Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

tu chon van 6 tuan 33-35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.1 KB, 10 trang )

Trường THCS Hồng Dụ - Giáo án : Tự chọn Ngữ văn 6 – GV : Trịnh Thị Minh Khương.
TUẦN 33
Ngày dạy: /5/2009.
Tiết 33. Ôn tập so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ
A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS ôn tập để nắm chắc các kiến thức đã học về các
phép tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
-Rèn kĩ năng sử dụng các phép tu từ trong nói viết để giao tiếp đạt hiệu quả cao.
B.Chuẩn bị : -GV ; Soạn bài.
-HS : Ôn tập các phép tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.
C.Tiến trình bài dạy : 1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là so sánh? So sánh khác ẩn dụ như thế nào?
? Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt :
Mẹ già như chuối và hương
Như xôi nếp mật, như đương mía lau.
3.Bài mới:
? Thế nào
là so
sánh?
? Cấu tạo
của phép
so sánh
đầy đủ
gồm mấy
phần?
I. SO SÁNH
1.So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc
khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự
diễn đạt. Ví dụ: Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
2. Cấu tạo của phép so sánh: Thông thường gồm:
- Vế A: Đối tượng (sự vật) được so sánh.


- Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh).
- Từ so sánh.
- Vế B: Sự vật làm chuẩn so sánh.
Trong bốn yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt.
Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt.
Yếu tố (3) có thể là các từ như: giống, tựa, khác nào, tựa
như, giống như, là, bao nhiêu, .... bấy nhiêu, hơn, kém .... Mỗi yếu
tố đảm nhận một sắc thái biểu cảm khác nhau:
Như có sắc thái giả định.
Là có sắc thái khẳng định.
Tựa thể hiện mức độ chưa hoàn hảo, ...
3. Các kiểu so sánh: a) So sánh ngang bằng .
Trường THCS Hồng Dụ - Giáo án : Tự chọn Ngữ văn 6 – GV : Trịnh Thị Minh Khương.
? Có các
kiểu so
sánh nào?
? So sánh
có tác
dụng gì
trong diễn
đạt?
-GV
hướng dẫn
HS phân
tích các ví
dụ.
? Thế nào
là nhân
hóa?
? Có

những
kiểu nhân
hóa nào?
Thường được thể hiện bởi các từ so sánh sau đây: là, như, y
như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu.... bấy nhiêu.
Ví dụ: Cao như núi, dài như sông.
b) So sánh hơn kém:Từ so sánh được sử dụng là các từ: hơn, hơn
là, kém, kém gì.Ví dụ: Ngôi nhà sàn dài hơn cả tiếng chiêng.
4. Tác dụng của so sánh: -Tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh
động. Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
-So sánh còn giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng của ta
bay bổng. Ví dụ: Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh.
II. NHÂN HOÁ.
1. Thế nào là nhân hoá?Là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ
vật hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ
gọi hoặc để tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ
vật, .... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy
nghĩ tình cảm của con người. Ví dụ: Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
2. Các kiểu nhân hoá:- Gọi vật bằng những từ vốn gọi người.
Ví dụ: Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:
- Chị cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
- Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được
dùng để chỉ hoạt động, tính chất của vật:Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến

Hành quân
Đầy đường.
- Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được
dùng để chỉ hoạt động, tính chất của thiên nhiên: Ông trời.
Mặc áo giáp đen
Ra trận.
Trường THCS Hồng Dụ - Giáo án : Tự chọn Ngữ văn 6 – GV : Trịnh Thị Minh Khương.
? Nhân
hóa có tác
dụng gì?
? Thế nào
là ẩn dụ?
?Có
những
kiểu ẩn dụ
nào?
-GV
hướng dẫn
HS phân
tích VD.
? Ẩn dụ có
tác dụng
gì trong
diễn đạt?
- Trò chuyện tâm sự với vật như với người:Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai?
3. Tác dụng của nhân hoá.Làm cho câu văn, bài văn thêm cụ
thể, sinh động, gợi cảm; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật

được gần gũi với con người hơn: Bác Giun đào đất suốt ngày…
III. ẨN DỤ
1. Thế nào là ẩn dụ?Là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng
tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Ngày ngày Mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt trời trong lăng rất đỏ.
=>Mặt trời ở dòng thứ hai chính là ẩn dụ.
2. Các kiểu ẩn dụ.
- Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
Ví dụ: Người Cha mái tóc bạc.
=>Lấy hình tượng Người Cha để gọi tên Bác Hồ.
- Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.
Ví dụ: Về thăm quê Bác làng sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.
=>Nhìn “hàng râm bụt” với những bông hoa đỏ rực tác giả
tưởng như những ngọn đèn “thắp lên lửa hồng”.
- Ẩn dụng phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để
chỉ phẩm chất của sự vật B.Ví dụ: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
=>Tròn và dài được lâm thời chỉ những phẩm chất của sự vật B.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là những ẩn dụ trong đó B là
một cảm giác vốn thuộc một loại giác quan dùng để chỉ những
cảm giác A vốn thuộc các loại giác quan hoặc cảm xúc nội tâm.
Nói gọn là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
3. Tác dụng của ẩn dụ.- Làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và
mang tính hàm súc.
IV. HOÁN DỤ
Trường THCS Hồng Dụ - Giáo án : Tự chọn Ngữ văn 6 – GV : Trịnh Thị Minh Khương.
? Hoán dụ
là gì?

-Nêu các
kiểu hoán
dụ thường
dùng?
-GV
hướng dẫn
HS phân
tích các
VD.
1. Hoán dụ là gì?Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái
niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan
hệ gần gúi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Đứng lên thân cỏ, thân rơm,
Búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn.
2. Các kiểu hoán dụ.
- Lấy bộ phận để chỉ bộ toàn thể: Đầu xanh đã tội tình gì?
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.
=>Đầu xanh và má hồng đều là chỉ Kiều.
- Lấy vật chứa đựng để chỉ sự vật được chứa đựng:
Ví dụ: Cả làng quê đường phố
Cả lớn nhỏ gái trai
Đám càng đi càng dài
Càng dài càng đông mãi.
=>Lấy làng quê, đường phố để chỉ đồng bào nông thôn và
đồng bào thành thị.
- Lấy vật dùng để chỉ người dùng: Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
- Lấy số cụ thể để chỉ số phận, số tổng quát.
Ví dụ: Đảng ta có trăm tay nghìn mắt
Đảng ta đây xương sắt da đồng.

=>Trăm và nghìn đều là những số cụ thể được dùng để
thay cho số nhiều.
4.Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức bài học.
5.Hướng dẫn về nhà: -Học bài.
-Làm bài tập:
Viết 1 đoạn văn, nội dung tự chọn trong đó có sử dụng các phép tu từ trên.
TUẦN 34
Trường THCS Hồng Dụ - Giáo án : Tự chọn Ngữ văn 6 – GV : Trịnh Thị Minh Khương.
Ngày dạy: /5/2009.
Tiết 34: Ôn tập câu trần thuật đơn
A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS ôn tập để nắm chắc các kiến thức đã học về các
kiểu câu trần thuật đơn.
-Rèn kĩ năng sử dụng các kiểu câu trần thuật đơn trong nói viết để giao tiếp đạt
hiệu quả cao.
B.Chuẩn bị : -GV ; Soạn bài.
-HS : Ôn tập các kiểu câu trần thuật đơn.
C.Tiến trình bài dạy : 1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là câu trần thuật đơn? Có mấy kiểu câu trần thuật đơn? Cho ví dụ
mỗi kiểu câu và phân tích thành phần của các câu đó?
3.Bài mới:
? Thế nào là câu
trần thuật đơn?
? Câu trần thật
đơn dùng để làm
gì?
-Gv hướng dẫn
HS phân tích các
VD.
I. CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN.

1. Khái niệm về câu trần thuật: là loại câu do một cụm
C-V tạo thành dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự
việc, sự vật hay để n êu một ý kiến.
Ví dụ: Sơn Tinh không hề nao núng.
2. Nội dung của câu trần thuật đơn.
- Dùng để giới thiệu người, vật trong văn tự sự miêu tả.
Ví dụ: Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong
nhà ra mua gỗ để làm nghề.
- Dùng để miêu tả đặc điểm của người, vật trong văn tự sự,
miêu tả.
Ví dụ: Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa.
- Dùng để nêu một ý kiến.
Ví dụ: Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam,
bạn thân của nhân dân Việt Nam.
- Dùng để kể một sự việc như hoạt động của người, diễn
biến của sự việc.
Ví dụ: Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như
thường lệ.
3. Các thành phần câu: chủ ngữ và vị ngữ.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×