Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

tiểu luận xây dựng văn hóa cộng đồng. mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên trong văn hóa học đường tại các trường đại học ở hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.59 KB, 24 trang )

Đề tài: Mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên trong văn hóa học đường tại
các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.

MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Văn hóa có vai trò rất lớn đối với mỗi quốc gia. Văn hóa được hình thành
trong quá trình dựng nước và giữ nước của mỗi đất nước. Mỗi một quốc gia đều có
nền văn hóa riêng biệt, tạo nên sự độc đáo, một nét riêng không thể nhầm lẫn. Văn
hóa Việt Nam cũng vậy, cũng mang những nét, những đặc điểm riêng biệt. Trong
xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ
thuật và mạng Internet, đất nước ta có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển, song
cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Đặc biệt nguy cơ phai
nhạt bản sắc văn hóa dân tộc, kéo theo đó là nguy cơ về mất ổn định an ninh kinh
tế, an ninh chính trị, quốc phòng… đang là vấn đề cấp thiết được đặt ra. Thực trạng
này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, một trong những nguyên nhân
căn bản đó là văn hóa Việt Nam đã và đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về cả mặt
tích cực và hạn chế, tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến bộ mặt và xu hướng phát
triển của xã hội, của đất nước ta.
Tất cả những lĩnh vực của đời sống xã hội đều có giá trị văn hóa của nó: văn
hóa giao tiếp, văn hóa giao thông, văn hóa công sở, văn hóa gia đình…. Văn hóa
luôn đi liền với giáo dục và giáo dục luôn song hành với văn hóa. Văn hóa học
đường chính là một trong những khía cạnh của giáo dục. Văn hóa học đường là
thuật ngữ được xuất hiện vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước ở các nước phát
triển như Úc, Mỹ, Anh… và sau đó lan ra các nước khác trên thế giới.
Văn hóa học đường được xem là chuẩn mực văn hóa ở trường học. Nó có
vai trò quan trọng trong giáo dục nhân cách, giáo dục tri thức con người. Văn hóa


học đường bao gồm nhiều mối quan hệ, đó là mối quan hệ giữa giáo viên – học


sinh, học sinh – học sinh, giáo viên – giáo viên, giáo viên – phụ huynh, gia đình –
nhà trường, nhà trường – thiết chế xã hội… Trong đó, có thể nói, mối quan hệ giữa
học sinh với học sinh là một trong những mối quan hệ quan trọng, có vai trò khá
then chốt trong văn hóa học đường. Trong giai đoạn hiện nay, xã hội ngày càng đi
lên, nền kinh tế, văn hóa, khoa học ngày càng phát triển tạo điều kiện cho học sinh,
sinh viên tiếp cận nhiều kênh thông tin hữu ích và đạt được nhiều mặt khá tích cực.
Bên cạnh những mặt tích cực thì những mặt tiêu cực cũng rất phổ biến. Nhiều
chuẩn mực, giá trị tốt đẹp từ xa xưa không được giữ gìn và phát huy, đang trên đà
đi xuống, mối quan hệ giữa học sinh với học sinh cũng đã và đang thay đổi theo xu
hướng xấu hơn. Đặc biệt, ở môi trường đại học, khi các bạn bắt đầu rời xa gia đình
và đến một môi trường mới như đại học, sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra với từng cá
nhân mỗi người. Mối quan hệ với bạn bè trong môi trường đại học cũng là một
trong số đó. Thực tế cũng cho thấy, mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên ở
trường đại học cũng có rất nhiều bất cập và đáng để quan tâm.
Chính vì lý do trên, em đã chọn đề tài “Mối quan hệ giữa sinh viên với
sinh viên trong văn hóa học đường tại các trường đại học ở Hà Nội hiện nay”
là đề tài tiểu luận để kết thúc học phần môn: Xây dựng văn hóa cộng đồng. Qua đó
chỉ ra những mặt tích cực cũng như tiêu cực trong mối quan hệ giữa sinh viên với
sinh viên trong môi trường đại học và đưa ra giải pháp tối ưu nhất để phát huy
2.
2.1.

những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong mối quan hệ này.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung đề cập tới đối tượng và sinh viên các trường đại học,
từ đó làm rõ mối quan hệ giữa các bạn sinh viên khi bước vào môi trường đại học.
Phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu các sinh viên đang học đại học trên địa


2.2.

3.

bàn Hà Nội.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên ở môi

3.1.

trường đại học trong văn hóa học đường, bài tiểu luận đề cập tới thực trạng về mối
quan hệ này, đồng thời đưa ra những giải pháp tối ưu nhất. Qua đó, xây dựng và
hoàn thiện hơn mối quan hệ giữa các bạn sinh viên ở đại học trong văn hóa học
đường.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, bài tiểu luận cần hoàn thành những nhiệm

3.2.

-

vụ:
Thứ nhất là khái quát về văn hóa học đường và mối quan hệ giữa sinh viên với sinh

-

viên trong văn hóa học đường.

Thứ hai là nêu thực trạng và nguyên nhân của văn hóa học đường nói chung và
mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên nói riêng. Trong đó bao gồm cả những

-

biểu hiện tích cực và những biểu hiện tiêu cực.
Thứ ba là xây dựng hệ thống giải pháp để phát huy những biểu hiện tích cực và
hạn chế những biểu hiện tiêu cực trong mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên
trong văn hóa học đường.


NỘI DUNG
Chương I: Khái quát về văn hóa học đường và mối quan hệ giữa sinh
viên với sinh viên trong văn hóa học đường.
1.
1.1.

Một số quan niệm về văn hóa và văn hóa học đường
Quan niệm về văn hóa
Văn hóa học đường là một khía cạnh, một lĩnh vực của văn hóa. Vì vậy, để
hiểu rõ về văn hóa học đường cũng như về mối quan hệ giữa sinh viên với sinh
viên trong văn hóa học đường, cần làm rõ về quan niệm về văn hóa.
Trong đời sống hàng ngày, văn hóa được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Nó có thể được hiểu là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra. Cũng có khi văn hóa được hiểu là nghệ thuật, trình độ học vấn, hành vi
ứng xử, nếp sống, đạo đức xã hội.
Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều quan niệm về văn hóa khác nhau.
Ở phương Tây, từ “văn hóa” xuất hiện từ thế kỉ III trước công nguyên. Văn
hóa trong tiếng Latin bắt nguồn từ “Cultus”, với nghĩa là gieo trông, cày cấy, chăm
bón, gắn với lao động nông nghiệp. Sau đó, “Cultus” dần chuyển nghĩa mang theo

nội dung và ý nghĩa mới, nói về tính giáo dục, có học vấn, sự mở mang trí tuệ, tinh
thần của con người. Từ thuật ngữ gốc Latin này, xuất hiện thêm từ “Culture” với
nghĩa là văn hóa.
Theo Herder – nhà triết học người Đức quan niệm rằng: văn hóa là sự hình
thành lần thứ hai của loài người. Lần thứ nhất, con người xuất hiện như một thực


thể tự nhiên, lần thứ hai con người xuất hiện như một thực thể của xã hội – tức là
con người văn hóa. Hơn nữa, nhà triết học Herder còn là người đầu tiên khái quát
toàn bộ tri thức của thời đại và trình bày văn hóa nhân loại như kết quả của sự phát
triển. Quá trình phát triển đó bắt đầu từ sự xuất hiện của trái đất, của thế giới tự
nhiên vô cơ, kế đến là sự ra đời của các loại động thực vật và cuối cùng là sự xuất
hiện của con người phát triển theo nhân bản văn hóa.
Theo E.B.Tylor đưa ra định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng
về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật
pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh
với tư cách một thành viên của xã hội”. Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn
minh là một, nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người.
Theo F.Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể
chất và những hoạt động định hình nên hành vi của các nhân cấu thành nên một
nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi
trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong
nhóm và của chính các thành viên này với nhau”.
Tổ chức UNESCO đưa khái niệm về văn hóa rất cụ thể “Văn hoá là những
gì sâu sắc nhất tiêu biểu cho một cộng đồng người, một dân tộc, một quốc gia…
được các thành viên trong cộng đồng chấp nhận là những gì có giá trị nhấ tbao
gồm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, văn hoá sinh hoạt, văn hoá danh lam
thắng cảnh. Văn hoá này có thể là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật
chất, trí tuệ và cảm xúc quy định tính cách của một dân tộc, một xã hội, hoặc một
nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối

sống những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục
tín ngưỡng, văn hoá đem lại khả năng suy xét của bản thân. Chính văn hoá làm cho
chúng ta trở thành những sự vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và
dẫn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá con người tự thể hiện, tự ý thức được
bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thiện, đặt ra để xem xét những


thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo
ra những công trình vượt trội lên bản thân”.
Ở Việt Nam, văn hóa cũng có những định nghĩa rất khác nhau.
Giáo sư – Tiến sỹ Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam”
đưa ra quan niệm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ có cả giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra, tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự
tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội của mình”. Giáo sư cho rằng, văn
hóa có bốn đặc trưng: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử và tính nhân sinh. Văn
hóa thì không phải một sự vật hiện tượng hay một lĩnh vực chuyên biệt nào cả, mà
đó là tất cả các lĩnh vực của đời sống, chúng bao hàm trọn gói để cùng nhau thực
hiện chức năng xã hội. Và hơn thế nữa, văn hóa đẹp bởi bản thân nó mang tính lịch
sử và vì con người.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng quan niệm rằng: “Nói tới văn hóa là nói tới
một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm những gì không phải thiên
nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá
trình con người làm nên lịch sử…”
Học giả Đào Duy Anh cũng có quan niệm về văn hóa. Văn hóa được hiểu ở
đâylà văn hóa sinh hoạt: Người ta thường cho rằng văn hóa chỉ là những học thuật,
tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hóa có tính chất cao thượng đặc
biệt. Thực ra không phải như vậy. Học thuật, tư tưởng cố nhiên là trong phạm vi
của văn hóa, nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội, cùng hết
thảy các phong tục tập quán tầm thường, lại không trong phạm vi văn hoa sao? Hai
tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương tiện sinh hoạt của loài

người, cho nên ta có thể nói rằng văn hóa tức là sinh hoạt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – nhà văn hóa kiệt xuất đã khẳng định rằng: “Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sáng tạo và phát minh ra
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và phương thức sử dụng.


Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp
của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản
sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các nhà khoa
học trong và ngoài nước, chúng ta có thể đi đến một định nghĩa về văn hóa như
sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Văn hóa thể hiện
đặc tính riêng của mỗi dân tộc, có khả năng chi phối, điều tiết hoạt động của mọi
thành viên trong cộng đồng xã hội”.
Quan niệm về văn hóa học đường
Thuật ngữ này xuất hiện trong những năm 1990 trong một số nước phát triển

1.2.

như Anh, Mỹ, Úc…và dần dần trở nên phổ biến trên thế giới với ý nghĩa tổng
quát:Văn hóa học đường là những giá trị, những kinh nghiệm lịch sử của xã hội
loài người đã tích lũy trong quá trình xây dựng hệ thống giáo dục và quá trình hình
thành nhân cách.
Theo Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc thì: “Văn hóa học đường là hệ các
chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh
và các em học sinh, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt
2.

2.1.

đẹp”.
Nội dung về văn hóa học đường và mối quan hệ giữa học sinh với học sinh
trong văn hóa học đường
Nội dung về văn hóa học đường
Nội dung văn hóa học đường có thể được nhìn từ ba góc độ như sau:
Văn hóa học đường là văn hóa môi trường.
Học đường là nơi để tiến hành dạy và học với sự tham gia của cơ sở vật chất
trường học, cán bộ quản lý giáo dục, thầy, trò, chương trình, nội dung giáo dục…
để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo của từng trường học. Do vậy, nói
đến văn hóa học đường trước hết phải nói đến môi trường, cảnh quang sư phạm,


cây xanh, hoa kiểng, nơi chỗ vui chơi, giải trí, sinh hoạt, hội họp, học tập, thực
hành thí nghiệm, vệ sinh an toàn…như thế nào. Tổng quan toàn cảnh nhà trường từ
cổng, hàng rào, bảng tên trường, bàn ghế học sinh, nhà làm việc, nhà vệ sinh… đều
toát lên nét văn hóa của trường học. Nhưng điều đó không hẳn là cổng trường to
hay nhỏ, hoa kiểng đẹp hay xấu, cây xanh nhiều hay ít…mà quan trọng là cách sắp
xếp, bố cục các vật thể ấy trong nhà trường như thế nào? nói lên điều gì? Văn hóa
học đường tuy không phải là vật thể nhưng văn hóa học đường thể hiện qua các vật
thể ấy.
Dĩ nhiên trong tình hình hiện nay nhiều trường học còn khó khăn về cơ sở
vật chất cũng là những cản ngại cho xây dựng văn hóa học đường, nhưng tục ngữ
Việt Nam có câu “Nghèo cho sạch, rách cho thơm” cho thấy rằng không phải đợi
đến khi nhà trường có cơ sở vật chất tươm tất, đầy đủ rồi mới xây dựng văn hóa
môi trường.
Văn hóa học đường là văn hóa tổ chức:
Trường học là một tổ chức, văn hóa học đường là văn hóa tổ chức. Một tổ
chức sau khi được hình thành, tồn tại và phát triển thì tự khắc nó sẽ dần dần hình

thành nên những nề nếp, chuẩn mực, lễ nghi, niềm tin và giá trị. Đó là sợi dây vô
hình gắn kết các thành viên trong tổ chức lại với nhau cùng phấn đấu cho những
giá trị chung của tổ chức. Đó là nghi lễ, đồng phục, không khí học tập trật tự, sinh
hoạt nề nếp, đi học đúng giờ, tôn trọng luật giao thông…
Có thể nói, văn hóa tổ chức là yếu tố cơ bản trong văn hóa học đường, nó
hiện diện trong khắp các hoạt động của nhà trường.
Văn hóa học đường là văn hóa ứng xử, là mối quan hệ của nhiều cá thể:
Xét từ nhiều khía cạnh khác nhau, văn hóa học đường là cách ứng xử, là mối
quan hệ của nhiều cá thể, bao gồm cả những cá thể trong môi trường học đường và
cả môi trường ngoài xã hội. Đó là:


-

Cách ứng xử, mối quan hệ của thầy, cô giáo với học sinh, sinh viên: Được thể hiện
như sự quan tâm đến học sinh, sinh viên, biết tôn trong người học, biết phát hiện ra
ưu điểm, nhược điểm người học để chỉ bảo…Thầy, cô luôn gương mẫu trước học

-

sinh, sinh viên.
Cách ứng xử, mối quan hệ của học sinh, sinh viên với thầy, cô giáo thể hiện bằng
sự kính trọng, yêu quí của người học với thầy, cô giáo. Hiểu được những chỉ bảo

-

giáo dục của thầy, cô và thực hiện điều đó tự giác, có trách nhiệm.
Cách ứng xử, mối quan hệ giữa lãnh đạo với giáo viên, nhân viên thể hiện người
lãnh đạo phải có năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. Người lãnh đạo có lòng
vị tha, độ lượng, tôn trọng giáo viên, nhân viên xây dựng được bầu không khí lành


-

mạnh trong tập thể nhà trường.
Cách ứng xử, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp, học sinh, sinh viên với nhau phải

-

thể hiện qua cách đối xử mang tính tôn trọng, thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau.
Cách ứng xử, mối quan hệ giữa gia đình học sinh, sinh viên với giáo viên và nhà

-

trường.
Ngoài ra, văn hóa học đường còn bao gồm cả cách ứng xử, mối quan hệ của nhà
trường với các thiết chế xã hội. Đó vừa là điều kiện, vừa là động lực giúp văn hóa
học đường ngày càng đường cải nhiện hơn.
Tất cả các ứng xử, mối quan hệ trong nhà trường cũng như ngoài xã hội là
nhằm xây dựng một môi trường sống văn minh, lịch sự trong nhà trường.

2.2.

Nội dung về mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên trong văn hóa học đường
Nói về mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên với sinh viên trong văn hóa
học đường, ta có thể đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau. Nó không chỉ đơn giản
chỉ là mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên ở trong môi trường học đường mà
còn ra khỏi môi trường trường học là ngoài xã hội. Hay nó cũng không dừng lại ở
mối quan hệ giữa các bạn cùng lớp với nhau, đi rộng hơn là sinh viên cùng khoa và
sinh viên khóa trên hoặc khóa dưới.
Trong đó mối quan hệ giữa các bạn sinh viên thì mối quan hệ giữa các sinh

viên trong cùng lớp học là rất phổ biến. Về mối quan hệ giữa sinh viên với sinh


viên trong cùng lớp học, có thể chia làm hai loại mối quan hệ: Mối quan hệ giữa
các bạn sinh viên với nhau và mối quan hệ giữa ban cán sự lớp, ban chấp hành chi
đoàn với các bạn sinh viên trong lớp.
Chương II: Thực trạng và nguyên nhân mối quan hệ giữa sinh viên với
sinh viên trong văn hóa học đường tại các trường đại học ở Hà Nội hiện nay.
1.

Thực trạng về mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên
Có thể chia mối quan hệ ra làm hai mối quan hệ cụ thể: mối quan hệ giữa
các sinh viên với nhau và mối quan hệ giữa ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn

1.1.

với sinh viên.
Mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên
Có thể nói đây là mối quan hệ phổ biến nhất trong môi trường đại học nói
riêng và trong văn hóa học đường nói chung. Ta cũng có thể thấy rõ được những
mặt tích cực và cả những mặt hạn chế của nó.
Về tích cực: Môi trường đại học là một môi trường hoàn toàn mới với các
bạn học sinh vừa rời cấp trung học phổ thông. Các bạn ở các địa phương, các tỉnh,
thành phố khác nhau tập trung ở Hà Nội để bước vào cuộc sống đại học của mình.
Đại học là một môi trường hoàn toàn mới đối với tất cả các bạn khi các bạn bắt đầu
xa nhà và sống tự lập. Có thể nói, ở môi trường mới, việc kết bạn với bạn bè mới là
việc không hề dễ đối với các bạn. Tuy nhiên, khi đã trở thành bạn cùng lớp, cùng
khoa hay rộng hơn là cùng trường đại học, các bạn có thể thấy được điểm chung
giữa mọi người với nhau. Bởi lẽ, ít nhất các bạn cũng đã từng có ước mong chung
là được đặt chân vào ngôi trường đại học của mình. Sinh viên cùng trong một lớp,

các bạn sẽ có bốn năm học học cùng nhau, sẽ có những trải nghiệm đáng quý với
nhau. Các bạn sinh viên thường chỉ mất một thời gian ngắn để có thể làm quen, kết
bạn với những người bạn cùng lớp của mình. Là những người trẻ tuổi, các bạn sẽ
rất dễ dàng hòa nhập với môi trường mới. Ở rất nhiều lớp học, các bạn sinh viên
chơi hòa đồng với nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cả trong cuộc sống hàng
ngày. Bởi lẽ, cùng là những sinh viên xa nhà, các bạn có thể dễ dàng đồng cảm và


thấu hiểu cho nhau. Thêm vào đó, các hoạt động sinh hoạt tập thể ở lớp, ở khoa sẽ
là cơ hội để cho các bạn sinh viên cùng lớp, cùng khoa gắn kết với nhau hơn. Có
thể thấy, sau mỗi hoạt động đó, các thành viên trong lớp sẽ cảm thấy vui vẻ hơn,
nói chuyện với nhau nhiều hơn. Nhiều bạn sinh viên đã học với nhau một khoảng
thời gian không ngắn. Tuy nhiên, do tính cách từng người mà có thể chưa nói
chuyện nhiều với các bạn cùng lớp. Sau những hoạt động chung với lớp, các bạn
cởi mở hơn lớp bạn bè trong lớp. Rất nhiều bạn sinh viên cũng thể hiện, bộc lộ tính
cách, cá tính nổi trội của mình. Sự tự tin và cá tính đó có thể một phần lôi kéo,
khuấy động không khí hay tinh thần các bạn trong cùng lớp, giúp tất cả các bạn
hòa đồng và sôi nổi hơn. Về học tập, giữa các bạn sinh viên cùng lớp nhau, rất
nhiều bạn đã cùng nhau cố gắng học tập, giúp đỡ nhau trong học tập để có thể đạt
kết quả tốt nhất. Đôi khi cũng có sự cọ sát, ganh đua nhau, nhưng chính sự ganh
đua nhau đó giúp các bạn phấn đấu không ngừng nghỉ trong quãng thời gian sinh
viên của mình. Có thể nói rằng, những người bạn cùng lớp đại học chính là mối
quan hệ đầu tiên, những người bạn đầu tiên khi mới bắt đầu cuộc sống đại học. Đó
là mối quan hệ đáng quý, đáng trân trọng. Chính mối quan hệ giữa các bạn sinh
viên đó đã và đang giúp các bạn có cuộc sống sinh viên trọn vẹn, có thể lấp đi nỗi
nhớ gia đình trong quãng thời gian đại học, giúp các bạn sinh viên vượt qua khó
khăn.
Về hạn chế: Đi kèm với những mặt tích cực thì không thể thiếu những mặt
hạn chế, mặt tiêu cực của nó. Trong mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên trong
văn hóa học đường ở môi trường đại học, ta có thể thấy nhiều mặt tiêu cực, hạn chế

hơn là tích cực. Hầu như các bạn khi mới bước vào môi trường đại học đều có suy
nghĩ, quan điểm rằng những người bạn ở đại học chỉ là bạn để đi học cùng chứ
không phải bạn để chơi. Bởi lẽ các bạn có tư tưởng sợ bị lừa, sợ bị các bạn chơi
xấu. Hay có suy nghĩ rằng khi các bạn ở các địa phương, các tỉnh, thành phố khác
nhau sẽ có những quan điểm khác nhau, tính cách sẽ không phù hợp để chơi và gắn


kết với nhau. Chính vì thế, để xây dựng mối quan hệ giữa các bạn sẽ khó khăn hơn
rất nhiều. Thêm vào đó, thực tế cho thấy rằng, các bạn sinh viên đại học hay chơi
theo nhóm, chia bè, chia phái. Các bạn trong cùng một lớp thường chia thành nhiều
nhóm chơi với nhau, các nhóm chơi với nhau thường có chung quan điểm, cùng sở
thích, có những điểm chung hay các bạn cùng quê với nhau. Những nhóm nhỏ
trong lớp đó vô tình khiến các bạn tách nhau ra với cả tập thể lớp, tập thể lớp sẽ
không có sự đoàn kết, gắn kết giữa các thành viên, giữa các sinh viên trong lớp với
nhau. Không những vậy, một số bạn sinh viên còn có tư tưởng chơi với bạn chỉ để
lợi dụng. Mối quan hệ của các sinh viên không có sự vô tư, trong sáng vốn có của
nó mà nó trở nên thực dụng vì những lí do cá nhân, vì sự ích kỉ của bản thân.
Nhiều bạn sinh viên khi mới bước chân vào cánh cổng đại học, chưa xác định được
tư tưởng và động cơ học tập đúng đắn nên đã bị lôi kéo vào những hoạt động
không phù hợp với sinh viên. Hay cũng có một số bạn sinh viên do hoàn cảnh nên
đã đi làm thêm rất sớm, xao nhãng việc học hành, xa lánh bạn bè, thầy cô thậm chí
có những bạn sinh viên bỏ học giữa chừng để đi làm kiếm tiền. Các bạn chỉ nhìn
được cái lợi trước mắt chứ không hề biết hậu quả của nó sau này. Những lúc thế
này, bạn bè cùng lớp có thể tác động rất lớn đối với mỗi cá nhân. Tuy nhiên, vì
những bạn có suy nghĩ đó không phải việc của mình nên không hề quan tâm và để
mặc bạn mình. Điều đó sẽ gây ra hậu quả rất lớn trong tương lai của mình. Có rất
nhiều trường hợp, các bạn học bốn năm đại học với nhau nhưng chưa bao giời nói
chuyện với nhau. Thậm chí, thậm tệ hơn là còn không biết chính tên của bạn bè
trong cùng một lớp học. Cũng có nhiều bạn sinh viên, vì chủ nghĩa cá nhân, vì lợi
ích cá nhân mà gây ra ảnh hưởng, gây tác động không tốt đối với cả một tập thể

lớp. Tính ích kỉ của một cá nhân trong lớp mà gây ảnh hưởng xấu đến cả lớp, điều
này khá phổ biến trong mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên trong cùng một
lớp học.


Mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên, có nhiều người cho rằng, đó là
mối quan hệ đơn giản, không phải suy nghĩ nhiều, bởi các bạn sinh viên thường
chưa phải lo nghĩ quá nhiều về việc cơm áo gạo tiền, vẫn chủ yếu phụ thuộc vào bố
mẹ, gia đình. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Đây có thể là quãng thời gian
khó khăn với các bạn sinh viên, khi các bạn rời xa vòng tay gia đình và bắt đầu cho
những mối quan hệ mới. Các bạn không phải ở cái tuổi ngây thơ, trong sáng của
những năm tháng cấp hai, cấp ba nữa. Thay vào đó là những lối suy tư, những lo
lắng cho tương lai. Khi này, nguồn động viên lớn nhất cho các bạn ngoài gia đình
thì còn là những bạn sinh viên cùng lớp. Nhưng nhiều bạn luôn có những tư tưởng,
những quan điểm sai lệch về mối quan hệ giữa sinh viên và sinh viên với nhau.
Các bạn không tin tưởng nhau, sợ bị chơi xấu, không chia sẻ tâm tư của mình,
thậm chí còn có suy nghĩ “sống chết mặc bay”. Chính những suy nghĩ đó càng
khiến mối quan hệ giữa các bạn không thể gần gũi nhau và tách ra rất xa. Đó cũng
chính là nguyên nhân gây mất đoàn kết trong lớp. Các bạn không thẳng thắn chia
sẻ với nhau, phê bình nhau, đưa ra ý kiến, nên dẫn đến tình trạng không có đồng
quan điểm, từ đó dẫn đến việc nói xấu sau lưng nhau, gây ra những hiểu lầm
nghiêm trọng. Hơn thế nữa, còn xuất hiện tình trạng gây gổ, đánh nhau trong lớp,
hậu quả của việc này là rất nghiêm trọng.
Thêm vào đó, văn hóa ứng xử, cách ăn nói của sinh viên với sinh viên trong
văn hóa học đường cũng đang là vấn đề đáng được quan tâm. Các bạn sinh viên
với suy nghĩ cùng trang lứa với nhau, chơi thân thiết với nhau nên có thể nói năng
tùy tiện, không cần suy nghĩ quá nhiều. Trong cuộc trò chuyện của các bạn, nhiều
từ lóng xuất hiện với tần suất dày đặc. Các bạn nói năng tùy tiện trong môi trường,
trong những hoàn cảnh không phù hợp. Đôi khi có những lời nói động chạm tới
các bạn sinh viên, khiến các bạn tự ái, phá vỡ đi mối quan hệ trước kia giữa những

người bạn. Điều này gây nên khoảng cách giữa các bạn sinh viên. Hay cũng có rất
nhiều bạn sinh viên lúc nào cũng chỉ tập trung vào việc học hành, không chú ý tới


những hoạt động khác của lớp của trường, không tham gia vào bất kì hoạt động
nào. Điều này vô tình đã tạo nên khoảng cách của chính bạn sinh viên đó với các
bạn sinh viên khác và toàn tập thể lớp. Một thực tế khác cho thấy rằng, các bạn
nam thường dễ dàng tạo dựng mối quan hệ bạn bè hơn so với các bạn nữ. Trong
một tập thể, các bạn nam có thể nói chuyện với nhau dễ hơn các bạn nữ. Bởi các
bạn nữ bao giờ cũng có những bỡ ngỡ ban đầu và thường khó mở lời hơn so với
các bạn nam.
Đó là những mặt tiêu cực, có nhiều hạn chế trong mối quan hệ giữa sinh
viên với sinh viên trong cùng một lớp học.Thực tế cũng cho thấy, mối quan hệ giữa
sinh viên với sinh viên trong văn hóa học đường tại các trường đại học có rất nhiều
vấn đề. Theo một kết quả khảo sát trong một đề tài nghiên cứu khoa học liên quan
đến lối sống của các bạn sinh viên do nhóm giảng viên thuộc trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ ra rằng: có tới hơn một
nửa (56,1%) các sinh viên được hỏi thì cho rằng bậc đại học sinh viên thường ít
bạn hơn so với những năm còn học cấp ba. Các mối quan hệ của họ cũng không
còn vô tư, hồn nhiên như ở cấp trung học phổ thông. Thêm nữa là, kết quả khảo sát
cũng đưa ra rằng các bạn nữ trong quá trình học đại học khó có bạn thân so với các
bạn nam (61,4% so với 47,6%). Và 1/3 số sinh viên được hỏi cho rằng họ dè dặt
hơn khi lựa chọn bạn bè ở môi trường sinh hoạt, học tập mới. Đó là những con số
đáng để chúng ta quan tâm để điều chỉnh lại mối quan hệ của sinh viên với sinh
1.2.

viên trong môi trường đại học.
Mối quan hệ giữa ban cán sự lớp, ban chấp hành đoàn với các bạn sinh viên
Ở môi trường đại học hiện nay, các lớp được tổ chức theo cơ chế tự quản. Vì
vậy mỗi lớp đều bầu ra ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn. Những sinh viên

được bầu ra đều là những bạn sinh viên năng nổ, hăng hái, nhiệt tình và có trách
nhiệm với phong trào chung của lớp, của khoa, của trường học. Mối quan hệ giữa
các bạn ban cán sự lớp, ban chấp hành đoàn với các bạn sinh viên trong lớp cũng là
mối quan hệ được quan tâm.


Về tích cực: ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn đều là những sinh
viên đầu trong các phong trào của lớp, của khoa, của trường. Từ đó khuấy động
phong trào cho các bạn sinh viên trong lớp. Ban cán sự lớp và ban chấp hành chi
đoàn có vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong việc định hướng việc học tập của cả
lớp, phát động phong trào học tập, động viên tinh thần học tập của các bạn trong
lớp. Ngoài việc học tập, ban cán sự còn có vai trò trong việc quan tâm đến đời sống
của các bạn sinh viên. Từ đó thấu hiểu hoàn cảnh của các bạn, gắn kết các bạn với
các thành viên còn lại trong lớp. Không những vậy, những bạn đứng đầu lớp học
còn là những ngươi kết nối tất cả các thành viên trong lớp với nhau thông qua các
hoạt động sinh hoạt tập thể của lớp. Một lớp học mà lớp trưởng, bí thư, lớp phó có
khả năng khuấy động phong trào lớp, gắn kết các thành viên với nhau. Các bạn
trong ban cán sự lớp à ban chấp hành chi đoàn thường cố mối quan hệ tốt với tất cả
các thành viên với nhau. Trong công việc, các bạn thường theo ý kiến của đa số
bạn sinh viên chứ không tự ý quyết định vấn đề gì liên quan đến lớp. Hầu hết các
bạn đều hoàn thành khá tốt nhiệm vụ được thầy cô và bạn bè giao cho, nhiệt tình
và có trách nhiệm với những công việc của mình, là những người truyền đạt ý kiến,
mong muốn, nguyện vọng của các bạn sinh viên trong lớp tới thầy cô giáo, tới nhà
trường. Có thể nói, nhìn chung ở các lớp đại học, mối quan hệ giữa ban cán sự lớp,
ban chấp hành chi đoàn với các bạn sinh viên thường là mối quan hệ khá tốt và
đáng trân trọng.
Về tiêu cực: bên cạnh những mặt tích cực, luôn có những mặt tiêu cực của
nó. Nhiều bạn thuộc ban cán sự lớp, ban chấp hành đoàn có những mối quan hệ
không hề tốt đối với các thành viên trong lớp. Các bạn chưa thực hiện được nhiệm
vụ gắn kết các thành viên trong lớp với nhau hay chính các bạn với các thành viên

trong lớp cũng chưa có sự gắn kết đó. Nhiều bạn ban cán sự không quan tâm đến
lớp, đến các thành viên trong lớp dẫn tới việc tập thể lớp đi xuống và không có
thành tích trong những năm học đại học. Nhiều bạn ban cán sự đưa ra những lí do


như bận công việc của khoa, của trường hay những lí do cá nhân. Tuy nhiên, tất cả
những lí do đó không hề thuyết phục. Trong lớp đại học, các bạn có hoàn cảnh gia
đình khác nhau. Có những bạn hoàn cảnh thật sự rất khó khăn. Đây là lúc để các
bạn đứng đầu một lớp phát huy vai trò của mình, phát động phong trào giúp đỡ bạn
khó khăn trong lớp học. Tuy nhiên, nhiều bạn ban cán sự không làm được điều đó,
không quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của các bạn trong lớp. Còn một số bạn tự
tin, tự hào với chức vụ của mình, nên tỏ vẻ khinh thường và có con mắt nhìn khác
đối với các bạn trong lớp. Lớp trưởng, bí thư và các lớp phó, phó bí thư trong một
lớp học là những người vô cùng quan trọng trong việc điều hành lớp, gắn kết bản
thân mình với các thành viên trong lớp, gắn kết các thành viên lớp với nhau, khuấy
động và đi đầu trong các bạn sinh viên đối với các phong trào, các hoạt động sinh
hoạt tập thể. Tuy nhiên, nhiều bạn ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn chưa
thực hiện được nhiệm vụ và trọng trách của những người đứng đầu lớp học. Và
thực tế cũng đã cho thấy, khi những người đứng đầu lớp học không thực hiện được
chức năng, nhiệm vụ của mình, thì tập thể lớp đó hoàn toàn đi xuống và lớp thường
mất đoàn kết, không gắn kết được với nhau.
2.

Nguyên nhân của thực trạng
Có rất nhiều nguyên nhân, bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan và cả
nguyên nhân khách quan dẫn đến những ảnh hưởng tích cực và cả tiêu cực trong
mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên nói riêng và trong văn hóa học đường nói
chung. Những nguyên nhân đó vô tình gây ra và để lại nhiều hậu quả đối với cá
nhân từng sinh viên và cả một tập thể.
Thứ nhất, có thể nói đến là sự tác động của Internet, của mạng xã hội. Xã hội

ngày càng phát triển và đi lên, Internet ngày càng phổ biến hơn, chúng biến thế
giới trở thành thế giới phẳng, rút ngắn mọi khoảng cách với nhau. Và chính
Internet, đặc biệt là mạng xã hội đã tác động không hề nhỏ tới mối quan hệ giữa
sinh viên với sinh viên. Thông qua Internet và mạng xã hội mà các bạn sinh viên


dù chưa nhập học, chưa đi học đại học cũng có thể làm quen, nói chuyện với nhau.
Điều đó giúp các bạn bớt bỡ ngỡ hơn trước khi bước vào môi trường đại học. Tuy
nhiên, Internet và mạng xã hội cũng chính là thứ cản trở mối quan hệ giữa các bạn
sinh viên với nhau. Nhiều bạn sử dụng Internet với mục đích chơi game giải trí.
Nhiều bạn ham mê game và dường như không có nhu cầu kết bạn, mở rộng giao
lưu với các bạn. Hay trong những lần tụ tập bạn bè, các bạn thường chỉ sử dụng
điện thoại thông minh chơi, lên facebook, không nói chuyện với nhau. Điều đó dẫn
tới mối quan hệ giữa các bạn sinh viên ngày càng xa cách hơn.
Thứ hai, mặt trái của nền kinh tế thị trường làm cho môi trường văn hóa nói
chung và văn hóa học đường nói riêng có nhiều thay đổi, làm cho nhiều giá trị bị
đảo lộn, kéo theo sự xâm lấn của văn hóa ngoại lai, đặc biệt là sự bạo lực. Trong đó
có thể nhìn thấy rõ các tác động tiêu cực trong mối quan hệ giữa sinh viên với sinh
viên trong văn hóa học đường hiện nay.
Thứ ba, một số bộ phận các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn nam xem
nhiều phim ảnh không có tính giáo dục, ham mê điện tử, các bạn lúc nào cũng
chìm đắm trong thế giới ảo, không thoát được ra. Điều này khiến các bạn rụt rè hơn
với cuộc sống thường nhật, sống khép kín và không kết bạn, giao lưu với bạn bè
bên ngoài.
Thứ tư, ý thức cá nhân, chủ nghĩa cá nhân của một số bộ phận sinh viên rất
cao, các bạn muốn thể hiện vai trò cá nhân của mình trong một tập thể mà không
hề chú ý đến mong muốn của các bạn sinh viên khác trong lớp. Trong một tập thể,
bạn nào cũng mang chủ nghĩa cá nhân như vậy sẽ dẫn đến những quan điểm khác
nhau, không tôn trọng ý kiến mọi người. Điều này rất dễ tạo khoảng cách xa giữa
các bạn sinh viên trong lớp với nhau.

Thứ năm, sự “lạnh lùng” của các bạn sinh viên trong các mối quan hệ. Các
bạn không quan tâm đến các bạn trong cùng lớp học. Nhiều bạn chỉ đến lớp học rồi
đi về, không tham gia vào bất kì hoạt động sinh hoạt tập thể của lớp, không giao


lưu với các bạn trong lớp. Chính bản thân mỗi cá nhân các bạn sinh viên đang tự
tạo khoảng cách giữa các bạn với các sinh viên khác trong lớp.
Thứ sáu, quan điểm của các bạn trong mối quan hệ giữa sinh viên với sinh
viên ở môi trường học đường. Các bạn có những quan điểm sai lệch hoàn toàn về
mối quan hệ này nên dẫn đến tình trạng mối quan hệ giữa các bạn sinh viên với
sinh viên trong cùng một lớp không được tốt.
Thứ bảy, về văn hóa ứng xử trong mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên,
có thể thấy do cách giáo dục chưa được tốt từ gia đình, từ nhà trường hay môi
trường các bạn tiếp xúc có những hành vi, văn hóa ứng xử không đúng đắn dẫn đến
lối ứng xử chưa tốt của các bạn khi ứng xử, nói chuyện với bạn bè.
Thứ tám, bản thân các trường đại học chưa đủ “sức đề kháng” trước những
tác động tiêu cực từ xã hội. Những tác động đó gây ảnh hưởng rất lớn trong mối
quan hệ giữa sinh viên với sinh viên nói riêng và văn hóa học đường nói chung.
Thứ chín,sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm đối với lớp còn hạn chế.
Thường lên đến đại học, giáo viên chủ nhiệm thường ít có mặt trên lớp hơn, có ít
sự quan tâm tới lớp hơn so với những năm học trung học phổ thông. Bởi lẽ các
giảng viên còn có những công việc khác được khoa, được nhà trường phân công.
Thêm vào đó với suy nghĩ rằng các bạn ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn
hay chính các bạn sinh viên đã đủ lớn, đủ khả năng để quản lí lớp, dẫn dắt lớp. Vì
vậy, các giảng viên thường ít có cơ hội tiếp xúc với các bạn sinh viên để lắng nghe,
thấu hiểu và chỉ đạo, dẫn dắt lớp học.

Chương III: Giải pháp cho mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên nói
riêng và văn hóa học đường nói chung.
Từ những thực trạng và nguyên nhân, từ đó ta đưa hệ thống những giải pháp

nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế được những mặt tiêu cực trong mối


quan hệ giữa sinh viên với sinh viên nói riêng và trong văn hóa học đường nói
chung.
Thứ nhất: Xây dựng môi trường học đường và cách ứng xử trong môi trường
học đường thật tốt. Xây dựng môi trường học đường, môi trường sư phạm tốt là
xây dựng môi trường văn hóa. Văn hóa được thể hiện ngay trong chính mối quan
hệ, trong cách ứng xử của sinh viên với sinh viên. Văn hóa ứng xử của sinh viên
với sinh viên cần phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa. Mối quan hệ và văn
hóa ứng xử giữa sinh viên với sinh viên tốt sẽ một phần tạo nên một môi trường
học đường, môi trường sư phạm tốt.
Thứ hai: Phối hợp với các lực lượng trong nhà trường, tăng cường xây dựng
kỉ cương, nề nếp trong học tập và trong sinh hoạt của sinh viên. Các tổ chức, văn
phòng Đoàn phát huy vai trò của mình trong việc tổ chức các chương trình ngoại
khóa, các hoạt động sinh hoạt tập thể mang nhiều ý nghĩa như các cuộc thi thể
thao, cắm trại, giao lưu văn nghệ…. Các chương trình một phần giúp các sinh viên
giải tỏa được những căng thẳng sau những giờ học tập, một phần gắn kết các bạn
sinh viên lại với nhau, xóa bỏ khoảng cách giữa các sinh viên, giúp các sinh viên
đoàn kết hơn và tạo nên những kỉ niệm đẹp trong những tháng ngày ngồi trên ghế
giảng đường.
Thứ ba: mỗi trường học cần có những quy định, quy tắc nhằm rút ngắn
khoảng cách giữa các bạn sinh viên với nhau. Ví dụ như một số trường đại học có
đồng phục của trường, có những quy định mặc vào những ngày hoặc những tiết
học cụ thể nào đó. Tất cả mọi người cùng mặc đồng phục thể hiện nét riêng của
ngôi trường mình học, cũng một phần rút ngắn khoảng cách giữa các bạn sinh viên
với nhau. Bởi lẽ, trong cùng một tập thể, hoàn cảnh các bạn khác nhau rất nhiều,
mỗi bạn một hoàn cảnh, có bạn gia đình rất khả giả, nhưng có bạn hoàn cảnh gia
đình rất khó khăn. Việc các bạn mặc đồng phục giống nhau sẽ một phần giảm bớt
sự tự ti của các bạn hoàn cảnh khó khăn so với các bạn còn lại.



Thứ tư: cần sự giáo dục phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Tuy các bạn
sinh viên khi đi học đại học đã xa nhà, bắt đầu cuộc sống tự lập trên Hà Nội. Tuy
nhiên, sự giáo dục của gia đình vẫn vô cùng quan trọng. Gia đình chính là cái nôi
sinh thành, dưỡng dục, là nơi định hướng giá trị đạo đức, hình thành nhân cách của
mỗi sinh viên. Gia đình cũng là nơi gìn giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của
dân tộc. Điều đó ý thức được rất rõ, rất đầy đủ về quan niệm của cha mẹ, của gia
đình trong quá trình vào đời của con cái, trong học tập, phát triển nghề nghiệp
tương lai và phát triển nhân cách trong quan hệ tình bạn và nhiều mối quan hệ khác
ngoài xã hội. Sự tác động của bố mẹ, gia đình là vô cùng cần thiết đối với mỗi cá
nhân bạn sinh viên trong việc xây dựng mối quan hệ của bản thân với các bạn sinh
viên cùng lớp đại học. Chính vì vậy, bố mẹ cần tạo tư tưởng vững chắc đối với
mỗi sinh viên chuẩn bị bước chân vào cánh cổng đại học. Sự giáo dục phối hợp
giữa gia đình và nhà trường thể hiện trong việc thường xuyên có sự trao đổi. Nhà
trường thường xuyên thông báo về kết quả học tập, về sinh hoạt đạo đức về cho gia
đình. Đồng thời, gia đình cũng cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, năng lực, tính
cách của sinh viên tới nhà trường. Đồng thời, gia đình thường xuyên động viên, hỏi
thăm các em không chỉ về học tập mà còn về mối quan hệ với bạn bè và thầy cô
giáo. Như vậy sẽ tác động dần dần tới những tư tưởng, suy nghĩ của các em về mối
quan hệ giữa sinh viên với sinh viên trong môi trường đại học.
Thứ năm: Đối với ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn, các bạn cần phải
gắn kết các thành viên trong lớp lại với nhau, tạo nên một tập thể lớp đoàn kết. Các
bạn luôn phải là những người đi đầu trong những phong trào sinh hoạt tập thể của
lớp, của khoa, của trường. Các bạn cần cố gắng thấu hiểu những suy nghĩ, tâm tư,
tình cảm của các thành viên trong lớp học để gắn kết cả lớp với nhau. Ngoài ra
chính cá bạn ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn cũng là người tổ chức những
buổi ngoại khóa của lớp. Ví dụ như mỗi năm lớp tổ chức đi du lịch với nhau một
lần, hoặc tổ chức liên hoan cho các bạn sinh viên trong lớp. Sau những buổi du



lịch, những buổi liên hoan đó, các thành viên trong lớp sẽ trở nên hòa đồng với
nhau hơn và sẽ tạo nên nhiều kỉ niệm hơn trong quãng thời gian học đại học.
Thứ sáu: chính bản thân mỗi cá nhân bạn sinh viên nên thay đổi những suy
nghĩ, quan điểm lệch lạc về mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên trong văn hóa
học đường. Các bạn nên sống mở lòng, cởi mở hơn với các bạn trong cùng một lớp
học. Bởi những bạn cùng một lớp chính là những người sẽ gắn bó với ta trong
những năm tháng của đại học. Thêm vào đó, chủ nghĩa cá nhân cũng nên được các
bạn giảm bớt để không gây ảnh hưởng xấu tới chính bản thân mình và tới một tập
thể lớp.
Đó là những giải pháp được đưa ra nhằm giải quyết những vấn đề trong mối
quan hệ của sinh viên với sinh viên trong văn hóa học đường tại các trường đại
học. Những giải pháp nêu trên cần có sự phối hợp của cả cá nhân, tập thể, gia đình
và cả nhà trường để xây dựng văn hóa học đường nói chung và mối quan hệ giữa
sinh viên với sinh viên nói riêng một cách tốt nhất. Mối quan hệ giữa sinh viên với
sinh viên được cải thiện sẽ tác động khá lớn tới môi trường học đường cũng như
văn hóa học đường.

KẾT LUẬN
Văn hóa là tài sản vô giá đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Mỗi quốc gia có nền
văn hóa đặc trưng tạo nên những nét riêng biệt cho mối dân tộc đó. Mọi khía cạnh,
mọi lĩnh vực của đời sống đều mang giá trị văn hóa của nó: văn hóa giao thông,
văn hóa giao tiếp, văn hóa gia đình, văn hóa tôn giáo tín ngưỡng… Lĩnh vực học
đường cũng mang những giá trị văn hóa vốn có của nó. Môi trường văn hóa học


đường là nơi mà mỗi cá nhân hoạt động trong đó có đủ điều kiện để thể hiện mình
một cách toàn vẹn nhất vì mục tiêu chung của cộng đồng. Văn hóa học đường bao
gồm các mối quan hệ với sự góp mặt của nhiều cá thể: thầy – trò, trò – trò, giáo
viên – phụ huynh, gia đình – nhà trường, nhà trường – các thiết chế xã hội…. Có

thể nói, mối quan hệ giữa trò – trò mà cụ thể hơn là mối quan hệ giữa sinh viên với
sinh viên trong môi trường đại học là mối quan hệ phổ biến và vô cùng quan trọng.
Mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên là mối quan hệ trong sáng của tuổi
học trò. Hiện nay, dưới sự tác động của nhiều thứ, mối quan hệ giữa sinh viên với
sinh viên nói riêng và văn hóa học đường nói chung đã và đang có nhiều biến đổi
theo chiều hướng xấu đi, không còn giữ được những giá trị vốn có của nó. Xã hội
ngày càng phát triển, cuộc sống con người luôn được cải thiện theo từng ngày, gìn
giữ được những giá trị văn hóa lại càng trở nên đáng quý hơn. Tuy nhiên, trong sự
biến đổi mạnh mẽ và nhanh chóng của xã hội, giá trị chuẩn mực của xã hội, nếp
sống, mối quan hệ của sinh viên đều có sự thay đổi, thay đổi trong nhận thức, hành
động và cả cách thức suy nghĩ. Mối quan hệ giữa sinh viên với sinh viên ngày càng
đi xuống gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho cá nhân mỗi người mà
cho cả một tập thể lớp. Những biện pháp được đưa ra đều để cải thiện mối quan hệ
giữa các bạn sinh viên nói riêng và hiện trạng của văn hóa học đường hiện nay nói
chung. Đặc biệt, cá nhân mỗi sinh viên chúng ta đều phải tự ý thức được về mối
quan hệ bạn bè trong môi trường đại học, từ đó cải thiện mối quan hệ ngày càng
trở nên tốt hơn, góp phần xây dựng một văn hóa học đường Việt Nam ngày càng
phát triển mạnh hơn nữa, để cho nền giáo dục hay văn hóa học đường luôn đi đầu
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.


Danh mục tài liệu tham khảo:
1.

Giáo trình “Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam” –

2.

Tác giả: PGS,TS. Hoàng Quốc Bảo.
Đề cương bài giảng “Xây dựng văn hóa cộng đồng” – Tác giả: TS. Nguyễn Thị


3.

Hồng.
“Văn hóa học đường” – Tác giả: PGS,TS. Phạm Ngọc Trung.
Và các tài liệu tham khảo từ các trang báo mạng.




×