Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu bào chế kem alpha arbutin và titan dioxid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 57 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THU HƯỜNG

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ KEM
ALPHA ARBUTIN VÀ TITAN DIOXID

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THU HƯỜNG
MÃ SINH VIÊN: 1301209

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ KEM
ALPHA ARBUTIN VÀ TITAN DIOXID
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
TS. Trần Thị Hải Yến
Nơi thực hiện:
Bộ môn Bào chế

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận này, đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới và chân
thành nhất tới:
TS. Trần Thị Hải Yến
Là ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, Ban giám hiệu trƣờng Đại Học Dƣợc
Hà Nội, những ngƣời đã dạy dỗ và chỉ bảo tôi tận tình trong suốt 5 năm học tập tại
trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội.
Xin cảm ơn tất cả các thầy cô anh chị kỹ thuật viên ở Bộ môn Bào Chế trƣờng Đại học
Dƣợc Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa
luận.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, anh chị, bạn bè đã luôn ở
bên động viên, giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn trong học tập, nghiên cứu để tôi
có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Lê Thu Hƣờng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ...........................................................................................2
1.1. Tổng quan về alpha-arbutin ..................................................................................2
1.1.1. Đặc tính của alpha-arbutin ..............................................................................2
1.1.2. Cơ chế tác dụng làm trắng da của alpha-arbutin ............................................3

1.2. Tổng quan về các sản phẩm chống tia UV............................................................6
1.2.1. Tổng quan về tia UV.......................................................................................6
1.2.1.1. Tia UV ......................................................................................................6
1.2.1.2. Ảnh hƣởng của các bức xạ UV ................................................................6
1.2.2. Sản phẩm chống tia UV ..................................................................................7
1.2.2.1. Định nghĩa ................................................................................................8
1.2.2.2. Các nhóm chất chống nắng và cơ chế tác dụng .......................................8
1.2.3. Chỉ số SPF ....................................................................................................11
1.2.3.1. Định nghĩa ..............................................................................................11
1.2.3.2. Phƣơng pháp xác định chỉ số SPF ..........................................................12
1.3. Phép thử kích ứng và ăn mòn với các sản phẩm mỹ phẩm .................................13
1.3.1. Định nghĩa.....................................................................................................13
1.3.2. Qui định về an toàn mỹ phẩm .......................................................................14
1.3.3. Các phƣơng pháp thử kích ứng và ăn mòn ...................................................14
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................15
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .........................................................................................15
2.2. Hóa chất, nguyên liệu, thiết bị và động vật thí nghiệm ......................................15
2.2.1. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng ..................................................................15
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu .......................................................................................15
2.2.3. Động vật thí nghiệm .....................................................................................16
2.3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................16
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.....................................................................................16


2.4.1. Phƣơng pháp bào chế kem chứa alpha-arbutin và titan dioxid ....................16
2.4.2. Đánh giá một số chỉ tiêu ...............................................................................18
2.4.3. Phƣơng pháp định lƣợng alpha-arbutin trong kem .......................................18
2.4.4. Theo dõi độ ổn định của kem .......................................................................19
2.4.5. Đánh giá chỉ số SPF ......................................................................................19
2.4.6. Đánh giá khả năng gây kích ứng ..................................................................20

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .....................................23
3.1. Khảo sát công thức và một số thông số qui trình bào chế kem chứa alpha-arbutin
và titan dioxid .............................................................................................................23
3.1.1. Khảo sát thời gian khuấy trộn .......................................................................23
3.1.2. Khảo sát tỷ lệ pha dầu ..................................................................................24
3.1.3. Khảo sát chất nhũ hóa ...................................................................................26
3.1.4. Khảo sát các chất điều chỉnh thể chất trong pha nƣớc .................................28
3.1.5. Khảo sát pH của pha nƣớc ............................................................................31
3.1.6. Khảo sát lƣợng titan dioxid ..........................................................................33
3.2. Đánh giá chỉ số SPF ............................................................................................33
3.3. Đánh giá khả năng gây kích ứng. ........................................................................36
3.4. Kết quả đánh giá độ ổn định ...............................................................................38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
ASEAN

Tên đầy đủ
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations)

CT

Ủy ban quốc tế về chiếu sáng (Commission Internationale de
l'Éclairage)
Công thức


DC

Dƣợc chất

CIE

DĐVN

Dƣợc điển Việt Nam

DHICA

5,6-dihydroksyindole-2-carboxylic acid

DNA
DQ
FDA
HEC
HPLC
INCI
L-DOPA
MED

Deoxyribonucleic acid
Dopaquinon
Cục quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm (Food and Drug
Administration)
Hydroxyethyl Cellulose
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid

Chromatography)
Danh pháp các thành phần mỹ phẩm (International Nomenclature of
Cosmetic Ingredients)
L-3,4-dihydroxyphenylalanine
Liều UV thấp nhất gây ra ban đỏ (Minimal Erythema Dose)

ISO

Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá (International Organization for
Standardization)

NSX

Nhà sản xuất

OECD
PMMA

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development)
Poly(methyl methacrylat)

SPF

Yếu tố chống nắng (Sun Protection Factor)

USP

Dƣợc điển Mỹ (United State Pharmacopoeia )

UV


Tia tử ngoại (Ultraviolet )

TKHH


Tinh khiết hóa học
Vừa đủ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng ..................................................................15
Bảng 2.2. Bảng đánh giá mức độ phản ứng của da .......................................................21
Bảng 2.3. Bảng chia điểm mức độ kích ứng da.............................................................22
Bảng 3.1. Thành phần công thức CT .............................................................................23
Bảng 3.2. Đánh giá đặc tính các công thức từ CT1-CT3 ..............................................24
Bảng 3.3. Thành phần các công thức từ CT4-CT7........................................................25
Bảng 3.4. Đánh giá đặc tính các công thức từ CT4-CT7 ..............................................25
Bảng 3.5. Thành phần các công thức từ CT8-CT16......................................................26
Bảng 3.6. Đánh giá các đặc tính các công thức từ CT8-CT16 ......................................27
Bảng 3.7. Bảng thành phần các công thức từ CT17-CT24 ...........................................29
Bảng 3.8. Đánh giá các đặc tính các công thức từ CT17-CT24 ....................................30
Bảng 3.9. Thành phần các công thức từ CT25-CT27....................................................32
Bảng 3.10. Đánh giá các đặc tính các công thức từ CT25-CT27 ..................................32
Bảng 3.11. Thành phần các công thức từ CT28-CT31..................................................33
Bảng 3.12. Bảng giá trị SPF của các công thức từ CT28-CT31 ...................................34
Bảng 3.13. Thành phần CT32........................................................................................36
Bảng 3.14. Hình ảnh da thỏ tại các thời điểm ...............................................................37
Bảng 3.15. Điểm trung bình mức độ kích ứng da .........................................................38
Bảng 3.16. Đánh giá các đặc tính tại các thời điểm ......................................................38

Bảng 3.17. Chỉ số SPF và hàm lƣợng alpha-arbutin tại các thời điểm .........................39


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1. Công thức phân tử alpha-arbutin ....................................................................2
Hình 1.2. Một con đƣờng trao đổi chất của alpha-arbutin trong da . ..............................3
Hình 1.3. Cơ chế ức chế sinh tổng hợp melanin bằng cách ức chế tyrosinase ...............4
Hình 1.4. Arbutin và các chất dẫn xuất của nó ức chế hoạt tính DHICA và ngăn cản sự
trùng hợp và oxy hóa các chất trung gian tạo thành sắc tố..............................................5
Hình 1.5. Khả năng đâm sâu vào da của tia UVA và UVB ............................................7
Hình 1. 6. Cơ chế hoạt động của hai chất chống nắng ....................................................9
Hình 1.7. Cấu trúc các dạng tinh thể của titan dioxid ...................................................10
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn bào chế ..............................................................17
Hình 2.2. Sơ đồ bôi mẫu lên chế phẩm .........................................................................21
Hình 2.3. Hình ảnh thỏ sau khi đƣợc bôi mẫu và đậy lại bằng gạc y tế .......................21
Hình 3.1. Tƣơng tác giữa tinh thể titan dioxid và carbopol đƣợc dự đoán bởi phân tích
FTIR và ATG ................................................................................................................31
Hình 3.2. Hình ảnh phổ truyền qua của kem chứa 5% titan dioxid ..............................34


ĐẶT VẤN ĐỀ
Làn da tƣơi trẻ, trắng sáng chính là thứ trang sức hoàn hảo cho ngƣời phụ nữ
hiện đại. Vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm làm trắng da ở thị trƣờng châu Á trong đó
có Việt Nam là khá lớn. Tuy nhiên do chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ nên trên thị
trƣờng tràn lan các sản phẩm làm trắng với các hoạt chất đã bị cấm sử dụng trong mỹ
phẩm nhƣ hydroquinon- một chất làm trắng da nhanh và hiệu quả nhƣng đã bị cấm sử
dụng ở châu Âu cũng nhƣ Việt Nam do có nhiều tác dụng phụ. Do đó, hiện nay đã tìm
ra một chất khác là alpha-arbutin là dẫn chất của hydroquinon nhƣng an toàn và ổn
định hơn nhiều.

Ngoài nhu cầu làm trắng da thì với các nƣớc nhiệt đới nhƣ Việt Nam có cƣờng
độ ánh sáng cao nhu cầu bảo vệ da trƣớc tác hại của tia UV cũng là rất lớn. Việc sử
dụng các sản phẩm chống nắng cũng càng trở nên thông dụng. Có rất nhiều các loại
sản phẩm chống nắng với các chất chống nắng khác nhau đang đƣợc lƣu hành. Về cơ
bản thì có hai loại kem chống nắng đó chính là kem chống nắng hóa học và kem chống
nắ ng vâ ̣t lý . Thành phầ n chiń h của kem chố ng nắ ng vâ ̣t lý thƣờng chƣ́a titan dioxid
hoặc kẽm oxid, còn thành phần chính trong các kem chố ng nắ ng hóa ho ̣c là o ctinoxat,
oxybenzon, octisalat, benzophenon hoặc methyl anthranilat…. Cả hai loại kem chống
nắ ng đề u có nhƣ̃ng ƣu và nhƣơ ̣c điể m nhấ t đinh
̣ . Trong đó kem chống nắng vật lý có
ƣu điểm là ít gây kích ứng cho da có thể sử dụng đƣợc cho làn da nhạy cảm.
Kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống con ngƣời ngày càng bận rộn, vì vậy,
ngày nay với yêu cầu làm đẹp ngày càng đa dạng và khắt khe, khách hàng thƣờng có
xu hƣớng lựa chọn các sản phẩm đa chức năng nhƣ kem chống nắng không chỉ có khả
năng bảo vệ tốt, mà còn chứa thành phần dƣỡng ẩm, làm mềm và trắng da, để từ đó làn
da đƣợc nuôi dƣỡng tốt nhất vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Từ đó xuất hiện ý
tƣởng kết hợp hoạt chất làm trắng và chống nắng trong một sản phẩm.
Từ ý tƣởng đó chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế kem alpha arbutin và
titan dioxid” với các mục tiêu sau:
1. Xây dựng đƣợc công thức kem alpha-arbutin và titan dioxid.
2. Đánh giá đƣợc một số đặc tính và bƣớc đầu đánh giá độ ổn định của kem bào
chế đƣợc.

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về alpha-arbutin
1.1.1. Đặc tính của alpha-arbutin
Công thức hóa học


Hình 1.1. Công thức phân tử alpha-arbutin [35]
 Công thức phân tử: C12H16O7.
 Khối lƣợng phân tử: 272,25 g/mol.
 Tên INCI: α-arbutin.
 Tên khoa học: α-D-Glucopyranoside 4-hydroxyphenyl Hydroquinone O-α-Dglucopyranoside [35].
Tính chất vật lý
 Cảm quan: bột màu trắng hoặc gần trắng.
 Độ tan: độ tan trong nƣớc là 151g/L ở 20 ± 5°C. Không có dữ liệu về độ tan
trong các dung môi khác nhƣ DMSO hay ethanol.
 Hệ số phân bố dầu nƣớc logP (n-octanol/ nƣớc): 1,69 ở 21 ± 5°C.
 Phổ hấp thụ UV/VIS: λmax = 280 nm, λmax = 222 nm [2], [35].
 Nhiệt độ nóng chảy: 201 ± 5°C.
 Điểm sôi: 285°C tại 102,17 kPa .
Độc tính
Nhạy cảm với ánh sáng
Khi tiếp xúc với ánh sáng, alpha-arbutin nồng độ 5 % và 10 % có hoặc không
có tia cực tím chiếu xạ không cho phản ứng trên da; không xuất hiện sự nhạy cảm với
ánh sáng [35].
Kích ứng và ăn mòn
2


Khi thực hiện thử nghiệm với dung dịch alpha-arbutin ở nồng độ 10 % cho thấy
không gây ra kích ứng với da thỏ và gây kích ứng rất nhẹ với mắt thỏ [35].
Dị ứng da
Thí nghiệm với dung dịch có nồng độ lên đến 50 % trong một nghiên cứu cho
thấy nó không phải là một chất gây dị ứng da [35].
Độc tính di truyền
Dung dịch alpha-arbutin nồng độ 10 % không gây ra những hoại tử. Alphaarbutin cũng cho thấy không có bất kỳ đặc tính gây đột biến gen nào ở vi khuẩn và

cũng không có khả năng gây ung thƣ nào ở chuột [35].
Độ ổn định
Dung dịch alpha-arbutin 2 % và 3 % ở pH = 4,5; 5,0 và 6,0 (đệm acetat) ở nhiệt
độ 50°C sau 28 ngày vẫn ổn định (nồng độ đạt 100 %) tuy nhiên alpha-arbutin lại
không ổn định với đệm photphat. Alpha-arbutin ổn định dƣới ánh sáng. Trong các chế
phẩm mỹ phẩm nó ổn định trong khoảng pH = 3,5-6,5; ổn định nhất tại pH = 5,0 [35].
Chuyển hóa
Trong da, alpha-arbutin đƣợc thủy phân bằng enzyme thành hydroquinon, dễ bị
oxy hóa thành benzoquinon. Benzoquinon có tính phản ứng cao với nucleophiles và
liên kết cộng hóa trị với các phân tử có tỷ trọng cao nhƣ protein (hình1.2) [35].

Hình 1.2. Một con đƣờng trao đổi chất của alpha-arbutin trong da [35].
1.1.2. Cơ chế tác dụng làm trắng da của alpha-arbutin
Tác dụng làm trắng da của alpha-arbutin có đƣợc là do sự ức chế sinh tổng hợp
melanin bằng cách ức chế tyrosinase.

3


Màu sắc của da thay đổi là do sự sản xuất các sắc tố da tự nhiên (melanin).
Thiếu melanin dẫn đến bệnh bạch tạng và bạch biến, trong khi chứng tăng sắc tố da
xuất hiện khi lƣợng sắc tố melanin đƣợc sản sinh quá mức [31].
Sự tổng hợp melanin chủ yếu phụ thuộc vào hoạt tính tyrosinase và bức xạ UV.
Tyrosinase đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa tyrosin thành L-DOPA, oxy
hóa L-DOPA thành dopaquinon (DQ), cuối cùng DQ chuyển thành melanin. Melanin
có 2 loại là phemelanin và eumelanin. Chất nền cho sinh tổng hợp eumelanin và
pheomelanin là khác nhau. DQ là chất nền chính trong tổng hợp eumelanin nhƣng
pheomelanin đƣợc tổng hợp từ DQ với sự hiện diện của cystein [21], [31].
Melanin có chức năng bảo vệ da khỏi tác hại của bức xạ UVA và UVB. Bức
xạ UV kích thích sản xuất quá mức melanin và gây ra sự đổi màu và đốm đen trên da

[31].
Do đó, các hoạt chất chống tia UV và các chất ức chế tyrosinase là thành phần
đƣợc sử dụng thƣờng xuyên nhất trong các sản phẩm điều trị tăng sắc tố da.

Hình 1.3. Cơ chế ức chế sinh tổng hợp melanin bằng cách ức chế tyrosinase

4


Alpha-arbutin có nhóm phenol tƣơng tự với tyrosin, do đó alpha-arbutin có thể
gắn với tyrosinase. Vì vậy tyrosin không đƣợc chuyển hóa thành melanin (hình1.3).
Tuy nhiên, alpha-arbutin chính nó cũng ức chế hoạt động của tyrosinase nhƣng không
ảnh hƣởng đến sự biểu hiện và tổng hợp mRNA của da. Kết quả là, việc chuyển đổi
tyrosin thành L-DOPA và tổng hợp melanin bị giảm đi. Hơn nữa, các vi khuẩn trên da
thủy phân alpha-arbutin thành hydroquinon. Hydroquinon cũng có tác dụng làm trắng
da. Vì vậy tác dụng làm trắng da của arbutin là do tác dụng của cả chính nó và chất
chuyển hóa của nó là hydroquinon [7], [30].
Arbutin và các dẫn xuất của nó cũng ức chế hoạt tính 5,6-dihydroksyindole-2carboxylic acid (DHICA) và ngăn cản sự trùng hợp và oxy hóa các chất trung gian tạo
thành sắc tố (hình 1.4). Cơ chế này đƣợc phổ biến cho các hợp chất chống oxy hóa
giúp bảo vệ da khỏi các phản ứng oxy hóa gây ra bởi bức xạ tia cực tím [30].

(-)

α-arbutin

Hình 1.4. Arbutin và các chất dẫn xuất của nó ức chế hoạt tính DHICA và
ngăn cản sự trùng hợp và oxy hóa các chất trung gian tạo thành sắc tố [21]
Kết luận, alpha-arbutin có tác dụng làm trắng da an toàn và hiệu quả. Vì vậy, chúng
thƣờng đƣợc đƣa vào trong một loạt các sản phẩm mỹ phẩm làm trắng da.


5


1.2. Tổng quan về các sản phẩm chống tia UV
1.2.1. Tổng quan về tia UV
1.2.1.1. Tia UV
Tia UV (hay tia tử ngoại) là một phần của quang phổ điện từ kéo dài từ bƣớc
sóng 100 nm đến 400 nm. Mặt trời là nguồn chính phát ra tia UV nhƣng nó không phải
nguồn duy nhất. UV còn có thể phát ra từ đèn neon, đèn halogen, đèn UVR… Tác
động sinh học của tia UV rất khác nhau tùy thuộc vào bƣớc sóng và vì vậy nó đƣợc
chia làm ba loại là UVA, UVB và UVC [5], [15]. Trong khi tất cả các tia UVC và hầu
hết các tia UVB đều bị hấp thụ bởi khí quyển thì tất cả tia UVA và khoảng 10 % bức
xạ UVB chạm tới đƣợc mặt đất vì vậy thành phần tia UV nằm trong quang phổ mặt
trời chiếu xuống trái đất nằm trong khoảng 290-400 nm [15]. Việc phân chia phổ UV
thành các vùng quang phổ khác nhau lần đầu tiên đƣợc đƣa ra tại cuộc họp của ủy ban
quốc tế về ánh sáng (CIE) ở Copenhagen trong tháng tám năm 1932. Tại đây, ba vùng
quang phổ UV đƣợc chia thành nhƣ sau:
UVA: 400– 315 nm UVB: 315– 280 nm

UVC: 280– 100 nm.

Việc phân chia các vùng này có thể khác nhau tùy thuộc vào qui định của mỗi
tổ chức. Các nhà khoa học về môi trƣờng và da liễu cũng chia phổ UV thành ba vùng
bƣớc sóng là UVA: 400– 320 nm UVB: 320– 290 nm UVC: 290– 200 nm.
290 nm là bƣớc sóng đƣợc chọn để phân chia giữa UVB và UVC vì các bức xạ
ở bƣớc sóng ngắn hơn không có mặt trong ánh sáng mặt trời ngoại trừ ở độ cao lớn.
Gần đây những tiến bộ trong nghiên cứu quang sinh học phân tử cũng đã chia vùng
UVA ra thành UVAI (340-400 nm) và UVAII (320-340 nm) [15].
1.2.1.2. Ảnh hưởng của các bức xạ UV
Dựa trên các bằng chứng đầy đủ từ các thử nghiệm trên ngƣời, tia UV đƣợc biết

đến là một trong các tác nhân gây ra ung thƣ. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng
minh rõ ràng rằng việc tiếp xúc với phổ UV làm tăng cả ung thƣ tế bào sắc tố
(melanoma) và ung thƣ da không phải là melanoma trong đó ung thƣ tế bào sắc tố là
nguyên nhân chính dẫn đến tử vong do ung thƣ da [13], [19]. Sinh lý bệnh học của ung
thƣ da là rất đa dạng. Tuy nhiên, tia UV là một yếu tố đóng góp chủ yếu. Việc tiếp xúc
với ánh sáng mặt trời hoặc ánh nắng có sự liên quan đến tăng ung thƣ tế bào sắc tố
(Autier và cộng sự, 1994, Swerdlow và cộng sự, 1988, Walter và cộng sự 1990, 1999,
Westerdahl và cộng sự, 1994, 2000, Chen và cộng sự, 1998). Các nghiên cứu sử dụng
mô ngƣời cho thấy rằng tia cực tím đƣợc hấp thụ bởi ADN và gây tổn thƣơng trực tiếp
6


và gián tiếp cho ADN dẫn đến khả năng đột biến. Các đột biến tìm thấy trong gen ức
chế khối u p53 [19], [28]. Trong đó ba vùng quang phổ của tia UV cũng gây ra các tác
hại khác nhau:
UVA: khoảng 90-99 % đạt tới bề mặt trái đất. Không bị chặn bởi tầng ôzôn và
tầng bình lƣu trong bầu khí quyển. Bƣớc sóng dài và năng lƣợng thấp có thể xâm nhập
sâu vào da. Trƣớc đây nó đƣợc coi là vô hại, nhƣng hiện nay ngƣời ta chỉ ra rằng UVA
là có hại nếu tiếp xúc quá nhiều và trong một thời gian dài. Nguyên nhân của lão hóa
da, sạm da, tăng sắc tố da tức thời và lâu dài.
UVB: khoảng 1-10 % đạt đến bề mặt trái đất. Bị chặn bởi tầng ôzôn và tầng
bình lƣu trong khí quyển. Bƣớc sóng ngắn và năng lƣợng cao có thể xâm nhập vào các
lớp trên của lớp biểu bì. Nguyên nhân gây bỏng nắng, đỏ da, rát da, da nhăn nheo và
ung thƣ da. Khả năng gây ung thƣ cao hơn và khả năng gây bỏng nắng cũng cao hơn
một nghìn lần so với tia UVA.
UVC: bị chặn hoàn toàn bởi tầng ôzôn và tầng bình lƣu trong khí quyển trƣớc
khi tới trái đất. Các nguồn nhân tạo chủ yếu là đèn diệt khuẩn. Gây cháy da và gây ung
thƣ da.

Hình 1.5. Khả năng đâm sâu vào da của tia UVA và UVB [6]

Không chỉ gây ra tác hại cho da, tia UV có thể gây nên rất nhiều ảnh hƣởng có
hại đến sức khỏe nhƣ: đục thủy tinh thể và tổn thƣơng mắt, ức chế miễn dịch, nhạt
màu tóc, làm tóc hƣ tổn… [13], [19], [23], [28].
1.2.2. Sản phẩm chống tia UV
Do có nhiều tác động có hại lên da nhƣ vậy nên việc sử dụng các sản phẩm
chống nắng đƣợc công nhận là một trong các phƣơng pháp tốt để bảo vệ da khỏi cháy
nắng và phù nề. Hơn nữa đó cũng là phƣơng pháp hiệu quả để ngăn ngừa khởi phát
của ung thƣ da [25].

7


1.2.2.1. Định nghĩa
Sản phẩm chống nắng là bất kỳ các sản phẩm nào là các dạng bào chế nhƣ kem,
gel, dầu xoa, dịch phun xịt… đƣợc phân bố trên da ngƣời với mục đích chính là bào vệ
da khỏi tác hại của tia UV thông qua cơ chế hấp thu, phản xạ hay tán xạ.
Mục tiêu đầu tiên của sản phẩm chống nắng là hạn chế tối đa tất cả các hƣ hỏng
gây ra bởi ánh nắng mặt trời, đồng thời cũng phải tạo đƣợc cảm giác dễ chịu và an
toàn cho da [10], [25].
1.2.2.2. Các nhóm chất chống nắng và cơ chế tác dụng
Các chất chống nắng là những chất có thể phản xạ và/ hoặc hấp thụ một phần
hoặc toàn bộ tia UV là những tác nhân chủ chốt trong việc bảo vệ da. Chúng đƣợc sử
dụng để làm phƣơng tiện chính bảo vệ chống lại các tia UV [25].
Nhiều cơ quan, tổ chức đã ban hành danh mục chất chống nắng đƣợc phép sử
dụng trong phạm vi quản lý của mình nhƣng hiện nay vẫn chƣa có báo cáo nào thống
kê đƣợc số lƣợng các chất chống nắng hiện nay đang đƣợc sử dụng. Tuy nhiên có thể
chia các chất này ra thành hai nhóm chính theo cơ chế tác dụng là:
 Nhóm hợp chất vô cơ: titan dioxid và kẽm oxid là hai đại diện phổ biến nhất của
nhóm chất chống nắng này. Cơ chế chống tia UV là chúng phản xạ và phân tán tia
UV thông qua cơ chế quang học. Chúng hoạt động nhƣ những tấm chắn phản xạ lại

các tia UV chiếu tới da. Đặc tính của nhóm này là khả năng thấm thấp và đặc tính
quang học cao vì thế duy trì đƣợc khả năng bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời trong một
thời gian dài. Ngày nay, việc lựa chọn các chất chống nắng vô cơ đang ngày càng
phổ biến và đƣợc khuyến khích sử dụng do xu hƣớng sử dụng các sản phẩm tự
nhiên ngày càng tăng và đặc tính không thâm nhập qua da từ đó nguy cơ độc tính và
kích ứng thấp. Hơn nữa do khả năng phản xạ và phân tán tia UV phụ thuộc vào kích
thƣớc và hình dạng tiểu phân nên hiện nay chúng còn đƣợc sử dụng ở dang tiểu
phân nano. Kích thƣớc nano sẽ làm tăng khả năng bảo vệ và tăng khả năng phân tán
đồng nhất trên da [8], [25], [27], [34], [37]. Các chất chống nắng vật lý gây ra sự
bảo vệ rộng rãi vì chúng phản xạ và tán xạ cả tia UVA và UVB (titan dioxid cung
cấp sự bảo vệ khỏi tia UVB và UVA II, trong khi kẽm oxid bảo vệ chống lại tia
UVB, tia UVA II và tia UVA I). Nhƣợc điểm chính của chúng là chúng phản xạ và
tán xạ bức xạ vùng khả kiến (> 400 nm), tạo thành màu trắng trên da sau khi sử

8


dụng. Điều này có thể làm cho kem chống nắng kém hấp dẫn và có thể dẫn đến việc
giảm sự thích thú của ngƣời tiêu dùng [6].
 Chất chống nắng hữu cơ: các chất chống nắng hữu cơ hoạt động theo cơ chế hấp thụ
tia UV. Các chất chống nắng hữu cơ thƣờng chứa vòng thơm và nhóm carbonyl. Do
mật độ điện tử của vòng thơm cao, phân tử chất này có khả năng hấp thụ photon tử
ngoại có năng lƣợng cao sau đó trở lại mức năng lƣợng thấp bằng cách phát ra năng
lƣợng dƣới dạng các sóng khác có bƣớc sóng dài hơn bƣớc sóng mà chúng hấp thụ
bao gồm huỳnh quang, tia hồng ngoại (tỏa nhiệt) và tia khả kiến. Quá trình này có
thể đƣợc lặp lại nhiều lần bởi một cơ chế đƣợc gọi là sự cộng hƣởng. Điều này
khiến cho chúng dễ bị phân hủy và tạo ra các gốc tự do. Tuy nhiên vấn đề lớn nhất
của các chất chống nắng hữu cơ là khả năng gây kích ứng đối với da nhạy cảm [27].
Hầu hết chúng hấp thụ UV ở dải bƣớc sóng nhỏ. Tùy thuộc vào khả năng hấp thụ
các bƣớc sóng ngắn hoặc dài, các chất chống nắng hữu cơ có thể đƣợc phân thành

ba nhóm:
 Nhóm thứ nhất bao gồm các phân tử chủ yếu hấp thụ tia UVB (các dẫn xuất axit
p-aminobenzoic và các este acid kẽm).
 Nhóm thứ hai gồm các phân tử chủ yếu hấp thụ tia UVA (butyl- anthanolil và
dibenzoylomethan).
 Nhóm thứ ba bao gồm các phân tử hấp thụ cả tia UVA và UVB (benzophenon)
[22], [34], [37].

Hình 1. 6. Cơ chế hoạt động của hai chất chống nắng [6]
Ghi chú: (a) chất chống nắng vật lý, (b) chất chống nắng hóa học
Ngoài ra, ngày nay xu hƣớng sử dụng các chất chống tia UV có nguồn gốc từ
thiên nhiên trong mỹ phẩm đang ngày càng phát triền do ƣu điểm về độ an toàn và
nhiều tác dụng. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã tiến hành ứng dụng các chất chiết xuất

9


từ thực vật đƣa vào trong kem chống nắng nhƣ lộ hội (Aloe vera), chè đen (Camellia
sinensis), thảo quyết minh (Cassia tora)… [3], [38].
 Titan dioxid
Công thức, dạng thù hình
- Công thức phân tử: TiO2.
- Khối lƣợng phân tử: 79,88 g/mol.
Titan dioxid tồn tại ở hai dạng thù hình là dạng vô định hình và dạng tinh thể.
Riêng ở dạng tinh thể, titan dioxid cũng có ba dạng tinh thể khác nhau: anatase, rutile,
brookite và đƣợc minh họa ở hình 1.7. Trong số này, rutile và anatase là hai dạng có
nhiều ứng dụng quan trong nhất trong thực tế. Rutile là dạng tinh thể ổn định nhiệt
động lực hơn, nhƣng anatase lại có hoạt tính xúc tác quang hóa mạnh hơn [33]. Vì có
tính xúc tác quang hóa mạnh hơn nên anatase thƣờng đƣợc sử dụng trong các ứng
dụng của ngành dƣợc hơn [39].


Hình 1.7. Cấu trúc các dạng tinh thể của titan dioxid [40]
Ghi chú: anatase (a), rutile (b), brookite (c)
Tính chất lý hóa
- Cảm quan: Titan dioxid tồn tại ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không mùi,
không vị, không hút ẩm.
- Nhiệt độ nóng chảy: 1855oC.
- Độ tan: Thực tế không tan trong H2SO4 loãng, HCl, HNO3, các dung môi hữu cơ và
nƣớc nhƣng tan đƣợc trong HF và H2SO4 đặc nóng.
Ứng dụng trong ngành Dƣợc
Titan dioxid sử dụng trong ngành Dƣợc ở dạng bột mịn hoặc siêu mịn trong các
chế phẩm mỹ phẩm, hoặc hỗn dịch bao phim, vỏ nang… với các mục đích khác nhau.

10


Hiện nay, khi công nghệ nano phát triển, titan dioxid dạng bột nano ngày càng đƣợc
ƣu tiên sử dụng hơn do vừa tăng cƣờng đƣợc vai trò, vừa không gây cảm giác “thô
ráp” so với dạng bột mịn, nâng cao tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Trong các chế phẩm bào chế, titan dioxid còn đƣợc sử dụng với vai trò nhƣ một
chất tạo màu trắng, hoặc làm chất cản quang trong hỗn dịch bao phim, viên nén bao
đƣờng và viên nang cứng gelatin cũng nhƣ viên nang mềm gelatin [33].
1.2.3. Chỉ số SPF
1.2.3.1. Định nghĩa
Để đánh giá khả năng chống tia tử ngoại của các chế phẩm chống nắng ngƣời ta
sử dụng rất nhiều các chỉ số khác nhau cũng nhƣ các phƣơng pháp tính toán khác
nhau. Trong số đó chỉ số SPF (Sun Protection Factor) là một trong những chỉ số quan
trọng và đƣợc sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá hiệu quả của một sản phẩm chống
nắng [34].
SPF đƣợc tính bằng tỷ lệ mức năng lƣợng UV tối thiểu để gây đỏ da trên da khi

sử dụng sản phẩm chống nắng và mức năng lƣợng UV tối thiểu gây đỏ da khi không
sử dụng sản phẩm chống nắng trong cùng điều kiện.
SPFi =

𝑀𝐸𝐷𝑖 ( 𝑑𝑎 đượ𝑐 𝑏ả𝑜 𝑣ệ )
𝑀𝐸𝐷𝑖 𝑑𝑎 𝑘ℎô𝑛𝑔 đượ𝑐 𝑏ả𝑜 𝑣ệ

=

𝑀𝐸𝐷𝑝𝑖
𝑀𝐸𝐷𝑢𝑖

Trong đó MED (Minimal Erythema Dose): liều UV thấp nhất gây ra ban đỏ rõ ràng, có
đƣờng viền xác định sau khi tiếp xúc với tia UV.
MED trên da không đƣợc bảo vệ đƣợc gọi là 'MEDu' và MED trên da sử dụng sản
phẩm chống nắng đƣợc gọi là 'MEDp' [10].
SPF phản ảnh khả năng làm giảm tác hại ban đỏ gây ra bởi tia tử ngoại của một
chế phẩm chống nắng. Vì vậy, SPF chỉ phản ánh hiệu quả bảo vệ da khỏi tia UVB mà
không phản ảnh khả năng bảo vệ khỏi tia UVA [10], [25].
Năm 2006, Ủy ban châu Âu đã công bố Khuyến nghị 2006/647/EC về hiệu quả
bảo vệ của các sản phẩm chống nắng và các chỉ dẫn sử dụng kem chống nắng. Ấn
phẩm này nhằm chuẩn hóa và đơn giản hóa hiệu quả của sản phẩm chống nắng. Theo
khuyến cáo này, giá trị SPF phải đƣợc viết trên nhãn và chỉ có tám giá trị SPF đƣợc đề
cập. Điều quan trọng là SPF có trên nhãn hiệu tối thiểu phải là 6 và tối đa 50+. Hơn
nữa, giá trị SPF phải đƣợc theo sau bằng mô tả định tính (bảo vệ thấp, trung bình, cao
hoặc rất cao) trong đó:
- SPF bảo vệ thấp: 6, 10.
11



- SPF bảo vệ trung bình: 15, 20, 25.
- SPF bảo vệ cao: 30, 40.
- SPF bảo vệ rất cao: 50+ [25].
Do trƣớc kia tia UVA đƣợc coi là vô hại [28], vì vậy ngƣời ta chỉ tập trung vào
đánh giá hiệu quả bảo vệ khỏi tia UVB của các công thức kem chống nắng. Tuy nhiên
trong những năm gần đây các tác động có hại của bƣớc sóng UVA đã đƣợc nghiên cứu
kỹ hơn. Vì vậy, hiện nay ngoài chỉ số SPF dùng để đánh giá hiệu quả bảo vệ da khỏi
tác hại của tia UVB thì một số các chỉ số phản ánh khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA
cũng đã đƣợc đƣa ra nhƣ chỉ số PPD (Persistent Pigment Darkening) hay chỉ số UVAPF. Cũng trong khuyến nghị 2006/647/EC về hiệu quả bảo vệ của các sản phẩm chống
nắng và các chỉ dẫn sử dụng kem chống nắng, Ủy ban châu Âu đƣa ra yêu cầu chỉ số
UVA-PF ≥ 1/3 SPF [11].
1.2.3.2. Phương pháp xác định chỉ số SPF
Phương pháp in vivo:
Đánh giá in vivo dựa trên liều tối thiểu gây ra ban đỏ ở một số ngƣời tình
nguyện khác nhau về lứa tuổi và làn da. Nguồn chiếu xạ là đèn chiếu tia UV nhân tạo
(đèn xenon hoặc tƣơng đƣơng). Thí nghiệm đƣợc thực hiện ở vùng lƣng giữa eo và
vai. Trong đó chia làm hai vùng, một vùng tiếp xúc với bức xạ mà không có bất kỳ
biện pháp bảo vệ nào và một vùng tiếp xúc sau khi sử dụng sản phẩm chống nắng.
Bằng cách gia tăng liều lƣợng tia cực tím, nhiều mức độ ban đỏ đƣợc tạo ra. Đáp ứng
nổi ban đỏ đƣợc đánh giá mức độ đỏ sau 16-24h tiếp xúc với UV, bằng đánh giá của
ngƣời đã đƣợc đào tạo. Liều tối thiểu (MED) cho da không đƣợc bảo vệ (MEDu) và
MED thu đƣợc sau khi áp dụng sản phẩm chống nắng (tức là MED cho da có bảo vệ,
MEDp) phải đƣợc xác định trên cùng một ngƣời trong cùng một ngày. Giá trị SPF trên
mỗi ngƣời đƣợc tính theo tỷ lệ
SPFi =

MEDi (da đƣợc bảo vệ)
MEDi da kh ông đƣợc bảo vệ

=


𝑀𝐸𝐷𝑝𝑖
𝑀𝐸𝐷𝑢𝑖

Giá trị SPF là trung bình của tất cả các kết quả SPFi hợp lệ từ mỗi đối tƣợng
trong thử nghiệm và phải đƣợc làm tròn đến một chữ số thập phân. Tối thiểu 10 kết
quả hợp lệ và tối đa 20 kết quả sẽ đƣợc sử dụng để tính SPF [10], [17].
Phƣơng pháp in vivo đƣợc các tổ chức quốc tế công nhận và chứng nhận là biện
pháp chính xác để xác định khả năng bảo vệ của một chế phẩm chống nắng. Tuy nhiên
thực hiện phƣơng pháp này cũng gặp nhiều khó khăn và có những hạn chế nhất định.
12


Việc hình thành phản ứng đỏ da là một quá trình quang học phức tạp dẫn đến sai số
20-30% trong phép đo. Ngoài ra để thực hiện bài thử nghiệm trên cần tốn rất nhiều
kinh phí và thời gian. Hơn nữa đây là một biện pháp xâm lấn ở một mức độ nào đó nên
dẫn đến nguy cơ gây hại đến sức khỏe cho ngƣời tình nguyện. Do đó phƣơng pháp in
vitro có thể là một giải pháp cho các vấn đề này [14].
Phương pháp in vitro:
Một số kỹ thuật in vitro đã đƣợc phát triển, nhƣng ở thời điểm hiện tại chƣa có
một phƣơng pháp nào đƣợc chấp nhận rộng rãi. Phƣơng pháp in vitro dựa trên giả định
rằng việc bảo vệ khỏi tia UV của kem chống nắng chỉ đơn thuần là do sự suy giảm của
tia cực tím theo đặc tính hấp thụ và nồng độ của chất hấp thụ tia cực tím đƣợc sử dụng
trong công thức chống nắng. Đo phổ truyền qua của tia UV khi chiếu qua một bề mặt
thay thế cho bề mặt da đã đƣợc bôi kem chống nắng từ đó đánh giá đƣợc mức độ ngăn
cản tia UV của các sản phẩm chống nắng. Bất kỳ tác động khác, có thể có liên quan
trong cơ thể nhƣ tính chất chống viêm hoặc chống oxy hóa, không đƣợc xem xét trong
phƣơng pháp in vitro. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc phân tích phổ truyền qua là
các thành phần khác nhau của các chất chống nắng, chất lƣợng của quang phổ kế, loại
bề mặt thử nghiệm nhân tạo và lƣợng kem chống nắng đƣợc áp dụng trên bề mặt.

Trong số các chất nền thay thế cho da ngƣời đƣợc sử dụng thì PMMA là loại đƣợc sử
dụng phổ biến và thông dụng nhất trong các phép thử in vitro [14], [32].
Phƣơng pháp in vitro có ƣu điểm là nhanh, đơn giản, rẻ tiền khả năng lặp lại
cao tuy nhiên vẫn chƣa có một tiêu chuẩn nào đƣợc chính thức thừa nhận và kết quả
phép thử bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố. Vì vậy FDA vẫn chƣa chấp nhận bất kỳ một
phép thử in vitro nào có thể thay thế cho phép thử in vivo. Tuy nhiên, một số nghiên
cứu đã chỉ ra rằng giá trị SPF đo bằng phƣơng pháp in vivo và in vitro có sự tƣơng
đồng. Vì vậy, một số nhà nghiên cứu khuyến cáo có thể dùng phƣơng pháp in vitro để
thay thế phần nào cho in vivo vì ƣu điểm nhanh và tốn ít chi phí [18].
1.3. Phép thử kích ứng và ăn mòn với các sản phẩm mỹ phẩm
1.3.1. Định nghĩa
Ăn mòn da đƣợc định nghĩa là tổn thƣơng không hồi phục trên da. Cụ thể là tổn
thƣơng sâu qua lớp biểu bì vào đến lớp hạ bì sau khi sử dụng sản phẩm 4 giờ. Ăn mòn
đƣợc đặc trƣng bởi các vết loét, chảy máu, đóng vảy và để lại sẹo.
Kích ứng da là tổn thƣơng có hồi phục sau 4 giờ sử dụng sản phẩm [36].

13


1.3.2. Qui định về an toàn mỹ phẩm
Các quy định của Điều 3 trong hƣớng dẫn Mỹ phẩm của ASEAN quy định sản
phẩm mỹ phẩm phải an toàn cho ngƣời sử dụng và trong một số trƣờng hợp phải an
toàn cho các đối tƣợng tiếp xúc thƣờng xuyên (ví dụ nhƣ thợ làm tóc, thợ làm đẹp…).
Với các sản phẩm sử dụng trên da, hai phản ứng chính cần quan tâm là kích ứng da và
dị ứng da. Các sản phẩm mỹ phẩm thƣờng đƣợc sử dụng khi tiếp xúc với các yếu tố
môi trƣờng. Do đó, cũng cần phải cẩn thận để tránh các phản ứng gây ra phản ứng
quang hóa nhƣ kích ứng và dị ứng da do ánh sáng [4].
1.3.3. Các phương pháp thử kích ứng và ăn mòn
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD đã đƣa ra hƣớng dẫn về phép thử
in vivo đánh giá khả năng kích ứng và ăn mòn trong bản hƣớng dẫn 404 cập nhật năm

2015 [29]. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO cũng đƣa ra hƣớng dẫn về phép thử và
cách tính điểm ban đỏ và phù nề trên da trong bản hƣớng dẫn ISO 10993-10 năm 2010
[20].
Ngoài phép thử in vivo thì hiện nay có ba hƣớng dẫn thử nghiệm về các phép thử
in vitro bao gồm sáu phƣơng pháp thử nghiệm đã đƣợc kiểm chứng khác nhau. Ba
hƣớng dẫn kiểm tra sẵn có là:
 Thí nghiệm kiểm tra khả năng ngăn chặn dòng điện của da chuột (EC B.40bis,
OECD 430): Phƣơng pháp dựa trên nguyên tắc các chất làm tổn thƣơng, ăn mòn
da sẽ gây ra sự mất cân bằng và giảm chức năng rào cản của lớp sừng bình
thƣờng đối với các electron.
 Tái tạo lại phần biểu bì của da ngƣời: bao gồm bốn loại da nhân tạo. Tất cả các
loại da đƣợc thiết kế để có các đặc tính sinh lý và sinh hóa tƣơng tự da ngƣời
Các chất thử gây kích ứng đƣợc xác định bởi khả năng giảm khả năng tồn tại
của tế bào dƣới ngƣỡng xác định (EC B.40bis, OECD 431).
 Phƣơng pháp thử nghiệm màng chắn (OECD 435): dựa trên nguyên tắc xác định
thời gian xâm nhập qua màng của chất thử sau khi màng đƣợc tiếp xúc với chất
gây ăn mòn hoặc kích ứng [36].

14


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Kem chứa alpha-arbutin và titan dioxid.
2.2. Hóa chất, nguyên liệu, thiết bị và động vật thí nghiệm
2.2.1. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng
Bảng 2.1. Hóa chất và nguyên liệu sử dụng
TT
1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Tên nguyên liệu
Alpha-arbutin
Propylen glycol
Glycerin
Nipagin
Nipasol
Tween 80

Carbopol 934
Triethanolamin
Alcol cetylic
HEC
Dầu hƣớng dƣơng
IPM
Span 80
Glycerin monostearat
Acid citric monohydrat
Trinatri citrat dihydrat
CMC
Titan dioxid
Dinatri edetat
Nƣớc tinh khiết
Natri clorid
Methanol
Natri bisulfit
Natri hydroxid

Nguồn gốc
Mỹ
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Mỹ

Ukraina
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Trung Quốc
Việt Nam
Việt Nam
J.T Bayer, Mỹ
Trung Quốc
Trung Quốc

2.2.2. Thiết bị nghiên cứu
 Bể siêu âm Wise Clean (Hàn Quốc).
 Máy đo quang Hitachi U-5100 UV/VIS.
 Máy ly tâm HERMLE Z200A.
 Máy cánh khấy WiseStir HS-120A.
 Máy đo pH METTLER TOLEDO.

15

Tiêu chuẩn
NSX
USP 38-NF33
DĐVN V
DĐVN V
DĐVN V

DĐVN V
USP 38-NF33
NSX
USP 38-NF33
NSX
NSX
USP 38-NF33
DĐVN V
NSX
TKHH
TKHH
USP 38-NF33
NSX
TKHH
DĐVN V
DĐVN V
NSX
TKHH
TKHH


 Hệ thống săc ký lỏng hiệu năng cao Agilent HPLC 1260 (Mỹ), cột 5C18-MS-II
Cosmosil 4.6ID × 250mm (Nhật Bản).
 Cân phân tích Satorius BP121S, tủ sấy, tủ lạnh, cân kĩ thuật, các dụng cụ thủy
tinh, nhiệt kế, giấy lọc.
2.2.3. Động vật thí nghiệm
Thỏ trắng, khỏe cân nặng từ 2-3kg do viện kiểm nghiệm thuốc cơ sở 2 cung cấp.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế chứa alpha-abutin và titan dioxid.
- Đánh giá một số đặc tính của sản phẩm.

- Bƣớc đầu nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bào chế kem chứa alpha-arbutin và titan dioxid
Ngâm tá dƣợc tạo gel trong dung dịch đệm citric-citrat, tạo hỗn hợp gel (gel A).
Hòa tan nipagin và nipasol trong hỗn hợp propylen glycol và glycerin, đun nóng và
khuấy đều đến khi tan hoàn toàn (hỗn hợp B). Hòa tan natri bisulfit, dinatri edetat
trong dung dịch đệm rồi hòa tan alpha-arbutin điều chỉnh đến pH thích hợp bằng máy
đo pH (dung dịch C). Phối hợp từ từ dung dịch C vào hỗn hợp B, khuấy đến đồng nhất
(dung dịch D). Nhỏ từ từ dung dịch D vào gel A, vừa nhỏ vừa khuấy để tạo gel đồng
nhất (pha nƣớc). Pha nƣớc đƣợc đun nóng 40oC.
Chuẩn bị pha dầu: Đun chảy glycerin monostearat, alcol cetylic sau đó phối hợp
dầu hƣớng dƣơng, IPM và Tween 80 vào, khuấy trộn đến đồng nhất. Đun nóng pha
dầu lên 60-70oC. Titan dioxid đƣợc nghiền mịn rồi rây qua rây 125 μm.
Phối hợp pha dầu vào pha nƣớc bằng máy cánh khuấy chân vịt đƣợc nhũ tƣơng
lỏng. Khuấy titan dioxid bằng một phần nhũ tƣơng. Phối hợp phần nhũ tƣơng còn lại
rồi khấy trộn bằng máy khuấy chân vịt với tốc độ 2700 vòng/phút trong 5 phút. Thêm
tinh dầu ngọc lan tây và khuấy đều trên máy trong 1 phút.
Bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 3 giờ, sau đó tiến hành các thử nghiệm.

16


Glycerin+ PG +
nipagin+nipasol
(hỗn hợp B)

Tá dƣợc tạo gel+ đệm citric-citrat

Natri bisulfit
+Na2EDTA +alphaarbutin hòa tan

trong dung dịch
đệm

Dung dịch D

Pha nƣớc
( to=40oC)

Pha dầu+ chất diện hoạt
( to=60-70oC)

Phối hợp 2 pha đƣợc nhũ
tƣơng lỏng

Cánh khấy 2700vòng/
phút trong 5 phút

Tinh dầu thơm

Nghiền ƣớt

Titan dioxid

Khuấy

Để ổn định 3 giờ

Đánh giá các chỉ tiêu

Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt các giai đoạn bào chế


17


×