Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.83 KB, 60 trang )

Tăng cường công tác quản lý chỉ đạo thực hiện chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ trong
các cơ sở Giáo dục mầm non
Công văn số Số: 13003/BGDĐT- GDMN ngày 11/12/2007 của Bộ GD-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý
chỉ đạo thực hiện chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở Giáo dục mầm non
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
––––
Số: 13003/BGDĐT- GDMN
V/v tăng cường công tác quản lý chỉ
đạo thực hiện chăm sóc sức khoẻ,
đảm bảo an toàn cho trẻ trong các
cơ sở Giáo dục mầm non.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––––––
Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2007
Kính gửi: - Các Sở Giáo dục và Đào tạo
- Ban phụ nữ Quân đội
Hàng năm, trong Chỉ thị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, Bộ Giáo dục và
Đào tạo luôn luôn yêu cầu chỉ đạo và hướng dẫn cơ sở Giáo dục mầm non thực hiện
công tác quản lý, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ em, coi đây là một
nhiệm vụ quan trọng được đưa lên hàng đầu trong công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ của
Giáo dục mầm non.
Tuy nhiên, gần đây tại một số cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là các cơ sở Giáo
dục mầm non tư thục còn để xảy ra tình trạng mất an toàn đối với trẻ, thậm chí còn ảnh
hưởng đến tính mạng của trẻ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo và Ban phụ nữ
Quân đội:
1. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về việc chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo
an toàn cho trẻ trong các cơ sở Giáo dục mầm non. Đồng thời với việc kiểm tra giám
sát, cần kịp thời phát hiện, bổ sung các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ.
2. Các Sở Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với chính quyền địa phương lập kế


hoạch kiểm tra, rà soát đối với các cơ sở Giáo dục mầm non tư thục để đảm bảo yêu
cầu: Đội ngũ giáo viên và bảo mẫu phải được đào tạo hoặc qua lớp tập huấn có chứng
chỉ về Giáo dục mầm non; Cơ sở vật chất, các trang thiết bị phải đảm bảo an toàn trong
chăm sóc giáo dục trẻ.
Cơ sở đáp ứng được yêu cầu chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ mới được cấp
phép và hoạt động. Nơi nào chưa đảm bảo các điều kiện an toàn đề nghị không cấp
phép hoặc thu hồi giấy phép. Khi bổ sung đầy đủ yêu cầu đảm bảo an toàn cho trẻ mới
cho phép hoạt động tiếp.
3. Các Sở Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức học tập, quán triệt tinh thần cuộc vận
động “ Hai không” và “Nâng cao đạo đức, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm nghề
nghiệp” đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên trong các cơ sở giáo
dục mầm non; Nghiêm cấm các cá nhân có những hành vi doạ nạt quát mắng trẻ, thiếu
trách nhiệm trong chăm sóc giáo dục trẻ.
Trong quá trình tổ chức học tập, liên hệ, nếu phát hiện những cán bộ, giáo viên
không chấp hành chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì phải chấn chỉnh kịp thời,
không để ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ và uy tín của ngành.
Tổ chức học tập lại qui chế nuôi dạy trẻ đối với các cơ sở Giáo dục mầm non.
4. Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở Giáo dục mầm non là tiêu chí quan
trọng hàng đầu trong đánh giá chất lượng và xếp loại thi đua của các cá nhân và đơn vị.
5. Khi xảy ra tại nạn đối với trẻ trong các cơ sở Giáo dục mầm non, các Sở Giáo
dục và Đào tạo cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để có biện pháp xử
lý kịp thời , đảm bảo quyền lợi cho trẻ và báo cáo nhanh về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhận được công văn này, đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban phụ nữ Quân
đội chỉ đạo tổ chức triển khai kịp thời; tổng hợp, báo cáo về Vụ Giáo dục Mầm non.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo )
- Vụ CTHSSV (để phối hợp)
- Cục Nhà giáo và CBQLGD (để phối hợp)
- Lưu VT,Vụ GDMN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Vũ Luận-Đã ký

Hà Tĩnh:
(Dân trí) - Hàng chục trường mầm non ở Hà Tĩnh đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu
kinh phí hỗ trợ sinh hoạt cho giáo viên. Tìm hiểu mới vỡ ra đây chính là hậu quả của
những bất cập trong công tác thực thi chính sách giữa các cấp chính quyền.
Theo số liệu báo cáo của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, hiện nay việc thực hiện hỗ trợ sinh hoạt phí cho giáo viên mầm non trong
tỉnh mỗi nơi thực hiện một kiểu. Toàn tỉnh chỉ có 158 xã đảm bảo hỗ trợ 150.000 đồng/tháng, hơn 100 xã còn lại hỗ trợ
dưới mức 150.000 đồng theo quy định.
Điều đáng nói, trong số hơn 100 xã hỗ trợ dưới mức quy định có 2 xã (Kỳ Thịnh và Kỳ Long, huyện Kỳ Anh) chỉ hỗ trợ
được... 10.000 đồng/tháng và có đến 15 xã (thuộc 3 huyện Kỳ Anh, Hồng Lĩnh và Hương Khê) không hỗ trợ được đồng
nào.
Do hỗ trợ thấp hoặc không hỗ trợ nên hàng trăm trường mầm non tại Hà Tĩnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ phí
sinh hoạt. Đời sống của giáo viên mầm non vốn đã khó khăn không được hỗ trợ đầy đủ phí sinh họat lại càng khó khăn
hơn.
Chẳng hạn, hơn chục giáo viên trường mầm non Hương Lâm, huyện Hương Khê lâu nay phải đau đầu bài toán chi tiêu
như thế nào để đảm bảo cuộc sống. Ngoài số tiền 510.000 đồng ký với nhà trường thì giáo viên ở đây không có thêm một
nguồn thu gì?
“Quá nhập nhằng, thiếu rõ ràng trong việc quy định xã, huyện, tỉnh cấp ngân sách cho các trường để hỗ trợ phí sinh hoạt
cho giáo viên mầm non là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng nói trên” - bà Hồ Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Sở GĐ-
2
Bà Hồ Thị Hồng Vân.
ĐT Hà Tĩnh, người phụ trách những vấn đề về mầm non của tỉnh này cho hay.
Theo bà Vân, những bất cập trong việc thực hiện cấp ngân sách cho các trường giữa xã, huyện và tỉnh là rất tùy tiện. Cấp
xã thì đổ lỗi cho khó khăn nên trông chờ vào kinh phí của cấp huyện, cấp tỉnh. Ngược lại, cấp huyện thì không trích ngân
sách hỗ trợ mà phó mặc cho ngân sách cấp xã và đóng góp của phụ huynh.
Bà Vân cũng cho hay, việc tỉnh Hà Tĩnh chậm cụ thể hóa Quyết định số 53/2006/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm chi trả
cho các cấp ngân sách cũng là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên.

Theo Quyết định trên thì tỉnh Hà Tĩnh đồng ý với các mức chi trả phí hỗ trợ sinh hoạt cho giáo viên mầm non như sau, tỉnh
45%, huyện 15%, xã 15%. Tuy nhiên, từ quyết định đến hiện thực hóa hơn một năm nay vẫn chưa thể thực hiện.
Chuyện nhập nhằng vê mức chi trả của các cấp ngân sách đã khiến cho các trường mầm non không thể chủ động nắm
được nguồn kinh phí chi trả. Và hậu qủa là mọi khó khăn cứ thế đè lên đầu những giáo viên mầm non khốn khó.
Hà Tĩnh:
(Dân trí) - Chuyện nhập nhằng về mức chi trả sinh hoạt phí của các đơn vị cấp ngân
sách đã khiến các trường mầm non tại Hà Tĩnh không thể chủ động nắm được nguồn
kinh phí chi trả. Hậu quả là mọi khó khăn đè lên đầu những giáo viên mầm non khốn
khó.
Theo số liệu báo cáo của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, hiện nay việc thực hiện hỗ trợ sinh hoạt phí cho giáo viên mầm non trong
tỉnh mỗi nơi thực hiện một kiểu. Toàn tỉnh chỉ có 158 xã đảm bảo hỗ trợ 150.000 đồng/tháng, hơn 100 xã còn lại hỗ trợ
dưới mức 150.000 đồng theo quy định.
Điều đáng nói, trong số hơn 100 xã hỗ trợ dưới mức quy định có 2 xã (Kỳ Thịnh và Kỳ Long, huyện Kỳ Anh) chỉ hỗ trợ
được... 10.000 đồng/tháng và có đến 15 xã (thuộc 3 huyện Kỳ Anh, Hồng Lĩnh và Hương Khê) không hỗ trợ được đồng
nào.
Do hỗ trợ thấp hoặc không hỗ trợ nên hàng trăm trường mầm non tại Hà Tĩnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ phí
sinh hoạt. Đời sống của giáo viên mầm non vốn đã khó khăn không được hỗ trợ đầy đủ phí sinh họat lại càng khó khăn
hơn.
Chẳng hạn, hơn chục giáo viên trường mầm non Hương Lâm, huyện Hương Khê lâu nay phải đau đầu bài toán chi tiêu
như thế nào để đảm bảo cuộc sống. Ngoài số tiền 510.000 đồng ký với nhà trường thì giáo viên ở đây không có thêm một
nguồn thu gì?
“Quá nhập nhằng, thiếu rõ ràng trong việc quy định xã, huyện, tỉnh cấp ngân sách cho các trường để hỗ trợ phí sinh hoạt
cho giáo viên mầm non là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng nói trên” - bà Hồ Thị Hồng Vân - Phó Giám đốc Sở GĐ-
ĐT Hà Tĩnh, người phụ trách những vấn đề về mầm non của tỉnh này cho hay.
Theo bà Vân, những bất cập trong việc thực hiện cấp ngân sách cho các trường giữa xã, huyện và tỉnh là rất tùy tiện. Cấp
xã thì đổ lỗi cho khó khăn nên trông chờ vào kinh phí của cấp huyện, cấp tỉnh. Ngược lại, cấp huyện thì không trích ngân
sách hỗ trợ mà phó mặc cho ngân sách cấp xã và đóng góp của phụ huynh.
Bà Vân cũng cho hay, việc tỉnh Hà Tĩnh chậm cụ thể hóa Quyết định số 53/2006/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm chi trả
cho các cấp ngân sách cũng là một nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên.
Theo Quyết định trên thì tỉnh Hà Tĩnh đồng ý với các mức chi trả phí hỗ trợ sinh hoạt cho giáo viên mầm non như sau, tỉnh

45%, huyện 15%, xã 15%. Tuy nhiên, từ quyết định đến hiện thực hóa hơn một năm nay vẫn chưa thể thực hiện.
3
Bà Hồ Thị Hồng Vân.
Là giáo viên THPT, tôi thấy mình vất vả trong việc giảng dạy nhưng khi so sánh với các cô giáo mầm non thì
không thấm gì. (Lê Thế Hiển)
> Ủng hộ và cảm thông với người làm công tác giáo dục
Người gửi: Lê Thế Hiển
Với quy định mới, giáo viên mầm non phải làm một ngày 8 tiếng trên lớp - có nghĩa là phải làm cả ngày. Vậy thì
thời gian đâu để cho cô giáo chuẩn bị bài, soạn giáo án. Để dạy tốt thì một tiết trên lớp phải cần một tiết ở nhà
chuẩn bị đồ dùng và soạn giáo án. Nếu như vậy, giáo viên mầm non làm một ngày phải 16 tiếng - thật khủng
khiếp.
Tất nhiên, không ai có sức đâu làm như vậy trong lúc đồng lương thì "còm cõi". Vậy, các giáo viên này phải làm
sao? Thứ nhất, chúng ta thấy từ khi quy định này ra đời, số lượng giáo viên mầm non bỏ dạy tăng lên rất cao,
nhất là ở các thành phố lớn. Thứ hai, họ phải lơ là chuyện dạy trẻ trên lớp và soạn bài, làm đồ dùng qua loa chỉ
để đối phó...
Qua thực trạng đó, chúng ta thấy, việc quy định ngày làm 8 tiếng của giáo viên mầm non là bất hợp lý. Nếu
không bỏ được quy định này, nhà nước cần phải trả lương cho giáo viên mầm non theo chế độ ngày làm 16
tiếng, hoặc các giáo viên này không phải làm đồ dùng, soạn giáo án.
Ý kiến của bạn?
Có những gia đình mỗi bữa ăn của con ngoài cơm, cháo, băng, đĩa, bố mẹ ông bà còn phải nhảy múa, đôi khi
làm ngựa.. và đôi khi cũng phải có cả cái roi, cái phất trần bên cạnh để gây áp lực. (Chị Nguyệt)
> Cô giáo dọa cho trẻ 3 tuổi vào máy giặt
Người gửi: Cẩm Tú
Khi đọc bài viết, tôi cũng bức xúc nhưng không hề ngạc nhiên, bởi từ lúc các con tôi đi học mẫu giáo cho đến
tiểu học, tôi từng được chứng kiến những hình ảnh tương tự như thế này đối với con tôi và cháu khác ở các
mức độ khác nhau.
Ai cũng biết ở lứa tuổi còn nhỏ các cháu rất hiếu động, chưa có ý thức... khiến các cô rất vất vả. Tuy nhiên để
đạt được mục đích đòi hỏi các cháu lúc nào cũng nghe lời “tăm tắp” thì quả là khó. Chăm lo cho các cháu ở độ
tuổi này đòi hỏi rất cao ở các cô lòng yêu nghề, yêu trẻ, tình thương, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp...
Câu chuyện dọa cho vào máy giặt, hay nhốt vào hầm tối, hay không nín thì cho vào tủ... hoặc na ná như thế, tôi

đoán chắc còn xảy ra ở nhiều trường. Có cháu chỉ vì câu dọa của cô mà ông bố, bà mẹ khổ sở vì phải nịnh con
đi học.
Như hồi con tôi học lớp 2, vì cháu mất trật tự trong giờ học, cô chủ nhiệm tát vào má, chẳng may cháu phản xạ
nghiêng đầu thế là cô tát phải mắt cháu. Do tát hơi mạnh tay, nên mất một lúc cháu mới mở mắt ra được, nước
mắt cứ chảy ra giàn giụa. Tôi biết cô giáo cháu cũng rất lo lắng nên đã ngồi xoa mắt cho cháu và xin lỗi cháu.
Một vài cháu trong lớp cũng bị “cô trông trưa” (do học bán trú) dùng thước vụt tím chân vì không chịu ngủ.
Là cha mẹ học sinh tôi cũng thông cảm nỗi vất vả của các cô lắm. Tuy nhiên các cô cũng đã được đào tạo về sư
phạm, về tâm lý giáo dục. Tôi biết rất nhiều giáo viên không cần phải doạ nạt hoặc thái quá vấn đề gì đó mà học
sinh vẫn vào nề nếp. Thiết nghĩ đây cũng là “vấn đề” của ngành giáo dục nói chung.
Người gửi: Chi Nguyet
Với suy nghĩ chia sẻ về chuyện gửi con, sau khi đọc bài cô giáo dọa cho trẻ con vào máy giặt, thực sự tôi thấy
cảm thông với các cô chăm sóc các cháu, dỗ cho các cháu ăn, ngủ. Đó là những việc làm thường ngày mà ở
nhà ông, bà, cha, mẹ vẫn cố gắng làm.
4
Có những gia đình mỗi bữa ăn của con ngoài cơm, cháo, băng, đĩa, bố mẹ ông bà còn phải nhảy múa, đôi khi
làm ngựa.. và đôi khi cũng phải có cả cái roi, cái phất trần bên cạnh để gây áp lực. Đấy là ở gia đình chúng ta chỉ
có 1-2 trẻ, mỗi người ở nhà chia sẻ trông trẻ chỉ trong vài tiếng. Vậy mà nhiều bố mẹ khi ngồi nói chuyện với
nhau còn tâm sự: "Thực sự là mệt với chúng, có những lúc chỉ muốn trốn vào toilet, đóng cửa ngồi một mình
một lúc cho nó đỡ mệt mỏi".
Tôi cũng có hai con nhỏ, chồng đi làm cả ngày, chỉ ở nhà nghỉ trông con vài tháng mà thấy trở thành một người
hay cáu giận. Những lúc cho con ăn, chuyện yêu cầu chúng ngồi một chỗ thật là khó khăn, hết bật băng, đĩa, nói
chuyện, kể chuyện đến mỏi cả mồm, rồi đưa ra những tình huống: nếu con không ăn thì...
Có những hôm bát cháo hết, có hôm không, có hôm đến thìa cuối cùng thì lại ra hết, những lúc ấy thật là bực
mình vì bao công sức mình bỏ ra, bao thời gian, mà con thì lại mệt nữa, không cho ăn lại thì sợ con đói, cho ăn
lại thì con khóc, trớ... Nhất là sau thời gian ốm xong, các cháu hư vì đã quen được chiều. Khi đó lại phải tìm
cách vừa thuyết phục, vừa đánh lạc hướng trẻ, thậm chí là phải đưa ra hình thức phạt (cũng là một phần của
doạ) để các cháu ăn.
Đứng ở cách nhìn của một người mẹ, tôi thông cảm với các cô, chỉ vì mong và tìm cách cho các cháu được ăn
no (ngược lại với những bài báo gần đây viết về một vài trường ăn bớt khẩu phần ăn của trẻ) mà các cô đã cố
gắng. Có thể xuất phát từ bản năng, có thể từ áp lực công việc nhưng đó là cách làm chưa đúng, dễ dẫn đến

hiểu lầm. Như việc vỗ vào trán để cháu khỏi trớ, cách mà nhiều bà mẹ có kinh nghiệm vẫn áp dụng làm, dễ bị
hiểu lầm thành tát cháu).
Các cô hãy gặp, trao đổi với bố mẹ các cháu sau mỗi buổi đón con đế được cùng chia sẻ, cùng bàn cách nuôi,
dạy các cháu, và tránh được những hiểu lầm.
Ý kiến của bạn?
Hoạt động này nằm trong Kế hoạch đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng giáo
viên mầm non giai đoạn 2006 - 2010 mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành.
Nội dung chính của kế hoạch là bồi dưỡng giáo viên mầm
non về lý luận chính trị, tư tưởng, cập nhật đường lối chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục;
bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chuyên môn; bồi dưỡng kỹ
năng chăm sóc, giáo dục trẻ; bồi dưỡng để đạt trình độ
chuẩn và trên chuẩn.
Căn cứ vào nhu cầu của giáo viên và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, các địa phương được giao
chủ động xây dựng và đề xuất nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non.
Dự kiến mỗi năm học, các giáo viên sẽ được bồi dưỡng trung bình một tháng với các hoạt động: nghe
báo cáo, tự nghiên cứu, thảo luận và viết thu hoạch.
Thời gian tự học của mỗi cá nhân được tính vào thời gian bồi dưỡng nếu mỗi giáo viên được tham dự
các lớp bồi dưỡng tập trung do địa phương chỉ đạo. Giáo viên được quyền lựa chọn các nội dung cần
thiết cho mình để tự bồi dưỡng.
Trong trường hợp giáo viên đi học dài hạn, học để đạt trình độ chuẩn hoặc trên chuẩn thì được miễn
phần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của năm đó.
Giáo viên trường mầm non sẽ được bồi dưỡng
nghiệp vụ mỗi tháng/năm. Ảnh haiphong.gov
5
Mục tiêu của kế hoạch này nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và các kỹ năng để
thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non.
Dũng Tú
THÔNG TƯ
CỦA UỶ BAN BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM TRUNG ƯƠ NG SỐ 3 - CB/UB NGÀY 7

THÁNG 3 NĂM 1980 HƯ Ớ NG DẪ N THI HÀNH QUYẾT Đ Ị NH
SỐ 304-CP NGÀY 29 THÁNG 8 NĂ M 1979 VỀ TỔ CHỨ C BỘ MÁY,
BIÊN CHẾ CỦA NHÀ TRẺ THUỘC KHU VỰC NHÀ NƯ ỚC

Hội đồng Chính phủ đã ban hành quyết định số 304-CP ngày 29 tháng 8 năm 1979 về tổ
chức bộ máy, biên chế của nhà trẻ thuộc khu vực Nhà nước. Để thi hành thống nhất trong cả
nước, Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương ra thông tư hướng dẫn cụ thể như sau:

I. TỔ C HỨ C N HÀ TRẺ T HU Ộ C KHU VỰ C N HÀ NƯ ỚC
Quyết định số 304-CP đã nêu rõ: nhà trẻ là đơn vị sự nghiệp giáo dục và phúc lợi. Nghị
quyết về cải cách giáo dục của Bộ chính trị đã đề ra nhà trẻ nằm trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Để thực hiện tinh thần các văn bản trên, từng bước đưa nhà trẻ thành một tổ chức có tính
chất giáo dục làm tốt nhiệm vụ nuôi dạy trẻ phù hợp với yêu cầu gửi trẻ của nữ công nhân,
viên chức, tổ chức nhà trẻ thuộc khu vực Nhà nước gồm có:
- Nhà trẻ khu vực là nhà trẻ do hệ thống quản lý của ngành bảo vệ bà mẹ và trẻ em các
cấp trực tiếp chỉ đạo và quản lý ở các phường, tiểu khu, khu tập thể, thị trấn, v.v... Nhà trẻ có
nhiệm vụ nhận con công nhân, viên chức thuộc độ tuổi nhà trẻ cư trú tại khu vực đó. Uỷ ban
nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức phát triển mạng lưới nhà trẻ khu vực, nâng cao chất
lượng nuôi dạy trẻ và tạo thuận lợi cho nữ công nhân, viên chức gửi trẻ.
- Nhà trẻ cơ quan, xí nghiệp do cơ quan, xí nghiệp tổ chức và quản lý dưới sự hướng dẫn
nghiệp vụ của ngành bảo vệ bà mẹ và trẻ em , có nhiệm vụ thu nhận con của công nhân, viên
chức thuộc cơ quan, xí nghiệp đó và có thể thu nhận con của công nhân, viên chức công tác tại
các cơ quan, xí nghiệp khác (ở gần nhà trẻ đó) theo sự thoả thuận của đơn vị chủ quản. Những
nơi có nhà trẻ khu vực mà cơ quan, xí nghiệp có số trẻ ít, thì nên thu xếp cho nữ công nhân,
viên chức gửi con vào nhà trẻ khu vực; trường hợp thật cần thiết mới tổ chức nhà trẻ, nhưng ít
nhất cũng là một nhóm (25 trẻ) trở lên. Ở các khu vực đó nếu có nhóm trẻ cơ quan quá ít cháu
thì nên thu xếp đưa trẻ vào nhà trẻ khu vực (nếu còn khả năng thu nhận) hoặc ghép vào các nhà
trẻ cơ quan, xí nghiệp khác, hoặc giao cho cơ quan quản lý của ngành bảo vệ bà mẹ và trẻ em
tiếp thu toàn bộ cơ sở nhà trẻ đó để tổ chức lại cho phù hợp với yêu cầu nuôi dạy.
Đối với các nhà trẻ có từ 50 trẻ trở lên, hàng năm (hoặc 6 tháng một lần đối với nhà trẻ

cơ quan, xí nghiệp mà số trẻ hay biến động) cơ quan bảo vệ bà mẹ và trẻ em cần xác định rõ
quy mô nhà trẻ để có cơ sở thu nhận trẻ và ổn định biên chế nhà trẻ bảo đảm được việc nuôi
dạy trẻ tốt.

6
II. NHI ỆM VỤ C ÔN G TÁ C N HÀ T RẺ
Để thực hiện được tốt nhiệm vụ công tác nhà trẻ nêu ở điều 3 quyết định số 304-CP, các
nhà trẻ cần phải thực hiện được một số công việc cụ thể như sau:
- Các nhà trẻ có từ 25 trẻ trở lên phải tổ chức nấu ăn cho trẻ từ 3 chế độ (bột, cháo, cơm)
đến 4 chế độ (sữa, bột, cháo, cơm), bảo đảm cho trẻ ăn ở nhà trẻ (2 bữa chính, 1 bữa phụ).
Các nhóm trẻ nhỏ cần xen ghép vào bếp ăn với nhà trẻ gần nhất hoặc tổ chức bếp ăn
chung để đảm bảo việc ăn của trẻ ở các nhóm trẻ nhỏ gần nhau.
- Các nhà trẻ phải chăm sóc vệ sinh cho trẻ, chăm sóc trẻ mệt, phát hiện bệnh để chuyển
cho cơ quan y tế điều trị.
- Các nhà trẻ đều phải dạy trẻ: các nhà trẻ từ 50 trẻ trở lên phải dạy trẻ theo chương trình
của Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương đã hướng dẫn, các nhà trẻ dưới 50 trẻ nếu chưa
có điều kiện dạy cho toàn thể trẻ thì trước hết phải dạy cho trẻ từ 24 tháng đến 36 tháng.
- Các nhà trẻ phải có nội quy, có chương trình hoạt động cụ thể và phải thực hiện đầy đủ
các quy chế nuôi dạy trẻ của Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương.
- Các nhà trẻ phải quản lý theo dõi chặt chẽ từng trẻ về các mặt (thể lực, trí thông minh,
tình cảm, v.v...) Tạo mọi thuận lợi cho trẻ phát triển tốt và có phiếu nhận xét kèm theo khi
chuyển trẻ lên mẫu giáo.

II I. BI ÊN CH Ế N HÀ TR Ẻ
Điều 4 của quyết định số 304 - CP quy định số lượng biên chế của nhà trẻ có phân biệt
giữa nhà trẻ dưới 50 trẻ và nhà trẻ từ 50 trẻ trở lên, giữa nhà trẻ khu vực và nhà trẻ cơ quan, xí
nghiệp.
Nhà trẻ dưới 50 trẻ là đơn vị chưa hoàn chỉnh nên số lượng biên chế có hạn, do đó việc
chuyên môn hoá cán bộ, nhân viên nhà trẻ chưa thực hiện được đầy đủ nên cô nuôi dạy trẻ
ngoài nhiệm vụ chính của mình phải kiêm nhiệm thêm một số công việc. Nhà trẻ từ 50 trẻ trở

lên phải chuyên môn hoá cán bộ, nhân viên nhà trẻ chưa thực hiện được đầy đủ nên cô nuôi
dạy trẻ ngoài nhiệm vụ chính của mình phải kiêm nhiệm thêm một số công viện. Nhà trẻ từ 50
trẻ trở lên phải chuyên môn hoá cán bộ, nhân viên ( như nuôi dạy trẻ, nấu ăn, v.v... Tạo điều
kiện cho cán bộ, nhân viên đi sâu vào nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nuôi dạy.
Nhà trẻ khu vực là một tổ chức hoàn chỉnh quản lý toàn diện về các mặt nghiệp vụ, lao
động, vật tư, tài chính, v.v... Nhà trẻ cơ quan, xí nghiệp là một đơn vị của cơ quan, xí nghiệp
nên một số công tác như tài vụ, vật tư, lao động, v.v... Do các bộ môn của cơ quan, xí nghiệp....
Do những đặc điểm trên nên số lượng biên chế có phân biệt giữa các loại nhà trẻ nói trên.
Ngoài ra căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất và trình độ quản lý hiện nay như trong thông tư số
12 - UBTT ngày 19 tháng 5 năm 1975 của Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương quy định
tổ chức nhà trẻ khu vực ở các thành phố, thị xã, thị trấn, quy mô nhà trẻ nói chung nên từ 50 trẻ
và không nên quá 150 trẻ. Trong thời gian qua đặc biệt ở một số thành phố, thị xã có tổ chức
một số nhà trẻ trên 200 trẻ phần lớn do Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em thành phố trực thuộc
trung ương hoặc tỉnh trực tiếp quản lý thì vẫn theo quy định nêu trong quyết định số 304 - CP.
7
Số trẻ của các nhà trẻ hàng tháng có biến động, do đó căn cứ vào quy định sau đây để
xác định số trẻ ở nhà trẻ:
Nhà trẻ khu vực căn cứ vào quy mô nhà trẻ, trường hợp số cháu thu nhận nhiều hơn quy
mô nhà trẻ được xây dựng thì căn cứ vào số cháu đăng ký nhưng nhiều nhất không quá 50% so
với quy mô nhà trẻ. Thí dụ: nhà trẻ quy mô là 100, nếu thu nhận nhiều nhất là 150 cháu. Nhà
trẻ cơ quan, xí nghiệp căn cứ vào số trẻ đăng ký gửi trẻ đã được nhà trẻ thu nhận.
Việc xác định số trẻ của từng nhà trẻ do cơ quan bảo vệ bà mẹ và trẻ em cấp trực tiếp
quản lý quyết định hàng năm hoặc 6 tháng một lần.
Để từng bước ổn định tổ chức nhà trẻ cho phù hợp với cơ sở vật chất đã được xây dựng
và trang bị theo đúng quy cách, các nhà trẻ khu vực nên xác định các loại: 2 nhóm (50 trẻ), 3
nhóm (75 trẻ), 4 nhóm (100 trẻ), 5 nhóm (125 trẻ), 6 nhóm (150 trẻ), 7 nhóm (175 trẻ), 8 nhóm
(200 trẻ), v. V... Mỗi nhóm là 25 trẻ để tiện việc thu nhận trẻ và ổn định biên chế nhà trẻ.

A. N HÀ TRẺ DƯỚI 50 TRẺ.
1. Đối với nhà trẻ khu vực cứ 6 trẻ được bố trí một biên chế (bao gồm cả cán bộ, quản lý,

y tế, nuôi dạy trẻ, nấu ăn, v.v...) Trường hợp số trẻ nhiều quá nửa tiêu chuẩn định mức tức là 4
trẻ cũng được bố trí thêm một biên chế. Thí dụ: nhà trẻ 40 trẻ được bố trí 7 biên chế.
2. Nhà trẻ cơ quan, xí nghiệp được bố trí biên chế như sau:
Dưới 6 trẻ đến 8 trẻ được bố trí 1 biên chế,
Từ 9 trẻ đến 16 trẻ được bố trí 2 biên chế,
Từ 9 trẻ đến 16 trẻ được bố trí 2 biên chế,
Từ 17 trẻ đến 23 trẻ được bố trí 3 biên chế,
Từ 24 trẻ đến 29 trẻ được bố trí 4 biên chế,
Từ 30 trẻ đến 36 trẻ được bố trí 5 biên chế,
Từ 37 trẻ đến 42 trẻ được bố trí 6 biên chế,
Từ 43 trẻ đến dưới 50 trẻ được bố trí 7 biên chế.
3. Các nhà trẻ dưới 50 trẻ căn cứ vào tình hình cụ thể mà phân công cho các cán bộ, nhân
viên nhà trẻ ngoài nhiệm vụ chính kiêm thêm một số công việc khác.
Thí dụ: cô nuôi dạy trẻ kiêm thêm một việc như thủ quỹ, thủ kho, kế toán nhà ăn, v.v...
4. Trường hợp cô nuôi dạy trẻ nghỉ từ 15 ngày trở lên (nghỉ đẻ, ốm dài hạn hay đi phép
dài ngày, đi học, v.v...) Ở nhà trẻ khu vực thì nhà trẻ có thể thuê công nhật, hợp đồng để thay
thế nhưng nên bố trí làm những công việc như phụ bếp, vệ sinh, giặt dũ; ở nhà trẻ cơ quan, xí
nghiệp nên điều nhân viên cơ quan, xí nghiệp tạm thay, nếu quá khó khăn thì thuê công nhật
hợp đồng như ở nhà trẻ khu vực.
8

B. NHÀ TRẺ TỪ 50 TRẺ TRỞ LÊN.
1. Tiêu chuẩn biên chế của nhà trẻ từ 50 trẻ trở lên bao gồm nhà trẻ khu vực và nhà trẻ cơ
quan, xí nghiệp được quy định thống nhất cho một số chức danh sau đây:
a) Chủ nhiệm nhà trẻ: Nhà trẻ là một tổ chức nuôi và dạy trẻ, do đó chủ nhiệm nhà trẻ là
người phụ trách cao nhất của nhà trẻ, phải có khả năng tổ chức quản lý và nhất thiết phải hiểu
biết về chuyên môn, nghiệp vụ nuôi dạy trẻ. Cần lựa chọn những cô đã qua đào tạo chính quy
về nuôi dạy trẻ hoặc cán bộ y tế, giáo dục có khả năng quản lý nhà trẻ để bổ nhiệm chủ nhiệm
nhà trẻ, các cô chủ nhiệm nhà trẻ nhất thiết phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ nuôi dạy trẻ, và
công tác quản lý nhà trẻ.

B. Phó chủ nhiệm nhà trẻ: Nhà trẻ có từ 100 trẻ trở lên có thêm một phó chủ nhiệm có
trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở lên về nuôi dạy trẻ, giáo dục hoặc y tế.
C) Cô nuôi dạy trẻ: Mỗi người phục vụ bình quân 9 trẻ gửi theo giờ hành chính hoặc ca
kíp và cứ dôi ra 5 trẻ thì được bố trí thêm 1 cô nuôi dạy trẻ. Thí dụ: nhà trẻ 50 trẻ được bố trí 6
cô, nhà trẻ 75 trẻ được bố trí 8 cô, nhà trẻ 100 trẻ được bố trí 11 cô nuôi dạy trẻ phục vụ các
nhóm trẻ.
Tiêu chuẩn phục vụ bình quân 9 trẻ 1 người là tiêu chuẩn chung. Chủ nhiệm nhà trẻ căn
cứ vào tình hình các nhóm trẻ để bố trí biên chế cho phù hợp.
Thí dụ: nhà trẻ 150 trẻ chia làm 6 nhóm có thể bố trí như sau:
- 1 nhóm 20 trẻ từ 2 tháng đến 10 tháng, bố trí 4 cô nuôi dạy trẻ.
- 1 nhóm 25 trẻ từ 11 tháng đến 18 tháng, bố trí 4 cô nuôi dạy trẻ.
- 2 nhóm 19 tháng đến 24 tháng thì nhóm 20 trẻ bố trí 2 cô nuôi dạy trẻ, và nhóm 30 trẻ
bố trí 3 cô nuôi dạy trẻ.
- 2 nhóm 25 tháng đến 36 tháng trong đó nhóm 25 trẻ từ 25 tháng đến 30 tháng bố trí 2
cô nuôi dạy trẻ, và nhóm 30 trẻ từ 31 tháng đến 36 tháng bố trí 2 cô nuôi dạy trẻ.
Như vậy tổng số là 150 trẻ được bố trí 17 cô nuôi dạy trẻ. Đối với trẻ (từ 18 tháng trở
lên) gửi theo hình thức ký túc cả tuần, thì một cô nuôi dạy trẻ phục vụ 4 trẻ, nếu dôi ra từ 2 trẻ
trở lên thì được bố trí thêm 1 cô nuôi dạy trẻ.
D) Nhân viên nấu ăn (bao gồm quản lý, tiếp phẩm, kế toán nhà ăn, v.v. ..).
Tiêu chuẩn biên chế một người phục vụ từ 30 đến 35 trẻ chỉ áp dụng cho những nhà trẻ
có tổ chức cho trẻ ăn ít nhất từ 2 bữa chính trở lên. Những nhà trẻ dưới 100 trẻ 1 người phục
vụ 30 trẻ, những nhà trẻ từ 100 trẻ trở lên 1 người phục vụ 35 trẻ. Việc quy định số lượng nhân
viên nấu ăn cho từng nhà trẻ nên xem xét thêm về điều kiện làm việc để quy định cho phù hợp
và do cấp trực tiếp quản lý nhà trẻ xét duyệt. Nhân viên nấu ăn có trách nhiệm nấu ăn chia
cơm, cháo, bột bảo đảm đúng tiêu chuẩn, dọn bữa ăn cho trẻ và rửa bát sau bữa ăn. Những nơi
chưa cho trẻ ăn hoặc mới cho ăn một bữa chính ở nhà trẻ thì cần phải vận động các bà mẹ đóng
góp để tổ chức nấu ăn cho trẻ. Trong khi chờ đợi có thể vận dụng tạm thời một người phục vụ
50 trẻ nếu nhà trẻ chỉ nấu cho trẻ ăn một bữa chính hoặc một bữa chính và một bữa phụ.
9
Đ) Cán bộ y tế: Nhà trẻ từ 100 trẻ trở lên được bố trí một bác sĩ hoặc y sĩ, nếu chưa có

thì chúng tôi bố trí một y tá trung cấp.
2. Nhân viên hành chính quản trị (bao gồm văn thư, quản trị, kế toán, thủ kho, thủ quỹ,
vệ sinh, trồng cây cảnh, bảo vệ, v.v...):
A. Đối với nhà trẻ khu vực được bố trí theo quy định trong quyết định số 304 - CP của
Hội đồng Chính phủ như sau:
Nhà trẻ từ 50 trẻ đến 75 trẻ bố trí 1 người,
Nhà trẻ từ 75 trẻ đến 100 trẻ bố trí 2 người,
Nhà trẻ từ 100 trẻ đến 150 trẻ bố trí 3 người,
Nhà trẻ từ 150 trẻ đến 200 trẻ bố trí 4 người,
Nhà trẻ từ 200 trẻ em trở lên bố trí 5 người,
Việc phân công các nhân viên hành chính, quản trị cần căn cứ vào tình hình cụ thể của
nhà trẻ và số lượng biên chế đã quy định để bố trí cho phù hợp, nhằm bảo đảm các công việc
cần thiết của nhà trẻ. Vì vậy đối với các nhân viên hành chính, quản trị, một người có thể làm
nhiều việc tuỳ theo khối lượng công việc. Thí dụ: thủ kho, thủ quỹ kiêm mua sắm; kế toán
kiêm văn thư, v.v... Việc phân công kiêm nhiệm là cần thiết nhưng không nên phân công kế
toán kiêm thủ kho, thủ quỹ kiêm mua sắm...
Việc bảo vệ tài sản ở nhà trẻ là một vấn đề quan trọng, tuy vậy khi bố trí số lượng bảo vệ
nên căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trẻ để tiết kiệm được lao động mà vẫn bảo vệ tốt được
nhà trẻ. Thí dụ nhà trẻ nằm trong khu vực của cơ quan Uỷ ban nhân dân huyện đã có bảo vệ,
hoặc ở xem kẽ với nhà ở của nhân viên Nhà trẻ thì có thể không bố trí bảo vệ riêng.
Đối với nhà trẻ khu vực ở thành phố, thị xã, thị trấn có từ 150 trẻ em trở lên, thì ngoài số
nhân viên hành chính quản trị đã được quy định (trong đó có một bảo vệ), được bố trí thêm
một bảo vệ nữa.
B. Đối với nhà trẻ cơ quan, xí nghiệp, số nhân viên hành chính quản trị chủ yếu bố trí
làm công tác vệ sinh, hành chính quản trị còn các mặt tài vụ, bảo vệ, v.v... Do cơ quan, xí
nghiệp đảm nhiệm.
Nhà trẻ thuộc khu vực Nhà nước đang trong quá trình phát triển từ nhỏ đến lớn và từng
bước hoàn chỉnh về tổ chức và quản lý, do đó có những đặc điểm khác nhau nên Uỷ ban bảo vệ
bà mẹ và trẻ em các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chỉ đạo các ban giáo dục, các
phòng bảo vệ bà mẹ và trẻ em quy định cụ thể biên chế cho từng nhà trẻ thuộc phạm vi mình

quản lý. Việc thi hành quyết định số 304 - CP của Hội đồng Chính phủ phải được tiến hành
khẩn trương nhưng thận trọng, tiết kiệm lao động, tăng cường thêm một bước công tác quản lý
nhằm đạt được mục đích nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, thực hiện tốt nghị quyết của Bộ
chính trị về cải cách giáo dục và chỉ thị số 65 - CT/TU ngày 8 tháng 2 năm 1979 của Ban bí thư
trung ương Đảng về công tác nuôi dạy trẻ.
Để tạo điều kiện cho việc thực hiện đầy đủ quyết định trên, các địa phương cần làm một
số việc sau đây:
10
1. Phân cấp quản lý các mặt cho các nhà trẻ khu vực, làm cho các nhà trẻ khu vực trở
thành các đơn vị hoàn chỉnh, trước mắt cần phân cấp ngay và kiện toàn các nhà trẻ khu vực có
từ 100 trẻ trở lên.
2. Căn cứ vào hướng dẫn của Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương trong công văn
số 766-UB/KH ngày 12 tháng 7 năm 1979 để xây dựng chức trách cụ thể của từng cán bộ,
nhân viên trong nhà trẻ và thực hiện đầy đủ các quy chế về nuôi dạy trẻ đã được ban hành.
3. Dựa vào các quy định về biên chế trong quyết định số 304- CP để xây dựng kế hoạch
lao động của nhà trẻ thuộc khu vực Nhà nước hàng năm và dự toán kinh phí chi tiêu cho nhà
trẻ.
Các quy định về biên chế nhà trẻ trong các văn bản trước đây (thông tư số 18 - TT/LB
ngày 18 tháng 10 năm 1961 của liên Bộ Nội vụ - Lao động, thông tư số 12 - TT/UB ngày 19
tháng 5 năm 1975 của Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương về quy định tổ chức nhà trẻ
khu vực ở các thành phố, thị xã, thị trấn, thông tư số 1 - TT/LB ngày 8 tháng 2 năm 1977 của
liên Bộ Tài chính - Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương trái với quyết định số 304 - CP
đều bãi bỏ.
Trong quá trình thi hành thông tư này, nếu có những khó khăn gì, yêu cầu các địa
phương phản ảnh cho Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương biết để giải quyết.

Hướng dẫn thi hành Quyết định số 304-CP ngày 29/8/1979
về tổ chức bộ máy, biên chế của nhà trẻ thuộc khu vực
Nhà nước
THÔNG TƯ

CỦA UỶ BAN BẢO VỆ BÀ MẸ VÀ TRẺ EM TRUNG ƯƠNG SỐ 3 - CB/UB NGÀY 7 THÁNG 3 NĂM
1980 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH
SỐ 304/CP NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 1979 VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY,
BIÊN CHẾ CỦA NHÀ TRẺ THUỘC KHU VỰC NHÀ NƯỚC
Hội đồng Chính phủ đã ban hành quyết định số 304-CP ngày 29 tháng 8 năm 1979 về tổ chức
bộ máy, biên chế của nhà trẻ thuộc khu vực Nhà nước. Để thi hành thống nhất trong cả nước,
Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương ra thông tư hướng dẫn cụ thể như sau:

I. TỔ CHỨC NHÀ TRẺ THUỘC KHU VỰC NHÀ NƯỚC
Quyết định số 304-CP đã nêu rõ: nhà trẻ là đơn vị sự nghiệp giáo dục và phúc lợi. Nghị quyết
về cải cách giáo dục của Bộ chính trị đã đề ra nhà trẻ nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Để thực hiện tinh thần các văn bản trên, từng bước đưa nhà trẻ thành một tổ chức có tính chất
giáo dục làm tốt nhiệm vụ nuôi dạy trẻ phù hợp với yêu cầu gửi trẻ của nữ công nhân, viên
chức, tổ chức nhà trẻ thuộc khu vực Nhà nước gồm có:
- Nhà trẻ khu vực là nhà trẻ do hệ thống quản lý của ngành bảo vệ bà mẹ và trẻ em các cấp trực
tiếp chỉ đạo và quản lý ở các phường, tiểu khu, khu tập thể, thị trấn, v.v... Nhà trẻ có nhiệm vụ
11
nhận con công nhân, viên chức thuộc độ tuổi nhà trẻ cư trú tại khu vực đó. Uỷ ban nhân dân
các cấp có trách nhiệm tổ chức phát triển mạng lưới nhà trẻ khu vực, nâng cao chất lượng nuôi
dạy trẻ và tạo thuận lợi cho nữ công nhân, viên chức gửi trẻ.
- Nhà trẻ cơ quan, xí nghiệp do cơ quan, xí nghiệp tổ chức và quản lý dưới sự hướng dẫn
nghiệp vụ của ngành bảo vệ bà mẹ và trẻ em , có nhiệm vụ thu nhận con của công nhân, viên
chức thuộc cơ quan, xí nghiệp đó và có thể thu nhận con của công nhân, viên chức công tác tại
các cơ quan, xí nghiệp khác (ở gần nhà trẻ đó) theo sự thoả thuận của đơn vị chủ quản. Những
nơi có nhà trẻ khu vực mà cơ quan, xí nghiệp có số trẻ ít, thì nên thu xếp cho nữ công nhân,
viên chức gửi con vào nhà trẻ khu vực; trường hợp thật cần thiết mới tổ chức nhà trẻ, nhưng ít
nhất cũng là một nhóm (25 trẻ) trở lên. Ở các khu vực đó nếu có nhóm trẻ cơ quan quá ít cháu
thì nên thu xếp đưa trẻ vào nhà trẻ khu vực (nếu còn khả năng thu nhận) hoặc ghép vào các nhà
trẻ cơ quan, xí nghiệp khác, hoặc giao cho cơ quan quản lý của ngành bảo vệ bà mẹ và trẻ em
tiếp thu toàn bộ cơ sở nhà trẻ đó để tổ chức lại cho phù hợp với yêu cầu nuôi dạy.

Đối với các nhà trẻ có từ 50 trẻ trở lên, hàng năm (hoặc 6 tháng một lần đối với nhà trẻ cơ
quan, xí nghiệp mà số trẻ hay biến động) cơ quan bảo vệ bà mẹ và trẻ em cần xác định rõ quy
mô nhà trẻ để có cơ sở thu nhận trẻ và ổn định biên chế nhà trẻ bảo đảm được việc nuôi dạy trẻ
tốt.

II. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NHÀ TRẺ
Để thực hiện được tốt nhiệm vụ công tác nhà trẻ nêu ở điều 3 quyết định số 304-CP, các nhà
trẻ cần phải thực hiện được một số công việc cụ thể như sau:
- Các nhà trẻ có từ 25 trẻ trở lên phải tổ chức nấu ăn cho trẻ từ 3 chế độ (bột, cháo, cơm) đến 4
chế độ (sữa, bột, cháo, cơm), bảo đảm cho trẻ ăn ở nhà trẻ (2 bữa chính, 1 bữa phụ).
Các nhóm trẻ nhỏ cần xen ghép vào bếp ăn với nhà trẻ gần nhất hoặc tổ chức bếp ăn chung để
đảm bảo việc ăn của trẻ ở các nhóm trẻ nhỏ gần nhau.
- Các nhà trẻ phải chăm sóc vệ sinh cho trẻ, chăm sóc trẻ mệt, phát hiện bệnh để chuyển cho cơ
quan y tế điều trị.
- Các nhà trẻ đều phải dạy trẻ: các nhà trẻ từ 50 trẻ trở lên phải dạy trẻ theo chương trình của
Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương đã hướng dẫn, các nhà trẻ dưới 50 trẻ nếu chưa có
điều kiện dạy cho toàn thể trẻ thì trước hết phải dạy cho trẻ từ 24 tháng đến 36 tháng.
- Các nhà trẻ phải có nội quy, có chương trình hoạt động cụ thể và phải thực hiện đầy đủ các
quy chế nuôi dạy trẻ của Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương.
- Các nhà trẻ phải quản lý theo dõi chặt chẽ từng trẻ về các mặt (thể lực, trí thông minh, tình
cảm, v.v...) tạo mọi thuận lợi cho trẻ phát triển tốt và có phiếu nhận xét kèm theo khi chuyển
trẻ lên mẫu giáo.

III. BIÊN CHẾ NHÀ TRẺ
12
Điều 4 của quyết định số 304 - CP quy định số lượng biên chế của nhà trẻ có phân biệt giữa
nhà trẻ dưới 50 trẻ và nhà trẻ từ 50 trẻ trở lên, giữa nhà trẻ khu vực và nhà trẻ cơ quan, xí
nghiệp.
Nhà trẻ dưới 50 trẻ là đơn vị chưa hoàn chỉnh nên số lượng biên chế có hạn, do đó việc chuyên
môn hoá cán bộ, nhân viên nhà trẻ chưa thực hiện được đầy đủ nên cô nuôi dạy trẻ ngoài

nhiệm vụ chính của mình phải kiêm nhiệm thêm một số công việc. Nhà trẻ từ 50 trẻ trở lên
phải chuyên môn hoá cán bộ, nhân viên nhà trẻ chưa thực hiện được đầy đủ nên cô nuôi dạy trẻ
ngoài nhiệm vụ chính của mình phải kiêm nhiệm thêm một số công viện. Nhà trẻ từ 50 trẻ trở
lên phải chuyên môn hoá cán bộ, nhân viên ( như nuôi dạy trẻ, nấu ăn, v.v... tạo điều kiện cho
cán bộ, nhân viên đi sâu vào nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nuôi dạy.
Nhà trẻ khu vực là một tổ chức hoàn chỉnh quản lý toàn diện về các mặt nghiệp vụ, lao động,
vật tư, tài chính, v.v... Nhà trẻ cơ quan, xí nghiệp là một đơn vị của cơ quan, xí nghiệp nên một
số công tác như tài vụ, vật tư, lao động, v.v... do các bộ môn của cơ quan, xí nghiệp.... Do
những đặc điểm trên nên số lượng biên chế có phân biệt giữa các loại nhà trẻ nói trên. Ngoài ra
căn cứ vào tình hình cơ sở vật chất và trình độ quản lý hiện nay như trong thông tư số 12 -
UBTT ngày 19 tháng 5 năm 1975 của Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương quy định tổ
chức nhà trẻ khu vực ở các thành phố, thị xã, thị trấn, quy mô nhà trẻ nói chung nên từ 50 trẻ
và không nên quá 150 trẻ. Trong thời gian qua đặc biệt ở một số thành phố, thị xã có tổ chức
một số nhà trẻ trên 200 trẻ phần lớn do Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em thành phố trực thuộc
trung ương hoặc tỉnh trực tiếp quản lý thì vẫn theo quy định nêu trong quyết định số 304 - CP.
Số trẻ của các nhà trẻ hàng tháng có biến động, do đó căn cứ vào quy định sau đây để xác định
số trẻ ở nhà trẻ:
Nhà trẻ khu vực căn cứ vào quy mô nhà trẻ, trường hợp số cháu thu nhận nhiều hơn quy mô
nhà trẻ được xây dựng thì căn cứ vào số cháu đăng ký nhưng nhiều nhất không quá 50% so với
quy mô nhà trẻ. Thí dụ: nhà trẻ quy mô là 100, nếu thu nhận nhiều nhất là 150 cháu. Nhà trẻ cơ
quan, xí nghiệp căn cứ vào số trẻ đăng ký gửi trẻ đã được nhà trẻ thu nhận.
Việc xác định số trẻ của từng nhà trẻ do cơ quan bảo vệ bà mẹ và trẻ em cấp trực tiếp quản lý
quyết định hàng năm hoặc 6 tháng một lần.
Để từng bước ổn định tổ chức nhà trẻ cho phù hợp với cơ sở vật chất đã được xây dựng và
trang bị theo đúng quy cách, các nhà trẻ khu vực nên xác định các loại: 2 nhóm (50 trẻ), 3
nhóm (75 trẻ), 4 nhóm (100 trẻ), 5 nhóm (125 trẻ), 6 nhóm (150 trẻ), 7 nhóm (175 trẻ), 8 nhóm
(200 trẻ), v. v... mỗi nhóm là 25 trẻ để tiện việc thu nhận trẻ và ổn định biên chế nhà trẻ.
A. NHÀ TRẺ DƯỚI 50 TRẺ.
1. Đối với nhà trẻ khu vực cứ 6 trẻ được bố trí một biên chế (bao gồm cả cán bộ, quản lý, y tế,
nuôi dạy trẻ, nấu ăn, v.v...) trường hợp số trẻ nhiều quá nửa tiêu chuẩn định mức tức là 4 trẻ

cũng được bố trí thêm một biên chế. Thí dụ: nhà trẻ 40 trẻ được bố trí 7 biên chế.
2. Nhà trẻ cơ quan, xí nghiệp được bố trí biên chế như sau:
Dưới 6 trẻ đến 8 trẻ được bố trí 1 biên chế,
Từ 9 trẻ đến 16 trẻ được bố trí 2 biên chế,
Từ 9 trẻ đến 16 trẻ được bố trí 2 biên chế,
13
Từ 17 trẻ đến 23 trẻ được bố trí 3 biên chế,
Từ 24 trẻ đến 29 trẻ được bố trí 4 biên chế,
Từ 30 trẻ đến 36 trẻ được bố trí 5 biên chế,
Từ 37 trẻ đến 42 trẻ được bố trí 6 biên chế,
Từ 43 trẻ đến dưới 50 trẻ được bố trí 7 biên chế.
3. Các nhà trẻ dưới 50 trẻ căn cứ vào tình hình cụ thể mà phân công cho các cán bộ, nhân viên
nhà trẻ ngoài nhiệm vụ chính kiêm thêm một số công việc khác.
Thí dụ: cô nuôi dạy trẻ kiêm thêm một việc như thủ quỹ, thủ kho, kế toán nhà ăn, v.v...
4. Trường hợp cô nuôi dạy trẻ nghỉ từ 15 ngày trở lên (nghỉ đẻ, ốm dài hạn hay đi phép dài
ngày, đi học, v.v...) ở nhà trẻ khu vực thì nhà trẻ có thể thuê công nhật, hợp đồng để thay thế
nhưng nên bố trí làm những công việc như phụ bếp, vệ sinh, giặt dũ; ở nhà trẻ cơ quan, xí
nghiệp nên điều nhân viên cơ quan, xí nghiệp tạm thay, nếu quá khó khăn thì thuê công nhật
hợp đồng như ở nhà trẻ khu vực.
B. NHÀ TRẺ TỪ 50 TRẺ TRỞ LÊN.
1. Tiêu chuẩn biên chế của nhà trẻ từ 50 trẻ trở lên bao gồm nhà trẻ khu vực và nhà trẻ cơ
quan, xí nghiệp được quy định thống nhất cho một số chức danh sau đây:
a) Chủ nhiệm nhà trẻ: Nhà trẻ là một tổ chức nuôi và dạy trẻ, do đó chủ nhiệm nhà trẻ là người
phụ trách cao nhất của nhà trẻ, phải có khả năng tổ chức quản lý và nhất thiết phải hiểu biết về
chuyên môn, nghiệp vụ nuôi dạy trẻ. Cần lựa chọn những cô đã qua đào tạo chính quy về nuôi
dạy trẻ hoặc cán bộ y tế, giáo dục có khả năng quản lý nhà trẻ để bổ nhiệm chủ nhiệm nhà trẻ,
các cô chủ nhiệm nhà trẻ nhất thiết phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ nuôi dạy trẻ, và công tác
quản lý nhà trẻ.
b. Phó chủ nhiệm nhà trẻ: Nhà trẻ có từ 100 trẻ trở lên có thêm một phó chủ nhiệm có trình độ
từ trung học chuyên nghiệp trở lên về nuôi dạy trẻ, giáo dục hoặc y tế.

c) Cô nuôi dạy trẻ: Mỗi người phục vụ bình quân 9 trẻ gửi theo giờ hành chính hoặc ca kíp và
cứ dôi ra 5 trẻ thì được bố trí thêm 1 cô nuôi dạy trẻ. Thí dụ: nhà trẻ 50 trẻ được bố trí 6 cô,
nhà trẻ 75 trẻ được bố trí 8 cô, nhà trẻ 100 trẻ được bố trí 11 cô nuôi dạy trẻ phục vụ các nhóm
trẻ.
Tiêu chuẩn phục vụ bình quân 9 trẻ 1 người là tiêu chuẩn chung. Chủ nhiệm nhà trẻ căn cứ vào
tình hình các nhóm trẻ để bố trí biên chế cho phù hợp.
Thí dụ: nhà trẻ 150 trẻ chia làm 6 nhóm có thể bố trí như sau:
- 1 nhóm 20 trẻ từ 2 tháng đến 10 tháng, bố trí 4 cô nuôi dạy trẻ.
- 1 nhóm 25 trẻ từ 11 tháng đến 18 tháng, bố trí 4 cô nuôi dạy trẻ.
- 2 nhóm 19 tháng đến 24 tháng thì nhóm 20 trẻ bố trí 2 cô nuôi dạy trẻ, và nhóm 30 trẻ bố trí 3
cô nuôi dạy trẻ.
14
- 2 nhóm 25 tháng đến 36 tháng trong đó nhóm 25 trẻ từ 25 tháng đến 30 tháng bố trí 2 cô nuôi
dạy trẻ, và nhóm 30 trẻ từ 31 tháng đến 36 tháng bố trí 2 cô nuôi dạy trẻ.
Như vậy tổng số là 150 trẻ được bố trí 17 cô nuôi dạy trẻ. Đối với trẻ (từ 18 tháng trở lên) gửi
theo hình thức ký túc cả tuần, thì một cô nuôi dạy trẻ phục vụ 4 trẻ, nếu dôi ra từ 2 trẻ trở lên
thì được bố trí thêm 1 cô nuôi dạy trẻ.
d) Nhân viên nấu ăn (bao gồm quản lý, tiếp phẩm, kế toán nhà ăn, v.v. ..).
Tiêu chuẩn biên chế một người phục vụ từ 30 đến 35 trẻ chỉ áp dụng cho những nhà trẻ có tổ
chức cho trẻ ăn ít nhất từ 2 bữa chính trở lên. Những nhà trẻ dưới 100 trẻ 1 người phục vụ 30
trẻ, những nhà trẻ từ 100 trẻ trở lên 1 người phục vụ 35 trẻ. Việc quy định số lượng nhân viên
nấu ăn cho từng nhà trẻ nên xem xét thêm về điều kiện làm việc để quy định cho phù hợp và do
cấp trực tiếp quản lý nhà trẻ xét duyệt. Nhân viên nấu ăn có trách nhiệm nấu ăn chia cơm,
cháo, bột bảo đảm đúng tiêu chuẩn, dọn bữa ăn cho trẻ và rửa bát sau bữa ăn. Những nơi chưa
cho trẻ ăn hoặc mới cho ăn một bữa chính ở nhà trẻ thì cần phải vận động các bà mẹ đóng góp
để tổ chức nấu ăn cho trẻ. Trong khi chờ đợi có thể vận dụng tạm thời một người phục vụ 50
trẻ nếu nhà trẻ chỉ nấu cho trẻ ăn một bữa chính hoặc một bữa chính và một bữa phụ.
đ) Cán bộ y tế: Nhà trẻ từ 100 trẻ trở lên được bố trí một bác sĩ hoặc y sĩ, nếu chưa có thì
chúng tôi bố trí một y tá trung cấp.
2. Nhân viên hành chính quản trị (bao gồm văn thư, quản trị, kế toán, thủ kho, thủ quỹ, vệ sinh,

trồng cây cảnh, bảo vệ, v.v...):
a. Đối với nhà trẻ khu vực được bố trí theo quy định trong quyết định số 304 - CP của Hội
đồng Chính phủ như sau:
Nhà trẻ từ 50 trẻ đến 75 trẻ bố trí 1 người,
Nhà trẻ từ 75 trẻ đến 100 trẻ bố trí 2 người,
Nhà trẻ từ 100 trẻ đến 150 trẻ bố trí 3 người,
Nhà trẻ từ 150 trẻ đến 200 trẻ bố trí 4 người,
Nhà trẻ từ 200 trẻ em trở lên bố trí 5 người,
Việc phân công các nhân viên hành chính, quản trị cần căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trẻ
và số lượng biên chế đã quy định để bố trí cho phù hợp, nhằm bảo đảm các công việc cần thiết
của nhà trẻ. Vì vậy đối với các nhân viên hành chính, quản trị, một người có thể làm nhiều việc
tuỳ theo khối lượng công việc. Thí dụ: thủ kho, thủ quỹ kiêm mua sắm; kế toán kiêm văn thư,
v.v... Việc phân công kiêm nhiệm là cần thiết nhưng không nên phân công kế toán kiêm thủ
kho, thủ quỹ kiêm mua sắm...
Việc bảo vệ tài sản ở nhà trẻ là một vấn đề quan trọng, tuy vậy khi bố trí số lượng bảo vệ nên
căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trẻ để tiết kiệm được lao động mà vẫn bảo vệ tốt được nhà
trẻ. Thí dụ nhà trẻ nằm trong khu vực của cơ quan Uỷ ban nhân dân huyện đã có bảo vệ, hoặc
ở xem kẽ với nhà ở của nhân viên Nhà trẻ thì có thể không bố trí bảo vệ riêng.
15
Đối với nhà trẻ khu vực ở thành phố, thị xã, thị trấn có từ 150 trẻ em trở lên, thì ngoài số nhân
viên hành chính quản trị đã được quy định (trong đó có một bảo vệ), được bố trí thêm một bảo
vệ nữa.
b. Đối với nhà trẻ cơ quan, xí nghiệp, số nhân viên hành chính quản trị chủ yếu bố trí làm công
tác vệ sinh, hành chính quản trị còn các mặt tài vụ, bảo vệ, v.v... do cơ quan, xí nghiệp đảm
nhiệm.
Nhà trẻ thuộc khu vực Nhà nước đang trong quá trình phát triển từ nhỏ đến lớn và từng bước
hoàn chỉnh về tổ chức và quản lý, do đó có những đặc điểm khác nhau nên Uỷ ban bảo vệ bà
mẹ và trẻ em các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chỉ đạo các ban giáo dục, các
phòng bảo vệ bà mẹ và trẻ em quy định cụ thể biên chế cho từng nhà trẻ thuộc phạm vi mình
quản lý. Việc thi hành quyết định số 304 - CP của Hội đồng Chính phủ phải được tiến hành

khẩn trương nhưng thận trọng, tiết kiệm lao động, tăng cường thêm một bước công tác quản lý
nhằm đạt được mục đích nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, thực hiện tốt nghị quyết của Bộ
chính trị về cải cách giáo dục và chỉ thị số 65 - CT/TU ngày 8 tháng 2 năm 1979 của Ban bí thư
trung ương Đảng về công tác nuôi dạy trẻ.
Để tạo điều kiện cho việc thực hiện đầy đủ quyết định trên, các địa phương cần làm một số
việc sau đây:
1. Phân cấp quản lý các mặt cho các nhà trẻ khu vực, làm cho các nhà trẻ khu vực trở thành các
đơn vị hoàn chỉnh, trước mắt cần phân cấp ngay và kiện toàn các nhà trẻ khu vực có từ 100 trẻ
trở lên.
2. Căn cứ vào hướng dẫn của Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương trong công văn số
766-UB/KH ngày 12 tháng 7 năm 1979 để xây dựng chức trách cụ thể của từng cán bộ, nhân
viên trong nhà trẻ và thực hiện đầy đủ các quy chế về nuôi dạy trẻ đã được ban hành.
3. Dựa vào các quy định về biên chế trong quyết định số 304- CP để xây dựng kế hoạch lao
động của nhà trẻ thuộc khu vực Nhà nước hàng năm và dự toán kinh phí chi tiêu cho nhà trẻ.
Các quy định về biên chế nhà trẻ trong các văn bản trước đây (thông tư số 18 - TT/LB ngày 18
tháng 10 năm 1961 của liên Bộ Nội vụ - Lao động, thông tư số 12 - TT/UB ngày 19 tháng 5
năm 1975 của Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương về quy định tổ chức nhà trẻ khu vực
ở các thành phố, thị xã, thị trấn, thông tư số 1 - TT/LB ngày 8 tháng 2 năm 1977 của liên Bộ
Tài chính - Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương trái với quyết định số 304 - CP đều bãi
bỏ.
Trong quá trình thi hành thông tư này, nếu có những khó khăn gì, yêu cầu các địa phương phản
ảnh cho Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương biết để giải quyết.

THÔNG TƯ CỦA LIÊN BỘ
GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH - NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG
NGHIỆP THỰC PHẨM
Hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ ở xã phường
16
Thực hiện Chỉ thị số 241-CT ngày 4-9-1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc giải
quyết một số vấn đề cấp bách trong công tác giáo dục và đào tạo; sau khi có ý kiến của các

ban, ngành có liên quan, liên Bộ Giáo dục - Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính -
Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo
viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ ngoài biên chế Nhà nước ở xã, phường như sau:
- Những giáo viên chưa có bằng tốt nghiệp trường sư phạm mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ thì
được hưởng sinh hoạt phí bằng 90% mức sinh hoạt phí của giáo viên có cùng trình độ đào tạo
(ở mức khởi điểm).
- Sinh hoạt phí quy định trên đây là mức thấp nhất giáo viên được hưởng. Những địa phương
có khả năng giải quyết cao hơn mức quy định trên thì do địa phương quyết định.
I- CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MẪU GIÁO VÀ CÔ NUÔI DẠY TRẺ
1. Sinh hoạt phí.
- Những giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ đã qua đào tạo ở các trường sư phạm mẫu giáo
và nuôi dạy trẻ theo chương trình thống nhất của Bộ Giáo dục và của Uỷ ban Bảo vệ Bà mẹ
Trẻ em (trước đây) được hưởng sinh hoạt phí vận dụng theo chế độ tiền lương (bao gồm mức
lương và các khoản phụ cấp, nếu có, như phụ cấp ưu đãi, thâm niên, dạy thêm giờ, khu vực,
v.v...) của giáo viên trong biên chế Nhà nước có cùng trình độ chuyên môn và thâm niên công
tác quy định tại Nghị định số 235-HĐBT ngày 18-9-1985 và Quyết định số 203-HĐBT ngày
28-12-1988 của Hội đồng Bộ trưởng. Mức sinh hoạt phí được tính lại dưới đây:
³ ³ ³
Trình độ đào tạo Tiền sinh hoạt phí (đồng)
Giáo viên có trình độ đại học
Giáo viên có trình độ cao
đẳng
Giáo viên có trình độ trung
học
Giáo viên có trình độ sơ học
29.659
27.818
26.182
24.750
31.705

29.659
27.818
26.182
34.057
31.705
29.659
27.818
36.716
34.057
31.705
29.659
39.886
36.716
34.057
31.705
43.466
39.886
36.716
34.057
2. Lương thực.
a) Giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ được mua 20 kilôgam thóc (hoặc 13 kg gạo)/ tháng
theo giá bán cho cán bộ xã, phường và y tế xã.
b) Các cô giáo được nhận ruộng khoán (hoặc được giao đất, giao rừng) của tập thể. Mức nhận
ruộng tối thiểu bằng mức bình quân một nhân khẩu của hợp tác xã. Các đối tượng ăn theo như
bố, mẹ, con cái của cô giáo được coi như nhân khẩu của hợp tác xã và cũng được nhận ruộng
khoán. Các dịch vụ của hợp tác xã cho ruộng khoán của gia đình cô giáo áp dụng tương tự như
cho gia đình xã viên hợp tác xã.
17
Gia đình giáo viên gặp khó khăn, hợp tác xã có thể trích quỹ trợ cấp thêm, hoặc thiếu lương
thực hàng tháng thì hợp tác xã xét bán thêm trực tiếp cho họ với mức giá như bán cho xã viên

trong hợp tác xã
3. Chế độ bảo hiểm xã hội.
Trước mắt thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 9-LĐTBXH/TT ngày 18-4-1989 của Bộ
Lao động - Thương binh và xã hội.
4. Nguồn kinh phí đài thọ.
Nguồn kinh phí để trả sinh hoạt phí, các phụ cấp, trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi
dạy trẻ lấy từ ngân sách xã, phường và một phần do nhân dân đóng góp. Uỷ ban Nhân dân các
tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của mỗi nơi để
hướng dẫn mức đóng góp của nhân dân cho phù hợp (từ 30% đến 70% kinh phí đài thọ cho
giáo viên) nhằm bảo đảm đủ nguồn để giải quyết các chế độ cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi
dạy trẻ.
Đối với các xã vùng núi cao, hải đảo xa, các xã vùng biên giới, các xã vùng kinh tế mới còn
nhiều khó khăn mà ngân sách xã và sự đóng góp của nhân dân không đủ chi cho sự nghiệp giáo
dục thì tuỳ theo điều kiện cụ thể mà ngân sách huyện, tỉnh, thành phố trợ cấp để bảo đảm các
chế độ, chính sách cho các cô giáo theo quy định tại Thông tư này.

II - ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Uỷ ban Nhân dân xã, phường và Phòng giáo dục huyện, quận, thị xã cần có kế hoạch để duy
trì và phát triển các trường, lớp mẫu giáo và nhà trẻ ở địa phương. Nơi nào cha, mẹ các cháu có
nhu cầu gửi các cháu và xã, phường có cơ sở vật chất, trường lớp bảo đảm để nuôi dạy các
cháu thì Uỷ ban Nhân dân xã, phường phối hợp cùng Phòng giáo dục tuyển chọn các cô giáo
để ra giảng dạy các cháu. Những giáo viên đã qua đào tạo và công tác tốt được ưu tiên tuyển
chọn trước. Căn cứ vào số lượng các cô giáo công tác từ đầu năm học, Uỷ ban Nhân dân xã,
phường làm văn bản về tổ chức cán bộ, về chế độ chính sách cho các cô giáo cũng như dự trù
các chi phí khác nhằm bảo đảm cho hoạt động của trường mẫu giáo và nhà trẻ của xã, phường
mình và lập dự toán kinh phí đưa vào kế hoạch ngân sách hàng năm của xã, phường.
2. Uỷ ban Nhân dân xã, phường có trách nhiệm bảo đảm cơ sở vật chất, trường lớp và bảo đảm
đầy đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách đối với các cô giáo. Các cô giáo chịu trách nhiệm trước
Uỷ ban Nhân dân xã, phường và cha mẹ các cháu về chất lượng nuôi dạy trẻ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.


18
BỘ Y TẾ
BỘ THƯƠNG MẠI
BỘ VĂN HOÁ - THÔNG
TIN
UỶ BAN DÂN SỐ, GIA
ĐÌNH VÀ TRẺ EM

Số: 10/2006/TTLT/BYT-
BTM-BVHTT-UBDSGĐTE

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----- o0o -----
Hà Nội , Ngày 25 tháng 08 năm
2006
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 21/2006/NĐ-CP
ngày 27/02/2006 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng
các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ
Căn cứ Nghị định số 21/2006/NĐ-CP ngày 27/02/2006 của Chính phủ về việc kinh doanh và
sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, Liên tịch: Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Bộ
Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em hướng dẫn thực hiện như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phải tuân thủ các
quy định tại Nghị định số 21/2006/NĐ-CP ngày 27/02/2006 của Chính phủ về kinh doanh và
sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ (sau đây gọi tắt là Nghị định số
21/2006/NĐ-CP), các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại, quảng cáo,

chất lượng hàng hoá, nhãn hàng hoá và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bao gồm
cả Văn phòng đại diện và các cá nhân hoạt động nhân danh doanh nghiệp đó;
b) Hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ;
c) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo;
d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 7 Điều 2; thầy thuốc và nhân viên y tế quy
định tại khoản 8 Điều 2 của Nghị định số 21/2006/NĐ-CP;
đ) Cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nước có liên quan đến việc quản lý các sản
phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ.
BỘ GIÁO
DỤC
(Đã ký)





BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH VÀ XÃ HỘI
(Đã ký)





BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG
NGHIỆP THỰC PHẨM
(Đã ký)






Phạm Minh
Hạc
Trần Đình Hoan Nguyễn Công Tạn
19
II. THÔNG TIN, GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG
1. Nội dung các tài liệu thông tin, giáo dục, truyền thông về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa
mẹ, về nuôi dưỡng trẻ nhỏ phải bảo đảm theo đúng quy định tại Điều 3, Điều 4 của Nghị định
số 21/2006/NĐ-CP; các tài liệu về thông tin, giáo dục, truyền thông về sử dụng các sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ phải bảo đảm theo đúng quy định tại Điều 5 của Nghị định số
21/2006/NĐ-CP.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ được
phép cung cấp cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thầy thuốc và nhân viên y tế làm việc
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó các tài liệu, thông tin khoa học chính thống, trung
thực, chính xác và cách thức sử dụng đúng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ. Trên tài
liệu phải ghi rõ "Chỉ sử dụng cho thầy thuốc và nhân viên y tế".
3. Thầy thuốc và nhân viên y tế có trách nhiệm hướng dẫn việc sử dụng đúng các sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ cho các bà mẹ hoặc thành viên trong gia đình họ theo quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 21/2006/NĐ-CP trong các trường hợp đặc biệt sau:
a) Trẻ có mẹ bị bệnh nặng không thể cho trẻ bú sữa hoặc vắt sữa được.
b) Trẻ có mẹ đang bị chiếu tia xạ hoặc phải dùng thuốc chống chỉ định cho con bú như các
thuốc kháng giáp trạng, thuốc chống ung thư.
c) Trẻ có mẹ bị nhiễm HIV.
d) Trẻ mắc các bệnh chuyển hoá không dung nạp được sữa mẹ.
III. QUẢNG CÁO
Việc quảng cáo các loại sữa dùng cho trẻ từ trên 12 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi phải tuân thủ
các điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 21/2006/NĐ-CP như sau:

1. Nội dung bắt buộc tại phần đầu của quảng cáo: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và
sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ" phải bảo đảm yêu cầu sau:
a) Quảng cáo trên báo hình mà chỉ có hình ảnh không có lời nói thì nội dung "Sữa mẹ là thức
ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ" phải được thể hiện rõ ràng bằng
chữ với thời lượng đủ để người xem có thể đọc được. Nếu quảng cáo dùng cả hình ảnh và lời
nói thì nội dung "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ
nhỏ" phải được thể hiện bằng chữ và được nói rõ ràng, mạch lạc để người xem có thể đọc và
nghe được.
b) Quảng cáo trên báo nói thì phải nói rõ, mạch lạc: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ
và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ" để người nghe có thể nghe được.
c) Quảng cáo trên báo in, báo điện tử, xuất bản phẩm, bảng, biển hoặc trên các phương tiện
quảng cáo khác phải thể hiện rõ nội dung "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khoẻ và sự phát
triển toàn diện của trẻ nhỏ" để người xem có thể đọc được.
2. Các tổ chức, cá nhân đăng ký quảng cáo, các tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng
cáo ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 của Mục này còn phải thực hiện các quy định
20
tại Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-BVHTT-BYT ngày 12/01/2004 của Bộ Văn hoá -
Thông tin và Bộ Y tế hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế và các quy định
khác của pháp luật về quảng cáo.
IV. KINH DOANH CÁC SẢN PHẨM DINH DƯỠNG DÙNG CHO TRẺ NHỎ
1. Các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trước khi đưa ra thị trường đều phải được công
bố tiêu chuẩn sản phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm).
2. Nhãn sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và núm vú giả ngoài việc thực hiện
các quy định tại Điều 8, Điều 9 của Nghị định số 21/2006/NĐ-CP còn phải thực hiện các quy
định khác của pháp luật về ghi nhãn hàng hoá.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU, THẦY THUỐC VÀ NHÂN VIÊN
Y TẾ CỦA CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
1. Người đứng đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thầy thuốc và nhân viên y tế làm việc tại
các cơ sở đó có trách nhiệm thực hiện:
a) Các quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định số 21/2006/NĐ-CP;

b) 10 điều kiện để nuôi con bằng sữa mẹ thành công trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
(theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).
2. Bộ Y tế tổ chức kiểm tra việc thực hiện 10 điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ trong các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh, trên cơ sở đó, xem xét để cấp Giấy chứng nhận công nhận danh hiệu
"Bệnh viện bạn hữu trẻ em". Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, nếu cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh đã được công nhận danh hiệu trên nhưng không thực hiện đúng các điều kiện quy định tại
khoản 1 của mục này thì Bộ Y tế sẽ rút Giấy chứng nhận, đồng thời thông báo với Sở Y tế tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thuộc quyền quản lý của
địa phương.
3. Người đứng đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thầy thuốc và nhân viên y tế được nhận
các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ thông qua các tổ chức từ thiện để nuôi dưỡng trẻ bị
bỏ rơi hoặc trong các trường hợp đặc biệt phải sử dụng các sản phẩm đó theo quy định tại
khoản 3, mục II của Thông tư này. Trong trường hợp, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không
đủ sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ để nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi thì có thể mua các sản
phẩm đó với số lượng đủ theo nhu cầu thực tế.
VI. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Dân số, Gia
đình và Trẻ em và các cơ quan liên quan quản lý việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm
dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn các sản phẩm dinh dưỡng
dùng cho trẻ nhỏ; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh
doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ trong phạm vi cả nước.
2. Sở Y tế chủ trì và phối hợp với Sở Thương mại, Sở Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Dân số,
Gia đình và Trẻ em các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan quản
lý việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; quản lý chất lượng,
21
vệ sinh an toàn các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng
cho trẻ nhỏ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Thông tư liên tịch

số 04/2001/TTLT/YT-TM-VHTT-UBBVCSTEVN ngày 14/03/2001 hướng dẫn thi hành Nghị
định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản
phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ.
2. Đối với sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, bình bú và núm vú giả bao gồm cả sản
phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu, nếu có nhãn cũ đã được in trước thời điểm Thông tư
này có hiệu lực hiện còn tồn đọng mà không vi phạm các quy định của Nghị định số
74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay
thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ và Thông tư liên tịch số
04/2001/TTLT/YT-TM-VHTT-UBBVCSTEVN ngày 14/03/2001 hướng dẫn thi hành Nghị
định số 74/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản
phẩm thay thế sữa mẹ để bảo vệ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ thì cơ sở sản xuất,
kinh doanh có trách nhiệm báo cáo số lượng nhãn tồn đọng với Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh
thực phẩm) để kiểm tra, xác nhận mới được tiếp tục lưu thông nhưng phải bổ sung nhãn phụ
bằng tiếng Việt với những nội dung thông tin mà nhãn hàng hoá cũ còn ghi thiếu so với quy
định tại Điều 8, Điều 9 của Nghị định số 21/2006/NĐ-CP.
3. Đối với sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ có ghi hạn sử dụng từ trước ngày Thông tư
này có hiệu lực và được đóng gói trong các loại bao bì thương phẩm chắc chắn bằng kim loại,
thuỷ tinh, sành sứ và có nhãn hàng hoá cũ được in trực tiếp lên hàng hoá hoặc bao bì thương
phẩm mà không thể thay đổi bằng bao bì có nhãn mới, nếu còn hạn sử dụng thì được phép lưu
thông đến thời điểm hết hạn sử dụng nhưng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải bổ sung nhãn phụ
với những nội dung thông tin mà trên nhãn hàng hoá cũ còn ghi thiếu so với quy định lại Điều
8 của Nghị định số 21/2006/NĐ-CP.
4. Những trường hợp quảng cáo sữa dùng cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi mà được ký hợp đồng
quảng cáo với tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo vào thời điểm trước khi Thông
tư này có hiệu lực và hiện vẫn còn giá trị thực hiện thì tiếp tục được thực hiện đến hết thời hạn
của Hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương phản
ảnh kịp thời về Bộ Y tế, Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban Dân số, Gia đình và
Trẻ em để xem xét và sửa đổi cho phù hợp./.
22

BỘ Y TẾ
BỘ
THƯƠNG
MẠI
BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN
THỨ
TRƯỞNG

(Đã ký)





THỨ
TRƯỞNG

(Đã ký)





THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)






Đỗ Quý Doãn
BỘ GIÁO DỤC
BỘ LAO ĐỘNG

Số: 16/TT-LB

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----- o0o -----
Hà Nội , Ngày 01 tháng 08 năm 1980
THÔNG TƯ
CỦA LIÊN BỘ GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG SỐ 16/TT-LB NGÀY 1 THÁNG 8 NĂM 1980 QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ XẾP LƯƠNG THEO TIÊU CHUẨN ĐÀO TẠO MỚI CHO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG
Tại cuộc hợp ngày 19 tháng 9 năm 1979, Thường vụ Hội đồng Chính phủ đã "đồng ý cho
thực hiện chế độ xếp lương theo trình độ đào tạo (tốt nghiệp) đối với giáo viên các cấp
bất kể họ làm công tác ở cấp học nào (I, II, III)" và "giao cho Bộ Giáo dục và Bộ Lao
động, sớm có văn bản hướng dẫn và kiểm tra thực hiện việc này" (Thông báo số 52 - TB
ngày 19 tháng 9 năm 1979 của Phủ thủ tướng).
Căn cứ nghị quyết nói trên của Thường vụ Hội đồng Chính phủ, liên Bộ Giáo dục - Lao
động quy định chế độ xếp lương theo tiêu chuẩn đào tạo mới đối với giáo viên các cấp
học như sau.

I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA
......................
.......................

II. ĐIỀU KIỆN VÀ CHẾ ĐỘ XẾP LƯƠNG
A. ĐIỀU KIỆN
1. Những giáo viên đã được đào tạo hoặc bồi dưỡng (đào tạo lại) theo tiêu chuẩn đào tạo

mới và đã tốt nghiệp tại các trường, lớp sư phạm tập trung và hàm thụ các cấp (như trung
học sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm), kể cả những giáo viên các bộ môn
được gửi học tại các trường đại học khác để về giảng dạy trong ngành giáo dục (như giáo
viên dạy ngữ văn tốt nghiệp hàm thụ đại học tổng hợp văn, giáo viên dạy kỹ thuật công
nghiệp tốt nghiệp đại học bách khoa...). Những trường, lớp này phải được cấp có thầm
quyền chính thức công nhận theo thủ tục hiện hành. Thí dụ: Những giáo viên cấp I đã tốt
nghiệp tại các trường trung học sư phạm các tỉnh, thành phố, những trường này phải có
quyết định của Bộ Giáo dục công nhận và trường trung học sư phạm theo thông tư số 20 -
TT/LB ngày 29 tháng 7 năm 1969 của liên Bộ Giáo dục - Đại học và trung học chuyên
nghiệp, mới đủ điều kiện thi hành chế độ xếp lương này.
2. Sau khi tốt nghiệp, không kể được phân công giảng dạy ở cấp học nào (I, II, III), ngành
23
BỘ GIÁO DỤC

Số: 49/TT-GD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----- o0o -----
Hà Nội , Ngày 29 tháng 11 năm 1979
THÔNG TƯ
CỦA BỘ GIÁO DỤC SỐ 49/TT-GD NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 1979
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 243/CP, ngày 28/06/1979 "về tổ chức bộ máy,
biên chế của các trường phổ thông".
Tại Điều 6 của quyết định, Hội đồng Chính phủ quy định "Bộ giáo dục, Ban tổ chức của Chính
phủ có trách nhiệm quy định chế độ công tác và chế độ trách nhiệm của giáo viên, cán bộ,
nhân viên trong nhà trường, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy ở các trường".
Nay Bộ giáo dục, với sự thoả thuận của Ban Tổ chức của Chính phủ (tại Công văn số
284/TCCP, ngày 25/10/1979), ban hành thông tư quy định chế độ công tác của giáo viên các

trường phổ thông như sau:

I. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
Trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ của trường phổ thông, quy định chế độ công tác cho giáo
viên là xác định nhiệm vụ, khối lượng công tác của người thầy giáo, cô giáo trong quá trình
giáo dục học sinh, và thời gian quy định cho từng nhiệm vụ, khối lượng công tác đó, nhằm
giúp cho:
- Người giáo viên thấy được nhiệm vụ cụ thể của mình để có kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ
công tác ấy một cách chủ động và sáng tạo, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo học sinh
một cách toàn diện.
- Các cơ quan quản lý giáo dục và trường học có căn cứ để bố trí và sử dụng hợp lý lực lượng
giáo viên, tăng cường công tác quản lý lao động và thực hiện chế độ chính sách đối với cô
giáo, thầy giáo.
- Các cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội, cha mẹ học sinh biết để phối hợp và tạo điều kiện
cho người giáo viên làm tròn trách nhiệm của người cán bộ giáo dục.

II. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN
Người giáo viên có những nhiệm vụ công tác cụ thể sau đây:
1. Công tác giáo dục và giảng dạy, bao gồm các công việc:
24
1.1. Giáo dục tư tưởng, đạo đức, xây dựng tập thể học sinh là nhiệm vụ thường xuyên của mọi
giáo viên.
Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua việc giảng dạy bộ môn, công tác chủ nhiệm lớp, công
tác chặt chẽ với cha mẹ học sinh, với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh, để giúp đỡ học sinh và cùng học sinh tiến hành các sinh hoạt tập
thể và hoạt động xã hội.
1.2. Giảng dạy, giảng lý thuyết, chữa bài tập, hướng dẫn thực hành, kiểm tra đánh giá chất
lượng học sinh.
1.3. Giáo dục lao động cho học sinh và cùng học sinh tham gia lao động sản xuất.
1.4. Soạn bài, chấm bài, làm đồ dùng giảng dạy, chuẩn bị thí nghiệm, tổ chức ngoại khoá, phụ

đạo và bồi dưỡng học sinh.
1.5. Coi thi, chấm thi: thi học kỳ, thi lên lớp, thi tuyển vào lớp đầu cấp, thi hết cấp, thi tốt
nghiệp trường phổ thông.
1.6. Đánh giá xếp loại học sinh: Làm sổ điểm, phê học bạ, đánh giá kết quả học tập của học
sinh ở cuối học kỳ và toàn năm học.
1.7. Sinh hoạt chuyên môn: Họp hội đồng giáo dục, họp tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, dự
giờ, thăm lớp các giáo viên khác, đúc rút kinh nghiệm giáo dục và giảng dạy học sinh.
2. Công tác học tập và bồi dưỡng: để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm (học chính trị, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, bồi dưỡng để đạt trình
độ sư phạm theo tiêu chuẩn, bồi dưỡng sau đại học và trên đại học...) bao gồm các hình thức:
2.1. Tham dự các lớp bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng tại chức trong hè và trong năm học, theo
chương trình và kế hoạch thống nhất của Bộ giáo dục.
2.2. Cá nhân có kế hoạch tự học tập và bồi dưỡng.
3. Công tác tập luyện quân sự: cho những người trong độ tuổi quy định của Nhà nước.
4. Tham gia các công tác xã hội khác:
4.1. Công tác xã hội, công tác đoàn thể ở trong và ngoài nhà trường.
4.2. Tham gia các hoạt động của địa phương theo đúng chức năng của nhà trường.
4.3. Tham gia công tác bổ túc văn hoá.
4.4. Tham gia xây dựng đời sống tập thể của cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

III. THỜI GIAN LAO ĐỘNG TRONG 1 NĂM CỦA GIÁO VIÊN:
25

×