Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Ô nhiễm môi trường đất ở việt nam hiện nay thực trạng và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.75 KB, 20 trang )

A.

PHẦN MỞ ĐẦU.

1.

Lý do lựa chọn đề tài.

Phương pháp hệ thống trong nghiên cứu dân số học đã chỉ ra rằng: hệ thống
kinh tế - lãnh thổ bao gồm dân số, kinh tế xã hội, môi trường tự nhiên, chúng tồn
tại trong mối tương hỗ, trong đó dân số là yếu tố cấu thành năng động nhất. từ đó
cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa môi trường tự nhiên và dân số, con người có
vai trò to lớn trong việc quyết định sự phát triển bền vững hay tàn lụi của môi
trường tự nhiên thông qua sự khai thác và tác động vào nó một cách có cơ sở khoa
học phù hợp hay không phù hợp với các quy luật phát triển của tự nhiên. Khi dân
số phát triển quá mức, nhu cầu cơ bản cho đời sống lấy từ môi trường tự nhiên tăng
lên, tạo sức ép làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên thiên nhiên và khủng
hoảng môi trường sinh thái
Môi trường đất là một trong những thành tố cơ bản trong hệ thống môi
trường tự nhiên, là tài nguyên vô giá, bởi nó mang và nuôi dưỡng các hệ sinh thái
trên đất trong đó có hệ sinh thái nông nghiệp hiện đang nuôi sống toàn nhân loại:
-

Là môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an

ninh lương thực và an ninh sinh thái
Là nơi con người tồn tại và thực hiện các nhu cầu sinh hoạt đời sống,
nhu cầu kinh tế, nhu cầu xã hội.
Lọc và cung cấp nước
Nơi chứa đựng và phân hủy chất thải
Tuy nhiên tài nguyên đất đang suy giảm cả về chất lượng và số lượng: tình


trạng xói mòn và suy thoái nghiêm trọng, bình quân đất canh tác theo đầu người
giảm…do các nguyên nhân khách quan và chủ quan trong đó nguyên nhân chủ yếu
là sự gia tăng quy mô dân số. từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với
dân cư, đòi hỏi các nhà khoa học nói chung và các nhà dân số học nói riêng đề ra
những giải pháp thiết thực, kịp thời và chính xác để giải quyết vấn đề cấp bách đối
với toàn nhân loại này.
1


2.

Thế nào là ô nhiễm môi trường đất?

"Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường đất bởi các chất ô nhiễm".
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc
theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:


Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.



Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.



Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.

Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm

có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. Do đó,
người ta còn phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm:


Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng

phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ
v.v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...).


Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại

ký sinh trùng (giun, sán v.v...).


Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân

huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137).


Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít.

Ðầu vào có nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào,
do con người trực tiếp thải vào đất…
3.

Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Khoá luận tốt nghiệp với đề tài "Ứng dụng viễn thám và hệ thông

tin địa lý (GIS) trong đánh giá biến động sử dụng tài nguyên đất ngập nước

khu vực cửa sông Hồng" được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiện trạng và
mức độ thay đổi sử dụng đất qua các thời kỳ, phân tích các nguyên nhân cơ bản,

2


dẫn đến sự thay đổi này từ đó đề xuất các biện pháp nhằm sử dụng hợp lý, bền
vững nguồn tài nguyên đất ngập nưowcs.
Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Thanh Bình với tiêu đề “Độ bền than sinh học
trong đất” trong đó chương 1 tập trung khảo sát sự biến động than sinh học cả về
chất lượng và số lượng trong đất canh tác nông nghiệp trong 100 năm qua.
Đỗ Quang Thiên, giảng viên đại học Huế với luận án tiến sỹ “ Đặc điểm môi
trường địa chất khu vực hạ lưu sông Thu Bồn và sự biến đổi của nó do ảnh hưởng
các hoạt động kinh tế-công trình”.

B.

NỘI DUNG

I.

Thực trạng tài nguyên đất trên thế giới và Việt Nam

1.

Tài nguyên đất trên thế giới.
3


1.1.


Tình hình suy giảm diện tích đất canh tác.



Tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất

đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng.Trong đó, 12% tổng diện tích là
đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy.


Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai

thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là
70%; ở các nước đang phát triển là 36%. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp
cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%;
những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài
nguyên chiếm đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt
như đất dốc, tầng đất mỏng, vv.
Diện tích đất canh tác bình quân trên đầu người đang ngày càng giảm do dân
số tăng nhanh, nhu cầu về lương thực thực phẩm tăng lên đòi hỏi diện tích canh tác
lớn trong khi quỹ đất không tăng lên, thậm chí ngày càng thu hẹp do quá trình đô
thị hóa, công nghiệp hóa, quá trình hoang mạc hóa và tình trạng ô nhiễm đất đai.
Bảng bình quân đất cang tác trên người năm 1990 ở một số nước.
(Đơn vị:ha/người.)
Tên nước
Bình quân
Tên nước
Bình quân
Liên Xô

0,86
Trung Quốc
0,25
CHLB Đức
0,28
Philipin
0,21
Tiệp Khắc
0,31
Việt nam
0,11
1.2. Hiện trạng suy giảm chất lượng tài nguyên đất trên thế giới:
Hiện nay có tới 47% mặt đất trên trái đất là các vùng khô(bao gồm các vùng
đất bán khô như Karoo và châu Phi; các vung thảo nguyên sa mạc như các thảo
nguyên ở Âu Á và các bình nguyên Bắc Mỹ cũng như các vùng thảo nguyên ở Địa
Trung Hải).Với sự giàu có về đa dạng sinh học, các vùng đất khô cung cấp sinh kế
cho khoảng 2 tỷ người. Tuy nhiên việc biến đổi các khu cư trú cho mục đích sử
dụng của con người dã dân tới sư suy thoái của hơn 20% hệ sinh thái vùng đất khô
4




Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái

nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn
hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông
nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí
hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn
mất 100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ

làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới.


Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%,

khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi,...) 7%, chăn thả gia súc quá mức
35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hoá gây ô nhiễm 1%.
Vai trò của các nguyên nhân gây thoái hoá đất ở các châu lục không giống nhau: ở
Châu Âu, châu á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, châu Đại Dương và
châu Phi chăn thả gia súc quá mức có vai trò chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ
yếu do hoạt động nông nghiệp.


Xói mòn rửa trôi : Mỗi năm rửa trôi xói mòn chiếm 15% nguyên nhân

thoái hoá đất, trong đó nước đóng góp 55,7% vai trò, gió đóng góp 28% vai trò,
mất dinh dưỡng đóng góp 12% vai trò. Trung bình đất đai trên thế giới bị xói mòn
1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trôi xói mòn hàng năm là 5,4 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực.
Hoang mạc hoá là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái
đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang bị hoang mạc hoá đe doạ và hàng
năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hoá, mất khả năng canh tác do những
hoạt động của con người.
2.

Tài nguyên đất ở Việt Nam:

2.1.

Đất nông nghiệp.




Diện tích Việt Nam là 33.168.855 ha, xếp thứ 60 về diện tích lãnh thổ

nhưng lại đứng thứ 13 về quy mô dân số nên Việt Nam có bình quân đất canh tác
5


trên đầu người thấp nhất thế giới (0,11 ha/người).Dự tính tới năm 2015 là 0,10
ha/người.


Theo Lê Văn Khoa, đất bằng ở Việt Nam có khoảng >7 triệu ha, đất

dốc >25 triệu ha. >50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích đất đồi núi là
đất có vấn đề, đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu ha,
đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 25o gần 12,4 triệu ha.


Bình quân đất tự nhiên theo đầu người là 0,4 ha. Theo mục đích sử

dụng năm 2000, đất nông nghiệp 9,35 triệu ha, lâm nghiệp 11,58 triệu ha, đất chưa
sử dụng 10 triệu ha (30,45%), chuyên dùng 1,5 triệu ha. Đất tiềm năng nông nghiệp
hiện còn khoảng 4 triệu ha. Bình quân đất tự nhiên ở Việt Nam là 0,6 ha/người.
Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian,
năm 1940 có 0,2 ha, năm 1995 là 0,095 ha. Đây là một hạn chế rất lớn cho phát
triển. Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất ở Việt Nam chưa cao, thể hiện ở
tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá thấp, hiệu quả dùng đất thấp, chỉ đạt 1,6vụ/năm, năng suất cây
trồng thấp, riêng năng suất lúa, cà phê và ngô đã đạt mức trung bình thế giới.



Theo dự báo đến 2010: Chúng ta có thể sử dụng gần 50% diện tích đất

chưa sử dụng (khoảng 2,0 triệu ha), như vậy quĩ đất nông nghiệp sẽ vào khoảng
gần 10,0 triệu ha và được phân bố như sau: đất canh tác hàng năm 6,5 triệu ha
(trong đó đất trồng lúa 4,3 triệu ha); đất trồng cây lâu năm 2,8 triệu ha; đất cỏ và
nuôi trồng thuỷ sản 0,7 triệu ha. Đất nông nghiệp tuy có tăng lên chút ít (năm 1989
là 6,9 triệu ha; 1999 tăng lên 7,8 triệu ha, năm 2006 tăng lên 9,4 triệu ha), song
bình quân cũng chỉ ~ 0,11 ha/người.


Việt Nam có trữ lượng các mỏ đất hiếm khoảng 7-8 tỉ tấn, có điều kiện

khai thác thuận lợi, là nguồn tài nguyên dồi dào cho sự phát triển các ngành công
nghệ điện tử, thủy tinh, luyện kim. Tuy nhiên với sự khai thác chưa hợp lý hiên nay,
chúng ta cũng không kì vọng vào mỏ đất này quá nhiều.
2.2.

Quỹ đất ở.
6


Vấn đề nhà ở của người dân, nhất là tại các
khu đô thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây
đang trở thành gánh nặng của chính sách an ninh xã hội.
Trong năm 2008, đã có 51,5 triệu m2 nhà ở được xây mới, trong đó khu vực
đô thị có 28,86 triệu m2. Kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2005 (do Bộ Tài
nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện) cho thấy, cả nước có 598.428 ha đất ở,
chiếm 18,51% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 1,81% tổng diện tích đất
tự nhiên cả nước, tăng 155.250 ha so với năm 2000. Trong đó, đất ở tại nông thôn

cả nước có 495.549 ha, chiếm 82,81% tổng diện tích đất ở, tăng 124.529 ha so với
năm 2000, đạt bình quân đầu người là 59,1m2; đất ở tại đô thị có 102.879 ha,
chiếm 17,19% tổng diện tích đất ở, tăng 30.721 ha so với năm 2000, bình quân đầu
người đạt 12m2/người.
Theo số liệu báo cáo của 46/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì đến
ngày 30/9/2008, quỹ đất sử dụng cho hỗ trợ và tái định cư là 14.754,53 ha (trong đó
có 12.900,59 ha cho 1.468 dự án, công trình do Nhà nước thu hồi đất và 1.853,94
ha cho 449 dự án tái định cư do thiên tai). Tuy nhiên, quỹ đất này mới chỉ đáp ứng
được khoảng 50 - 60% nhu cầu tái định cư của người dân, số còn lại phải tạm cư
chờ bố trí tái định cư, nhận thêm phần hỗ trợ để tự lo chỗ ở mới hoặc chưa được bố
trí tái định cư.
-

Chất lượng đất ở Việt Nam:

Đất đã bị xói mòn, rửa trôi, khô cằn, suy kiệt chất dinh dưỡng tập trung ở các
vùng trung du và miền núi phía Bắc, các tỉnh Ninh Thận, Bình Thuận và một số
khu vực ở Tây Nguyên.Tại vùng đất không được che phủ bởi lớp phủ thực vật, đất
bị xói mòn rưa trôi lớn nhất (200 tấn/ha/năm), độ phì suy giảm nhanh nhất, đất bỏ
hóa (114,3 tấn/ha/năm).

7


Đất bị mặn hóa và phèn hóa khoảng 3 triệu ha, đất bị úng ngập khi có lụt lớn
khoảng 1,4 triệu ha, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông
Cửu Long.
II.

NGUYÊN NHÂN


-

Dân số tăng nhanh theo cấp số nhân (thời gian

để quy mô dân số thế giới đạt 1 tỷ người đầu tiên là hàng triệu năm.nhưng thời gian
để nhân loại có thêm 1 tỷ người tiếp theo ngày càng giảm dần (từ 100 năm, đến 30
năm, 15 năm, 12 năm)). Do vậy để đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cần
phải thâm canh tăng vụ để tăng năng suất, do đó diện tích sử dụng phân khoáng,
chất kích thích hóa học, thuốc trừ sâu diệt cỏ ngày càng tăng và không tuân thủ quy
chế sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học.Lượng thuốc bảo vệ thực vật và trừ dịch
được sử dụng trung bình là 0,4-0,5 kg/ha, lượng phân đạm hóa học là 73-85 kg/ha,
một số vùng thâm đã sử dụng lên tới 324 kg/ha. Ở Việt Nam trên 300 loại thuốc
bảo vệ thực vật được sử dụng với liều lượng thuốc phun 2-3lit/ha., số lần phun
vùng chè khoảng 30 lần/năm, vùng rau khoảng 20-60 lần/vụ. Từ đó dẫn đến sự suy
thoái và ô nhiễm môi trường đất.
-

Quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã

tác động mạnh mẽ tới tài nguyên đất theo xu hướng tiêu cực.Quỹ đất dành cho các
công trình xây dựng, xưởng nhà máy công nghiệp, và giao thông vận tải ngày càng
lớn (Theo đề án điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô
thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng nâng tỷ lệ đất
dành cho giao thông đô thị thì tại các đô thị lớn, tỷ lệ đất dành cho giao thông
chiếm 20 - 25% đất đô thị; tại đô thị trung bình và nhỏ tỷ lệ này là 15 – 18%) đã
thu hẹp quỹ đất dành cho nông nghiệp, bình quân đất canh tác trên đầu người giảm
xuống.
-


Sự phát triển của quá ttrinh đô thi hóa, công nghiệp hóa trong điều

kiện đầu tư có hạn, thiếu quy hoạch quản lý môi trường gây ô nhiễm vùng ven đô,
8


xung quanh nhà máy và khu công nghiệp. Chúng tích lũy trong đất trong thời gian
dài gây nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Các chất gây ô nhiễm đất gồm chất
thải xây dựng, chất thải kim loại, chất thải hóa học và hữu cơ:


Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thuỷ tinh, ống nhựa, dây cáp, bê

tông,... trong đất rất khó bị phân huỷ.


Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như Chì, Kẽm, Đồng,

Ni ken, Cadimi... thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp.
Các kim loại này tích luỹ trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và
nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.


Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt

điện, các khu vực khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử, có khả năng
tích luỹ cao trong các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn.


Các chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân


bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, mầu vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc
da, công nghiệp sản xuất hoá chất. Nhiều loại chất hữu cơ đến từ nước cống, rãnh
thành phố, nước thải công nghiệp được sử dụng làm nguồn nước tưới trong sản
xuất cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất.
Bên cạnh đó việc sử dụng đất không đúng mục đích vẫn tồn tại khá phổ biến
do chất lượng quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng không hợp
lý, thiếu đồng bộ và mang tính bền vững. Ở nhiều nơi, không ít trường hợp vì muốn
có nhiều công trình, dự án cho địa phương, muốn chỉnh trang, mở rộng đô thị cho
"xứng tầm" hoặc muốn để lại "dấu ấn" của nhiệm kỳ lãnh đạo nên đã vội vàng chỉ
đạo lập và xét duyệt quy hoạch, mà không cân nhắc đầy đủ khả năng thực hiện
trước mắt cũng như tương lai. Đây là nguyên nhân chủ yếu đẫn đến tình trạng quy
hoạch "treo" và không ai khác nông dân là người chịu chấp nhận thiệt thòi. Do vậy,
chỉ tính riêng đến năm 2007 cả nước có tới 1.649 khu vực quy hoạch với diện tích
344.665

ha

được

xếp

vào

diện
9

quy

hoạch


"treo”.


Thống kê mới nhất từ cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi
trường cho biết, cả nước hiện đang có 144.485 tổ chức đang quản lý, sử dụng đất
được Nhà nước giao, cho thuê. Trong đó, có tới 3.311 tổ chức sử dụng đất không
đúng mục đích được giao, được thuê với diện tích 25.587,82ha. Không những thế,
những cơ quan, doanh nghiệp này còn cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng trái
phép... để kiếm chênh lệch.Tỏ ra khá bi quan về tình trạng sử dụng đất không đúng
mục đích, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, vấn nạn này “xảy ra ở hầu hết
các loại hình tổ chức”. Trong số các loại đối tượng vi phạm, các tổ chức sử dụng
đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu, với 1.527 đơn vị
trên diện tích 21.499,68 ha, chiếm 84,02%. Rà soát cho thấy có tới 1.828 tổ chức sử
dụng làm nhà ở với diện tích 4.088,24 ha. Phần lớn diện tích đất này được dành...
xây nhà cho cán bộ, công nhân viên! Ấy là chưa kể tới hơn 1.200 đơn vị khác đang
sử dụng đất cho thuê trái phép với diện tích 2.918,65 ha, tập trung lớn nhất ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, sau đó tới vùng Đông Bắc, vùng Đông Nam Bộ.
Những trường hợp cho mượn, chuyển nhượng trái phép cũng lên tới con số hàng
nghìn...
Theo Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), diện tích đất
chưa đưa vào sử dụng của các tổ chức được giao, thuê cũng lên tới trên 299.719 ha.
Trong đó, diện tích còn để hoang hóa xấp xỉ 250.862 ha do 2.455 tổ chức quản lý.
Diện tích đầu tư, xây dựng chậm (dự án “treo”) cũng lên tới 48.888 ha, tập trung
chủ yếu là các trường học và những dự án phát triển đô thị mới, dự án xây dựng
khu công nghiệp... Số dự án “treo” tập trung chủ yếu tại Bắc Trung Bộ, chiếm tới
56,1% tổng diện tích đất chưa sử dụng.
-

Quá trình di dân tự do, không có kế hoạch cũng ảnh hưởng tới sự phân


bổ nguồn tài nguyên đất vì nơi di dân đến diện tích bình quân đất trên đầu người sẽ
tăng lên, vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở lên khó kiểm soát, trong đó có ô
nhiễm môi trường đất. Trong khi nơi di dân đến diện tích bình quân trên đầu người
10


sẽ tăng lên.Cùng với đó, những bãi đất hoang không được sử dụng gây lãng phí tài
nguyên đất
-

Nhà nước vẫn chưa có nguồn kinh phí thích đáng( hoặc do các cấp địa

phương chưa tiếp cận đươc nguồn kinh phí này, hoặc do sử dụng nguồn kinh phí
chưa hiệu quả) cho vấn dề cải tạo và bảo vệ môi trường đất. Đồng thời công tác
tuyên truyền vận động ở mọi loại hình( tuyên truyền vận động chính sách, tuyên
truyền vận động dư luận, tuyên truyền vận động nguồn lực) trên các phương tiện
truyền thông đại chúng( sách, báo in, internet, phim ảnh, biểu ngữ, …) hoạt động
chưa toàn diện và có hiệu quả. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các
nhà trường chưa được chú trọng đúng mức. Ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa
hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh, sinh viên và thậm chí cả ở một số giáo
viên. Trong khi một sô quốc gia phát triển đã có hẳn môn học riêng về môi trường
thì ở nước ta, ngoại trừ các môn học chuyên ngành về môi trường ở bậc cao đẳng,
đại học thì bảo vệ môi trường chưa đựoc xem là một môn học ở các cấp học phổ
thông mà mới chỉ được lồng ghép trong các môn Sinh học, Giáo dục công dân, Địa
lý và một số tiết học ngoại khoá. Một số chương trình bảo vệ môi trường trong
trường học đã được tổ chức song nhìn chung vẫn mang nặng tính hình thức.
-

Ngoài ra còn có những nguyên nhân khách quan tác động xấu tới môi


trường đất. Đó là quá trình hoang mạc hóa, sự biến đổi khí hậu, …Những thay đổi
về khí hậu đang khiến con người phải sử dụng thêm nhiều biện pháp hóa lý khác
nhau để tăng hiệu suất sử dụng đất. Đó chính là nguyên nhân làm mất dần độ phì
nhiêu, tăng nhiều độc tố trong đất. Hậu quả cuối cùng là sản sinh ra những vùng đất
không thể canh tác - vùng đất chết.
Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ 1965 - 1971,
đế quốc Mỹ đã dùng nhiều loại chất diệt cỏ, làm trụi lá cây nhằm phá hoại ta về
quân sự và kinh tế. Ba loại chất độc hoá học chủ yếu đã được quân đội Mỹ dùng ở
Việt Nam là: Chất độc màu da cam, chất trắng dùng để phá huỷ rừng, chất xanh
11


dùng để phá hoại mùa màng. Chất độc màu da cam có chứa dioxin, là một chất độc
cực mạnh, rất bền vững, khó phân huỷ. Do đó chúng tồn tại rất lâu trong môi
trường, tích luỹ sau nhiều lần sử dụng, làm cho đất và nước bị ô nhiễm nặng, cây
rừng bị huỷ diệt. Tổng cộng đế quốc Mỹ đã rải 72 triệu lít chất diệt cỏ (bao gồm 44
triệu lít chất độc màu da cam, 20 triệu lít chất trắng, 8 triệu lít chất xanh) lên 1,7
triệu ha đất trồng và rừng ở miền Nam Việt Nam, ít nhất có 12% diện tích rừng, 5%
diện tích đất trồng trọt bị rải chất độc màu da cam một hay nhiều lần.
III.
-

HẬU QUẢ
Các chất độc hại có miền phân tán lớn và độ phân hủy trong thiên

nhiên rất chậm ( khoảng 20-30 năm ) đã đe dọa trực tiếp chất lượng đất, chất lượng
các mạch nước ngầm và đời sống của các hệ thực vật và động vật cả về số lượng và
chất lượng. Từ đó làm mất vai trò cân bằng của hệ sinh thái, là tác nhân dẫn đến
các hiện tượng xấu trong tự nhiên gây thiệt hại không nhỏ đối với đời sống con

người, làm giảm chất lượng cuộc sống gia đình.
Từ đất bị ô nhiễm các hoạt chất độc hại tích tụ trong các sản phẩm nông
nghiệp, xâm nhập vào hệ thực vật và động vật từ đó đi vào cơ thể con người , ảnh
hưởng xấu đến an toàn lương thực thực phẩm và sức khỏe con người.
+

Tổ chức WHO ước lượng mỗi năm 3% lao động trong nông nghiệp ở

các nước đang phát triển (25 triệu người) bị nhiễm độc thuốc trừ sâu
+

Thập niên 90 ở Châu Phi mỗi năm 11 triệu người bị nhiễm độc

+

Malayxia 7% nông dân bị ngộ độc hàng năm và 15 % bị ngộ độc ít

nhất 1 lần trong đời
-

Theo đánh giá ngân hàng thế giới, Việt Nam có thể chịu tổn thất do ô

nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hằng năm. Nèn kinh tế mất khoảng 3,9% tỉ
USD trong 71 tỉ USD của GDP năm 2007. Mỗi năm thiệt hại 780 triệu USD trong
các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường. Tổn thất kinh tế do ô
nhiễm môi trường được tính cho các khoản: chi phí chăm sóc sức khỏe, thiệt hại do
12


giảm thời gian làm việc và năng suất lao động của công nhân giảm, chi phí sửa

chữa hao mòn công trình hoặc bồi thường cho việc môi trường bị suy thoái hay hủy
hoại do ô nhiễm.
-

Sự xói mòn làm tăng ảnh hưởng của thiên tai bão lũ, thoái hóa đất làm

suy giảm độ phì của đất, gây phèn hóa đất đai cùng với thực trạng diện tích đất
canh tác bình quân trên đầu người làm giảm sản lượng và chất lượng thực phẩm.
-

Việc sử dụng đất chưa hợp lý, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất, làm

giảm diện tích đất thổ cư và diện tích đất sử dụng cho mục đích công cộng. Các dự
án sử dụng đất không khả quan (Ví dụ: xây dựng các sân gôn làm mất đi hàng ngàn
ha đất canh tác của người nông dân, họ không còn đất canh tác và hình thành một
luồng di dân không có kế hoạch, tạo sức ép việc làm tai các khu công nghiệp, khu
đô thị…) đã gây ra nhiều hệ quả tiêu cực.
IV.

GIẢI PHÁP

-

Quy hoạch sử dụng đất hợp lý có kế hoạch

Đổi mới hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là yêu cầu bức thiết trong
thời điểm này cũng như tương lai. Biện pháp là các Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng phải phối hợp xác định rõ nội dung, mối quan hệ
giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây
dựng. Áp dụng công nghệ thông tin vào việc lập quy hoạch sử dụng đất dựa trên

việc xây dựng cơ sở dữ liệu và hiện trạng sử dụng đất, cơ sở dữ liệu tiềm năng đất
đai, phân tích các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội, môi trường. Hoàn chỉnh việc lập và
xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các đơn vị hành chính cấp xã,
huyện. Xây dựng các quy định cụ thể để kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất. Kiên quyết thu hồi đất đã giao, cho thuê không đúng
đối tượng, đất Nhà nước đã giao, cho thuê nhưng không sử dụng, sử dụng không
hiệu quả, sai mục đích. Làm tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
13


nước thu hồi đất mà trọng tâm là thực hiện thống nhất trình tự, thủ tục, quy định về
thẩm định, phê duyệt, giám sát thực hiện phương án bồi thường, giải phóng mặt
bằng. Rà soát quy hoạch để phát hiện và xử lý dứt điểm tình trạng quy hoạch
"treo", giải toả "treo" và dự án "treo", đặc biệt là dân chủ, công khai trong quy
hoạch.
Cùng với đó, hạn chế việc lấy đất nông nghiệp và quy hoạch lại một cách tổng thể
để tập trung sản xuất theo hướng chuyên canh hàng hoá gắn với thị trường, nâng
cao giá trị sử dụng đất.
- Để khắc phục tình trạng giá đất tăng cao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã
đưa ra 8 kế hoạch sẽ triển khai sắp tới, trong đó một số kế hoạch quan trọng như:


Sẽ đổi mới hệ thống tài chính đất nhằm khắc phục tình trạng giá đất do

các địa phương qui định chưa sát với giá đất trên thị trường trong điều kiện bình
thường.


Phối hợp với Bộ Xây dựng và các đơn vị liên quan thực hiện một đầu


mối cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cơ quan cấp chứng nhận
quyền sở hữu nhà, tiến tới chỉ còn một loại Giấy chứng nhận đối với đất và tài sản
gắn liền với đất.


Khắc phục yếu kém trong việc tái định cư, đẩy nhanh tiến độ giải

phóng mặt bằng đáp ứng kịp thời tiến độ triển khai các dự án.


Tăng cường tổ chức phát triển quỹ đất, đẩy mạnh hình thức đấu giá

quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và đất ở…
-

Trong nông nghiệp, để hạn chế lượng thuốc

trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật chứa nhiều chất độc hại cần khuyến khích phát triển
nông nghiệp theo hướng an toàn sinh học. Thay thế dần hóa chất trong nông nghiệp
bằng phân hữu cơ, phân vi sinh. Có chính sách khuyến nông, khuyến lâm trên cơ sở
khoa học, đảm bảo sử dụng tài nguyên đất bền vững thông qua việc sử dụng cơ cấu

14


đất đai hợp lý, giảm tỷ lệ cây trồng hằng năm, nhất là cây lương thực, tăng diện tích
trồng cây công nghiệp dài ngày ở những nơi có độ dốc địa hình lớn. Trong lâm
nghiệp triển khai hiệu quả các chương trình bảo vệ rừng, trồng thêm rừng mới để
phát triển vốn rừng, khoanh nuôi chăm sóc rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn để

đảm bảo khả năng tái sinh nhanh, tăng độ phủ cho đất. Thực hiện giao đất, giao
rừng, giao quyền sử dụng đất ổn định và lâu dài cho người dân.
-

Nhà nước cần xóa bỏ chính sách tự cung tự

cấp lương thực ở miền núi nhằm hạn chế và chấm dứt tình trạng du canh du cư, phá
rừng làm nương rẫy bằng cách cân đối phần lương thực thiếu của vùng miền núi
trước khi ổn định mức lương thực xuất khẩu. Có kế hoạch điều hòa lương thực từ
đồng bằng lên trao đổi hàng hóa và cung cấp cho ngươi dân miền núi để đảm bảo
lương thực cho mọi vùng.
-

Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Đất đai, Luật Bảo vệ tài nguyên rừng,

Luật Bảo vệ môi trường. Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra các văn bản
quy phạm pháp luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm
phát hiện các quy định mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và
hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách, pháp luật có
liên quan.


Về công tác xây dựng, tuyên truyền pháp luật.

+

Cần sửa đổi một cách cơ bản Luật đất đai hiện hành, khắc phục những

vướng mắc giữa lý luận và thực tế về vấn đề sở hữu đất đai, giá đất, vấn đề thu hồi,
đền bù thiệt hại về đất đai khi thực hiện các dự án đầu tư, sao cho có sự hài hoà về

lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư.
+

Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp

luật sao cho thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm.


Về công tác tổ chức – cán bộ :

15


Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố lại công tác quản lý và sử
dụng đất đai từ trung ương đến địa phương; tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên
sâu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời chú trọng hơn đến công tác rèn
luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất
đai và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai.


Về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm :

Cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai, phát
hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm, xử lý nghiêm minh các trường
hợp vi phạm; nhất là đối với vấn đề xử lý rác thải của các nhà máy, xí nghiệp
-

Giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân.




Điều tiết hài hòa lợi ích giữa các đối tượng trong quá trình thực hiện

tạo quỹ đất và sử dụng quỹ đất. Mở rộng các sàn giao dịch thị trường đất đai và bất
động sản; hạn chế tối đa các giao dịch ngầm.


Lập phương án thu hồi đối với diện tích đất dư thừa so với tiêu chuẩn,

diện tích đất sử dụng không hiệu quả đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp.


Đối với quỹ đất sử dụng cho mục tiêu hỗ trợ tái định cư, dự kiến cần

khoảng 5-10% tổng quỹ đất về nhà ở (kết hợp quy hoạch, cải tạo và xây dựng lại
những chung cư, tập thể cũ, đã xuống cấp); tiến tới thực hiện phương thức xã hội
hoá phát triển quỹ nhà tái định cư; tạo lập, quy hoạch chung khu tái định cư cho
mỗi khu vực, mỗi đơn vị hành chính.


Tạo quỹ đất sạch từ Tổ chức phát triển quỹ đất trước khi giao cho chủ

đầu tư triển khai dự án. Tạo quỹ đất từ quy hoạch sử dụng đất. Đấu giá quyền sử
dụng đất hoặc đấu thầu các dự án có sử dụng đất; mở rộng các loại hình nhà ở.

16





Mở rộng đối tượng tham gia giao dịch trên thị trường đất đai, tiếp tục

đổi mới chính sách tài chính đất đai, chủ động điều tiết giá đất trong thị trường
bằng quan hệ cung - cầu.
-

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức và ý thức về

vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên đất. Đối với trường học, trong các bài giảng, căn
cứ vào điều kiện từng môn học cụ thể, có thể lồng ghép những kiến thức về bảo vệ
môi trường. Việc cho học sinh, sinh viên thường xuyên tiếp xúc với những kiến
thức về môi trường qua các lời giảng của giáo viên có thể tác động trực tiếp và có
tác dụng hơn so với những chương trình truyền thông khô cứng. Không chỉ trong
các tiết dạy trên lớp, giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi
trường. Đồng thời, khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của
nhau và đưa ra những lời nhắc nhở, tuyên dương kịp thời. Các nhà trường cũng cần
dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư các thiết bị tiết kiệm điện, khuyến
khích giáo viên, học sinh, sinh viên sử dụng năng lượng tiết kiệm cùng với việc ban
hành những quy định cụ thể về việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xanh sạch - đẹp. Cần đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp
loại giáo viên, học sinh, sinh viên. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà
trường là một trong những biện pháp quan trọng góp phần xây dựng môi trường
học đường thân thiện cũng như mang lại những lợi ích trước mắt và lâu dài.
V.

LIÊN HỆ VỚI TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA NAM ĐỊNH:

Nam Định là vùng đất thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Hồng, đa dạng về tài
nguyên thiên nhiên. Đất nông nghiệp: 115.174,2 ha, đất phi nông nghiệp: 46.247,7
ha, đất chưa sử dụng: 3.583,5 ha. Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người

thấp: 580 m2. Vùng ven biển Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, đất đang đươợc bồi tụ ra
biển với tốc độ nhanh, bình quân mỗi năm tiến ra biển đươợc 80-120m và cứ sau 5
năm thì diện tích đất có khả năng tăng thêm từ 1.500 - 2.000ha.

17


Chất lượng đất cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng chủ yếu do quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường chủ yếu ở các khu, cụm công
nghiệp và các làng nghề diễn ra trên diện rộng. Toàn tỉnh Nam Định có 18 khu,
cụm công nghiệp, trong đó có 2 khu công nghiệp lớn là Hoà Xá - TP Nam Định và
Mỹ Trung - Mỹ Lộc sản xuất kinh doanh đa ngành nghề. Còn lại là 16 cụm công
nghiệp thuộc 8 huyện và TP Nam Định với 223 dự án, cơ sở kinh doanh đang hoạt
động. Tại các khu, cụm công nghiệp này, đa số các đơn vị chưa đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý chất thải gồm nước, khí, bụi và tiếng ồn. Cũng đã có một số doanh
nghiệp có đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải nhưng hoạt động không đúng
quy trình thiết kế hoặc không vận hành thường xuyên. Hầu hết các doanh nghiệp
đều không có bản cam kết bảo vệ môi trường và giấy phép xả thải vào nguồn
nước...
Còn tại các làng nghề, tình hình ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng
đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khoẻ của nhân dân. Cả tỉnh có 90 làng
nghề trên 9 huyện và TP Nam Định nhưng ô nhiễm trầm trọng đang diễn ra ở một
số làng nghề chủ yếu làm nghề đúc, cơ khí như tại làng nghề cơ khí Vân Tràng Đồng Côi - Nam Trực, các làng nghề nứa ghép sơn mài, chế biến gỗ, cơ khí, đúc
đồng ở các xã Yên Xá, Yên Ninh, Yên Tiến (Ý Yên)… Do đại đa số các đơn vị
kinh doanh, có cả những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn không nắm được
Pháp lệnh Bảo vệ môi trường và luật. Hầu hết người dân làm nghề ở các làng nghề
này không quan tâm đến bảo vệ môi trường, khói bụi dẫn đến tình trạng ô nhiễm
không khí ở các làng nghề diễn ra phổ biến.
Mức độ ô nhiễm đất, nguồn nước và không khí nặng đã làm cho phần

lớn cư dân Vân Tràng (làng nghề cơ khí) mắc các bệnh về đường hô hấp, da liễu và
phụ khoa. Theo đội Vệ sinh phòng dịch xã, tuổi thọ của dân làng là 55, 150 người

18


mắc bệnh lao phổi (4,7%), 246 người mắc bệnh viêm phế quản (8,3%), 80 người
đau mắt hột, số người chết vì ung thư phổi ngày một tăng lên.
Do vậy,cần có giải pháp cho tình hình trên:
-

Đề cao vai trò của đơn vị chủ quản trong lĩnh vực môi trường, Sở Tài

nguyên và Môi trường cần làm tốt hơn nữa vai trò tuyên truyền, hướng dẫn các
doanh nghiệp hoàn chỉnh thủ tục và làm tốt công tác bảo vệ môi trường.
-

Đồng thời, các cơ quan chức năng cần phối hợp với nhau một cách

chặt chẽ hơn nữa để tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của người dân, giúp
người dân hiểu rõ hơn nữa về tác hại của việc huỷ hoại môi trường. Đặc biệt tại các
làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, những nơi mà hiện nay môi trường đang
bị ô nhiễm nghiêm trọng.
-

Chỉ khi người dân ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường thì công

tác gìn giữ và bảo vệ môi trường mới thực sự có hiệu quả. Việc vi phạm pháp luật
bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng mới không xảy ra


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
-

Giáo trình: Dân số sức khỏe sinh sản và phát triển, NXB Chính trị

quốc gia, 2005
-

Báo Vietnam.net

-

Việt Báo( Theo_VnExpress.net)

-

Báo Quân Đội Nhân Dân

-

Http:www.gso.gov.vn

-

www.google.com.vn

-

www.namdinh.gov.vn
19



-

www.cuocsongviet.com.vn

20



×