Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

DO AN CONG NGHE QUI TRINH LAM VIEC CUA PHAN XUONG CAT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.69 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MAY & THỜI TRANG

ĐỒ ÁN
CÔNG NGHỆ
Đề tài: “Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng

trong phân xưởng cắt của công ty Esquel”.

GVHD: THS. Phùng Thị Bích Dung
SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ
MSSV: 14109119
Lớp: 141091

TP HCM, tháng 8 năm 2017


Đồ Án Công Nghệ

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.....................................................................5
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... 6
Chương 1: TỔNG QUAN........................................................................................................7
1.1

Giới thiệu về đề tài......................................................................................................7

1.1.1 Lý do chọn đề tài.........................................................................................................7
1.1.2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................7
1.1.3.Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................7


1.1.4. Giới hạn nghiên cứu..................................................................................................7
1.1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................7
1.1.6 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................7
1.2. Tổng quan về công ty may TNHH ESQUEL Việt Nam..............................................8
1.2.1. Giới thiệu chung.........................................................................................................8
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển...............................................................................9
1.2.3 .Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp............................................................................10
1.3. Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ và qui mô hoạt động...............................................11
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................13
2.1. Giới thiệu qui trình làm việc của phân xưởng cắt....................................................13
2.1.1 Tầm quan trọng của công đoạn cắt..........................................................................13
2.1.2. Qui trình làm việc.....................................................................................................13
2.2. Các yêu cầu kĩ thuật của từng công đoạn trong phân xưởng cắt.............................26
2.2.1 Công đoạn trải vải.....................................................................................................26
2.2.2 Công đoạn cắt............................................................................................................27
2.2.3 Công đoạn, đánh số, bóc tập, phối kiện...................................................................27
2.3 Qui trình kiểm tra chất lượng trong phân xưởng cắt................................................28
2
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ
2.3.1 Kiểm tra trải vải........................................................................................................28
2.3.2 Kiểm tra cắt...............................................................................................................28
2.3.3 Kiểm tra đánh số, bóc tập, phối kiện.......................................................................29
2.3.4 Kiểm tra ủi ép............................................................................................................29
CHƯƠNG III: Tìm hiểu quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm ở phân xưởng cắt của
công ty Esquel......................................................................................................................... 30

3.1 Qui trình làm việc và yêu cầu kĩ thuật ở phân xưởng cắt của công ty Esquel.........30
3.1.1 Nhận vải..................................................................................................................... 30
3.1.2 Trải vải........................................................................................................................ 32
3.1.3 Cắt vải........................................................................................................................35
3.1.4 Đánh số.......................................................................................................................39
3.1.5 Bundle......................................................................................................................... 40
3.1.6 Kiểm vải.....................................................................................................................41
3.1.7 Thay thân...................................................................................................................42
3.2 Qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong phân xưởng cắt trong công ty
Esquel.................................................................................................................................. 44
3.2.1 Họp đầu chuyền trước khi cắt..................................................................................44
3.2.2 Kiểm tra nhận và xả vải............................................................................................44
3.2.3 Kiểm tra trải vải........................................................................................................45
3.2.4 Kiểm tra cắt...............................................................................................................47
3.2.5 Kiểm tra đánh số, bundle, phối hàng, thay thân.....................................................48
3.2.6 Kiểm tra ép keo..........................................................................................................49
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN _ ĐỀ NGHỊ...............................................................................51
4.1. Kết luận........................................................................................................................ 51
4.2. Đề nghị.........................................................................................................................51

3
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ
Tài liệu tham khảo.................................................................................................................52
Phụ đính.................................................................................................................................. 53


4
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
TP HCM, ngày…..tháng….năm 2017

(Chữ ký)

5
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ

LỜI CẢM ƠN

Sau năm tuần thực tập tại công ty Esequel Garment Manufacturing Viet Nam. Em đã tích
luỹ và trau dồi được rất nhiều kiến thức bổ ích, đây cũng là cơ hội cho chúng em hệ thống hóa
lại kiến thức đã học đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức chuyên môn. Qua quá
trình thực tập ở công ty, em được tiếp xúc với thực tế chuyên ngành mình đang theo học, nhờ
vậy tiếp thêm động lực để phát triển bản thân từ kiến thức đến kỹ năng, nhằm đáp ứng cho nhu
cầu nhân sự của doanh nghiệp may mặc.
Trong quá trình thực tập, với vốn kiến thức hạn hẹp và những bỡ ngỡ trong thực tế, em
không tránh khỏi những khó khăn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu. Nhưng nhờ sự chỉ dạy và
hướng dẫn tận tình của quý thầy cô Khoa Công nghệ may và thời trang, các anh chị nhân viên
công ty Esquel, em đã hoàn thành tốt khoá thực tập và đồ án công nghệ của mình. Em rất biết
ơn sự giúp đỡ của quy thầy cô và các anh chị.
Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi đến ban lãnh đạo cùng các phòng ban, các cô chú, anh chị
trong công ty Esequel Garment Manufacturing Viet Nam nơi đã tiếp nhận và tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho em được tiếp cận thực tế sản xuất và nắm bắt được quy trình làm việc của
chuyên ngành may công nghiệp.
Em cũng xin chân thành gửi lời cản ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Tp.HCM và quý thầy cô khoa Công nghệ may và thời trang đã tận tâm giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em. Đặc biệt em xin cám ơn cô Phùng

Thị Bích Dung, người đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành đồ án công nghệ này.
Thời gian còn hạn chế và kiến thức còn hạn hẹp nên đồ án này không thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý công ty, quý thầy cô và các bạn để em có thể
bổ sung và hoàn thành tốt hơn.
Em xin chân thành cám ơn.

6
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu về đề tài
1.1.1 Lý do chọn đề tài.
Sau quá trình được trau dồi kiến thức ở trường và đào sâu kinh nghiệm thực tế ở công ty
may. Tôi nhận thấy trong sản xuất may công nghiệp, công đoạn cắt là một công đoạn quan
trọng, chất lượng và sản lượng của phân xưởng cắt có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất.
Chính vì thế, tôi chọn tìm hiểu và đào sâu kiến thức về phân xưởng cắt nói chung, qui trình
kiểm tra chất lượng sản phẩm của xưởng cắt nói riêng. Nhằm nâng cao hiểu biết và kiến thức
chuyên môn về qui trình làm việc là kiểm tra chất lượng bán thành phẩm trong phân xưởng
cắt.
1.1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu và tìm hiểu về qui trình kiểm tra chất lượng sản phẩm trong phân xưởng cắt
nhằm trau dồi và nâng cao kiến thức về qui trình làm việc và đảm bảo chất lượng bán thành
phẩm trong phân xưởng cắt nói riêng, đề ra những biện pháp tối ưu và khắc phục những vấn
đề gặp phải trong quá trình làm việc nói chung.
1.1.3.Đối tượng nghiên cứu.

- Phân xưởng cắt trong công ty Esquel.
- Bộ phận QA của phân xưởng cắt trong công ty Esquel.
1.1.4. Giới hạn nghiên cứu.
- Qui trình làm việc của phân xưởng cắt.
- Qui trình kiểm tra chất lượng bán thành phẩm.
1.1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Đào sâu kiến thức chuyên môn về may công nghiệp, đặc biệt là công đoạn cắt.
- Tìm ra những điểm ưu việt trong quá trình làm việc và đảm bảo chất lượng trong phân
xưởng cắt.
- Đề xuất những phương pháp để khắc phục những sai sót hoặc lãng phí trong công việc.

7
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ
1.1.6 Phương pháp nghiên cứu.
- Sử dụng tài liệu.
- Quan sát trực quan.
- Đặt câu nghi vấn đến bộ phân liên qua và ghi nhận câu trả lời.
1.2. Tổng quan về công ty may TNHH ESQUEL Việt Nam
1.2.1. Giới thiệu chung.
Esquel là một trong những tập đoàn dệt may hàng đầu thế
giới (trụ sở chính tại HongKong), có nhiều nhà máy, mạng
lưới văn phòng tại nhiều quốc gia. Esquel sản xuất hàng
may mặc cho các thương hiệu cao cấp như: Tommy, Nike,
Lacoste, Nautica… Esquel có mặt tại Việt Nam từ năm
2000. Tập đoàn Esquel Việt Nam gồm có 4 chi nhánh:


8
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ
Quá trình hình thành của các chi nhánh trong tập đoàn Equel Việt Nam
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Esequel Garment Manufacturing Viet Nam được thành lập năm 2001. Tổng diện
tích 80.000m², diện tích xây dựng 28.000m², công nhân viên 5400, sản xuất bình quân 120.000
tá sản phẩm mỗi tháng.
Địa chỉ: Đường số 5 Vsip, khu công nghiệp Việt Nam Singapore, thị xã Thuận An, tỉnh
Bình Dương.
Điện thoại: (0650) 3757629 – 3758499
Fax: (0650)3757429

Sản phẩm chủ lực của công ty: Các mặt hàng dệt kim.
Esquel sản xuất hàng may mặc cho các thương hiệu cao cấp như: Tommy, Nike, Lacoste,
Hugo boss…

9
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ



Số sản phẩm Esquel cung cấp cho từng khách hàng được thể hiện như sau:

10
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ
1.2.3 .Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

Sơ đồ cơ cấu bộ phân cắt – in – thêu.

11
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ

12
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


1.3. Chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ và qui mô hoạt động.
 Sứ mệnh của tập đoàn ESQUEL

Trở thành đối tác dệt may tốt nhất.
 Tầm nhìn của tập đoàn ESQUEL
Nhân viên vui vẻ phục vụ khách hàng hài lòng.
 Cam kết của tập đoàn ESQUEL
Cung cấp giải pháp toàn diện về dệt may để hỗ trợ sự phát triển kinh doanh của các khách
hàng.
 Sứ mệnh của EGV
Trở thành Công ty được lựa chọn hàng đầu trong ngành công nghiệp Dệt may ở Việt Nam.
Trở thành nhà máy tinh gọn nhất, linh hoạt, tin cậy với chi phí sản xuất hiệu quả nhất trong
tập đoàn Esquel.
Trở thành nhà máy có nhận thức và tuân thủ đầy đủ trách nhiệm xã nhiệm.
Trở thành nhà máy đạt chất lượng hàng đầu trong tập đoàn Esquel.
 Tầm nhìn của EGV
Chúng tôi cố gắng phấn đấu để trở thành nhà sản xuất hàng may mặc tốt nhất thông qua
việc cung cấp các sản phẩm chất lượng và các dịch vụ đáng tin cậy để làm hài lòng các đối tác
trong nội bộ và các khách hàng bên ngoài.
Chúng tôi muốn trở thành nhà sản xuất hàng may mặc kiểu mẫu tại Việt Nam, tiên phong
trong hệ thống sản xuất tinh gọn và cam kết mạnh mẽ việc thực hiện giá trị văn hóa của
Esquel.
Chúng tôi mong muốn tất cả công nhân viên tìm thấy niềm vui và tự hào khi làm hài lòng
khách hàng.
 Chính sách chất lượng
EGV cam kết:
Trở thành nhà sản xuất hàng may mặc tốt nhất mang lại dịch vụ tin cậy và sản phẩm chất
lượng để làm hài lòng khách hàng.
Thiết lập mục tiêu chất lượng để thực hiện, theo dõi và không ngừng cải tiến hệ thống
quản lý chất lượng.
 Mục tiêu chất lượng
Để thực hiện chính sách chất lượng, công ty thiết lập những mục tiêu chất lượng như sau:
+ Sử dụng nguyên vật liệu từ các nguồn cung cấp tin cậy.

+ Sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng ngay lần đầu.
+ Đảm bảo giao hàng đúng thời hạn.
+ Cam kết tuân thủ theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, đảm bảo sản xuất ra
các sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu khách hàng.


Đồ Án Công Nghệ

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Giới thiệu qui trình làm việc của phân xưởng cắt
2.1.1 Tầm quan trọng của công đoạn cắt.
Công đoạn cắt là công đoạn đầu tiên trong quá trình sản xuất một sản phẩm may. Trong
công đoạn nay, người ta thực hiện nhiều công việc khác nhau, nhằm tạo ra các bán thành phẩm
có kiểu dáng và thông số kích thước theo yêu cầu của đơn hàng. Triển khai tốt công đoạn cắt,
sẽ giúp đảm bảo được định mức nguyên phụ liệu, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm,
giao hàng đúng hạn và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
Ban quản lý phân xưởng cắt cần am hiểu thật kỹ những yêu cầu cần thiết của công nghệ
sản xuất và của từng đơn hàng cụ thể. Từ đó, đưa ra những biện pháp cụ thể về tổ chức, quản
lý và điều hành phân xưởng, giúp doanhh nghiệp phát triển.
2.1.2. Qui trình làm việc.
Trong công đoạn cắt, có nhiều công nghệ được áp dụng tùy theo qui mô doanh nghiệp, tính
chất của nguyên phụ liệu và yêu cầu của qui trình sản xuất,... Nhìn chung, qui trình sản xuất tại
công đoạn cắt được thực hiện thông qua các qui trình cụ thể như sau:
- Trải nguyên phụ liệu.
- Sang sơ đồ lên bàn vải.

14
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ



Đồ Án Công Nghệ
- Cắt nguyên phụ liệu.
- Kiểm tra cắt nguyên phụ liệu.
- Đánh số
- Ủi ép.
- Bóc tập, phối kiện.
- In/thêu.
- Nhập kho bán thành phẩm.

NHẬN KẾ HOẠCH
CẮT
NHẬN TLKT

NHẬN NPL TỪ

NHẬN SƠ ĐỒ

KHO
TRẢI NPL
SANG SƠ ĐỒ
CẮT NPL
KIỂM TRA
CẮT

ĐÁNH SỐ

ỦI ÉP


BÓC TẬP-PHỐI KIỆN

IN/THÊU

KIỂM TRA
BTP

15
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ

NHẬP KHO BTP

 Công đoạn trải vải
 Khái niệm.
Trải vải là cách đặt chông lên nhau nhiều lớp vải tương đương nhau về khổ và chiều dài
trên một bàn cắt, để sang sơ đồ trên bàn vải. Sau đó, cắt theo sơ đồ đã giác nhằm mục đích: khi
cắt một chi tiết sản phẩm, ta được cùng một lúc số lượng chi tiết bằng số lớp của bàn vải.
- Nhận nguyên phụ liệu: để có thể sang kho NPL nhận NPL, phân xưởng cắt cần mang
theo một số tài liệu như sau:
- Phiếu tác nghiệp bàn cắt: trong phiếu này sẽ ghi rõ chuẩn bị cắt cho bàn vải nào, cỡ vóc,
số lượng chi tiết, khổ sơ đồ,...để từ đó tính được khổ vải và chiều dài bàn vải cần có. Ngoài ra,
phiếu này còn ghi rõ các yêu cầu về mã vải, số bàn vải cần trải, số lớp vải cần trải cho từng sơ
đồ,...
- Bảng tác nghiệp màu để so sánh, đối chiếu số nguyên phụ liệu nhận về có phù hợp, đúng
chủng loại và đúng qui cách hay không.

- Lệnh sản xuất.
- Phiếu xuất vật tư.
 Các phương pháp và công nghệ trải vải.
- Phương pháp trải zigzac: (trải vải liên tục) các lớp vải được đặt úp hai mặt phải, hai
mặt trái úp vào nhau từng đôi một, không cắt đầu bàn. Chiều của mỗi lớp ngược nhau.
Ưu điểm: chỉ thích hợp với vải uni, hoa văn tự do, tận dụng được công suất trải vải, thời
gian trải nhanh.
Nhược điểm: không thích hợp với vải nhung, hoa văn một chiều, hao phí đầu bàn nhiều,
không gây nhầm lẫn mặt vai khi đánh số và may.
- Phương pháp trải vải cắt đầu bàn có chiều: các lớp vải được đặt úp mặt phải và mặt
trái vào nhau, các lớp vải đi cùng chiều. Lớp vải được trải xong sẽ được cắt đầu bàn, công
nhân đi về điểm xuất phát, một lượt về của công nhân là không tải.

16
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ
Ưu điểm: thích hợp với tất cả vải uni, hoa văn tự do, cả các loại vải nhung, vải có hoa văn
một chiều, giảm được hao phí đầu bàn, ít nhầm lẫn mặt vải khi đánh số và may.
Nhược điểm: công suốt trải thấp, thời gian trải lâu.
- Phương pháp trải vải cắt đầu bàn không chiều (trải vải hai chiều): là kiểu trải vải
tương tự như kiểu zigzac, nhưng mỗi lớp vải đều có cắt đầu bàn.
Ưu điểm: kết hợp ưu và nhược điểm của hai phương pháp trên.
- Phương pháp trải vải thun ống: tương tự như phương pháp trải vải cắt đầu bàn có
chiều. Tuy nhiên khổ vải có thể đặt trước với các cơ sở dệt, để có thể có nhiều kích thước khác
nhau, phù hợp với kích thước của từng sản phẩm. Lợi điểm của kiểu trải vải này là có thể dùng
được mép vải làm đường xếp đôi giữa các chi tiết.

- Phương pháp trải vải canh sọc ngang: áp dụng đối với loại vải sọc ấn tượng và chu ky
sọc lớn. Với phương pháp này cần làm dấu trên bàn cắt để canh sọc chính xác và dễ dàng hơn.
Cách trải vẫn là cắt đầu bàn có chiều
 Thiết bị và dụng cụ trải vải:
- Thước dài bằng gỗ, trơn láng để gạt phẳng lớp vải.
- Dao kéo: cắt đầu lớp vải.
- Kim gút, vật nặng để chặn các lá vải.
- Bàn trải: kích thước bàn phụ thuộc vào điều kiện của doanh nghiệp. Thường bàn có chiều
rộng 1-1,6m; được ghép từ nhiều bàn gắn lại để có chiều dài từ 6-12m.
- Giá đỡ trục vải dạng cuộn tròn.
- Máy trari vải tự động.
- Xe đẩy trượt dọc hai bên bàn, trên đó có mang cây vải cuộn tròn đặt trên khung ngang.
 Công nghệ trải vải:
- Lấy chiều dài bàn vải:
+ Chiều dài bàn vải đúng theo chiều dài sơ đồ công thêm hao phí 2 đầu bàn.
+ Trải sơ đồ lên giữa tâm của mặt bàn, vuốt sơ đồ cho phẳng bề mặt, mép sơ đồ song song
với mép bàn cắt, dùng viết chì hoặc viết lông lấy dấu chính xác chiều dài lên mặt bàn.
Lưu ý: các dấu hai bên đầu bàn phải đảm bảo vuông góc với cạnh bàn cắt (nếu sơ đồ
không vuông góc thì phải báo cho phòng kỹ thuật xử lý lại sơ đồ).

17
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ
+ Lấy dấu chiều dài bàn vải xong, cuộn sơ đồ lại và trải một lớp giấy lót bên dưới bàn vải
để tạo thuận lợi cho quá trình cắt bán thành phẩm sau này.
 Công đoạn sang mẫu.

- Phương pháp xoa phấn:
Sơ đồ giác đạt yêu cầu xong được đem đi đục lỗ bằng dùi đục lỗ. Đường kính lỗ dùi từ 0.30.5 cm
Đặt sơ đồ lên bàn vải, chặn giữ để sơ đồ không bị xô lệch.
Xoa phấn lên sơ đồ đã đục lỗ. Sau đó, lấy sơ đồ ra, trên bàn vải hiện lên sơ đồ được vẽ
bằng bụi phấn. Đặt rập lên các chi tiết, dùng phấn sắc nét để vẽ lại chu vi của các chi tiết.
Lưu ý:
+ Khi lấy sơ đồ ra, ta gấp đôi hai đầu sơ đồ, mặt có phấn ở trong, rồi mới cuộn sơ đồ lại, để
mặt phải sơ đồ không bị bẩn khi sang dấu bàn vải khác.
+ Một sơ đồ chỉ nên sử dụng không quá 50 bàn vải. Nếu nhiều hơn, sơ đồ sẽ bị nhàu nát,
co lại, không còn chính xác nữa.
Ưu điểm: năng suất cao, giảm được lao động giác sơ đồ, một sơ đồ sử dụng được cho
nhiều bàn vải.
Nhược điểm: sản phẩm sẽ bị bẩn và bụi phấn ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân sang sơ
đồ.
 Phương pháp vẽ lại mẫu trên sơ đồ.
Công nhân nhìn theo sơ đồ đã giác (sơ đồ mi ni), giác lại mẫu trên sơ đồ rồi vẽ lại sơ đồ
trên bàn vải bằng phấn ăn màu thật mảnh. Phương pháp này tốn thời gian, nhưng nét vẽ mảnh,
độ chính xác cao (phải cắt nát đường phấn để tránh việc còn sót phấn, làm bẩn các chi tiết).
 Phương pháp cắt sơ đồ cùng bàn vải.
Đặt sơ đồ giác đạt yêu cầu, không đục lỗ lên bàn vải. Dùng kim gim thật chắc và cắt cùng
bàn vải.
Ưu điểm:
+ Tránh làm bẩn sản phẩm.
+ Dễ phát hiện sai hỏng do người giác sơ đồ hay do người cắt.
+ Cắt chính xác.

18
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ



Đồ Án Công Nghệ
Nhược điểm: tốn công sức và thời gian sang lại nhiều sơ đồ.
 Công đoạn cắt
Các phương pháp cắt:
 Cắt cơ khí:
+ Cắt bằng dao, kéo: dùng để cắt đầu bàn vải và thường chỉ có thể cắt được một vài lớp
vải, độ chính xác không cao.
+ Cắt bằng máy cắt:
Máy cắt di động (máy cắt tay): gồm có hai loại dao thẳng và đĩa dao.

Máy cắt cố định (máy cắt vòng): gồm có dao 2 puli, 3 puli, 4 puli.
Độ sắc của dao phụ thuộc vào thông số hình học. Gồm góc nhọn và cạnh dao, góc lượn và
cạnh dao. Ngoài ra các thông số hình học vi mô của lười dao.

Tiến trình cắt:
+ Cắt phá bàn vải bằng máy cắt tay (máy cắt di động).
+ Cắt thô những chi tiết lớn: đặt chi rập cứng lên chi tiết, kiểm tra sơ bộ trước khi cắt hoặc
ghim rập lên tập vải, cắt cùng tập vải.
+ Cắt tinh để cắt những chi tiết nhỏ cần độ chính xác cao cần máy cắt vòng (máy cắt cố
định).
+ Với một số chi tiết nhỏ làm bằng vật liệu cứng, người ta còn sử dụng thêm phương pháp
cắt dập (còn gọi là phương pháp ép đột).
19
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ



Đồ Án Công Nghệ
Phương pháp ép đột:
Bản chất vật lý của phương pháp ép đột: quá trình cắt, đầu tiên lớp vải sẽ bị ép xuống.
Dưới tác dụng của lực ép và độ sắc của dao, các lớp vải sẽ bị phá hủy theo biên ngoài của cạnh
dao. Các lớp vải phía trên sẽ có kích thước dài hơn các chi tiết ở lớp dưới. Độ sai lệch giữa các
chi tiết trên và chi tiết dưới tương đối lớn. Góc sắc của dao phụ thuộc vào độ cứng, độ bền của
vật liệu.
Ưu điểm:
+ Giảm tiêu hao vải thừa, tăng năng suất sử dụng.
+ Thường dùng cho các loại vải cứng, nặng, dày: vải tráng nhựa, da, mex.
Nhược điểm:
+ Chỉ cắt chi tiết phụ không phức tạp như: túi, đai áo, thắt lưng.
+ Độ sai số về kích thước chi tiết giữa các lá vải khác nhau. Ví dụ: vải dệt thoi chênh lệch
giữa lá trên và lá dưới có thể tới 2%, vải dệt kim độ chênh lệch này là 2.5%.
+ Nếu sản phẩm đa dạng, luôn thay đổi thì phải gia công lại lưỡi dao. Như vậy rất lãng phí,
đồng thời cần có kho riêng để cất giữ các loại dao.
+ Kinh phí gia công lưỡi dao lớn.
Lưu ý:
+ Khi cắt bằng máy cắt vòng, phải di chuyển khối vải và dao cắt. Do đó, cần kẹp tập vải
chặt lại bằng kẹp hoặc bằng các ngón tay để tạp vải không bị xô lệch. Một số bàn vải cần có lỗ
phun để giảm ma sát giữa vải và mặt bàn. Cần hết sức cẩn trọng khi cắt, tránh tai nạn lao động.
+ Khi cắt bằng máy cắt tay, bàn vải đứng yên, ta lách máy vào đường cắt, đường cắt càng
phức tạp (bán kính cong nhỏ) thì càng khó thao tác, máy bị rung nên khó cắt chính xác.
+ Tiến hành vị trí dấu bấm, trên chi tiết theo mẫu ngay sau cắt (nếu có).
+ Các chi tiết cắt xong, cần được sắp xếp lại theo số bàn cắt hoặc theo size.
 Cắt bằng nhiệt vật lý.
Cắt bằng tia lửa điện:
+ Bản chất: là quá trình cắt bằng phóng điện.
Nguyên tắc: có 2 điện cực đặt cách nhau, giữa 2 điện cực là không khí, khi nối 2 điện cực
này bằng nguồn điện áp cao, giữa chúng xuất hiện trường điện. Trường điện này gây ion hoá

không khí giữa hai điện cực.
Người ta nghiên cứu như sau: khi bắt đầu tăng điện áp, cường độ dòng điện tăng, tỉ lệ với
điện áp oa. Trong giai đoạn bắt đầu có ion hoá. Ta tiếp tục tăng điện áp, túc là tăng cường độ
dòng điện ab, oa sẽ tạo ra các ion, ab: ion hoá được tái hợp lại, dòng điện bị bão hoà.
20
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ

- Tiếp tục tục tăng điện áp cường độ dòng điện tăng vọt, điểm d phát ra tia sáng, tiếp tục
tăng điện áp, sẽ thấy phát ra tia lửa điện và tiếng lách tách, làm cường độ dòng điện tăng vọt
lên, xuất hiện cung lửa giữa hai cực. (tia lửa tại E có cường độ dòng điện rất cao, điện áp nhỏ).
- Cắt bằng tia lửa điện tại điểm có cường độ dòng điện cao sẽ tạo nên điện áp thấp.
+ Ứng dụng tia lửa điện để cắt vật liệu (t = 40.000°C).
Cắt bằng nhiệt và cơ : tia lửa điện có nhiệt độ rất cao. Năng lượng nhiệt của tia lửa điện
làm nóng nhiệt vật liệu đến nhiệt độ cao. Cơ do các điện tích chuyển động với vận tốc lớn sẽ
bắn thủng vật liệu tạo nên vết cắt.
Vết cắt phụ thuộc hình dáng đầu cực: đầu cực có dạng cong thì tập trung theo đường cong.
Trong ngành may thường sử dụng đầu cực nhọn dạng hình kim để tập trung nhiệt tại lưỡi dao
cắt.
Các đầu cực có khả năng tách điện tích cực âm rất tốt. Tốc độ dịch chuyển của vật liệu
trong quá trình cắt phụ thuộc vào tính chất cơ lý của vật liệu và bề dày của vật liệu.
+ Nguyên tắc: đục từng lỗ liên tiếp tạo thành vết cắt. Tốc độ di chuyển của vật liệu trong
quá trình cắt phụ thuộc vào tính chất cơ lý của vật liệu và bề dày của vật liệu.
Cắt bằng tia plasma:
+ Bản chất vật lý: plasma là khí ion hóa cao độ, là trạng thái thứ 4 của vật chất: tỉ lệ giữa
điện tích âm và dương bằng nhau, nhiệt độ cao đến hàng chục triệu độ C.

- 106 - 107 °C: Plasma nóng.
- to > 103 °C : Plasma lạnh (sử dụng trong ngành may).
- Khả năng dẫn nhiệt như kim loại.
- Năng lượng plasma gồm: năng lượng làm nóng khí (nhiệt), năng lượng ion hóa, năng
lượng phân ly của các đa nguyên tử.
21
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ
+ Nguyên tắc tạo tia plasma: Plasma ứng dụng trong ngành dệt – may: dùng plasma dưới
dạng hồ quang điện. Hồ quang điện chính là sự phóng điện trong chất khí giữa hai điện cực.
Hồ quang điện được tạo ra do năng lượng của nguồn điện đốt nóng chất khí, làm ion hóa khí
và biến nó thành plasma. Plasma được tập trung thành một tia mạnh nhờ có nguồn khí trơ được
thổi qua bột hồ quang.
+ Nguyên tắc cắt:
- Đầu cắt cố định, vật liệu cắt chuyển động.
- Đầu cắt chuyển động, vật liệu may cố định.
- Đầu cắt và vật liệu gia công cùng chuyển động.
+ Chất lượng vết cắt: chính xác và gọn, không bị cong, lượn, nham nhở, bề mặt vết cắt
phải nhỏ nhất, tổn thương vật liệu xung quanh vết cắt phải giảm tối đa và vết cắt lớp trên phải
như vết cắt lớp dưới.
Đối với vật liệu tổng hợp, vết cắt bị nóng chảy co lại nên có thể tránh được hiện tượng xơ
biên cắt, vùng tổn thương vết cắt rộng 0,5 – 1,0 mm.
Cắt bằng tia laser:
+ Bản chất vật lý: tia laser là một chùm tia sáng có bước sóng xác định đối với mỗi loại
hoạt chất phát tia và có tính định hướng rất cao. Tia laser có bước sóng ngắn, mức độ tập trung
năng lượng cao, công suất lớn. Tia laser được phát với tốc độ nhanh có thể lên đến 10 -15 s.

+ Nguyên tắc tạo tia laser: dưới tác động của hiệu điện thế cao, các electron của các hoạt
chất sẽ bị phát ra, kích thích và di chuyển từ mức năng lượng thấp được bơm lên ở mức độ
cao. Ở mức năng lượng cao, một số điện tử này sẽ rơi ngẫu nhiên xuống mức năng lượng thấp
hơn, giải phóng hạt ánh sáng (proton). Proton này sẽ tỏa ra nhiều hướng khác nhau từ một
nguyên tử, va phải nguyên tử khác, kích thích các điện tử này rơi xuống tiếp, sinh ra các proton
cùng tần số, cùng pha và cùng hướng bay tạo nên một phản ứng dây chuyền khuyếch đại dòng
ánh sáng.
Một số proton ra ngoài nhờ có gương bán ma tại một đầu của vật liệu. Tia sáng đi ra có
năng lượng và là tia sáng cực mạnh, đó là tia laser.
+ Nguyên tắc cắt: có 3 nguyên tắc:
- Hệ thống quang học cố định, hệ thống gia công di động.
- Hệ thống quang học di động, hệ thống gia công cố định.
- Hệ thống quang học và hệ thống gia công đều di động.
+ Phân loại phương pháp cắt bằng tia laser:

22
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ
- Theo trạng thái phá hủy: gồm có cắt nung chảy (làm cho vật liệu nóng đến trạng thái
nung chảy, sau đó dùng khí trơ đẩy vật liệu ra khỏi vùng cắt), cắt đốt cháy (căt vật liệu đến
trạng thái bị đốt cháy) và cắt thăng hoa (vật liệu bay hơi ngay tại vùng cắt). Trong đó, cắt thăng
hoa thường được sử dụng trong ngành may do vết cắt đẹp, còn cắt đốt cháy thì vết cắt nham
nhở. Do đó, cần chọn vận tốc cắt lớn hơn vận tốc cháy của vật liệu.
- Theo hình dáng tác động của tia laser: dùng tia laser khoan từng lỗ liên tiếp tạo nên vết
cắt. Người ta thường sử dụng phương pháp cắt đồ hình, chùm tia laser tụ lại, thành đường theo
mẫu bán thành phẩm rồi cắt.

 Cắt bằng tia nước
Nguyên tắc cắt: Dùng áp lực mạnh của tia nước để phá tách vật liệu may. Các tia nước làm
biến dạng vật liệu tạo nên một lực phá vật liệu ra thành xơ nhỏ ở đường cắt. Đưởng cắt loại
này nhỏ như đường cắt của dao.
Ưu điểm : vết cắt sạch, kích thước vết cắt nhỏ.
 Cắt bằng cơ nhiệt: Có nhiều dạng năng lượng khác nhau.
Dạng 1: truyền năng lượng từ bên ngoài: nhiệt điện.
Dạng 2: năng lượng sinh ra từ bên trong vật liệu: điện cao tần, siêu âm.
Cắt bằng nhiệt điện
- Đốt nóng vật liệu đến nhiệt độ giới hạn. Sau đó vật liệu được cắt bằng dao.
- Dao cắt có hai dạng: dây dẫn hình trụ, lưỡi dao hình nêm hoặc hình răng cưa.
- Khi khoan lỗ, dao có dạng đầu kim.
- Các lưỡi dao được nối với mạch điện.
- Dao được đốt nóng, biến năng lượng điện thành năng lượng nhiệt và làm cho vật liệu
nóng lên đến nhiệt độ giới hạn.
- Có thể cắt sau cùng bằng chính năng lượng nhiệt hoặc bằng cơ.
- Hiệu suất cắt phụ thuộc khá nhiều vào vật liệu: vật liệu tổng hợp sẽ có hiệu quả nhất, vải
lanh kém hiệu quả nhất.
Cắt bằng điện cao tần:
- Cắt bằng năng lượng điện cao tần, dưới tác dụng của dòng điện xoay chiều cao tần lên
vật liệu có tính kết cấu chịu lực (vật liệu tổng hợp hoặc vật liệu pha sợi tổng hợp). Quá trình

23
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ
này sẽ tạo nhiệt ngay bên trong vật liệu, làm cho vật liệu biến dạng. Vât liệu được gia nhiệt đến

trạng thái dẻo, sau đó ta sẽ cắt vật liệu bằng lực cơ học nhỏ.
- Do điện tích chuyển động về các hướng điện cực, dòng điện là dòng xoay chiều và tần số
cao làm tăng tốc độ chuyển dịch của các điện tích về các điện cực. Quá trình làm tăng tốc độ
điện tích sẽ sinh ra năng lượng trong lòng của vật liệu. Như vậy, động năng đã chuyển thành
nhiệt năng và làm nóng ngay trong lòng vật liệu.
- Khi vật liệu dệt có tính chất điện môi lớn, hay không dẫn điện (ví dụ: vật liệu có nguồn
gốc thiên nhiên) thì không nên áp dụng phương pháp này vì vật liệu có tính phân cực kém và
dễ cháy khi nhiệt độ trong lòng vật liệu trở nên quá cao.
Cắt bằng siêu âm:
Bản chất: - Âm là những sóng đàn hồi trong môi trường vật chất.
- Nếu tần số f = 16 – 20 Khz: tai người nghe thấy.
- Nếu tần số f nhỏ hơn 16 Khz hoặc lớn hơn 20 Khz (siêu âm): tai người không nghe thấy.
- Dao động của âm lan truyền trong chân không, dao động đều. - Sóng âm có hai dạng:
sóng dọc (hướng dịch chuyển của các hạt trùng với mọi hướng lan truyền của sóng).
- Trong chất cứng, sóng âm lan truyền theo cả hướng dọc và ngang. Sóng âm mang theo
năng lượng tác động lên bề mặt vuông góc với hướng lan truyền của sóng âm. Năng lượng này
đo bằng cường độ âm w/��2.
- Cường độ âm mà tai nghe thấy có cường độ 1,5.10−8 �/��2 .
- Ứng dụng năng lượng của sóng âm:
+ May: cắt vật liệu may để liên kết các chi tiêt may hoặc dùng để dập nổi các hình trên vải.
+ Dệt: khi sợi xe có lông xù sẽ bị giảm độ bền. Việc sử dụng siêu âm sẽ làm giảm độ xù,
và như vậy sẽ tăng được độ bền của vải. Đôi khi, người ta còn dùng siêu âm để làm sạch các
chất bám dính vào sợi hoặc vải.
- Khi cắt: đầu dụng cụ cắt tiếp xúc và ép lên bề mặt vật liệu. Dụng cụ cắt dao động ở tần số
cao. Dưới tác dụng của sóng siêu âm, năng lượng dao động của cơ ở tần số cao sẽ chuyển sang
năng lượng của nhiệt được sinh ra trong lòng vật liệu. Năng lượng này làm nóng vật liệu đến
trạng thái cháy dẻo, và do lực ép của đầu lưỡi dao, sẽ phá rách bề mặt của vật liệu.
 Công đoạn đánh số, ép keo
 Đánh số
Khái niệm: Là sử dụng các dụng cụ cần thiết đánh số trên vị trí quy định (phần đường

may) của chi tiết nhằm các mục đích:
- Tránh hiện tượng khác màu trên các chi tiết của một sản phẩm.
- Kiểm tra được số lớp vải đã trải được trên một bàn vải.
- Dễ dàng cho bóc tập và điều động rải chuyền.
- Dễ dàng phân biệt được mặt trái, mặt phải của vải trong quá trình may.
Dụng cụ đánh số:
24
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


Đồ Án Công Nghệ
- Các loại bút: chì, sáp,… phản màu với màu vải. Phương pháp này nhanh, rẻ tiền và dễ
thực hiện. Tuy nhiên dễ xảy ra hiện tượng công nhân không tuân thủ vị trí đánh số, nhảy số,
nhầm số và dơ sản phẩm.
- Các loại phấn thăng hoa, phấn ủi bay: phương pháp này tương tự như dùng phấn. Sau
một thời gian, dấu phấn sẽ tự bay hoặc bay sau quá trình ủi. Phấn này khá tốn kém và độc hại
cho người sử dụng.
- Các loại decal phản màu vải: phương pháp này thực hiện nhanh, đơn giản, không nhầm
số, không nhảy số, khi cần có thể gỡ số. Tuy nhiên khá tốn kém vì cần nhiều loại decal khác
nhau và đôi khi khó xử lý vì keo dính quá chặt vào vải.
- Máy đánh số:
+ Máy đánh số tự động: chính xác, dễ thực hiện, không nhầm số, không nhảy số. Tuy
nhiên, sản phẩm dễ bị dơ và có thể khó xử lý khi muốn hủy số.
+ Máy dán số: chính xác, dễ thực hiện, không nhầm số, không nhảy số, có thể gỡ số khi
cần. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém và khó xử lý nếu như keo dính quá chặt vào vải.
 Ép keo
Trong công nghiệp may, để cho sản phẩm cứng, phẳng, đẹp hơn, ở một số chi tiết như cổ,
măng sét, nắp túi, bật vai, ngực áo veston, miệng túi cơi,… có thể được lót bên trong một số

phụ liệu như dựng, dựng dính, canh tóc, vải lót,… Tuy nhiên, vải lót, canh tóc,… chỉ có thể
liên kết với vải ngoài thông qua sử dụng các đường liên kết may. Việc làm này tốn khá nhiều
thời gian, công sức của công nhân. Do đó, dựng dính càng ngày càng được sử dụng rộng rãi và
đang dần thay thế cho các loại phụ liệu kể trên vì nó có khả năng rút ngắn quá trình sản xuất và
nâng cao năng suất lao động. Khi nghiên cứu về công đoạn ép keo, không thể thiếu được việc
nghiên cứu về cấu tạo của dựng dính.
Các chất nhiệt dẻo thường dùng:
- Polyetylen (POE)
- Poyamid (PAD)
- Polyvinyl Chlorid (PVC)
- Polyvinyl Acetad (PVA)
Các thông số kỹ thuật của quá trình ép dán:
- Nhiệt độ ép dán.
- Lực nén.
- Thời gian ép.

25
GVHD: Cô Phùng Thị Bích Dung

SVTH: Đoàn Thị Thu Thuỷ


×