Tải bản đầy đủ (.doc) (189 trang)

Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại ở nước ta thời kỳ đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.95 KB, 189 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đặng Thanh Phương


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, HỘP.....................................................................viii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..........................................................4
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................4
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................6
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.........................................................8
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN...................................................................................9
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..........................................................................................10
1. Nhóm các công trình khoa học đề cập đến vấn đề lý thuyết......................................10
2. Nhóm các công trình khoa học đề cập đến kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng


thương mại của các quốc gia......................................................................................13
4. Khoảng trống của các nghiên cứu liên quan đến đề tài và hướng nghiên cứu của luận
án............................................................................................................................. 22
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI.................................24
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI...............................................24
1.1.1. Khái niệm chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương
mại................................................................................24
1.1.1.1. Khái niệm kết cấu hạ tầng thương mại........................................................24
1.1.1.2. Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.........................................................37


iii

1.1.1.3. Khái niệm chính sách phát triển KCHTTM................................................39

1.1.2. Phân loại chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương
mại................................................................................40
1.1.3. Nội dung của chính sách phát triển kết cấu hạ tầng
thương mại.....................................................................40
1.1.3.1. Nội dung, thể thức, bố cục văn bản của chính sách phát triển KCHTTM. .40
1.1.3.2. Quy trình chính sách phát triển KCHTTM.................................................42

1.1.4. Vai trò của chính sách phát triển KCHTTM.................47
1.2. YÊU CẦU, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI.......................47
1.2.1.Yêu cầu của chính sách phát triển kết cấu hạ tầng
thương mại.....................................................................47
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chính sách phát triển kết cấu hạ tầng

thương mại.....................................................................48
1.2.2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá nội dung chính sách phát triển KCHTTM............48
1.2.2.2. Nhóm tiêu chí đánh giá quy trình chính sách phát triển KCHTTM............51

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kết cấu
hạ tầng thương mại.........................................................52
1.2.3.1. Yếu tố khách quan.......................................................................................52
1.2.3.2. Yếu tố chủ quan...........................................................................................54

1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM....57
1.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách phát
triển kết cấu hạ tầng thương mại......................................57
1.3.1.1. Về huy động, sử dụng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại...57
1.3.1.2. Về hỗ trợ dựa vào đất đai............................................................................59
1.3.1.3. Về sử dụng công cụ quy hoạch[57].............................................................59
1.3.1.4. Về sử dụng công cụ tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật[57].................................62
1.3.1.5. Chính sách phát triển khác..........................................................................64

1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam.....................................65
1.3.2.1. Bài học thành công có thể vận dụng............................................................65


iv

1.3.2.2. Bài học cần tránh.........................................................................................68

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM................................................................................71
2.1.2. Thực trạng phát triển một số kết cấu hạ tầng thương

mại chủ yếu....................................................................73
2.1.2.1. Thực trạng phát triển chợ............................................................................73
2.1.2.2. Thực trạng phát triển siêu thị.......................................................................77
2.1.2.3. Thực trạng phát triển trung tâm thương mại...............................................80
2.1.2.4. Thực trạng phát triển trung tâm logistics [70].............................................82

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM........................83
2.2.1. Thực trạng quy trình chính sách phát triển kết cấu hạ
tầng thương mại..............................................................84
2.2.2. Thực trạng nội dung chính sách phát triển KCHTTM...89
2.2.3. Thực trạng chính sách khuyến khích đầu tư phát triển
KCHTTM.........................................................................93
2.2.3.1. Chính sách ưu đãi đầu tư.............................................................................93
2.2.3.2. Chính sách hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.................................97

2.2.4. Thực trạng chính sách quản lý phát triển kết cấu hạ
tầng thương mại..............................................................99
2.2.4.1. Chính sách về quy hoạch.............................................................................99
2.2.4.2. Chính sách về tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật..............................................100
2.2.4.3. Chính sách về mô hình tổ chức quản lý....................................................101
2.2.4.4. Chính sách về ENT....................................................................................104

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT
CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI............................................................................105
2.3.1. Điểm hợp lý của chính sách phát triển kết cấu hạ tầng
thương mại...................................................................105
2.3.2. Điểm bất cập của chính sách phát triển kết cấu hạ tầng
thương mại...................................................................113
2.3.3. Nguyên nhân của những bất cập............................119



v

3.1. DỰ BÁO VỀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT
CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI............................................................................124
3.1.1. Dự báo về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến chính
sách phát triển KCHTTM.................................................124
3.1.2. Dự báo về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chính
sách phát triển KCHTTM.................................................129
3.2. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ
TẦNG THƯƠNG MẠI...........................................................................................135
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
THƯƠNG MẠI......................................................................................................136
3.3.1. Hoàn thiện quy trình chính sách phát triển KCHTTM.136
3.3.2. Hoàn thiện tổ chức quản lý và phát triển nguồn lực
chính sách....................................................................141
3.3.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư kinh
doanh các KCHTTM........................................................143
3.3.4. Hoàn thiện nội dung của chính sách phát triển KCHTTM
....................................................................................143
3.3.5. Hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư kết cấu hạ
tầng thương mại............................................................144
3.3.6. Hoàn thiện chính sách quản lý sự phát triển KCHTTM
....................................................................................145
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP.............................................................148
KẾT LUẬN............................................................................................................150
PHỤ LỤC..............................................................................................................161
PHỤ LỤC 1. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CÔNG CỤ QUY HOẠCH KCHTTM CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU ÂU...........................................................................161

PHỤ LỤC 2. KINH NGHIỆM VỀ BẢO VỆ CÁC KCHTTM QUY MÔ NHỎ.........163
PHỤ LỤC 3.MỘT SỐ SỐ LIỆU VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHỢ...............167


vi

PHỤ LỤC 4. DANH SÁCH MỘT SỐ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KCHTTM ĐÃ
ĐƯỢC PHÊ DUYỆT THỜI GIAN QUA.................................................................168
PHỤ LỤC 5. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN TỪ CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC,
HIỆP HỘI, CHUYÊN GIA NGHIÊN CỨU.............................................................170
PHỤ LỤC 6. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN TỪ NGƯỜI TIÊU DÙNG..................176
PHỤ LỤC 7. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ KẾT QUẢ PHÁT PHIẾU ĐIỀU TRA THU
THẬP THÔNG TIN................................................................................................179
PHỤ LỤC 8. NỘI DUNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỐI VỚI BAN QUẢN LÝ,
DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ KINH DOANH CHỢ, SIÊU THỊ, TTTM....................180
PHỤ LỤC 9. DANH SÁCH PHỎNG VẤN ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ
KINH DOANHCHỢ, SIÊU THỊ, TTTM, ĐẠI DIỆN BAN QUẢN LÝ CHỢ...........181


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Từ viết tắt
ATTP
CSVM
DN
KCHT
KCHTTM
LHTCBLVMHĐ

TT
TTTM
TTĐT
TW
UBND

Giải nghĩa tiếng Việt
An toàn vệ sinh thực phẩm
Chính sách vĩ mô
Doanh nghiệp
Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng thương mại
Loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại
Trung tâm
Trung tâm thương mại
Thương mại điện tử
Trung ương
Ủy ban nhân dân

Tiếng Anh
Từ viết tắt
ENT
FDI
FTA
MDF
PPP
ODA

Giải nghĩa tiếng Anh
Economic Need Test

Foreign Direct Investment
Free Trade Agreement
Municipal Development Fund
Public-Private Partnership
Official Development

Giải nghĩa tiếng Việt
Kiểm tra nhu cầu kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định thương mại tự do
Quỹ phát triển địa phương
Hình thức hợp tác công-tư
Hỗ trợ phát triển chính thức

WTO

Assistance
World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1.
Bảng 2.1.
Bảng 2.2.
Bảng 2.3.
Bảng 2.4.

Bảng 2.5.
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13

Tiêu chí đánh giá sự phát triển của các loại hình KCHTTM
Số lượng và tỷ trọng số lượng chợ phân theo hạng và theo năm
Số lượng siêu thị phân theo vùng
Số lượng siêu thị phân theo hạng qua các năm
Diện tích và dân số phục vụ bình quân của siêu thị
Số lượng TTTM phân theo vùng
Diện tích và dân số phục vụ bình quân của TTTM
Đánh giá chất lượng triển khai thực thi chính sách phát triển
KCHTTM nói chung
Đánh giá chất lượng triển khai thực thi chính sách phát triển chợ,
siêu thị, TTTM
Đánh giá chất lượng nội dung chính sách phát triển KCHTTM
Đánh giá chất lượng nội dung chính sách phát triển chợ, siêu thị,
TTTM
So sánh quy định về đối tượng KCHTTM hưởng ưu đãi đầu tư
Đánh giá sự hài lòng của người tiêu dùng đối với KCHTTM nói
chung
Đánh giá sự hài lòng của người tiêu dùng đối với chợ, siêu thị,
TTTM


36
70
74
75
76
77
78
84
85
89
89
93
108
109

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ, HỘP
Hình 1.1.
Hình 1.2
Hình 2.1.
Hình 2.2

Phân loại KCHTTM

Quy trình chính sách chung
Kết cấu hạ tầng thương mại Việt Nam qua các năm
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của số lượng chợ

28
40
67

69


1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thương mại là một ngành kinh tế độc lập của nền kinh tế, chuyên đảm nhận
chức năng lưu thông hàng hóa và cung ứng các dịch vụ cho xã hội thông qua việc
mua bán nhằm sinh lời. Thương mại là một khâu cơ bản của tái sản xuất, là cầu nối
giữa sản xuất và tiêu dùng, hay còn gọi là khâu lưu thông. Thương mại phát triển,
lưu thông hàng hóa thông suốt là biểu hiện của nền kinh tế lành mạnh, thịnh vượng.
Để phát triển thương mại, kết cấu hạ tầng (KCHT) đóng vai trò quan trọng.
Kết cấu hạ tầng thuận tiện, hiện đại, hợp lý là điều kiện tiên quyết để hoạt động mua
bán được thông suốt, giúp phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập
cho người dân.
Kết cấu hạ tầng thương mại (KCHTTM) có thể được phân chia thành các
loại như sau: kết cấu hạ tầng thương mại phục vụ xuất-nhập khẩu: trung tâm
logistics, kho bãi thương mại, sàn giao dịch hàng hóa, ...; kết cấu hạ tầng thương
mại phục vụ bán buôn gồm: Chợ bán buôn và chợ đầu mối, Tổng kho phân phối
hàng hoá theo mô hình cash & carry, Trung tâm bán buôn hiện đại; kết cấu hạ tầng
thương mại phục vụ bán lẻ: Các loại hình bán lẻ truyền thống: chợ truyền thống,
cửa hàng, cửa hiệu, sạp hàng, ... Các loại hình bán lẻ hiện đại gồm siêu thị, trung
tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi; kết cấu hạ tầng phục vụ xúc
tiến thương mại: Các trung tâm hội chợ triển lãm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Trong đó có những loại KCHTTM phục vụ nhiều hoạt động thương mại, như TT
logistics, chợ bán buôn và bán lẻ, ...
Có thể nói, kết cấu hạ tầng chính là cơ sở vật chất quan trọng để phục vụ mô
hình đổi mới, tái cơ cấu, tái cấu trúc ngành thương mại. Đồng thời, hội nhập thị trường
dịch vụ phân phối khu vực và thế giới cũng đặt ra những đòi hỏi về trình độ phát triển

KCHTTM ngang tầm khu vực và thế giới, qua đó đảm bảo điều kiện tiền đề để Việt
Nam nói chung và thương mại nói riêng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Ở Việt Nam, đến nay, KCHTTM đã hình thành một cách tự nhiên và khá
hoàn chỉnh, đã đáp ứng khá tốt nhu cầu cơ bản của sản xuất và tiêu dùng. Thời gian
qua, KCHTTM ở Việt Nam đã được quan tâm xây mới, cải tạo và nâng cấp từ sự hỗ
trợ của nhà nước và các nguồn lực xã hội hóa. Do vậy, KCHTTM ngày càng đa
dạng và phong phú về loại hình, gia tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng góp
phần thúc đẩy các ngành sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ và lưu chuyển hàng hóa trong
cả nước, bảo đảm cung ứng hàng hóa đầy đủ và thông suốt, góp phần tăng kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa và cân bằng cán cân thương mại.


2

Tuy nhiên, KCHTTM vẫn còn những điểm chưa hợp lý và đòi hỏi cần có
những chính sách để phát triển hiệu quả. KCHTTM của Việt Nam vẫn chưa phát
triển tương xứng với tiềm năng, với yêu cầu thực tế.Một số hạn chế chính như tính
hữu dụng của một số công trình chưa cao, sự phân bố chưa hợp lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và phương thức kinh doanh còn lạc hậu, trình độ cán bộ trực tiếp quản lý
chợ, siêu thị còn thấp, công tác bảo đảm ATTP, vệ sinh môi trường, phòng cháy
chống cháy còn nhiều hạn chế; …Tình trạng trên là do một số nguyên nhân, trong
đó nguyên nhân chủ yếu là thực trạng chính sách của nhà nước tác động vào sự phát
triển của KCHTTM tuy đã được quan tâm nhưng còn nhiều vấn đề bất cập về nội
dung và quy trình.
Chính phủ và các Bộ ban ngành đã có sự quan tâm đáng kể đến việc xây
dựng và hoàn thiện các chính sách về phát triển KCHTTM. Theo đó, các nghị định
về phát triển và quản lý chợ, các Thông tư, Chương trình phát triển chợ, Tiêu chuẩn
xây dựng Việt Nam về thiết kế xây dựng chợ; Quy chế siêu thị, trung tâm thương
mại, ... đã được ban hành và thực thi. Trong quá trình triển khai thực hiện các quy
định của các Nghị định, Quyết định nói trên có sự lồng ghép với việc triển khai thực
hiện các chương trình, đề án như Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 6/1/2010 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010
đến 2015 và định hướng đến năm 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh
an toàn thực phẩm, Chương trình xây dựng nông thôn mới, …Bộ Công Thương
cũng đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng nhiều văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn về công tác Quy hoạch phát triển KCHTTM. Tại các địa phương, UBND
tỉnh/thành phố đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển các loại hình
KCHTTM chủ yếu. Những quy hoạch này là điều kiện để nâng cao hiệu lực và hiệu
quả quản lý nhà nước đối với KCHTTM.
Tuy nhiên, hiện có ít tài liệu về lý thuyết cũng như thực tế đề cập về
KCHTTM và chính sách phát triển KCHTTM, chủ yếu mới chỉ có những chính
sách phát triển đối với từng loại hình mà chưa có nhiều chính sách phát triển
KCHTTM như một tổng thể các loại hình KCHTTM trong mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Điều này là do:
- Nhận thức về khái niệm, vai trò, vị trí của thương mại nói chung, của
KCHTTM nói riêng của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp còn hạn chế, nên dẫn
tới quan tâm chưa đủ đến công tác phát triển và quản lý KCHTTM.


3

- Hệ thống văn bản pháp luật chưa hoàn thiện, chưa cập nhật tình hình thực tế,
thiếu thông tư, văn bản hướng dẫn … Những khái niệm về KCHTTM và nội dung
của KCHTTM còn chưa rõ ràng, chưa thống nhất.
- Chưa có chính sách phát triển KCHTTM tổng thể mà mới chỉ có những
chính sách phát triển từng loại KCHTTM riêng lẻ. Bên cạnh đó, ngoại trừ Chợ, các
loại hình khác hầu như chưa có chính sách phát triển một cách cụ thể và hiệu quả,
hoặc đa số các chính sách mới chỉ được lồng ghép trong các đề án.
Chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để phát triển một số loại hình và
phân hạng KCHTTM đã được đề cập trong một số văn bản. Tuy nhiên, trên thực tế,
chính sách này chưa được thực hiện hiệu quả. Chính sách khuyến khích các thành

phần kinh tế đầu tư phát triển KCHTTM còn hạn chế và chưa phù hợp. Ngay cả với
loại hình Chợ, việc thực thi hàng loạt chính sách cho phát triển như ưu đãi và hỗ trợ
đầu tư, chuyển đổi mô hình quản lý, cơ chế thu chi, ... còn chậm và chưa hiệu quả.
- Các quy hoạch được ban hành hợp lý, có căn cứ khoa học, song thực thi
quy hoạch chưa tốt, vai trò của Sở Công Thương trong thẩm định các dự án đầu tư
KCHTTM chưa cao.
- Các chính sách về chế độ lương bổng, về bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn
đối với cán bộ làm công tác quản lý nhà nước ở địa phương, cán bộ quản lý công
trình KCHTTM chưa cụ thể và chưa phù hợp ….
Những điểm hạn chế này đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển KCHTTM
ở nước ta trong hiện tại cũng như về lâu dài. Trong khi đó, trên thực tế, một cách tự
nhiên, các loại hình đã liên kết với nhau để hình thành KCHTTM và trong bản thân
từng loại hình cũng có mối liên hết với nhau. KCHTTM vẫn đang phát triển, các cơ
sở bán lẻ hiện đại của nhà đầu tư nước ngoài xuất hiện và chiếm lĩnh thị trường, các
loại hình KCHTTM mới ra đời, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ... Từ đó, đòi hỏi
phải có những giải pháp hoàn thiện chính sách hợp lý, khả thi, hiệu lực hơn để phát
triển hiệu quả KCHTTM, phát huy giá trị của KCHTTM nhằm thỏa mãn được nhu
cầu sử dụng của người tiêu dùng, phục vụ sự phát triển của ngành thương mại và
đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Trong thời gian qua, tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều loại hình KCHTTM
mới, hiện đại với vai trò và công năng hữu ích, phục vụ phát triển ngành thương
mại như TT logistics, trung tâm hội chợ triển lãm, sàn giao dịch hàng hóa, đồng thời
phải kể đến sự phát triển của hình thức thương mại điện tử. Tuy nhiên, hiện nay và
dự báo trong thời gian tới, các loại hình KCHTTM là chợ và siêu thị, trung tâm
thương mại vẫn chiếm số lượng lớn và có những tác động trực tiếp đến đời sống và


4

kinh doanh của đa số người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, TT logistics là một

loại hình KCHTTM có vai trò khá quan trọng và được quan tâm phát triển.
Chính vì những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài luận án là “Chính
sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại ở nước ta thời kỳ đến năm 2020”
nhằm có một cái nhìn tổng quát, khách quan và rõ ràng hơn về chính sách phát triển
KCHTTM của Việt Nam, trong đó tập trung vào phân tích nội dung và quy trình
chính sách phát triển KCHTTM nói chung và với các loại hình chợ, siêu thị và
TTTM, TT logistics nói riêng của Việt Nam thời gian qua.
Từ đó, rút ra những nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế để đề xuất các giải
pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển KCHTTM ở Việt Nam đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án hướng tới mục tiêu: nghiên cứu cơ sở lý thuyết và phân tích thực trang
chính sách phát triển KCHTTM ở Việt Nam giai đoạn 2003-2016 nhằm làm rõ luận cứ
khoa học cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển kết cấu hạ
tầng thương mại ở nước ta thời kỳ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xuất phát từ những mục tiêu nói trên, nhiệm vụ cụ thểcủa Luận án là:
Thứ nhất: Hệ thống và làm rõ thêm những vấn đề lý luận liên quan đến chính
sách của nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; nghiên cứu kinh
nghiệm quốc tế về vấn đề này và rút ra bài học hữu ích cho Việt Nam.
Thứ hai: Đánh giá thực trạng về nội dung chính sách, quy trình chính sách
phát triển kết cấu hạ tầng thương mại. Rút ra những điểm thành công, những hạn
chế bất cập và nguyên nhân trong nội dung chính sách, quy trình chính sách để làm
căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện chính sách.
Thứ ba: Đề xuất các quan điểm, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính
sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nước ta đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Chính sách của nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Chính sách của nhà nước về phát triển kết cấu hạ
tầng thương mại ở Việt Nam.


5

- Phạm vi về thời gian: Phân tích thực trạng từ năm 2003 đến năm 2016 và đưa
ra các khuyến nghị chính sách cho giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Về nội dung: Phân tích chính sách của nhà nước, không bao gồm các chính
sách cụ thể của địa phương, về phát triển kết cấu hạ tầng thương mại, gồm chính
sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, chính sách về hoạt động kinh doanh, chính sách hỗ
trợ về đào tạo nhân lực, thông tin, xúc tiến thương mại. Trong đó, tập trung phân
tích nội dung chính sách và quy trình chính sách.
Bên cạnh đó, KCHTTM là một khái niệm rộng, do vậy, Luận án ưu tiên đi
sâu vào phân tích chính sách phát triển KCHTTM chủ yếu phục vụ kinh doanh bán
buôn, bán lẻ truyền thống là chợ (bán lẻ, chợ đầu mối) và KCHTTM bán lẻ hiện đại
chủ yếu là siêu thị, trung tâm thương mại. Cùng với đó, phân tích chính sách phát
triển với KCHTTM đang được quan tâm và ngày càng phát triển là TT logistics.
Việc chỉ lựa chọn phân tích loại hình KCHTTM bán lẻ và KCHTTM bán
buôn với loại hình chủ yếu là Chợ (chợ bán lẻ và chợ đầu mối/ bán buôn), siêu thị,
TTTM; và TT logistics, một loại hình KCHTTM đa chức năng, là do: (i) Đây là
những loại hình KCHTTM phục vụ chủ yếu, có vai trò chi phối đến thị trường trong
nước, có những tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội của dân cư, trực tiếp
phục vụ cho hoạt động mua bán trên thị trường; Theo thống kê của Bộ Công
Thương, giá trị hàng hóa, dịch vụ qua chợ chiếm khoảng 40% tổng mức bán lẻ hàng
hóa trên thị trường cả nước (riêng khu vực nông thôn khoảng 50-70%), thu hút
khoảng 2 triệu người kinh doanh buôn bán ; (ii) đây là những loại hình KCHTTM
chủ yếu hiện nay với số lượng lớn, phân bố rộng khắp trên phạm vi toàn quốc, tỷ lệ

hàng hóa lưu chuyển qua các loại hình này chiếm tỷ trọng lớn và trong tương lai xa,
hàng hóa vẫn sẽ lưu chuyển chủ yếu qua những loại hình này; (iii) TT logistics có
vai trò quan trọng và ngày càng được quan tâm phát triển ở Việt Nam; (iv) đối với
những loại hình KCHTTM khác, do thống kê là chưa đầy đủ, hạn chế về dung
lương luận án, khả năng thu thập số liệu còn hạn chế nên không lựa chọn phân tích
sâu. Tuy nhiên có đánh giá trong phần Tổng quan tình hình phát triển KCHTTM
của Việt Nam và điểm những chính sách cơ bản liên quan.
Bên cạnh đó, mặc dù mới chỉ chiếm lượng hàng hóa lưu chuyển khá nhỏ
(khoảng 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa) nhưng là xu hướng phát triển trong tương
lai nên hạ tầng Thương mại điện tử (TMĐT) cũng là một loại hình hạ tầng thương
mại quan trọng. Tuy nhiên, do tính chất của TMĐT rất khác biệt so với phương thức
kinh doanh thương mại truyền thống nên đề cập đến hạ tầng TMĐT là phải đề cập
đến những mảng nội dung rộng và chuyên biệt, gồm Hạ tầng công nghệ thông tin và


6

nguồn nhân lực; hạ tầng cơ sở bảo mật thông tin; Hạ tầng viễn thông và internet; hạ
tầng thanh toán điện tử. Do hạn chế về dung lượng Luận án, về khả năng thu thập
thông tin và tài chính, để thống nhất với phạm vi xác định từ ban đầu là đề cập đến
phương thức kinh doanh thương mại truyền thống/ hữu hình, nên NCS không đề
cập đến hạ tầng TMĐT như một nội dung chính mà xin phép được đề cập tại một
tiểu mục về “Xu thế phát triển KCHTTM hiện đại” làm cơ sở cho việc đề xuất đổi
mới quản lý chính sách.
Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện luận án, các phân tích ưu tiên trên
được xem xét với mức độ cần thiết trong mối quan hệ với KCHTTM nói chung.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và hệ thống
Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và hệ thống được sử dụng

trong toàn bộ luận án. Qua đó, nghiên cứu sinh tiếp cận đối tượng nghiên cứu, đối
tượng khảo sát của đề tài luận án một cách có căn cứ khoa học xác đáng. Đó là xem
xét, tiếp cận đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát trong quan hệ vận động đa
dạng, đa chiều, có tính lịch sử, nằm trong hệ thống lớn, nhỏ, chi phối, tác động, ảnh
hưởng qua lại lẫn nhau.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu
Sô liệu được thu thập qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: Tham khảo
các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết liên quan đến luận án nghiên cứu; đọc
sách, báo, tạp chí, giáo trình chuyên ngành; tra cứu thông tin về chính sách phát
triển KCHTTM và các tài liệu liên quan tại doanh nghiệp có liên quan đến luận án
nghiên cứu … Qua đó, thu thập các thông tin để hệ thống lý luận chung về nội dung
chính sách phát triển KCHTTM; thực trạng quy trình chính sách và thực trạng
KCHTTM của Việt Nam.
- Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp này được triển khai dựa trên việc tổ chức khảo sát về chính
sách phát triển KCHTTM tại Việt Nam thông qua phiếu điều tra.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu Luận án, Nghiên cứu sinh đã phát hai
mẫu phiếu điều tra thu thập thông tin, trong đó (i) Mẫu 1: thu thập thông tin từcác
nhà hoạch định chính sách (cấp Trung ương/Bộ), các nhà quản lý (cấp Sở/ngành và
địa phương), các cán bộ tại Hiệp hội và các nhà nghiên cứu liên quan; và (ii) Mẫu 2:
thu thập ý kiến từ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ, mua sắm hàng hóa tại các


7

KCHTTM. Mục đích của phương pháp này nhằm giúp tác giả có được số liệu thực
tế về vấn đề nghiên cứu.
Phạm vi không gian trưng cầu ý kiến ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam
(Miền Bắc: TP. Hà Nội, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hưng Yên; Miền
Trung: tỉnh Quảng Bình; Miền Nam: TP Hồ Chí Minh. ...), gồm khu vực nông thôn

và thành thị.
Do hạn chế về điều kiện địa lý và kinh phí thực hiện, số lượng phiếu thu về
nhiều nhất là từ TP Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đây cũng là một điểm
thuận lợi vì hai khu vực này cũng có khá đầy đủ các loại hình KCHTTM, qua đó, ý
kiến của người được điều tra sẽ đầy đủ và khách quan hơn khi đánh giá với
KCHTTM nói chung.
Số lượng phiếu phát ra và thu về là mẫu 1: phát ra 80 phiếu, thu về 60 phiếu
và mẫu 2: phát ra 400 phiếu, thu về 362 phiếu.
Nội dung của phiếu thu thập thông tin gồm:
Mẫu phiếu số 1 là các câu hỏi trắc nghiệm để người được hỏi đánh giá về
thực trạng nội dung và việc thực thi chính sách phát triển KCHTTM nói chung và
với từng loại hình (chợ, siêu thị, TTTM) nói riêng, nguyên nhân của các hạn chế,
tồn tại trong nội dung và triển khai thực thi chính sách.
Mẫu phiếu số 2 là các câu hỏi trắc nghiệm để người được hỏi đánh giá về
hiện trạng phân bố, cơ sở vật chất, hàng hóa, dịch vụ của những KCHTTM chủ yếu
là chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; mức độ hài lòng của người được hỏi với
KCHTTM nói chung và với từng loại hình KCHTTM chủ yếu nói riêng. Đồng thời,
góp ý về những ưu điểm, hạn chế của KCHTTM và đề xuất giải pháp.
Kết quả phân tích số liệu được trình bày dưới dạng bảng, biểu và phân tích
chi tiết được sử dụng để minh họa cho đánh giá về nội dung và quy trình (chủ yếu là
hoạt động thực thi) chính sách phát triển KCHTTM cũng như chính sách đối với
loại hình cụ thể như chợ, siêu thị, TTTM.
Riêng đánh giá về hoạch định chính sách, Nghiên cứu sinh dựa trên các đánh
giá định tính thông qua phỏng vấn chuyên gia và tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu
thứ cấp.
- Phương pháp khảo sát thực địa, phỏng vấn chuyên gia
Phương pháp phỏng vấn được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp hoặc
phỏng vấn qua điện thoại một số nhà quản lý cũng như những người trực tiếp thực
hiện công tác liên quan đến chính sách phát triển KCHTTM.



8

Tác giả trực tiếp tới Sở Công Thương, một số chợ, TTTM, siêu thị để tham
quan, phỏng vấn các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, các chuyên gia và
những người trực tiếp chịu sự tác động của các chính sách như các DN đầu tư kinh
doanh KCHTTM, thương nhân kinh doanh tại các loại hình này.
Mục đích của các cuộc phỏng vấn là tìm hiểu những vấn đề liên quan mà
phương pháp điều tra chưa đề cập hết. Nội dung các cuộc phỏng vấn được chuẩn bị
trướccho phù hợp với từng đối tượng phỏng vấn khác nhau và xoay quanh nội dung
và quy trình của chính sách phát triển KCHTTM. Các cuộc phỏng vấn được thực
hiện trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Qua cách tiếp cận này, nghiên cứu sinh có thể hiểu hơn tác động của chính
sách đến việc quản lý, vận hành và phát triển KCHTTM. Từ đó, hình thành được cơ
sở cho việc nêu ra giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung cũng như quy trình chính
sách phát triển KCHTTM.
- Phương pháp xử lý dữ liệu
Nghiên cứu sinh sử dụng phần mềm Excel và SPSS (Statistical Package for
the Social Sciences) để tính toán một cách chính xác những số liệu cần phân tích đã
thu thập được từ kết quả điều tra, phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu tài liệu, ...
giúp cho nghiên cứu sinh có kết quả chọn mẫu, thống kê, đưa ra kết quả phân tích
được chính xác và được sử dụng chủ yếu vào chương 2 và chương 3 của luận án.
- Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp
Thông qua phân tích nhằm đánh giá tổng hợp tình hình các chính sách phát
triển KCHTTM và thực trạng KCHTTM tại Việt Nam; đánh giá những tác động của
các chính sách đến sự phát triển của hệ thống KCHTTM của Việt Nam. Dựa vào số
liệu đã thu thập được từ các đơn vị khảo sát, nghiên cứu sinh thống kê lại, chắt lọc
dữ liệu, số liệu để đưa vào hoàn thiện báo cáo luận án.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề liên quan đến chính

sách phát triển KCHTTM. Tuy nhiên, đa số đề cập đến chính sách phát triển
KCHTTM trong phạm vi không gian hẹp hơn (ở khu vực nông thôn hoặc ở khu vực
đô thị lớn, ...) hoặc đối với một loại hình (chợ hoặc siêu thị, ...). Đồng thời, chưa chỉ
ra được sự thiếu hụt trong lý luận hiện nay là chưa nhìn nhận làm rõ được khái niệm
KCHTTM như một tổng thể, có mối quan hệ, liên kết với nhau trong từng loại hình
KCHTTM và giữa các loại hình KCHTTM với nhau, do vậy, chưa có được chính
sách phát triển KCHTTM phù hợp, hiệu quả. Đây là lý do khiến đề tài này có tính
cần thiết và khả năng ứng dụng thực tiễn cao hơn.


9

Luận án có đóng góp mới về mặt lý luận là bổ sung và làm sáng tỏ thêm lý
luận về KCHTTM và chính sách phát triển KCHTTM (nội dung chính sách, quy
trình chính sách), nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách phát
triển KCHTTM, rút ra bài học có thể áp dụng, bài học cần tránh cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, Luận án có những đóng góp mới mang ý nghĩa thực tiễn là:
- Thứ nhất là bằng việc tổng kết thực trạng chính sách phát triển KCHTTM
của Việt Nam thời gian từ năm 2003 tới năm 2016, đánh giá những kết quả, hạn
chếvà nguyên nhân thành công, hạn chế trong nội dung và quy trình chính sách phát
triển KCHTTM ở Việt Nam, Luận án sẽ giúp các nhà nghiên cứu và nhà hoạch định
chính sách phát triển KCHTTM ở Việt Nam có thêm cơ sở thực tiễn.
- Thứ hai là Luận án đã đưa ra được những quan điểm, định hướng và đề
xuất 6 nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung và quy trình chính sách phát triển
KCHTTM nói chung và đối với một số chính sách phát triển KCHTTM cụ thể,tới
năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục
từ viết tắt, mục lục, tổng quan các công trình nghiên cứu tài liệu tham khảo, các phụ
lục, kết luận và kiến nghị, luận án được kết cấu theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách phát triển
kết cấu hạ tầng thương mại
Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển kết cấu hạ tầng thương mại của
Việt Nam
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển hạ tầng
thương mại của Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030


10

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách, chính sách phát
triển cũng như về KCHTTM nói chung và KCHTTM ở nước ta nói riêng. Trong đó,
có thể nêu ra một số công trình nghiên cứu điển hình theo chủ đề chính như sau.
1. Nhóm các công trình khoa học đề cập đến vấn đề lý thuyết
Nhóm các công trình này có nội dung chủ yếu đề cập đến khái niệm, nội
dung và các phương pháp, mô hình phân tích, đánh giá chính sách phát triển nói
chung và chính sách phát triển KCHTTM nói riêng. Qua tổng hợp có thể thấy, các
công trình khoa học thường tập trung vào phân tích khái niệm và phương pháp đánh
giá các chính sách công nói chung. Một số nghiên cứu đề cập đến chính sách phát
triển KCHT song thường không bao gồm KCHTTM. Tuy nhiên, trong phạm vi luận
án này, các chính sách phát triển KCHTTM được đề cập chủ yếu là chính sách của
nhà nước (chính sách công) nên việc phân tích, tổng hợp các vấn đề lý thuyết về
chính sách công là cần thiết.
Tạ Ngọc Hải, Viện Khoa học Tổ chức nhà nước, Chính sách công - Tiếp
cận từ khoa học tổ chức nhà nước. [32]
Công trình nghiên cứu về chính sách công từ giác độ của khoa học tổ chức
nhà nước. Nội dung bài viết đề cập đến khái niệm và các thuộc tính của chính sách
công. Theo đó, chính sách công có các thuộc tính căn bản như: tính nhà nước, tính

công cộng, tính hành động thực tiễn, tính hệ thống, tính kế thừa lịch sử và gắn với
một quốc gia cụ thể với các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội nhất định.
Đây là nhận thức bước đầu về chính sách công theo hướng tiếp cận của khoa học tổ
chức nhà nước. Công trình cũng đưa ra các tiêu chí để phân loại các nhóm chính
sách công, đồng thời so sánh Chính sách công với Pháp luật.
Frank Fischer, Gerald J.Miller and Mara S.Sidney (Editted), Handbook
of Public Policy Analysis Theory, Politics, and Methods, CRC Press, 2007. [80]
Cuốn sách cung cấp một cách nhìn toàn diện trong lĩnh vực phân tích chính
sách công. Cuốn sách đề cập đến lịch sử phát triển của phân tích chính sách, vai trò
của nó trong các quá trình chính sách, các phương pháp thực nghiệm đã được xác
định, những lý thuyết đã được tạo ra và các vấn đề pháp quy và đạo đức xung quanh
thực tế của nó. Các chương bàn luận về các cuộc tranh luận lý thuyết về vấn đề định
nghĩa trong nhiều năm qua, bao gồm các học giả theo chủ nghĩa kiến tạo xã hội, chủ


11

nghĩa diễn giải và chủ nghĩa hậu thực chứng. Ở khía cạnh này, chủ đề xuyên suốt
cuốn sách là sự tương tác giữa các phân tích mang tính kinh nghiệm và quy chuẩn.
César Calderón và Luis Servén, The Effects of Infrastructure
Development on Growth and income Distribution, Draft for discussion, 3/2014
[77]
Công trình nghiên cứu cung cấp một đánh giá thực nghiệm về tác động của
sự phát triển cơ sở hạ tầng đối với tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập bằng
cách sử dụng một tập hợp dữ liệu lớn bao gồm hơn 100 quốc gia và mở rộng trong
những năm 1960-2000. Phương pháp thực nghiệm liên quan đến việc ước lượng
phương trình đơn giản cho sự tăng trưởng GDP và bất bình đẳng, bao gồm số lượng
và chất lượng các chỉ số cơ sở hạ tầng biến hồi quy ngoài điều khiển tiêu chuẩn. Để
giải thích cho nội sinh tiềm năng của cơ sở hạ tầng (cũng như các biến hồi quy
khác), tác giả sử dụng một loạt các ước lượng GMM dựa trên cả hai phương tiện

nội bộ và bên ngoài và báo cáo kết quả sử dụng các biện pháp phân tách và tổng
hợp cả về số lượng và chất lượng cơ sở hạ tầng. Hai kết quả chính xác là: (a) tăng
trưởng có ảnh hưởng tích cực của các cổ phiếu thuộc các tài sản cơ sở hạ tầng; và
(b) bất bình đẳng thu nhập giảm theo số lượng cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng có
chất lượng cao. Hai kết quả kết hợp cho thấy sự phát triển cơ sở hạ tầng có thể có
hiệu quả cao để chống lại đói nghèo. Hơn nữa, mô phỏng minh họa cho các nước
Mỹ Latinh cho thấy những tác động đáng kể về kinh tế và khả năng tăng tốc độ tăng
trưởng và giảm bất bình đẳng, điều sẽ dẫn đến việc gia tăng lượng và chất lượng cơ
sở hạ tầng là khá nổi bật.
Nguyễn Danh, Chính sách và công cụ phân tích chính sách,
(Trung tâm đào tạo cán bộ dân cử, UBTVQH), 2012 [24].
Bài viết đề cập đến một số nội dung chính là: Khái niệm về chính sách và
phân tích chính sách; Phân loại chính sách (theo phạm vi ảnh hưởng và theo thời
gian phát huy tác dụng); Quy trình chính sách (gồm 5 bước với 3 giai đoạn cơ bản:
Hoạch định, Thực thi và Đánh giá chính sách). Bài viết đi sâu vào nội dung và công
cụ phân tích chính sách. Theo đó, nội dung phân tích chính sách gồm: Phân tích
kịch bản của chính sách, phân tích tác động của chính sách, phân tích phân hóa xã
hội do chính sách, phân tích tuổi thọ của chính sách và phân tích nhu cầu sửa đổi
hoặc ban hành mới chính sách. Công cụ phân tích chính sách gồm: Đánh giá dự báo
tác động pháp luật (RIA), Phân tích chi phí và lợi ích (CBA), Đánh giá chi phí tuân
thủ; Phân tích rủi ro; Ma trận.


12

Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto, Francois Roubaud, Đánh
giá tác động của các chính sách công: thách thức, phương pháp và kết quả, Bài
luận tại Khóa học mùa hè Tam Đảo 2008 do Viện KHXH Việt Nam, Cơ quan
phát triển Pháp (AFD), Viện Nghiên cứu phát triển Pháp (IRD), ĐH Nantes,
Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) và Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF)

cam kết tổ chức, 2008. Website: tamdaoconf.com[79]
Hướng nghiên cứu mà công trình tiến hành là mô tả phương pháp đánh giá
sau (tức là sau khi các chính sách được triển khai) và đánh giá trước (tức trước khi
các chính sách được triển khai). Lấy ví dụ về đánh giá tác động của việc Việt Nam
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thông qua các mô hình kinh tế vĩ
mô kết hợp với các mô hình mô phỏng vi mô.
Tác giả tóm tắt các phương pháp đánh giá tác động của các chính sách công
với hai cách tiếp cận truyền thống trong đánh giá định lượng, giới thiệu nguyên tắc
phương pháp luận, thách thức và hạn chế của phương pháp tiếp cận. Thông qua việc
tổng hợp, phân tích và minh họa bằng cách phân tích các chính sách cụ thể đối với
Việt Nam, nghiên cứu chỉ ra rằng đánh giá chính sách công hiện là đối tượng có nhu
cầu rất lớn trên bình diện quốc tế. Tuy nhiên, tại thời điểm nghiên cứu, lĩnh vực này
chủ yếu vẫn trong giai đoạn thử nghiệm và ít phổ biến. Khi việc xây dựng mô hình
định hướng kết quả, câu hỏi về kinh tế chính trị đánh giá được đặt ra và sự độc lập
của cán bộ đánh giá là quan trọng.
Nguyễn Đăng Thành, Đánh giá chính sách công ở Việt Nam: vấn đề và
giải pháp, tapchicongsan.org.vn, 17/12/2012. [59]
Bài viết phân tích những đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn về đánh giá chính sách
công, qua đó khẳng định cần coi đánh giá chính sách như một khâu không thể thiếu
trong quy trình chính sách. Tuy nhiên, ở nước ta, nhiều chính sách không được quan
tâm đánh giá. Tác giả cho rằng tình trạng đó xuất phát từ các lý do sau đây: nhận
thức về đánh giá chính sách còn đơn giản; các cơ quan chức năng thường không
quan tâm tổ chức đánh giá chính sách; việc xem xét lại chính sách đôi khi chỉ được
thực hiện khi xuất hiện “vấn đề”; thiếu các tiêu chí để đánh giá chính sách một cách
khoa học; đánh giá chính sách đôi khi mang tính một chiều, chỉ phản ánh nhận xét
của các cơ quan nhà nước mà không quan tâm đủ mức đến sự phản hồi từ xã hội, từ
những đối tượng mà chính sách hướng vào. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp
tăng cường đề xuất chính sách công.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright,Đánh giá tác động chính sách
và nghiên cứu thực địa trong lĩnh vực phát triển.[21]



13

Công trình nghiên cứu đề cập đến các phương pháp đánh giá tác động của
chính sách (gồm đánh giá trước và sau chính sách) đồng thời giới thiệu ngắn gọn về
nghiên cứu thực địa nhằm đánh giá chính sách, với một số ví dụ cụ thể.
Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản, Đổi mới quy trình làm
chính sách của Việt Nam, bài trả lời phỏng vấn của Vietnamnet.vn tại Diễn đàn
phát triển Việt Nam, 2010.[39]
Trong bài phỏng vấn này, giáo sư Kenichi Ohno chia sẻ góc nhìn về quy
trình xây dựng chính sách, chiến lược ngành của Việt Nam. Theo ông, Việt Nam
phát triển không nhờ chính sách tốt và tồn tại nhiều vấn đề về chính sách. Những
vấn đề đó là: (i) Hầu hết chính sách được xây dựng với sự can dự hạn chế của
doanh nghiệp; (ii) Các chính sách không có sự phối hợp giữa các Bộ, chỉ là bản liệt
kê các chính sách mà thiếu kế hoạch hành động cụ thể; (iii) Việt Nam có quá nhiều
chiến lược ngành với chất lượng không cao. Chính phủ lựa chọn ưu tiên và quyết
định kế hoạch. Chính phủ Việt Nam hiện làm quá nhiều. Cán bộ nhà nước phải xây
dựng quá nhiều kế hoạch, chiến lược với nguồn lực hạn chế cả về tài chính và nhân
lực; (iv) Việc xây dựng chính sách đều quá phân tán và nhiều sự chồng lấn. Giáo sư
đồng thời đưa ra lý do của tình trạng trên và một số kiến nghị.
Lê Như Thanh, Lê Văn Hòa, Hoạch định và thực thi chính sách công,
Sách chuyên khảo, NXH Chính trị Quốc gia Sự thật, 2016.[58]
Nội dung cuốn sách trình bày tổng quan về chính sách công (quan niệm, vai
trò, phân loại và chu trình chính sách công); hoạch định chính sách công (khái
niệm, vai trò và chủ thể tham gia hoạch định chính sách công, yêu cầu đối với một
chính sách công, căn cứ, những yếu tố ảnh hưởng, quy trình, mô hình hoạch định
chính sách công và phương pháp đánh giá tác động chính sách) và thực thi chính
sách công (khái niệm, vai trò và chủ thể tham gia, yêu cầu, quy trình triển khai, điều
kiện, những yếu tố ảnh hưởng và phương pháp tiếp cận thực thi chính sách công,lựa

chọn công cụ thực thi chính sách công, lập và thực hiện chương trình, dự án thực thi
chính sách công).
2. Nhóm các công trình khoa học đề cập đến kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ
tầng thương mại của các quốc gia
T. Wing-Chun Lo, Ho-Fuk Lau, Gong-Shi Lin, Problems and prospects
of supermarket development in China, International Journal of Retail &
Distribution Management, Vol. 29 Iss: 2, pp.66-76, 2001.[82]
Nghiên cứu đề cập đến những tồn tại và viễn cảnh phát triển siêu thị ở Trung
Quốc. Có quan điểm cho rằng các kênh phân phối thể hiện sự phát triển kinh tế của


14

một quốc gia. Trung Quốc là một nước đang phát triển. Khi công nghệ siêu thị được
giới thiệu đến Trung Quốc vào năm 1981, siêu thị chủ yếu phục vụ khách hàng là
người nước ngoài. Khi môi trường kinh tế được cải thiện vào những năm 1990, các
siêu thị ở Trung Quốc chuyển hướng sang phục vụ cộng đồng địa phương. Kết quả
nghiên cứu cho thấy bản chất của các vấn đề mà các siêu thị phải đối mặt đã thay
đổi theo thời gian. Trong những năm 1980, những vấn đề chủ yếu liên quan đến hỗ
trợ và chuyển giao công nghệ từ các ngành công nghiệp hỗ trợ. Đến những năm
1990, vấn đề chủ yếu lại liên quan đến quản lý và cạnh tranh. Vì Trung Quốc đã gia
nhập WTO nên chính phủ Trung Quốc tăng cường phát triển khu vực dịch vụ. Siêu
thị trở thành một sức mạnh mới trong ngành bán lẻ ở nước này. Các nhà bán lẻ
khổng lồ xuyên quốc gia sẵn sàng đóng một vai trò quan trọng trong chuyển giao
công nghệ. Tuy nhiên, sự hiện diện của họ cũng tạo ra áp lực rất lớn về khai thác thị
trường địa phương, buộc nhiều nhà kinh doanh kém hiệu quả rời khỏi thị trường.
Gérald CLIQUET, Rozenn PERRIGOT, French Hypermarket History
and Future with Issues for American Supercenters, Confference Paper:
Proceedings of the 12th Conference on Historical Analysis and Research in
Marketing (CHARM), Apr 2005, pp.14, 2005. [78]

Công trình nghiên cứu mô tả những nguồn gốc lịch sử của khái niệm the
French hypermarket và những kết nối với khái niệm American supercenters. Tài
liệu này chỉ ra rằng hai khái niệm này có cùng một kết cấu nền tảng: kích cỡ lớn,
chính sách giảm giá, phát triển chuỗi/mạng lưới, tự phục vụ. Chúng là những con
cháu tại cùng thời điểm của hệ thống cửa hàng Au Bon Marché của Pháp hình thành
tại Paris năm 1852 và hậu duệ trực tiếp của siêu thị Mỹ đầu tiên mở năm 1930.
Thống kê của Pháp từ 1957 đến 2003 được sử dụng ở phần tính toán tiếp sau cho
thấy hypermarket đã đạt tới điểm bão hòa tại Pháp. Điều này dẫn đến các vấn đề
thực tế về tương lai của hình thức bán lẻ này. Chủ đề tương tự với supercenters tại
Mỹ cũng được thảo luận.
Thomas Reardon and Rose Hopkins, The Supermarket Revolution in
Developing Countries: Policies to Address Emerging Tensions Among
Supermarkets, Suppliers and Traditional Retailers, The European Journal of
Development Research (2006) 18, 522–545.[86]
Theo nghiên cứu khoa học này, số lượng các siêu thị (cách nói ngắn gọn để
chỉ tất cả các loại hình bán lẻ hiện đại) đang gia tăng nhanh chóng ở các nước đang
phát triển. Sự “cất cánh” diễn ra từ đầu những năm 90, được dẫn lối bởi vốn đầu tư
nước ngoài dồn dập được khơi mào bởi sự tự do hóa FDI trong bán lẻ. Một thập kỷ,


15

sức mạnh và sự thống trị của các siêu thị đã được cảm nhận ở các thị trường lương
thực của nhiều nước đang phát triển, và sự cạnh tranh giữa các siêu thị và các nhà
bán lẻ truyền thống, giữa các siêu thị và các nhà cung cấp của họ, đang nổi lên như
là chính sách quan trọng và các cuộc tranh luận chính trị. Bài viết phân tích về sự
cạnh tranh này. Sau đó, bài viết đánh giá lịch sử châu Âu Mỹ và phương Tây và
kinh nghiệm hiện tại trong việc hoạch định các chính sách (quy định và các chương
trình hỗ trợ) nhằm giải quyết những căng thẳng. Bài viết kết thúc bằng một phân
tích về các cách tiếp cận mới về chính sách cho lĩnh vực siêu thị và những căng

thẳng do sự tăng trưởng của hệ thống này tại các nước đang phát triển, đồng thời
đưa ra các khuyến nghị.
Ireland Environment, Community and Local Government, Guidelines
for Planning Authorities Retail Planning, 4/2012.[81]
Nghiên cứu là một phần trong chương trình hỗ trợ tài chính năm 2010 cho
Ireland củaEU-IMF. Mục đích của Hướng dẫn này là để đảm bảo rằng hệ thống kế
hoạch tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khả năng cạnh tranh
trong lĩnh vực bán lẻ vì lợi ích của người tiêu dùng theo quy hoạch và phát triển bền
vững. Ngoài ra, hệ thống quy hoạch phải thúc đẩy và hỗ trợ sức sống và khả năng
tồn tại của các thành phố và thị trấn trung tâm từ đó góp phần vào hình thành tiêu
chuẩn cao hơn trong thiết kế đô thị và khuyến khích sử dụng nhiều phương tiện giao
thông vận tải bền vững.
Nghiên cứu đề cập đến vai trò của bán lẻ và xu hướng phát triển của ngành
bán lẻ ở Ireland trong 10 năm từ 2001 đến 2011. Nghiên cứu phân tích các chính
sách hiện có về quy hoạch ngành bán lẻ. Tài liệu này cũng đưa ra các khái niệm và
những đánh giá về sự phát triển của các loại hình bán lẻ cụ thể như siêu thị, cửa
hàng bách hóa và trung tâm thương mại (supermarkets, superstores and
hypermarkets); Retail Parks and Retail Warehouses, Factory shop, Outlet centre …;
Local Retail Units, Retailing in Rural Areas, Casual Trading, Retailing and Motor
Fuel Stations, Online and Off-Line Motorway Service Areas về hình thức bán hàng,
chủng loại hàng hóa, diện tích, …
Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Ban QLDA đánh giá tác động của các
cam kết hội nhập về lĩnh vực phân phối-bán lẻ và nghiên cứu đề xuất giải pháp
hỗ trợ, định hướng phát triển cho các nhà phân phối-bán lẻ nội địa, Kinh
nghiệm của Hàn Quốc: Mở cửa thị trường phân phối-bán lẻ theo cam kết WTO
và phát triển ngành công nghiệp bán lẻ, Bài tổng hợp sau khảo sát, 6/2012. [33]


16


Nghiên cứu đề cập đến quá trình mở cửa thị trường phân phối – bán lẻ theo
cam kết WTO của Hàn Quốc. Tiếp đó, nghiên cứu phân tích ngành bán lẻ của Hàn
Quốc, giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO đến nay. Qua đó, đưa ra một số kết
luận và đề xuất những kiến thức, kinh nghiệm có thể áp dụng vào điều kiện của Việt
Nam.
3. Nhóm các công trình khoa học đề cập đến thực trạng chính sách phát triển kết
cấu hạ tầng thương mại và thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng thương mại ở
nước ta
Các công trình khoa học sau đây có nội dung chủ yếu đề cập đến thực trạng
chính sách phát triển KCHTTM hoặc/và thực trạng phát triển của bản thân
KCHTTM (tập trung vào loại hình chợ, siêu thị và TTTM).
Lê Thiền Hạ, Định hướng và giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng thương
mại nông thôn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 2001-78-051, Bộ
Thương Mại, 2002. [34]
Hướng nghiên cứu là làm rõ một số vấn đề có tính chất lý luận về cơ sở hạ
tầng thương mại nông thôn, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
nước ta trong giai đoạn 1993-1999 và trên cơ sở đó xác định phương hướng và đề
xuất các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong thời gian tới.
Công trình đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ sở hạ tầng
thương mại nông thôn từ khái niệm, phân loại, xác định phương hướng phát triển cơ
sở hạ tầng thương mại nông thôn cho đến đề xuất các giải pháp thực hiện.Công
trình đã rút ra một số kết luận về thực trạng cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, đó
là: (1) Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là ở miền núi, còn thiếu và chất
lượng kém; (2) Nguồn nước còn chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh; (3) Hệ thống kết
cấu hạ tầng thương mại chuyên dùng cho thương mại kém phát triển; (4) Vốn đầu tư
cho cơ sở hạ tầng (trong đó có thương mại) nông thôn còn hạn chế trong khi nhu
cầu lớn và đòi hỏi phải đồng bộ; (5) Nhiều quy định trong các chính sách đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng còn thiếu khả thi; (6) Nhà nước mới chỉ tập trung vào các
công trình lớn trong khi phát triển hạ tầng thương mại nông thôn đòi hỏi huy động
nhiều nguồn lực khác nhau, theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm. Từ

đó, đề tài đưa ra được mục tiêu, phương hướng và định hướng phát triển thương
mại trên địa bàn nông thôn đến năm 2010. Định hướng được xác định cụ thể với
từng loại hình hạ tầng (chợ, siêu thị và cửa hàng, trung tâm thương mại). Đồng thời,
công trình đưa ra chính sách và giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông
thôn.


17

Về phương diện chính sách phát triển KCHTTM, công trình đề cập mang
tính liệt kê những cơ chế chính sách chủ yếu có liên quan đến phát triển cơ sở hạ
tầng thương mại nông thôn. Công trình đánh giá tổng quan và định tính tác động
của cơ chế chính sách đối với phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.
Nguyễn Thị Nhiễu, Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay, Đề tài cấp Bộ, mã số 2004-78-024, Viện
Nghiên cứu thương mại, Bộ Thương mại, 2004.[54]
Hướng nghiên cứu mà công trình đã thực hiện là làm rõ khái niệm, vị trí, vai
trò, chức năng của dịch vụ bán buôn, bán lẻ trong nền kinh tế, đồng thời phân tích
rõ sự cần thiết phải phát triển và hiện đại hóa dịch vụ bán buôn, bán lẻ của nước ta
hiện nay. Đề tài đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ
của các nước như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan trên các khía cạnh về thể
chế pháp lý, mô hình tổ chức và phương thức quản lý kinh doanh. Đồng thời, đề tài
phân tích thực trạng phát triển hệ thống siêu thị của nước ta và đề xuất các giải
pháp. Đề tài đã phân tích, nêu ra được khái niệm, phân loại và vị trí, vai trò của siêu
thị. Bên cạnh đó, đề tài phân tích về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
siêu thị. Từ đó, đề tài đưa ra các đánh giá chung khá sát thực về kết quả đạt được và
những vấn đề đặt ra trong công tác QLNN về siêu thị. Đây là một đề tài nghiên cứu
rộng và sâu về loại hình KCHTTM là siêu thị. Tuy nhiên, các chính sách phát triển
siêu thị được phân tích một cách định tính và chưa nằm trong tổng thể mối liên kết
với sự phát triển của chính sách/sự phát triển loại hình KCHTTM liên quan khác.

Phạm Hồng Tú, Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng thương mại (hệ thống chợ), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, MS 200478-020, Bộ Thương mại, 2005. [64]
Hướng nghiên cứu mà công trình đã thực hiện: Công trình nghiên cứu để làm
rõ cơ sở khoa học của hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống chợ, đánh giá thực trạng
đầu tư và hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống chợ ở nước ta. Từ đó, đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển hệ thống chợ ở nước ta đến năm 2010.Tác
giả áp dụng những tiêu chí để đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
thương mại là: (1) từ góc độ của các chủ thể đầu tư, gồm: lợi nhuận thuần của các
nhà đầu tư và tỷ suất sinh lời vốn đầu tư hay hệ số sinh lời vốn đầu tư; (2) từ góc độ
của nền kinh tế, gồm: nhóm tiêu chí định tính (trình độ phát triển kinh tế, đào tạo và
nâng cao trình độ lao động, phát triển giao lưu văn hóa xã hội) và nhóm tiêu chí
định lượng (Giá trị gia tăng thuần, số lao động có việc làm do đầu tư xây dựng chợ).


×