Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Biến đổi cơ cấu lao động nông thôn dưới tác động của di cư lao động hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 186 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN VĂN TRƢỜNG

BIẾN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ LAO ĐỘNG HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN VĂN TRƢỜNG

BIẾN ĐỔI CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ LAO ĐỘNG HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 9 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


1. GS.TS Đặng Nguyên Anh
2. PGS.TS Lê Thị Kim Lan

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin,
số liệu trong luận án là trung thực. Các luận điểm kế thừa được trích dẫn rõ ràng.
Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai khác công bố trong bất kỳ công
trình khoa học nào.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đoàn Văn Trƣờng


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, đóng
góp ý kiến của rất nhiều các cá nhân và tập thể.
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Đặng Nguyên Anh, PGS.TS Lê Thị Kim
Lan đã hướng dẫn tận tình và có những nhận xét, góp ý hết sức quý báu cho tôi.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo Học viện Khoa học
xã hội, Khoa Xã hội học cùng các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã giúp đỡ tôi
hoàn thành luận án.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên trong quá trình thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2018
Tác giả
.


Đoàn Văn Trƣờng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

15

1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

21

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

34

2.1. Các khái niệm cơ bản

34

2.2. Một số lý thuyết về di cư lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn


39

2.3. Các chính sách tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

48

2.4. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ở một số quốc gia
trên thế giới và địa phương của Việt Nam

53

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG HỘ

70

GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HUYỆN TRIỆU SƠN DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA
DI CƢ LAO ĐỘNG
3.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

70

3.2. Đặc trưng dân số lao động tại địa bàn nghiên cứu

76

3.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi

83

3.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật


92

3.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp

98

Chƣơng 4: TÁC ĐỘNG CỦA DI CƢ LAO ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN

107

DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN HUYỆN
TRIỆU SƠN HIỆN NAY
4.1. Bối cảnh chuyển dịch cơ cấu lao động tại huyện Triệu Sơn

107

15

4.2. Tác động của di cư lao động đến chuyển dịch cơ cấu lao động hộ gia
đình nông thôn
4.3. Xu hướng di cư và chuyển dịch cơ cấu lao động của các hộ gia đình nông thôn

109

KẾT LUẬN

132

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


142

TÀI LIỆU THAM KHẢO

144

PHỤ LỤC

125


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CCLĐ

: Cơ cấu lao động

CCKT

: Cơ cấu kinh tế

CMKT

: Chuyên môn kỹ thuật

CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CN-XD

: Công nghiệp - Xây dựng


DCLĐ

: Di cư lao động

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

LLLĐ

: Lực lượng lao động

NLTS

: Nông - Lâm - Thủy sản


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng
Bảng 1

Nội dung

Trang

Đặc điểm của hộ gia đình và người cung cấp thông tin trong


10

mẫu khảo sát
Bảng 2.1

Một số chính sách về tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực

50

nông thôn
Bảng 2.2

Kết quả thực hiện phát triển cụm công nghiệp đến năm 1997 của Hàn

56

Quốc
Bảng 3.1

Đặc điểm dân số - lao động của xã Hợp Lý và Hợp Thắng

78

Bảng 3.2

Tình hình di cư lao động của xã Hợp Lý và Hợp Thắng qua các năm

80


2005, 2010 và 2015
Bảng 3.3

Nơi đến của lao động trong các hộ gia đình khảo sát

81

Bảng 3.4

CCLĐ chia theo giới tính trong các hộ gia đình qua các năm 2005,

83

2010 và 2015
Bảng 3.5

Tỷ lệ di cư theo vùng KT-XH, thành thị/nông thôn, giới tính

85

Bảng 3.6

CCLĐ chia theo độ tuổi trong các hộ gia đình qua các năm 2005,

88

2010 và 2015
Bảng 3.7

CCLĐ chia theo trình độ học vấn trong các hộ gia đình qua các năm


93

2005, 2010 và 2015
Bảng 3.8

CCLĐ chia theo chuyên môn kỹ thuật trong các hộ gia đình qua các

95

năm 2005, 2010 và 2015
Bảng 3.9

CCLĐ chia theo ngành trong các hộ gia đình qua các năm 2005,

99

2010 và 2015
Bảng 3.10

CCLĐ của các khu vực kinh tế, thời kỳ 2005 - 2015

102

Bảng 3.11

Nghề nghiệp chính của các thành viên trong độ tuổi lao động của hộ

103


gia đình
Bảng 4.1

Tác động của DCLĐ đối với cơ cấu lao động và vai trò của các

109


thành viên trong hộ gia đình
Bảng 4.2

Tỷ lệ hộ gia đình thuê thêm lao động phân theo giới tính

112

của lao động di cư tại 2 xã khảo sát
Bảng 4.3

Mô tả các biến số độc lập trong phân tích

116

Bảng 4.4

Đặc điểm di cư và việc thuê lao động của hộ gia đình

117

Bảng 4.5


Ma trận tương quan giữa các yếu tố đặc điểm di cư và việc thuê

119

lao động của hộ gia đình
Bảng 4.6

Ma trận tương quan giữa đặc điểm hộ gia đình và thuê lao động

119

Bảng 4.7

Kết quả ước lượng mô hình logistic về các yếu tố đặc điểm di cư

121

tác động đến việc thuê lao động của hộ gia đình
Bảng 4.8

Dự đoán kết quả mô hình logistic về các yếu tố đặc điểm di cư

122

tác động đến việc thuê lao động vào mùa vụ
Bảng 4.9

Kết quả ước lượng mô hình logistic về các yếu tố đặc điểm hộ gia

122


đình tác động đến việc thuê lao động của hộ gia đình
Bảng 4.10

Dự đoán kết quả mô hình logistic về các yếu tố đặc điểm hộ gia

124

đình tác động đến việc thuê lao động của hộ vào mùa vụ
Bảng 4.11

Xu hướng di cư trong các hộ gia đình

126


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Nội dung

Tên

Trang

biểu đồ
Biểu đồ 2.1 Tuổi của lao động nông nghiệp Hàn Quốc

54

Biểu đồ 2.2 Thay đổi cơ cấu GDP và việc làm ở Trung Quốc


58

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ nam và nữ DCLĐ trong các hộ gia đình qua các năm 2005,

84

2010 và 2015
Biểu đồ 3.2 Độ tuổi đi DCLĐ trong các hộ gia đình qua các năm 2005, 2010

90

và 2015
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu nhóm tuổi của người di cư qua hai kỳ điều tra di cư 2004

92

và 2015
Biểu đồ 3.4 Phân bố phần trăm người di cư và không di cư theo trình độ học

97

vấn và chuyên môn kỹ thuật, thành thị/nông thôn
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ hộ phân theo thời gian di cư của các hộ gia đình (%)

114

Biểu đồ 4.2 Ảnh hưởng của di cư lao động đến tình hình sản xuất hộ gia

114


đình (%)


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi kết thúc chiến tranh, nhân dân Việt Nam bắt tay xây dựng lại đất
nước từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, phân tán và manh mún, lại bị
chiến tranh tàn phá nặng nề. Để phát triển lực lượng sản xuất, củng cố và hoàn thiện
quan hệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động thì điều cần thiết và có tính quyết
định là phát triển lực lượng sản xuất, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH). Đảng ta đã khẳng định: “về thực chất, CNH, HĐH là quá trình
chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản
lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ
biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện
đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng
suất lao động xã hội cao” [32, tr.86].
Quan niệm về CNH, HĐH trên cho thấy, vấn đề then chốt của quá trình này
là thay thế lao động thủ công bằng lao động có sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm
tăng năng suất và chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đó không chỉ là sự gia tăng một cách giản đơn tốc độ và tỷ trọng của sản xuất công
nghiệp trong nền kinh tế, mà còn là cả một quá trình chuyển dịch cơ cấu, gắn với
đổi mới công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả cao
của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của Việt Nam bình quân của giai đoạn 1991-1995 là 8,2%, 1996 2000 là 7,0%, 2001-2005 là 7,5% và 2006-2010 là 6,32%. Tính bình quân giai đoạn
1991-2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 7,1%/năm và được đánh giá là giai
đoạn có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định so với các nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới. Giai đoạn 2011-2015 GDP đạt 5,91%/năm (không đạt mục tiêu Đại
hội XI của Đảng đề ra là tăng từ 7% đến 7,5%/năm). Năm 2016, GDP đạt 6,21%
(thấp hơn so với mục tiêu được Quốc Hội đề ra từ đầu năm là 6,7%).

Tuy vậy, cơ cấu kinh tế (CCKT) của Việt Nam đã có sự chuyển dịch đáng kể
theo hướng tích cực. CCKT ngành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nhóm

1


ngành nông, lâm, thủy sản (NLTS) tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp, xây
dựng (CN-XD) và nhóm ngành dịch vụ trong tổng GDP. Tính đến quý I/2016 khu
vực CN-XD tăng 6,72%, đóng góp 2,33 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung; khu
vực dịch vụ tăng 6,13%, đóng góp 2,48 điểm phần trăm, riêng khu vực NLTS giảm
1,23%, làm giảm 0,16 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung. Tăng trưởng quý
I/2017 cao hơn mức tăng của quý I các năm 2012-2014, nhưng có dấu hiệu chững lại
so với mức tăng 6,12% của cùng kỳ năm 2015 và 5,48% của cùng kỳ năm 2016 [86].
So với yêu cầu đặt ra, chuyển dịch CCKT đã chuyển biến theo hướng tích
cực, nhưng chưa đảm bảo sự hợp lý, tốc độ chuyển dịch CCKT diễn ra còn chậm và
chất lượng chưa cao, mô hình tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên thiên
nhiên và lao động phổ thông. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động (CCLĐ) chậm so với
sự chuyển dịch CCKT. Hơn nữa, các nhóm ngành kinh tế sử dụng nguồn năng
lượng hóa thạch còn cao trong CCKT, mức độ ô nhiễm môi trường do các hoạt
động xả thải của kinh tế NLTS; CN-XD và dịch vụ còn lớn [67].
Đi liền với chuyển dịch về CCKT trong nông thôn là sự chuyển dịch về
CCLĐ trên nhiều phương diện: tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn kỹ thuật
(CMKT)... Năm 2015, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành
kinh tế là 52,9 triệu người (tăng 142 nghìn người so với năm 2014). Lực lượng lao
động (LLLĐ) trong ngành NLTS chiếm tỷ lệ cao nhất với 44%, ở vị trí thứ 2 là dịch
vụ chiếm 32,8% và thứ 3 là CN-XD chiếm 22,9%. Trong đó, lao động phân bố ở
khu vực thành thị là 31,2% và khu vực nông thôn là 68,8% và số lao động qua đào
tạo năm 2015 của cả nước ước đạt 21,9%, cao hơn 2,3% so với năm 2014 [88].
Thực tế trên cho thấy sự chuyển dịch trong CCLĐ của các ngành không hoàn toàn
tỷ lệ thuận với GDP do các ngành đó tạo ra. Điều này có thể lý giải từ nhiều nguyên

nhân như: do năng suất lao động trong các ngành công nghiệp lớn hơn trong nông
nghiệp, tỷ trọng tăng lên của lao động được thu hút vào khu vực công nghiệp
thường thấp hơn mức tăng của tỷ trọng GDP của ngành này so với nông nghiệp, do
sự chậm chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ
lệ cao, trong khi năng suất lao động ngành nông nghiệp ở nước ta còn thấp. Điều
này dẫn đến kết quả là một LLLĐ lớn vẫn nằm ở khu vực nông thôn. Thêm vào đó,
sự phát triển của các khu công nghiệp, các khu đô thị dưới tác động của quá trình

2


CNH, HĐH đã làm hạn hẹp quỹ đất trong sản xuất nông nghiệp của người dân, dẫn
đến ngày càng làm cho thời gian nông nhàn tăng lên, trong khi năng suất lao động ở
nông thôn lại rất thấp, sức ép về việc làm càng thêm gay gắt [14, tr.1].
Trong lịch sử của thế giới và của Việt Nam, nhiều cuộc di cư quy mô lớn đã
diễn ra, trong đó có di cư lao động (DCLĐ). Cũng như quá trình CNH, HĐH của
nhiều nước trên thế giới, công cuộc CNH, HĐH ở Việt Nam đã thúc đẩy hơn nữa quá
trình DCLĐ. Nhiều hộ gia đình lựa chọn DCLĐ như là một chiến lược sinh kế, nhằm
tăng thu nhập, giải quyết việc làm, thất nghiệp ở quê hương. DCLĐ có quan hệ trực
tiếp đến chuyển dịch CCLĐ, bởi vì một số lao động có thể chuyển sang các ngành
nghề khác ở nơi đến như ngành dịch vụ hay công nghiệp nông thôn. Điều này dẫn
đến sự chuyển dịch LLLĐ từ hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động phi nông với
những hệ quả tích cực và hạn chế.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách khác nhau nhằm thúc
đẩy chuyển dịch CCKT nông thôn nói chung và chuyển dịch CCLĐ nông thôn nói
riêng. Những chính sách này tập trung vào: xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn,
phát triển ngành nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn,
tăng khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân cho mục tiêu phát triển ngành nghề
phi nông nghiệp, khuyến khích phát triển các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ ở nông thôn, đào tạo nghề... Những giải pháp chính sách kể trên được đánh

giá là đã góp phần không nhỏ vào cải thiện đời sống kinh tế nông thôn và làm
chuyển dịch CCLĐ ở nông thôn. Tuy nhiên, để tiến xa hơn nữa, cần phải có những
giải pháp mang tính đòn bẩy, có tính quyết định cho chuyển dịch CCLĐ nông thôn
trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới [14, tr.1-2]. Để làm được điều
này, nhiều nghiên cứu liên quan đã được các nhà khoa học, hoạch định chính sách
tập trung tìm hiểu, đánh giá và phân tích, công bố ở các kênh thông tin như luận
án, luận văn, sách, tạp chí, hội thảo khoa học…
Một số học giả trong và ngoài nước được nhắc nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu
này phải kể đến như: C. Cindy Fan, Colin Green, Bhattacharya, Đặng Nguyên Anh, Lê
Hồng Thái, Thân Văn Liên, Trịnh Duy Luân, Lê Xuân Bá… Nhìn chung các công
trình nghiên cứu về CCLĐ, chuyển dịch CCLĐ đã được công bố trong thời gian qua
chủ yếu là các nghiên cứu có điểm xuất phát từ chuyên ngành kinh tế, kinh tế học, kinh

3


tế phát triển. Những nghiên cứu về chuyển dịch CCLĐ dưới góc độ xã hội học không
nhiều. Đặc biệt, rất ít các nghiên cứu đánh giá vấn đề này trên góc độ kinh tế hộ gia
đình cũng như dưới tác động của DCLĐ trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Huyện Triệu Sơn là một địa phương có dòng chảy DCLĐ nội địa và ngoài
nước tương đối lớn của tỉnh Thanh Hóa trong những năm từ 2005 trở lại đây. Đây là
một trong những địa bàn thuần nông, sản xuất kinh tế của địa phương trong những
năm qua còn chậm phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Để cải
thiện sản xuất, sinh hoạt và nâng cao đời sống tinh thần của mình, nhiều lao động đã
rời bỏ quê hương lên các đô thị trong nước và ra nước ngoài để kiếm sống nhằm tăng
thu nhập và cải thiện cuộc sống của hộ gia đình. Đánh giá một cách khách quan,
những đóng của DCLĐ trong những năm gần đây, mặc dù cuộc sống của người dân
ngày một được cải thiện và nâng cao về mọi mặt, song cũng chính thực trạng DCLĐ
đã, đang tác động tiêu cực và sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống người nông dân như:
sự thay đổi nguồn nhân lực, chuyển dịch CCLĐ trong nông nghiệp, vấn đề nghề

nghiệp, việc làm, sự biến đổi về văn hoá, lối sống,… trong sự biến đổi cuộc sống của
người dân. Những tích cực và hạn chế của DCLĐ cho thấy cần có sự nhìn nhận đánh
giá một cách khách quan và khoa học tác động của di cư.
Trong thời gian tới, quá trình chuyển dịch CCLĐ nông thôn sẽ vẫn còn tiếp
tục có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh
tế nói chung và người lao động nói riêng. Thực trạng nói trên đòi hỏi phải nghiên
cứu một cách có hệ thống cơ sở lý thuyết để giải thích và vận dụng vào nghiên cứu
quá trình CCLĐ nông thôn hiện nay trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, từ đó
nhằm tìm ra hướng đi phù hợp, định hướng chính sách phát triển CCLĐ nông thôn
một cách hợp lý trong quá trình phát triển đất nước.
Từ những lý do trên, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài: “Biến đổi cơ cấu
lao động nông thôn dưới tác động của di cư lao động hiện nay (Nghiên cứu trường
hợp tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa)”. Vấn đề nghiên cứu là một trong những
nội dung của chuyên ngành xã hội học, nhất là chuyên ngành xã hội học nông thôn, xã
hội học dân số, xã hội học kinh tế. Với lý thuyết, cách tiếp cận và phương pháp xã hội
học cho phép tìm được các dữ liệu khoa học - thực tiễn để giải quyết vấn đề. Trên thực

4


tế, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu sâu, hệ thống về chuyển dịch CCLĐ
nông thôn dưới tác động của DCLĐ trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ nông thôn
dưới tác động của DCLĐ ở địa bàn nông thôn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tác động tích cực đến quá
trình chuyển dịch CCLĐ nông thôn tại địa phương.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, mô tả thực trạng chuyển dịch CCLĐ nông thôn giữa các ngành nghề

nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Triệu Sơn.
- Thứ hai, khảo sát, đánh giá quá trình chuyển dịch lao động nông thôn dưới tác
động của quá trình DCLĐ tại các hộ gia đình ở hai xã nghiên cứu của huyện Triệu Sơn.
- Thứ ba, từ kết quả thu được, luận án tập trung đề xuất một số giải pháp cơ bản
nhằm tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch CCLĐ nông thôn.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của DCLĐ đến quá trình chuyển dịch CCLĐ hộ gia đình nông thôn
trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hộ gia đình có người di cư trên địa bàn chính là khách thể nghiên cứu của đề tài.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1.Về không gian
Địa bàn nghiên cứu của luận án là huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trong đó
chọn 2 xã: Hợp Lý, Hợp Thắng để khảo sát. Các xã này được đánh giá là nơi có số
lượng lớn người DCLĐ so với các xã khác trong toàn huyện.
3.3.2. Về thời gian
Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ năm 2013 đến 2017; thời điểm khảo
sát là năm 2015.

5


3.3.3. Về nội dung
Nghiên cứu tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản về sự tác động của DCLĐ
đến quá trình chuyển dịch CCLĐ hộ gia đình nông thôn trên địa bàn huyện Triệu
Sơn, tỉnh Thanh Hóa tại các mốc thời điểm năm 2005, 2010 và 2015.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận triết học Mác - Lênin bao gồm chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm kim chỉ nam trong suốt
quá trình nghiên cứu. Trong đó nguyên lý khách quan lịch sử được vận dụng một
cách cụ thể. Theo quan điểm này thì khi xem xét một vấn đề nào đó thì phải đặt
trong hoàn cảnh cụ thể và đặt trong mối liên hệ với các sự kiện xảy ra. Hơn nữa
phải nhìn các sự kiện hiện tượng xã hội một cách khách quan, luôn vận động biến
đổi chứ không phải bất biến. Phương pháp này chính là cơ sở cho việc xem xét và
giải thích các sự kiện xã hội trong các mối quan hệ biện chứng và trong quá trình
phát triển của lịch sử xã hội. Đồng thời giúp xem xét sự vận động, chuyển dịch
CCLĐ nông thôn của người dân trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)
và phát triển nông thôn hiện nay. Do vậy khi vận dụng vào luận án:“Biến đổi cơ
cấu lao động nông thôn dưới tác động của di cư lao động hiện nay (Nghiên cứu
trường hợp tại huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hoá)”. Vấn đề này cần được xem
xét trong bối cảnh của quá trình DCLĐ đang diễn ra mạnh mẽ. Vận dụng phương
pháp luận triết học đối tượng của đề tài được tiếp cận một cách khách quan, vận
động, biến đổi theo sự phát triển của xã hội và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
hình thành nên giá trị xã hội.
Nghiên cứu là sự vận dụng hệ thống các khái niệm và lý thuyết của Xã hội
học chuyên ngành như: Lý thuyết biến đổi xã hội, Lý thuyết về lực hút - đẩy, Lý
thuyết vai trò xã hội, cùng một số hướng tiếp cận khác từ các kiến thức chuyên
ngành như: xã hội học nông thôn, xã hội học đô thị, xã hội học kinh tế,… góp phần
xem xét quá trình chuyển dịch về CCLĐ nông thôn, dưới tác động của DCLĐ trong
mối quan hệ biện chứng với các thiết chế xã hội từ đó xác định các định hướng phát
triển về CCLĐ và việc làm cho người dân ở những vùng chịu tác động mạnh mẽ
của quá trình DCLĐ.

6


4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp này nhằm cung cấp những tri thức ban đầu về vấn đề nghiên
cứu, làm nền tảng cho việc xây dựng mục tiêu, phương hướng của đề tài. Đây là
phương pháp được sử dụng xuyên suốt của đề tài từ khi hình thành ý tưởng cho tới
khi hoàn thành nghiên cứu. Đồng thời, các thông tin cũng sẽ được sử dụng vào quá
trình thực hiện đề tài nhằm làm rõ thêm các vấn đề về chuyển dịch CCLĐ nông thôn
dưới tác động của DCLĐ.
Các nguồn tài liệu bao gồm tài liệu văn tự và tài liệu phi văn tự đã được xem
xét, tập hợp và phân tích.
Tài liệu văn tự bao gồm các bài viết trong tạp chí, tư liệu từ internet có liên
quan đến vấn đề chuyển dịch CCLĐ dưới tác động của DCLĐ. Các báo cáo sơ tổng
kết hàng năm, nhiệm kỳ của:
- Một số bộ, ngành có liên quan.
- Phòng thống kê, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Triệu Sơn.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân - Hội đồng nhân dân huyện, Huyện ủy, Ban
Dân vận, Ban Tổ chức Huyện ủy Triệu Sơn.
- Các Đề án phát triển KT-XH của huyện Triệu Sơn.
4.2.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát sử dụng để thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu
thông quan tri giác trực tiếp và ghi chép trung thực những nhân tố có liên quan đến
đối tượng và mục đích nghiên cứu. Đây là phương pháp bổ trợ cho tất cả các
phương pháp sử dụng trong đề tài nghiên cứu này. Ở đây tác giả sử dụng phương
pháp quan sát công khai và không công khai, quan sát cơ cấu hóa và quan sát phi cơ
cấu hóa để mô tả đối tượng, để kiểm tra giả thuyết và kiểm tra thông tin từ các
phương pháp khác, nhằm làm rõ hơn và bổ sung các thông tin mà tác giả thu thập
được trong quá trình nghiên cứu của mình. Nội dung quan sát chủ yếu tập trung vào
các khía cạnh về đời sống sản xuất, lao động - việc làm của hộ gia đình có người
DCLĐ hiện đang sinh sống tại địa bàn nghiên cứu.
4.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học
thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp của người đi hỏi và người được hỏi

7


nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục đích nghiên cứu. Việc sử dụng phương
pháp này trong nghiên cứu không phải để tìm hiểu một cách đại diện về tổng thể mà
giúp nhà nghiên cứu hiểu sâu, hiểu kỹ về vấn đề nghiên cứu. Đây cũng là một trong
những phương pháp thu thập thông tin quan trọng bởi có rất nhiều thông tin định
lượng chỉ thực sự có ý nghĩa khi những thông tin đó kết hợp với những thông tin
định tính thu được từ phỏng vấn sâu.
Để nhận diện được chuyển dịch CCLĐ nông thôn dưới tác động của DCLĐ,
chúng tôi không thể không xem xét đến các sự kiện, hiện tượng, quá trình phát triển
xã hội theo dòng thời gian của lịch sử. Huyện Triệu Sơn được chúng tôi xem xét
trong một giai đoạn liên tục từ năm 2005 đến hết năm 2015, trong đó lấy năm 2010
là mốc cố định để đánh sự chuyển dịch. Một vài yếu tố về văn hóa, dân số, môi
trường, điều kiện tự nhiên còn được chúng tôi xem xét xa hơn nữa trong quá khứ.
Nghiên cứu phỏng vấn 15 trường hợp bao gồm các đối tượng là những người
DCLĐ và không DCLĐ, thân nhân ở lại quê nhà cung cấp những thông tin tại thời
điểm di cư về những người thân của họ đang di cư và không có mặt tại quê nhà,
cùng với chính quyền địa phương nơi có lao động xuất cư. Cụ thể 5 trường hợp đối
với người di cư, 5 trường hợp đối với người không di cư, 5 trường hợp đối với thân
nhân người di cư để thu thập những ý kiến đánh giá của họ về tác động của DCLĐ tới
sự chuyển dịch CCLĐ nông thôn hiện nay tại địa phương.
Thời gian cho một cuộc phỏng vấn từ 60 - 90 phút. Công cụ thu thập thông
tin là bản hướng dẫn phỏng vấn sâu đã được thiết kế sẵn (xem phụ lục số 2).
Toàn bộ thông tin thu thập, sẽ được tiến hành tổng quan, sắp xếp, chia tư liệu
thành các chủ đề với các tiêu chí về nội dung thông tin, cuối cùng là chọn lọc các
thông tin có giá trị để làm luận cứ, luận chứng cho đề tài.
4.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
Có 2 cuộc thảo luận nhóm tập trung được tiến hành với các chủ đề thảo luận
chính như sau: Chủ đề của cuộc thảo luận thứ nhất là: Thực trạng chuyển dịch

CCLĐ nông thôn dưới tác động của DCLĐ hiện nay và những chính sách của chính
quyền địa phương đối với DCLĐ. Đối tượng tham gia vào cuộc thảo luận: Cán bộ
lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận/huyện, phường/xã, phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội, Hội nông dân.

8


Mục đích thảo luận của cuộc thảo luận nhằm biết được thực trạng chuyển
dịch CCLĐ nông thôn dưới tác động của DCLĐ và các chính sách của chính quyền
địa phương đối với các đối tượng này, từ đó đưa ra những đề xuất và giải pháp cần
thiết nhằm đẩy mạnh chuyển dịch CCLĐ tại địa phương một cách tích cực và hiệu
quả trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Thanh Hoá hiện nay.
Chủ đề của cuộc thảo luận thứ hai là: Những tác động của DCLĐ tới chuyển
dịch CCLĐ ở cấp hộ gia đình hiện nay. Đối tượng tham gia vào cuộc thảo luận:
Những người DCLĐ, thân nhân của những người DCLĐ tham gia vào hoạt động
phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn.
Mục đích thảo luận của cuộc thảo luận nhằm tìm hiểu thực trạng DCLĐ tại
địa phương tại thời điểm từ năm 2005 trở lại đây. Phối hợp với công cụ SWOT
phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của DCLĐ đến quá
trình chuyển dịch CCLĐ ở nông thôn Thanh Hóa.
Thời gian cho một cuộc thảo luận nhóm tập trung là 90 -120 phút. Cuộc thảo luận
diễn ra dựa trên bản hướng dẫn đã được thiết kế trước đó (xem phụ lục số 4 và 5).
4.2.5. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Bảng hỏi là một công cụ quan trọng trong thu thập thông tin. Với những ưu
điểm của phương pháp này như: cho phép thu thập thông tin từ những tổng thể có
quy mô lớn, có tính đại diện cao, xét trong điều kiện thực hiện luận án là phù hợp
nên chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi làm phương pháp chủ
đạo để thu thập thông tin cho nghiên cứu này. Đây là dữ liệu quan trọng để phân
tích trong chương 3 và chương 4 của luận án.

Phương pháp chọn mẫu để tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi như sau:
Bước 1: Chọn khu vực nghiên cứu
Theo vị trí địa lý, địa hình, đất đai của huyện Triệu Sơn, đồng thời căn cứ
vào sự phát triển kinh tế của vùng, chúng tôi tiến hành lựa chọn 2 cụm xã: xã Hợp
Lý (thuộc cụm xã Trung tâm) và xã Hợp Thắng (thuộc cụm phía Nam) để khảo sát.
Tiếp đó, căn cứ vào tỷ lệ DCLĐ tại địa phương chúng tôi lựa chọn 2 xã đại diện cho
từng cụm xã có DCLĐ tiêu điểm, đây là 2 xã điển hình nhất về số lượng người
DCLĐ trên địa bàn nghiên cứu.
Bước 2: Chọn hộ nghiên cứu tại 2 xã:

9


Hộ nghiên cứu phải nằm trong hai xã đã được chọn, đồng thời mang tính đại
diện cho các hộ trong vùng. Số mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên dựa theo danh sách
hộ của địa phương, đảm bảo đủ các hộ thuộc 3 nhóm hộ: nghèo, trung bình và khá.
* Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức sau:

Trong đó:
N là số người cần điều tra

Z12 / 2 hệ số tin cậy = 1,96 với độ tin cậy 95% (xác xuất α = 0,05)
p = 0,5 là tỷ lệ người đã và đang tham gia DCLĐ tại địa bàn nghiên cứu.
d là sai số chấp nhận bằng 5%
Như vậy, cỡ mẫu điều tra trong nghiên cứu mô tả theo công thức tính toán tối
thiểu là 385 hộ gia đình để khảo sát. Đây là cỡ mẫu tối thiểu cho phép phân tích
thống kê.
Đối với mỗi hộ gia đình trong mẫu, chỉ lựa chọn 1 đối tượng đại diện cho hộ để
phỏng vấn với mục đích nhằm thu thập các thông tin cơ bản về hộ gia đình và tác động
của DCLĐ tới quá trình chuyển dịch CCLĐ của hộ gia đình. Ngoài ra để tránh trường

hợp hộ gia đình không tìm được hoặc từ chối trả lời, nghiên cứu sinh lấy thêm 40 mẫu
dự phòng trong cùng một danh sách chọn mẫu. Bằng cách này, nghiên cứu đã đảm bảo
được số lượng mẫu cần thiết 385 hộ được khảo sát trên địa bàn 2 xã.
Bảng 1: Đặc điểm của hộ gia đình và ngƣời cung cấp thông tin
Xã khảo sát
Đặc điểm
1. Giới tính
Nam
Nữ
Tổng
2. Độ tuổi
Từ 18 đến 25
Từ 26 đến 35
Từ 36 đến 45
Từ 46 đến 60
Tổng
3. Trình độ học vấn

trong mẫu khảo sát
Hợp Lý
N
(người)

Hợp Thắng

(%)

N
(người)


(%)

200

43,5
56,5
100,0

81
104
185

43,9
56,2
100,0

61
76
57
6
200

30,5
38,0
28,5
3,0
100,0

54
71

52
8
185

29,2
38,4
28,1
4,3
100,0

87
113

10


Cấp 1
5
Cấp 2
36
Cấp 3
159
Tổng
200
4. Trình độ chuyên môn
Không có trình độ
137
chuyên môn
Trung cấp trở lên
63

Tổng
200
5. Mức sống hộ gia đình
Nghèo
9
Trung bình
39
Khá giả
133
Giàu
19
Tổng
200
6. Thu nhập hộ gia đình
Dưới 1 triệu
0
Từ 1 triệu đến dưới 3
52
triệu
Từ 3 triệu đến dưới 5
89
triệu
Từ 5 đến dưới 10 triệu
44
Trên 10 triệu
15
Tổng
200
7. Cơ cấu nghề nghiệp hộ gia đình
Nông nghiệp

127
Hỗn hợp
31
Phi nông
42
Tổng
200
(Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án)

2,5
18,0
79,5
100,0

4
35
146
185

2,2
18,9
78,9
100,0

68,5

141

76,2


31,5
100,0

44

185

23,8
100,0

4,5
19,5
66,5
9,5
100,0

13
47
115
10
185

7,0
25,4
62,2
5,4
100,0

0,0
26,0


0
31

0,0
16,8

44,5
22,0
7,5
100,0

104
37
13
185

56,2
20,0
7,0
100,0

63,5
15,5
21,0
100,0

135
28
22

185

73,0
15,1
11,9
100,0

Công cụ thu thập thông tin là bảng hỏi được thiết kế theo một trình tự lôgic,
gồm 45 câu hỏi (xem phụ lục số 1). Tiến hành điều tra 385 hộ gia đình, nhằm đo
lường thực trạng, các tác động, ảnh hưởng của DCLĐ tới quá trình biến đổi CCLĐ.
* Phương pháp xử lý thông tin: Sau khi khảo sát và thu về được 385 đơn vị
mẫu. Toàn bộ thông tin thu được từ bảng hỏi sẽ được tổng hợp, mã hoá, nhập, làm
sạch và sẽ được xử lý qua phần mềm SPSS version 17.0 theo các biến số cơ bản.
Kết quả cho thấy, nhìn chung chất lượng số liệu đảm bảo độ tin cậy, logic, đáp ứng
yêu cầu đặt ra của nghiên cứu.
Trong luận án, tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson, mô hình hồi quy
logit nhị phân (Binary Logistic) để phân tích sự tương quan giữa các yếu tố, kiểm
định giả thuyết.
H0: không có mối quan hệ giữa các biến.
H1: có mối quan hệ giữa các biến.
11


Dựa vào giá trị p (p-value) để kết luận là chấp nhận hay bác bỏ giả thuyết H0
dựa trên mức độ tin cậy nhất định (thông thường p <0,05).
p-value (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa 0,05)  bác bỏ giả thuyết H0. Có mối quan
hệ có ý nghĩa giữa các biến cần kiểm định.
p-value (sig.) > α (mức ý nghĩa 0,05)  chấp nhận H0. Không có mối quan
hệ giữa các biến cần kiểm định.
4.2.6. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc

Phỏng vấn bán cấu trúc được thực hiện đối với các cán bộ quản lý các xã trên
địa bàn nghiên cứu với số lượng là 10 mẫu.
Với việc sử dụng phương pháp này, nghiên cứu nhằm mục đích thu thập được
những thông tin cần thiết liên quan đến quan điểm của cán bộ lãnh đạo ở các cấp địa
phương về ảnh hưởng DCLĐ hiện nay tới sự chuyển dịch CCLĐ nông nghiệp tại địa
phương. Đồng thời đưa ra khuyến nghị và đề xuất từ phía các cấp chính quyền.
Thời gian cho một cuộc phỏng vấn từ 30 - 45 phút. Công cụ thu thập thông tin
là bản hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc đã được thiết kế sẵn (xem phụ lục số 3).
4.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng chuyển dịch CCLĐ nông thôn dưới tác động của DCLĐ trên địa
bàn huyện Triệu Sơn và ở các hộ gia đình khảo sát diễn ra như thế nào?
- Tác động của DCLĐ đến sự chuyển dịch CCLĐ ở các hộ gia đình nông thôn
hiện nay ra sao?
- Liệu tác động của DCLĐ đến CCLĐ hộ gia đình nông thôn có khác nhau
giữa các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu hay không?
4.4. Giả thuyết nghiên cứu
- Sự chuyển dịch CCLĐ trong các hộ gia đình nông thôn đang diễn ra mạnh
mẽ từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp dưới tác động của DCLĐ tại địa phương
tăng nhanh trong những năm gần đây.
- DCLĐ có tác động đến sự chuyển dịch CCLĐ của hộ gia đình nông thôn tại
địa bàn nghiên cứu trên nhiều mặt như: cơ cấu giới tính, tuổi, nghề nghiệp, CMKT,…
- Tác động của DCLĐ đến CCLĐ hộ gia đình nông thôn là khác nhau giữa các
hộ, tùy thuộc vào đặc điểm di cư và nhân khẩu của hộ.

12


4.5. Khung phân tích
Biến số độc lập: Đặc điểm nhân khẩu, xã hội của người DCLĐ; Thời gian di
cư; Đặc điểm nhân khẩu, xã hội của hộ gia đình người DCLĐ.

Biến số phụ thuộc: Chuyển dịch CCLĐ theo giới tính và độ tuổi; Chuyển
dịch CCLĐ theo theo trình độ CMKT; Chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi
nông nghiệp.
Biến số can thiệp: Được xác định là các biến số tác động đến mối quan hệ
giữa biến số độc lập và biến số phụ thuộc bao gồm các chính sách phát triển KT-XH
của địa phương, Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thị trường lao động
phi nông nghiệp.
Điều kiện phát triển KT-XH và các chính sách của địa phương

DI CƢ LAO
ĐỘNG
- Đặc điểm
nhân khẩu,
xã hội của
người DCLĐ
- Loại hình
di cư
- Thời gian
di cư
- Đặc điểm
của hộ gia
đình

Chuyển dịch cơ
cấu lao động
theo giới tính

độ tuổi

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Chuyển dịch cơ
cấu lao động
theo trình độ
chuyên môn
kỹ thuật

Giải
pháp

Chuyển dịch cơ
cấu lao động từ
nông nghiệp
sang phi
nông nghiệp

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là một trong số ít các công trình nghiên cứu về tác động của di cư
đến CCLĐ nông thôn. Không chỉ rà soát và tổng hợp lại hệ thống lý thuyết xã hội
học liên quan đến DCLĐ và chuyển dịch cơ cấu, luận án còn góp phần kiểm nghiệm
lại các lý thuyết này dựa trên việc phân tích dữ liệu từ mẫu khảo sát được thu thập.
13


Những phát hiện từ luận án sẽ góp phần bổ sung tri thức về chuyển dịch CCLĐ
nông thôn ở khu vực miền Trung. Luận án cũng đã tổng hợp khá đầy đủ và hệ thống
các công trình nghiên cứu của Việt Nam và quốc tế về chuyển dịch CCLĐ nông
thôn, và tác động của quá trình này các đến hộ gia đình nông thôn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận
- Luận án là công trình nghiên cứu, luận giải, đánh giá một cách có hệ thống
về thực trạng chuyển dịch CCLĐ nông thôn ở khu vực miền Trung dưới tác động
của DCLĐ. Từ đó góp phần hiểu thêm các khái niệm về di cư và DCLĐ, lao động
nông thôn, CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ. Các lý thuyết được vận dụng được trình
bày thể hiện trong luận án tương đối hệ thống và có căn cứ khoa học.
- Về mặt lý thuyết, đề tài đã góp phần kiểm chứng tính phổ biến, độ chính
xác và khả năng ứng dụng của một số lý thuyết xã hội học được vận dụng trong
luận án là Lý thuyết biến đổi xã hội, Lý thuyết về lực hút - đẩy, Lý thuyết vai trò
xã hội.
6.2. Về mặt thực tiễn
Bức tranh thực tiễn về quá trình chuyển dịch CCLĐ nông thôn tại huyện
Triệu Sơn dưới tác động của quá trình DCLĐ mà nghiên cứu mang lại không chỉ
cung cấp thông tin về CCLĐ và chuyển dịch CCLĐ cho địa phương, mà còn giúp
chính quyền địa phương, cơ quan ban ngành nhận diện rõ thực trạng chung về sự
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn
khảo sát. Qua đó, gợi mở một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy tích cực quá trình
chuyển dịch CCLĐ từ góc độ hộ gia đình nông thôn ở miền Trung.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình công bố của tác giả, tài
liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận án được chia thành 4 chương chính.
Cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 3: Thực trạng chuyển dịch CCLĐ hộ gia đình nông thôn huyện
Triệu Sơn dưới tác động của DCLĐ.
Chương 4: Tác động của DCLĐ đến sự chuyển dịch CCLĐ hộ gia đình nông
thôn huyện Triệu Sơn hiện nay.
14



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Di cư là một chủ đề mang tính lịch sử và diễn ra trong suốt quá trình xuất
hiện, tồn tại và phát triển của con người [43, tr.148-153]. Trong lịch sử, nước Mỹ là
một quốc gia của nhiều người nhập cư. Vì thế, những nghiên cứu di cư sớm nhất
phải kể đến các tác giả người Mỹ, đặc biệt là các nhà địa lý. Vào thập kỷ 60 đến
thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nghiên cứu về di cư thực sự phát triển ở Mỹ. Các tác giả
tiêu biểu phải kể đến như: Norris Robert Eart Corugean, C.Curtis Roseman,
U.A.V.Clark, E.C. Moore,… Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, các nhà khoa học đã
đưa ra lý thuyết có giá trị trong nghiên cứu về di cư. Các nghiên đó tập trung vào
các vấn đề: phân loại di cư của (tác giả Norris Robert Eart Corugean); Phân tích
tổng hợp những hành vi di cư và tìm hiểu chi tiết không gian của sự di chuyển (tác
giả C.Curtis Roseman); Đo lường và giải thích sự di chuyển (tác giả U.A.V.Clark,
E.C. Moore) [35, tr.9].
Vào những thập kỷ cuối thế kỷ XX, tình hình KT-XH trên thế giới và nhiều
nước ở châu Âu có những biến động, tạo động lực cho những nghiên cứu về di cư trên
quy mô toàn thế giới. Các nghiên cứu về di cư được triển khai ở nhiều nước như: Thụy
Điển, Thụy Sĩ, Đức, Pháp, Liên Xô,… trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo
dục, y tế,… Đặc điểm của những nghiên cứu về di cư thời kỳ này là, mỗi nhà khoa học
tập trung nghiên cứu chuyên sâu đối với mỗi loại hình di cư. Ở nước Anh, vào năm
1986, E.G.Ravenstein đã đưa ra học thuyết về di cư trên cơ sở nghiên cứu trào lưu
di cư từ nông thôn ra thành thị. Với công trình “Những quy luật về di cư”,
E.G.Ravenstein đã tổng kết quy luật của sự di dân, nguyên nhân và một vài đặc
trưng của quá trình di dân, qua đó hình thành lý thuyết về di cư. Năm 1966, dựa trên
cơ sở lý thuyết của E.G.Ravenstein, E.G.Evertt Lee đã đưa ra mô hình di cư trong
nghiên cứu di dân. Năm 1970, trên cơ sở kết hợp ý tưởng của E.G.Evertt Lee,

15


M.Torado đã đưa ra lý thuyết về “lực hút” trong mô hình giải thích di cư. Mô hình
của ông có giá trị lớn trong việc giải thích hiện tượng di cư theo quy mô không gian
[35, tr.9-10].
Di cư và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thu hút được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm như C. Reichert [99], Chukwuedozie K.Ajaero and Patience
C. Onokala [100], Jabir Hasan Khan, Tarique Hassan và Shamshad [110], Rainier
V. Almazan [113], Taryn Dinkelman [114]. Điểm tương đồng trong các công trình
nghiên cứu này là quá trình chuyển dịch lao động nông thôn vào các lĩnh vực khác
của nền kinh tế là một phần cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi
quốc gia. Người dân bắt đầu thay thế sản xuất nông nghiệp sang nền kinh tế phi
nông nghiệp. Phần lớn DCLĐ đã tiếp cận nguồn vốn bên ngoài mà cụ thể là thông
qua kiều hối gửi về cho gia đình, người thân để có thể tạo điều kiện chuyển dịch cơ
cấu thị trường lao động nông thôn.
Chukwuedozie K. Ajaero and Patience C. Onokala [100] nghiên cứu tác
động của di cư nông thôn - đô thị trong cộng đồng nông thôn ở Đông Nam Nigeria.
Thông qua kết quả phân tích hồi quy cho thấy di cư từ nông thôn ra đô thị đóng góp
đáng kể đối với sự phát triển của cộng đồng nông thôn thông qua kiều hối gửi tiền
về và sự tham gia của những người di cư từ nông thôn ra đô thị trong các dự án phát
triển cộng đồng. Nhóm tác giả đưa ra kết luận rằng trên toàn cầu mối quan hệ giữa
di cư và phát triển vẫn là một vấn đề được tranh luận về mặt học thuật một cách
mạnh mẽ. Vì vậy, quá trình người di cư đến các khu vực khác để tìm kiếm một cuộc
sống tốt hơn không phải là một ngoại lệ. Việc đánh giá những tác động của di cư
đến các vùng nông thôn vẫn có liên quan vì di cư đóng vai trò như một chất xúc tác
trong quá trình phát triển kinh tế không chỉ của người di cư mà còn là điều kiện của
các thành viên trong gia đình ở lại và cộng đồng địa phương. Nguồn lực quan trọng
của phát triển nông thôn là kết quả của người di cư chuyển tiền về, góp phần chiến
lược phát triển kinh tế của các hộ gia đình. Các hộ gia đình nhận được các khoản

tiền này có xu hướng sử dụng vào các hoạt động tiêu thụ (thực phẩm, quần áo), đầu
tư vào giáo dục trẻ em, chăm sóc sức khỏe, cải thiện an ninh lương thực, nước sạch

16


×