu cầu thụ hưởng
văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số.
1.3. Đối tượng công chúng
Là kênh truyền hình chuyên biệt phát sóng bằng 3 thứ tiếng là Mông,
Dao, Tày có bắn chữ phụ đề. Truyền hình tiếng dân tộc, Đài PT - TH tỉnh Hà
Giang hướng tới hai đối tượng khán giả là đồng bào các dân tộc thiểu số và
các nhà quản lí cũng như những khán giả quan tâm đến đời sống của đồng bào
các dân tộc thiểu số.
Với đối tượng thứ nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, Truyền hình
tiếng dân tộc, Đài PT - TH tỉnh Hà Giang chú trọng nâng cao chất lượng các
tin, bài để tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước
cũng như nâng cao chất lượng về nội dung, thay đổi hình thức thể hiện các
chương trình: Bản tin Thời sự, Văn hóa văn nghệ. Đặc biệt, kênh Truyền hình
tiếng dân tộc luôn chú trọng nêu gương người tốt việc tốt để góp phần nhân
rộng phong trào xây dựng kinh tế mới và gìn giữ bản sắc văn hoá, ổn định an
ninh chính trị vùng dân tộc thiểu số.
5


Với đối tượng thứ hai là các nhà quản lí và những khán giả muốn tìm
hiểu về đời sống kinh tế xã hội, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc
thiểu số, Truyền hình tiếng dân tộc, Đài PT - TH tỉnh Hà Giang sản xuất nhiều
chương trình đặc sắc mang đậm bản sắc chuyên biệt như: Dân tộc phát triển,
Sắc màu văn hoá, Khám phá văn hoá tộc người


6


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN HÌNH
TIẾNG DÂN TỘC, ĐÀI PT - TH TỈNH HÀ GIANG TỚI DƯ LUẬN
XÃ HỘI TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
2.1. Đặc điểm, tình hình đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở
tỉnh Hà Giang
2.1.1. Đặc điểm
Một là, các dân tộc ở tỉnh Hà Giang có truyền thống đoàn kết gắn bó
xây dựng quốc gia dân tộc thống nhất. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc ta, do yêu cầu khách quan của công cuộc đấu tranh chống thiên
tai, địch họa, các dân tộc đã phải sớm đoàn kết thống nhất. Các dân tộc ở Việt
Nam nói chung và ở tỉnh Hà Giang nói riêng đều có chung cội nguồn, chịu
ảnh hưởng chung của điều kiện tự nhiên, xã hội, chung vận mệnh dân tộc,
chung lợi ích cơ bản - quyền được tồn tại, phát triển. Đoàn kết thống nhất đã
trở thành giá trị tinh thần truyền thống quý báu của dân tộc, là sức mạnh để
dân tộc ta tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước.
Hai là, các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang cư trú phân tán và xen
kẽ trên địa bàn rộng lớn, chủ yếu là miền núi. Không có dân tộc thiểu số nào cư
trú duy nhất trên một địa bàn mà không xen kẽ với một vài dân tộc khác. Nhiều
huyện miền núi trong tỉnh các dân tộc thiểu số chiếm đa số dân số như: Đồng
Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần…
Ba là, các dân tộc ở tỉnh Hà Giang có quy mô dân số và trình độ phát
triển không đều. Có dân tộc Mông chiếm hơn 30%, dân tộc Dao và Tày mỗi
dân tộc chiếm khoảng 26%, còn lại là các dân tộc khác. Đặc biệt Hà Giang có
một số dân tộc chỉ còn lại vài trăm người như Pu Péo, Sán Chỉ, Xuồng, Ngạn.
Về trình độ phát triển kinh tế xã hội, có dân tộc đã đạt trình độ phát triển cao,
đời sống tương đối khá như dân tộc Kinh, Tày nhưng cũng có dân tộc trình độ

phát triển thấp, đời sống còn nhiều khó khăn như dân tộc Mông, Cờ Lao, Pu
Péo, Pà Thẻn.

7


Bốn là, mỗi dân tộc ở tỉnh Hà Giang đều có sắc thái văn hoá riêng,
góp phần làm nên sự đa dạng, phong phú, thống nhất của văn hoá Hà
Giang. Các dân tộc đều có sắc thái văn hoá về nhà cửa, ăn mặc, ngôn ngữ,
phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và ý thức dân tộc riêng, góp phần tạo
nên sự đa dạng, phong phú của văn hoá trong tỉnh. Đồng thời các dân tộc
cũng có điểm chung thống nhất về văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín
ngưỡng, tôn giáo, ý thức quốc gia dân tộc. Sự thống nhất trong đa dạng là đặc
trưng của văn hoá các dân tộc ở tỉnh Hà Giang nói riêng và Việt Nam nói
chung.
2.1.2. Tình hình đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hà Giang
Trong những năm qua, công tác dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước
ta chú trọng thực hiện. Nhờ đó, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa vùng dân tộc thiểu số từng bước hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế
đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ
tầng phục vụ sản xuất, đời sống vùng dân tộc được xây dựng ngày càng
nhiều. Hệ thống ruộng nước, ruộng bậc thang được mở rộng; hệ thống thủy
lợi phát triển mạnh. Mạng lưới giao thông phát triển khá: 100% xã trên địa
bàn tỉnh có đường ô tô tới trung tâm. Đây là một thành công lớn của Đảng,
Nhà nước và tỉnh đã đem lại lợi ích toàn diện cho đồng bào.
Giáo dục, đào tạo vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng dân tộc
được quan tâm; quy mô giáo dục tiếp tục phát triển, xã hội hóa giáo dục, đào
tạo thu được thành tựu bước đầu: 100% số xã đặc biệt khó khăn có trường
tiểu học, nhà mẫu giáo; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 90 - 95%;
đến năm 2014, cả tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đời

sống văn hóa của đồng bào được nâng cao: 90% xã có điện thoại, 80% số hộ
được xem truyền hình, 98% được nghe đài phát thanh bằng tiếng các dân tộc;
100% xã vùng dân tộc có nhà văn hóa, bưu điện văn hóa; văn hóa truyền
thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy.

8


Việc khám, chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu, vùng xa được quan
tâm hơn: 100% số xã có cán bộ y tế trực; 100%% số xã có trạm y tế; hơn 95%
trẻ em được tiêm chủng theo Chương trình tiêm chủng mở rộng. Các loại
bệnh dịch cơ bản được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi.
Hệ thống chính trị ở các vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh luôn được
tăng cường và củng cố. Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đã có bước trưởng
thành, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị các cấp ngày càng
cao. Hàng nghìn sinh viên dân tộc thiểu số được đào tạo đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển.
Tuy nhiên, các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là khu vực trọng
điểm chống phá của các thế lực thù địch với thủ đoạn diễn biến hòa bình, tập
trung vào vấn đề dân tộc, tôn giáo… nhằm chống phá cách mạng Việt Nam,
lợi dụng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng để chuyển hoá chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam; xoá vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội.
Biểu hiện cụ thể là việc kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ chức sắc các
tôn giáo chống lại chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà
nước; tạo dựng các tổ chức phản động trong các dân tộc thiểu số, các tôn giáo
như Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, Công giáo và Tin Lành để tiếp
tục chống phá cách mạng Việt Nam.
2.2. Vai trò của Truyền hình tiếng dân tộc, Đài PT - TH tỉnh Hà
Giang trong việc tác động đến dư luận xã hội trong đồng bào dân tộc
thiểu số

Chương trình truyền hình tiếng dân tộc của Trung tâm sản xuất chương
trình truyền hình tiếng dân tộc thuộc Đài PT - TH tỉnh Hà Giang là kênh có
tính tổng hợp thông tin tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh bằng các tiếng dân tộc thiểu số, góp
phần nâng cao dân trí, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng được yêu
cầu thụ hưởng văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Việc hưởng thụ

9


thông tin không đồng đều dẫn đến nhận thức về chính trị không đúng đắn.
Điều này gây nên hậu quả khó lường, nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa.
Cũng từ việc nhận thức không đồng đều sẽ hình thành những nhóm tư
tưởng chính trị khác nhau. Những kẻ phản động sẽ lợi dụng sự thiếu thông tin
của người dân để vu khống, xuyên tạc, cản trở và phá hoại nền chính trị ổn
định ở nước ta. Bởi vậy, Chương trình truyền hình tiếng dân tộc của Đài tỉnh
có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho bà con dân tộc, qua đó
định hướng dư luận trong cộng đồng dân tộc thiểu số.
Thực tiễn lịch sử đã cho thấy nhiều cuộc bạo loạn tại các khu vực tập
trung đông đồng bào dân tộc thiểu số như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam
Bộ. Các thế lực thù địch đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết, thiếu thông tin của
đồng bào nhằm lôi kéo, kích động họ tham gia các hoạt động chống phá Nhà
nước. Bởi vậy, việc cung cấp cho bà con đủ thông tin cần thiết nhằm có hiểu
biết, quan điểm, nhận thức đúng đắn về tình hình thời sự đang diễn ra trên đất
nước mình, hiểu được mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên
thế giới, từ đó cảnh giác với những âm mưu chống phá cách mạng, tham gia
vào công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc là nhiệm vụ cao cả của báo chí
nói chung và Truyền hình tiếng dân tộc, Đài PT - TH tỉnh Hà Giang nói riêng.
2.3. Tác động của truyền hình tiếng dân tộc tới dư luận xã hội
trong đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm định hướng dư luận xã hội, Truyền hình tiếng dân tộc, Đài PT
- TH tỉnh Hà Giang đã đưa tới cho bà con đồng bào thiểu số nhiều thông tin
hữu ích, giúp bà con có cái nhìn toàn diện, chính xác về các sự kiện đang diễn
ra, có được những kiến thức bổ ích phục vụ đời sống thường ngày. Nhờ được
mở mang tri thức và thông tin, bà con đã có nhận thức và quan điểm đúng đắn
hơn, tạo ra những dư luận xã hội công bằng, khách quan, chính xác. Cách
thức tác động của Đài PT - TH tỉnh Hà Giang thông qua các chương trình,
chuyên mục cụ thể sau:
2.3.1 Cung cấp thông tin thời sự về tình hình trong tỉnh và trong nước
10


Trung tâm sản xuất chương trình Truyền hình tiếng dân tộc có bản tin
Thời sự lúc 17h hàng ngày với thời lượng 30 phút, cập nhật các thông tin, sự
kiện quan trọng của cấp ủy, chính quyền tỉnh Hà Giang, các chính sách, thông
tin văn hóa, y tế, giáo dục quan trọng trong tỉnh và một số thông tin trong
nước có liên quan, đặc biệt ưu tiên các thông tin liên quan đến đồng bào dân
tộc thiểu số.
2.3.2 Tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật của
Đảng, Nhà nước, và các kiến thức thường nhật cho đồng bào các dân tộc
Trung tâm sản xuất chương trình Truyền hình tiếng dân tộc có chuyên
mục “Thông tin chính sách và pháp luật” với tin, phóng sự, tiểu phẩm tình
huống pháp luật, tư vấn hỏi đáp của luật sư nhằm cung cấp cho bà con những
thông tin chính sách, pháp luật mới nhất, tư vấn cho bà con những thắc mắc
về thủ tục pháp luật thường gặp trong cuộc sống thường ngày nhằm giải quyết
quyền lợi, định hướng hành động đúng pháp luật cho bà con đồng bào dân tộc
thiểu số.
Bên cạnh đó, chuyên mục “Kiến thức và cuộc sống” phát sóng 3 số/
tuần sẽ cung cấp cho bà con những thông tin thường thức về những vấn đề
xung quanh các hoạt động sinh hoạt thường ngày, kiến thức nhằm chăm sóc

cây trồng, vật nuôi… Nhiều phóng sự phản ánh cách thức chăm sóc, nuôi
trồng mới đã chỉ ra hướng đi cho các hộ gia đình tại nhiều khu vực đồng bào
sinh sống, góp phần giúp bà con dân tộc thiểu số xóa đói, giảm nghèo và
vươn lên làm giàu.
2.3.3 Giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc
Các chương trình văn hóa, văn nghệ do Trung tâm sản xuất chương
trình Truyền hình tiếng dân tộc sản xuất như “Hành trình cuộc sống”, “Trang
dân tộc”… đã giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc về phong tục, lễ hội, ẩm
thực… của các dân tộc, khiến bản thân bà con dân tộc thiểu số thêm yêu văn
hóa đặc trưng của dân tộc mình, từ đó có ý thức giữ gìn và phát huy những
bản sắc văn hóa riêng biệt được cha ông để lại cho muôn đời sau.
11


CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA KÊNH
TRUYỀN HÌNH TIẾNG DÂN TỘC TỚI DƯ LUẬN XÃ HỘI TRONG
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
3.1. Ưu điểm
Với ưu thế của truyền hình chuyên biệt, các chương trình của Trung
tâm sản xuất chương trình Truyền hình tiếng dân tộc, Đài PT - TH tỉnh Hà
Giang đã góp phần làm thay đổi đời sống cũng như nhận thức của bà con dân
tộc thiểu số trên địa bàn.
Thứ nhất, bên cạnh các nhu cầu tối thiểu để con người tồn tại như ăn,
mặc, ở thì thông tin cũng là nhu cầu thiết yếu, và Trung tâm sản xuất chương
trình Truyền hình tiếng dân tộc đã đáp ứng nhu cầu thông tin của bà con dân
tộc thiểu số, mở cánh cửa giao lưu với các vùng miền, dân tộc khác trong
nước cũng như mở rộng hiểu biết của đồng bào đến các quốc gia bên ngoài,
giúp họ học hỏi, giao lưu văn hóa cũng như giới thiệu bản sắc văn hóa của
dân tộc mình với các dân tộc khác.
Thứ hai, Trung tâm sản xuất chương trình Truyền hình tiếng dân tộc

cung cấp cho bà con những kiến thức cần thiết trong cuộc sống, giúp họ vươn
lên thoát nghèo và làm giàu, giúp bà con tiếp cận được với những tri thức mới
nhằm giúp cuộc sống được tiện lợi, cách thức sinh hoạt được khoa học hơn.
Thứ ba, với mục đích ổn định lòng dân, ổn định an ninh chính trị,
không để các thế lực thù địch lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc
nhằm lôi kéo, tuyên truyền chống phá cách mạng, Trung tâm sản xuất chương
trình Truyền hình tiếng dân tộc đã thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, phổ
biến chính sách, chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước, của tỉnh cho bà
con hiểu và chấp hành, đồng thời cập nhật những thông tin, sự kiện quan
trọng của đất nước, của các địa phương đến bà con nhằm giúp bà con có cái
12


nhìn toàn diện, đầy đủ, chính xác về mọi mặt của đời sống xã hội và tình hình
chính trị của đất nước, của tỉnh. Qua đó, tạo niềm tin cho bà con dân tộc vào
sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, huy động bà con tham gia vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.2. Hạn chế
Thứ nhất, do đội ngũ nhân lực không nhiều, không thể bao trùm hết các
địa bàn trong tỉnh, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa nơi có đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống nên chất liệu trên các chương trình của Trung tâm sản xuất
chương trình Truyền hình tiếng dân tộc phụ thuộc nhiều vào các chương trình
do các Đài TTTH địa phương sản xuất. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên là
người dân tộc thiểu số ở các Đài TTTH địa phương số lượng ít và hạn chế về
chuyên môn, nhiều chương trình truyền hình dân tộc là khai thác từ chương
trình Thời sự bằng tiếng phổ thông nên chưa sát với đối tượng là đồng bào
dân tộc thiểu số. Do đó, chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế.
Thứ hai, về vấn đề kỹ thuật, hiện nay, Đài PT - TH tỉnh Hà Giang
vẫn là đang phát sóng Analog, mới có định hướng chuyển dần sang sản
xuất HD nhưng do chưa được đầu tư máy móc thiết bị nên vẫn sản xuất SD,

gây ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh khi lên sóng, và từ đó, giảm hiệu
quả tuyên truyền.
Thứ ba, tính đặc thù của các chương trình truyền hình tiếng dân tộc là
phải diễn đạt một cách dễ hiểu, không máy móc để đồng bào có thể nắm bắt
được nhanh nhất. Để làm tốt được điều đó, đòi hỏi những người phóng viên,
biên tập viên phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo bài bản. Tuy
nhiên, với hạn chế về trình độ của đội ngũ phóng viên, biên tập viên sản xuất
chương trình, đặc biệt là ở các Đài TTTH cơ sở, việc tuyên truyền, phổ biến
kiến thức sao cho đầy đủ, dễ hiểu là một vấn đề khó. Tuy Đài tỉnh và Trung
tâm sản xuất chương trình Truyền hình tiếng dân tộc đã thường xuyên hỗ trợ
đào tạo cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên cho các Đài TTTH cơ
sở nhưng các đơn vị này không chú trọng cử người đi đào tạo từ đầu đến cuối
13


mà thường cào bằng, mỗi năm một người dẫn đến tình trạng manh mún, chưa
đạt hiệu quả cao.
Thứ tư, thực tiễn cho thấy, dù Trung tâm sản xuất chương trình Truyền
hình tiếng dân tộc đã có một đội ngũ phóng viên, biên tập vững nghề nhưng
vẫn có tình trạng người dẫn chương trình nói tiếng dân tộc thiểu số không
chuẩn, không đúng cách nói đặc trưng của dân tộc, khiến đồng bào không
hiểu thông tin truyền đạt. Việc tìm người dân tộc nói chuẩn tiếng địa phương,
vừa thông thạo tiếng phổ thông và có trình độ biên dịch, biên tập và dẫn
chương trình sao cho đồng đều chất lượng trong số 3 ngôn ngữ đang được
Trung tâm sản xuất chương trình Truyền hình tiếng dân tộc phát sóng cho
đồng bào là chuyện không đơn giản.
Thứ năm, do Trung tâm sản xuất chương trình Truyền hình tiếng dân
tộc còn khai thác tin bài từ các nguồn, do vậy, thông tin thường không cập
nhật ngay tức thời, ít mang tính thời sự. Hiện tại, Trung tâm sản xuất
chương trình Truyền hình tiếng dân tộc chỉ có 1 bản tin thời sự trong ngày

nên với những tin tức nóng, khán giả sẽ không được cung cấp thông tin cập
nhật liên tục.
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của truyền hình tiếng
dân tộc, Đài PT - TH tỉnh Hà Giang tới dư luận xã hội trong đồng bào
dân tộc thiểu số
Là kênh truyền hình riêng biệt hướng tới đối tượng đồng bào dân tộc
thiểu số, Truyền hình tiếng dân tộc của Trung tâm sản xuất chương trình
Truyền hình tiếng dân tộc, Đài PT - TH tỉnh Hà Giang giúp đồng bào hiểu
thêm được đường lối chính sách của Đảng, tăng cường hiểu biết tri thức để
vươn lên xóa đói giảm nghèo, giúp đồng bào dân tộc nhận ra được những âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. Đây là nơi đồng bào phản ánh mọi
tâm tư nguyện vọng, là tiếng nói chung của bà con đồng bào dân tộc thiểu số.
Với nhiệm vụ chính trị và kinh tế quan trọng ấy, Trung tâm sản xuất chương
trình Truyền hình tiếng dân tộc cần tăng cường hiệu quả tuyên truyền và tác
14


động của mình tới cộng đồng các dân tộc thiểu số trên cả nước. Sau đây là
một số giải pháp có thể áp dụng:
Thứ nhất, điều quan trọng và cấp thiết nhất lúc này là phải đào tạo đội
ngũ phóng viên, biên tập viên, biên dịch viên, phát thanh viên là người dân
tộc có khả năng tác nghiệp bằng tiếng mẹ đẻ của mình.
Thứ hai, Trung tâm sản xuất chương trình Truyền hình tiếng dân tộc
cần tăng cường hơn nữa việc hỗ trợ các Đài TTTH cơ sở về công tác kỹ thuật,
đảm bảo tốt nhất các chương trình phát trên sóng Đài tỉnh và Trung ương.
Thứ ba, cần chú ý hơn đến vấn đề truyền dẫn phát sóng để chương trình
truyền hình tiếng dân tộc đến được nhiều hơn với đồng bào. Hiện nay, ngay
tại thành phố Hà Giang, nhiều gia đình lắp cáp hay dùng đầu thu kỹ thuật số
cũng không thể xem kênh truyền hình tiếng dân tộc, xem qua internet không
đảm bảo được chất lượng hình ảnh, âm thanh và cũng ít đối tượng có điều

kiện theo dõi qua các phương tiện cầm tay sử dụng mạng internet.
Thứ tư, khung phát sóng các chương trình Trung tâm sản xuất chương
trình Truyền hình tiếng dân tộc nên cố định để đồng bào tiện theo dõi, định
khung giờ phát sóng ổn định cho từng thứ tiếng, đặc biệt ưu tiên cho những
thứ tiếng có đông đồng bào sử dụng nhằm đạt được hiệu quả tuyên truyền
rộng rãi.

15


KẾT LUẬN
Từ khi ra đời cho đến nay, trải qua 7 năm phát triển, Chương trình
Truyền hình tiếng dân tộc của Trung tâm sản xuất chương trình Truyền hình
tiếng dân tộc, Đài PT - TH tỉnh Hà Giang luôn có bước phát triển không
ngừng. Các chương trình truyền hình tiếng dân tộc đã mang lại hiệu quả cao
trong công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật
của Đảng, Nhà nước và của tỉnh tới đông đảo bà con các vùng dân tộc. Với
đặc trưng địa hình cư trú cũng như đặc điểm nhận thức, lối sống, cộng đồng
các dân tộc thiểu số luôn được Đảng, Nhà nước và tỉnh chú trọng đầu tư, nâng
cao mức sống và điều kiện kinh tế. Đó không chỉ là nhiệm vụ kinh tế xã hội,
mà còn là nhiệm vụ an ninh quốc phòng quan trọng. Đóng góp vào công cuộc
ấy, kênh Truyền hình tiếng dân tộc luôn nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của
mình, tham gia tuyên truyền, cung cấp cho bà con đồng bào những thông tin
chính xác, cần thiết nhằm định hướng tư tưởng, quan điểm chính trị, định
hướng lối sống cho bà con chấp hành đúng, nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà
nước, góp phần ổn định an ninh trật tự khu vực, ổn định cuộc sống cho bà
con. Đây chính là chức năng quan trọng của báo chí trong việc định hướng và
điều hòa dư luận xã hội. Bởi vậy, việc không ngừng nâng cao chất lượng kênh
Truyền hình tiếng dân tộc là một yêu cầu bắt buộc nhằm đưa báo chí tham gia
có hiệu quả hơn nữa vào chức năng định hướng dư luận, tăng cường niềm tin

của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
với Đảng, Nhà nước và sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

16


TÀI LIỆU THAM KHÁO
1. PGS. TS Nguyễn Văn Dững, Báo chí và dư luận xã hội, NXB Lao
Động, 2011.
2. PGS. TS Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao Động,
2012.
3. Đại tá, TS Lê Đại Nghĩa, Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đang
được chăm lo toàn diện, website: www.qdnd.vn
4. “Truyền hình tiếng dân tộc”: Điểm hẹn các dân tộc Việt Nam,
website: vtv.vn.
5. hagiangtv.vn

17



×