Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cấu trúc đề thi vào 10 như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.82 KB, 3 trang )

CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀO 10 NHƯ THẾ NÀO?
Chào các teen !!! Sắp hết tháng 5 rùi đó, teen đã chuẩn bị những gì để bước vào kì thi lớp 10 chưa??

Ôn tuyển sinh 10 (Ảnh minh họa: vtv.vn).


(Học sinh lớp 9 đang gấp rút ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10)

Đây chắc hẳn là thời điểm rất quan trọng để ôn thi phải không? Vậy chúng ta cần ôn những gì: kiến
thức trên sách vở, kiến thức thầy cô truyền dạy, kiến thức những năm trước,… Và một trong những kiến
thức không thể thiếu để làm bài thi thật tốt đó là chúng ta cần nắm vững câu trúc đề thi. Hôm nay
chúng ta cùng đi tìm hiểu cấu trúc đề thì môn Ngữ Văn nhé!
Thông thường đề thi gồm 3 phần : Đọc hiểu (3 điểm), Nghị luận xã hội (3 điểm) và Nghị luận văn học (4
điểm) trong khoảng thời gian là 120’.
+) Đối với phần đọc hiểu chắc chắn sẽ có rất nhiều teen cho rằng đây là phần dễ ăn điểm nhất của bài. Vì
sao? Bởi vì phần này đề thường ra về những kiến thức Tiếng Việt , chúng ta không cần trả lời quá chuyên
sâu chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản là được. Nhưng cũng không phải là quá sơ sài nhé!
Đề thường cho một đoạn văn hay đoạn thơ bất kì có thế có trong sách hoặc không với những câu hỏi để
chúng ta tìm hiểu. Chẳng hạn như: Phương thức biểu đạt, Nội dung, Một đơn vị kiến thức Tiếng Việt
( Khởi ngữ, Thành phần biệt lập,…), viết đoạn văn…
*** Chúng ta cần đọc kĩ đề, gạch chân những từ quan trọng, phân tích câu hỏi, trả lời rõ ràng, rành
mạch, không lan man dài dòng, đúng câu hỏi yêu cầu (nên dành khoảng 15’-20’ để làm phần này)
+) Tiếp đến là phần Nghị luận xã hội. Các teen thấy phần này thế nào? Theo mình thì phần này khá khó.
Tuy nhiên chỉ cần nắm được dàn ý cơ bản là có thể kiếm được khoảng 1 điểm bài này rùi đó. Dạng này
đề thường rất phong phú với đủ các kiểu câu hỏi: Trình bày suy nghĩ về một câu ca dao , tục ngữ, danh
ngôn; đưa ra ý kiến bàn luận về một vấn đề nào đó trong xã hội,….
*** Chúng ta cũng cần đọc kĩ đề, xác định chính xác luận điểm tránh lạc đề; lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải có chính kiến, quan điểm rõ rang, có tư duy nhanh nhạy và hiểu biết
sâu rộng. Trình bày ngắn gọn, sát ý (khoảng 200-300 từ / tương ứng với một mặt giấy thi)
Chúng ta cũng cần nhận định rõ đề viết theo kiểu Nghị luận xã hội về hiện tượng, sự vật… hay Nghị luận
xã hội về tư tưởng đạo lý để có bố cục bài đúng. Và một phần không thể thiếu trong bài này là: Liên hệ


thực tế bản thân, rút ra những bài học cho chính mình và mọi người ( khoảng 40’ – 45’ để làm bài này)
+) Cuối cùng là nghị luận văn học (Khoảng 50’-60’ để làm). Phần này là phần có điểm cao nhất (4 điểm)
nhưng cũng là phần khó kiếm điểm nhất ( ngang với NLXH đó). Bởi vì trong phần này đề thường có yêu
cầu ghép câu hỏi: Đối chiếu so sánh đoạn này với đoạn kia để làm nổi bật vẻ đẹp…
*** Chúng ta cần đọc kĩ đề bài, Gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề, Xác định chính nội dung
đề yêu cầu. Sau đó chúng ta cần lập dàn ý nhanh, gọn, lẹ, đủ những ý mình định phân tích rồi mới làm
bài. Khi làm cũng cần chú ý đến bố cục của bài : cần dứt khoát, rõ ý, rõ luận điểm.
Phần này khó kiếm điểm ở chỗ: bài văn có tính sáng tạo, Không sai chính tả, cách dùng từ dùng từ câu
chiếm số điểm khá lớn (khoảng 1 điểm). Làm xong bài hãy đọc lại toàn bài thi một lần để kiểm tra lại nhé


Trên đây là những kinh nghiêm của mình để giúp các teen làm bài thi môn Ngữ Văn được tốt hơn. Teen
đừng quá áp lực mà hãy vui vẻ, lạc quan, cố gắng hết mình là được. Khoảng thời gian này cũng là lúc
chúng ta sắp phải chia tay thầy cô, mái trường, bạn bè suốt 4 năm gắn bó, teen hãy trân trọng từng giây
phút từng khoảnh khắc một nhé!!!
Chúc các teen có một kì thi tốt!



×