Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất tại nhà máy gạch ốp lát sao đỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------

Nguyễn Thị Yến

Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất tại Nhà máy gạch ốp
lát Sao đỏ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – 2005
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


-----------------------

Nguyễn Thị Yến

Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất tại Nhà máy gạch ốp
lát Sao đỏ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.

Đặng Vũ Tùng



Hà Nội - 2005


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung được trình bày trong luận văn là trung
thực, là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tài liệu được thu thập xuất
phát từ tình hình thực tế tại nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ. Tôi hoàn toàn
chịu trách nhiệm về tính trung thực của luận văn.
Người

cam

đoan

Nguyễn Thị Yến


MỤC LỤC

Trang
Phần mở đầu

1

Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý sản xuất của doanh
nghiệp trong cơ chế thị trường

5


1.1. Lý thuyết cơ bản về quản lý doanh nghiệp sản xuất

5

1.1.1. Khái niệm quản lý, quản lý sản xuất

5

1.1.2. Các mục tiêu của quản lý sản xuất

5

1.2. Nội dung tổ chức quản lý sản xuất

7

1.2.1. Quản lý lao động

8

1.2.2. Quản lý việc cung ứng, dự trữ, cấp phát, sử dụng vật tư

10

1.2.3. Quản lý máy móc thiết bị

12

1.3. Quản lý doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát


14

1.3.1. Đặc điểm sản phẩm gạch ốp lát

14

1.3.2. Đặc điểm quản lý sản xuất gạch ốp lát

16

1.3.2.1. Đặc điểm nhân công lao động của ngành sản xuất gạch
ốp lát ảnh hưởng đến công tác quản lý sản xuất

16

1.3.2.2. Đặc điểm nguyên liệu-vật liệu sản xuất gạch ốp lát ảnh
hưởng đến công tác quản lý sản xuất

18

1.3.2.3. Đặc điểm dây chuyền thiết bị-công nghệ sản xuất gạch
ốp lát ảnh hưởng đến công tác quản lý sản xuất

21

1.4. Xu hướng chung của các doanh nghiệp sản xuất gạch ốp
lát

22


1.5. Sự cạnh tranh của các đơn vị sản xuất trong ngành

23

Chương 2. Thực trạng về quản lý sản xuất tại Nhà máy gạch
ốp lát Sao Đỏ

26


2.1. Giới thiệu tổng quan về Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ

26

2.2. Thực trạng quản lý sản xuất của Nhà máy gạch
ốp lát Sao Đỏ

27

2.3. Tình hình lao động của Nhà máy gạch ốp
lát Sao Đỏ

32

2.3.1. Cơ cấu theo độ tuổi

32

2.3.2. Cơ cấu theo trình độ văn hoá


33

2.4. Thực trạng về cung cấp và dự trữ nguyên liệu cho sản xuất

34

2.5. Thực trạng về máy móc thiết bị và công nghệ

40

2.6. Thực trạng về sản phẩm của Nhà máy gạch ốp lát Sao
Đỏ

47

2.7. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất của nhà máy
gạch ốp lát Sao Đỏ

51

2.7.1. Sản lượng sản xuất

51

2.7.2. Tiêu hao vật tư và giá thành sản phẩm

52

2.7.3. Chất lượng sản phẩm


56

2.7.4. Dự trữ vật tư

56

2.8. Đánh giá thực trạng công tác quản lý sản xuất tại nhà
máy gạch ốp lát Sao Đỏ

59

2.8.1. Những ưu điểm

59

2.8.2. Những tồn tại

59

2.8.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý

59

2.8.2.2. Cơ chế quản lý

60

2.8.2.3. Trình độ lao động

61


2.8.2.4. Quản lý việc dự trữ, cấp phát vật tư

62

2.8.2.5. Kết quả khai thác công suất thiết bị

64


2.8.2.6. Quản lý kho vật tư và sản phẩm
Chương 3. Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý sản
xuất của Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ

64
66

3.1. Hoàn thiện cơ chế và bộ máy quản lý

67

3.1.1. Đổi mới cơ chế quản lý

67

3.1.2. Hoàn thiện bộ máy quản lý

69

3.1.2.1. Tổ chức lại phòng kỹ thuật sản xuất


69

3.1.2.2. Thành lập phòng cơ điện

71

3.2. Công tác đào tạo huấn luyện

73

3.3. Hoàn thiện quản lý vật tư

73

3.3.1. Định mức tồn kho hợp lý

73

3.3.2. Hoàn thiện công tác quản lý kho vật tư

76

3.3.3. Sử dụng nguyên liệu chi phí thấp

77

3.4. Hoàn thiện quản lý máy móc thiết bị

78


3.4.1. Công tác quản lý máy móc thiết bị

78

3.4.2. Đầu tư cải tiến máy móc thiết bị

80

3.5. Hợp lý hoá sản xuất

83

3.5.1. Quản lý quy trình sản xuất

83

3.5.2. Sử dụng hợp lý chi phí điện năng

85

3.5.3. Công tác sáng kiến, cải tiến, hợp lý hoá sản xuất

89

3.5.3.1. Giảm hao hụt trên các công đoạn

89

3.5.3.2. Giảm thời gian nghiền hồ


90

3.5.3.3. Giảm chu kỳ nung

91

3.6. Thúc đẩy công tác tiêu thụ

93

Kết luận

96


Danh mục tài liệu tham khảo

99


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT


Cao đẳng

CĐ QTKD Cao đẳng Quản trị kinh doanh
CBCNV

Cán bộ công nhân viên


CN

Công nhân

ĐH

Đại học

KH

Kế hoạch

KHKD

Kế hoạch kinh doanh

KS

Kỹ sư

KTKT

Kinh tế kỹ thuật

KTV

Kỹ thuật viên

PKT


Phòng kỹ thuật

PXCĐ

Phân xưởng cơ điện

PXSX

Phân xửơng sản xuất

SX

Sản xuất

TC

Tại chức

TCLĐ

Tổ chức lao động

TSCĐ

Tài sản cố định

VLCL

Vật liệu chịu lửa


VT

Vật tư


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý sản xuất

Với tốc độ phát triển nhanh như vũ bão của khoa học và kỹ thuật,
đặc biệt là sự bùng nổ của kỹ thuật tin học viễn thông đã làm cho khoảng
cách giữa các châu lục xích lại gần nhau, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng
tin học vào quản lý sản xuất tạo ra một năng suất lao động chưa từng có.
Bởi vậy, việc mở rộng kinh doanh ra ngoài phạm vi lãnh thổ được thực
hiện dễ dàng, cùng với nó mà cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lúc
này đã mang tính toàn cầu hoá và khu vực hoá.
Thị trường gạch ốp lát Ceramic ở Việt Nam, đang cạnh tranh rất khốc
liệt giữa các nhà sản xuất trong nước. Đặc biệt, các nhà sản xuất trong nước
còn gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt cao độ với gạch ốp lát của Trung Quốc.
Thị trường gạch ốp lát Ceramic được phân thành 3 nhóm, với cơ cấu
giá thành trên thị trường như sau:
+ Sản phẩm có giá thành thấp chiếm: 30%.
+ Sản phẩm có giá thành trung bình chiếm: 50%.
+ Sản phẩm có giá thành cao chiếm: 20%.
Với tình hình tiêu thụ gạch ốp lát như hiện nay, các nhà sản xuất sẽ
có sự thay đổi lớn về cơ chế nhằm chiếm lĩnh và giữ ổn định sản lượng.
Mục đích là giảm thiểu tối đa hàng tồn kho, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển
vốn để duy trì sản xuất, đồng thời cũng để chiếm lĩnh thị phần nâng cao

thương hiệu.
Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ-trực thuộc Công ty Vật liệu chịu lửa
Trúc Thôn được đầu tư xây dựng vào đầu năm 2002, và đã đi vào sản xuất
cuối năm 2003. Một sản phẩm thương hiệu chưa đi sâu vào nhận thức của
người dân so với các thương hiệu khác như: Viglacera, Đồng Tâm, White
horst, Vitaly, CMC...để có thể trụ vững trên thương trường, không còn


2

cách nào khác, Nhà máy phải sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh
mạnh mẽ. Để làm được điều này, Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ phải giải
quyết rất nhiều vấn đề. Vấn đề “Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất
gạch ốp lát” là một trong những vấn đề đó. Tổ chức tốt công tác quản lý
sản xuất sẽ tìm ra những vấn đề bất hợp lý, để có những biện pháp thích hợp
hạn chế đến mức tối thiểu những nhân tố tiêu cực, đồng thời phát huy tối đa
những nhân tố tích cực. Từ đó đánh giá mọi khía cạnh, mọi nhân tố ảnh
hưởng đến tổ chức quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp xây dựng các phương
án sản xuất tối ưu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài vận dụng cơ sở lý luận quản lý sản xuất vào thực tiễn, đề ra
các phương hướng và biện pháp của tác giả nhằm hoàn thiện công tác quản
lý sản xuất tại nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ nhằm tối thiểu hoá các chi phí,
phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, tối đa hoá lợi nhuận
cho nhà máy. Cụ thể:
- Đề ra các giải pháp khắc phục những tồn tại trong việc quản lý sản
xuất ở Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của nhà máy trong những năm tiếp theo trong các khía cạnh:
+ Tổ chức tốt bộ máy quản lý.

+ Quản lý chặt chẽ việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng vật tư.
+ Hoàn thiện quản lý thiết bị nâng cao năng suất để giảm giá thành,
nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý sản xuất tại nhà
máy gạch ốp lát Sao Đỏ.


3

Đề tài này nghiên cứu trong giới hạn một số vấn đề cơ bản trong
quản lý sản xuất gạch ốp lát của Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ, cụ thể như :
Quản lý lao động, vật tư, máy móc thiết bị. Trên cơ sở phân tích các điều kiện
hiện tại, vận dụng những quy luật kinh tế và những kiến thức về quản lý sản
xuất, nhằm đưa ra những giải pháp để quản lý sản xuất một cách hiệu quả,
tiến tới hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng tăng sức cạnh tranh của
sản phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các thông tin cập nhật về Nhà máy, tiến hành phân tích
đánh giá những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến thành công và tồn tại. Từ
đó chỉ ra các vấn đề cần giải quyết.
Trên cơ sở thực tiễn đó, tiến hành vận dụng các quy luật kinh tế, và
những kiến thức về quản lý sản xuất để giải quyết những vấn đề tồn tại của
việc quản lý sản xuất tại nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ.
5. Kết cấu luận văn
Tên luận văn: “Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất gạch ốp lát
tại Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ”
- Mục lục.
- Phần mở đầu: Giới thiệu tổng quan Luận văn
- Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý sản xuất trong doanh

nghiệp sản xuất gạch ốp lát.
Trong chương này, tác giả trình bày lý thuyết cơ bản về nội dung,
khái niệm quản lý, quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất nói
chung và trong doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát nói riêng.
- Chương 2. Thực trạng quản lý sản xuất gạch ốp lát ở Nhà
máy gạch ốp lát Sao Đỏ.


4

Trên cơ sở các tài liệu được thu thập về tình hình thực tế tại nhà
máy gạch ốp lát Sao Đỏ, tác giả đánh giá, phân tích thực trạng về tổ chức
quản lý sản xuất của nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ bao gồm:
+ Đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên
+ Việc cung cấp, sử dụng và dự trữ nguyên nhiên liệu cho sản
xuất
+ Máy móc trang thiết bị
Rút ra những nguyên nhân và tồn tại cần khắc phục tại nhà máy.
Đánh giá ưu và nhược điểm của nhà máy trong công tác quản lý sản
xuất, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Chương 3. Những giải pháp hoàn thiện quản lý sản xuất gạch
ốp lát của Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ.
Trên cơ sở phân tích thực trạng tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất bao gồm:
+ Hoàn thiện cơ cấu và bộ máy quản lý
+ Công tác đào tạo huấn luyện
+ Hoàn thiện công tác quản lý vật tư
+ Hoàn thiện quản lý máy móc thiết bị
+ Hợp lý hoá sản xuất
+ Thúc đẩy công tác tiêu thụ

- Kết luận.
- Tài liệu tham khảo
Trong quá trình hoàn thành luận văn, tác giả xin chân thành cảm ơn
các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách
khoa Hà Nội, cá nhân thầy giáo TS. Đặng Vũ Tùng đã tận tình hướng dẫn
tác giả trong suốt quá trình làm luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ của tập thể ban lãnh đạo Nhà máy gạch ốp lát Sao Đỏ và các anh


5

chị trong các phòng ban của nhà máy. Kiến thức và thực tế của bản thân
tác giả còn nhiều thiếu sót, do vậy để luận văn có giá trị thực tiễn hơn, tác
giả trân trọng và mong muốn nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo của các thầy cô
giáo. Sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô giáo chắc chắn sẽ là những
kiến thức quý báu đối với bản thân tác giả.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT GẠCH ỐP LÁT
1.1. Lý thuyết cơ bản về quản lý doanh nghiệp sản xuất
1.1.1. Khái niệm quản lý, quản lý sản xuất
Quản lý là quá trình thực hiện các tác động của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý, để phối hợp hoạt động của các cá nhân và tập thể nhằm
đạt được các mục tiêu đề ra của tổ chức. Quản lý là làm việc với người
khác và thông qua người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong

một môi trường luôn biến động.
Quản lý là yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển của các doanh nghiệp.
Ngày nay, các yếu tố: quy mô sản xuất hiện đại, khoa học và công nghệ phát
triển với tốc độ cao, sự quá độ phát triển kinh tế từ chỗ chủ yếu theo chiều
rộng sang phát triển theo chiều sâu, trình độ xã hội và các quan hệ xã hội
ngày càng cao…làm cho vai trò của quản lý ngày càng nâng cao, đồng thời
đòi hỏi trình độ quản lý cũng phải phát triển ngang tầm.
Quản lý sản xuất là quản lý quá trình biến các yếu tố đầu vào như:
nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, đất đai, lao động, vốn và quản lý thành
hàng hoá và dịch vụ mong muốn.
Trong doanh nghiệp việc quản lý thực hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau
như: quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý tài chính ….
1.1.2. Các mục tiêu của quản lý sản xuất
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp
phải sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ có chất lượng tốt nhất, với thời gian
nhanh nhất, và giá cả thấp nhất. Vì vậy, công tác quản lý sản xuất trong doanh
nghiệp ngày càng trở lên quan trọng.


7

+ Bảo đảm số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Sản phẩm và dịch vụ sản xuất ra phải phù hợp với những tiêu chuẩn
được đặt ra, với nhu cầu của khách hàng. Chất lượng có thể được đánh giá
bằng những tiêu chuẩn đặt ra từ bên ngoài doanh nghiệp, và bằng chính
những tiêu chuẩn do doanh nghiệp đặt ra. Chất lượng có thể dùng để đánh
giá so với sản phẩm dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.
+ Bảo đảm đúng thời gian
Sản xuất phải bảo đảm cung cấp đúng thời gian mà khách hàng yêu
cầu hoặc giao nộp sản phẩm đúng tiến độ hợp đồng đã ký kết.

+ Chi phí sản xuất thấp nhất
Các nhà quản lý sản xuất phải tìm các biện pháp giảm chi phí sản
xuất để giảm giá bán giành được thị trường, hoặc để tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
+ Bảo đảm tính linh hoạt trong tổ chức
Sự linh hoạt trong tổ chức có nghĩa là doanh nghiệp phải có khả
năng phản ứng nhanh đối với mọi biến đổi trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và cạnh tranh trên thị trường. Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
chịu nhiều tác động của môi trường:
(1) Các luật lệ, chính sách và qui định của nhà nước, của các ngành
và của các địa phương thường xuyên có những thay đổi phải điều chỉnh.
(2) Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng thay đổi, khi người ta có thu nhập
ngày càng cao thì càng đòi hỏi hàng hoá và dịch vụ doanh nghiệp phải có
chất lượng cao hơn, mẫu mã đa dạng hơn. Nhu cầu thay đổi tác động tới cả
số lượng, chất lượng, chủng loại và thời gian sản xuất của doanh nghiệp.
(3) Sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm xuất hiện nhiều sản
phẩm mới và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội.


8

(4) Các yếu tố khác tác động tới sản xuất của doanh nghiệp như thời
tiết, khí hậu, cạnh tranh……..
Tất cả các yếu tố trên tác động tới doanh nghiệp, đòi hỏi doanh
nghiệp phải thường xuyên theo dõi để đổi mới và cải tiến, hoàn thiện quản
lý sản xuất. Để đảm bảo tính linh hoạt được thực hiện tốt, các doanh
nghiệp cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cũng cần có những dự trữ về
vật tư, tiền vốn, diện tích sản xuất …
1.2. Nội dung quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất ngày càng có vai trò quan trọng, vì trong nền kinh

tế thị trường luôn có sự thay đổi về điều kiện và khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Cơ chế thị trường có mặt tích cực như thúc đẩy, khuyến
khích sản xuất hàng hoá dịch vụ phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng nảy
sinh nhiều mặt tiêu cực phân hoá những người sản xuất hàng hoá, gây
khủng hoảng...khiến các doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, rủi ro,
bất trắc cao. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một phương
thức quản lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của riêng mình và
đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Quản lý sản xuất trong doanh nghiệp có nhiều nội dung khác nhau,
xong có một số nội dung chủ yếu sau:
+ Xây dựng chiến lược sản xuất cho doanh nghiệp: Thực hiện nhiệm
vụ xác định thị trường mục tiêu, lựa chọn chủng loại mặt hàng sản xuất.
+ Dự báo thị trường: là phương pháp khoa học dựa vào sự phân tích
toàn diện quá khứ và hiện tại đưa ra tiên đoán cho tương lai với những giá
trị nào đó. Có thể xây dựng các phương pháp và mô hình dự báo phục vụ
sản xuất kinh doanh nghiệp.
+ Thiết kế sản phẩm và quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm.
+ Xây dựng kết cấu sản xuất, xác định năng lực sản xuất và cân đối
năng lực sản xuất: xây dựng kết cấu sản xuất, xác định năng lực sản xuất


9

toàn doanh nghiệp và năng lực sản xuất của từng bộ phận theo thời gian và
tiến hành cân đối năng lực sản xuất, có các biện pháp khắc phục các khâu
yếu của quá trình sản xuất.
+ Lập kế hoạch sản xuất: Là tiến hành lập kế hoạch nguyên liệu,
nhiên liệu, phụ tùng thiết bị; kế hoạch lao động; kế hoạch tài chính…hàng
năm, hàng quý, hàng tháng, và cụ thể hàng tuần, hàng ngày cho toàn doanh
nghiệp, và cho từng bộ phận trong doanh nghiệp để đảm bảo sản xuất liên

tục và ổn định.
+ Tổ chức công tác sửa chữa thiết bị, tổ chức cung ứng vật tư, năng
lượng cho sản xuất và quản lý dữ trữ: lập kế hoạch cung cấp vật tư, tổ chức
cung cấp, quản lý dữ trữ vật tư và quản lý hệ thống sửa chữa thiết bị, máy
móc và các tài sản cố định khác…
+ Quản lý chất lượng sản phẩm: Công tác quản lý chất lượng nhằm
nâng cao tỷ lệ sản phẩm thu hồi, tỷ lệ chính phẩm. Mặt khác, nhằm để đảm
bảo sản phẩm sản xuất ra không bị hỏng hóc hay không đảm bảo chất
lượng, hoặc tránh lẫn sản phẩm kém chất lượng vào lô sản phẩm đạt chất
lượng tốt…Do vậy, doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống đo lường, đánh
giá, giám sát chất lượng bán thành phẩm trên các công đoạn sản xuất, và
thành phẩm cuối cùng. Áp dụng các mô hình quản lý chất lượng, quản lý
chất lượng toàn diện…
+ Tổ chức hệ thống thông tin phục vụ cho quản lý sản xuất: Doanh
nghiệp tổ chức theo dõi, ghi chép thường xuyên tình hình thực hiện nhiệm
vụ sản xuất, để phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những khâu mất cân đối,
bất hợp lý để có những quyết định kịp thời.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề cập
đến quản lý sản xuất trong một số nội dung sau:
1.2.1. Quản lý lao động.


10

Con người là một yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp. Bởi vì trong các doanh nghiệp, nhân lực
ở tất cả các cấp sẽ là nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
Ngày nay, khi nhân lực được xem là một nguồn lực quý giá nhất thì quản
lý nhân lực là một nghệ thuật, là một tập hợp các hoạt động có ý thức nhằm
nâng cao hiệu suất của một tổ chức.

Quản lý nhân lực là những hoạt động nhằm tăng cường những đóng
góp có hiệu quả của những cá nhân vào mục tiêu của tổ chức trong khi
đồng thời cố gắng đạt được các mục tiêu xã hội và mục tiêu cá nhân.
Quản lý nhân lực là một bộ phận không thể thiếu được của công tác quản
lý sản xuất kinh doanh, nó nhằm củng cố và duy trì đầy đủ về số lượng và chất
lượng người lao động cần thiết cho doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra.
Để phù hợp với quy trình sản xuất máy móc doanh nghiệp thường xuyên tổ
chức đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời
tuyển dụng đúng người đúng việc, từng bước hoàn thiện công tác trả lương,
thưởng cho người lao động để khuyến khích người lao động trong công việc.
Đối với một doanh nghiệp, chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên
là rất quan trọng. Chất lượng này có tốt thì mới đảm bảo cho sự thắng lợi của doanh
nghiệp trên thương trường. Chất lượng của đội ngũ cán bộ công nhân viên phụ
thuộc rất nhiều vào công tác thu hút và tuyển chọn lao động.
Trong nền kinh tế thị trường, nhà quản lý không phải chỉ cạnh tranh về
sản phẩm mà còn cạnh tranh về lao động, lao động là vấn đề cốt lõi của quản lý.
Để tồn tại và phát triển, quản lý lao động một cách có hiệu quả là con đường tốt
nhất. Muốn quản lý có hiệu quả các doanh nghiệp phải có chính sách nhân sự
hợp lý, phải biết lãnh đạo, động viên đồng thời còn phải tạo ra một bầu không
khí văn hoá gắn bó... Ngoài ra doanh nghiệp còn phải có chế độ thù lao để nhân
viên cảm thấy được đánh giá đúng khả năng của mình. Nếu không doanh nghiệp
sẽ mất đi những nhân viên giỏi có khả năng. Sự ra đi của nhân viên không phải
chỉ thuần tuý là vấn đề thù lao mà là tổng hợp của nhiều vấn đề khác. Do đó,
doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý lao động một cách hiệu quả.


11

1.2.2. Quản lý việc cung ứng, dữ trữ, cấp phát, sử dụng vật tư
Trong Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, yếu tố cơ bản để đảm bảo

quá trình sản xuất được tiến hành liên tục đó là vật liệu- yếu tố đầu vào, là
cơ sở tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm.Vì vậy vấn đề đặt ra cho các
Doanh nghiệp là phải quản lý và sử dụng nguyên vật liệu trong các Doanh
nghiệp chặt chẽ, không có sự thất thoát, gây lãng phí vốn để từ đó giảm giá
thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho Doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới, nguyên liệu vật liệu tham
gia vào chu kỳ sản xuất nhất định và dưới tác động của lao động chúng bị tiêu
hao toàn bộ để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm. Do vậy, việc quản lý tốt
nguyên liệu vật liệu chính là góp phần quản lý tốt vốn sản xuất kinh doanh và
tài sản của doanh nghiệp.
Công tác quản lý vật cần phải xem xét các khía cạnh: thu mua, bảo
quản, sử dụng và dự trữ.
Quản lý ở khâu thu mua:
Quản lý việc thu mua vật tư về khối lượng, chất lượng, quy cách, chủng
loại, giá mua, chi phí mua cũng như việc thực hiện kế hoạch mua theo đúng tiến
độ, thời gian phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tiếp nhận vật tư là một khâu quan trọng và là khâu mở đầu của việc
quản lý. Nó là bước chuyển giao trách nhiệm trực tiếp bảo quản và đưa vật
liệu vào sản xuất từ bên cung ứng sang bên tiêu dùng.Việc thực hiện tốt
khâu này sẽ tạo điều kiện cho người quản lý kho nắm chắc số lượng, chất
lượng, chủng loại theo dõi kịp thời tình trạng nguyên vật liệu trong kho từ
đó làm giảm những thiệt hại đáng kể do hỏng hóc, đổ vỡ hay biến chất của
nguyên vật liệu.
Tổ chức quản lý kho:


12

Như chúng ta đã biết, vật tư sản xuất gạch ốp lát đa dạng và phức
tạp. Vì vậy, nhà sản xuất luôn luôn phải thành lập một hệ thống kho thật sự

phù hợp cho mỗi chủng loại vật tư. Do đó, hệ thống kho phải được trang bị
các thiết bị bảo quản, thiết bị cân đo, kiểm nghiệm, thiết bị phòng cháy.
Để thực hiện tốt được điều đó, công tác tổ chức quản lý kho phải
thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Bảo quản toàn bộ số lượng, chất lượng vật tư, ngăn ngừa hạn chế
hư hỏng, mất mát đến mức tối thiểu
+ Nắm chắc tình hình vật tư vào bất cứ thời điểm nào nhằm đáp ứng
một cách nhanh nhất cho sản xuất.
+ Bảo đảm thuận tiện cho việc xuất, nhập kiểm tra bất cứ lúc nào.
+ Bảo đảm hạ thấp chi phí bảo quản, sử dụng hợp lý và tiết kiệm diện tích kho.
Để thực hiện những nhiệm vụ trên công tác quản lý kho bao gồm
những nội dung chủ yếu sau:
+ Công tác sắp xếp vật tư: dựa vào tính chất đặc điểm vật tư và tình
hình cụ thể của hệ thống kho để sắp xếp vật tư một cách hợp lý, khoa học,
đảm bảo tiết kiệm diện tích kho.
+ Bảo quản vật tư phải thực hiện theo đúng quy trình quy định của
nhà nước ban hành để đảm bảo an toàn chất lượng vật tư.
Quản lý trong khâu sử dụng:
Quản lý việc sử dụng trên nguyên tắc; sử dụng đúng định mức quy
định, đúng quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập tích luỹ
cho doanh nghiệp.
Cấp phát vật tư là hình thức chuyển vật tư từ kho đến bộ phận sản
xuất. Việc cấp phát một cách kịp thời, chính xác, khoa học sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc tận dụng có hiệu quả năng suất lao động của công nhân,
của máy móc thiết bị làm cho sản xuất được tiến hành liên tục. Việc cấp
phát có thể tiến hành theo các hình thức sau:


13


- Cấp phát theo tiến độ kế hoạch đây là hình thức cấp phát quy định
cả số lượng và thời gian nhằm tạo ra sự chủ động cho cả bộ phận sử dụng
và bộ phận cấp phát.
- Cấp phát theo yêu cầu của bộ phận sản xuất: căn cứ vào yêu cầu
vật tư của từng phân xưởng đã báo trước cho bộ phận cấp phát của kho. Số
lượng vật tư yêu cầu được tính toán dựa trên nhiệm vụ sản xuất và hệ
thống định mức tiêu dùng vật tư mà doanh nghiệp đã xây dựng.
Quản lý ở khâu dự trữ:
Phải xác định được định mức dữ trữ tối đa và tối thiểu để đảm bảo
cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, không bị gián đoạn
do việc cung ứng hoặc gây ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều và phát sinh
các chi phí khác như chi phí bảo quản, mất mát......
Trong cơ chế thị trường hiện nay để đáp ứng đủ vật tư cho sản xuất
và mức độ tồn kho ảnh hưởng thấp nhất đến giá thành sản phẩm là bài
toán khó đối với mỗi doanh nghiệp.
Việc quản lý vật tư là cần thiết khách quan của mọi nền sản xuất xã
hội và phương pháp quản lý vật tư cũng khác nhau. Phương pháp quản lý
ngày càng hoàn thiện và khoa học thì việc sử dụng vật tư sao cho có thể
sản xuất ra càng nhiều sản phẩm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng càng dễ dàng.
1.2.3. Quản lý máy móc thiết bị.
Để tồn tại và phát triển đối với mỗi doanh nghiệp chỉ có sự lựa chọn
duy nhất là phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành
hạ. Mà hiện nay điều đáng lo ngại nhất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
và giá thành sản phẩm là sự lạc hậu về máy móc thiết bị. Một trong những
vấn đề được các doanh nghiệp chú trọng là đầu tư chiều sâu đổi mới máy
móc thiết bị, nâng cao công suất của máy móc, tăng sản lượng và chất


14


lượng . Để hoạt động một cách có hiệu quả nhất không phải là đầu tư đổi
mới máy móc thiết bị ồ ạt mà vấn đề là ở chỗ làm sao để nâng cao được
hiệu quả quản lý sử dụng chúng một cách có lợi nhất.
Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và quản lý thiết bị là một trong
những công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình, là căn cứ
để xây dựng kế hoạch cho đầu tư mua sắm sửa chữa máy móc thiết bị cho
doanh nghiệp. Mặt khác quá trình sản xuất kinh doanh là một qúa trình
tổng hợp bao gồm nhiều khâu khác nhau bắt đầu từ việc xác định kế hoạch
mặt hàng, tổ chức cung ứng nguyên vật liệu, chế tạo và tiêu thụ sản phẩm.
Trong đó khâu chế tạo sản phẩm có vai trò quan trọng nhất, và tất cả các
khâu khác trong cả quá trình đều tạo điều kiện thuận lợi cho khâu chế tạo
sản phẩm. Thúc đẩy việc chế tạo sản phẩm đạt chất lượng cao được thị
trường chấp nhận và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có
hiệu quả.
Quản lý và sử dụng máy móc thiết bị tốt ảnh hưởng trực tiếp đến việc
sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, lao động cho doanh nghiệp và sản
xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao và đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Quản lý tốt máy móc thiết bị tạo điều kiện cho việc sử dụng những
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất từ đó thúc đẩy việc
tăng năng suất lao động. Ngày nay mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ
chế thị trường mở cửa và ngày càng hội nhập phải chấp nhận và đứng vững
trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải
luôn tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt hoá,
giá cả và tốc độ cung ứng. Để duy trì lợi thế về giá cả, chất lượng, doanh
nghiệp phải sử dụng và quản lý máy móc thiết bị có hiệu quả hơn so với
các doanh nghiệp khác cùng ngành.


15


Sử dụng máy móc thiết bị là một nội dung của công tác quản lý tài
sản cố định trong doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phấn đấu
hạ giá thành, tiết kiệm lao động sống và lao động vật hóa, tăng thu nhập
cho người lao động và tăng tích luỹ cho doanh nghiệp. Do đó quản lý tốt
máy móc thiết bị giúp cho doanh nghiệp có thể bảo toàn và phát triển vốn
kinh doanh, rút ngắn được thời gian sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
Quản lý và sử dụng tốt máy móc thiết bị là mục tiêu thiết thực nhất của
mỗi doanh nghiệp, là mục tiêu cơ bản, lâu dài quyết định sự sống còn của mỗi
doanh nghiệp. Hơn thế nữa trong nền kinh tế thị trường khi mà cạnh tranh là
phương thức duy nhất để tồn tại thì việc quản lý thiết bị máy móc lại càng có
ý nghĩa hơn cả.
Theo khảo sát của nhiều Công ty sản xuất gạch ốp lát, có một số
công ty muốn giảm vốn đầu tư ban đầu nên đầu tư không đồng bộ, chất
lượng thiết bị xấu đã sản xuất ra sản phẩm xấu nên chỉ tiêu thụ được 50%
sản phẩm làm ra. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: Chưa
nắm chắc công nghệ sản xuất, thời gian sử dụng thiết bị đã đến niên hạn
chưa kịp đầu tư bổ sung nên năng lực sản xuất giảm không thể phát huy
100% công suất.
Hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị phản ánh trình độ quản lý và sử
dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh
doanh, thể hiện ở việc tận dụng, tiết kiệm chi phí sửa chữa, sử dụng hợp lý
và vận hành tốt máy móc thiết bị. Theo số liệu thống kê của các nhà kinh tế
thì hiện nay các doanh nghiệp mới chỉ sử dụng khoảng 50% công suất thiết
kế. Vấn đề đặt ra là làm sao trong giai đoạn tới các doanh nghiệp phải tìm
cách để huy động tối đa công suất máy móc thiết bị phục vụ sản suất.
1.3. Quản lý doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát.



16

1.3.1. Đặc điểm sản phẩm gạch ốp lát
Sản phẩm gạch ốp lát Ceramic nằm trong dòng sản phẩm Silicat
được sản xuất từ một số nguyên liệu chính: Đất sét, đá feldspar, cát,
đôlômít, kaolanh...Phối liệu được gia công nghiền mịn, tạo hình và nung
kết khối ở nhiệt độ cao. Kết cấu của sản phẩm gồm 3 phần: phần xương đế
chịu lực, lớp men lót trung gian, lớp men phủ trên cùng và lớp men in lưới
trang trí hoa văn.
Sản phẩm gạch ốp lát Ceramic là một loại vật liệu xây dựng dùng để ốp
tường và lát nền. Vì vậy, sản phẩm không những phải đáp ứng các yêu cầu kỹ
thuật của một loại vật liệu xây dựng (độ chịu mài mòn, độ cứng bề mặt, cường độ
bền uốn, kích thước, độ hút nước, khối lượng lớn, thời gian sử dụng dài...), mà còn
phải có tính thẩm mỹ cao (độ bóng, hoa văn, màu sắc, kiểu dáng...).
Đặc điểm của sản xuất vật liệu xây dựng:
+ Dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng thường là loại hình sản
xuất hàng khối, sản xuất một cách liên tục.
+ Xuất phát từ đặc điểm vật liệu xây dựng có khối lượng lớn và giá trị
thấp làm cho chi phí vận chuyển nguyên liệu, và sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn
trong giá thành.
+ Thời gian sử dụng dài đòi hỏi vật liệu xây dựng phải bền, chắc và
ổn định các tính chất.
+ Sản xuất ở nhiệt độ cao làm tiêu hao năng lượng lớn (nhiên liệu sử
dụng là gas, dầu..). Trong khi, nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới, cũng
như ở Việt nam ngày một lớn. Vì vậy, giá thành sản phẩm chịu tác động
lớn của sự biến động giá cả nhiên liệu trên thị trường.
Bảng 1.1
MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GẠCH ỐP LÁT CƠ BẢN

STT

1

Chỉ tiêu
Độ hút nước

Đơn vị
%

Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn
Việt nam 6414 Châu âu EN177
3-6
3–6


17

2

Cường

độ

bền

uốn

KG/cm2

> 200


> 200

3

Độ cứng bề mặt

Mosh

>4

>5

4

Độ chịu mài mòn

Cấp

II

II

5

Độ bền hóa

A

A


6

Độ bền nhiệt

Loại 1

Loại 1

7

Sai lệch
thước

< 0,6%

< 0,6%

kích

Mẫu mã, và kích thước sản phẩm rất phong phú:
+ Kích thước gạch lát nền gồm: loại 200x200, 300x300, 400x400,
450x450, 500x500mm...
+ Kích thước gạch ốp tường gồm: loại 200x200, 200x250, 250x300,
250x400, 300x500mm...
+ Mẫu mã gồm: loại hoa văn, giả vân đá, giả vân mây, giả đá granit,
giả vân gỗ...
+ Kiểu dáng gồm: loại bề mặt phẳng, bề mặt trống chơn...
+ Loại men gồm: Men trong bóng, men đục bóng, men mờ...
+ Màu sắc: màu sắc rất phong phú...

Các mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc sản phẩm gạch ốp lát chủ yếu khác
nhau về chất màu, loại hoa văn, nguyên liệu dùng làm lớp men phủ, lớp
men in trang trí trên bề mặt.
Mẫu mã sản phẩm thay đổi theo từng khu vực: nông thôn, thành thị,
miền núi...Điều kiện cuộc sống luôn thay đổi hàng ngày làm cho thị hiếu
của khách hàng cũng thay đổi rất nhanh. Chính vì vậy, sản phẩm gạch ốp
lát ceramic-một mặt hàng thời trang cũng phải luôn luôn thay đổi hoa văn,
màu sắc...cho phù hợp với thị trường. Với một sản phẩm như vậy, việc
quản lý sản xuất phải nhạy bén, cập nhật, đi trước thị trường.


×