Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích, làm rõ quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án theo Luật THADS 2008 (sửa đôi bổ sung 2014). Xây dựng tình huống để làm rõ nội dung trên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.94 KB, 18 trang )

Phân tích, làm rõ quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án theo Luật
THADS 2008 (sửa đôi bổ sung 2014). Xây dựng tình huống để làm rõ nội
dung trên.
A. MỞ ĐẦU
Thi hành án dân sự là hoạt động đưa bản án, quyết định về dân sự của
Tòa án, Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh ra thi hành trên
thực tế, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội
chủ nghĩa. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn không ít người phải thi hành án đã
không tự nguyện thi hành bản án, quyết định đã được tuyên, chậm trễ trong việc
thi hành án, hay có các hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản nhằm làm mất đi điều
kiện thi hành án, nên Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014
đã quy định các biện pháp bảo đảm thi hành án để đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của
thực tiễn công tác thi hành án dân sự trong giai đoạn hiện nay. Chính tầm quan
trọng và cấp thiết này, nhóm xin tìm hiểu đề tài "Phân tích, làm rõ quy định về
biện pháp bảo đảm thi hành án". Xây dựng tình huống để làm rõ nội dung trên.
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ
1. Khái niệm
Khái niệm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự đã được nhắc đến và quy
định trong Luật thi hành án dân sự năm 2008, đến Luật thi hành án dân sự sửa
đổi, bổ sung năm 2014, chế định này tuy có những thay đổi nhất định, nhưng
bản chất về khái niệm thì không thay đổi.
Theo đó, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý được
Chấp hành viên áp dụng theo một trình tự, thủ tục luật định trong quá trình tổ
chức thực hiện việc thi hành án, đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình
trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng, định đoạt, chuyển dịch, thay đổi
hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án, ngăn chặn người phải thi hành
án thực hiện việc tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc



thi hành án, làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.
2. Đặc điểm
Từ khái niệm trên, có thể thấy biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có
các đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự trước hết được khẳng
định là biện pháp pháp lý – nghĩa là chỉ các biện pháp được pháp luật ghi nhận
và quy định thì mới được xem là biện pháp bảo đảm thi hành dân sự. Khi có căn
cứ cần thiết áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, người có thẩm
quyền áp dụng không được áp dụng các biện pháp khác ngoài các biện pháp luật
định.
Thứ hai, thẩm quyền áp dụng các biện pháp đảm bảo thi hành án dân sự
thuộc về Chấp hành viên – người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các
bản án, quyết định dân sự được đưa ra thi hành. Điều này có nghĩa chỉ Chấp
hành viên mới có quyền được áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.
Ngoài Chấp hành viên thì các chủ thể khác trong Cơ quan thi hành án dân sự
không có quyền ra quyết định áp dụng các biện pháp này. Mặt khác, việc áp
dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chỉ có hiệu lực pháp lý khi được
Chấp hành viên quyết định dưới hình thức văn bản quyết định. Và việc áp dụng
các biện pháp này là một trong những phương tiện đảm bảo bản án, quyết định
được thi hành trên thực tế, tránh các hiện tượng tẩu tán, phá hủy tài sản.
Thứ ba, các biện pháp này phải được áp dụng theo một trình tự, thủ tục
luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án. Xuất phát từ việc
đây là các biện pháp pháp lý và người áp dụng nhân danh quyền lực nhà nước
nên việc áp dụng các biện pháp đảm bảo thi hành án cũng phải trong khuôn khổ
pháp luật – hay nói cách khác là theo những trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Việc tuân theo khuôn khổ luật định đó giúp quá trình áp dụng các biện pháp này


được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, tránh sự lạm quyền của Chấp hành viên,

bảo đảm quyền lợi của các bên trong quá trình tổ chức việc thi hành án.
Thứ tư, Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có thể được Chấp hành
viên tự mình ra quyết định áp dụng hoặc theo yêu cầu của đương sự. Trường hợp
đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự không đúng mà
gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự hoặc
cho người thứ ba thì phải bồi thường. Trường hợp Chấp hành viên tự mình áp
dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự không đúng hoặc Chấp hành viên ra
quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự vượt quá, không đúng
theo yêu cầu của đương sự mà gây ra thiệt hại thì Chấp hành viên có trách
nhiệm phải bồi thường.
Thứ năm, Đối tượng bị áp dụng biện pháp bảo thi hành án dân sự là tài
sản, tài khoản. Để việc thi hành án được thuận lợi, biện pháp bảo đảm thi hành
án được Chấp hành viên áp dụng đối với đối tượng là các tài sản, tài khoản được
cho là của người phải thi hành án. Tài sản đó có thể đang do người phải thi hành
án hoặc do người khác chiếm giữ. Điểm mới và đặc biệt của biện pháp bảo đảm
thi hành án theo Luật thi án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 là tài sản, tài
khoản – đối tượng bị áp dụng biện pháp bảo thi hành án dân sự phải có giá trị
tương đương hoặc nhỏ hơn so với giá trị nghĩa vụ phải thi hành theo bản án,
quyết định.
Thứ sáu, Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng linh hoạt,
tại nhiều thời điểm, nhiều địa điểm khác nhau trong quá trình thi hành án. Biện
pháp bảo đảm thi hành án dân sự có thể được áp dụng ngay tại thời điểm ra
quyết định thi hành án và trong thời hạn tự nguyện thi hành án và cũng có thể
được áp dụng tại thời điểm trước hoặc trong quá trình cưỡng chế thi hành án nếu
xét thấy có căn cứ cần phải ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản
hoặc trốn tránh việc thi hành án của đương sự.
Thứ bảy, Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự khi được áp dụng chưa
làm thay đổi, chuyển dịch về quyền sở hữu, sử dụng tài sản của chủ sở hữu, chủ



sử dụng. Với mục đích ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện hành vi tẩu
tán, thay đổi hiện trạng hoặc hủy hoại tài sản, nhằm bảo toàn tài sản đó, đảm bảo
điều kiện thi hành án, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chưa làm mất đi
quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu, chủ sử dụng mà mới chỉ
làm hạn chế quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó của chủ sở hữu, chủ sử
dụng tài sản. Chính vì đặc điểm này mà khiếu nại đối với quyết định áp dụng
biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự chỉ được xem xét, giải quyết một lần và
có hiệu lực thi hành.
3. Ý nghĩa
Với vai trò đảm bảo điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, các
biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có ý nghĩa hết sức to lớn, đóng vai trò
quan trọng đối với kết quả tổ chức thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật, cụ thể như sau:
Thứ nhất, ngăn chặn người thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh
việc thi hành án nên bảo đảm được hiệu lực của bản án, quyết định, quyền, lợi
ích hợp pháp của người được thi hành án và bảo đảm tính nghiêm minh của
pháp luật.
Thứ hai, đốc thúc người phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ của
mình. Bởi vì, khi đã bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án thì tài sản của
người phải thi hành án đã bị đặt trong tình trạng hạn chế hoặc cấm bị sử dụng,
định đoạt, do vậy, họ không thể tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi
hành án và giải pháp có lợi hơn cả đối với họ là tự nguyện thi hành các nghĩa vụ
của mình đã được xác định trong bản án, quyết định được đưa ra thi hành.
Thứ ba, việc áp dụng bảo đảm thi hành án dân sự là tiền đề, cơ sở cho
việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự sau này, bảo đảm hiệu quả
của việc thi hành án dân sự. Sau khi bị áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành
án dân sự nếu người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì cơ quan thi
hành án dân sự sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nhằm



buộc người thi hành án phải thực hiện các nghĩa vụ của họ. Các tài sản của
người phải thi hành án đã bị đặt trong tình trạng hạn chế quyền sử dụng, định
đoạt hoặc bị cấm định đoạt trước đây sẽ được xử lý để thi hành án.
Như vậy, trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, Chấp hành viên có
thể tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự ra quyết định áp dụng biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự đặt tài sản được cho là của người phải thi hành án
trong tình trạng hạn chế quyền sử dụng, quyền định đoạt nhằm ngăn chặn việc
tẩu tán, định đoạt tài sản để trốn tránh việc thi hành án. Những biện pháp này có
tính chất bảo toàn tình trạng tài sản, đôn đốc người phải thi hành án tự nguyện
thi hành nghĩa vụ thi hành án cùa họ, bảo đảm hiệu quả của việc thi hành án dân
sự.
II.

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP
BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

1. Phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ
Biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản là biện pháp bảo đảm thi hành án
dân sự được Chấp hành viên áp dụng trong các trường hợp người phải thi hành
án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền và họ có tiền gửi trong tài khoản tại ngân hàng
hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc có tài sản ở nơi gửi giữ. Theo quy định tại Điều
66, Điều 67 Luật thi hành án dân sự thì việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài
khoản được Chấp hành viên tự mình áp dụng hoặc theo yêu cầu bằng văn bản
của người được thi hành án.
Tuy nhiên, để thực hiện được biện pháp này, cần đáp ứng được hai điều
kiện cụ thể sau đây: Về điều kiện cần, khi người phải thi hành án hết thời hạn tự
nguyện thi hành án nhưng vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc có dấu
hiệu tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc có dấu hiệu trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
Về điều kiện đủ, người phải thi hành án có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc
hoặc các tổ chức tín dụng khác và tài khoản đó có số dư để đảm bảo thi hành án,

hoặc người đó có tài sản ở nơi gửi giữ.


Theo quy định của Luật thi hành án hiện hành về phong tỏa tài khoản, tài
sản ở nơi gửi giữ, ta có trình tự để áp dụng biện pháp này được tiến hành như
sau:
Bước 1, Chấp hành viên cần phải tiến hành các hoạt động thu thập thông
tin về tài khoản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho
bạc nhà nước, thông tin về tài sản ở nơi gửi giữ. Bởi theo Khoản 1 Điều 20,
Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Thi hành án dân sự: “Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi
giữ phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa” nên nhiệm vụ đầu tiên trước
khi áp dụng biện pháp này là phải xác định số tiền bị phong tỏa được chính xác
dựa trên việc thu thập thông tin về tài khoản, tài sản gửi giữ. Thông tin về tài
khoản của người phải thi hành án có rất nhiều nguồn khác nhau. Việc xác định
người đó có tài khoản hay không có thể căn cứ vào một trong những yếu tố như:
Lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của người phải thi hành án, các hợp đồng của
người phải thi hành án với các đối tác, đăng ký kinh doanh,…
Bước 2, Chấp hành viên ra quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi
gửi giữ và phải giao quyết định phong toả tài khoản cho cơ quan, tổ chức đang
quản lý tài khoản (thường là ngân hàng, kho bạc hay một số tổ chức tín dụng
khác bởi đây là những tổ chức có chức năng thực hiện các giao dịch qua tài
khoản hoặc có tài sản của người phải thi hành án) hoặc cơ quan, tổ chức, cá
nhân đang quản lý tài sản của người phải thi hành án (bất kỳ người nào đang
quản lý tài sản của người thi hành án). Quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở
nơi gửi giữ phải ghi rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa.
Bước 3, cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản phải thực
hiện ngay quyết định của Chấp hành viên về phong toả tài khoản, tài sản ở nơi
gửi giữ sau khi nhận được quyết định phong tỏa. Theo đó, các cơ quan, tổ chức
này phải thực hiện “khóa” ngay việc chuyển dòng tiền trong tài khoản ra ngoài.

Đối với phong tỏa tài sản thì người quản lý nơi gửi giữ tài sản phải cô lập ngay
tài sản có quyết định phong tỏa.


Trong trường hợp đặc biệt, cần phải phong tỏa ngay tài khoản, tài sản của
người phải thi hành án ở nơi gửi giữ mà chưa ban hành được quyết định phong
tỏa thì Chấp hành viên lập biên bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản
lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án phong tỏa tài khoản, tài sản đó.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, Chấp hành viên phải ra quyết định
phong tỏa tài khoản, tài sản.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định phong tỏa tài khoản, Chấp
hành viên phải thực hiện biện pháp cưỡng chế như khấu trừ tiền trong tài khoản,
kê biên, xử lý tài sản... hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa.
2. Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
Tạm giữ tài sản của đương sự là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
được tiến hành trên các động sản của người phải thi hành án, đặt những động
sản này trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn
việc người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản để trốn tránh việc thi hành
án. Trong khi đó, tạm giữ giấy tờ của đương sự là biện pháp bảo đảm thi hành án
dân sự được tiến hành trên các động sản phải đăng ký quyền sở hữu, giấy tờ có
giá hoặc bất động sản của người phải thi hành án.
Căn cứ điều 68 Luật thi hành án dân sự và điều 18 Nghị định 62/2015/NĐCP thì việc áp dụng biện pháp bảo đảm thông qua tạm giữ tài sản, giấy tờ của
người phải thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại đối với các tài sản,
giấy tờ trên. Chính vì vậy, biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ được áp dụng khi
có đủ 2 điều kiện: Một là, phát hiện người phải thi hành án đang quản lý, sử
dụng tài sản, giấy tờ mà tài sản, giấy tờ đó có thể dùng để đảm bảo thi hành án
dân sự theo quy định của pháp luật. Hai là, đương sự có hành vi tẩu tán, hủy
hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án hoặc có dấu hiệu thực hiện hành vi đó.
Theo quy định tại điều 68 Luật thi hành án dân sự thì Chấp hành viên đang thực
hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc

thi hành án mà đương sự, tổ chức, cá nhân khác đang quản lý, sử dụng. Cơ quan,


tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, thực hiện yêu cầu
của Chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ.
Trình tự áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài sản như sau:
Bước 1, xác định tài sản, giấy tờ cần tạm giữ của đương sự - đối tượng để
áp dụng biện pháp tạm giữ. Tài sản tạm giữ phải có giá trị tương đương và đang
do đương sự quản lý, sử dụng. Như vậy, tài sản, giấy tờ của đương sự bị Chấp
hành viên ra quyết định tạm giữ có thể bao gồm 03 loại sau đây: Thứ nhất, là
những tài sản, giấy tờ được xác định một cách rõ ràng, cụ thể trong bản án,
quyết định là đối tượng của nghĩa vụ thi hành án, liên quan đến việc thi hành án
(ví dụ như nghĩa vụ trả lại tài sản, giấy tờ đó cho người được thi hành án). Thứ
hai, là các tài sản, giấy tờ đã được bản án, quyết định được thi hành tuyên kê
biên để đảm bảo thi hành án. Thứ ba, là các tài sản, giấy tờ đó có thể là các tài
sản, giấy tờ không được tuyên, không được xác định trong bản án, quyết định
được thi hành nhưng có thể kê biên, xử lý để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán.
Bước 2, Chấp hành viên ban hành quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ. Việc
áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự cũng giống như các
biện pháp bảo đảm khác phải được thực hiện thông qua quyết định tạm giữ tài
sản, giấy tờ. Quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ phải xác định rõ loại tài sản,
giấy tờ bị tạm giữ. Nếu tài sản bị tạm giữ là tiền mặt thì phải ghi rõ số lượng tờ,
mệnh giá các loại tiền, nếu là ngoại tệ phải ghi rõ là tiền nước nào và trong
trường hợp cần thiết phải ghi rõ số seri trên tiền. Nếu tài sản tạm giữ là kim khí
quý, đá quý thì phải niêm phong trước mặt người bị tạm giữ tài sản hoặc thân
nhân của họ, hoặc người làm chứng khác... Đồng thời, Chấp hành viên phải giao
quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ cho đương sự hoặc tổ chức, cá nhân đang
quản lý, sử dụng.
Trường hợp đặc biệt cần tạm giữ ngay tài sản, giấy tờ mà chưa ban hành
quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ thì Chấp hành viên yêu cầu giao tài sản, giấy

tờ và lập biên bản về việc tạm giữ. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản,
Chấp hành viên phải ban hành quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ. Biên bản,


quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân
dân cùng cấp.
Bước 3, lập biên bản về việc tạm giữ tài sản, giấy tờ. Khi tạm giữ tài sản,
giấy tờ phải lập biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và người đang quản lý,
sử dụng tài sản, giấy tờ; trường hợp người đang quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ
không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng. Biên bản tạm giữ tài sản, giấy
tờ phải được giao cho người quản lý, sử dụng tài sản, giấy tờ.
Khoản 4, Khoản 5 Điều 68 Luật này cũng quy định thêm khi áp dụng biện
pháp này, Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử
dụng; thông báo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền
khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ tạm
giữ. Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác minh, làm rõ hoặc yêu cầu
Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định người có quyền sở hữu, sử dụng đối
với tài sản, giấy tờ tạm giữ.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm
giữ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên
phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, trường hợp có căn cứ
xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người
phải thi hành án hoặc thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án
nhưng đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì Chấp hành viên phải ra quyết
định trả lại tài sản, giấy tờ cho người có quyền sở hữu, sử dụng.
3. Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi
hiện trạng tài sản
Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng
tài sản là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được áp dụng với bất động sản

hoặc là động sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền và thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải


thi hành án nhằm ngăn chặn hoặc tạm dừng các hành vi của người phải thi hành
án như chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài
sản.
Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng
tài sản được quy định tại Điều 69 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung
2014 và Điều 19 Nghị định 62/2015 hướng dẫn Luật thi hành án dân sự về biện
pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng
tài sản, theo đó để áp dụng biện pháp này, cần có hai điều kiện cơ bản sau đây:
Một là, người phải thi hành án có tài sản thuộc đối tượng tài sản áp dụng biện
pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng tài sản; Hai là, khi
Chấp hành viên phát hiện đương sự đang có hành vi chuyển quyền sở hữu, sử
dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản hoặc họ có dấu hiệu thực hiện
hành vi đó nên cần phải ngăn chặn.
Trình tự thực hiện áp dụng biện pháp này như sau:
Bước 1, xác định loại tài sản. Xác định thông tin về tài sản và dấu hiệu của
hành vi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng đối
với tài sản của người phải thi hành án.
Bước 2, ban hành quyết định và gửi quyết định tạm dừng việc đăng ký,
chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. Quyết định tạm dừng
việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản phải
được gửi ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc
đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó.
Bước 3, thực hiện quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu,
sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản của người phải thi hành án. Kể từ thời điểm
nhận được quyết định về việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng,
thay đổi hiện trạng tài sản, cơ quan đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng và

các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không được thực hiện việc đăng ký,
chuyển quyền sở hữu, sử dụng hoặc thay đổi hiện trạng tài sản cho đến khi nhận


được quyết định của Chấp hành viên về việc kê biên tài sản hoặc chấm dứt việc
tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài
sản. Một điểm cần lưu ý là đối với tài sản được đăng ký, chuyển quyền sở hữu,
sử dụng, thay đổi hiện trạng sau thời điểm này thì Chấp hành viên có quyền xử
lý để thi hành án theo quy định của pháp luật, nếu có tranh chấp thì hướng dẫn
các bên khởi kiện để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Khoản 3 Điều 69 Luật này quy định Chấp hành viên có quyền yêu cầu
đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu
cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đương sự, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền
sở hữu, sử dụng đối với tài sản. Trường hợp cần thiết, Chấp hành viên phải xác
minh, làm rõ hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan có thẩm quyền xác định quyền sở
hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy
giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản theo quy định của pháp luật. Hiện nay, có
rất nhiều tài sản, quyền tài sản mà việc chuyển dịch quyền sở hữu, sử dụng phải
đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Vốn góp của tổ chức, cá nhân
tại doanh nghiệp; quyền sử dụng đất; phương tiện xe cơ giới. Đối với những tài
sản này, để thực hiện mua bán, chuyển nhượng, các bên tham gia quan hệ mua
bán, chuyển nhượng phải thực hiện thông qua việc đăng ký tại phòng đăng ký
kinh doanh, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và sở hữu nhà… Quyền sở
hữu, sử dụng của bên mua, bên nhận chuyển nhượng chỉ được xác lập khi được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Chính vì thế, trường hợp đương sự có
hành vi chuyển dịch tài sản, để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, thì chấp hành
viên ra quyết định đề nghị cơ quan có thẩm quyền đăng ký dừng việc đăng ký,
chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản nhằm duy trì điều kiện
thi hành án của người phải thi hành án.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền
sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định
áp dụng biện pháp cưỡng chế; trường hợp có căn cứ xác định tài sản không


thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải
ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng,
thay đổi hiện trạng tài sản.
III. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG
1. Tình huống xây dựng
Tháng 12/2015 chị A vay của chị B một số tiền là 540 triệu đồng để làm kinh
doanh. Hai chị đã làm hợp đồng vay tài sản trên cơ sở tự nguyện với nội dung là
A đã vay B 540 triệu đồng, hợp đồng này có kỳ hạn tới ngày 1/1/2018 và không
có lãi suất. Tuy nhiên, tới hạn trả tiền mà chị A vẫn chưa chịu trả chị B mặc dù
chị B đã giục chị A nhiều lần. Tháng 3/2018 chị B đã khởi kiện chị A ra Toà án,
cũng theo Bản án đã có hiệu lực của Tòa án ngày 14/4/2018 buộc chị A phải trả
cho chị B số tiền chị đã nợ là 540 triệu đồng trước 24 giờ ngày 30/5/2018. Đến
ngày 09/06/2018, chị A vẫn chưa trả tiền cho chị B. Do vô tình biết được chi A
đang gửi giữ 20 cây vàng có giá trị 720 triệu đồng tại Ngân hàng Bưu điện Liên
Việt, chị B đã yêu cầu Chấp hành viên C phong tỏa số tài khoản của chị A nhằm
ngăn chặn chị trốn tránh nghĩa vụ.
2. Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án vào tình huống
Trong tình huống trên, có thể thấy có đủ căn cứ để áp dụng biện pháp bảo
đảm thi hành án dân sự là biện pháp phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ quy định tại
Điều 67 Luật thi hành dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014. Cụ thể căn cứ để áp
dụng biện pháp này cho tình huống xây dựng đó là, Một là, theo bản án phải thi
hành thì A phải trả 540 triệu cho B trước 24 giờ ngày 30/5/2018, song đến
09/06/2018, A vẫn không tự nguyện thi hành bản án; Hai là, chị A có tài sản là
20 cây vàng trị giá 720 triệu tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt – là nơi gửi giữ.
Như vậy, hành vi này của chị A thể hiện rằng chị đang có ý trốn tránh việc

trả nợ cho chị B. Chấp hành viên C sau khi nhận được yêu cầu của chị A cần
ngay lập tức thu thập, xác định thông tin có thật tồn tại 20 cây vàng của chị A
đang ở Ngân hành Bưu điện Liên Việt hay không để ra ngay quyết định phong
tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ theo quy định tại Điều 67 Luật thi hành án dân


sự. Theo quy định của pháp luật thì hoạt động phong tỏa này được thực hiện
bằng quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ xác định được rõ số
tiền, tài sản bị phong tỏa ở đây là 20 cây vàng tương đương với 720 triệu đồng
và quyết định này phải được giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài
sản là Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Trong trường hợp khẩn cấp chưa kịp ban
hành quyết định thì có thể phải phong tỏa ngày và ra quyết định sau đó trong
vòng 24 giờ. Như vậy, có thể thấy trong một số trường hợp cần phải áp dụng các
biện pháp bảo đảm thi hành án để dảm bảo được hoạt động này được diễn ra
đúng pháp luật và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi
hành án.
IV.

ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN

Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014, có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015, Luật đã mở rộng, ngày càng hoàn thiện các
quy định không chỉ về các biện pháp bảo đảm thi hành án mà còn tạo điều kiện
cho người được thi hành án có quyền yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một
phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành
án... Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu về quy định pháp luật về các biện pháp
bảo đảm thi hành án cũng như xây dựng tình huống để làm rõ các quy định trên,
có thể rút ra một số kết luận như sau:
Về cơ bản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự

năm 2014 vẫn giữ nguyên các quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành
án như số lượng 03 biện pháp bảo đảm, người có quyền yêu cầu áp dụng biện
pháp bảo đảm... Bên cạnh đó, để khắc phục một số khó khăn, vướng mắc, Luật
sửa đổi, bổ sung và Nghị định số 62/2015/NĐ-CP đã có nhiều quy định mới
trong nội dung của từng biện pháp bảo đảm. Ví dụ như bổ sung quy định phong
tỏa tài sản tại nơi gửi giữ: Trước đây, theo quy định tại Điều 67 Luật Thi hành án
dân sự năm 2008 và Điều 11 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 13/7/2008 của
Chính phủ quy định biện pháp bảo đảm là phong tỏa tài khoản mà không quy


định biện pháp phong tỏa tài sản tại nơi gửi giữ. Sự bổ sung này xuất pahts từ
thực tế hoạt động thi hành án dân sự trong thời gian qua cho thấy nhiều trường
hợp người phải thi hành án có tài sản không phải là tiền mà còn là các loại tài
sản như kim khí quý, đá quý... đang gửi người khác giữ (có thể là ngân hàng,
các tổ chức tín dụng hoặc người thứ ba khác...), nhưng Luật Thi hành án dân sự
2008 không quy định Chấp hành viên được quyền áp dụng biện pháp bảo đảm
phong tỏa đối với loại tài sản này dẫn đến người phải thi hành án dễ dàng tẩu
tán, trốn tránh nghĩa vụ. Do đó, Luật sửa đổi, bổ sung đã bổ sung biện pháp bảo
đảm “phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ” vào Điều 67 và quy định cách thức thực
hiện tương tự như biện pháp phong tỏa tài khoản, nhằm tạo điều kiện tốt hơn để
bảo vệ quyền lợi của người được thi hành án. Đồng thời, bổ sung đối tượng “cá
nhân” đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án được nhận và
phải thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm. Theo đó, Chấp hành viên
phải giao quyết định phong tỏa cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài
khoản, tài sản của người phải thi hành án. Hay việc thay đổi quy định về xử lý
quyết định tạm giữ theo hướng chuyển đổi thời hạn 15 ngày thành 10 ngày; thay
đổi cách tính thời hạn thành kể từ ngày ra quyết định, Chấp hành viên phải áp
dụng biện pháp cưỡng chế hoặc chấm dứt việc tạm giữ...
Chính nhờ những điểm mới đó mà Luật thi hành án dân sự đã tạo nên
khung pháp lý ngày càng hoàn thiện đảm bảo áp dụng các biện pháp bảo đảm thi

hành án nói riêng và tổ chức việc thi hành án dân sự nói chung được hiệu quả và
nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự vẫn
còn một số hạn chế, bất cập như sau:
Thứ nhất, Pháp luật về thi hành án dân sự chưa quy định rõ như thế nào là
tẩu tán, hủy hoại, thay đổi hiện trạng tài sản, trốn tránh thi hành án nên việc xem
xét áp dụng dựa vào phán đoán của người Chấp hành viên. Hạn chế này có thể
kéo theo một loạt các bất cập đi kèm như liệu đã đủ căn cứ để áp dụng 1 trong 3
biện pháp quy định tại Điều 66 hay chưa, hay thời điểm áp dụng liệu đã đủ cần
thiết... Bên cạnh đó, vấn đề phong tỏa tài khoản, tài sản nơi gửi giữ hiện chưa có


quy định cụ thể về cách xử lí phần tài sản vượt quá phần nghĩa vụ, điều này gây
chồng chéo trong việc giải quyết trên thực tế khi một mặt luật quy định chỉ
phong tỏa giá trị tài khoản, tài sản tương đương với giá trị phần nghĩa vụ phải thi
hành, một mặt lại chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này.
Thứ hai, các giao dịch, kê khai thu nhập, tài sản của một số người dân còn
chưa rõ ràng, công khai, gây khó khăn cho việc xác thực của cơ quan thi hành án
khi thi hành án dân sự. Quy định về việc xác minh tài sản, tài khoản – đối tượng
của các biện pháp bảo đảm thi hành án trước khi ra quyết định áp dụng là một
điểm mới tiến bộ của Luật thi hành án hiện hành, nhưng quá trình thực hiện quy
định này lại không dễ dàng. Hạn chế này xuất phát từ chính ý thức của người
dân về việc ghi nhớ, kê khai các giao dịch, thu nhập tài sản trong quá trình phối
hợp với cơ quan thi hành án để áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, cũng
như chính sự quản lý của các cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát các giao
dịch còn nhiều hạn chế.
Thứ ba, trách nhiệm của Chấp hành viên trong việc giám sát, tổ chức thi
hành án, phát hiện cũng như tiếp nhận yêu cầu của đương sự trong việc áp dụng
biện pháp thi hành án dân sự nhiều khi còn chậm trễ hoặc thờ ơ... gây ảnh hưởng
đến quá trình thi hành án, đến lợi ích của các bên.
Để khắc phục các hạn chế, bất cập trên, hơn hết chúng ta phải không

ngừng hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về các biện pháp
bảo đảm thi hành án dân sự. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng, nghiệp vụ
cũng như tinh thần trách nhiệm của đội ngũ Chấp hành viên bằng các buổi huấn
luyện, trao đổi, rèn luyện... Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp
luật để mỗi người dân có ý thức tích cực phối hợp với Chấp hành viên trong việc
kê khai tài sản, tài khoản thuộc quyền sở hữu trong quá trình tổ chức thi hành án
để quá trình này được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Các cơ quan, tổ chức
hữu quan cũng cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm lẫn chuyên môn nghiệp
vụ để quản lý, kiểm soát tốt hơn các giao dịch để có thể phối hợp với Chấp hành
viên trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.


C. KẾT LUẬN
Tóm lại, qua những tìm hiểu và phân tích trên, đã cho chúng ta cái nhìn
toàn diện về các quy định pháp luật hiện hành về biện pháp bảo đảm thi hành án
dân sự, xây dựng tình huống để thấy rõ sự áp dụng, vai trò của các biện pháp đó
trên thực tiễn. Từ đó có thể thấy, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự có vai
trò quan trọng trong việc thi hành án dân sự nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy
hoại tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án, đảm bảo hiệu lực thi hành của các
bản án, bảo vệ quyền lợi cho người được thi hành án. Luật thi hành án sự sửa
đổi bổ sung năm 2014 ra đời với những điểm mới ngày càng hoàn thiện khi quy
định về các biện pháp bảo đảm thi hành án. Tuy vẫn còn những bất cập, hạn chế,
nhưng với sự nổ lực của của các cơ quan nhà nước, của người dân trong việc
bảo đảm cho quá trình thi hành án diễn ra hiệu quả, nhanh chóng thì chúng ta
luôn có niềm tin vào một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội;
2. Quốc hội (2014), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án

dân sự, Hà Nội;
3. Chỉnh phủ (2008), Nghị định số 58/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội;
4. Chỉnh phủ (2015), Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội;
5. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật thi hành án dân sự
Việt Nam, , Nxb. Công an nhân dân;
6. Phan Huy Hiếu, Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Luận văn, Hà
Nội.
7.


MỤC LỤC
A.

MỞ ĐẦU.......................................................................................................1

B.

NỘI DUNG...................................................................................................1
I.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH

ÁN DÂN SỰ:....................................................................................................1
1.

Khái niệm:.............................................................................................1

2.


Đặc điểm:...............................................................................................2

II.

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO

ĐẢM THI HÀNH ÁN DÂN SỰ.......................................................................5
1.

Phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ.............................................5

2.

Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự...................................................7

3.

Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện

trạng tài sản...................................................................................................9
III. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG.................................................................12
1.

Tình huống xây dựng...........................................................................12

2.

Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án vào tình huống....................12


IV. ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN.........................13
C.

KẾT LUẬN.................................................................................................16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................17



×