Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I – GENERALEXIM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.4 KB, 98 trang )

Luận văn tốt nghiệp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do Hạnh phúc

-------

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
- Khoa Thương Mại và Kinh tế Quốc tế
Tên em là: Văn Thị Nhung
Lớp: Thương Mại 47c
Khoá: 47
Hệ: Chính Quy
Mã Sinh viên: CQ 472450
Trong thời gian thực tập theo quy định của nhà trường, em thực tập tại
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I với chuyên đề là “Phát triển thị
trường xuất khẩu hàng nông sản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng
hợp I – GENERALEXIM”
Em xin cam đoan chuyên đề này hoàn toàn do em tìm hiểu, nghiên cứu
và viết trong quá trình thực tập tại Công ty, không sao chép chuyên đề, luận
văn các khoá trước. Nếu vi phạm, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên

Văn Thị Nhung
Văn Thị Nhung
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp


MỤC LỤC
PHẦN II: NỘI DUNG.......................................................................................3
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.........................3
1.1. Tầm quan trọng của phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản
đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta.............................................3
1.1.1. Một số khái niệm.........................................................................
1.1.2. Đặc điểm của hàng nông sản xuất khẩu ở các doanh nghiệp
nước ta...................................................................................................
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản đối với nền kinh tế quốc
dân.........................................................................................................
1.1.4. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của các doanh
nghiệp Việt Nam....................................................................................
1.1.5. Một số thị trường xuất khẩu chính của hàng nông sản Việt
Nam.......................................................................................................
1.1.6. Lợi thế và hạn chế trong việc phát triển thị trường xuất khẩu
hàng nông sản của các doanh nhiệp Việt Nam....................................11
1.2. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản ở các doanh nghiệp
xuất khẩu của nước ta..............................................................................13
1.2.1. Phát triển thị trường theo chiều rộng.........................................13
1.2.2. Phát triển thị trường theo chiều sâu...........................................15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu hàng
nông sản ở các doanh nghiệp xuất khẩu thời kỳ hội nhập WTO.............17
1.3.1. Môi trường kinh tế thế giới.......................................................17
Văn Thị Nhung
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp

1.3.2. Môi trường vĩ mô......................................................................19
1.3.2.1 Các công cụ của nhà nước...................................................19
1.3.2.2 Ảnh hưởng của nền sản xuất, thương mại trong nước và
quốc tế.............................................................................................22
1.3.2.3 Trình độ phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng, thông
tin liên lạc, cơ sở hạ tầng quốc gia..................................................24
1.3.3. Môi trường vi mô......................................................................24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I....................................28
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I..............28
2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu tổng hợp I....................................................................................28
2.1.1.1 Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng
hợp I.................................................................................................28
2.1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu
tổng hợp I........................................................................................30
2.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty........................39
2.2. Các hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty
Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I.........................................................45
2.2.1. Đặc điểm hàng nông sản xuất khẩu và thị trường xuất khẩu
của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I................................45
2.2.1.1Đặc điểm hàng nông sản xuất khẩu của Công ty
GENERALEXIM I..........................................................................45
2.2.1.2.Đặc điểm về thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty
GENERALEXIM I..........................................................................46
2.2.2. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của công ty GENERALEXIM...51
Văn Thị Nhung
Lớp: Thương Mại 47C



Luận văn tốt nghiệp
2.2.3. Xuất khấu hàng nông sản trong danh mục hàng hóa xuất khẩu
của công ty GENERALEXIM.............................................................53
2.2.4 Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công
ty GENERALEXIM I..........................................................................55
2.3. Đánh giá chung về hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu nông
sản của Công ty Generalexim I trong những năm qua............................68
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động phát triển thị
trường xuất khẩu nông sản..................................................................68
2.3.2 Vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân............................................69
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
TỔNG HỢP I.........................................................................73
3.1. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản......................73
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển thị trường xuất
khẩu nông sản..........................................................................................75
3.2.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu...............75
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn hàng..............................................76
3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của nhân viên phát triển thị
trường xuất khẩu..................................................................................79
3.2.4. Các hoạt động xúc tiến thương mại...........................................80
3.2.5. Củng cố và phát triển mối quan hệ khách hàng.........................81
3.3. Kiến nghị để thực hiện với nhà nước...............................................82
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư
phục vụ xuất khẩu................................................................................82
3.3.2. Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại phục vụ
xuất khẩu.............................................................................................84
Văn Thị Nhung
Lớp: Thương Mại 47C



Luận văn tốt nghiệp
3.3.3.Khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường
xuất khẩu.............................................................................................85
3.3.4. Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành
sản xuất hàng xuất khẩu......................................................................85
3.3.5. Tiến hành cải cách thủ tục hành chính nhanh, mạnh hơn nữa...86
PHẦN III: KẾT LUẬN...................................................................................86

Văn Thị Nhung
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
PHẦN II: NỘI DUNG.......................................................................................3
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM.........................3
1.1. Tầm quan trọng của phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản
đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta.............................................3
1.1.1. Một số khái niệm.........................................................................
1.1.2. Đặc điểm của hàng nông sản xuất khẩu ở các doanh nghiệp
nước ta...................................................................................................
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản đối với nền kinh tế quốc
dân.........................................................................................................
1.1.4. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của các doanh
nghiệp Việt Nam....................................................................................

1.1.5. Một số thị trường xuất khẩu chính của hàng nông sản Việt
Nam.......................................................................................................
1.1.6. Lợi thế và hạn chế trong việc phát triển thị trường xuất khẩu
hàng nông sản của các doanh nhiệp Việt Nam....................................11
1.2. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản ở các doanh nghiệp
xuất khẩu của nước ta..............................................................................13
1.2.1. Phát triển thị trường theo chiều rộng.........................................13
1.2.2. Phát triển thị trường theo chiều sâu...........................................15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường xuất khẩu hàng
nông sản ở các doanh nghiệp xuất khẩu thời kỳ hội nhập WTO.............17
1.3.1. Môi trường kinh tế thế giới.......................................................17
1.3.2. Môi trường vĩ mô......................................................................19
Văn Thị Nhung
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
1.3.3. Môi trường vi mô......................................................................24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU HÀNG NÔNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I....................................28
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I..............28
2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu tổng hợp I....................................................................................28
2.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty........................39
2.2. Các hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty
Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I.........................................................45
2.2.1. Đặc điểm hàng nông sản xuất khẩu và thị trường xuất khẩu
của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I................................45
2.2.2. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu của công ty GENERALEXIM...51

2.2.3. Xuất khấu hàng nông sản trong danh mục hàng hóa xuất khẩu
của công ty GENERALEXIM.............................................................53
2.2.4 Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của công
ty GENERALEXIM I..........................................................................55
2.3. Đánh giá chung về hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu nông
sản của Công ty Generalexim I trong những năm qua............................68
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động phát triển thị
trường xuất khẩu nông sản..................................................................68
2.3.2 Vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân............................................69
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
TỔNG HỢP I.........................................................................73
3.1. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu nông sản......................73
Văn Thị Nhung
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phát triển thị trường xuất
khẩu nông sản..........................................................................................75
3.2.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu...............75
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn hàng..............................................76
3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của nhân viên phát triển thị
trường xuất khẩu..................................................................................79
3.2.4. Các hoạt động xúc tiến thương mại...........................................80
3.2.5. Củng cố và phát triển mối quan hệ khách hàng.........................81
3.3. Kiến nghị để thực hiện với nhà nước...............................................82
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư
phục vụ xuất khẩu................................................................................82
3.3.2. Nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại phục vụ

xuất khẩu.............................................................................................84
3.3.3.Khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường
xuất khẩu.............................................................................................85
3.3.4. Hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho một số ngành
sản xuất hàng xuất khẩu......................................................................85
3.3.5. Tiến hành cải cách thủ tục hành chính nhanh, mạnh hơn nữa...86
PHẦN III: KẾT LUẬN...................................................................................86

Biểu 1.1: Câu lạc bộ xuất khẩu trên 1 tỷ USD........Error: Reference source not
found
Biểu 2.1: Cơ cấu vốn của công ty GENERALEXIM năm 2008................Error:
Reference source not found
Biểu 2.2: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận trước thuế của công ty từ
2003 – 2008................................... Error: Reference source not found
Văn Thị Nhung
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
Biểu 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của công ty từ 2003 – 2008....Error: Reference
source not found
Biểu 2.4: Kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường ASEAN.............Error:
Reference source not found
Biểu 2.5: Kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường EU...Error: Reference
source not found
Biểu 2.6: Kim ngạch xuất khẩu nông sản vào thị trường Hoa kỳ..............Error:
Reference source not found
Biểu 2.7: Kim ngạch xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu
....................................................... Error: Reference source not found
Biểu 2.8 Giá trị xuất khẩu café của công ty Generalexim I......Error: Reference

source not found
Biểu 2.9 Giá trị xuất khẩu gạo của công ty Generalexim I.......Error: Reference
source not found
Biểu 2.10 Giá trị xuất khẩu hạt tiêu của công ty Generalexim I................Error:
Reference source not found
Biểu 2.11 Giá trị xuất khẩu hạt điều của công ty Generalexim I...............Error:
Reference source not found

Văn Thị Nhung
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU

Qua hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi tích
cực, làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội, hòa chung với xu thế đó của
nền kinh tế, ngoại thương Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Xuất
khẩu hàng nông sản là một trong những mũi nhọn của xuất khẩu nước ta, kim
ngạch xuất khẩu hàng năm của mặt hàng này đóng góp rất lớn vào tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước. Những con số báo cáo hàng năm đã cho thấy
kết quả rất đáng tự hào của xuất khẩu nông sản của nước ta, từ đó đã nâng vị
thế của Việt Nam trên thị trường nông sản thế giới
Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp nước ta đã
và đang phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp xuất khẩu đã xâm nhập và
khẳng định vị thế của mình tại những thị trường trọng điểm. Tuy nhiên do
những yếu tố chủ quan và khách quan, thực tiễn tại Việt Nam trong thời gian
qua cho thấy công tác phát triển thị trường còn nhiều bất cập và hạn chế trong
diễn biến thương mại quốc tế đang ngày càng phát triển. Kết quả là mặc dù

kim ngạch xuất khẩu của nông sản ngày càng tăng qua các năm nhưng thị
trường xuất khẩu nông sản vẫn chỉ là những thị trường truyền thống, việc phát
triển thị trường xuất khẩu nông sản vẫn gặp khó khăn ở những thị trường mới.
Chính vì thế vấn đề phát triển thị trường xuất khẩu nông sản đang là yêu cầu
cấp thiết đặt ra đối với hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I là công ty hoạt động trong
lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa được 27 năm và đã khẳng định được vị thế của
mình trong khối các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Trong suốt gần 30
năm lịch sử của mình công ty đã xuất khẩu rất nhiều mặt hàng để đáp ứng nhu
Văn Thị Nhung

1
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
cầu của thị trường thế giới, trong đó nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của công ty. Thị trường xuất khẩu của công ty không ngừng được mở rộng và
phát triển, mặc dù là một doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt Nam nhưng
việc phát trển thị trường của công ty gặp không ít những khó khăn. Trong thời
gian thực tập tại công ty em đã tìm hiều và nghiên cứu cách thức phát triển thị
trường của công ty và chọn đề tài “Phát triển thị trường xuất khẩu hàng
nông sản tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I –
GENERALEXIM” để làm luận văn của mình
Phần nội dung của luận văn của em gồm có 3 chương, được trình bày
như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển thị trường xuất khẩu
hàng nông sản ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu tại Công ty cổ
phần xuất nhập khẩu tổng hợp I

Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu tại Công ty xuất
nhập khẩu tổng hợp I
Do thời gian thực tập có hạn, cùng với mức độ am hiểu về lĩnh vực xuất
khẩu, việc phát triển thị trường xuất khẩu nói chung và việc phát triển thị
trường nông sản nói riêng còn hạn hẹp nên luận văn không thể tránh khỏi
những điểm thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của cô
PSG.TS Phan Tố Uyên cùng các thầy cô trong khoa Thương Mại và Kinh tế
quốc tế để đề tài được hoàn thiện hơn nữa

Văn Thị Nhung

2
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM
1.1. Tầm quan trọng của phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản
đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta
1.1.1. Một số khái niệm
Nông sản được hiểu là những sản phẩm do nông nghiệp sản xuất ra như
gạo, rau quả, café, cao su, hạt tiêu, hạt điều… khi nông sản được đem đi tiêu
thụ trên thị trường thì được gọi là nông sản hàng hóa hay hàng hóa nông sản.
Thị trường nông sản là nơi tiêu thụ hàng hóa nông sản để thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng của xã hội, nó bao gồm thị trường trong nước

Thị trường hàng xuất khẩu nông sản là hàng nông sản sản xuất ra để
bán ở thị trường nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Mục đích
của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản là khai thác được lợi thế của nước
xuất khẩu trong phân công lao động quốc tế, việc trao đổi hàng nông sản
mang lại lợi ích cho các quốc gia do đó các quốc gia đều tích cực tham gia mở
rộng hoạt động này
Hàng nông sản của nước ta được xuất khẩu dưới một số hình thức sau:
Xuất khẩu trực tiếp là: hình thức xuất khẩu các hàng mặt hàng nông sản
do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước
Văn Thị Nhung

3
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
tới các khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình
Xuất khẩu ủy thác: trong hình thức này, đơn vị xuất khẩu (bên nhận
ủy thác) nhận xuất khẩu một lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình và
nhận được một khoản thù lao theo thỏa thuận với đơn vị có hàng xuất khẩu
(bên ủy thác)
Buôn bán đối lưu: Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết
hợp chặt chẽ với nhập khẩu, bên bán hàng đồng thời là bên mua hàng và
lượng hàng hóa mang trao đổi thường có giá trị tương đương
Xuất khẩu theo nghị định thư. Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất
khẩu theo chỉ tiêu mà nhà nước giao cho để tiến hành xuất khẩu một hoặc một
số loại hàng hóa nhất định cho chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư
đã được ký giữa hai chính phủ
Xuất khẩu tại chỗ: Là hình thức kinh doanh mà hàng xuất khẩu không
cần vượt qua biên giới quốc gia nhưng khách hàng vẫn có thể mua được

Việt Nam vốn là nước nông nghiệp, xuất phát từ nông nghiệp, đi lên từ
nông nghiệp. Theo chủ trương của Đảng và nhà nước lấy nông nghiệp làm
nền tảng cho phát triển kinh tế đất nước, trong đó xuất khẩu nông sản là trong
tâm trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này với những
mặt hàng chủ lực như gạo, café, cao su, hạt tiêu, hạt điều… đã và đang khẳng
định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế. Nhờ chủ trương đổi mới
nên nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được cơ hội để mở rộng thị trường xuất
khẩu hàng hóa nói chung và hàng nông sản nói riêng
1.1.2. Đặc điểm của hàng nông sản xuất khẩu ở các doanh nghiệp nước ta
Nông sản là những mặt hàng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên
như khí hậu, đất đai, địa lý, nguồn nước… và mang tính thời vụ rất cao, do đó
hàng nông sản xuất khẩu có những đặc điểm chính như sau
Văn Thị Nhung

4
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
Hàng nông sản của các doanh nghiệp nước ta xuất khẩu chủ yếu những
sản phẩm mà Việt Nam sẵn có chứ chưa quan tâm đến việc phải cung cấp
những hàng hóa mà thị trường thế giới cần, trong khi nhu cầu của người tiêu
dùng trên thế giới rất phong phú và đa dạng
Hiện này hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chủ yếu là ở
dạng thô sơ chưa qua chế biến, hoặc có thì chỉ sơ chế đơn giản nên mang lại
giá trị thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu đầy đủ của thị trường thế giới
Giá cả hàng hóa xuất khẩu là một yếu tố quan trọng trong việc cạnh
tranh trên thị trường hiện nay, hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu thường
có giá thấp hơn so với các mặt hàng cùng loại của những nước xuất khẩu khác
trên thế giới, đây là một yếu tố góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của

các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên một số thị trường
Việc xây dựng, đăng ký và quảng bá thương hiệu hàng nông sản góp
phần làm tăng uy tín và giá trị cho hàng nông sản xuất khẩu nhưng hiện này
vấn đề này chưa thực sự được các đơn vị kinh doanh xuất khẩu quan tâm
đúng mức. Chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp không
ít khó khăn trong việc cạnh tranh với nông sản của các nước khác
1.1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản đối với nền kinh tế quốc dân
Là một nước hơn với 4000 năm kinh nghiệm trong việc trồng trọt và
canh tác sản xuất nông nghiệp, trong thời buổi toàn cầu hóa và thương mại tự
do như hiện nay thì các doanh nghiệp phải, thực hiện và tranh thủ các nguồn
lực của nước nhà đồng thời tận dụng tối đa các lợi thế để thúc đẩy xuất khẩu
nông sản chính. Đây là một sự cần thiết để tranh thủ cơ hội phát triển thị
trường thế giới khi mà nhu cầu về các mặt hàng nông sản đang tăng cao, đặc
biệt khi mà chúng ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO
Văn Thị Nhung

5
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng có vai trò vô
cùng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà chính vì thế nó có
một số vai trò sau:
Xuất khẩu nông sản đóng góp một phần không nhỏ vào sự tích lũy vốn
cho nhà nước. Sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia bao giờ cũng phụ
thuộc vào 4 yếu tố là: Vốn, công nghệ, nhân lực và tài nguyên. Trong đó vốn
là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với hầu hết các quốc gia đang phát triển
trong đó có Việt Nam, thiếu vốn làm cho các quốc gia đang phát triển không
có đủ tiềm lực tài chính để nâng cao trình độ nguồn nhân lực, cải tiến cơ sở kỹ

thuật do đó trình độ của nền sản xuất sẽ trở nên lạc hậu và thấp kém. Chính từ
trình độ nền sản xuất thấp kém sẽ sản xuất ra những sản phẩm không phù hợp
với nhu cầu của người tiêu dùng nên tiêu thụ chậm hoặc không tiêu thụ được
lại gây thiếu vốn. Chính vì thế hoạt động xuất khẩu sẽ góp phần tích lũy vốn
để thực hiện các mục tiêu quốc gia, mà cụ thể là tích lũy cho sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta vào năm 2020
Kim ngạch xuất khẩu nông sản càng tăng cũng đồng nghĩa với việc lực
lượng lao động trong ngành này cũng tăng lên một cách nhanh chóng từ đó
giải quyết được mối lo về vấn nạn thất nghiệp của nền kinh tế. Thêm vào đó
do có điều kiện tiếp xúc với thị trường mới, phương thức quản lý mới, khoa
học công nghệ hiện đại nên trình độ của người lao động được cải thiện để đáp
ứng với nhu cầu của thị trường quốc tế
Xuất khẩu nông sản góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng hiệu quả và tận dụng tốt nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của
đất nước. Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp nên việc tận dụng triệt để
những lợi thế từ hoạt động sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng để xây dựng
một nền nông nghiệp tiên tiến hiện đại và nâng cao đời sống của nông dân
Văn Thị Nhung

6
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
Xuất khẩu nông sản cũng đồng thời kích thích dẫn đến đổi mới trong
thiết bị sản xuất nông nghiệp, từ đó làm cho nông sản xuất khẩu của nước ta
ngày càng có giá trị trên thị trường thế giới. Từ đó nâng cao uy tín của nước ta
trên thị trường thế giới
1.1.4. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của các doanh nghiệp
Việt Nam

Trong thời kỳ đầu đổi mới xuất khẩu nông sản chiếm đến 50% giá trị
xuất khẩu của cả nước, tuy nhiên trong những năm qua do thay đổi trong cơ
cấu ngành hàng nên kim ngạch xuất khẩu nông sản có xu hướng giảm sút
nhưng không vì thế mà tầm quan trọng của nó bị giảm đi khi mà kim ngạch
xuất khẩu nông sản vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch
xuất khẩu
Bảng 1.1: Một số mặt hàng xuất khẩu chính
Năm 2007

Năm 2008

Lượng (tấn)

Trị giá (1000$)

Lượng (tấn)

Trị giá (1000$)

Cà phê

1.229.233

1.911.463

1.072.401

2.135.504

Chè


114.46

130.83

104.19

146.86

Hạt tiêu

82.905

271.01

90.928

313.46

Quế

14.654

15.934

14.321

16.55

Gạo


4.557.511

1.489.970

4.709.930

2.882.554

Lạc nhân

36.754

30.844

14.132

13.586

Hạt điều

152.53

653.86

164.24

904.41

Cao su


714.88

1.392.841

640.88

1.568.485

(Thời báo kinh tế Việt Nam)
Văn Thị Nhung

7
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
Trong những năm vừa qua gạo và các sản phẩm chế từ gạo vẫn luôn
dẫn đầu thị trường về giá trị xuất khẩu của nhóm hàng nông sản xuất khẩu với
giá trị thu về liên tục tăng trong những năm qua. Điển hình là năm 2005 cả
nước xuất khẩu được 5.2 triệu tấn gạo và thu về 1.39 tỷ USD, đến năm 2008
thì chúng ta đã thu về được 2.9 tỷ USD mặc dù chúng ta chỉ xuất khẩu có 4.7
triệu tấn gạo. Từ đó có thể thấy được giá trị gạo xuất khẩu của nước ta đã gia
tăng đáng kể
Bên cạnh gạo thì cần phải nhắc đến café, đây là mặt hàng đã đóng góp
2.6 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 vừa qua. Sau ceafé là
một loạt các mặt hàng xuất khẩu đã góp phần mang lại cho Việt Nam nhiều tỷ
USD trong những năm qua đó là cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè….
Biểu 1.1: Câu lạc bộ xuất khẩu trên 1 tỷ USD


(Thời báo kinh tế Việt Nam)

Văn Thị Nhung

8
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
Năm 2008 vừa qua là một năm đầy sóng gió cho xuất khẩu nhưng xuất
khẩu nông sản vẫn tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng và góp đến 4 trên
tổng số 10 sản phẩm xuất khẩu trong câu lạc bộ xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Đóng góp vào tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2008 chủ yếu là nhờ giá xuất
khẩu tăng mạnh. Nếu so với 2007, năm 2008 giá xuất khẩu than đá tăng bình
quân 134%; giá dầu thô tăng 33,3%; giá gạo tăng bình quân 88%; giá cà phê
tăng 29,5%; giá hạt điều tăng 28,3%; giá cao su tăng 27%; giá chè tăng 23%...
1.1.5. Một số thị trường xuất khẩu chính của hàng nông sản Việt Nam
Thị trường EU: kim ngạch xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp
nước ta sang EU trong những năm gần đây chiếm từ 18 – 19% kim ngạch
xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp nước ta, từ đó có thể thấy tầm quan trọng
của thị trường này đối với xuất khẩu nông sản. Hạt điều, chè, cao su, rau quả
là những mặt hàng có tính ổn định và liên tục tăng từ 2005 đến nay với mức
tăng trung bình là 32%/năm với hạt điều, chè là 35,8%, 44,7% với cao su và
35,5% với rau quả. Riêng café đang có dấu hiệu phục hồi sau vài năm đi
xuống với những thị trường như Bỉ, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Anh…EU
là một thị trường khó tính và yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa. Các doanh
nghiệp xuất khẩu nông sản muốn hàng hóa của mình có khả năng cạnh tranh
trên thị trường này cần đầu tư cho xây dựng thương hiệu, thiết kế nhãn mác,
bao bì cho sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các chứng chỉ
cần thiết khác khi xuất khẩu vào thị trường này. Mục tiêu của Bộ Nông

Nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch nâng tỷ lệ xuất khẩu nông sản
sang thị trường này lên 30% với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cao su,
cà phê, chè, rau quả, hạt có dầu... Do vậy các doanh nghiệp phải nhận thức
đúng và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu,
chỉ dẫn địa lý và quảng bá cho sản phẩm của mình
Văn Thị Nhung

9
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
Thị trường Mỹ: đây là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt
Nam, năm 2008 vừa qua nền kinh tế Mỹ suy giảm nghiệm trọng đã ảnh hưởng
sâu sắc tới xuất khẩu của nước ta trong đó có nông sản và xu hướng trong
năm 2009 này vẫn sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Theo thống kê của Tổng cục Hải
quan, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Mỹ đạt
2,52 tỉ đô la, chiếm 14,48% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước.
Mặc dù bị ảnh hưởng bời khủng hoảng tài chính nhưng Mỹ vẫn là một thị
trường xuất khẩu nông sản hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, tuy
nhiên để nông sản xuất khẩu sang thị trường này thuận lợi thì các doanh
nghiệp cần chú ý đến chất lượng, thương hiệu, vệ sinh an toàn thực phẩm, các
tiêu chuẩn GMP, ISO, HACCP và đặc biệt là rào cản về luật pháp ở Mỹ như
Đạo luật Nông nghiệp 2008 (Farm Bill 2008), Luật dán nhãn xuất xứ các sản
phẩm nông nghiệp…
Khu vực Châu Á: đây là khu vực có quan hệ truyền thống lâu đời và
quan trọng với Việt Nam với những thị trường chính trong khu vực này là
Trung Quốc, Nhật, ASEAN… Trung Quốc là thị trường gần gũi với Việt Nam
và là đối tác thương mại nông nghiệp rất quan trọng, năm 2008, theo số liệu
thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng nông

sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,9 tỉ USD, chiếm 11,9% tổng kim
ngạch xuất khẩu nông sản, tăng 39% so với năm 2007. Các mặt hàng chủ yếu
xuất vào Trung Quốc là cao su tự nhiên, cà phê, hạt điều, sắn, dong, khoai
trong đó cao su thiên nhiên là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu sang Trung Quốc
và hiện đang chiếm 3,32% thị trường này, tiếp theo đó là café, hạt điều…
Gạo là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng nông sản sang ASEAN với thị trường chính là Inđônêxia, Philipin,
Malaixia đều coi gạo là mặt hàng đặc biệt quan trọng và thực hiện nhiều biện
Văn Thị Nhung

10
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
pháp phi thuế quan để quản lý mặt hàng này. Trong 2 năm gần đây, kim ngạch
xuất khẩu gạo của Việt Nam sang ASEAN đạt trên 1 tỷ USD. Ngoài ra thị
trường này cũng có nhu cầu lớn đối với mặt hàng rau quả, café, hạt tiêu…
Châu Á có vị trí địa lý thuận lợi đối với việc xuất khẩu nông sản của
nước ta, yêu cầu về chất lượng hàng hóa của hầu hết các nước không cao.
Việc thực hiện đấy đủ theo Hiệp định thuế quan có hiệu lực chung cho khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA) và khu vực mậu dịch tự do
ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) thì thuế suất của hầu hết hàng hóa nhập khẩu
vào các nước trong khối sẽ còn 0 – 5%, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp tiếp tục xâm nhập sâu hơn vào thị trường này. Bên cạnh đó Nhật Bản
cũng là một thị trường rất hứa hẹn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản,
tuy Nhật là một thị trường có tính bảo hộ cho những mặt hàng họ sản xuất
được rất cao, yêu cầu của chất lượng cao. Trong những năm gần đây một số
sản phẩm nông sản của Việt Nam đã xâm nhập và phát triển tốt ở thị trường
Nhật như thủy sản, các sản phẩm gỗ…

Một số thị trường khác: trong những năm qua để đa dạng hóa thị trường
xuất khẩu nông sản thì các doanh nghiệp đã chú trọng đến những thị trường
như Châu Phi, Trung Đông… Đây là những thị trường có vị trí địa lý xa, tình
hình chính trị không ổn định cũng không thuận lợi cho việc xuất khẩu nông
sản sang thị trường này. Tuy nhiên đây lại là thị trường có yêu cầu không cao
về chất lượng và có nhu cầu lớn về nông sản, chính vì vậy cơ hội cho các
doanh nghiệp đối với thị trường này là rất lớn
1.1.6. Lợi thế và hạn chế trong việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng
nông sản của các doanh nhiệp Việt Nam
Lợi thế của việc phát triển thị trường xuất khẩu nông sản của các doanh
nghiệp Việt Nam
Văn Thị Nhung

11
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
Việt Nam có tiềm năng khá lớn trong việc sản xuất hàng nông sản, nếu
như được đầu tư một cách đồng bộ, lâu dài, khắc phục những yếu kém trong
khâu thu mua, chế biến thì Việt Nam có thể trở thành một trung tâm sản xuất
hàng nông sản lớn. Lợi thế của hàng nông sản thể hiện:
Thứ nhất: điều kiện sinh thái tự nhiên của nước ta từ đất đai, khí hậu, vị
trí địa lý, cảng khẩu… rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất các loại nông
sản phục vụ cho xuất khẩu. Đây là điều kiện rõ nét cho thấy lợi thế của các
doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nước ta trong việc cạnh tranh về nguồn
hàng so với các đối thủ của các nước có nguồn hàng tương tự
Thứ hai: lực lượng lao động trong nông nghiệp của nước ta dồi dào và
giá rẻ, bên cạnh đó họ lại có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp. Ưu thế này tạo cho doanh nghiệp xuất khẩu tiết kiệm được chi

phí từ đó giảm được giá thành nông sản xuất khẩu
Thứ ba: với việc Việt Nam tham gia vào nhiều tổ chức tự do hóa thương
mại, ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương với một loạt
các nước trên thế giới đã mở ra cơ hội kinh doanh rộng lớn cho các doanh
nghiệp xuất khẩu nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nói riêng.
Đặc biệt việc trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã đánh dấu một bước
ngoặt quan trọng trong việc tham gia vào thương mại quốc tế của Việt Nam
Thứ tư: với thể chế chính trị ổn định, môi trường đầu tư và hệ thống
pháp luật ngày càng được cải thiện và điều chỉnh để thích ứng với những thay
đổi của thương mại toàn cầu giúp doanh nghiệp yên tâm trong việc sản xuất
kinh doanh cũng là một lợi thế rất lớn
Hạn chế của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản nước ta trong
việc phát triên thị trường
Văn Thị Nhung

12
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
Một: hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu của nước ta đều có
quy mô nhỏ bé so với thế giới, uy tín của những doanh nghệp này trên trường
quốc tế là không cao
Hai: Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thường không chú trọng đầu
tư phát triển về thương hiệu, bao bì, quy trình sản xuất thiếu minh bạch từ đó
dễ dẫn đến việc vi phạm những tiêu chuẩn của các thị trường khó tính như
Mỹ, EU, Nhật
Ba: do nền nông nghiệp lạc hậu, chất lượng hàng sản xuất ra không đồng
đều và ổn định, quy trình chế biến còn thủ công và sơ sài, nên hàng hóa nông
sản mà các doanh nghiệp sản xuất ra hầu hết là chưa đáp ứng được các tiêu

chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn khắt khe của những thị trường có yêu cầu
cao. Mặt khác kết cơ sở hạ tầng kho bãi của các doanh nghiệp xuất khẩu phục
vụ cho vận chuyển, bốc xếp, bảo quản dự trữ hàng nông sản nhất là mặt hàng
tươi sống rất yếu kém cũng là một nguyên nhân làm cho chất lượng hàng đi
xuống và chi phí tăng
Bốn: năng lực quản lý kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản của
hầu hết các doanh nghiệp là chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do
hóa thương mại hiện nay, nhất là những khâu tiền đề như nghiên cứu thị
trường, marketing, dự báo nhu cầu thị trường…
1.2. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản ở các doanh nghiệp
xuất khẩu của nước ta
1.2.1. Phát triển thị trường theo chiều rộng
Phát triển thị trường theo chiều rộng là mở rộng các thị trường xuất
khẩu, đưa nông sản xâm nhập vào những thị trường mới nhiều tiềm năng. Thị
trường xuất khẩu của nước ta đã thay đổi một cách đáng kể sau khi chúng ta
Văn Thị Nhung

13
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
mở cửa năm 1986, trước đây hàng hóa của chúng ta chỉ tập trung vào thị
trường Nga và các nước Đông Âu nhưng hiện nay thì những thị trường này đã
không còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nói
chung và hàng nông sản của nước ta nữa.
Việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức mậu dịch tự do đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nôgn sản phát triển thêm được
nhiều thị trường mới. Đặc biệt việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đã
giúp các doanh nghiệp xâm nhập dễ dàng hơn vào những thị trường trong

cùng khối do những ưu đãi về thuế
Để mở rộng thị trường các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đã hướng
đến những thị trường có vị trí địa lý xa như khu vực thị trường châu Phi, hiện
nay doanh nghiệp này đã xuất hiện ở hầu hết các thị trường trong khu vực này
và kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng. Trước đây các doanh nghiệp xuất
khẩu nông sản chỉ có mặt tại 3 nước thì hiện nay đã có mặt tại 52 quốc gia
trong khu vực. Kết quả khả quan này là do các doanh nghiệp này đã có những
nỗ lực trong việc thăm dò, khai phá thị trường châu Phi. Ngoài việc tháp tùng
các đoàn lãnh đạo cấp cao, một số doanh nghiệp đã tích cực tổ chức các đoàn
đi khảo sát thị trường, đặc biệt tại các thị trường Nam Phi, Ai Cập, các nước
Tây Phi…Năm 2008 vừa qua kim ngạch xuất khẩu sang châu Phi đã tăng tới
95,7% trong đó xuất khẩu nông sản chiếm 40% tổng kim ngạch
Nam Mỹ là một thị trường cũng rất tiềm năng cho các doanh nghiệp
nước ta, trong những năm vừa qua rất nhiều doanh nghiệp đã tìm cách xâm
nhập và mở rộng thị trường này. Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên nên một số
sản phẩm nông sản xuất khẩu ở nước ta cũng là thế mạnh của các nước trong
khu vực nay nên trong những năm qua việc phát triển mở rộng thị trường tại
khu vực này còn gặp nhiều khó khăn. Hiện một số doanh nghiệp xuất khẩu
Văn Thị Nhung

14
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
nông sản nước ta đã và đang có mặt tại những thị trường như Argentina,
Chile…
1.2.2. Phát triển thị trường theo chiều sâu
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là gạo,
café, cao su, hạt tiêu, hạt điều với những thị trường chính là Châu Á, EU, Mỹ.

Việc phát triển thị trường đã có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó các doanh
nghiệp xuất khẩu nông sản cũng ngày càng chú trọng hơn việc khai thác tốt
hơn nữa các thị trường này để tăng kim ngạch xuất khẩu, đa dạng hóa các
danh mục hàng nông sản xuất khẩu
Thị trường Mỹ là thị trường được các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản
đặc biệt chú trọng, từ mức xuất khẩu ban đầu chỉ là 7.175 triệu USD thì đến
năm 2008 con số này đã tăng vọt lên 11.75 triệu USD mặc dù năm qua Mỹ là
nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế. Các mặt hàng
xuất khẩu vào thị trường này liên tục được đa dạng từ café, chè trong những
năm đầu tiên hiện nay danh mục này đã có thêm hạt tiêu, hạt điều…
Bảng 1.2: Một số thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam
(Đơn vị Triệu USD)
Thị trường

2006

2007

2008

Mỹ

7.175

10.092

11.75

EU


6.523

9.266

10.583

Nhật Bản

5.219

5.965

8620

Trung Quốc

3.006

3.298

4573

Australia

3.625

3.341

4346


Singapore

1.377

2.274

2630

Malaysia

1.206

1.317

1830

Văn Thị Nhung

15
Lớp: Thương Mại 47C


Luận văn tốt nghiệp
Philippine

739

967

1840

()

Thị trường EU đây là thị trường lớn nhưng khó tính và yêu cầu cao về
chất lượng hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường này
đã tăng từ 6.523 triệu USD năm 2006 lên đến 9.266 triệu USD năm 2007 và
đến năm 2008 con số này là 10.583 triệu USD. Có được sự tăng trưởng này là
do các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đã không ngừng nâng cao chất lượng
hàng nông sản sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn củ EU, đồng thời các mặt
hàng xuất khẩu được đa dạng hóa để tránh rủi ro. Hiện nay các mặt hàng nông
sản xuất sang thị trường này liên tục được đa dạng với những mặt hàng cao
su, café, chè, rau quả, hạt tiêu, hạt điều, hạt có dầu như đậu tương, hướng
dương…
Thị trường Châu Á là thị trường nhập khẩu hàng nông sản lớn nhất của
các doanh nghiệp Việt Nam với những thị trường chính là Trung Quốc, Nhật
Bản, Singapore, Malaysia, Philippine… Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường
này có xu hướng giảm sút trong những năm qua do cơ cấu lại của nhà nước
nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp ít chú trọng phát triển chiều sâu thị
trường này. Các mặt hàng xuất sang thị trường đã được đa dạng hóa cho phù
hợp với nhu cầu của thị trường trong đó chủ yếu là gạo, cao su, sắn, hạt tiêu,
rau quả… với kim ngạch tại các thị trường chính liên tục tăng. Như thị trường
Trung Quốc kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2006 là 3.006 triệu USD và
đã tăng lên 4.573 triệu USD năm 2008, thị trường Nhật Bản tăng từ 5.219
triệu USD năm 2006 lên đến 8620 triệu USD năm 2008
Cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho các nước tiêu dùng ở các nước
nhập khẩu trở nên hạn chế và chính vì thế yêu cầu đặt ra với doanh nghiệp
Văn Thị Nhung

16
Lớp: Thương Mại 47C



×