Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC TIẾP DÂN TẠI UBND HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.45 KB, 27 trang )

PHẦN II. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC
TIẾP DÂN TẠI UBND HUYỆN NAM ĐÀN TỈNH NGHỆ AN”
I.Tổng quan về Phòng Thanh tra UBND huyện Nam Đàn
1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1.1.1.Chức năng
Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có trách nhiệm
giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng theo quy định của Pháp luật;
Thanh tra huyện có con dấu riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế
và công tác của UBND huyện mà trực tiếp là Chủ tịch UBND huyện, đồng thời chịu sự
chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về công tác, chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh.
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Pháp luật về
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể sau:
Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành Quyết định, Chỉ thị về công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; chương trình, biện pháp tổ
chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước được
giao;
Trình Chủ tịch UBND huyện chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và các
chương trình, kế hoạch khác theo quy định của Pháp luật;
Tổ chức thực hiện các văn bản Pháp luật, chương trình, kế hoạch sau khi được
UBND huyện hoặc Chủ tịch UBND huyện phê duyệt;
Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp luật về lĩnh vực thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng cho cán bộ,
công chức xã, thị trấn;
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch UBND xã, thị trấn, Thủ trưởng cơ quan,


đơn vị thuộc UBND huyện trong việc thực hiện Pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;


Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫn
nghiệp vụ công tác cho các Ban Thanh tra nhân dân xã, thị trấn.
Về Thanh tra:
Thanh tra việc thực hiện chính sách, Pháp luật, nhiệm vụ của UBND xã, thị trấn,
của cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện;
Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều UBND xã, thị trấn,
nhiều cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện;
Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch UBND huyện giao;
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử
lý về thanh tra của Thanh tra huyện và của Chủ tịch UBND huyện.
Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Hướng dẫn UBND xã, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản
lý của UBND huyện thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết
khiếu nại, tố cáo;
Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã, thị trấn, Thủ trưởng cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của UBND huyện trong việc tiếp công dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp tăng cường công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch UBND huyện;
Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc
thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện khi được giao;
Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch UBND xã, thị trấn và Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện đã giải quyết nhưng có vi phạm Pháp luật; trong
trường hợp kết luận việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết
xem xét, giải quyết lại theo quy định;
Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại,
quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch UBND huyện.

Về phòng, chống tham nhũng:
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Pháp luật về phòng, chống
tham nhũng của UBND xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của
UBND huyện;


Phối hợp với cơ quan Kiểm toán Nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát
nhân dân, Toà án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành
vi tham nhũng và phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về kết luận, quyết định của mình
trong quá trình thanh tra vụ việc tham nhũng;
Quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập, tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu
nhập theo quy định của Pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyền hạn của Thanh tra huyện theo quy định
của Pháp luật; được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia
các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;
Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lưu
trữ phục vụ công tác quản lý Nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra huyện;
Tổng hợp, thông tin, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của UBND huyện và Thanh tra tỉnh;
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,
công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra huyện theo quy định của Pháp luật và
theo phân cấp của UBND huyện;
Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của Pháp luật và phân cấp của
UBND huyện;
Thực hiện nhiệm vụ khác do UBND huyện giao và theo quy định của Pháp luật.


1.2. Cơ cấu tổ chức
Phòng thanh tra huyện Nam Đàn gồm có: 01 Chánh Thanh tra, 01 Phó Chánh
thanh tra, 04 Thanh tra viên;
Chánh Thanh tra là người đứng đầu cơ quan Thanh tra chịu trách nhiệm trước
UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện và trước Pháp luật về toàn bộ tổ chức và hoạt động
của Phòng Thanh tra huyện;


Phó Chánh thanh tra là người tham mưu, giúp việc cho Chánh thanh tra một số
mặt công tác theo sự phân công của Chánh thanh tra. Chịu trách nhiệm trước Chánh
Thanh tra huyện và trước Pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
Thanh tra viên là người tham mưu, giúp việc cho Chánh thanh tra và Phó Chánh
thanh tra một số mặt công tác theo sự phân công của Chánh thanh tra về nhiệm vụ chuyên
môn nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra huyện và trước Pháp luật về
nhiệm vụ được phân công;
Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, từ
chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra do chủ
tịch UBND huyện quyết định theo quy định của Pháp luật;
Sơ đồ Phòng Thanh tra UBND huyện Nam Đàn:

Chánh Thanh tra

Phó Chánh thanh tra

01 TTV tham
mưu, nghiên cứu
tổng hợp

01 TTV phòng
chống tham

nhũng, tài chính,
đôn đốc

01 TTV hành chính
văn thư, tiếp nhậnxử lý đơn, trả kết quả
hồ sơ

01 TTV tiếp dân,
thư ký tiếp dân
định kỳ

1.3. Nhân sự
Phòng Thanh tra huyện Nam Đàn theo biên chế bao gồm 06 người (04 nam và
02 nữ). Trong đó, công chức theo chức vụ lãnh đạo là 02 người và 04 cán bộ công chức
(thanh tra viên);


Xét về trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ CBCC tạ i Phòng Thanh
tra đã và đang từng bước được nâng lên, hầu hết được đào tạo ở trình độ cao, cùng với
điều kiện phương tiện làm việc, thông tin liên lạc ngày càng phát triển, góp phần nâng
cao năng lực thực hiện công việc của cán bộ công chức. Trong đó:
Thứ tự
Trình độ
Số lượng
Tỷ lệ %
01
Trên đại học
00 người
00%
02

Đại học
06 người
100%
03
Cao đẳng
00 người
00%
04
Trung cấp
00 người
00%
05
Sơ cấp
00 người
00%
1.4. Các mối quan hệ giữa phòng thanh tra với các phòng ban chuyên môn khác
1.4.1. Đối với thanh tra tỉnh
Phòng Thanh tra huyện chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh, thực hiện báo cáo công tác chuyên môn định kỳ và theo yêu
cầu của Thanh tra tỉnh.
1.4.2. Đối với UBND huyện
Phòng Thanh tra có mối quan hệ chặt chẽ với UBND huyện trong việc thực hiện
chức năng, nhiệm vụ. Tổ chức công tác tiếp dân (tiếp nhận đơn, xử lý đơn), giải quyết
khiếu nại, tố cáo và thanh tra kinh tế xã hội. Tổng kết công tác thanh tra các quý, năm và
xây dựng phương hướng, nhiệm vụ cho quý sau, năm sau.
1.4.3. Đối với các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND huyện
Thực hiện mối quan hệ hợp tác và phối hợp trên cơ sở bình đẳng, theo chức
năng, nhiệm vụ, dưới sự điều hành chung của UBND, nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm
vụ chính trị, kế hoạch kinh tế xã hội của huyện. Trong trường hợp Phòng Thanh tra chủ
trì phối hợp giải quyết công việc, nếu chưa nhất trí với ý kiến của Thủ trưởng các cơ quan

chuyên môn khác, Chánh Thanh tra tập hợp ý kiến và trình Chủ tịch UBND huyện xem
xét, quyết định.
1.4.4. Đối với UBND xã
Phòng có quan hệ với UBND xã, đôn đốc việc thực hiện các quyết định, chỉ thị
và các chủ trương của UBND huyện, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;


Hướng dẫn UBND xã về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo
sự thống nhất trên địa bàn huyện theo quy định của Chính phủ và UBND tỉnh.
1.5. Một số quy trình, thủ tục làm việc của phòng thanh tra huyện Nam Đàn
Phòng thanh tra UBND huyện thực hiện một số quy trình, thủ tục như: quy trình
tiếp công dân, quy trình tiếp nhận đơn và xử lý đơn, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
quy trình quản lý văn bản đến và đi…
Sau đây em xin trình bày quy trình giải quyết đơn kiến nghị, khiếu nại và tố cáo:


II.

Trách nhiệm

Trình tự công việc
Tiếp nhận, phân loại đơn

CB/BP tiếp nhận

BP tiếp nhận

Chuyển lãnh đạo

Lãnh đạo UBND


Ý kiến chỉ đạo

Cán bộ/BP chuyên
môn

CB được phân
công

_
Làm việc với công dân

Tiến hành xác minh

CB được phân
công

Dự thảo văn bản/ Quyết
định

Lãnh đạo UBND

Ra quyết định/ Phê duyệt
văn bản trả lời công dân

Cán bộ tiếp nhận

Gửi quyết định/ văn bản
trả lời công dân


Thanh tra
UBND/BP chuyên
môn

Thi hành quyết định/ văn
bản trả lời công dân

CB tiếp nhận/BP
chuyên môn
CB tiếp nhận/BP
chuyên môn

Báo cáo

Lưu hồ sơ

Kết thúc


Tổng quan về chuyên đề báo cáo
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Lý luận chung về công tác tiếp dân
2.1.1.1. Các khái niệm
Tiếp dân: là hoạt động thuộc trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và người có
thẩm quyền được tiến hành trên cơ sở của Pháp luật, trong đó người tiếp dân đại diện cho
cơ quan Nhà nước sẽ tiếp xúc, chia sẻ, trao đổi trực tiếp với dân để giải quyết các phản
ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo cho công dân.
Khiếu nại: là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận tại
điều 74 của Hiến pháp năm 1992. Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái Pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức

kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
Tố cáo: tại khoản 2, điều 2- Luật Tố cáo năm 2011 quy định: Tố cáo là việc công
dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
biết về hành vi vi phạm Pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại
hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức.
2.1.1.2. Mục đích, ý nghĩa và vai trò của tiếp công dân
Tiếp công dân là một trong những biểu hiện dân chủ của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đó là một trong những biện
pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo hữu hiệu;
Tiếp công dân nhằm tiếp nhận thông tin, kiến nghị phản ánh, góp ý liên quan đến
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý của các cơ quan. Tiếp
nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân;
Việc tiếp công dân có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xét theo nghĩa rộng thì tiếp
công dân thể hiện rõ quan điểm “Dân là gốc” của Đảng, Nhà nước ta và đã cụ thể hóa
phương châm : “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đồng thời, tiếp công dân
cũng là tạo điều kiện để công dân trực tiếp tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội,
phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân. Xét theo nghĩa hẹp của công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo việc tiếp công dân góp phần tháo gỡ bước đầu băn khoăn, vướng


mắc của công dân và định hướng cách giải quyết các bước tiếp theo của công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo và trên thực tế, nhiều vụ việc tưởng như gay gắt, phức tạp đã được
giải quyết ổn thỏa ngay từ khâu tiếp công dân;
Làm tốt công tác tiếp công dân sẽ góp phần phát huy bản chất Nhà nước của dân,
do dân và vì dân, tạo điều kiện cho công dân giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà
nước, thúc đẩy, từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp dân
cũng có nghĩa là làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn chế tình trạng khiếu
nại, tố cáo tràn lan, vượt cấp,…Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng vấn đề này;

Hiến pháp năm 1992 khẳng định: khiếu nại, tố cáo là một trong các quyền cơ
bản của công dân, quyền này được sử dụng không hạn chế ở bất kỳ lĩnh vực nào. Luật
khiếu nại, tố cáo đã cụ thể hóa quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thành những chế
định được thực thi thực tế. Việc giải quyết khiếu nại theo quy định của Pháp luật có nội
dung chính sau:
Tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo;
Giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo.
2.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác tiếp dân
a. Điều kiện cơ sở vật chất
Đây là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào công tác tiếp dân. Nếu
địa điểm bố trí nơi thuận tiện, mát mẻ sẽ tạo ra một không gian làm việc thoáng mát, văn
minh, lịch sự giúp cho cán bộ, công chức làm nhiệm vụ tiếp dân có một tâm lý, tinh thần
thoải mái, cởi mở;
Đồng thời, trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tiện nghi sẽ giúp cán bộ công chức giải
quyết công việc một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả hơn.
b. Tâm lý của người dân khi đến khiếu nại, tố cáo
Tâm lý của người dân đến khiếu nại, tố cáo thường bức xúc do oan ức, hiểu biết
Pháp luật hạn chế, bị kích động. Nhiều trường hợp công dân bình tĩnh chờ giải quyết,
nhưng cũng có trường hợp công dân đã xúc phạm chính quyền, cán bộ tiếp dân. Trong
tình hình đó, nếu cán bộ tiếp dân không giữ được bình tĩnh dẫn đến thái độ nóng nảy,


hách dịch sẽ làm cho tình hình càng thêm phức tạp. Vì vậy, cán bộ tiếp dân phải nắm bắt
được tâm lý của người dân khi đến khiếu nại, tố cáo để giải quyết công việc một cách tốt
nhất.
c. Tâm lý của cán bộ tiếp dân
Cán bộ tiếp dân thường có tâm lý bề trên, vẻ mặt khá lạnh lùng, thái độ thờ ơ,
lãnh cảm tiếp xúc với dân không phải là ít, nhất là ở cấp phường, xã. Mô-típ chung là
người dân hỏi gì thì nói nấy, rất tiết kiệm lời, thậm chí có cán bộ thay vì giải thích tường

tận về chính sách cho dân hiểu khi có thắc mắc hoặc giấy tờ chưa đầy đủ theo quy định
thì ngược lại tỏ ra khá gay gắt bằng lời lẽ thiếu tôn trọng, nhũng nhiễu, hạch sách, nạt nộ
dân, dẫn đến làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước.
d. Một số yếu tố khác
Bên cạnh những yếu tố cơ bản trên còn rất nhiều yếu tố khác cũng gây ảnh
hưởng lớn trong công tác tiếp công dân nói riêng và quản lý Nhà nước nói chung, để hạn
chế những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những yếu tố tích cực đòi hỏi lãnh đạo cũng
như nhân viên phải có sự kết hợp khéo léo, hài hòa và không ngừng tăng cường đầu tư,
hoàn thiện để cơ sở vật chất được đảm bảo.
2.1.1.4.Trách nhiệm của người tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của công dân tại
nơi tiếp công dân
a. Trách nhiệm của người tiếp công dân
Cán bộ tiếp dân là người có phẩm chất tốt, có năng lực chuyên môn, am hiểu
thực tế, có trách nhiệm cao với nhiệm vụ được giao. Khi làm nhiệm vụ, cán bộ tiếp dân
phải mặc trang phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức theo quy định, tự giới thiệu chức vụ của
mình để người dân được tiếp biết;
Cán bộ tiếp dân chỉ được tiếp công dân khiếu nại tại công sở, không tiếp tại nhà
riêng. Cán bộ tiếp công dân có nhiệm vụ sau:
Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của công dân;
Giải thích, hướng dẫn cho công dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của người khiếu
nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo;
Xử lý đơn đúng quy định của Pháp luật;


Thông báo tiến độ giải quyết đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng
cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp;
Tiếp nhận các thông tin kiến nghị, phản ánh góp ý những vấn đề liên quan đến
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, Pháp luật của Nhà nước; công tác quản lý,
điều hành của các cấp, các ngành trên địa bàn huyện;
Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND và

các cơ quan đơn vị chuyên môn, đảm bảo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tuân theo quy
định của Pháp luật;
Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo khi họ yêu cầu;
Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích người tố cáo khi họ yêu cầu;
Phải trực tiếp tiếp công dân;
Tuyên truyền Pháp luật cho công dân, giúp công dân hiểu Pháp luật; hướng dẫn
công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng quy định của Pháp luật về khiếu nại, tố
cáo và quy chế tiếp dân;
Tổ chức chuẩn bị nội dung, hồ sơ, tài liệu, phối hợp với các cơ quan, cá nhân có
trách nhiệm liên quan để phục vụ lãnh đạo UBND tiếp công dân định kỳ;
Thực hiện việc mở sổ, ghi chép, cập nhật thông tin về tiếp công dân, xử lý đơn
theo quy định;
Thực hiện tổng hợp báo cáo định kỳ tháng, quý, tổng kết, rút kinh nghiệm trong
hoạt động tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân;
Thủ trưởng cơ quan Nhà nước phải tiếp công dân định kỳ theo quy định và ngoài
những trách nhiệm trên phải trả lời ngay những vụ việc đã có cơ sở giải quyết thuộc thẩm
quyền và nói rõ thời hạn giải quyết, cơ quan giải quyết, người cần liên hệ để biết kết quả
đối với những vụ việc chưa có cơ sở trả lời mà cần phải xem xét, thẩm tra, xác minh.
Đồng thời tổ chức, quản lý nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức mình.
b. Quyền và nghĩa vụ của công dân tại nơi tiếp công dân
Khi đến thỉnh cầu, khiếu nại, tố cáo tại nơi tiếp dân của cơ quan Nhà nước, công
dân có những quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:
Xuất trình giấy tờ tùy thân, tuân thủ nội quy nơi tiếp dân, thực hiện sự hướng
dẫn của người tiếp công dân;


Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại,
tố cáo ký xác nhận nội dung đã trình bày;
Được hướng dẫn, giải thích về việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo;
Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân trong trường hợp có nhiều

người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung, một yêu cầu;
Được khiếu nại, tố cáo về những hành vi sai trái, cản trở, gây phiền hà, sách
nhiễu của người tiếp công dân.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011 (thay thế Luật khiếu nại, tố cáo năm
1998 sửa đổi bổ sung năm 2004-2005);
Luật Tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011 (thay thế Luật khiếu nại, tố cáo năm
1998 sửa đổi bổ sung năm 2004-2005);
Luật Thanh tra năm 2010 ;
Căn cứ Luật tổ chức HĐND – UBND các cấp ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ vào Thông tư số 07/2011/TT-TTCP ngày 28 tháng 07 năm 2011 của
Tổng thanh tra Chính phủ hướng dẫn quy trình tiếp công dân;
Căn cứ vào Nghị định số 89 ngày 07 tháng 08 năm 1997 của Chính phủ ban
hành quy chế tổ chức tiếp công dân;
Căn cứ vào Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại năm 2011;
Căn cứ vào Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tố cáo;
Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-TTCP ngày 26 tháng 08 năm 2010 của Thanh
tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị
liên quan đến khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ vào Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2013 của
UBND tỉnh Nghệ An, Quy định mức chi bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm công
tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn tỉnh
Nghệ An;


Căn cứ Thông tư liên tịch số 46/TTLL-BTC-TTCP ngày 16/03/2012 của Bộ Tài
chính – Thanh tra Chính phủ quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức làm
công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

Căn cứ vào Quyết định số 4850/QĐ-UBND.KT ngày 29/08/2013 của UBND
huyện Nam Đàn về việc tổ chức tiếp công dân thường xuyên;
Căn cứ vào Quyết định số 6055/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2013 của
UBND huyện Nam Đàn về việc kiện toàn Hội đồng tiếp công dân huyện Nam Đàn.
2.2. Thực trạng tiếp công dân tại UBND huyện Nam Đàn
2.2.1. Công tác tiếp công dân
Địa điểm: Tại phòng tiếp dân UBND huyện Nam Đàn;
Phòng tiếp dân làm việc từ thứ 2 đến thứ 6;
Sáng từ 07giờ 30 đến 11 giờ 30
Chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ
Phòng tiếp dân được bố trí nơi thoáng mát nhằm gây ấn tượng tốt đẹp, thoải mái
cho công dân khi đến cơ quan Nhà nước. Nơi tiếp công dân được bố trí phòng chờ đợi,
phòng tiếp công dân riêng biệt. Phòng tiếp dân ngày càng khang trang, sạch sẽ có tiện
nghi đầy đủ thuận lợi cho công tác tiếp dân;
Trong phòng tiếp dân có niêm yết lịch tiếp công dân định kỳ hàng tháng của
Lãnh đạo, có phiếu tiếp dân, sổ sách, hồ sơ ghi chép theo dõi việc tiếp công dân, có nội
quy công tác tiếp công dân, quy định rõ trách nhiệm của cán bộ làm công tác tiếp dân,
trách nhiệm nghĩa vụ của công dân khi đến phòng tiếp dân. Phòng tiếp dân có đầy đủ các
tiện nghi cần thiết như nước uống, bàn, ghế, sổ sách;
Theo quyết định số 6055/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2013 của UBND
huyện Nam Đàn về việc kiện toàn Hội đồng tiếp công dân thì thành phần tham gia tiếp
công dân định kỳ gồm có:
Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện khi được Chủ tịch
UBND huyện ủy quyền;
Thư ký hội đồng: Chánh Thanh tra hoặc Phó Chánh Thanh tra huyện;


Các thành viên hội đồng: đại diện lãnh đạo các phòng, ban như: Viện kiểm soát,
Công an, Ban chấp hành quân sự, Tài nguyên và môi trường, Lao động thương binh và xã
hội, HĐND huyện, Nội vụ, Ủy ban kinh tế huyện ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Thanh tra

viên, Cán bộ văn phòng UBND, Văn thư lưu trữ.
Hội đồng tiếp công dân huyện tổ chức tiếp công dân theo định kỳ mỗi tháng 02
ngày, vào ngày 10 và 20 hàng tháng. Nếu hai ngày trên cùng trùng ngày nghỉ, ngày lễ thì
chuyển sang ngày hôm sau đó.
Ngoài việc phân công lãnh đạo tiếp công dân theo định kỳ, thì UBND huyện còn
phân công Thanh tra huyện bố trí 02 người (01 cán bộ Chuyên viên Thanh tra, 01 Thanh
tra huyện) tiếp dân thường xuyên. Ngoài việc bố trí lịch tiếp công dân theo quy định,
những trường hợp đặc biệt khi có yêu cầu, các đồng chí lãnh đạo đều trực tiếp tiếp công
dân;
Đối với các xã, thị trấn thì bố trí tiếp công dân tại phòng họp của Thường trực
HĐND xã, thành lập Hội đồng tiếp công dân, lãnh đạo các xã tổ chức tiếp công dân tuần
2 ngày, vào các ngày thứ 3, 5 có đơn vị thì vào thứ 3, 6. Các ngày còn lại được bố trí tiếp
công dân thường xuyên tại phòng giao dịch một cửa;
Như vậy, trong thời gian qua, Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện đã quan tâm chỉ
đạo các cấp, các ngành, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện triển khai và thực hiện
tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo giải quyết dứt điểm các vụ việc,
không để phát sinh thành các điểm nóng ảnh hưởng đến tình hình chung của huyện, phục
vụ tốt cho việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn huyện.
2.2.2. Quy trình thủ tục tiếp công dân tại UBND huyện Nam Đàn
2.2.2.1. Sơ đồ quy trình tiếp công dân tại UBND huyện Nam Đàn

Công dân đến khiếu nại,tố
cáo, kiến nghị, phản ánh.(1)

Tiếp xúc ban đầu.(2)


Những vụ việc thuộc thẩm
quyền thì tiếp nhận tài liệu,

hồ sơ và viết giấy biên
nhận.(4)

Làm việc với người
khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh.(3)

Đọc biên bản cho người được tiếp nghe
và ký xác nhận;
Ghi đầy đủ nội dung vào sổ tiếp dân;
Hoàn chỉnh hồ sơ ban đầu, trình lãnh
đạo, bàn giao vụ việc cho phòng ban có
thẩm quyền.(5)

Trường hợp khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị không đúng
thẩm quyền giải quyết thì
trả lại đơn và hướng dẫn
họ đến đúng cơ quan có
thẩm quyền giải quyết.(4)

Lưu trữ, quản lý hồ sơ, tài liệu tiếp
công dân để phục vụ công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo.(6)

2.2.2.2 Quy trình tiếp công dân thường xuyên
a. Trường hợp công dân khiếu nại
Cán bộ được phân công tiếp dân yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân và hướng
dẫn cho công dân về nội quy, quy trình tiếp công dân theo nội dung đã công khai;
Công dân trình bày đầy đủ, trung thực, rõ ràng lý do và nội dung, yêu cầu, đề

nghị cụ thể của họ. Cán bộ tiếp dân lắng nghe và ghi chép trung thực, đầy đủ, đảm bảo
thông tin cụ thể, chính xác theo các tiêu chí đã quy định. Trường hợp công dân đến khiếu
nại bằng đơn thì phải kiểm tra đơn, tài liệu kèm theo; đơn phải ghi rõ ngày, tháng, năm;
tên, địa chỉ, của người khiếu nại, người bị khiếu nại và phải có chữ ký trực tiếp của người
khiếu nại. Sau khi kiểm tra hình thức và nghiên cứu nội dung, công chức tiếp công dân
phải xử lý như sau:
Trường hợp khiếu nại không đúng thẩm quyền giải quyết thì trả lại đơn và hướng
dẫn họ đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết;


Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND, nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại quy định về các
trường hợp không được thụ lý để giải quyết thì trả lại đơn cho công dân và giải thích cho
họ;
Trường hợp khiếu nại mà Chủ tịch UBND các xã đã giải quyết nhưng còn khiếu
nại thì cán bộ yêu cầu công dân gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
và các văn bản liên quan kèm theo;
Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh
nhưng đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì cán bộ tiếp dân có trách nhiệm hướng
dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại;
Trường hợp khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND nhưng
khiếu nại thông qua người đại diện, người được ủy quyền thì phải kiểm tra tính hợp pháp
của giấy tờ chứng minh đại diện và giấy tờ chứng minh được ủy quyền và yêu cầu người
đại diện, người được ủy quyền thực hiện đúng các quy định trên;
Trường hợp công dân đến trình bày khiếu nại trực tiếp mà không có đơn thì xử lý
như sau:
Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thì giải
thích, hướng dẫn họ theo quy định của Pháp luật;
Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND thì hướng dẫn họ
viết đơn để thực hiện quyền khiếu nại; trường hợp họ là người không có khả năng viết

đơn thì công chức tiếp công dân phải ghi lại đầy đủ nội dung vào sổ tiếp dân, yêu cầu họ
ký xác nhận hoặc điểm chỉ và căn cứ vào đó xử lý, tham mưu người phụ trách phòng tiếp
công dân trình Chủ tịch UBND thụ lý giải quyết.
b. Trường hợp công dân tố cáo
Cán bộ tiếp dân giải thích cho họ nắm rõ quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
theo quy định của Luật Tố cáo năm 2011;
Trường hợp người tố cáo trình bày trực tiếp thì công chức tiếp công dân phải yêu
cầu và hướng dẫn họ cụ thể cách viết đơn;


Trường hợp người tố cáo gửi kèm theo đơn những thông tin, tài liệu làm bằng
chứng để tố cáo thì phải viết giấy biên nhận, có chữ ký của người tiếp nhận và người
cung cấp. Giấy biên nhận viết thành hai bản, mỗi bên giữ một bản;
Trường hợp người tố cáo yêu cầu bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của họ thì công
chức tiếp công dân báo cáo người phụ trách phòng tiếp dân thực hiện và chuyển yêu cầu
này cho người có trách nhiệm chỉ đạo, giải quyết tiếp theo;
Trường hợp công dân phản ánh, kiến nghị, hỏi về chính sách, Pháp luật, thủ tục
hành chính thì công chức tiếp công dân có trách nhiệm lắng nghe và hướng dẫn, giải
thích rõ ràng cho công dân với khả năng, điều kiện cho phép; tiếp nhận các ý kiến phản
ánh, kiến nghị bằng đơn hoặc trực tiếp.
2.2.2.3. Quy trình tiếp công dân theo định kỳ của Lãnh đạo
Hội đồng tiếp công dân huyện có nhiệm vụ tổ chức tiếp công dân theo quy định
của Pháp luật, tiếp định kỳ mỗi tháng 02 kỳ vào các ngày 10 và ngày 20 hàng tháng, nếu
những ngày nói trên trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật hoặc ngày lễ thì lùi lại ngày tiếp
theo;
Chánh Thanh tra hoặc Phó Chánh thanh tra có trách nhiệm làm thư ký cuộc tiếp
công dân của Lãnh đạo UBND. Thư ký cuộc tiếp dân chịu trách nhiệm kiểm tra thành
phần tham dự, nội dung chuẩn bị cho người chủ trì trước khi cuộc tiếp công dân bắt đầu;
Phân công công chức của cơ quan mời công dân theo thứ tự đã đăng ký, kiểm tra
giấy tờ tùy thân và báo cáo Lãnh đạo về họ tên, địa chỉ, tóm tắt nội dung chủ yếu và yêu

cầu của công dân;
Công dân đến trình bày trực tiếp, cung cấp các tài liệu để làm rõ thêm nội dung
yêu cầu của mình;
Người chủ trì tiếp công dân điều hành việc hỏi và yêu cầu các bộ phận tham
mưu, cá nhân tham dự trả lời công khai để nắm chắc nội dung, yêu cầu của công dân và
những thông tin có liên quan, sau đó đưa ra ý kiến trả lời chính thức cho công dân. Đối
với những khiếu nại thuộc thẩm quyền mà vụ việc rõ ràng, cụ thể, có đủ cơ sở giải quyết
thì khi tiếp công dân, người chủ trì trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ việc phức tạp
cần nghiên cứu, xem xét thì phải nói rõ thời hạn giải quyết, người cần liên hệ tiếp để biết
kết quả giải quyết.


2.2.3. Thái độ của công chức khi thực thi công vụ
Về phẩm chất đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp hành chính của người công
chức, không ít tài liệu cũng như giáo trình đề cập: ở đâu cũng thấy công chức thường
hách dịch, thiếu tôn trọng dân, tham nhũng, hủ hóa,...Nhưng thực tế, tại phòng tiếp dân
UBND huyện Nam Đàn mà em có cơ hội được thực tập lại thể hiện ở một khía cạnh
khác;
Cán bộ được phân công nhiệm vụ tiếp dân rất nhiệt tình, năng động, có trách
nhiệm, thân thiện và hài hòa, thật sự tâm huyết với nghề và luôn đặt bản thân vào vị trí
của người dân, hướng dẫn tận tâm, cụ thể để dân gửi đúng đơn, đúng cơ quan có thẩm
quyền giải quyết. Vì vậy người dân tới làm hồ sơ, trình bày những vấn đề bức xúc, khó
khăn tỏ thái độ hài lòng và không ít người ca ngợi cơ quan lịch sự;
Về năng lực công tác, họ giải quyết tốt các vấn đề trên các lĩnh vực được giao
(tiếp nhận đơn thư, phân loại xử lý đơn, viết báo cáo hàng tháng, quý, năm về công tác
tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo...) Tất cả những vấn đề này tạo nên bộ mặt
mới cho cơ quan, đồng thời cũng tạo ra một vị thế riêng trong nhận thức của mỗi người
dân khi họ có cơ hội được tiếp xúc và làm việc tại Phòng Thanh tra UBND huyện Nam
Đàn.
2.2.4. Kết quả tiếp công dân và tiếp nhận đơn


Nội dung
a.Tổng số lượt tiếp:
Tiếp thường xuyên
Tiếp định kỳ
b. Tổng số vụ việc

Năm

Năm

Năm

Năm

Quý I

2010
481
329
152
463

2011
384
256
128
439

2012

315
90
225
308

2013
292
145
147
96

năm 2014
67
00
67
51

12
39
05

09
28
04

05
21
07

02

13
03

01
06
02

tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo:
Tranh chấp đất đai
Khiếu nại
Tố cáo


Kiến nghị, phản ánh
c. Tổng số đơn phân

407
372

398
442

275
345

78
223

42

67

quyền:
Không thuộc thẩm

104

115

121

116

05

quyền
Thuộc thẩm quyền
d. Tổng số đơn phân

268
547

327
489

224
392

107
230


62
111

loại theo vụ việc:
Nhà cửa
Đất đai
Bồi thường, giải tỏa
Môi trường
Cấp giấy chủ quyền

13
12
64
21
89

09
02
38
18
93

05
03
15
07
97

03

01
09
03
72

00
01
02
01
00

nhà, đất
Công trình xây dựng
Vấn đề khác
e. Tổng số vụ việc đã

70
278
245

67
262
250

49
167
241

33
109

129

05
102
18

được giải quyết
f. Tổng số đơn còn

25

21

18

08

03

loại theo thẩm

tồn chưa được giải
quyết
2.3. Đánh giá hoạt động tiếp công dân
2.3.1. Kết quả đạt được
Công tác tiếp dân hiện nay đang ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết trong
sinh hoạt đời sống xã hội, trong quản lý Nhà nước và trong hoạt động của các cơ quan
Nhà nước nói chung, cơ quan hành chính Nhà nước nói riêng. Đây là cầu nối trực tiếp,
hữu hiệu nhất để người lãnh đạo chính quyền, cán bộ Nhà nước gần và sát dân hơn.
Thông qua tiếp dân, cán bộ lãnh đạo sẽ có cơ hội nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và

những băn khoăn, trăn trở của nhân dân, tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần
nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp. Đây cũng là thể hiện bản chất của Nhà
nước ta, Nhà nước của dân, do dân và vì dân;
Cán bộ tiếp dân luôn xác định công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân là công tác trọng tâm, thường xuyên,


gắn công tác này với công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí. Không xảy ra khiếu kiện đông người trở thành điểm nóng;
Công tác tiếp dân của phòng Thanh tra thuộc UBND huyện Nam Đàn rất tốt và
hiệu quả. Địa điểm tiếp dân được bố trí nơi phù hợp, xây dựng khang trang, có một
phòng tiếp dân và một phòng giải quyết công việc, cùng với đầy đủ các phương tiện vật
chất như bàn ghế, sổ sách, nước uống, ánh sáng, máy vi tính...;
Việc phân công các cơ quan tham mưu giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, tranh
chấp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND được thực hiện theo chức năng quản lý Nhà
nước chuyên ngành, từng lĩnh vực hoạt động, các cơ quan có chức năng tham mưu trong
công tác giải quyết có sự phối hợp khá chặt chẽ, tránh được sự trùng lắp trong thụ lý vụ
việc, giải quyết khá kịp thời các vụ việc có tính chất phức tạp đông người;
Phần lớn lượng đơn, thư đã được xử lý và giải quyết. Phòng Thanh tra UBND
huyện Nam Đàn cũng thực hiện tốt chức năng của mình trong công tác này, đặc biệt là
việc tham gia đôn đốc các phòng ban khác nhanh chóng giải quyết đơn, thư cho người
dân;
Những kiến nghị, phản ảnh, khiếu nại, tố cáo của công dân được lãnh đạo quan
tâm và sau tiếp dân đều có thông báo giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành xem xét, đề
xuất biện pháp giải quyết;
Đã tham mưu cho UBND giải quyết các vụ việc tồn đọng năm trước và khiếu nại
trong bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc các dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa
bàn, khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và xây dựng;
Chất lượng công tác tiếp dân từng bước được nâng lên, thông qua việc tiếp dân,
cán bộ lãnh đạo có cơ hội nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, những băn khoăn trăn trở

của nhân dân, từ đó có giải pháp hợp tình hợp lý;
Công tác tiếp dân phát huy được hiệu quả khi lãnh đạo sâu sát, có tâm, có tầm,
có trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cấp trên. Tình trạng đùn
đẩy trách nhiệm từ việc của cấp xã đùn đẩy lên cấp huyện, việc của huyện đùn đẩy lên


cấp tỉnh, gây ra sự kéo dài, người dân phải vất vả, tốn kém thời gian, tiền bạc không đáng
có đang được giảm thiểu.
2.3.2. Ưu điểm và nhược điểm
2.3.2.1. Ưu điểm
Trong thời gian qua, tình hình tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện
Nam Đàn đã được các cấp chính quyền trong tỉnh quan tâm, chú trọng xem xét, giải quyết kịp
thời, đúng Pháp luật, đảm bảo công khai, dân chủ và giải quyết triệt để;
Thông qua tiếp dân, UBND luôn nhận được thông tin phản hồi từ thực tế để đưa ra
những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân; cán bộ lãnh đạo sẽ có cơ hội nắm bắt
được tâm tư, nguyện vọng và những băn khoăn, trăn trở của nhân dân để có biện pháp giải quyết
hợp tình, hợp lý, tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần nâng cao trách nhiệm của chính
quyền các cấp;
Hệ thống Pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày càng hoàn thiện, phù
hợp với hoạt động thực tiễn của thanh tra đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
Thông qua việc tiếp công dân cán bộ có thể hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu
nại, tố cáo, khắc phục những hạn chế, bất cập, qua đó tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức
Pháp luật đối với quần chúng nhân dân;
Việc tiếp công dân cũng đặt ra một số yêu cầu đối với cán bộ công chức là phải luôn
luôn tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp nhận các
thông tin, kiến nghị, phản ánh, tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo của công dân để giải quyết kịp
thời;
Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ góp phần vào việc giữ vững
ổn định trật tự xã hội, an ninh, quốc phòng tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân,

mở rộng dân chủ ở cơ sở, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người
dân.
2.3.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại,tố
cáo của công dân trong những năm qua còn một số tồn tại, thiếu sót cần khắc phục:
Trong công tác tiếp dân


Một số đơn vị tổ chức chưa tốt việc tiếp công dân, chưa gắn công tác tiếp công
dân với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là ở cấp xã, một số ngành; lãnh đạo một số
xã, thủ trưởng ngành chưa thực hiện tốt việc tiếp công dân theo quy định;
Bố trí cán bộ và địa điểm tiếp dân, trang bị phương tiện, cơ sở vật chất cho nơi
tiếp dân chưa được coi trọng đúng mức. Phòng tiếp dân ở các xã hầu hết là kiêm nơi làm
việc của các ngành. Một số xã chưa trích kinh phí hỗ trợ cho cán bộ tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định hiện hành;
Hầu hết sau các kỳ tiếp công dân Hội đồng tiếp công dân của các xã không ra
thông báo kết quả tiếp công dân và cũng không thông báo kết quả tiếp công dân cho công
dân biết để theo dõi, giám sát việc giải quyết.
Về tiếp nhận và xử lý đơn thư
Ở xã không có cán bộ chuyên trách để tiếp nhận, theo dõi, phân loại và xử lý
đơn thư, có xã giao cho Tư pháp, có xã thì giao cho Cán bộ văn phòng do vậy đơn thư
chưa được tập trung tại một đầu mối dẫn tới tham mưu xử lý nhiều nơi, nhiều lúc chưa
chính xác;
Về giải quyết khiếu nại, tố cáo
Công tác tuyên truyền phổ biến Pháp luật về khiếu nại, tố cáo tại một số xã chưa
được quan tâm đúng mức, từ đó dẫn đến một số công dân khiếu nại, tố cáo không đúng
trình tự theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo;
Các cơ quan có nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trách nhiệm
chưa cao, nhiều vụ giải quyết không thực hiện đúng các quy định của Pháp luật;
Việc phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

còn chưa tốt như việc cung cấp hồ sơ tài liệu, cử người tham gia, phối hợp chậm, gây khó
khăn trong việc xem xét, kết luận;
Đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
nhất là cơ sở nhiều cán bộ còn bất cập về trình độ chuyên môn, năng lực công tác, thiếu
am hiểu về chính sách Pháp luật, thiếu kinh nghiệm nên chất lượng các vụ giải quyết còn
thấp;


Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận nhân dân về khiếu nại, tố cáo cũng hạn
chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa được thường
xuyên, liên tục, hình thức chưa phong phú.
2.3.3. Nguyên nhân
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Một số quy định của Pháp luật còn bất cập, thiếu rõ ràng, cụ thể hoặc có sự
chồng chéo mâu thuẫn, nên khi giải quyết không có đủ cơ sở pháp lý hoặc lúng túng
trong áp dụng Pháp luật (chủ yếu là các quy định về quản lý, sử dụng đất đai, nhà ở, quy
định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai);
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những công việc khó khăn,
đòi hỏi phải có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, nhưng ở nhiều xã còn thiếu cán bộ hoặc
cán bộ chưa có đủ năng lực, kinh nghiệm;
Hồ sơ quản lý của các cơ quan chức năng (sổ địa chính, bản đồ địa chính …)
lưu trữ không đầy đủ hoặc còn thiếu nên khi phát sinh khiếu nại, tố cáo không đủ tài liệu
để xem xét, kết luận giải quyết.
2.3.3.3. Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức về Pháp luật và trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của một
bộ phận cán bộ còn yếu, thiếu đồng bộ, thống nhất, sự mâu thuẫn trong một số quy định
giữa Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo với Luật Đất đai...khiến cán bộ tiếp dân giải quyết
khiếu nại tố cáo lúng túng khi áp dụng;
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền các cấp ở một số nơi còn thiếu quyết liệt. Trong

nhiều trường hợp còn có tâm lý ngại va chạm, né tránh, có khi còn sợ liên đới trách
nhiệm;
Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn bị động, thiếu chặt chẽ và đồng bộ
trong việc giải quyết đơn thư gây phiền hà và mất nhiều thời gian của nhân dân, trách
nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo có trường hợp không rõ ràng;
Các vụ việc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, thời điểm vụ việc xảy ra quá
lâu. Một vụ việc có rất nhiều nội dung, hợp tác, phối hợp của người khiếu nại, tố cáo, nên


mất nhiều thời gian xác minh, làm rõ; dẫn đến không giải quyết khiếu nại đúng thời gian
quy định trong Luật;
Một số công dân thiếu hiểu biết, khiếu kiện không đúng Pháp luật gây khó khăn
cho Hội đồng tiếp công dân;
Cơ chế, chính sách, Pháp luật của Nhà nước còn nhiều bất cập, chưa thống nhất,
luôn có sự thay đổi, nhất là chính sách đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất. Công
tác tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa được thường xuyên, liên
tục, hình thức chưa phong phú.
2.4. Các giải pháp và kiến nghị
2.4.1. Các giải pháp
Để khắc phục những khó khăn, tồn tại nêu trên, việc nâng cao hiệu quả trong
công tác tiếp dân cần có một số giải pháp sau:
2.4.1.1. Đối với công tác tiếp công dân
Cần thống nhất phân công một cán bộ chuyên trách giúp Lãnh đạo theo dõi trực
tiếp công dân và có nghiệp vụ chuyên môn về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Xây dựng và hoàn thiện đội ngũ CBCC làm nhiệm vụ tiếp dân:
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ CBCC làm
công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo bằng nhiều hình thức như: đào tạo tập
trung, ngắn hạn, tại chức, tập huấn rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn. Đồng thời, đào tạo bồi dưỡng những kỹ năng thiết yếu cho cán bộ tiếp dân
cũng như cán bộ có trách nhiệm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo: kỹ năng giao tiếp,

khả năng thương thuyết, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhân dân, kỹ năng nắm bắt tâm
lý người dân;
Một vấn đề mà Lãnh đạo phải quan tâm sâu sát là cần có những chế độ đãi ngộ
xứng đáng cho cán bộ làm công tác tiếp dân nhằm để phát huy năng lực, tâm huyết, tận
tâm khi tiếp dân.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn Pháp luật:


Tăng cường tuyên truyền giáo dục Pháp luật để nâng cao nhận thức và ý thức
chấp hành của đội ngũ CBCC làm công tác tiếp dân. Trong đó chú trọng tuyên truyền
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành để các
ngành, các cấp thực thi đúng đắn chính sách, chủ trương của Đảng và Pháp luật của Nhà
nước, nhất là các quy định liên quan đến nhà, đất, quy hoạch, bồi thường, tái định cư;
Cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn Pháp luật để người dân biết
được quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong khiếu nại, tố cáo đồng thời khiếu nại, tố cáo
đúng cơ quan thẩm quyền, tránh khiếu nại vượt cấp, đông người.
2.4.1.2. Đối với xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo phải tuân thủ đúng quy trình, đầy đủ
thủ tục, thu thập chứng cứ có liên quan làm luận cứ để kết luận có sức thuyết phục;
Cán bộ được phân công tiếp nhận xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo phải trực tiếp
đi thẩm tra xác minh làm rõ vụ việc để giải quyết thấu tình đạt lý;
Những vụ việc có liên quan đến nhiều cơ quan, địa phương thì phải có biên bản
thống nhất trong cách xử lý để tránh trường hợp nhân dân tiếp tục khiếu nại vượt cấp.
2.4.2.3. Một số giải pháp khác
Cần đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở và tăng cường hoạt động của các tổ
chức thanh tra nhân dân. Thực tế cho thấy, ở đâu coi trọng và làm tốt công tác hòa giải thì
ở đó ít có vụ việc phức tạp và hạn chế việc phát sinh khiếu nại, tố cáo;
Đối với Pháp luật
Tăng cường xây dựng Nhà nước pháp quyền, pháp chế xã hội chủ nghĩa: Để phát
triển đất nước đúng hướng, được nhân dân đồng tình ủng hộ thì phải hoàn thiện bộ máy

Nhà nước và hệ thống Pháp luật, điều đó liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân. Trong điều kiện đổi mới đất nước gia nhập WTO, chúng ta phải xây dựng,
phát triển và không ngừng hoàn thiện chế độ đại diện, thực sự thể hiện bản chất Nhà nước
xã hội chủ nghĩa của nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc
về nhân dân. Đồng thời coi trọng việc phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân nhằm
tập hợp trí tuệ của nhân dân để xây dựng ngày một vững mạnh;


×