Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phòng chống ma túy học đường thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.99 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
2.1 Ý nghĩa khoa học.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu.
4. Đối tượng tuyên truyền.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1 Cơ sở lý luận.
5.2 Phương pháp nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài.
7. Kết cấu của đề tài.
PHẦN NỘI DUNG.
Chương 1: Yêu cầu khách quan của việc tăng cường tuyên truyền
phòng chống tệ nạn xã hội trong một số bộ phận thanh niên hiện nay.
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
1.1.1 Trên thế giới.
1.1.2 Ở Việt Nam.
1.2 Một số khái niệm trong tiểu luận.
1.2.1 Tệ nạn xã hội.
1.2.2 Khái niệm ma tuý.
1.2.3 Khái niệm nghiện hút ma tuý.
1.2.4 Mại dâm.
Chương 2: Thực trạng tệ nạn xã hội trong một bộ phận thanh niên
hiện nay.
2.1 Vài nét tình hình kinh tế – xã hội nước ta từ năm 1986 đến nay.


2.2 Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội trong một bộ phận
thanh niên hiện nay.


Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp tăng cường tuyên truyền
phòng chống tệ nạn xã hội trong thanh niên hiện nay.
3.1 Về chỉ đạo thực hiện.
3.2 Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục.
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Công tác đổi mới toàn diện của đất nước do Đảng phát động và lãnh đạo
từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI (1986) đến nay cơ bản đã làm nên biết bao đổi
thay cho đất nước, cho những cuộc đời và những con người. Tất nhiên, trên
con đường tiến lên còn ngổn ngang, bề bộn bao nhiêu việc chưa làm được.
Cuộc sống của một bộ phận dân cư nhất là vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó
khăn. Sự phân biệt giầu nghèo, cách biệt thành thị nông thôn còn xa. Tình
trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ thanh niên đang góp phần cản trở việc thực hiện đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và có nguy cơ dẫn đến hiểm hoạ đe doạ sự phát
triển cua xã hội, đó là:
Một số giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức truyền thống bị phá vỡ, bị xâm
hại gây xói mòn đạo lý, nhân phẩm bị hạ thấp dẫn đến nhiều biểu hiện lệch
lạc; sự phát triển kinh tế – xã hội bị cản trở do phải chịu sự tác động xấu của
tệ nạn xã hội.
Tên nạn xã hội luôn là bạn đồng hành của tội phạm, tỷ lệ số người
nghiện ma tuý tăng tỷ lệ thuận với các loại tội phạm như trộm cắp, giết người
….
Tệ nạn xã hội nhất là nghiện hút, chính ma tuý, mại dâm là con đường
chủ yếu dẫn đến HIV/AIDS (gần 70% người nhiễm HIV/AIDS bị lây nghiễm
qua đường tiêm chích ma tuý).

Trong những năm qua, nhận thức rõ tệ nạn xã hội là một trong những yếu
tố gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước đã có
nhiều chỉ thị, Nghị quyết, Văn bản nhằm ngăn chặn sự phát sinh, gia tăng của
tệ nạn xã hội.
Năm 1995 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 05/CP và 06/CP về tăng
cường chỉ đạo công tác tăng cường tuyên truyền phòng chống và kiểm soát


ma tuý, mại dâm. Nghị quyết đã chỉ rõ “cần phải đấu tranh kiên quyết chống
tệ nạn xã hội bằng các biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giáo
dục, xử lý hành chính và hình sự”. Tiếp đến là các Nghị định 81,88/CP nhằm
đẩy mạnh công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
Ngày 28/8/1997, Thủ tướng cp đã quyết định thành lập văn phòng Uỷ
ban quốc gia phòng chống ma tuý và đã mở chiến dịch tuyên truyền phòng
chống ma tuý học đường. Năm 1998 đã chọn Hà Nội là điểm chỉ đạo về công
tác phòng chống ma tuý trong học sinh sinh viên.
Cuộc chiến đấu phòng chống tệ nạn xã hội nói chung và tăng cường
tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội trong thanh niên nhằm mục đích bảo
vệ sức khỏe, nhân phẩm con người đã diễn ra trong nhiều thập kỷ ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới. Đây là cuộc chiến đấu trong gian khổ, phức tạp và
quyết liệt giữa một bên là những giá trị chuẩn mực xã hội, của quần chúng
nhân dân với lực lượng tội phạm và những mặt trái tất yếu của cơ chế thị
trường.
Trước tình hình đó, đề tài này với hy vọng góp tiếng nói vào cuộc đấu
tranh chung của toàn xã hội nhằm tuyên truyền phòng ngừa, đẩy lùi tệ nạn xã
hội nói chung vào trong một bộ phận thanh niên nói riêng một cách kịp thời
và có hiệu quả.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
2.1 Ý nghĩa khoa học.
Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội đã và đang là vấn đề luôn được

các cấp, các ngành quan tâm với nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về
phòng chống tệ nạn xã hội trong tất cả các loại đào tạo để làm rõ hơn nguyên
nhân phát sinh, tồn tại và phát triển của ttn xã hội và đưa ra các giải pháp,
kiến nghị đối với công tác phòng chống tệ nạn xã hội.
Để làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội nói chung
và thanh niên nói riêng, chúng ta cần vận dụng môn nguyên lý tuyên truyền


một cách khoa học gắn với thực tiễn sẽ góp phần xây dựng một môi trường xã
hội tốt đẹp hơn.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Song hành với sự phát triển của kinh tế – xã hội tệ nạn xã hội cũng ngày
càng gia tăng và phát triển mạnh gây những ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống xã hội không chỉ riêng Việt Nam và trên phạm vi cả thế giới. Đây là vấn
đề nhức nhối, bức xúc của tất cả mọi người cũng như các cấp chính quyền từ
Trung ương đến địa phương. Đến nay chúng ta đã tiến hành nhiều biện pháp
ngăn chặn, tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp tuyên truyền phòng chống
tệ nạn xã hội hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là những biện pháp
tuyên truyền nhằm ngăn chặn tệ nạn xã hội trong thanh niên.
Đề tài “Tăng cường tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội trong một
bộ phận thanh niên hiện nay. Thực trạng và giải pháp”.
3. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn xã hội trong
thanh niên nói riêng.
- Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.
- Nêu được các giải pháp về tính hiệu quả của công tác tuyên truyền
phòng chống tệ nạn xã hội trong thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng tuyên truyền.
Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn xã hội trong
thanh niên nói riêng. Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội tác động đến

công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội nhằm đẩy lùi tệ nạn xã hội,
ngăn chặn tệ nạn xã hội trong thanh niên.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
5.1 Cơ sở lý luận.


Đề tài dựa trên cơ sở lý luận là phương pháp duy vật biện chứng của Chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tuyên truyền
5.2 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng tổng hợp một số phương pháp phục vụ cho quá trình
nghiên cứu, cụ thể là phương pháp khảo sát tài liệu, trao đổi.
6. Đóng góp của đề tài.
Đề tài góp phần đánh giá thực trạng tệ nạn xã hội trong thanh niên và
đưa ra những giải pháp tối ưu trong công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn
xã hội nói chung và thanh niên trên địa bàn cả nước.
7. Kết cấu của đề tài.
Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, ngoài phần mở đầu, phần kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo, đề tài bao gồm 3 chương và 8 tiết.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
YÊU CẦU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG TUYÊN
TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG MỘT SỐ BỘ
PHẬN THANH NIÊN HIỆN NAY.
1.1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1.1.1 Trên thế giới.
Hiện nay tình hình ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS … đang là vấn đề cấp

thiết và nóng bỏng mang tính chất toàn cầu, chúng ảnh hưởng tác động rất
nhiều đến hiệu quả kinh tế – xã hội, sức khoẻ cộng đồng và sự phát triển của
nhân loại, điển hình như Iran năm 1980 có 80 nghìn người nghiện ma tuý, đến
năm 1991 theo thống kê của WHO thì số người nghiện ma tuý tăng lên là 1
triệu người. Tại Pháp năm 1969 có 20.000 người nghiện thì sau 20 năm
(1989) con số này lên tới 90.000 ngườik.
Số người chết hàng năm do ma tuý là 35.000 người và mức tiêu thụ ma
tuý chiếm 60% sản lượng mục tiêu hàng năm. Số người nghiện ma tuý ngày
càng tăng nhanh trên khắp toàn cầu dưới nhiều hình thức đa dạng. Ma tuý gây
lên những tác hại không thể lường trước được: huỷ hoại sức khoẻ, gây mất ổn
định xã hội, suy thoái về đạo đức, bạc nhược về tinh thần…\
Đứng trước hiểm hoạ không lường của ma tuý, từ lâu trên thế giới đã
hình thành nên các tổ chức với những quy định để làm cơ sở cho công cuộc
đấu tranh chống trồng, sản xuất, vận chuyển, buôn bán và sử dụng các chất
ma tuý.
Năm 1909 đại diện của 13 quốc gia đã tham dự Hội nghị Thượng Hải
(Trung Quốc) nêu ra vấn đề cấp bách đso là thành lập hệ thống tổ chức để
kiểm soát các chất ma tuý trên phạm vi toàn thế giới. Tại kỳ họp lần thứ 17
của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định lấy thập kỷ 90 (1991-2000) là
thập kỷ đấu tranh chống ma tuý trên phạm vi toàn cầu.


Trong thời đại ngày nay, xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá đã đẩy các
quốc gia xích lại gần nhau hơn, gắn bó và rằng buộc nhau hơn. Theo thống kê
của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay thế giới có khoảng 50 triệu người
nghiện ma tuý, hàng năm sử dụng 3.033 tấn thuốc phiện. Những nước có tỷ lệ
người sử dụng cao là Mỹ, Côlômbia, Pháp, Italya, Iran, Ấn Độ… và nguy
hiểm hơn, ma tuý đã từng bước len lỏi vào các môi trường nhạy cảm như
trường học, học sinh, sinh viên.
Đứng trước thực trạng trên, vấn đề cần tăng cường và kiểm soát mục tiêu

trở thành vấn đề chung của toàn nhân loại.
Vấn đề thanh niên và công tác giáo dục định hướng thanh niên tránh xa
những tệ nạn xã hội luôn giữ vai trò quan trọng của mọi xã hội và mọi dân tộc
vì từ xưa đến nay thanh niên luôn được coi là rường cột của đất nước, tương
lai của dân tộc và hạnh phúc của mỗi gia đình.
1.1.2 Ở Việt Nam.
Do điều kiện lịch sử của đất nước, trải qua hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã để lại cho dân tộc ta những hậu quả khôn
lường, các loại tệ nạn xã hội có đất để bám rễ phát triển từ đây. Năm 1959 ở
miền Bắc có khoảng trên 30.000 người nghiện ma tuý với hình thức hút là chủ
yếu. Trong khi đó ở miền Nam dưới chế độ Mỹ – Ngụy việc buôn bán và sử
dụng chất ma tuý trở thành phổ biến. Nhất là từ sau năm 1965, đồng thời tệ
nạn mại dâm cũng phát triển mạnh, chỉ trong thời gian ngắn, số gái mại dâm
được thống kê cao hơn 100.000 người.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi đất nước đổi mới, bên cạnh
những thành quả tốt đẹp của cơ chế thị trường thì song song với nó là những
mặt trái như ma tuý, mại dâm, sự suy thoái đạo đức, lối sống vọng bản chạy
theo lợi ích vật chất… trong một bộ phận không nhỏ tầng lớp thanh niên ngày
càng tăng.


Để giải quyết có hiệu quả những tệ nạn xã hội và tệ nạn xã hội trong
thanh niên hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách, và biện pháp
kiên quyết triệt phá các tổ chức buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma tuý, mại dâm,
giúp đỡ cai nghiện và hoàn lương. Nghị quyết 120/HĐKT về chương trình
xúc tiến việc làm, đã ký kết các văn bản, cam kết quốc tế và khu vực về
phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Thông tư liên tịch số 10/LB – T.T; số 06/LB – T.T về vay vốn tạo việc
làm cho các cơ sở tập trung quản lý chữa chị nghiện ma tuý. Cùng với các
nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã ký kết các văn bản và biện

pháp phòng chống ma tuý. Ngày 11/3/1995 ký thoả thuận chung về kiểm soát
ma tuý giữa Việt Nam và Mianma; tham dự Hội nghị Châu Ắ - Thái Bình
Dương lần thứ 20 về kiểm soát ma tuý. Cùng với nhiều công trình nghiên cứu
khoa học, dự án của nhiều ban, ngành khác nhau như Cục Phòng chống tệ nạn
xã hội, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Công an….
Tiểu luận này không có tham vọng tìm ra giải pháp tối ưu cho việc tuyên
truyền phòng chống tệ nạn xã hội mà chỉ hy vọng sẽ tiếp cận, tìm hiểu với
tính chất tham khảo để góp phần tìm ra giải pháp tốt nhất để ngăn chặn có
hiệu quả tệ nạn xã hội trong một bộ phận thanh niên hiện nay.
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG TIỂU LUẬN.

1.2.1 Tệ nạn xã hội.
Ở nước ta đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu dưới nhiều góc
độ, phạm vi, cấp độ khác nhau như từ góc độ xã hội học các nhà nghiên cứu
đều thống nhất quan điểm:
Tệ nạn xã hội là sự sai lệnh chuẩn mực xã hội do các chủ thể xã hội gây
ra. Ở đây chúng ta hiểu chuẩn mực xã hội với ý nghĩa chung nhất - đó là
những quy tắc, yêu cầu của xã hội đối với mỗi cá nhân trong đó xác định ít
nhiều đến khối lượng, tính chất, giới hạn của cái có thể và cái được phép
trong hành vi của mỗi cá nhân. Những quy tắc, yêu cầu này có thể được ghi


vào văn bản. Các chuẩn mực được ghi vào văn bản như: Văn kiện, đạo luật,
điều lệ… hoặc không ghi trong văn bản như: Đạo đức, phong tục, tập quán….
Các chuẩn mực không ghi trong văn bản không lệ thuộc vào hệ thống pháp lý
nó có quan hệ rất chặt chẽ với pháp luật.
Từ khái niệm “chuẩn mực xã hội” ta có thể đi đến khái niệm “Sai lệch
chuẩn mực xã hội” như sau: Sai lệch chuẩn mực xã hội là những hành vi vi
phạm các chuẩn mực xã hội và đặc trưng của nó là tính phổ thông, tính ổn
định, và tính mở rộng nhất định nào đó trong điều kiện xã hội giống nhau.

Có nhiều quan niện khác nhau về “tệ nạn xã hội” nhưng tựu chung lại
hình thành các nhóm sau:
* Quan điểm 1: Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật
nhưng chưa phải là tội phạm. Đây là những thói hư, tật xấu, trái với thuần
phong mỹ tục, truyền thống đạo đức….
Do nhiều người mắc phải gây hại đến đời sống tinh thần và vật chất của
xã hội.
* Quan điểm 2: Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch với chuẩn mực
xã hội, sai lệch với qui tắc đạo đức truyền thống xã hội do cá nhân hoặc
những nhóm người do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan vào đó tác
động tới.
* Quan điểm 3: Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội gây nguy
hiểm cho xã hội, được thay đổi về mặt lịch sử và thể hiện trong sự thống nhất
biện chứng các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích xã hội, nhà nước,
tài sản, các quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
Từ những quan điểm trên, chúng ta có thể nhìn nhận một cách hệ thống
về tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội là sự sai lệch chuẩn mực xã hội, đi ngược lại
những nguyên tắc về đạo đức, truyền thống văn hóa cộng đồng dân tộc, về
các thể chế được qui định trong pháp luật. Nó tồn tại như một mầm mống


tiềm ẩn sự lây lan phổ biến trong cộng đồng và thường gây những hậu quả
nghiêm trọng trong đời sống xã hội.
Vì vậy, tệ nạn xã hội thể hiện ra với các đặc trưng:
+ Là những sai lệch chuẩn mực xã hội.
+ Xảy ra trong phạm vi không gian, thời gian nhất định.
+ Dễ lây lan, phổ biến.
+ Gây hậu quả cho bản thân và cộng đồng.
1.2.2 Khái niệm ma tuý.
Có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về ma tuý.

+ Theo Tổ chức Y tế thế giới, ma tuý theo nghĩa rộng nhất là một thực tế
khoa học, hoặc là những thực tế hỗn hợp, khác nhau với tất cả những cái được
đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thường. Việc sử dụng những chất đó sẽ
làm biến đổi chức năng sinh học và tinh thần của con người.
+ Ma tuý là các chất hoá học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo, khi xâm
nhập vào cơ thể con người sẽ có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, trí tuệ, làm
cho con người phụ thuộc vào chúng, gây nên những tổn thương cho từng cá
nhân và cộng đồng.
+ Ma tuý là tên gọi chung của các chất có tác dụng gây trạng thái ngây
ngất, đờ đẫn, nếu dùng quen sẽ dẫn đến nghiện.
Việc nhận biết và phân loại, các chất ma tuý là rất quan trọng và cần thiết
để có hiểu biết đầy đủ về chúng.
Theo Thông tư liên ngành Toà án nhân dân tối cao – Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao sô 09/T.T.LN gnày 10/10/1999 thì ma tuý là: Quả thuốc phiện, lá,
hoa, quả cây Cần sa, của cây Côca và các chế phẩm, nhựa của cây Thuốc
phiện, nhựa của tinh dầu Cần sa, hêrôin, côcain ở dạng thô và dạng tinh chế,
các loại tân dược gây nghiện như: Morphin, Pethidin… để tổng hợp các chất
ma tuý.
1.2.3 Khái niệm nghiện hút ma tuý.


Nghiện và hút ma tuý là trạng thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính cso
hại cho cá nhân và xã hội do lặp lại nhiều lần một chất độc tự nhiên hay tổng
hợp. Như vậy có thể hiểu, nghiện ma tuý là thói quen sử dụng ma tuý dẫn đến
tình trạng lệ thuộc, chịu sự nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính của chúng, gây
ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thần kinh, trí tuệ, mất dần năng lực lao
động và sống nhờ vào ảo giác. Người nghiện ma tuý nói chung là “Nhóm xã
hội đặc biệt” và có tên gọi chung là đối tượng nghiện hút.
1.2.4 Mại dâm.
Mại dâm là khái niệm chỉ những người thu tiền, vật chất thông qua sinh

hoạt tình dục với người khác.
Theo Từ điển tiếng Việt do Nhà xuất bản khoa học xã hội năm 1997 thì
“Mại dâm là những người con gái trong xã hội cũ phải bán mình cho khách
làng chơi”. Rõ ràng cách giải thích như trên không còn phù hợp nữa, bời vì
hiện nay không chỉ có mại dâm mữ mà còn xuất hiện mại dâm nam và mại
dâm đồng tính. Đây là con đường chính dẫn đến căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS
đặc biệt giới thanh niên chiếm số đông. Đại dịch này đang hoành hoành ở
châu Phi đặc biệt tập trung ở vùng cận sa mạc Sahara. Đối với Châu Ắ, đại
dịch HIV/AIDS đang có chiều hướng gia tăng, số trường hợp nhiễm HIV và
đang phát triển thành AIDS đang tăng nhanh ở một số nước trong khu vực
như Ấn Độ, Cămpuchia, Mianma, Pakixtan…. Theo Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), trên thế giới mỗi ngày có thêm 6.000 người nhiễm HIV, hàng năm có
thêm 3 triệu người chết vì AIDS. Đối với nước ta, đến nay có gần 97.000
người nhiễm HIV, gần 16.000 người chuyển sang AIDS, hơn 9.000 người đã
chết vì AIDS, đặc biệt mấy năm gần đây bình quân mỗi năm tăng hàng chục
ngàn người nhiễm mới.
Với những con số khủng khiếp và sự huỷ hoại vô cùng của loại tệ nạn,
chúng ta cần phải tăng cường tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội nói
chung và bộ phận thanh niên nói riêng để góp phần làm trong sạch môi trường


xã hội, vì sự phát triển của đất nước – Thanh niên là lực lượng xung kích
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG MỘT BỘ PHẬN
THANH NIÊN HIỆN NAY.
2.1 Vài nét tình hình kinh tế – xã hội nước ta từ năm 1986 đến nay.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề

ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Đường lối đó không ngừng được bổ
sung, hoàn thiện qua các Đại hội VII, VIII, IX và các Hội nghị Trung ương
trong những nhiệm kỳ tương ứng. Nhờ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, và
toàn dân trong việc thực hiện hoá đường lối đó, đất nước ta đã có những bước
tiến trên nhiều phương diện: Kinh tế phát triển và tăng trưởng khá, đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh, quốc phòng
được giữ vững và tăng cường… Đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
– xã hội và đang vững chắc trên con đường đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2 Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội trong một bộ phận
thanh niên hiện nay.
Bất chấp thực tiễn hùng hồn đó, do tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế
thị trường, cùng với sự phá hoại không ngừng của kẻ địch với chiến lược
“diễn biến hoà bình” ru ngủ tầng lớp thanh niên nước ta. Hiện nay ở nước ta
đang xuất hiện một bộ phận thế hệ trẻ, bên cạnh những ưu điểm đang có
những biểu hiện phức tạp và những chiều hướng phát triển đáng lo ngại. Việc
phai nhạt lý tưởng, thờ ơ với chính trị, chạy theo lối sống thực dụng tầm
thường, tỷ lệ thanh thiếu niên trong những người mắc các tệ nạn xã hội tăng
nhanh…. Tình trạng thiếu việc làm dẫn đến “nhàn cư vi bất thiện” trong thanh
niên khá trầm trọng. Một bộ phận giới trẻ sính ngoại, coi thường văn hóa
“nội”. Họ thích phong cách phương Tây, nghe các loại nhạc Rock, Jazz, uống
rượu mạnh, nhảy Disco…. hơn là những bản nhạc, vở kịch truyền thống.
Những mốt ngoại loại này đang tác động xấu tới các chuẩn mực dad, thẩm mỹ


và giá trị truyền thống. Hiện nay, ngay có gây ôi nhiễm môi trường văn hóa từ
mạng thông tin toàn cầu (Internet) đang là điều đáng báo động, nó góp phần là
con đường ngắn nhất và nhanh nhất để gieo nọc độc văn hóa vào lớp trẻ.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan do xu thế của thời đại và sự
chống phá của kẻ thù, chúng ta cũng còn nhiều hạn chế trong việc nhìn nhận,

đánh giá đúng cho chiến lược giáo dục, nuôi dưỡng thế hệ thanh niên. Vì thế
hệ trẻ Việt Nam chiếm 60% dân số và cùng với sự phát triển của sự nghiệp
giáo dục, thanh thiếu niên ngày càng được đào tạo đầu tư hơn có trình độ học
vấn cao hơn. Đó là lực lượng lao động chủ yếu đang và sẽ thực hiện quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. (Theo điều tra dân số năm
1999, cả nước có 36,4 triệu người đang làm việc thì có 20,1 triệu người có lứa
tuổi thanh niên.
Ngoài ra bản thân các em chưa nhận thức hết được mức độ tác hại của
các tệ nạn xã hội. Cùng với sự thiếu quan tâm giáo dục của gia đình và nhà
trường kết hợp giám sát lòng người…
Tương lai thế hệ trẻ sinh ra trong hoà bình sẽ dần dần thay thế đội ngũ
cán bộ Đảng, Nhà nước. Việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ Việt
Nam xa lánh và loại bỏ những tệ nạn xã hội để đáp ứng yêu cầu của quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kế tục sự nghiệp cách
mạng của cha anh là nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa chiến lược lâu dài.


CHƯƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TUYÊN
TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG THANH NIÊN
HIỆN NAY.
3.1 VỀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN.

Căn cứ vào các Nghị quyết và chỉ thị của Trung ương, các tỉnh thành về
việc tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội, các cơ quan chức năng để chủ
động đề ra chương trình, công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội
nhằm mục tiêu không để tệ nạn xã hội ngày càng lan rộng; kết hợp công tác
tuyên truyền từ cấp cao đến cấp cơ sở, triển khai ngay từ đầu tới các cán bộ
chủ chốt và cán bộ cơ sở, tập huấn tới từng cán bộ xã, thị trấn, trường học, lấy
Ban chỉ đạo cấp xã, thị trấn làm nòng cốt. Trước hết cần xây dựng một làn

sóng dư luận xã hội đông đảo, mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân lên án tệ
nạn xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, ban tệ nạn xã
hội thông qua báo chí, đài phát thanh truyền hình, thông qua các hoạt động
của các tổ chức xã hội của Đoàn thanh niên, thông qua các buổi sinh hoạt tập
thể, các buổi nói chuyện, sinh hoạt văn nghệ, coi trọng hình thức tuyên truyền
bằng khẩu hiệu, panô, tờ rơi…
3.2 TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC.

Muốn làm tốt công tác tuyên truyền chuyển biến suy nghĩ, hành động
của thanh niên, theo chúng tôi cần chú ý những biện pháp giáo dục toàn diện
sau đây.
Trước hết, tăng cường các biện pháp giáo dục lý tưởng sống đẹp cho
thanh niên. Đó là quá trình giáo dục tổng hợp, như giáo dục đạo đức, giáo dục
lao động, giáo dục nghệ thuật. Nó tham gia vào quá trình hình thành và phát
triển nhân cách của mỗi người. Giáo dục lý tưởng qua lao động, biện pháp
hữu hiệu nhất, bởi theo quan điểm Chủ nghĩa Mác – Lênin: Lao động đã sáng
tạo ra con người.


Giáo dục thẩm mỹ bằng nghệ thuật và các thiết chế văn hóa là giáo dục
có tính chất quyết định. Đưa hoạt động nghệ thuật vào trường học và sử dụng
sức mạnh văn hóa làm cho con người từng bước tiếp thu được những giá trị
ổn định của văn hóa thẩm mỹ, từ đó tạo điều kiện cho tài năng và sự sáng tạo
cái đẹp; giáo dục thẩm mỹ bằng văn học bởi chính cái đẹp của văn học có tác
dụng cảm hoá con người theo hướng chân – thiện – mỹ, Mácxin Gorki đã
đánh giá rất cao vai trò đó: Văn học là nhân học.
Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho thanh niên: Tăng cường
giáo dục Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tăng cường giáo dục truyền thống
yêu nước, lòng tự tôn dân tộc cho thanh niên; giáo dục sâu sắc lý tưởng chính

trị của giai cấp công nhân và dân tộc, niềm tin và sự nghiệp do Đảng lãnh
đạo; giáo dục lý tưởng cách mạng, trách nhiệm chính trị của thanh niên.
Để công tác giáo dục có hiệu quả, lôi cuốn thế hệ trẻ tình nguyện tham
gia, chúng ta cần có những phương pháp phù hợp qua hệ thống trường lớp; sử
dụng các phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép nội dung giáo dục trong
mọi hoạt động của xã hội, các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí; đa dạng
hoá các hình thức tập hợp thanh niên.
Thanh niên chịu sự giáo dục, tác động từ nhiều phía, bởi vậy rất cần sự
phối hợp đồng bộ của nhiều cấp nhiều ngành trong việc giáo dục thế hệ trẻ từ
gia đình, đến nhà trường và xã hội.
Phải tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, với những suy nghĩ và thái độ
lành mạnh về sản xuất, kinh doanh, thương mại. Phải kiên quyết đấu tranh
chống các tệ nạn xã hội. Tất nhiên kinh tế thị trường là sự tác động của quy
luật giá trị, là lợi nhuận lãi xuất. Những ngành văn hóa, bằng các hoạt động
văn hóa, sản phẩm văn hóa và các cơ sở vật chất khác của văn hóa phải góp
phần nhắc nhở và thực hiện chức năng giáo dục đối với toàn bộ xã hội, nhất là
đối với thế hệ trẻ nhằm ngăn chặn và hạn chế tác động tiêu cực của chủ nghĩa


thực dụng, lấy đồng tiền làm mục đích cuộc sống. Xã hội phải tạo cho thế hệ
trẻ những cơ hội tốt để góp phần đấu tranh loại bỏ cái xấu, loại bỏ những gì
phi văn hóa, phi đạo đức, xây dựng một môi trường xã hội và pháp lý cần
thiết để nuôi dưỡng rèn luyện họ để trở thành những công dân tốt. Kiên quyết
xử lý nhanh những kẻ vô trách nhiệm, thiếu lương tâm, trừng phạt thích đáng
những ai mượn danh đổi mới, hội nhập để tuyên truyền, phổ biến những giá
trị xa lạ, mất định hướng với đạo đức và lý tưởng cách mạng.
Tăng cường giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng, lòng yêu nước,
khơi dậy khát vọng cống hiến sức thanh xuân cho Tổ quốc của thế hệ trẻ;
tăng cường công tác tham mưu, đề xuất, phát hiện trong việc chỉ đạo công tác
tư tưởng văn hóa với Ban Tuyên giáo các cơ quan chức năng như Trung ương

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh , Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ
Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hóa – Thông tin, Tổng Cục chính
trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị cho thế hệ
trẻ trong toàn quốc bằng nhiều hoạt động thiết thực, tạo dấu ấn sâu đậm và
hiệu quả xã hội tích cực.
Nhân rộng những điển hình tiên tiến. Tổ chức diễn đàn, toạ đàm thanh
niên với các chủ đề hướng thanh niên vào việc ôn lại truyền thống cha anh.
Phát động phong trào thi đua học tập, noi gương các anh hùng, liệt sỹ; phong
trào đền ơn đáp nghĩa… Từ đó biến những nhận thức của thanh niên xa rời
những tệ nạn xã hội, tạo thành hành động thiết thực vì mục tiêu dân giầu nước
mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh.


KẾT LUẬN
Tệ nạn xã hội trong một bộ phận thanh niên không còn là hiện tượng cá
biệt, xuất hiện ở nước ta, mà đã có từ lâu và hiện diện ở nhiều quốc gia trên
thế giới. Ở nước ta, tệ nạn xã hội trong thanh niên gắn liền với tệ nạn xã hội
nói chung và có những biểu hiện khác nhau ở từng giai đoạn khác nhau. Hiện
nay vấn đề tệ nạn xã hội trong thanh niên đã trở thành vấn đề xã hội hết sức
phức tạp và bức xúc và ngày càng gia tăng để lại những hậu quả nặng nề cho
xã hội. Điều đó cho thấy nhu cầu tăng cường tuyên truyền phòng chống tệ nạn
xã hội nói chung và trong một bộ phận thanh niên nói riêng là việc làm cần
thiết và hết sức khó khăn không phải một sớm một chiều mà phải làm thường
xuyên và kiên trì.
Bởi vì việc dẫn đến tệ nạn xã hội trong sinh viên có nhiều nguyên nhân
khác nhau, từ bản thân thanh niên, gia đình và xã hội, bối cảnh của nền kinh
tế thị trường… Vì vậy việc tăng cường tuyên truyền, phòng chống tệ nạn xã
hội đặc biệt là trong thanh niên là nhiệm vụ quyết liệt và đồng bộ để từng
bước loại trừ các nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh tệ nạn xã hội. Hội
nghị đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị

trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực
lượng thanh niên.
Từ thực tiễn đó, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng xác định, đối với thế hệ
trẻ cần phải: “Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo, sức khoẻ, nghề nghiệp;
giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung
kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội – Hà Nội, 1997.
2. Tệ nạn xã hội ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp. Nxb
Công an Nhân dân. Hà Nội 1995.
3. Võ Khánh Linh: Bản chất các dấu hiệu và khái niệm tệ nạn xã hội
dưới khía cạnh pháp lý.
4. Văn hóa với thanh niên, thanh niên với văn hóa. Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương . Hà Nội 2002.
5. Tạp chí Tư tưởng Văn hóa. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, 2005.



×