Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

SINH HOC 11 BÀI 1+2 TRẮC NGHIỆM ĐẾM (ĐA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.19 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG

ĐỀ ÔN LUYỆN TRẮC NGHIỆM ĐẾM - BÀI 2 - SINH HỌC 11 (7 CÂU)
(Mã đề thi 102)
I. Phần trả lời:
- Số thứ tự câu trả lời dưới đây ứng với thứ tự câu trắc
nghiệm trong đề thi.
- Đối với mỗi câu trắc nghiệm, thí sinh chọn và tô kín
một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng.
 Thí sinh lưu ý :
- Giữ cho phiếu phẳng, không bôi bẩn, làm rách.
- Phải ghi đầy đủ các mục theo hướng dẫn.

II. Phần câu hỏi:
Câu 1 : Một học sinh sau khi xem ảnh dưới đây đã nêu ra các nhận xét sau:
1. Đây là ảnh mô tả sự lưu thông giữa
mạch gỗ và mạch rây.
2. (A) là mạch gỗ.
3. (B) là mạch rây.
4. Thành phần chủ yếu của (A) là
saccarozo, axit amin, vitamin, hoocmon,...
A
5. Thành phần chủ yếu của (B) là nước,
B
các ion khoáng, chất hữu cơ,...
6. Động lực của (A) là sự phối hợp của 3
lực.
7. Động lực của (B) là sự chênh lệch áp
suất thẩm thấu của cơ quan nguồn và cơ quan
chứa.
Số nhận xét của bạn học sinh không đúng là:


A. 2
B. 6
C. 4
D. 3

Trang 1/4 – Mã đề thi 102


Câu 2 : Một học sinh sau khi xem hình (A) và (B) dưới đây đã nêu ra các nhận xét sau:
C
D

A

A.
Câu 3 :

A.
Câu 4 :

A.

B

1. Hình (A) là hiện tượng ứ giọt ở lá.
2. Hình (B) là thủy khổng ở lá.
3. (C) là lớp biểu bì ở lá.
4. (D) là thủy khổng (nơi nước ứ thành giọt).
5. Hình (A) chứng minh sự tồn tại của lực đẩy (áp suất rễ).
Số nhận xét của bạn học sinh đúng là:

3
B. 5
C. 4
D. 2
Khi nói về các dòng vận chuyển vật chất trong cây, một học sinh đã nêu ra các nhận
xét sau:
1. Trong cây luôn có hai dòng vận chuyển vật chất: mạch gỗ và mạch rây.
2. Dòng mạch gỗ là dòng đi lên của vật chất trong cây.
3. Dòng mạch rây là dòng đi xuống của vật chất trong cây.
4. Dòng mạch gỗ vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ
của rễ rồi tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và những
phần khác của cây.
5. Dòng mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di động từ các
tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự
trữ.
Số nhận xét của bạn học sinh đúng là:
5
B. 4
C. 3
D. 2
Một học sinh sau khi xem hình ảnh dưới đây đã nêu ra các nhận xét sau:
1. Hình bên mô tả thí nghiệm chứng minh sự tồn tại của
lực đẩy (áp suất rễ).
2. Ngấn (1) và ngấn (2) lần lượt là độ cao của mực thủy
ngân trước và sau thí nghiệm.
3. (h) là chênh lệch độ cao của ngấn thủy ngân trước và
sau thí nghiệm.
4. Đây là một trong ba động lực của dòng mạch rây.
Số nhận xét của bạn học sinh đúng là:
4

B. 1
C. 3
D. 2

Trang 2/4 – Mã đề thi 102


Câu 5 : Khi nói về các dòng vận chuyển vật chất trong cây, một học sinh đã nêu ra các nhận
xét sau:
1. Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là nước, các ion khoáng, chất hữu cơ
(đường glucozo),...
2. Động lực của dòng mạch gỗ là sự phối hợp của ba lực: lực đẩy (áp suất rễ),
lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và
với thành tế bào mạch gỗ.
3. Thành phần của dịch mạch rây là các sản phẩm đồng hóa ở lá chủ yếu là
saccarozo, axit amin, một số ion khoáng được sử dụng lại,...
4. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu của cơ quan
nguồn và cơ quan chứa.
5. Bất kì một loài cây nào cũng đều có dòng mạch gỗ và mạch rây.
6. Dòng vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, dòng vận chuyển trong mạch
rây là bị động.
7. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận
chuyển các chất hữu cơ.
8. Sự vận chuyển trong mạch rây là quá trình vận chuyển tích cực.
Số nhận xét của bạn học sinh đúng là:
A. 5
B. 4
C. 6
D. 7
Câu 6 : Khi nói về dòng mạch gỗ trong cây, một học sinh đã nêu ra các nhận xét sau:

1. Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là nước, các ion khoáng, ngoài ra còn
có các chất hữu cơ (axit amin, vitamin, hoocmon,...) được tổng hợp ở rễ.
2. Động lực của dòng mạch gỗ là sự phối hợp của ba lực: lực đẩy (áp suất rễ),
lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và
với thành tế bào mạch gỗ.
3. Sự ứ giọt ở lá là hiện tượng chứng minh sự tồn tại của lực đẩy (áp suất rễ).
4. Thí nghiệm thể hiện sự chênh lệch độ cao của ngấn thủy ngân trước và sau thí
nghiệm chứng minh sự tồn tại của lực đẩy (áp suất rễ).
Số nhận xét của bạn học sinh đúng là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Câu 7 : Khi nói về dòng mạch rây trong cây, một học sinh đã nêu ra các nhận xét sau:
1. Thành phần chủ yếu của dịch mạch rây là saccarozo, axit amin, vitamin,
hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (ATP,...), một số ion khoáng
được sử dụng lại.
2. Dịch mạch rây có pH từ 7,5 – 8,0.
3. Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan
nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ,...).
4. Dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm
thấu thấp hơn.
Số nhận xét của bạn học sinh đúng là:
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3

--- Hết --Trang 3/4 – Mã đề thi 102



ĐÁP ÁN ĐỀ ÔN LUYỆN TRẮC NGHIỆM ĐẾM
- BÀI 2 - SINH HỌC 11 (7 CÂU)
Ngày 02/07/2018

Câu

102

1

C (2, 3, 6, 7)

2

B

3

A

4

C (1, 2, 3)

5

A (2, 3, 4, 5, 8)

6


B

7

D (1, 3, 4)

Trang 4/4 – Mã đề thi 102



×