Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố vũng tàu, tỉnh bà rịa vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.93 KB, 28 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Bất kì nhà nước nào cũng thực hiện song hành hai chức năng cai trị và phục vụ.
Cùng với xu thế đổi mới, sự phát triển của xã hội loài người thì chức năng phục vụ
được đặt lên hàng đầu, điều này đánh giá tính tích cực của một nhà nước nhất định.
Cung ứng DVCC nói chung và DVCI nói riêng là một trong những hoạt động thể
hiện chức năng phục vụ của nhà nước. Sự phát triển ngày càng cao của xã hội đòi hỏi
nhà nước phải cung ứng DVCI với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu của người dân, nâng
cao chất lượng cuộc sống, xây dựng hình ảnh địa phương văn minh, hiện đại. Ngược lại
muốn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo bộ mặt, điểm nhấn cho địa phương
thì không thể thiếu nhiệm vụ cung ứng DVCI.
Một nhà nước tốt không phải là nhà nước chăm chăm vào cung ứng DV HCC hay
phát triển kinh tế mà không chăm lo đến việc phục vụ nhu cầu người dân, đảm bảo điều
kiện sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống, không cung ứng những dịch vụ để tạo
cuộc sống an toàn, tiện nghi cho nhân dân.
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về cung ứng DVC, DV HCC tuy nhiên mảng DVCI
cho dù rất quan trọng nhưng vẫn bị bỏ ngỏ;các đề tài nguyên cứu của Học viện, đặc biệt
là đề tài của sinh viên cuối khóa ít tập trung cho lĩnh vực này-DVCI gần như còn khá
mới.
Vì vậy sinh viên chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý nhà nước về dịch vụ công ích
trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”. Vì lý do DVCI bao gồm
nhiều lĩnh vực khác nhau: điện, nước, chiếu sáng, vệ sinh môi trường, cây xanh đô
thị,... Để đảm bảo bài báo cáo đúng theo hướng dẫn của bộ môn Quản lý công và đảm
bảo làm rõ về nội dung nên sinh viên tập trung vào hai mảng DV CSCC và DV VSMT.
Các phần cơ sở lý luận sinh viên phân tích theo khái niệm DVCI, tuy nhiên ở phần đánh
giá, giải pháp và những phần cần thiết có sự tách bạch 2 dịch vụ CSCC và VSMT thÌ
sinh viên tách riêng nhằm đảm bảo sát về nội dung từng loại DV cụ thể.


PHẦN 2: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
I. TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu là cơ quan hành chính Nhà nước trước


đây là cơ quan do HĐND cùng cấp thành lập (theo Luật tổ chức HĐND và UBND
ngày 21.6.2004). Nhưng hiện nay trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
(theo Nghị định của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm không tổ chức
HĐND. Quyết định các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc
phòng , an ninh trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh,
bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung
ương đến cơ sở.
Uỷ ban nhân dân thành phố Vũng Tàu có trụ sở tại quốc lộ 55, thị trấn Phước Bửu,
thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, gồm 12 xã, 1 thị trấn.
II.

TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG ỦY BAN THÀNH PHỐ VŨNG

TÀU
1.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ
1.1.1.

Vị trí: Văn phòng ủy ban thành phố Vũng Tàu là cơ quan chuyên môn

thuộc UBND thành phố Vũng Tàu, có trụ sở, tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng: chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Uỷ ban
nhân dân Thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh.
1.1.2.

Chức năng: Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố Vũng Tàu là cơ quan

chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Vũng Tàu, thực hiện chức năng:
tham mưu tổng hợp cho Uỷ ban nhân dân về hoạt động của Uỷ ban nhân dân; tham
mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công

tác dân tộc, ngoại vụ; tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố về chỉ đạo,
điều hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố; cung cấp thông tin phục vụ quản lý
và hoạt động của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ
sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Uỷ ban nhân dân và thực hiện một số nhiệm vụ,


quyền hạn theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân thành phố và theo quy định của
pháp luật.
1.1.3.

Nhiệm vụ, quyền hạn:

Giúp Uỷ ban nhân dân thành phố triển khai và tổ chức thực hiện Hiến pháp,
pháp luật, văn bản chỉ đạo của cấp trên tại địa phương. Đồng thời phối hợp, theo dõi,
kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các quyết
định, chỉ thị và văn bản chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Tham mưu tổng hợp, xử lý thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo diều hành của
Uỷ ban nhân dân; thống nhất vệc biên tập, phát hành và lưu trữ các văn bản thuộc thẩm
quyền của Uỷ ban nhân dân thành phố
Tổ chức các hoạt động của Uỷ ban nhân dân thành phố trong chỉ đạo, điều hành
chung của bộ mấy hành chính Nhà nước; giúp Chủ tịch UBND thành phố tổ chức về
việc điều hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành
phố;
Tiếp nhận và tham mưu đề xuất Uỷ ban nhân dân thành phố giải quyết hồ sơ,
kiến nghị của các cơ quan, đơn vị; Trực tiếp quản lý Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ
sơ của tổ chức, công dân theo cơ chế một của, một cửa liên thông.
Tham mưu, giúp việc cho Uỷ ban nhân dân thành phố thuwch hiện công tác quản
lý Nhà nước về Dân tộc.
 Giúp việc Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện công tác quản lý Nhà nước về
ngoại vụ.

Giúp Uỷ ban nhân dân thành phố tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ
kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương với Thành phố ủy, Uỷ ban nhân dân
tỉnh.
Tổ chức tốt công tác hành chính quản trị, đảm bảo về kinh phí, phương tiện, điều
kiện làm việc phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công tác của Uỷ ban nhân dân
thành phố.


Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, công tác của Văn phòng Uỷ ban nhân dân
thành phố với Uỷ ban nhân dân thành phố.
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ,
công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, theo
phân công của cơ quan theo phân công của Uỷ ban nhân dân thành phố.
Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật và phân công
của Uỷ ban nhân dân thành phố.
1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của văn phòng ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu được thể hiện
trong sơ đồ sau:
CVP
( phụ trách chung)

Phó CVP
( cải cách hành
chính)

Phó CVP

Bộ phận chuyên
môn nghiệp vụ


Chuyên
viên
( thương
mại, dịch
vụ)

Chuyên
viên
( khiếu
nại- tố
cáo)

Chuyên
viên
( công tác
tổ chức, cải
cách hành
chính)

Phó CVP

Bộ phận kỹ thuật
tác nghiệp

Chuyên
viên
( nônglâm – ngư
nghiệp)


Kế toán

Quản trị
mạng

Phục vụ


Chuyên
viên
(tài chính
thuế; tài
nguyên môi
trường)

Chuyên
viên
( văn hóa,
giáo dục, y
tế, dân tộc,
tôn giáo)

Lái xe

Văn thư

1.3. Nhân sự Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố Vũng Tàu
Văn phòng ủy ban nhân dân thành phố có 23 người( 11 nam, 12 nữ). Trong đó 4

công chức giữ chức vụ lãnh đạo, 8 chuyên viên, 11 nhân viên hợp đồng.

Về trình độ: đội ngủ cán bộ, công chức Văn phòng Uỷ ban có trình độ đại học là 10
người, chiếm tỉ lệ 43,5%, trình độ cao đẳng 1 người chiếm 4,3%, trình độ trung cấp 3
người chiếm 13%, còn lại là 9 người chiếm 39%.
1.4. Mối quan hệ giữa Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố với các phòng,
ban chuyên môn và các cơ quan khác
Đối với Uỷ ban nhân dân thành phố: Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố do
Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định thành lập, là cơ quan chuyên môn trực thuộc và
chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Uỷ ban nhân dân thành phố. Văn phòng Uỷ
ban nhân dân thành phố thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo tình hình hoạt động
của văn phòng theo quy định.
Đối với Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh: Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành
phố có trách nhiệm quan hệ chặt chẽ với Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Văn phòng
các sở, câc ngành của tỉnh để kịp thời nắm bắt thông tin, nhằm giúp Uỷ ban nhân dân
thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh
trên địa bàn thành phố đúng với quy định của Chính phủ, Uỷ ban nhân tỉnh và các cơ
quan quản lý nhà nước cấp trên. Hằng năm Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố báo
cáo kết quả công tác cho Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân thành
phố theo quy định.
Đối với Văn phòng Thành phố ủy: Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố có
mối quan hệ phối hợp với Văn phòng Thành phố Uỷ để thực hiện các nội dung công
việc do Thành phố uỷ giao; chuẩn bị các nội dung báo cáo trình trước các kì họp Ban
chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban thường vụ Thành phố ủy; nắm thông tin để xây


dựng lịch công tác của Chủ tịch, các Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố được
thống nhất, tránh chồng chéo.
Đối với các cơ quan, ban ngành và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn:
Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố có mối quan hệ phối hợp với các cơ quan,
ban ngành và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn để thực hiện tốt các Quyết định, Chỉ thị
và văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố.

Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn cho
các cơ quan, ban ngành và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn nội dung xây dựng Chương
trình công tác tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm phù hợp với Chương trình công tác của
Uỷ ban nhân dân thành phố nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội,
quốc phòng- an ninh trên địa bàn thành phố và để các cơ quan, ban ngành và Uỷ ban
nhân dân các xã, thị trấn chủ động sắp xếp lịch làm việc có hiệu quả, tránh trùng lắp,
chồng chéo;
Định kì hướng dẫn Văn phòng các cơ quan, ban ngành, Văn phòng UBND các xã,
thị trấn về nghiệp vụ hành chính, văn thư đảm bảo sự thống nhất trên toàn thành phố
theo quy định của Chính phủ và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1.5. Một số quy trình, thủ tục làm việc của Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành
phố.
Quy trình quản lý công văn đến: tiếp nhận văn bản đến:
Tiếp nhận
văn bản
đến

Đóng dấu
văn bản
đến

Ghi số,
vào sổ

Chuyển
cho lãnh
đạo văn
phòng

Lãnh đạo xử lý,

xem xét; chuyển
cho chuyên viên
phụ trách

Công văn đến sẽ được bộ phận văn thư tiếp nhận, sau đó tiến hành đóng dấu văn
bản đến, ghi số, vào sổ. Việc này được tiến hành theo quy định thống nhất tại ...... Văn
thư chuyển văn bản cho lãnh đạo văn phòng. Lãnh đạo xem xét văn bản thuộc lĩnh vực
nào,lãnh đạo trực tiếp xử lý hoặc chuyển cho chuyên viên phụ trách.
Ví dụ: xã Bình Châu gửi công văn xin ý kiến chỉ đạo về quy hoạch, phát triển
ngành biển. Lãnh đạo văn phòng xem xét, có ý kiến chỉ đạo chuyên viên phụ trách lĩnh


vực nông-lâm-ngư nghiệp soạn công văn chỉ đạo. Văn bản đến này làm phát sinh văn
bản đi.
Quy trình quản lý công văn đi:
Từ một văn bản đến

Từ văn bản
kiến nghị, chỉ
đạo; từ nhiệm
vụ trên lĩnh
vực cụ thể

CVP xử lý,
chuyển cho
chuyên viên
soạn thảo văn
bản chỉ đạo

Lãnh đạo văn

phòng xem
xét, duyệt nội
dung

Lãnh đạo ủy
ban, người có
thẩm quyền


Phát sinh công
việc, xử lý tiếp

Đơn vị thực
hiện báo cáo
tình hình

Chuyên viên
theo dõi,
kiểm tra việc
thực hiện

Văn thư lấy
số, nhân bản,
đóng dấu,
phát hành,
vào sổ.

Kết thúc quy
trình, báo cáo
kết quả.


II. TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm
Dịch vụ công
Theo nghĩa rộng, dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ mà Chính phủ can


thiệp vào việc cung cấp nhằm mục tiêu hiệu quả và công bằng. Theo đó, dịch vụ công
là tất cả những hoạt động nhằm thực hiện các chức năng vốn có của Chính phủ, bao
gồm từ các hoạt động bah hành chính sách, pháp luật, toà án… cho đến những hoạt
động y tế, giáo dục, giao thông công công.
Theo nghĩa hẹp, dịch vụ công được hiểu là những hàng hoá, dịch vụ phục vụ trực
tiếp nhu cầu của các tổ chức và công dân mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp .

Dịch vụ công cộng
DVCC là từ thường được dùng để chỉ các dịch vụ mà chính phủ cung ứng cho các
công dân của mình, có thể là trực tiếp thông qua khu vực công hay là cấp tài chính cho
khu vực tư nhân cung ứng. Từ này kết hợp với một sự đồng thuận xã hội rằng một số
dịch vụ trong đó phải đến được với tất cả mọi người, bất kể thu nhập bao niêu. Cho dù
DVCC không phải do chính phủ cung ứng hay caapss tài chính đi nữa nhưng vì các lý
do xã hội và chính trị mà chúng vẫn có khuôn khổ pháp lý khác với phần lớn các ngành
kinh tế khác…và chúng có thể gắn với quyền cơ bản của con người (như quyền được
cấp nước).
DVCC là các hoạt động phục vụ các lợi ích chung tối cần thiết của cả cộng đồng,
do Nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài nhà nước thực
hiện nhằm bảo đảm trật tự và công bằng xã hội. DVCC nhằm tỏa mãn các nhu cầu
thiết yếu và quyền cơ bản của người dân trong việc hưởng thụ các của cải vật chất và
tinh thần của xã hội.
Xét trên giác độ kinh tế học, DVCC là các hoạt động cung ứng cho xã hội những

hàng hóa công cộng (public goods), bao gồm hàng hóa công cộng thuần túy và hàng
hóa công cộng không thuần túy.
Từ các cách tiếp cận trên có thể hiểu: DVCC là các hoạt động phục vụ các lợi ích
chung tối cần thiết của cả cộng đồng, do nhà nước trực tiếp đảm nhận hay ủy nhiệm


cho các cơ sở.
Dịch vụ xã hội
Dịch vụ xã hội: liên quan đến những nhu cầu và quyền lợi cơ bản đối với sự phát
triển của con người về thể lực và trí lực như y tế, giáo dục, văn hóa thông tin, khoa
học, thể thao. Ở Việt Nam, các dịch vụ này thường được gọi là hoạt động sự nghiệp.
Dịch vụ công ích
Dịch vụ công ích: là loại dịch vụ gắn với các nhu cầu vật chất cho sinh hoạt và cơ
sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản như điện, nước, gas, giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông, vệ sinh môi trường, thủy lợi…
Cung ứng dịch vụ công ích
Cung ứng DVCI là hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện chức năng phục vụ
của nhà nước. Hoạt động này phải chịu sự quản lý của nhà nước bởi vốn dĩ đây là
chức năng của nhà nước và hướng tới phục vụ cho các lợi ích tối cần thiết của xã hội.
Có thể hình thành quan niệm cung ứng DVCI như sau: cung ứng DVCI là hoạt
động nhằm mang DVCI đến đối tượng thụ hưởng bằng các phương thức tổ chức khác
nhau do nhà nước thực hiện hoặc ủy quyền dưới sự quản lý của nhà nước.
Cung ứng DVCI là việc nhà nước hoặc các tổ chức, doanh nghiệp được nhà nước
ủy quyền thực hiện hoạt động cung ứng các sản phẩm DVCI nhằm đáp ứng nhu cầu
của người dân, phục vụ lợi ích chính đáng của cộng đồng, các nhu cầu cơ bản. Việc
cung ứng DVCI đặt dưới sự quản lý của nhà nước cho dù chủ thể cung ứng là nhà
nước hay khu vực ngoài nhà nước.
Sản phẩm dịch vụ công ích
Được xác định là sản phẩm, dịch vụ khi đồng thời đáp ứng các tiêu chí sau:
- Là sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước,

cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ mà Nhà nước cần bảo đảm vì lợi ích
chung hoặc đảm bảo quốc phòng an ninh;
- Việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ này theo cơ chế thị trường khó có
khả năng bù đắp chi phí;
-Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch, tổ chức đấu thầu


theo giá hoặc phí do nhà nước quy định.
Dịch vụ vệ sinh môi trường
Dịch vụ vệ sinh môi trường là dịch vụ cần thiết cho người dân, đặc biệt với sự
phát triển ngày càng cao của xã hội hiện nay. Dịch vụ bao gồm thu gom rác thải, vệ
sinh đường phố, xử lý, tiêu hủy rác; đem lại môi trường sống an toàn cho người dân,
đáp ứng yêu cầu về mĩ quan đô thị. Rác thải ngày càng trở thành một vấn đề khiến
Chính phủ các nước phải quan tâm giải quyết. Đây là một nguồn phế thải được tạo ra
với tốc độ ngày càng lớn cùng với sự phát triển của đời sống công nghiệp hiện đại và
nhịp độ đo thị hóa. Việc thu gom và xử lý rác thải là một nhiệm vụ quan trọng để bảo
vệ và giữ vệ sinh môi trường.
Dịch vụ chiếu sáng công cộng
Dịch vụ CSCC: đây là lĩnh vực do nhà nước cung cấp, không có khả năng thu hồi
vốn. Nhà nước phải sử dụng vốn ngân sách để đáp ứng loại dịch vụ này. Nhưng trên
nguyên tắc dịch vụ trọn gói nhà nước có thể ký hợp đồng cho các doanh nghiệp khác
nhau để tổ chức cung cấp dịch vụ chiếu sáng trên các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể.
2.1.2. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động cung ứng dịch vụ công ích
hoạt động cung ứng DVCI ngày càng trở nên rất quan trọng cùng với sự phát triển
kinh tế-xã hội nên đã được nhà nước ta quan tâm, có những hướng dẫn, quy định rõ
ràng trong việc cung ứng DV. các văn bản quy định: Nghị định số 130/2013/NĐ-CP
của Chính phủ : Về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; nghị định số
56-CP của chính phủ quyđịnh về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích;

2.1.3. Chủ thể cung ứng và đối tượng cung ứng dịch vụ công ích

Chủ thể cung ứng
Có rất nhiều chủ thể tham gia vào hoạt động cung ứng các dịch vụ cho xã hội,
các chủ thể này rất đa dạng từ cơ quan hành chính nhà nước cho tới các doanh nghiệp
công và tư, các tổ chức xã hội và cá nhân.Tuy nhiên đối với DVCI như dịch vụ chiếu
sáng công cộng, thu gom rác thải và cây xanh đô thị là dịch vụ quan trọng, phục vụ
nhu cầu chung của cả cộng đồng, nhưng trên thực tế các loại dịch vụ này không có


khả năng thu hồi vốn, không mang lại lợi nhuận cao nên tư nhân không muốn hoặc
không có đủ điều kiện để tham gia cung ứng nên hơn ai hết nhà nước là chủ thể có vai
trò và trách nhiệm cung ứng DV này cho người dân.
Hiện nay với chủ trương xã hội hóa, đổi mới hoạt động cung ứng DVCC, DVCI
cũng đã được đổi mới hình thức cung ứng, nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tư nhân tham gia cung ứng. Chủ thể cung ứng ngày càng đa
dạng, không còn nặng tính độc quyền nên chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng
cao.
Đối tượng cung ứng
Cung ứng DVCC nói chung và DVCI nói riêng nhằm phục vụ cho nhu cầu của
người dân nên đối tượng cung ứng là toàn thể nhân dân.
Phương thức cung ứng
Các cơ quan nhà nước trực tiếp cung ứng: theo hình thức này, nhà nước chịu
trách nhiệm trực tiếp cung ứng.
Nhà nước chuyển một phần hoạt động cung ứng cho thị trường dưới các hình
thức như: ủy quyền cho các công ty tư nhân hoặc tổ chức phi chính phủ; liên doanh
cung ứng giữa nhà nước và các đối tác trên cơ sở đóng góp nguồn lực, chia sẽ rủi ro
và cùng phân chia lợi nhuận; chuyển giao trách nhiệm cung ứng cho các tổ chức khác;
tư nhân hóa dịch vụ cung ứng; giao cho tư nhân thực hiện dưới các hình thức đặt
hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu các dự án,...
2.2. Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ công ích - cụ thể là dịch vụ
chiếu sáng công cộng và vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.

2.2.1. Đơn vị cung ứng dịch vụ
Thực hiện chủ trương xã hội hóa, đổi mới hoạt động cung ứng DVCC của nhà
nước, các kế hoạch đổi mới của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, UBND thành phố
Vũng Tàu cũng đã nỗ lực rất nhiều trong đổi mới hoạt động cung ứng DVCI nói
chung và DV CSCC và DV VSMT nói riêng; nâng cao hiệu quả của hoạt động cung
ứng, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Hiện nay DV CSCC và DV VSMT trên địa bàn thành phố Vũng Tàu do công ty


Cổ phần Dịch vụ Đô thị và Công cộng Vũng Tàu chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và
cung ứng dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Vũng Tàu và Phòng Kinh tế Hạ tầng.
Công ty CP DV Đô thị và Công cộng Vũng Tàu khi thành lập là công ty nhà
nước.nhưng về sau thì thực hiện cổ phần hóa. Hiện nay công ty thuộc sự quản lý của
UBND thành phố.
Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị và Công cộng Vũng Tàu có trụ sở tại quốc lộ
55, khu phố Phước Hòa, thị trấn Phước Bữu. Công ty được thành lập vào năm 1997,
là công ty nhà nước. Đến năm 2009 thực hiện cổ phần hóa với 31% vốn nhà nước,
còn lại là vốn tư nhân.
2.2.2. Quy trình quản lý việc cung ứng dịch vụ
Từ sau khi thực hiện cổ phần hóa công ty Dịch vụ công ích Vũng Tàu thành công
ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị và Công cộng Vũng Tàu đến đầu năm 2012, việc quản lý
DVCI về DV CSCC và VSMT được giao cho UBND các xã và thị trấn trên địa bàn
thành phố trực tiếp quản lý. Mọi hoạt động giám sát, kiểm tra, nghiệm thu việc cung
ứng DV đều do UBND các xã, thị trấn thực hiện. Các đơn vị này chịu trách nhiệm báo
cáo hoạt động cho UBND thành phố.
Bắt đầu từ cuối năm 2012 đến nay, quy trình quản lý DVCI có sự thay đổi, đó là
UBND thành phố, trực tiếp là phòng Kinh tế và Hạ tầng sẽ quản lý lĩnh vực này. Cụ
thể như sau.
Phòng Kinh tế và Hạ tầng trực tiếp kí hợp đồng với công ty cổ phần Dịch vụ Đô
thị và Công cộng Vũng Tàu. Công ty sẽ thực hiện cung ứng DV theo yêu cầu được

giao. Có nhật kí công việc hàng tháng, báo cáo theo quy định. Bên phòng Kinh tế và
Hạ tầng có sự quản lý bằng cách cử cán bộ chuyên trách theo dõi, giám sát, đôn đốc
việc thực hiện theo đúng yêu cầu, có biên bản nghiệm thu với từng phần việc cụ thể.
Đối với việc sữa chữa hệ thống chiếu sáng và vệ sinh môi trường, cán bộ chuyên
trách cùng với công ty rà soát, thống kê các thiệt bị cần sữa chữa hoặc thay mới
( kiểm tra 2 lần mỗi năm), trình UBND quyết định và phòng Tài chính Kế hoạch cấp
kinh phí sữa chữa.
Về phần kinh phí cho cung ứng DVCI được quy định mức trần cụ thể vào đầu


năm, chủ yếu là ngân sách nhà nước được xác định trong dự toán vào đầu mỗi kì ngân
sách. Một phần ngân sách thành phố được chi cho những hạng mục đáp ứng cho việc
cung ứng DV thật cần thiết.
Việc thanh toán cho hoạt động cung ứng DVCI được thực hiện như sau:
Phòng Kinh tế và Hạ tầng thành phố phối hợp cùng công ty xây dựng Bảng khối
lượng dự toán cho từng hạng mục: hạng mục thu gom, vận chuyển rác thải, hạng
mục chiếu sáng công cộng; trình công văn về việc phê duyệt dự toán cung ứng các
sản phẩm DVCI lên UBND thành phố và phòng Tài chính- Kế hoạch . Sau khi xem
xét dự toán và cân nhắc khả năng tài chính, UBND quyết định phê duyệt dự toán kinh
phí cho việc thực hiện cung ứng DV ( có thể bằng hoặc thấp hơn dự toán, nếu thấp
hơn phòng KT và HT xem xét cắt giảm 1 số hạng mục chưa cần thiết).
Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị và Công cộng trình Bảng xác định giá trị công
việc hoàn thành theo hợp đồng theo từng hạng mục ( xem phụ lục) có xác nhận
nghiệm thu của phòng Kinh tế và Hạ tầng. Phòng Tài chính- Kế hoạch sẽ xem xét dựa
trên Dự toán cung ứng sản phẩm DVCI, nếu phù hợp sẽ quyết định cấp kinh phí chi
trả cho công ty.Bảng xác định giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng này
được căn cứ theo văn bản hướng dẫn thống nhất của Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu.
Kinh phí chi trả cho hoạt động CSCC và VSMT
Thành phố sẽ chi trả cho công ty để duy trì hệ thống chiếu sáng thuộc thị trấn

Phước Bửu, dọc tỉnh lộ 328, 329, tuyến đường ven biển Bình Châu. Hệ thống chiếu
sáng thuộc các xã do xã tự chi trả.
Về về sinh môi trường: thành phố thanh toán các khoản thu gom rác ở thị trấn
Phước Bửu cụ thể là đường quốc lộ 55, đường tỉnh lộ 328,329, đường số 5, đường số
8, 8 nhánh đường xương cá, đường khu tái định cư, đường số 4, khu vực Thành phố
ủy, UBND thành phố, Hội trường UBND thành phố; thành phố chi trả cho khoản vận
chuyển rác từ khu để rác tập trung tại các xã về hố chôn lấp tập trung,... Còn khoản
chi phí từ thu gom rác ở từng hộ gia đình do xã phụ trách, phân công và quản lý.
2.2.3. Thực trạng cung ứng dịch vụ chiếu sáng công cộng


Trong thời gian qua, cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, được sự
quan tâm của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, CSCC trên địa bàn thành phố đã có
những thay đổi, tạo nên diện mạo mới cho toàn thành phố. Có thể nói hệ thống chiếu
sáng của thành phố đã khá hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu của người dân địa
phương đồng thời xây dựng hình ảnh mới văn minh, hiện đại, không chỉ “sáng” mà
còn “đẹp”, đạt yêu cầu về thẩm mỹ.
Hệ thống chiếu sáng từ khi được lắp đạt được giao cho công ty Công ty Cổ phần
Dịch vụ Đô thị và Công cộng Vũng Tàu vận hành, chịu trách nhiệm theo dõi tình
hình chiếu sáng của cả hệ thống chiếu sáng trên toàn thành phố, báo cáo trực tiếp với
phòng Kinh tế và Hạ tầng thành phố.
Hiện tại trên địa bàn thành phố đã trang bị hệ thống chiếu sáng dọc các trục
đường chính của thành phố đó là: quốc lộ 55, tuyến đường 38, 39, Trần Phú,... Đường
bờ biển Lộc An, Hồ Tràm, Hồ Cốc và các trục đường chính ở khắp 12 xã trên toàn
thành phố. Hệ thống chiếu sáng hoạt động dọc các công trình giao thông với tổng
chiều dài hơn 265km trong đó có 160km đường nông thôn ở các xã, 55km tại thị trấn
Phước Bửu và 50km dọc đường bờ biển.
Theo thống kê của phòng Kinh tế và Hạ tầng thành phố, đến nay trên địa bàn
thành phố đã có 4012 điểm sáng chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố, các khu phố
tại thị trấn Phước Bửu, các trục đường chính tại các xã, đường bờ biển phục vụ cho du

lịch và một số đường hẻm, một số tại khu vực đông dân cư. Hệ thống chiếu sáng được
lắp đặt đầu tiên, hoàn thiện nhất là hệ thống dọc quốc lộ 55 đoạn thị trấn Phước Bửu,
trung tâm hành chính thành phố: với hệ thống đèn cao áp thân 2 bóng kiểu dáng đẹp
đáp ứng được yêu cầu chiếu sáng và tính thẩm mỹ, trụ đèn được đặt giữa giải phân
cách rộng 0,5m có hệ thống cây xanh và hoa trang trí rất khang trang. Hai bên vỉa hè
đặt hệ thống đèn chùm 2 bóng vừa phục vụ chiếu sáng vừa trang trí. Có thể nói hệ
thống đèn chiếu sáng trên đã tạo nên diện mạo đẹp cho trung tâm thành phố, cùng với
các DV vệ sinh, cây xanh đã góp phần ghi tên đoạn đường này trong danh sách những
đoạn đường đẹp nhất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Các tuyến đường xương cá ( lấy quốc lộ
55 làm trục chính) đều đã được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng từ năm 2009, đèn


chiếu sáng kéo vào tận các khu dân cư, các khu phố và các con hẻm của thị trấn. Hệ
thống đèn tại các tuyến đường này được trang bị loại đèn thân 1 bóng , được lắp đặt 1
bên đường đảm bảo ánh sáng cần thiết và tiết kiệm. Trong năm 2010 các dự án chiếu
sáng với kinh phí hàng tỷ đồng được triển khai. Đó là các dự án lắp đặt hệ thống chiếu
sáng tại khu tái định cư, lắp mới bóng đèn tại trung tâm các xã, các trục đường chính,
đặc biệt là hệ thống đèn dọc bờ biển với chiều dài hơn 50 km. Trang bị mới 1228
bóng và trụ đèn phục vụ cho việc lắp đặt mới. Các dự án sữa chữa, thay mới cũng
được thực hiện. Theo đó các bóng đèn hỏng hóc được sửa chữa để tiếp tục hoạt động
phục vụ việc đi lại, sinh hoạt của người dân. Hàng loạt các trụ đèn hư hỏng được thay
thế, các loại bóng cũ, tiêu hao nhiều điện năng được thay bằng bóng đèn compact tiết
kiệm điện. Hệ thống đèn trang trí cũng được chú ý đầu tư, các trụ đèn chùm cao được
lắp đặt tai 2 điểm vòng xoay của thành phố tạo nên điểm nhấn đô thị. Đèn trang trí
được lắp đặt trong công viên Bờ Hồ phục vụ chiếu sáng cho hoạt động vui chơi giải
trí, thể dục, thể thao đồng thời mang lại hiệu quả cao về trang trí, thẩm mỹ và mỹ
quan đô thị. Công viên sử dụng hệ thống đèn chùm 4 bóng ánh sáng vàng, trụ đèn
được thiết kế đẹp, lắp đặt dọc các đường trong công viên với khoảng cách 10m giữa
các bóng. Có cả hệ thống đèn chớp, đèn màu phục vụ cho trang trí ở các cổng chínhphụ của công viên, tạo hiệu ứng ánh sáng đẹp. Tổng số đèn trong công viên là 228.
2.2.4. Thực trạng cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường

Vệ sinh môi trường là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm hàng đầu vì nó
ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của người dân và mỹ quan. DV
VSMT mà được quan tâm đầu tư cung ứng sẽ đem lại hiệu quả tích cực, tạo bộ mặt
mới văn minh cho đô thị, sạch đẹp cho nông thôn.
Được sự quan tâm của UBND thành phố Vũng Tàu nên các dự án về VSMT, hoạt
động cung ứng DV này được đầu tư, hoạt động tốt và đem lại hiệu quả cao. Hiện tại
việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải do Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị và
Công cộng Vũng Tàu thực hiện dưới sự quản lý trực tiếp của phòng Kinh tế và Hạ
tầng, UBND thành phố.
Theo báo cáo, mỗi ngày lượng rác thu gom được khoảng 9,5 tấn, chủ yếu là thu


gom từ khu dân cư, chợ thị trấn Phước Bửu và một số hôn ven tỉnh lộ 328. Trong đó:
 Rác đường phố và rác thải khu dân cư: 7 tấn/ 1 ngày
 Rác chợ thị trấn Phước Bửu: 2,5 tấn/ 1 ngày
Ngoài ra công ty nhận hợp đồng thu gom rác tại các chợ Bình Châu, Bưng Riềng
trung bình khoảng 40 tấn/ ngày. Cụ thể:
 Chợ Bưng Riềng: 16 tấn/ tháng
 Chợ Bình Châu: 24 tấn/ tháng
Ngoài ra rác từ khu du lịch ven biển khoảng 17 tấn/ngày. Rác tự quản ở xã Bầu Lâm
(15 tấn/tháng), xã Phước Thuận (30 tấn/tháng), các xã tự tổ chức thu gom và đổ vào
bãi rác. Lượng rác phát sinh còn lại ở khu vực nông thôn người dân tự thu gom xử lý
tại hộ gia đình.
Trước đây thành phố Vũng Tàu có bãi rác lộ thiên hoạt động từ năm 2000 với tổng
diện tích mặt bằng khoảng 6000 m 2, tiếp nhận toàn bộ lượng rác thải thu gom của
công ty Công trình Đô thị. Do thiết kế bãi rác không đáp ứng được việc xử lý rác thải
cả về quy mô và hiệu quả xử lý, gây ô nhiễm môi trường nên đến tháng 3/2012 đã
ngưng hoạt động chuyển qua bãi chôn lấp rác ở xã Bưng Riềng. Bãi chôn lấp này hoạt
động vào tháng 3/2012 với diện tích 4 ha. Phục vụ cho nhu cầu thu gom và xử lý rác
trên toàn địa bàn thành phố với tổng khối lượng ước tính 30 tấn/ ngày. Rác được xử lý

bằng công nghệ chôn lấp rất hợp vệ sinh, bao gồm 8 khoang, mỗi khoang có từ 3-4 hố
chôn lấp, kích thước mỗi hố 25m×39m×3,5m ( góc nghiêng 45°). Khối lượng rác có
thể chôn lấp tại bãi rác Bưng Riềng là 168.000m 3 . Lượng rác thu gom tại các khu vực
của thành phố Vũng Tàu chuyển đến bãi rác như thời điểm hiện nay khoảng 50m 3 mỗi
ngày. Như vậy bãi chôn lấp Bưng Riềng có khả năng sử dụng trong vòng 10 năm.
Hiện tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Đô thị và Công cộng Vũng Tàu được giao
thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: thu gom vận chuyển rác, công tác tua vĩa hè, quét
và gom rác hè đường phố, duy trì vệ sinh dãy phân cách, xúc rác từ bể chứa và đổ
đóng lên xe, thu gom vận chuyển rác sinh hoạt, chôn lấp rác tại bãi rác, vệ sinh thùng
gom rác sinh hoạt ( phụ lục)


Việc quét đường được thực hiện như sau: quét thủ công ở các tuyến quốc lộ 55dài 2550m, diện tích 50.400m2; đường 328- dài 147m, diện tích 21.600m 2 ; đường
329- dài 3.100m, diện tích 58.250m2; đường số 5-dài 2.117m, diện tích 29.072m2;
đường số 8-dài 1100m, diện tích 17.250m2; đường số 4-dài 862m, diện tích 13.792m2;
8 nhánh đường xương cá-dài 2795m, diện tích 11.180m 2; đường khu tái định cư- dài
2.726,5m, diện tích 22.823m2; khu vực Thành phố ủy, UBND thành phố, Hội trường
UBND thành phố- diện tích 15.678m2.
2.3. Đánh giá hoạt động cung ứng dịch vụ
2.3.1. Mặt đạt được
Thành phố Vũng Tàu là thành phố có diện tích lớn nhất tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,
với thế mạnh phát triển du lịch biển và du lịch sinh thái nghĩ dưỡng nên việc cung ứng
DVCI nói chung có tốt hay không sẽ tác động đến việc xây dựng cuộc sống văn minh,
hiện đại, tạo nên hình ảnh đẹp, bộ mặt chỉnh chu cho toàn thành phố. Ngoài ra việc
cung ứng DVCI đáp ứng nhu cầu cần thiết cho người dân địa phương, tạo cuộc sống
tiện nghi, an toàn và văn minh cho người dân. Nhận thức được tầm quan trọng của
DVCI nên UBND thành phố Vũng Tàu rất quan tâm đầu tư, có những chính sách kịp
thời, đúng đắn để hoàn thiện việc cung ứng DV, đảm bảo cung ứng DV một cách tốt
nhất và hiệu quả nhất.
Công tác QLNN đối với DVCI cũng như việc triển khai thực hiện cung ứng DV ở

trung tâm thành phố, thị trấn Phước Bửu và các xã đã có những tiến bộ nhất định theo
hướng làm rõ trách nhiệm QLNN tách bạch với hoạt động cung ứng DV, tránh ôm
đồm bao cấp, từng bước nhân rộng mô hình cung ứng ngoài nhà nước và phát huy
tính tích cực của mô hình này.
Về dịch vụ chiếu sáng công cộng:
Việc cung ứng DV CSCC trên địa bàn thành phố Vũng Tàu trong nững năm gần
đây đạt kết quả đáng ghi nhận. Hệ thống chiếu sáng được lắp đặt, phủ khắp các tuyến
đường chính của thành phố. Đặc biệt ở thị trấn Phước Bửu, các tuyến đường hầu như
đã có đèn chiếu sáng kể cả đường quốc lộ, đường tỉnh lộ và các trục đường xương cá.
Ở các xã đèn chiếu sáng cũng đã được đầu tư lắp đặt, chủ yếu tập trung ở trung tâm


xã, UBND, chợ, khu vui chơi, những điểm dân cư đông đúc,...
Nhìn chung hệ thống đèn được trang bị đều đáp ứng yêu cầu chiếu sáng, đó là
loại đèn cao áp đơn hoặc đôi, cho ánh sáng dễ chịu không bị lóa mắt người nhìn.
Ngoài chức năng “ sáng”, hệ thống đèn cũng rất “ hợp thẩm mỹ”, đáp ứng yêu cầu về
mặt mỹ thuật,cảnh quan.
Chiếu sáng trang trí cũng rất được UBND thành phố quan tâm, cho lắp đặt đặc
biệt vào những ngày lễ tết. Trướcvà sau tết khoảng một tháng, ở trung tâm thành phố
Vũng Tàu rực rỡ với những ánh đèn được trang trí bằng các biểu tượng, hình thù rất
đẹp. Điều này đã tạo được điểm nhấn cho thành phố, đem lại hiệu quả về mặt thẩm
mỹ, phục vụ văn hóa “ nhìn” của người dân đặc biệt cũng góp phần thu hút khách du
lịch cho 1 thành phố với dịch vụ du lịch khá phát triển như Vũng Tàu.
Chiếu sáng không gian công cộng cũng được quan tâm đầu tư. Các điểm công
viên, trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí đã được trang bị hệ thống chiếu
sáng. Việc này tạo nên không gian sinh hoạt công cộng một cách an toàn, hạn chế
được các tệ nạn xã hội, đảm bảo nhu cầu học tập, vui chơi giải trí của người dân.
Đánh giá chung thì hệ thống chiếu sáng ở thành phố Vũng Tàu đã khá hoàn thiện,
cho thấy sự quan tâm đầu tư của cấp quản lý. Bộ mặt thành phố như được khoác lên
mình tấm áo mới, đẹp đẽ hơn. Việc này nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân,

hạn chế được tệ nạn xã hội, phục vụ tốt ánh sáng cho giao thông làm giảm hẳn các vụ
tai nạn; các nhu cầu về vui chơi giải trí, thể dục thể thao của người dân vào ban đêm
được tạo điều kiện. Mỹ quan đô thị được nâng cao, cuộc sống người dân an toàn, như
một “ cú hích” cho phát triển kinh tế - xã hội. Những cụm từ “ đường sáng”, “ đường
mới” được người dân gọi một cách dân giã khi nói về các con đường được lắp hệ
thống chiếu sáng.
Về vệ sinh môi trường
Hoạt động cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường là dịch vụ không thể thiếu cho
một cuộc sống an toàn, văn minh và phát triển. Thành phố Vũng Tàu đã có những dự
án đầu tư tích cực cho việc cung ứng thể hiện qua kết quả mà DV VSMT đạt được
thông qua mức độ hài lòng của người dân.


Việc cung ứng DV VSMT đã giúp người dân hưởng cuộc sống an toàn, văn minh
hơn đồng thời góp phần làm đẹp mỹ quan thúc đẩy cho sự phát triển cả về kinh tế lẫn
xã hội. Một xã hội sẽ không văn minh nếu môi trường sống không trong sạch, người
dân không đủ sức khỏe cũng như tinh thần để làm việc nếu xung quanh dơ bẩn vì rác
rưới. Vì vậy đảm bảo cho công tác vệ sinh, tạo môi trường sống sạch sẽ là nhu cầu
của mỗi người dân và là nhiệm vụ phải phục vụ của nhà nước.
Về công tác cung ứng dịch vụ VSMT ở thành phố Vũng Tàu được thực hiện khá
tốt, đạt những kết quả tích cực và ngày càng được cải thiện. Hiện trên địa bàn thành
phố đã có bãi chôn lấp rác được xử lý bằng công nghệ chôn lấp rất hợp vệ sinh, bao
gồm 8 khoang, mỗi khoang có từ 3-4 hố chôn lấp, khối lượng rác có thể chôn lấp tại
bãi rác Bưng Riềng là 168.000m3, ước tính có thể sử dụng trong hơn 10 năm. Việc xây
dựng được bãi chôn lấp này đã cãi thiện rất nhiều hiệu quả của việc thu gom và xử lý
rác. Trước kia rác được tập trung tại bãi rác lộ thiên, không qua xử lý phân hủy hoặc
xử lý thủ công, thô sơ gây ô nhiễm môi trường. Sự hạn chế về bãi rác kéo theo bắt
buộc phả hạn chế thu gom vì không có chổ chôn lấp. Nên công tác vệ sinh môi
trường chưa được đảm bảo. Sau khi được sự quan tâm đầu tư hố chôn lấp rác tại xã
Bưng Riềng thì vấn đề này được khắc phục về mặt cơ bản.

Tại các xã đều có điểm để rác tập trung, rác sinh hoạt trên địa bàn mỗi xã được
tập trung tại điểm này, sau đó công ty công trình đô thị sẽ tiến hành xúc rác chở về bãi
chôn lấp tại xã Bưng Riềng theo định kì hàng tuần. Việc quy hoạch bãi rác tập trung
tại mỗi xã đem lại hiệu quả cao trong bảo vệ môi trường sống. Người dân tập quen
dần với việc bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác tùy tiện gây ô nhiễm; việc này
cũng giúp cho việc thu gom rác thuận tiện, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí.
Ở các xã, việc thu gom rác ở từng hộ dân được khoán cho cá nhân hoặc đơn vị
nhất định. Việc này giúp nâng cao hiệuquả của dịch vụ, nhà nước không còn đưa cánh
tay dài của mình để ôm đồm tất cả mọi việc. Việc ôm đồm quá nhiều việc không bao
giờ đưa lại hiệu quả cho từng việc cụ thể. Vì vậy mở rộng chủ thể cung ứng dịch vụ
công ích là yêu cầu tất yếu.
Công ty nhận hợp đồng với UBND thành phố trong việc cung ứng dịch vụ trước


đây là công ty 100% vốn nhà nước nhưng nay đã được cổ phần hóa còn 31% vốn nhà
nước. Đây là một bước tiến tích cực trong quá trình quản lý cũng như cung ứng DVCI
nói chung. Việc thay đổi này cũng dẫn theo thay đỗi trong cách làm việc, có những
sáng tạo mới đem lại hiệu quả đáng ghi nhận. Ngoài ra UBND thành phố cũng kí hợp
đồng với một số công ty, cá nhân để cung ứng DV. Không còn sự độc chiếm về cung
ứng nên đòi hỏi chất lượng dịch vụ phải được nâng lên, tính cạnh tranh ngày càng
cao.
2.3.2. Mặt chưa đạt được
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được thì việc cung ứng DVCI trên địa
bàn thành phố Vũng Tàu vẫn còn những hạn chế:
Về dịch vụ chiếu sáng công cộng
Trên địa bàn thành phố hệ thống chiếu sáng ở một số nơi đã xuống cấp do đã
được trang bị từ lâu hoặc lúc trang bị ko lựa chọn những loại đèn tốt. Các cột đèn
không đồng đều nhau về khoảng cách. Hệ thống chủ yếu đầu tư ở thị trấn, các trục
đường chính, vùng nông thôn vẫn còn nhiều vùng chưa có chiếu sáng. Theo quan sát
thực tế nhiều bóng đèn đã hỏng, không sáng được nữa; đặc biệt có những bóng đèn vỡ

phần chụp bên ngoài sẵn sàng rớt xuống bất cứ lúc nào đe dọa cho sự an toàn của
người dân, làm mất mỹ quan.
Ngân sách chi cho DV CSCC còn hạn hẹp, dẫn đến tình trạng không lắp mới
được hệ thống chiếu sáng hoặc chậm sữa chữa khi bị hỏng hóc.
Sự tham gia của người dân còn hạn chế, ngân sách nhà nước chi toàn bộ cho hệ
thống chiếu sáng ở thành phố, chưa huy động sự đóng góp của người dân đặc biệt ở
vùng nông thôn. Người dân còn thiếu ý thức trong việc bảo về tài sản chung, có tình
trạng phá phách làm hư bóng đèn, hư hộp điện, lấy trộm chóa đèn,...
Chưa có biện pháp bảo quản hệ thống chiếu sáng. Sau khi đi thực tế, sinh viên
nhận thấy các hộp điện ( phục vụ cho chiếu sáng) không được khóa lại, không có biện
pháp bảo vệ các bóng đèn, cột đèn,....
Việc quản lý DV CSCC còn chưa sát sao, có sự qua loa trong công tác theo dõi,
kiểm tra, nghiệm thu hạng mục cung ứng dẫn đến tình trạng thành phố phải chi quá


nhiều tiền cho các DV chưa thật sự hiệu quả.
Về dịch vụ vệ sinh môi trường
Thành phố Vũng Tàu với đặc điểm là địa bàn rộng, dân cư phân bố không đều
gây khó khăn cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đặc biệt là rác thải sinh
hoạt. Ở các xã việc thu gom rác ở từng hộ gia đình còn hạn chế vì đa số người dân
cho rằng phải trả khoản tiền rác hàng tháng là “ phí” so với việc cứ vứt bừa đâu đó.
Đặc biệt khu vực ven biển Bình Châu, người dân vứt rác vô tội và suống biển gây ô
nhiễm môi trường
Thành phố có 3 khu du lịch tập trung: Hồ Tràm-Bến Cát-Lộc An, Hồ Cốc-Bưng
Riềng và Suối nước nóng Bình Châu với 128 dự án du lịch, trong đó có 28 dự án đã đi
vào hoạt động. Hàng năm phục vụ 850.000 lượt khách du lịch, thường tập trung rất
đông vào dịp lễ tết vì vậy việc xả rác thải, nước thải sinh hoạt ồ ạt, gây khó khăn cho
việc thu gom, xử lý.
Người dân chưa có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung, tùy tiện xả rác, vứt
rác ra đường, không đóng góp phí cho dịch vụ thu gom rác của công ty công trình đô

thị.
Một thành phố còn đậm tính “ nông thôn” như Vũng Tàu thì vấn đề vệ sinh môi
trường còn rất khó để bảo đảm. Một phần do cơ quan quản lý còn quan niệm đây chưa
phải là “ trọng tâm” vì một thành phố phát triển kinh tế sẽ được xem là “ giỏi” hơn
thành phố có dịch vụ vệ sinh môi trường tốt. Mặt khác người dân vẫn nặng quan niệm
“ cthành phố của ông nhà nước” nên gần như không có sự tham gia nào để nhà nước
“tự tính, tự lo” trong khi chính người dân là người thụ hưởng.
2.3.3. Nguyên nhân của mặt chưa đạt được về cung ứng dịch vụ công ích
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Nười dân và cả chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ đối với vai trò
và tầm quan trọng của DVCI nói chung DV CSCC và VSMT nói riêng. Người dân
cho rằng với cuộc sống chưa được cải thiện như hiện nay thì việc mỗi năm chi tiền tỷ
cho các dịch vụ trên là lãng phí và tiền đó đem “ chia đều cho dân còn hơn”.
- Ngân sách nhà nước đầu tư cho DVCI còn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư.


Hằng năm ngân sách chi cho DVCI chủ yếu để duy trì hoạt động, sữa chữa bảo
dưỡng, còn lắp đạt hay thay mới rất hạn chế, chủ yếu tập trung ở thị trấn mặc dù nhu
cầu lắp mới rất nhiều.
- Ý thức của người dân trong việc bảo quản tài sản chung này chưa cao. Cho dù
người dân là người trực tiếp thụ hưởng nhưng họ xem các loại tài sản phục vụ cho
DVCI này là của nhà nước, “ của chùa” nên nhiều khi vui tay thì đập vỡ hoặc lấy cắp.
- Các điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, đặc điểm phân bố dân cư làm cho việc
cung ứng các DV cũng gặp nhiều khó khăn. Các điều kiện về tự nhiên, thiên nhiên
cũng không ngoại lệ, như gió bão, nắng nóng,..cũng gây hư hại cho hệ thống cơ sỏ vật
chất.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Do chưa có quy hoạch tổng thể, dài hạn cho việc đầu tư các điều kiện cần thiết
cho việc cung ứng DVCI. Việc đầu tư các trang thiết bị cho cung ứng dịch vụ còn
mang tính “ thời vụ”. Có nghĩa là khi nào cần thì mua hoặc khi nào có kinh phí thì

mua. Hệ thống chiếu sáng và các hố chôn lấp rác cũng đang nhọc nhằn trong thiết kế,
quy hoạch cụ thể về địa điểm, qua mô cũng như nguồn kinh phí. Hoặc tệ hơn ở một số
dự án được quy hoạch thì không thực hiện đúng theo quy hoạch định sẳn.
- Cơ chế quản lý hoạt động cung ứng DVCI còn những hạn chế chưa thể khắc
phục. Việc đưa ra một cơ chế hợp lý nhất cần có sự nghiên cứu, thực tế và áp dụng
phù hợp ở từng địa phương cụ thể nên không thể tùy tiện trong việc áp dụng cơ chế
quản lý.
- Nhà nước chưa nhân thức rõ vai trò của mình trong việc quản lý, điều hành và
cung ứng DVCI này. Còn xem nhẹ vai trò của mình trong việc đảm bảo việc cung ứng
các DV. Còn có những tư tưởng xem DVCI là “ không quan trọng”.
- Tiến hành xã hội hóa hoạt động cung ứng DVCI chưa thật hiệu quả. Chủ thể
cung ứng vẫn còn nặng tính độc quyền, thiếu sự cạnh tranh nên chất lượng sản phẩm
chưa cao trong khi nhà nước phải chi trả khoản tiền khá lớn cho các hợp đồng cung
ứng.
- Chưa có biện pháp chủ động bảo quản hệ thống cơ sở vật chất như hệ thống đèn


chiếu sáng, các thiết bị phục vụ việc cung ứng DV, hố chôn lấp, đường dẫn vào hố
chôn lấp rác,..
2.4. Giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý và cung ứng dịch vụ
công ích trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.
2.4.1. Các giải pháp
Một là: đổi mới cơ chế quản lý
Cơ chế quản lý là yếu tố quyết định đến việc cung ứng DV có chất lượng hay
không và nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Việc đầu tiên phải hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý làm cơ sở pháp lý thống
nhất cho việc điều hành, giám sát của nhà nước về việc cung ứng DV. Đó là các văn
bản, côn văn hướng dẫn các đơn vị hướng dẫn việc thực hiện, các văn bản định giá
các hạng mục,…
Việc hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý là yêu cầu tất yếu. Chỉ có thể quản lý

tốt khi khung pháp lý hoàn chỉnh, có đủ cơ sở, căn cứ cho việc quản lý được tiến hành
thuận lợi, rõ ràng, nhất quán.
Trao thẩm quyền đồng thời gán trách nhiệm cụ thể cho cơ quan quản lý và cung
ứng DV. Có biện pháp chế tài để đảm bảo việc ngăn ngừa, xử lý tốt các hành vi vi
phạm hoạt động quản lý và cung ứng DV.
Ban hành các tiêu chuẩn về chất lượng DV, tránh việc cung ứng DV một cách
“đại khái” mang tính cơ bản, thiết yếu, chưa chủ động đổi mới để có hệ thống cung
ứng DV tốt nhất đem lại hiệu quả cao nhất dẫn tới trường lợp “ dân la mới làm”; tránh
làm iệc theo kiểu rập khuôn luôn giữ khư khư cách làm “ cổ điển” kém năng động,
không phù hợp với điều kiện xã hội ngày càng phát triển.
Hai là: Đổi mới phương thức cung ứng DV
Xã hội hóa dịch vụ là quá trình mở rộng sự tham gia của các chủ thể xã hội và
tăng cường vai trò của nhà nước đối với DV.
Việc nhà nước bao cấp đã làm phát sinh nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa khoản
kinh phí bao cấp quá lớn với ngân sách nhà nước còn hạn hẹp; mâu thuẫn giữa khối
lượng cung ứng với năng lực của bộ máy nhà nước; mâu thuẫn giữa sự phát triển


nhanh của nền kinh tế với khả năng cung ứng có hạn của nhà nước.
Trước đây, DV CSCC và DV VSMT do nhà nước cung cấp, nhưng nay đã lỗi
thời. nhà nước không đủ sức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các tổ chức và công
dân, do vậy buộc phải xã hội hóa trong lĩnh vực này với các lý do sau:
Thứ nhất: việc chuyển giao hoạt động cung ứng DV cho các cơ sở ngoài nhà
nước sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho người tiêu dùng lựa chọn và
sử dụng những loại dịch vụ tốt nhất.
Thứ hai: xét cho cùng việc tư nhân cung ứng DV sẽ tốt hơn, tốc độ nhanh hơn,
nhân viên làm việc nhiệt tình, chất lượng DV tốt hơn.
Thứ ba: xã hội hóa DV ( CSCC vàVSMT) nhằm để huy động mọi nguồn lực xã
hội đáp ứng nhu cầu cho người dân. Tạo điều kiện cho mọi người tham gia tích cực
vào các hoạt động này, phát huy năng lực của xã hội; khơi dậy tính sáng tạo, huy động

nguồn lực xã hội.
Ba là: thay đổi nhận thức và thu hút sự tham gia của người dân.
Dịch vụ CSCC và VSMT nhằm phục vụ cho đời sống người dân vì vậy mức độ
nhận thức và sự tham gia của người dân là rất quan trọng.
Người dân tham gia vào việc đánh giá chất lượng DV; góp sức người, sức của;
tham gia kiểm tra, kiểm soát chất lượng cung ứng; đề xuất những ý kiến, nguyện vọng
của mình,…sẽ giúp hoàn thiện việc cung ứng góp phần nâng cao hiệu quả DV.
Với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ
hưởng, nên chính quyền địa phương cần phổ biến những quan điểm, chính sách của
Đảng và nhà nước về cung ứng DVCI. Cho người dân hiểu rõ vai trò của mình để
phát huy tinh thần dân chủ, tinh thần cộng đồng góp phần xây dựng và hoàn thiện về
hoạt động cung ứng DV; bảo vệ tài sản chung là hệ thống chiếu sáng, xử lý rác,…
Lựa chọn, xác định nhiệm vụ ưu tiên, triển khai thực hiện có hiệu quả tạo niềm
tin cho nhân dân. Trước hết phải thực hiện những nhiệm vụ mang tính cấp bách nà
nhân dân mong mỏi, được nhân dân ủng hộ có như vậy mới dễ dàng trong huy động
sức người sức của, tập trung được nguồn lực xã hội.
Tạo diện mới cho vùng nông thôn với chương trình “ phố ở thôn”, lắp đặt hệ


thống chiếu sáng ở các khu dân cư, các thôn ấp; thực hiện tốt việc thu gom rác thải ở
từng hộ dân, đưa đến khu tập kết và vận chuyển đến hố rác để xử lý. Có thực hiện tốt
nhiệm vụ này mới tạo được bộ mặt mới văn minh hiện đại, tạo cuộc sống an toàn, tiện
nghi cho người dân từng thôn ấp, từng xã, thị trấn.
Bốn là: Quy hoạch hệ thống CSCC, VSMT và mạng lưới cung ứng dịch vụ
Đối với DV CSCC:
Quy hoạch hệ thống CSCC phải phù hợp với yêu cầu, mục tiêu phát triển đô thị
tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và của UBND thành phố Vũng Tàu, tuân theo quy định tại
nghị định số 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2010 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô
thị.
Phòng Kinh tế và Hạ tầng có nhiệm vụ quản lý quy hoạch hệ thống CSCC, phối

hợp với các phòng, ban, xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan nghiên cứu
lập quy hoạch chiếu sáng đô thị.
Xây dựng hệ thống chiếu sáng khoa học, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả; ưu tiên cho
những nhiệm vụ cấp bách; tổ chức thực hiện một cách đồng bộ thống nhất hệ thống
chiếu sáng đã được quy hoạch.
Việc xây dựng quy hoạch hệ thống đem lại những lợi ích lớn: giúp hỗ trợ
phát triển các hoạt động kinh tế- xã hội của địa phương, ổn định và nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân; giúp sử dụng năng lượng có hiệu quả hơn, tiết kiệm
tối đa nhưng vẫn đảm bảo việc chiếu sáng đầy đủ; giúp hạn chế ảnh hưởng xấu đến
môi trường vì không phải chiếu sáng nhiều là tốt, không có quy hoach dễ dẫn đến việc
“ ô nhiễm”, ánh sáng chói lóa, dùng tùy tiện các đèn có công suất lớn gây ảnh hưởng
đến tâm lý và sức khỏe của người dân. Hệ thống chiếu sáng ngoài việc “ sáng” còn
phải chú trọng đến mĩ quan, và đáp ứng tính mĩ thuật.
Đối với DV vệ sinh môi trường:
Quy hoạch hệ thống VSMT phải phù hợp với yêu cầu, mục tiêu phát triển đô thị
tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và của UBND thành phố Vũng Tàu.
Phòng Kinh tế và Hạ tầng có nhiệm vụ quản lý quy hoạch hệ thống, phối hợp với
các ban ngành liên quan lập quy hoạch đảm bảo cho việc cung ứng DV hiệu quả,


×