Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BÁO CÁO SƠ KẾT GIỮA NHIỆM KỲ 2015 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.76 KB, 24 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ ..........
Số:

/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.........., ngày 20 tháng 6 năm 2018

BÁO CÁO
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
giữa nhiệm kỳ 2015 - 2020
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT GIỮA NHIỆM KỲ
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ ..........
 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Kể từ đầu nhiệm kỳ tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã vẫn còn nhiều
khó khăn. Nhưng nhờ sự tập trung lãnh đạo của Đảng ủy, chỉ đạo điều hành quyết
liệt của UBND xã, sự nổ lực của các ngành, đoàn thể, và của toàn thể nhân dân đã
tập trung tháo gỡ, khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại nên tình hình
kinh tế - xã hội của xã tiếp tục phát triển tương đối ổn định, an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội được giữ vững; các chính sách an sinh xã hội được triển khai thực
hiện kịp thời và đầy đủ,... kết quả thực hiện nghị quyết giữa nhiệm kỳ cụ thể như
sau:
A- NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
I- VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Sản xuất nông nghiệp
Xác định nông nghiệp là mũi nhọn, thế mạnh trong phát triển kinh tế xã hội
của xã, vận dụng các cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện, cấp ủy, chính
quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo phát triển nông nghiệp theo hướng ổn định


và bền vững, trong đó đã tập trung tuyên truyền vận động nhân dân chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, gắn kết sản xuất với tiêu thụ và thị trường qua đó góp phần nâng cao giá trị
sản xuất nông nghiệp, từ đó cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Năm 2017,
tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 7.175 ha, tăng 174 ha so với năm 2015
(7.001 ha), đạt 94% so với nghị quyết cả nhiệm kỳ; Tổng sản lượng lương thực đạt
46.563 tấn, tăng 27 tấn so với năm 2015 (46.536 tấn), đạt 96% so với nghị quyết cả
nhiệm kỳ; Bình quân lương thực đầu người đạt 4.495 kg/người/năm, tăng 238 kg
so với năm 2015 (4.257 kg/người/năm), đạt 101% so với nghị quyết cả nhiệm kỳ;
đảm bảo vững chắc an ninh lương thực; từ những kết quả trên góp phần cải thiện
đời sống nhân dân theo hướng ổn định, nâng thu nhập bình quân đầu người lên
37,3 triệu đồng/người/năm, tăng 13,4 triệu đồng so với năm 2015 (23,9 triệu
đồng/người/năm), đạt 76% so với nghị quyết.


Bên cạnh đó, Công tác thành lập hợp tác xã vẫn đang được địa phương tiếp
tục khẩn trương thực hiện, tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư mở rộng thành viên.
Dự kiến cuối năm 2018 hợp tác xã sẽ chính thức đi vào hoạt động.
* Khuyến nông: Công tác xã hội hoá giống lúa, áp dụng khoa học kỹ thuật
chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất lúa chất lượng cao từng bước
phát triển. Toàn xã hiện có 01 tổ sản xuất lúa giống với tổng diện tích 14 ha góp
phần đáp ứng cơ bản nhu cầu lúa giống phục vụ sản xuất trên địa bàn. Tình hình
ứng dụng công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch ngày càng được cải tiến; toàn xã
hiện có 124 máy cày, 44 máy gặt đập liên hợp và 01 lò sấy cơ bản đáp ứng nhu cầu
cơ giới hoá nông nghiệp của địa phương.
Mô hình liên kết trồng cây dược liệu rau tần dày lá trên địa bàn xã tiếp tục
được triển khai và nhân rộng, tổng diện tích rau tần dày lá đã xuống giống là 22 ha.
Bên cạnh đó, địa phương cũng tiếp tục triển khai thực hiện thử nghiệm một số mô
hình khuyến nông khác như: mô hình trình diễn bộ giống lúa triển vọng chất lượng
cao, mô hình trình diễn hệ thống tưới nhỏ giọt trên dưa leo, mô hình trình diễn thử

nghiệm giống đậu phộng năng suất cao và mô hình trồng nấm bào ngư trong nhà.
* Chăn nuôi: Lĩnh vực chăn nuôi cũng được địa phương quan tâm phát
triển, mở rộng; tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có 27.115 con, trong đó chú trọng
phát triển đàn bò; đàn bò của địa phương hiện có 781 con giảm 1.414 con so với
năm 2015 (2.195 con), đạt 26% so với nghị quyết cả nhiệm kỳ, nguyên nhân giảm
là do tình hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được phát triển
nhu cầu nuôi bò phục vụ sản xuất và nuôi bò thịt của người dân ít đi nên làm giảm
sút số lượng đàn bò của địa phương.
* Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản hàng năm tiếp tục phát triển,
năm 2017 tổng diện tích nuôi trồng đạt 4,06 ha tăng 2,73 ha so với năm 2015 (1,33
ha). Một số mô hình nuôi thủy sản nổi bật như nuôi cá rô phi, cá mè vinh, cá sặc
rằn… đạt hiệu quả khá cao.
* Lâm nghiệp: Tổng diện tích rừng hiện nay của địa phương là 830,35 ha
giảm 15,6 ha so với năm 2015 (845,95 ha), nguyên nhân là do thanh lý rừng và
rừng chết do nắng hạn kéo dài, Hạt Kiểm lâm xã sẽ rà soát và có kế hoạch trồng
rừng bổ sung trong thời gian tới. Trong những năm qua, Ban Chỉ huy phòng, chống
cháy rừng của xã thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống cháy rừng, thực hiện tốt
việc bảo vệ và phát triển cây rừng, thú rừng, ngăn chặn và xử lý kịp thời 10 trường
hợp vi phạm với tổng số tiền 11.450.000 đồng.
2. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Hiện xã đạt 14/19 tiêu chí (1; 3; 4; 6; 7; 8; 9; 10; 12; 14; 15; 16; 18; 19) đạt
73,68 % nâng tổng số chỉ tiêu đã hoàn thành lên 42/49 chỉ tiêu đạt 85,71 %. Trong
năm 2018, xã tiếp tục thực hiện 05 tiêu chí còn lại (2; 5; 11; 13; 17) với 07 chỉ tiêu
(2.1; 2.2; 5; 11; 13.1; 17.3; 17.5); phấn đấu đến cuối năm 2018 đạt 19/19 tiêu chí
và 49/49 chỉ tiêu.
3. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây Dựng
2


* Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Hiện nay trên địa bàn xã còn 07 lò

nấu đường thốt nốt đang hoạt động giảm 05 lò so với năm 2015. Ngoài ra, toàn xã
hiện có 18 cơ sở uốn tầm vong, 04 cơ sở mộc, 10 cơ sở hàn tiện, 14 lò rượu và 01
cơ sở đan lục bình thủ công mỹ nghệ, đã góp phần giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn trên địa bàn và phần nào mang lại cuộc sống ổn định cho người
dân.
* Xây dựng: Công tác quản lý nhà nước về xây dựng được thực hiện chặt
chẽ, từ năm 2015 đến nay đã cấp phép xây dựng cho 29 trường hợp; nhắc nhỡ và
hướng dẫn 32 trường hợp xây dựng đúng qui định, đồng thời hướng dẫn 16 trường
hợp liên hệ ngành chuyên môn cấp huyện xin cấp phép xây dựng đúng thẩm
quyền. Toàn xã hiện có 2.185/2.669 hộ có nhà ở đạt chuẩn tăng 566 hộ so với năm
2015 (1.619 hộ), đạt tỷ lệ 81,8% và không còn tình trạng nhà tạm dột nát.
4. Thương mại – dịch vụ - du lịch:
Hiện xã đã có chợ đạt chuẩn loại 3 cơ bản đảm bảo phục vụ nhu cầu buôn
bán, trao đổi hàng hóa trên địa bàn. Toàn xã hiện có 161 hộ sản xuất kinh doanh
với qui mô vừa và nhỏ, chủ yếu là kinh doanh cá thể hộ gia đình nên giá trị kinh tế
không cao.
Toàn xã có 2.659 hộ sử dụng điện thường xuyên từ các nguồn tăng 207 hộ
so với năm 2015 (2.452 hộ), đạt 99,6% so với tổng số hộ trên địa bàn xã và đạt
100,6% so với nghị quyết cả nhiệm kỳ.
Khu di tích lịch sử Ô Tà Sóc chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, nên
chưa thu hút khách du lịch đến tham quan.
5. Giao thông thuỷ lợi – Xây dựng cơ bản: Các tuyến đường giao thông
nông thôn được quan tâm đầu tư nâng cấp, sửa chữa và mở rộng kịp thời. Các
tuyến kênh mương và hệ thống mương thủy lợi nội đồng cũng được thường xuyên
tu bổ đảm bảo phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, địa phương cũng được cấp trên quan tâm hỗ trợ đầu tư xây
dựng mới các công trình như: Bộ phận một cửa UBND xã, trụ sở Ban nhân dân các
ấp, Trường Mẫu giáo,…
6. Tài nguyên – Môi trường
Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên đất được đẩy mạnh; phối hợp

cùng đơn vị tư vấn Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật tài nguyên môi trường tiến
hành xét duyệt hồ sơ cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp cho nhân dân trên địa bàn xã; thực hiện công tác thống kê đất đai và công
khai quy hoạch sử dụng đất cấp xã giai đoạn 2015 – 2020. Công tác giải quyết thủ
tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai cho người dân luôn được giải quyết
kịp thời; kể từ đầu nhiệm kỳ đã tiếp nhận và bàn giao đúng hạn 63 hồ sơ công khai
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với tổng diện tích 407.627 m 2; chỉnh lý
biến động bản đồ 225 trường hợp (786.279 m2); chỉnh lý sổ mục kê 75 hộ
(85.324,5 m2).
Công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn xã thường xuyên được
quan tâm thực hiện. Từ năm 2015, phối hợp cùng các ngành liên quan tổ chức
kiểm tra 260 cuộc kết quả phát hiện và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 06
3


trường hợp lột lớp đất trái phép; trong đó: 01 trường hợp do UBND tỉnh xử phạt 60
triệu đồng; 01 trường hợp do Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh xử phạt 03
triệu đồng; 02 trường hợp do UBND huyện xử phạt 16,5 triệu đồng và 03 trường
hợp do UBND xã xử phạt với tổng số tiền 10 triệu đồng.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra vệ sinh môi trường, qua đó đã nhắc nhở và
cho làm cam kết khắc phục đối với 279 trường hợp chăn nuôi gây ô nhiễm. Từ
năm 2015 đến nay đã xử lý 17 bãi rác tự phát gây ô nhiễm trên địa bàn xã. Tăng
cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và vận động nhân dân đăng ký
thu gom rác thải sinh hoạt góp phần bảo vệ môi trường, toàn xã hiện có 599 hộ
đăng ký tham gia; bên cạnh đó có 24/24 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã
đăng ký thực hiện đề án bảo vệ môi trường đúng quy định. Ngoài ra, kết hợp Mặt
trận xã triển khai thực hiện trồng hàng rào cây xanh với 2.000 cây bằng lăng dọc
tỉnh lộ 955B nhằm tạo cảnh quan nông thôn xanh - sạch - đẹp góp phần cải thiện
bộ mặt nông thôn cho xã nhà.
Các Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường

được đẩy mạnh thực hiện. Từ đó, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%
số hộ trên địa bàn xã và đạt 111% so với nghị quyết cả nhiệm kỳ; Tỷ lệ hộ sử dụng
nước sạch 2.660/2.669 hộ, đạt 99,7%; hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh 2.535/2.669 hộ
đạt 94,97%; hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh 129/150 hộ đạt 86%; toàn xã
hiện có 186 giếng khoan đang sử dụng.
7. Thu, chi ngân sách nhà nước
Xã có nguồn thu thấp, hàng năm đều nhận trợ cấp bổ sung ngân sách từ cấp
trên. Công tác thu, chi, thanh, quyết toán, quản lý và điều hành ngân sách đúng quy
định, đảm bảo cho bộ máy hoạt động. Thực hiện tốt Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày
24/2/2011 của Chính phủ về tiết kiệm 10%. Tổng thu ngân sách năm 2017 là 6 tỷ
841 triệu đồng, giảm 412 triệu đồng so với năm 2015 và đạt 76% so với nghị quyết
đến năm 2020.
II- VỀ VĂN HÓA XÃ HỘI
1. Giáo dục – Đào tạo
Công tác giáo dục tại địa phương về số lượng và chất lượng không ngừng
được nâng lên. Hàng năm tỷ lệ huy động học sinh đều đạt trên 99%, tỷ lệ học sinh
tốt nghiệp cuối cấp đạt 100%. Nhìn chung đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất đảm
bảo cho việc dạy và học. Năm học 2017 – 2018, tỷ lệ học sinh bỏ học ở bậc THCS
là 0,7%, bậc Tiểu học là 0,13%, không có học sinh lưu ban. Công tác phổ cập giáo
dục duy trì đạt 03 chuẩn.
Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa giáo dục có nhiều tiến bộ, mối quan hệ
giữa nhà trường với chính quyền địa phương, Mặt trận đoàn thể, Ban nhân dân các
ấp và phụ huynh học sinh ngày càng chặt chẽ và có sự gắn kết, góp phần chăm lo
cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà.
2. Công tác Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân
Công tác Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm và tăng
cường thực hiện nhằm duy trì danh hiệu Trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia; Các chương
trình YTQG, YTDP luôn được thực hiện tốt, trẻ em được tiêm chủng mở rộng hàng
4



năm đều đạt 100% trở lên. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cân nặng 13,67% giảm 0,91%
so với năm 2015 (14,58%) và đạt 102% so với nghị quyết cả nhiệm kỳ; Tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng thấp còi 17,4%; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%; Tỷ lệ người
dân tham gia BHYT là 8.675/9.531 đạt 91%, tăng 36,05% so với năm 2015.
Hoạt động của phòng khám nhân đạo ngày càng có hiệu quả, từ năm 2015
– 2017 tổng số lượt người đến khám tại phòng là 10.653 lượt với số thuốc điều trị
23.412 thang; xe chuyển bệnh 512 chuyến; giới thiệu khám mổ mắt 27 trường hợp,
vận động hiến 42 đơn vị máu.
3. Hoạt động VHTT - TDTT – Đài truyền thanh
Các hoạt động văn hóa từng bước phát triển, tạo không khí vui tươi phấn
khởi trong nhân dân; nổi bậc là các hoạt động mừng Đảng – mừng Xuân. Bên cạnh
đó, tổ chức tốt các phong trào thể dục thể thao theo quy định hàng năm, tích cực
tham gia các môn thi đấu và đạt nhiều thành tích ở các giải cấp huyện; trên địa bàn
xã hiện có 02 Câu lạc bộ đàn ca tài tử và 09 Câu lạc bộ thể thao cơ bản phục vụ tốt
nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao của người dân.
Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa”, hiện nay toàn xã có 2.525 hộ đạt danh hiệu GĐVH đạt 94,6%, GĐVH tiêu
biểu 40 hộ, 15/15 cơ quan có đời sống văn hóa tốt và 8/8 ấp văn hóa. Hàng năm
Ban Chỉ đạo đều tiến hành kiểm tra công tác văn hóa của các đơn vị, các hộ gia
đình để kịp thời nâng chất và chấn chỉnh việc thực hiện tốt các tiêu chí về văn hóa.
Đài truyền thanh tiếp âm theo quy định 3 buổi/ngày, viết 620 tin ngắn, xây
dựng 280 chương trình phát thanh và 112 bài viết nhằm thông tin các hoạt động nổi
bật của địa phương.
4. Chính sách an sinh xã hội
Toàn xã hiện có 533 đối tượng chính sách, trong đó: hưởng chế độ thường
xuyên 100 đối tượng, không thường xuyên 433, ngoài ra còn có 349 đối tượng
hưởng chế độ BTXH. Công tác chăm lo, thực hiện, cấp phát chế độ cho các đối
tượng luôn được đảm bảo kịp thời, công tác đền ơn đáp nghĩa được đẩy mạnh nhất
là trong dịp lễ, tết.

Công tác xóa đói giảm nghèo được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các chế độ
chính sách đối với người nghèo được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Cuối năm 2017, tỷ
lệ hộ nghèo 6,47% (173 hộ), giảm 6,49% so với năm 2015 là 12,96% (356 hộ); Tỷ
lệ hộ cận nghèo 10,73% (287 hộ), tăng 5,27% so với năm 2015 là 5,46% (150 hộ).
Từ năm 2015 đến nay, địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở cho người có
công với cách mạng được 61 căn; trong đó 53 căn (gồm 38 căn cất mới, 15 căn sửa
chữa) theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và 08 căn do
Công ty Antraco hỗ trợ. Đồng thời, cũng hỗ trợ cất mới và sửa chữa 80 căn nhà
cho hộ nghèo; trong đó 18 căn theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ và 62 căn từ các nguồn hỗ trợ Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng
Công thương, chương trình mái ấm ATV và từ nguồn vận động trong nhân dân...
với tổng số tiền 5.649.747.000 đồng.

5


Ngoài ra, đảm bảo việc tiếp nhận và cấp phát quà cho các đối tượng, kể từ
đầu nhiệm kỳ đến nay địa phương đã vận động 10.705 phần quà từ các mạnh
thường quân trong và ngoài tỉnh, hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em và học
sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá 2.730.322.000 đồng.
* Lao động, việc làm: Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động là 7.576 lao động. Trong đó, lao động có việc làm thường xuyên là
7.030/7.576 lao động đạt 92,72%; số lao động được đào tạo là 525 lao động. Từ
năm 2015 đến nay, đã giới thiệu cho 2.722 lượt người đi lao động trong và ngoài
tỉnh, đạt 72,6% so với kế hoạch cả nhiệm kỳ.
Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cũng
được quan tâm thực hiện. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã mở được 04 lớp dạy nghề
(01 lớp trồng gừng và nuôi trùng quế, 01 lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng xoài và 02
lớp hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa kiểng, đan cối) với tổng số 120 học viên tham
dự, cơ bản giải quyết tốt nhu cầu việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương.

III. VỀ QUỐC PHÒNG, AN NINH, NỘI CHÍNH
1. Quốc phòng
Luôn thể hiện tốt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, thực hiện tốt công tác
quốc phòng địa phương; thường xuyên sinh hoạt, tổ chức huấn luyện cho lực lượng
dân quân tự vệ; không ngừng củng cố lực lượng dân quân địa phương cả về số
lượng và chất lượng, hiện lực lượng dân quân của xã đạt theo quy định 1,53% dân
số.
Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt chỉ tiêu trên giao; các khâu xét
tuyển, bình nghị đều được thực hiện công khai, dân chủ, đúng quy định. Thực hiện
tốt chính sách hậu phương quân đội, công tác lao động giúp dân. Đồng thời, hướng
dẫn bổ sung, hoàn chỉnh đối với các hồ sơ giải quyết chế độ chính sách theo Quyết
định 62/2011/QĐ-TTg và Quyết định 49/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
luôn kịp thời đảm bảo lợi ích của người dân.
2. ANCT – TTATXH: Tình hình ANCT-TTATXH luôn được giữ vững; kể
từ đầu nhiệm kỳ trên địa bàn xã đã xảy ra 30 vụ va chạm và 04 vụ tai nạn giao
thông làm chết 04 người; xảy ra 07 vụ phạm pháp hình sự; 39 vụ cờ bạc, cá độ ăn
thua bằng tiền; 09 vụ vận chuyển thuốc lá lậu; phát hiện 07 trường hợp nghiện ma
túy; 06 vụ cháy (03 vụ cháy nhà, 03 vụ cháy rừng) và 01 vụ nổ cháy đạn cối
60mm.
Thực hiện tốt công tác tự quản an toàn giao thông trên địa bàn xã. Thường
xuyên tổ chức tuần tra đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông được
3.906 cuộc với 15.570 lượt đồng chí tham gia; phát hiện 114 trường hợp vi phạm,
ngành đã xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 24.510.000 đồng. Ngoài ra
phối hợp tuần tra giữ gìn TTATXH theo Nghị 133/2015/NĐ-CP của Chính phủ
được 359 cuộc với 2.046 lượt đồng chí tham gia; kết quả đã giải tán 19 xòng bạc,
01 tụ điểm đá gà, 02 nhóm thanh niên tụ tập về đêm; phát hiện 06 trường hợp tạm
trú trái phép, ngành đã lập biên bản xử phạt tổng số tiền 1.200.000 đồng.

6



Phối hợp tổ chức Diễn đàn Công an xã lắng nghe ý kiến nhân dân, lòng
ghép tuyên truyền Luật An toàn giao thông, phòng chống tội phạm được 64 cuộc
với 2.791 lượt người dân tham gia, đồng thời phát 2.186 phiếu tố giác tội phạm,
qua đó đã tiếp thu trên 134 ý kiến đóng góp của người dân, phản ảnh cho lực lượng
Công an về tình hình tệ nạn, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
3. Công tác nội chính
* Công tác quản lý hộ tịch: Khai sinh 820 trường hợp; khai tử 364 trường
hợp; kết hôn 369 đôi; xác nhận tình trạng hôn nhân 648 trường hợp; cấp 17.295
bản sao trích lục hộ tịch, cải chính và bổ sung hộ tịch 15 trường hợp, nhận cha mẹ
con 01 trường hợp, chứng thực 23.729 bản sao.
* Công tác hòa giải: Từ năm 2015 đến nay, tổ hòa giải cơ sở ở các ấp đã
nhận 119 đơn thư khiếu kiện của người dân. Đã tiến hành xác minh và đưa ra hòa
giải 106 đơn; kết quả hòa giải thành 94 đơn (đạt 88,67%), hòa giải không thành 12
đơn (đạt 11,33%), đương sự tự rút 08 đơn và hiện còn tồn 05 đơn đang được các tổ
tiếp tục xác minh và đưa ra hòa giải.
IV- XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC – CẢI CÁCH CHÍNH QUYỀN
Công tác quản lý và điều hành Nhà nước ngày càng được nâng lên; tiếp
nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo được giải quyết kịp thời.
Công tác cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm thực hiện nâng cao
chất lượng phục vụ nhân dân. Công tác nội vụ quản lý nhà nước về tôn giáo, thi
đua khen thưởng, văn thư lưu trữ được triển khai thực hiện đúng quy định.
Bộ phận một cửa duy trì tốt khả năng làm việc với tinh thần trách nhiệm
cao.
Bộ phận văn phòng thực hiện tốt công tác tham mưu cho TT.HĐNDUBND trong việc xử lý và ban hành các văn bản.
B- NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM
Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội xã nhà trong thời gian qua gặp không ít tồn tại hạn chế:
Thu nhập bình quân của xã đạt thấp 37,3 triệu đồng/người/năm (so với tiêu
chuẩn nông thôn mới là 49 triệu đồng/người/năm).

Trong xây dựng nông thôn mới thực hiện phát triển liên kết sản xuất,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ cao còn chậm.
Hệ thống kết cấu hạ tầng trong xã chưa đồng bộ, nhất là hệ thống đường
giao thông nông thôn chưa đạt chuẩn nông thôn mới nên chưa đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội.
Tệ nạn xã hội như trộm cắp, số đề, đá gà vẫn còn diễn ra, chưa được ngăn
chặn xử lý triệt để.
Bên cạnh đó, một số ngành quản lý chưa nâng cao vai trò trách nhiệm trong
việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Địa phương đã có khu di tích lịch sử cách mạng nhưng chưa được đầu tư và
khai thác có hiệu quả.
C- NGUYÊN NHÂN THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ
7


I. NGUYÊN NHÂN THÀNH TỰU
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của Huyện ủy – UBND huyện cùng với sự
nổ lực quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và
của toàn thể nhân dân địa phương. Không ngừng đổi mới phương thức hoạt động,
đổi mới trong công tác lãnh đạo, điều hành phù hợp với đặc điểm và tình hình thực
tế của địa phương và những tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.
II. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ
1. Nguyên nhân khách quan
Do đặc điểm của địa phương là xã nông nghiệp, đời sống của người dân
còn nhiều khó khăn nên các lĩnh vực như thương mại - dịch vụ - du lịch phát triển
kém, bên cạnh đó xã chưa có nhà máy sản xuất công nghiệp, từ đó thu nhập bình
quân đầu người đạt thấp, dẫn đến công tác huy động các nguồn lực xã hội hóa chưa
đảm bảo.
Xã có điều kiện khó khăn, đồng thời còn phải hưởng trợ cấp từ ngân sách
cấp trên nên việc phát triển cơ sở hạ tầng còn chậm.

Tình hình tệ nạn xã hội ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều hình thức
mới tinh vi hơn, gây khó khăn cho công tác trấn áp của các lực lượng.
Giá vật tư nông nghiệp, thuốc BVTV, giá hàng tiêu dùng vẫn ở mức cao
nên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của bà con, đặc biệt là hộ nghèo.
2. Nguyên nhân chủ quan
Công tác đầu tư kiên cố hóa các hệ thống cống, kênh, mương trên địa bàn
chưa thường xuyên, chỉ duy tu, sữa chữa nhỏ nên chưa đảm bảo phục vụ sản xuất
và nhu cầu vận chuyển của người dân.
Một số ngành ở địa phương còn thụ động, chưa phát huy hết vai trò. Công
tác tuyên truyền ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp và kỹ năng vận động
quần chúng còn hạn chế.
Quy mô sản xuất còn phân tán, nhỏ lẻ; tổ hợp tác còn nhiều yếu kém nên
sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương.
Công tác đầu tư và kêu gọi đầu tư khu di tích lịch sử Ô Tà Sóc chưa hiệu
quả.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP GIAI ĐOẠN (2018 – 2020)
 DỰ BÁO TÌNH HÌNH
Quá trình thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế cũng như những tác động của
các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh là yếu tố quan trọng tác
động đến tăng trưởng và ổn định kinh tế trong giai đoạn 2018 – 2020.
Tuy nhiên, trong những năm tới đứng trước những thách thức như: Quy mô
sản xuất nhỏ lẻ; kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
thấp; chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng nông nghiệp chưa hình thành; chất lượng
nguồn nhân lực thấp và dưới áp lực do hội nhập tạo ra... tất cả những vấn đề trên
bắt buộc quá trình tái cơ cấu nền kinh tế sẽ phải diễn ra nhanh và quyết liệt hơn.
8


I- MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU ĐẾN NĂM 2020

1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến cuối năm 2018 .......... trở thành xã nông thôn mới, có nền
nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo hướng hiện đại. Đời sống vật chất và tinh
thần của người dân được nâng lên. Cơ sở hạ tầng được phát triển đồng bộ so với
mặt bằng chung.
Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2018 – 2020 với tốc độ nhanh bền vững.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao. Đẩy mạnh
phát triển công nghiệp và các loại hình dịch vụ, gắn liền với bảo vệ môi trường.
Phát triển văn hóa – xã hội, tập trung xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế,
giáo dục,… Cải thiện đời sống nhân dân đi đôi với giảm nghèo, tạo việc làm, bảo
đảm an sinh xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh và
trật tự xã hội.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh
đó, Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” với tinh thần
“Một cửa, trách nhiệm, thân thiện”, thực hiện tốt theo qui chế dân chủ ở cơ sở.
Thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, chống lãng phí.
2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2020
a. Chỉ tiêu kinh tế
Chỉ tiêu

Kế hoạch 2020

- Cơ cấu kinh tế:
- Thu nhập bình quân đầu người (Triệu đồng/người/năm)

49

- Diện tích gieo trồng (ha)


7.629

- Sản lượng lương thực (tấn)

48.502

- Bình quân lương thực đầu người (Kg/người/năm)

4.440

- Tổng thu ngân sách (Triệu đồng)

9.018

- Tổng chi ngân sách (Triệu đồng)

9.018

- Phát triển đàn Bò (con)

3.000

- Hộ sử dụng điện (%)

99

b. Chỉ tiêu xã hội
Chỉ tiêu
- Dân số trung bình đến năm 2020


Kế hoạch 2020
10.923
9


- Tỷ lệ tăng dân số (%)

0,9

- Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi (%)

98

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động đang
làm việc trong nền kinh tế quốc dân (%)

85

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề so với tổng số lao động
đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân (%)

80

- Giải quyết và giới thiệu việc làm (lao động/năm)

750

- Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (%/năm; theo chuẩn mới)

2


- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (%)

14

- Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng (%)

100

- Số giường bệnh trên 1 vạn dân (giường)

4

- Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế (%)

85

- Hộ gia đình văn hóa (%)

85

c. Các chỉ tiêu về môi trường
Chỉ tiêu

Kế hoạch 2020

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh (%)

90


- Tỷ lệ xử lý chất thải rắn y tế đạt tiêu chuẩn (%)

100

- Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh (%)

85

- Tỷ lệ che phủ rừng (%)

21

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Về phát triển kinh tế
1.1 Nông nghiệp
* Nhiệm vụ: Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực,
bền vững, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng nhằm giảm chi
phí sản xuất và nâng giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng
sản phẩm, từng bước hình thành nền sản xuất nông nghiệp đạt theo các tiêu chí
nông thôn mới, ứng dụng công nghệ cao. Tập trung phát triển vùng nguyên, dược
liệu tại địa phương. Thực hiện xả lũ vụ 3 năm 2018.
* Giải pháp:

10


Tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của cấp trên về thuỷ lợi vùng cao và tập trung
hoàn thành sớm các công trình phục vụ tiểu vùng sản xuất vụ 3 Bến xã - Bến cây
dầu. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các tiểu vùng sản xuất vụ 3 và gia cố các
điểm yếu đê bao tiểu vùng đang thực hiện.

Ban Nông nghiệp xã tập trung xây dựng, triển khai và thực hiện kế hoạch
sản xuất đúng theo lịch thời vụ khuyến cáo, nhằm né tránh các dịch bệnh gây hại
lúa. Vận động người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như chương trình
3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, áp dụng công nghệ trước và sau thu hoạch, tham gia
vào các loại hình kinh tế hợp tác và các mô hình sản xuất lúa giống ứng dụng khoa
học công nghệ,... nhằm tăng năng suất, đạt hiệu quả kinh tế cao, đa dạng sản phẩm
nông nghiệp, phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững và thân thiện với
môi trường. Bên cạnh đó, tăng cường theo dõi tình hình sâu bệnh ở từng vụ sản
xuất, triển khai thực hiện và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu
quả. Phối hợp cùng ngành tỉnh, huyện tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật và hội thảo
cho nông dân về kỹ thuật canh tác và sử dụng thuốc BVTV nhằm tránh được ảnh
hưởng của các chất độc hại tới môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Triển khai thực hiện tốt công tác PCLB, giảm nhẹ thiên tai, thông tin kịp
thời cho người dân biết để chủ động phòng chống thiên tai, lụt bão, góp phần hạn
chế thiệt hại đến mức thấp nhất.
Từng bước đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu cây dược liệu trên địa bàn như
rau tần dày lá, kim tiền thảo,... Phối hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng dược liệu
cho nông dân, tuyên truyền lồng ghép để người dân nhận thức được giá trị của mô
hình này.
 Nông thôn mới: Phấn đấu đến cuối năm 2018 xã trở thành xã nông thôn
mới.
Tập trung huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh của cả hệ thống
chính trị tạo sự đồng thuận trong nhân dân để chung tay thực hiện phong trào xây
dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm chuyển biến mạnh
mẽ ý thức của người dân; Đồng thời đẩy mạnh phát động phong trào thi đua và
khen thưởng, chủ động tranh thủ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các nhà
mạnh thường quân và nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó,
tranh thủ nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng đạt
theo tiêu chí nông thôn mới.
Ngoài ra đẩy mạnh hơn nữa công tác hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu

nhập cho người dân như thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, dạy nghề cho lao
động nông thôn theo hướng chất lượng, hiệu quả; xây dựng và nhân rộng các mô
hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.2 Lâm nghiệp
* Nhiệm vụ: bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, tỷ lệ che
phủ rừng đạt 21%. Đảm bảo không xảy ra cháy rừng và chặt hạ cây trái phép.
* Giải pháp:
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của người
dân trong việc bảo vệ rừng; phối hợp tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng; kịp thời xử lí
11


các trường hợp khai thác rừng trái phép. Ban chỉ huy phòng chống cháy rừng chống chặt phá rừng kịp thời triển khai, quán triệt các chủ trương, chính sách, kế
hoạch về chăm sóc và bảo vệ rừng đến tận người dân.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các hộ trồng rừng đảm bảo tăng thu
nhập; quản lý chặt chẽ việc giao khoán rừng và tình hình khai thác thuốc nam
nhằm bảo vệ các loại cây dược liệu. Khuyến khích trồng cây phân tán dưới tán cây.
Vận động nhân dân trồng và bảo vệ cây phân tán trên diện tích rừng, ở các
tuyến kênh như: bạch đàn, tràm bông vàng, keo tai tượng để chống sạt lở các tuyến
kênh.
c. Chăn nuôi:
* Nhiệm vụ: Củng cố bảo vệ đàn gia súc, gia cầm hiện có. Tập trung phát
triển đàn heo, bò theo hướng bền vững; không để bùng phát dịch bệnh trên gia súc,
gia cầm; không để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Phấn đấu đến năm 2020
đàn bò đạt 3.000 con.
* Giải pháp:
Tăng cường kiểm tra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và xử lý kịp thời khi
xuất hiện dịch bệnh. Quản lý chặt chẽ tình hình vịt chạy đồng, thực hiện tiêm
phòng vắc xin; kiểm soát giết mổ và xông trùng trứng đúng theo quy định đảm bảo
không có dịch bệnh trên địa bàn.

Thực hiện Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, trong đó
khuyến khích phát triển các mô hình chăn nuôi hiệu quả, tuyên truyền, hướng dẫn
kỹ thuật để tạo điều kiện cho người dân đầu tư chăn nuôi bò, heo theo hướng trang
trại, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh hơn nữa phát triển đàn bò trong đồng bào dân tộc
Kherme, quản lý tốt đàn bò từ chương trình vui cùng phum sóc, chương trình Đề
án 25,…
1.3 Phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
* Nhiệm vụ: Khuyến khích phát triển và duy trì các ngành nghề truyền
thống tại địa phương như nghề nấu đường thốt nốt, nghề mộc, đan đệm bàn,... Tạo
chuyển biến mạnh mẽ để phát triển lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp theo hướng hiện
đại.
* Giải pháp: Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân duy
trì và phát triển các ngành nghề truyền thống tại xã để giải quyết việc làm, tạo thu
nhập ổn định cho người lao động góp phần phát triển lĩnh vực công nghiệp – tiểu
thủ công nghiệp của địa phương; Tiếp tục đề nghị về trên hỗ trợ cho xã theo Quyết
định số 31/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh An Giang về chính sách phát triển
nghề, làng nghề TTCN, chính sách hỗ trợ đối với các hộ có nhu cầu đầu tư mở
rộng sản xuất và tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời mời gọi đầu
tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn xã.
1.4 Xây dựng – GTTL
a. Xây dựng
12


* Nhiệm vụ: Từng bước hoàn thành cơ sở hạ tầng nông thôn, cải thiện chất
lượng nhà ở theo tiêu chuẩn của Bộ xây dựng, không để xảy ra tình trạng xây dựng
nhà trái phép nhà trên sông, rạch và vi phạm mốc lộ giới. Tỷ lệ hộ dân có nhà ở đạt
tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng đến năm 2020 đạt trên 90%, không còn nhà tạm bợ và

dột nát.
* Giải pháp:
Thực hiện luật đầu tư công, xây dựng kế hoạch đầu tư công trên địa bàn tập
trung vào các công trình trọng điểm nhằm hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng
nông thôn, từng bước giảm cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở người dân thực hiện đúng
quy định về xây dựng, xử lý kịp thời các trường hợp cố tình vi phạm mốc lộ giới
và nhà ở trên sông, rạch. Lồng ghép vào các cuộc họp ở ấp, đài truyền thanh xã
tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân các quy định về xây dựng để từng bước nâng
cao nhận thức người dân.
b. GTTL
* Nhiệm vụ: Hoàn thành cơ bản các tuyến đường giao thông nông thôn và
hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã đạt chuẩn theo chương trình xây dựng nông thôn
mới.
* Giải pháp:
Thường xuyên kiểm tra, tổ chức vận động nhân dân cùng tham gia nâng
cấp các tuyến đường giao thông nông thôn nhằm từng bước thực hiện hoàn thành
các tiêu chí nông thôn mới.
Kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án và công trình giao
thông, thủy lợi trên địa bàn xã, nhằm hoàn thành theo đúng tiến độ, đặc biệt là các
công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp và các tuyến giao thông trọng điểm của
xã.
Đề nghị huyện xem xét hỗ trợ đối ứng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đối với các tuyến đường
giao thông từ xã đến các ấp, đường liên ấp gắn với đê bao sản xuất vụ 3, đồng thời
nạo vét và nâng cấp kênh mương đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ
dân sinh.
1.5 Điện - nước
* Nhiệm vụ: Duy trì mức độ đạt đối với các tiêu chí về điện, nước theo bộ
tiêu chí nông thôn mới. Đồng thời, nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện đảm bảo an toàn lên

99%; hộ sử dụng nước sạch đạt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế là 90%.
* Giải pháp:
Quản lý, kiểm tra hoạt động của trạm cấp nước, đề nghị chủ cơ sở có kế
hoạch nâng cấp đảm bảo đủ nước phục vụ người dân. Tuyên truyền, vận động
người dân nâng cao ý thức trong việc sử dụng nước hợp vệ sinh đảm bảo sức khỏe
cộng đồng và an toàn trong sử dụng điện.
Thường xuyên kiểm tra, rà soát hộ sử dụng điện để có biện pháp hỗ trợ kịp
thời. Tranh thủ sự đầu tư từ cấp trên hạ thế điện trong các tuyến dân cư.
13


1.6 Về lĩnh vực dịch vụ - Du lịch:
a. Thương mại:
* Nhiệm vụ: Giữ vững chợ đạt chuẩn theo nông thôn mới, từng bước nâng
cấp hoàn chỉnh điểm chợ của xã theo hướng văn minh, lịch sự và trở thành chợ đầu
mối của địa phương. Khuyến khích đầu tư kinh doanh nhằm tăng thu, phát triển
kinh tế.
* Giải pháp: Quản lí chặt các chợ tự phát trên địa bàn đảm bảo hoạt động
mua bán đúng quy định, thường xuyên kiểm tra việc mua bán, sắp xếp, ổn định
hoạt động của chợ. Tranh thủ và huy động sự đầu tư từ các nguồn vốn để xây dựng
và nâng cấp điểm chợ của xã. Tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh trên địa bàn mở
rộng quy mô kinh doanh.
b. Du lịch:
* Nhiệm vụ: Phát triển khu du lịch Ô Tà Sóc theo hướng bền vững.
* Giải pháp:
- Ban quản lý Khu Di tích lịch sử Ô Tà Sóc tăng cường công tác quản lý,
bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích, đồng thời đảm bảo an ninh trật tự, bảo
vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.
- Kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các kết cấu hạ tầng trong khu di tích Ô
Tà Sóc, mở rộng khu di tích lịch sử Ô Tà Sóc thành khu du lịch lịch sử sinh thái

theo hướng văn minh, giữ gìn bản sắc dân tộc. Tạo thêm nhiều điểm tham quan
mới lạ để thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan. Từ đó, tạo điều kiện
cho bà con mở ra các dịch vụ để phục vụ du lịch như ăn uống, giải khát, bán hàng
lưu niệm, các loại trái cây của vùng núi…
1.7 Thu – chi ngân sách
* Nhiệm vụ: Đẩy mạnh phát triển sản xuất, khai thác các nguồn thu, phấn
đấu năm 2020 thu đạt 9.018 triệu đồng; thực hiện thu chi theo đúng luật ngân sách;
thu chi kịp thời, đúng quy định; hạn chế thấp nhất chi ngoài định mức. Đảm bảo
nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.
* Giải pháp:
Thắt chặt chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà
nước, tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi hoạt động của cơ quan. Tiếp
tục thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí
quản lý hành chính, quy chế chi tiêu nội bộ.
Lập dự toán thu - chi ngay từ đầu năm để giao cho các ngành trên cơ sở
kiểm tra, hướng dẫn các ngành chủ động cân đối kinh phí của ngành mình.
Thực hiện tốt việc chi tiêu ngân sách nhà nước theo Nghị quyết 11 của
Chính phủ. Tiếp tục tận dụng khai thác các nguồn thu đảm bảo thực hiện thu đúng,
thu đủ các khoản thu theo quy định của pháp luật và chế độ thu hiện hành; phấn
đấu tăng thu trên cơ sở khai thác, mở rộng nguồn thu để đảm bảo phục vụ cho nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội.
2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội
2.1 Giáo dục và đào tạo:
14


* Nhiệm vụ: Nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo phát huy dân chủ
trong trường học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của
nhà trường, nhất là trong việc giảng dạy, học tập và quản lý. Phấn đấu để các
trường còn lại đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình; Tỷ lệ huy động học sinh đi học

đúng độ tuổi và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp đạt từ 98% trở lên.
* Giải pháp:
Thực hiện tốt tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục và ngày toàn dân đưa
trẻ đến trường để công tác huy động học sinh đầu năm đạt kết quả cao; các trường
tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học đảm bảo đúng quy định. Thực hiện phương
pháp dạy phân hóa đối tượng để đạt kết quả cao, thu hút học sinh tham gia học tập.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh. Đổi
mới phương pháp dạy và học, ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp giảng
dạy, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước giảm học sinh yếu kém. Xây
dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực thu hút học sinh yêu trường, mến
lớp. Nâng cao phẩm chất, đạo đức, lối sống của đội ngũ giáo viên, tăng cường giáo
dục đạo đức cho học sinh, tích cực phòng chống các loại tệ nạn xã hội xâm nhập
vào học đường.
Đồng thời, phối hợp cùng các ngành đoàn thể, nhà trường vận động học
sinh bỏ học trở lại lớp đảm bảo duy trì sỉ số theo kế hoạch, nâng cao hiệu quả vận
động của các tổ phụ trách giáo dục tại ấp. Duy trì và thực hiện tốt công tác PCGD
– XMC và xã hội hóa trong giáo dục.
Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình – xã hội. Củng cố lại
Hội khuyến học, phát huy vai trò trung tâm học tập cộng đồng, hội cựu giáo chức
hoạt động ngày càng có hiệu quả. Tăng cường công tác vận động xã hội hóa gây
quỹ kết hợp đầu tư của nhà nước để tu sửa, nâng cấp trường lớp theo hướng đạt
chuẩn quốc gia.
2.2 Y tế chăm sóc sức khỏe:
* Nhiệm vụ: Phát triển mạng lưới y tế, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ,
chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Phấn đấu đến
năm 2020 tỷ lệ người tham gia BHYT đạt 85%; trẻ suy dinh dưỡng là 14%. Quản
lý chặt tình hình dịch bệnh, đảm bảo không xảy ra các loại dịch bệnh trong cộng
đồng dân cư; giữ vững danh hiệu trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.
* Giải pháp:
Xây dựng ngành y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển. Thực

hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, các chương trình
chăm sóc sức khỏe. Thành lập đoàn liên ngành thường xuyên kiểm tra và tuyên
truyền nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển
đội ngũ cộng tác viên y tế ấp phản ánh kịp thời những khó khăn về công tác chăm
sóc sức khỏe cho nhân dân.
Phát triển đồng bộ các mặt chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh và chữa bệnh.
Tăng cường áp dụng các phương pháp khám chữa bệnh hiện đại kết hợp y học cổ
truyền, bảo đảm mọi người dân được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, có điều
kiện sử dụng dịch vụ y tế chất lượng cao. Thực hiện tốt chính sách khám, chữa
15


bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo và chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi. Đồng thời đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe học đường, chú trọng thực hiện tốt
công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe trẻ em.
Tranh thủ nguồn lực xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe
nhân dân trên địa bàn.
Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh cho nhân dân nhất là khám chữa bệnh
bằng BHYT để tạo lòng tin trong nhân dân, thúc đẩy người dân tham gia BHYT tự
nguyện ngày càng nhiều. Quản lý chặt chẻ các đối tượng lao, nhiễm HIV/AIDS.
Tăng cường công tác tuyên truyền các loại dịch bệnh có nguy cơ bùng phát như
bệnh sốt xuất huyết, tay - chân - miệng, sởi,… đến tận người dân nhằm hạn chế tỷ
lệ nhiễm các loại bệnh do virut gây ra. Củng cố nâng chất hoạt động của Hội Đông
y trên địa bàn ngày một tốt hơn.
2.3 Lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo:
* Nhiệm vụ:
Đẩy mạnh công tác đào tạo gắn với giải quyết việc làm.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã, đồng thời nâng cao nhận thức của hộ
nghèo trong việc vươn lên thoát nghèo bền vững. Thực hiện tốt các chính sách xóa
đối giảm nghèo, giải quyết việc làm và các chính sách cho đồng bào dân tộc

Kherme. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 2%/năm.
* Giải pháp:
Đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm giải quyết và
tạo việc làm cho thanh niên và lao động nông thôn, nâng cao thu nhập người lao
động và đảm bảo ASXH. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu
số đi lao động ở các khu công nghiệp ngoài tỉnh; chính sách hỗ trợ cho người lao
động, người nghèo vay vốn, học nghề theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày
27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm
nghèo theo chuẩn mới phù hợp với từng thời kỳ và nhân rộng các mô hình giảm
nghèo trên địa bàn xã như vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tăng thu
nhập, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở, chuyển đổi ngành nghề cho hộ
nghèo,… tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Vận động toàn xã hội tham gia giảm nghèo và khuyến khích làm giàu hợp
pháp. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân nhằm nâng cao
nhận thức của hộ nghèo trong việc vươn lên thoát nghèo. Giải quyết đầy đủ kịp
thời chế độ trợ cấp, bảo hiểm y tế cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, DTTS.
Thực hiện đạt hiệu quả trong công tác giảm nghèo, các chính sách ASXH
từ đó phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo qua các năm đạt 2%. Điều tra, khảo sát, tình
hình hộ nghèo hàng năm để có kế hoạch giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xét hỗ
trợ người nghèo về các loại giống cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Nâng cao vai trò của ban giảm nghèo trong việc hướng dẫn giúp đỡ hộ nghèo
làm ăn có hiệu quả đặc biệt là hộ nghèo dân tộc, quản lý nguồn vốn sử dụng đúng
mục đích và thu hồi nợ đạt theo kế hoạch.
16


Vận động lao động có điều kiện đưa đi xuất khẩu lao động hoặc đi làm ở
những công ty, xí nghiệp, phấn đấu hàng năm giải quyết thêm 750 lao động có việc

làm, xuất khẩu lao động.
2.4 Các hoạt động về xã hội, chăm sóc người có công
* Nhiệm vụ: Đảm bảo thực hiện và cấp phát các chế độ chính sách kịp
thời, đúng đối tượng thụ hưởng theo quy định.
* Giải pháp:
Thực hiện các chính sách xã hội như chăm lo đời sống cho các đối tượng
có công cách mạng; gia đình Thương binh - Liệt sĩ; đối tượng bảo trợ xã hội,… tổ
chức vận động quỹ ĐƠĐN, uống nước nhớ nguồn với nhiều hình thức nội dung
phong phú, thiết thực phù hợp với điều kiện mới. Nâng cao mức sống cho 100% hộ
gia đình chính sách đạt mức trung bình khá trở lên; duy trì xã hội lành mạnh không
ma túy.
Triển khai thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, đảm bảo dân
chủ, đúng đối tượng và công bằng; hướng dẫn hồ sơ cho các đối tượng người có
công; thực hiện BHYT.
Khuyến khích các hoạt động nhân đạo của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài xã hỗ trợ người tàn tật, người cao tuổi, người nhiễm chất độc hóa học,…
Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ là con em đồng bào
dân tộc ít người tại xã. Đãi ngộ và sử dụng tốt đội ngũ người lớn tuổi có uy tính và
cán bộ nữ người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc.
Chú trọng củng cố và mở rộng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thông
tin của đồng bào dân tộc. Nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy những giá trị
truyền thống của đồng bào dân tộc Kherme.
2.5 Thực hiện quyền của trẻ em
* Nhiệm vụ: Bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em; tăng cường trách
nhiệm của gia đình và cộng đồng đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
* Giải pháp:
Đảm bảo mọi trẻ em được hưởng các dịch vụ y tế cơ bản và giáo dục có
chất lượng, được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử, xâm hại.
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, tư vấn chăm sóc sức khỏe trẻ

em thông qua đài truyền thanh xã. Nâng cao nhận thức của gia đình trong việc nuôi
dạy con cái.
Thực hiện các mô hình hiệu quả về chăm sóc bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và dân tộc Kherme.
2.6 Văn hóa thông tin – thể dục – thể thao
* Nhiệm vụ:
Nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, thể chất cho nhân dân. Duy trì các cơ
quan đạt danh hiệu cơ quan văn hóa. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Duy trì danh hiệu văn hóa
17


ở 8 ấp; Phấn đấu xây dựng GĐVH đạt trên 85%/năm trên tổng số hộ gia đình toàn
xã.
Phát triển mạng lưới thông tin rộng khắp nhằm tuyên truyền cho người dân
hiểu về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
* Giải pháp:
Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động của ngành văn hóa nhằm chủ
động thực hiện công tác thông tin cổ động các ngày lễ, tết. Củng cố và nâng chất
hoạt động của các câu lạc bộ đàn ca tài tử trên địa bàn.
Duy trì và nâng chất cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư”. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phong trào TDTT, văn hóa
- văn nghệ như tham gia các phong trào TDTT và thi diễn văn nghệ do xã, huyện tổ
chức.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền các chủ chương, chính sách
của Đảng và Pháp luật của Nhà nước đến nhân dân, đặc biệt là ở phum, sóc có
đông đồng bào dân tộc Kherme sinh sống.
Quản lý chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra các cơ sở dịch vụ văn hoá, điểm
kinh doanh dịch vụ Internet, game, Karaoke. Phát động rộng rãi phong trào rèn
luyện thân thể, đặc biệt là tầng lớp thanh niên.

Xây dựng chương trình phát thanh của xã đáp ứng kịp thời thông tin đến
tận quần chúng nhân dân, phục vụ tốt cho yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa
phương.
3. Về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
3.1 Quản lý tài nguyên
* Nhiệm vụ: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả
tài nguyên.
* Giải pháp: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên
theo quy hoạch, kế hoạch và quy định của pháp luật. Thực hiện công tác thống kê
đất đai hàng năm, thực hiện công tác thu hồi, giao đất, cho thuê đất và cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo
quy định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý tài
nguyên đến tận người dân. Thông báo công khai các quy định, thủ tục hành chính
về tài nguyên, đất đai để tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân dễ dàng tiếp cận.
3.2 Bảo vệ môi trường
* Nhiệm vụ: Tăng cường công tác bảo vệ môi trường, khắc phục và xử lý
có hiệu quả các trường hợp ô nhiễm môi trường. Thực hiện phát triển bền vững,
kết hợp bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội.
* Giải pháp:
Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành
lĩnh vực. Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường sau
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường của các cơ sở kinh
doanh trên địa bàn.
18


Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách xử lý chai, lọ, vỏ bao bì
thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng như thu gom chai lọ về nơi tập trung, chôn lắp,

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân xây

dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ xây dựng nhà
tiêu hợp vệ sinh cho hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc Kherme.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân dân về bảo vệ
môi trường thông qua các hoạt động như vận động người dân đăng ký cam kết bảo
vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng chuồng, trại chăn
nuôi hợp vệ sinh, trồng hàng rào cây xanh,... đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền
với bảo vệ môi trường.
4. Quốc phòng – an ninh
* Nhiệm vụ: Tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị
và trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc an ninh – quốc phòng tạo môi trường
thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời phát triển kinh tế - xã hội phải
gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị. Nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng. Nâng cao chất lượng tuyển quân và
đưa quân đạt chỉ tiêu.
* Giải pháp:
Tập trung xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ, Công an xã theo hướng từng
bước hiện đại, có chất lượng và sức chiến đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xây
dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, có độ tin cậy cao.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng. Nâng cao chất
lượng, hiệu quả bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng và tổ
chức huấn luyện cho lực lượng dân quân.
Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền về bảo vệ an ninh quốc phòng
và tổ chức các diễn đàn công an xã lắng nghe ý kiến nhân dân tạo lòng tin của dân
đối với lực lượng công an.
Tăng cường công tác phối hợp tuần tra, trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo
ANTT - TTATGT. Củng cố và nâng chất đội dân phòng, quản lý chặt chẽ công tác
hộ khẩu. Nắm chắt tình hình dân tộc tôn giáo, ngăn chặn những hoạt động lợi dụng
tôn giáo, dân tộc gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Xây dựng kế hoạch chủ
động giải quyết điểm nóng về an ninh trật tự.
Huy động nguồn lực nhà nước và cộng đồng phòng ngừa, ngăn chặn có

hiệu quả các tệ nạn xã hội; tiếp tục tuyên truyền, đẩy mạnh phong trào xây dựng
xã, phường, trường học lành mạnh không có tệ nạn.
Thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống tệ nạn xã hội như ma
túy, mại dâm, cờ bạc, số đề, đá gà,… Bên cạnh đó, tuyên truyền giáo dục ý thức
của người dân không tham gia tệ nạn xã hội, tích cực tố giác tội phạm.
5. Tăng cường quản lý nhà nước
* Nhiệm vụ:

19


Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân.
Tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước nhằm hoạt động có hiệu quả.
Thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương một cách toàn diện, sâu sát. Tiếp
tục thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở và đẩy mạnh cải cách hành chính theo cơ
chế một cửa đảm bảo việc giải quyết thủ tục hành chính nhanh chóng và chính xác.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, nâng cao hiệu quả hoạt động
của HĐND - UBND. Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa các ngành, các cấp, xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Nâng cao nhận thức của người dân về ý thức chấp hành pháp luật.
* Giải pháp:
Thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương một cách toàn diện trên tất cả
các lĩnh vực. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động hành chính.
Tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; cơ chế “một cửa”, đơn giản hóa
thủ tục hành chính; thực hiện tốt công tác tiếp dân định kỳ và thường xuyên, tập
trung giải quyết đơn thư khiếu nại kịp thời không để kéo dài; chấp hành tốt nội
quy, quy chế cơ quan. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Thực hiện đồng bộ các biện pháp đấu tranh
chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí.

Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân. Phát huy
vai trò của Ban hòa giải, phấn đấu hoà giải thành đạt tỷ lệ 80% trở lên. Giải quyết
tốt các vấn đề hộ khẩu, hộ tịch, khai sinh, khai tử, kết hôn.
Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và chuyển đổi vị trí công tác của
đội ngũ cán bộ, công chức và nâng cao trình độ năng lực nhằm đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ đặt ra.
Trên đây là Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội giữa nhiệm kỳ 2015 – 2020
và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giai đoạn 2018 – 2020 của
UBND xã .........../.
Nơi nhận:
- UBND huyện;
- Phòng Tài chính – Kế hoạch;
- TT ĐU – HĐND – UBND xã;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

20


BẢNG SO SÁNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
GIỮA NHIỆM KỲ 2015 - 2020

STT

Nội dung

Đơn vị


Nghị
quyết
Đại hội

Thực hiện
Giữa
nhiệm kỳ

Tỷ lệ
(%)

A

Các chỉ tiêu về kinh tế

1

Diện tích gieo trồng

Ha

7.629

7.175

94

2

Sản lượng lương thực


Tấn

48.502

46.563

96

3

Bình quân lương thực đầu người

Kg/người/năm

4.440

4.495

101

4

Thu nhập bình quân đầu người

Triệu đồng

49

37,3


76

5

Phát triển đàn bò

Con

3.000

998

33

6

Thu ngân sách nhà nước

Triệu đồng

9.018

6.841

75,8

B

Các chỉ tiêu về xã hội


7

Tỷ lệ tăng dân số

%

0,9

1

90

8

Tỷ lệ hộ giảm nghèo

%/năm

2

4,02

201

9

Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cân nặng

%


14

13,67

102,4

10

Giải quyết việc làm

Lao động/năm

750

2.722

72,6

11

Ấp Văn hóa

%

100

100

100


12

Duy trì xã lành mạnh không ma túy

Duy trì

Duy trì

Duy trì

C

Các chỉ tiêu môi trường

13

Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh

90

100

111

14

Tỷ lệ hộ sử dụng điện

99


99,6

100,6

%

21


BẢNG CHỈNH SỬA CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KT-XH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
STT

Chỉ tiêu

A

Các chỉ tiêu về kinh tế

B

Các chỉ tiêu về xã hội

Đơn vị

NQ Đại hội

Thực hiện
Năm 2015


Thực hiện
Năm 2016

Thực hiện
Năm 2017

Đề nghị
điều chỉnh


23


ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ ..........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 00/TM-UBND

.........., ngày 03 tháng 7 năm 2018

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƯ MỜI
Về việc họp tổ soạn thảo nội dung báo cáo tình hình phát triển
kinh tế - xã hội giữa nhiệm kỳ 2015 – 2020
Căn cứ Quyết định số 118-QĐ/ĐU ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Ban
Thường vụ Đảng ủy xã .......... về việc thành lập tổ soạn thảo nội dung kinh tế - xã
hội và an ninh quốc phòng phục vụ Hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ Nghị quyết

đại hội lần thứ IX Đảng bộ xã,
Nay Ủy ban nhân dân xã .........., tổ chức họp tổ soạn thảo nội dung báo cáo
tình hình phát triển kinh tế - xã hội giữa nhiệm kỳ 2015 – 2020, trân trọng kính
mời:
1. Thành phần tham dự:
- Các đồng chí là thành viên tổ soạn thảo
2. Thời gian:
- Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 03 tháng 7 năm 2018 (Thứ ba)
3. Địa điểm:
- Tại Hội trường UBND xã ...........
Do tính chất quan trọng của hội nghị, đề nghị các đồng chí đến
tham dự đúng thành phần, thời gian và địa điểm nêu trên./.
Nơi nhận:
- Như Thành phần;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH



×