Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Luật dân sự phân tích vai trò của giáo dục đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.49 KB, 13 trang )

Mở đầu
Theo luật Dân sự, một đứa trẻ sinh ra đã có năng lực pháp luật dân sự, vậy liệu
đứa trẻ đó đã có nhân cách chưa?Nhân cách là gì? Nhân cách phải chăng được quy
định bởi các quy phạm pháp luật? Được chi phối bởi nhiều nhân tố, nhân cách có quá
trình hình thành và phát triển nhất định. Để đi đến sự hoàn thiện về nhân cách trong
mỗi con người là một chặng đường dài và trên con đường ấy không thể vắng bóng
của giáo dục. Giáo dục có vai trò chủ đạo và quyết định đối với quá trình hình thành
và phát triển của nhân cách. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn tìm hiểu đề
tài: “ Phân tích vai trò của giáo dục đối với quá trình hình thành và phát triển nhân
cách. Liên hệ thực tiễn”.
I. Những vấn đề lí luận chung về nhân cách
1.Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm con người: Từ xưa đến nay, có rất nhiều quan điểm về khái niệm con
người và bản chất của con người. Trong khoa học xã hội thì cho rằng: con người là
một thực thể sinh học – xã hội. Và Các Mac đã đưa ra một luận điểm tổng quan “ Bản
chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” .
Khái niệm về cá nhân: Hẹp hơn khái niệm con người là khái niệm cá nhân. Cá nhân
cũng là một thực thể sinh vật- xã hội, là một con người – một thành viên trong xã hội
loài người nhưng mang những nét đặc thù riêng lẻ để phân biệt với các thành viên
khác , với cộng đồng.
2. Khái niệm về nhân cách
Giống như khái niệm con người, tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về nhân cách.
Theo quan điểm của chủ nghĩa nhân văn, đại diện là Abraham Maslow thì cho
rằng: nhân cách được phát sinh từ cái tôi nội tâm và sự ép buộc của xã hội.
1


Theo quan điểm của các nhà tâm lý Liên Xô cũ như A.N Lêonchev nhận định:
nhân cách là sản phẩm của quá trình tiến hóa. Nhân cách được hình thành theo một
quá trình từ nhỏ đến lớn….
Triết học Mac- Lenin lại cho rằng: “ Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc đọc


đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá
nhân”1
Tóm lại có thể đưa ra một định nghĩa về nhân cách – “ là tổ hợp những thuộc
tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá tri xã hội của người ấy 2”.
Trong đó, “tổ hợp” là những thuộc tính tâm lý hợp thành một hệ thống, một cấu trúc
nhất định. Nói đến “ bản sắc” là muốn nói trong số những thuộc tính, hệ thống đó có
cái chung từ xã hội, từ giai cấp…vào con người nhưng cái chung này đã trở thành cái
riêng, cái khác biệt của từng người có đặc điểm về nội dung và hình thức không
giống với các tổ hợp khác của bất kì người nào. Bên cạnh đó, đề cập đến “ giá trị xã
hội” là muốn nói những thuộc tính đó có thể hiện ra ở những việc làm, những cách
ứng xử, hành vi của người ấy và được xã hội đánh giá.
3. Đặc điểm của nhân cách. Nhân cách mang những đặc điểm nhất định:
Thứ nhất, nhân cách mang tính ổn định. Từng nét nhân cách trong hoạt động
sống của con người được biến đổi, chuyển hóa nhưng trong tổng thể thì chúng tạo
thành một cấu trúc trọn vẹn của nhân cách, cấu trúc này tương đối ổn định.
Thứ hai, nhân cách có tính thống nhất. Nhân cách là một thể thống nhất của
mọi nét nhân cách, nó là một hệ thống thống nhất, trong đó mỗi nét nhân cách đều
liên quan không tách rời với những nét nhân cách khác.
Thứ ba, nhân cách mang tính tích cực. Tính tích cực này của nhân cách được
thể hiện trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu của nó.
1 Giáo trình Mac- Lenin, Nxb Chính trị- Quốc gia Hà Nội, 2007, trang 68
2 Giáo trình Tâm lý học đại cương, Trường đại học luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nôi- 2013, trang179

2


Thứ tư, tính giao tiếp của nhân cách. Nhân cách chỉ có thể được hình thành ,
phát triển và thể hiện trong hoạt động, trong các mối quan hệ với các nhân cách khác.
4. Sự phát triển nhân cách.
Nhân cách là những thuộc tính tâm lý phản ánh bản chất xã hội của mỗi cá

nhân được hình thành và phát triển trong hoạt động và giao lưu. Chính trong quá trình
này, mỗi con người dần dần lĩnh hội những kinh nghiệm mà nhân loại tích lũy được
và biến nó trở thành vốn sống của mình. Đây chính là quá trình hình thành và phát
triển nhân cách của mỗi con người. Quá trình này được biểu hiện qua những dấu hiệu
sau:
Sự phát triển về mặt thể chất: sự hoàn thiện về cơ thể.
Sự phát triển về mặt tâm lý: sự biến đổi trong nhận thức, tình cảm, ý chí…
Sự phát triển về mặt xã hội: thể hiện ở thái độ, hành vi trong ứng xử với môi trường
xung quanh, tính tích cực trong hoạt động cải tạo, phát triển xã hội
Như vậy, sự phát triển nhân cách là quá trình cải biến toàn bộ các sức mạnh về
thể chất, tinh thần cả về lượng và chất. Sự tăng trưởng về lượng và sự biến đổi về
chất không chỉ diễn ra đối với các mặt thể chất, tâm lý và xã hội mà còn cả những
mầm mống, dấu hiệu di truyền hay có từ khi sinh ra…
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách
Thứ nhất là bẩm sinh – di truyền. Nó tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất
của các hiện tượng tâm lý- những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó
có hệ thần kinh. Đó là những mầm mống, tư chất sinh học có vai trò tiền đề phát triển
một số phẩm chất, năng lực của nhân cách.Từ đó có thể khẳng định vai trò tiền đề vật
chất của yếu tố di truyền với sự hình thành và phát triển nhân cách.

3


Thứ hai là hoàn cảnh sống. Nó bao gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã
hội. Về hoàn cảnh tự nhiên tác động đến nhân cách thông qua các điều kiện tự nhiên
với những giá trị vật chất, tinh thần, qua phong tục tập quán – những cái vốn có liên
hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương thức sống của chính bản thân nó. Trong
khi đó hoàn cảnh xã hội với vai trò của các yếu tố điều kiện kinh tế, quan hệ chính trị
và pháp luật,… tác động đến mục tiêu, sự chiếm lĩnh các tri thức, kinh nghiệm và
định hướng giá trị cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.

Thứ ba là nhân tố hoạt động. Hoạt động là phương thức tồn tại của con người
và hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, có ý chí nhằm thỏa mãn những
nhu cầu tự nhiên hay xã hội, vật chất hay tinh thần của con người. Nó được thực hiện
thông qua mối quan hệ của con người với sự vật mà còn trong mối quan hệ với người
khác. Vì vậy nó là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách.
Thứ tư là yếu tố giao tiếp. Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội
loài người. Giao tiếp là hiện tượng xã hội, được xác lập và vận hành các quan hệ
người - người. Đó là quá trình tiếp xúc giữa nhân cách này với nhân cách khác.Thông
qua giao tiếp, cá nhân có khả năng điều chỉnh hành vi của mình và hành vi của người
khác. Do vậy, nó gây ra sự tác động đến nhân cách có thể theo hướng tích cự và tiêu
cực.
Tóm lại, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân
cách của con người. Chúng có thể tác động với chiều tích cực hay xu hướng tiêu cưc.
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của những nhân tố trên, tuy nhiên cũng không
tuyệt đối hóa, đánh giá chúng là “ vạn năng”.
II. Vai trò của giáo dục đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của
con người.
1.Khái niệm giáo dục
4


Giáo dục( theo nghĩa hẹp) “ là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có
kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong
gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường” 3
Tuy nhiên, giáo dục không chỉ được hiẻu theo nghĩa hẹp trong phạm vi hệ
thống các tác động sư phạm mà còn có nghĩa rộng “ là quá trình tác đông có mục
đích, có tổ chức, có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà
giáo dục tới người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân
cách cho họ”4
Theo nghĩa rộng, giáo dục không chỉ được thực hiện trong phạm vi trường học

mà còn trong gia đình và ngoài xã hội. Như vậy, có thể khẳng định ba lực lượng giáo
dục chính là gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội. Thật vậy, ngay từ khi cất
tiếng khóc chào đời mỗi người đã nhận được sự giáo dục từ cha, mẹ. Và cái nôi giáo
dục tiếp theo là nhà trường, thông qua những phương pháp khoa học tác động đến
năng lực, phẩm chất nhân cách mỗi người. Không chỉ gia đình, nhà trường, giáo dục
xã hội thông qua các đoàn thể, các tổ chức nhà nước…góp phần phát triển nhân cách
toàn diện theo sự phát triển xã hội.
2. Vai trò của giáo dục trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách.
Quá trình hình thành và phát triển nhân cách được tác động bởi nhiều yếu tố,
giáo dục có phải là một nhân tố quan trọng ? Khổng Tử từng nói “ Viên ngọc không
được mài dũa thì không thành đồ dung được. Con người không được học thì không
biết gì về đạo lý”, Bác Hồ cũng từng viết: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn – Phần
nhiều do giáo dục mà nên”. Thật vậy, ngay từ thời Trung Hoa cổ đại cho đến thời đại
ngày nay con người vẫn luôn khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đối với
phẩm chất, nhân cách(về đạo lý, hiền - dữ) của con người.Vậy, giáo dục có vai trò
như thế nào đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người?
3 Giáo trình Tâm lý học đại cương, trường đại học luật hà nội, NXB Công an nhân dân Hà Nội-2013, trang 226
4 Giáo trình Giáo dục học tập 1, NXB Đại học sư phạm, trang 22

5


Thứ nhất, giáo dục vừa vạch ra chiều hướng, mục tiêu cho sự hình thành và
phát triển nhân cách của học sinh vừa tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt học sinh thực hiện
quá trình đó theo chiều hướng đã định. Đi đường không thể không xác định đích đến,
con đường hình thành và phát triển nhân cách cũng vậy. Giáo dục như kim chỉ nam
vạch ra mục tiêu cho quá trình phát triển nhân cách. Không chỉ vậy, giáo dục còn
đóng vai trò như người hướng dẫn để quá trình ấy đạt được đến mục tiêu đã vạch ra
cho mỗi con người.
Thứ hai,giáo dục là những tác động tự giác có điều khiển, có thể mang lại

những tiến bộ mà các yếu tố di truyền bẩm sinh hay hoàn cảnh không thể đem lại
được. Yếu tố bẩm sinh – hoàn cảnh và môi trường chỉ có thể tạo ra những bước phát
triển một cách tự nhiên, thuận chiều của nó( có thể tích cực hoặc tiêu cực), tuy nhiên
giáo dục đem lại những bước tiến mà đòi hỏi phải có sự điều khiển, tổ chức, tác động.
Với yếu tố di truyền và môi trường có thể đem lại cho giáo sư Ngô Bảo Châu niềm
say mê với toán học nhưng chỉ có thể nhờ vào giáo dục mới có thể giúp ông chiếm
thế giới khoa học này và trở thành người Châu Á đầu tiên nhận được giải Nôben toán
học.
Thứ ba, giáo dục có khả năng uốn nắn, cải biến những hànhvi, thói quen, tính
cách xấu, không phù hợp do sự tác động tự phát của môi trường gây nên và làm
chúng phát triển đúng hướng. Trong cuộc sống, con người dễ chịu sự ảnh hưởng chi
phối của môi trường và hoàn cảnh sống theo chiều hướng tiêu cực tạo nên những
phẩm chất lệch lạc và thông qua quá trình giáo dục sự lệch lạc được điều chỉnh đúng
hướng phù hợp với yêu cầu của xã hội. Mỗi hình thức giáo dục có những mục đích
nhất định. Ví dụ : mục đích của hình phạt trong luật hình sự Việt Nam “không chỉ
nhằm trừng phạt mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức
tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống” 5. Như vậy, những người phạm tội
có hành vi sai trái gây nguy hiểm cho xã hội, thông qua quá trình giáo dục bằng các
5 Điều 27 Mục đích của hình phạt, Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

6


hình thức như phạt tù hay cải tạo không giam giữ…giúp họ thay đổi, có được những
phẩm chất tốt đẹp, góp phần xây dựng xã hội.
Thứ tư, giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã
hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó. Đây chính là tính chất tiên
tiến của giáo dục. Không dễ dàng chấp nhận với sự xuôi chiều của cuộc sống xã hội
( bao gồm cả hướng tích cực và tiêu cực) ,nhờ tính vạch ra mục đích, giáo dục không
chỉ gắn với hiện thực cuộc sống mà còn có tầm nhìn hướng tới tương lai khi xác định

ra mục tiêu vươn tới.
Bên cạnh sự tác động trực tiếp, giáo dục còn điều chỉnh, tác động đến các nhân
tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách nhằm tạo sự thuân lợi
cho quá trình này.
Đối với bẩm sinh- di truyền: giáo dục tìm cách khắc phục những khiếm khuyết
về cơ thể hạn chế những khó khăn của người khuyết tật, đồng thời giúp họ phát triển
những chức năng khác nhằm bù trừ những chức năng bị khiếm khuyết , giúp họ hòa
nhập vào cuộc sống cộng đồng. Ví dụ như câu chuyện về người nhạc sĩ thiên tài
Beethoven. Mặc dù bị khuyết thính nhưng nó không làm cản trở tài năng âm nhạc
trong ông. Để rồi con người vĩ đại ấy cho ra đời những tác phẩm bất hủ cho nhân loại.
Đối với môi trường: giáo dục không chỉ tác động đến môi trường tự nhiên
nhằm cải biến nó mà còn thay đổi môi trường xã hội thông qua các chức năng kinh
tế- xã hội, chính trị- xã hội, tư tưởng…tạo môi trường tốt đẹp lành mạnh tác động tích
cực đến sự phát triển nhân cách của con người.
Đối với hoạt động, giao tiếp: giáo dục tổ chức những hoạt động giao tiếp bổ
ích lành mạnh nhằm phát huy những phẩm chất, năng lực cá nhân…thông qua đó rèn
xây dựng nhân cách tốt đẹp. Đó là những cuộc trò chuyện, trao đổi của sinh viên,
những bạn trẻ với những tấm gương lớn như Nick Vujicic hay chàng trai Nguyễn Sơn
Lâm khuyết tật mà theo đuổi được những kỷ lục không tưởng.
7


Như vậy, với những đặc trưng của mình, giáo dục đóng một vai trò quyết định,
chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Nó vừa chi phối quá
trình đồng thời lại tác động tích cực đến các nhân tố khác. Giáo dục góp phần làm
cho nhân cách con người trở thành “viên ngọc sáng” thông qua quá trình “mài dũa”
của giáo dục. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của giáo dục, tuy nhiên
cũng không tuyêt đối hóa, cho rằng giáo dục là “vạn năng”, nhìn nhận nhân cách con
người như tờ giấy trắng mà nhà giáo dục tùy ý tô vẽ.
III. Liên hệ thực tiễn.

Như Goethe đã từng nói “ Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời là mãi
mãi xanh tươi”. Vai trò của giáo dục đối với quá trình hình thành và phát triển nhân
cách không chỉ dưới trang sách, lý thuyết của những nhà tâm lý học mà còn được làm
sáng bởi những cuộc đời, số phận thật hiện hữu trong cuộc sống.
1.Câu chuyện về Helen Keller – người phụ nữ phi thường.
Đó là câu chuyện về cô bé tên Helen có một tuổi thơ đầy bi kịch. Lúc 19 tháng
tuổi, cô thình lình bị đau bịnh ứ huyệt ở não, từ một người bình thường cô trở nên
câm điếc và mù. Cuộc sống của cô bé ấy chỉ trong bóng tối và im lặng. Với một sự
khuyết tật nặng nề ấy, cô chẳng thể biết làm gì ngoài biểu hiện nổi giận và vô lễ. Thế
nhưng với sự xuất hiện của cô giáo Ann Sullivan-“ người lạ” với một phương pháp
giáo dục mới như đem đến một phép màu kì diệu. Cô dạy Helen qua những trò chơi
mới lạ để đưa đến em phương pháp học vần tay. Đó là một ngôn ngữ bằng dấu hiệu
dùng cho người câm điếc có thể nói bằng tay. Tưởng như câu chuyện ấy thật xa vời
với Helen nhưng với sự kiên nhẫn, lòng tin của cô giáo chỉ dẫn, đánh vần từng từ
môt, lặp đi lặp lại một lần, hai lần, mười lần…Không thể sử dụng tai để nghe, mắt để
nhìn Helen dùng đến xúc giác để học và cô có khứu giác rất tốt. Bắt đầu là tiếng “nư-ớ-c” rồi là tất cả các danh từ, cô kiên trì và nỗ lực học tới mức các đầu ngón tay
rớm máu mới chịu thôi. Và kết quả cho sự nỗ lực vượt lên hoàn cảnh số phận ấy là
8


“đến năm 1904 Keller tốt nghiệp và trở thành người mù điếc đầu tiên được tốt nghiệp
đại học”.
Hai năm sau ngày tốt nghiệp, Keller được vinh dự bầu vào chức chủ tịch hội
người mù tiểu bang Massachusetts, bắt tay vào công việc xã hội cụ thể phục vụ cho
cộng đồng người mù. Năm 1920 với sự phấn đấu không mệt mỏi, Keller đã thành lập
được tổ chức quần chúng trên phạm vi toàn quốc của Hội người mù toàn nước Mỹ.
Tổ chức này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Bà không chỉ là một diến giả nổi
tiếng, một nhà nhân đạo lớn mà còn là một nhà văn vĩ đại với nhiều tác phẩm lớn.
Bên cạnh câu chuyện của nữ nhà văn này là biết bao cuộc đời, tấm gương đang sáng
lên nhờ giáo dục và sự nỗ lực vượt qua khó khăn như: GS An Kim Bằng, Nguyễn

Ngọc Ký…
2. Một tấm gương trưởng thành từ tù ngục
Nếu nhà văn Helen được biết đến với sự vươn lên thành công trong sự nghiệp
giáo dục thì có một tấm gương thầm lặng đã trưởng thành từ sự giáo dục của nhà tù.
Đó là câu chuyện về một con người bình thường tên Phạm Thiết Tưởng. Sinh ra trong
một gia đình nghèo khó, ngay từ sớm anh phải thôi học để đi làm phụ giúp bố mẹ.
Anh học nghề sửa chữa ô tô và sau đó ra Vinh kiếm sống. Vì mâu thuẫn với khách
hàng, anh đã làm cho đối phương gãy hai tay và chấn thương xọ não. Vì vậy, anh
Tưởng bị phạt 24 tháng tù vì tội “ cố ý gây thương tích”. Trong thời gian thi hành án,
Phan Thiết Tưởng được cán bộ quản giáo thức tỉnh, động viên, giúp đỡ cải tạo hoàn
lương, anh tích cực rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Bên cạnh đó, anh còn được tạo điều
kiện tham gia vào đội sửa chữa xe. Với sự quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ của những
quản giáo nơi đây, anh luôn cố gắng học hỏi, chấp hành các nội quy của trại.
Sau khi hoàn thành hình phạt, ra tù với tay nghề được tôi luyện trong trại,
Tưởng đã mở xưởng sửa chữa xe. Không chỉ xây dựng cuộc sống lành mạnh, hạnh
phúc cho mình, anh còn tạo công ăn việc làm cho hơn 100 người dân địa phương đặc
9


biệt tạo điều kiện giúp đỡ, tạo việc làm cho những người “bạn tù” của mình đã hoàn
lương. Bây giờ, anh trở thành giám đốc công ty TNHH Tuyên Tân ở huỵện Quỳ Hợp,
Nghệ An. Anh được biểu dương về tấm gương sáng hoàn lương, tái hòa nhập cộng
đồng. Như vậy, có thể khẳng định: trường học không phải là một nền giáo dục duy
nhất, giáo dục từ xã hội cũng giúp con người phát triển đúng hướng phù hợp với nhu
cầu của xã hội.
3. Đỗ Nhật Nam – cậu bé thần đồng
Bên cạnh nền giáo dục từ nhà trường, giáo dục từ các đoàn thể xã hội, giáo dục
từ gia đình cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách. Câu chuyện về cậu bé tên Đỗ Nhật Nam như một ví dụ điển hình thể
hiện vai trò của giáo dục từ gia đình với sự phát triển nhân cách con người.

Sinh ra giống như bao đứa trẻ khác nhưng Nam được hưởng một nền giáo dục
đặc biệt từ gia đình ngay từ rất sớm. Luôn trăn trở về phương pháp dạy con, mẹ Nhật
Nam có một quan điểm không giống với những bà mẹ khác "Mọi người thường quan
niệm muốn dạy con tốt là phải đòn roi, phải nghiêm khắc. Không dám bàn đúng hay
sai nhưng mình luôn muốn cho con một tuổi thơ êm đềm, nơi đó tràn ngập tiếng cười
và thấm đẫm tình cha nghĩa mẹ” . Họ từ bỏ "quyền lực" của cha mẹ để làm một người
bạn gần gũi với con. Từ hành động của mình, cha mẹ Nam giúp em tự nhận thức để
trở thành một con người lịch sự. “Thay vì “nhào nặn” con mình, tôi đã khuyến khích
để cháu sống lạc quan, tràn đầy niềm vui, niềm tin vào bản thân. Và trên tất cả, cháu
được làm con người hạnh phúc, biết yêu vẻ đẹp của thiên nhiên, khao khát khám phá
và có một kiến thức tốt về khoa học, văn hóa, đặc biệt văn hóa ứng xử”. Thay vì sự
miễn cưỡng bắt buộc giống như nhiều cha mẹ khác, phụ huynh của Nhật Nam luôn
cho em thấy niềm vui của việc học qua những trò chơi lý thú. Phát triển kỹ năng
sống, giác quan, ngôn ngữ, toán học, các kiến thức về văn hóa. Bố mẹ Nhật Nam luôn
chú trọng dạy con cách quan sát, dạy con khả năng tập trung, cách ngồi học đúng tư
thế, các kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm…
10


Giờ đây 13 tuổi, chính kiến của Nam đã vượt cả bố mẹ. Hiện Nam là học sinh
lớp 8, trường Saint Paul (Mỹ), đã rời bố mẹ với tổ ấm gia đình để đi du học. Em dành
thời gian nhiều nhất cho học hành. Bên cạnh đó, cậu bé cũng đang có những bước
chuẩn bị gấp rút cho việc xuất bản số đầu tiên một tờ báo tuổi teen châu Á, do Nam
làm tổng biên tập. Cậu bé này không chỉ thành công trong học tập mà còn có kỹ năng
sống phong phú. Cậu được nhìn nhận như một nhà diễn giả nhỏ tuổi đầy tiềm năng, là
tác giả của nhiều tác phẩm hấp dẫn…
Sự thành công trong học tập, sự hoàn thiện về nhân cách của Đỗ Nhật Nam
không thể không kể đến vai trò giáo dục của cha mẹ, gia đình. Tìm tòi và áp dụng
những phương pháp giáo dục tốt và hiệu quả mang tính tích cực đã giúp Nam phát
huy được năng lực và phẩm chất của mình.

Như vậy, giáo dục có phạm vi rất rộng lớn và nó có vai trò chủ đạo, tác động
mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Để có một nhân cách tốt,
hoàn thiện bên cạnh những tác động từ môi trường, hoàn cảnh, hoạt động hay di
truyền…thì còn có sự tác động quan trọng của nhân tố giáo dục. Giáo dục cần phát
huy tích cực những lợi thế của mình để tạo điều kiện cho nhân cách được phát triển .
Mỗi người không chỉ cần có sự giáo dục tốt từ phía nhà trường mà cần nhận được
những thuận lợi từ nền giáo dục gia đình và của ngoài xã hội. Con người bên cạnh mở
mang tri thức, tích lũy kinh nghiệm còn nên tích cực trong các hoạt động sáng tạo,
giao tiếp xã hội, đặt mục tiêu và định hướng hoàn thành. Quá trình này giúp cho nhân
cách trở nên hoàn thiện hơn.

Kết luận
Bác Hồ từng dạy: “ Có tài mà không có đức là vô dụng, có đức mà không có tài
thì làm việc gì cũng khó”. Trong bất kỳ thời đại nào thì vấn đề nhân cách luôn đóng
vai trò quan trọng. Việc hoàn thiện nhân cách cần có sự kết hợp giữa “đức” và “tài”.
Không thể phủ nhận vài trò của giáo dục đối với quá trình hình thành nhân cách, mỗi
chúng ta cần có sự tiếp nhận một cách chọn lọc những mặt tích cực của giáo dục để
11


vai trò của nó được phát huy. Tin tưởng vào Bác Hồ, đặt niềm tin vào nhân cách con
người Việt Nam sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp.

Danh mục tài liệu tham khảo
A. Giáo trình
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội 2011
2. Nguyễn Quang Uẩn( chủ biên), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội 2005
3.Trần Thị Tuyết Oanh( chủ biên), Giáo trình giáo dục học, Nxb Đại học sư phạm Hà

Nội 2012
Triết học Mac- Lenin, Nxb Chính trị quốc gia, 2007
B. Sách
1. Nguyễn Ngọc Bích, Tâm lý học nhân cách, Nxb.Giáo dục, Hà Nội 2001
2. A.N.Leonchev, Hoạt đông- ý thưc – nhân cách, Nxb.Giáo dục, Hà Nội 2000
3. Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc( chủ biên), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách,
Nxb.Giáo dục, Hà Nội 2004

1.Nguyên Sơn Lâm- khat-vong- vuot-dinh-cao-hon-Fansipan
2.www/ chuyen-muc/nhung-nguoi-khuyet-tat-noi-tiieng-tai-nang-tren-the-gioi.html
3.www.doisongphapluat.com>Đời sống>Gia đình
4.www.tinmoi.vn>Tin tức>Bạn đọc
5.doisong.vnexpress.net/tin-tuc/con-duong-tro-thanh-than-dong-cua-cau-be13tuoi.3105927html
6.Nhanduset.blogspot.com/2013/11/cau-chuyen-oi-toi-Helen-keller
12


7.www.alphaschool.edu.vn/tu-truyen-cam-dong-cua-an-kim-băng-tien-si-harvart
8.TieuSuHelenKeller.pdf

13



×