Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG Ở NƯỚC TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.59 KB, 25 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG Ở NƯỚC TA
Mục lục
5
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
Lời mở đầu
Kết cấu hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành cơ cấu vùng kinh
tế. Sự phát triển có hiệu quả và đồng bộ kết cấu hạ tầng ảnh hưởng mạnh mẽ không những
đến sự tăng trưởng của từng vùng mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Phát triển kết cấu hạ tầng từng vùng dựa trên thế mạnh riêng và tiềm năng đặc trưng
là một vấn đề trọng tâm mà Đảng và Nhà nước tập trung hướng tới để từ đó sự liên kết
mạnh mẽ giữa các vùng được đẩy mạnh, sức mạnh tổng thể được phát huy tối đa. Phát
triển toàn diện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội, môi trường, thiết chế diện rộng các vùng
trọng điểm cũng như không trọng điểm giúp tận dụng triệt để nguồn lực tiềm năng tạo nên
sự phát triển kinh tế xã hội các vùng cũng như cả nước.
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển vùng nói
chung và kết cấu hạ tầng vùng nói riêng là việc làm rất có ý nghĩa thiết thực.
2
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò
1. Khái niệm
Kết cấu hạ tầng (KCHT) là tổ hợp các công trình vật chất – kỹ thuật mà kết quả
họat động của nó là những dịch vụ có chức năng phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuát
và đời sống dân cư được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Kết cấu hạ tầng là một yếu tố quan trọng cấu thành cơ cấu vùng kinh tế. Nó cung
cấp các dịch vụ trực tiếp cho họat động sản xuất đời sống và tạo điều kiện thuận lợi khai
thác các nguồn tài nguyên quy tụ trên vùng. Sự phát triển có hiệu quả và đồng bộ kết cấu
hạ tầng ảnh hưởng mạnh mẽ không những đến sự tăng trưởng của từng vùng mà còn đối
với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Kết cấu hạ tầng được chia làm 4 loại như sau:
Kết cấu hạ tầng Đặc điểm Ví dụ


1 Kỹ thuật
Công trình vật chất – kỹ thuật phục
vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất
diễn ra trong vùng
Cơ sở của các ngành giao
thông, điện nước sạch, hệ
thống đê điều…
2 Xã hội
Công trình vật chất – kỹ thuật phục
vụ trực tiếp cho quá trình sống, sinh
họat của cộng đồng dân cư trong
vùng
Công trình các ngành văn
hóa, giáo dục, y tế…
3 Môi trường
Công trình vật chất – kỹ thuật phục
vụ cho công tác bảo vệ môi trường
Công trình xử lý chất thải,
nước thải, xử lý ô nhiễm
môi trường…
4 Thiết chế
Công trình vật chất – kỹ thuật phục
vụ trực tiếp và gián tiếp cộng đồng
dân cư
Viện, trung tâm, trường
đào tạo và nghiên cứu
khoa học, nghệ thuật, các
tổ chức chính trị xã hội…
2. Đặc điểm
3

Kinh tế và chính sách phát triển vùng
KCHT có một số đặc điểm sau đây:
− Tạo tiền đề thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân và
giảm đói nghèo;
− Công trình thường rải theo tuyến , hình thành hệ thống có nhiều cấp và có quan hệ
liên ngành với KCHT khác;
− Có tuổi thọ lâu dài nhưng mục tiêu và giá trị sử dụng lại biến động theo thời gian
(KCHT có tuổi thọ thiết kế, tuổi thọ thực tế, tuổi thọ kỹ thuật, tuổi thọ kinh tế);
− Đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng lại khó trực tiếp thu hồi vốn;
− Có tác động lớn đến môi trường.
3. Vai trò
Kết cấu hạ tầng là yếu tố cấu thành cơ cấu vùng kinh tế. Thiếu kết cấu hạ tầng hoặc
phát triển kết cấu hạ tầng không đồng bộ đều ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của
vùng kinh tế.
3.1. Cung cấp dịch vụ trực tiếp cho đời sống: bao gồm
Kết cấu hạ tầng xã hội: phục vụ trực tiếp cho quá trình sống, sinh hoạt của cộng đồng dân
cư trong vùng. Đó là các công trình của các ngành văn hoá, giáo dục- đào tạo, y tế.
Kết cấu hạ tầng môi trường: phục vụ trực tiếp cho công tác bảo vệ môi trường. Đó là các
công trình xử lý chất thải rắn, nước thải, xử lý ô nhiễm không khí, hệ thống quan trắc môi
trường.
Kết cấu hạ tầng thiết chế: bao gồm các viện, trung tâm, trường đào tạo và nghiên cứu khoa
học, nghê thuật, các cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội…
4
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
3.2. Cung cấp dịch vụ trực tiếp cho sản xuất:
Đó là kết cấu hạ tầng kỹ thuật- phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất diễn ra
trong vùng. Đó là các cơ sở của các ngành như giao thông, điện nước sạch, thoát nước,
thông tin liên lạc, hệ thống đê điều, hệ thống thuỷ lợi…
3.3. Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế vùng:
Cơ sở hạ tầng là yếu tố tiền đề và quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế và

thúc đẩy tăng trưởng của vùng cũng như việc giao thương buôn bán và liên kết giữa các
vùng kinh tế với nhau.
Sự phát triển các ngành của kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
của nền sản xuất xã hội, dịch vụ xã hội và việc nâng cao hiệu quả của nó.Cùng với sự phát
triển của lực lượng sản xuất, vai trò của kết cấu hạ tầng không ngừng tăng lên.Các hình
thức mới về giao thông vận tải và thông tin liên lạc xuất hiện và phát triển không những
trong khuôn khổ từng nước, mà còn trên phạm vi quốc tế theo xu hướng toàn cầu hoá.Do
đó đã hình thành kết cấu hạ tầng vật chất của sự hợp tác quốc tế mới, đó là toàn bộ các bộ
phận của các hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong nước và nước ngoài,
nhằm phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại, cũng như các công trình và đối tượng phối
hợp với nhau, đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường xung quanh, sử dụng hợp ló các nguồn
nước và các nguồn tài nguyên khác, đảm bảo thông tin liên lạc của cơ quan khí tượng thủy
văn, quản lí nhà nước, các cơ quan phục vụ xã hội và an ninh quốc phòng… nhằm mục
đích phát triển dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.
Phát triển kinh tế vùng bao giờ cũng đi đôi với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nếu việc
đầu tư đồng bộ được lên kế hoạch thì nó sẽ giúp cho phát triển kinh tế của vùng một cách
bền vững và hiệu quả.Việc ưu tiên tập trung đầu tư các công trình hạ tầng có tính quyết
định đến sự phát triển kinh tế xã hội sẽ nhanh tạo ra sức bật cho toàn xã hội, thúc đẩy quá
trình đô thị hoá; đồng thời phát triển hạ tầng có tính chiến lược lâu dài giúp nền kinh tế
phát triển ổn định và bền vững.
Phát triển kết cấu hạ tầng gắn liền với phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ quốc
phòng an ninh trên địa bàn theo từng giai đoạn, phù hợp với qui mô và tốc độ tăng trưởng
của nền kinh tế và từng ngành, lĩnh vực sẽ giúp kinh tế vùng phát triển ổn định và an ninh
xã hội được đảm bảo.
3.4. Ý nghĩa kết cấu hạ tầng:
Việc quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng một cách khoa học và hợp lý có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng.Vì kết cấu hạ tầng là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền
vững của cả một quốc gia.Một quốc gia giàu mạnh, hiện đại và văn minh phải có một kết
cấu hạ tầng vững mạnh, tiện lợi, hiện đại và đầy đủ.
II. Thực trạng

1. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
5
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
Sau hơn 20 năm đổi mới, từ một hệ thống kết cấu hạ tầng yếu kém cả về số lượng và chất
lượng, đến nay kết cấu hạ tầng đã đạt được kết quả đáng kể trong các lĩnh vực như sau:

- Đường bộ có khoảng
Trong đó: Quốc lộ có khoảng
: 310.000 Km
: 21.000 Km
- Đường sắt : 3.200 Km
- Năng lực thông qua cảng thuỷ nội địa : 96 Triệu tấn
- Năng lực thông qua các cảng biển khoảng : 187 Triệu tấn
- Năng lực thông qua các cảng hàng không khoảng : 63 Triệu tấn
- Công suất thiết kế hệ thống cấp nước đô thị khoảng : 5,5 Triệu m
3
/ngày
- Công suất thực tế hệ thống cấp nước đô thị khoảng : 4,5 Triệu m
3
/ngày
- Tỷ lệ xử lý chất thải rắn đô thị khoảng : 80%
- Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại hai đô thị đặc biệt của vận tải
hành khách công cộng khoảng

: 20%
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các thành phố là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy
sự phát triển kinh tế xã hội. Năm 1999, cả nước chỉ có khoảng 18 triệu người sống ở thành
phố, chiếm 23,6% thì đến năm 2002 đã là trên 20 triệu (tương đương 25,1% dân số). Dự
kiến đến năm 2010 là 33% và 2020 là 45%. Dân số sống tại đô thị sẽ ngày càng tăng cao
trong khi hạ tầng kỹ thuật của tất cả các thành phố vẫn chưa đáp ứng được trong điều kiện

hiện nay.
1.1. Giao thông
Đường bộ: Nhiều con đường mới được xây dựng, chất lượng đường đô thị dần tốt
hơn, các đô thị loại III trở lên đã có hầu hết các tuyến đường chính được rải nhựa. Các đô
thị lớn như Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Hải phòng, Cần Thơ có nhiều dự án về giao thông
đô thị được triển khai đó là việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các trục giao thông đối ngoại,
cửa ô, trục giao thông hướng tâm, các nút giao cắt, đường vành đai đã bước đầu nâng cao
năng lực thông qua tại các đô thị này. Giao thông công cộng đã, đang hình thành và phát
triển tại các đô thị. Các thành phố, thị xã như Cần Thơ, Cao Lãnh, Vũng Tàu, Buôn Ma
Thuột, Nha trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Sơn La… đã tổ chức các tuyến giao
thông công cộng phục vụ vận chuyển khách và đặc biệt tại hai thành phố lớn như Hà Nội
và Tp.HCM, giao thông công cộng đang là phương tiện không thể thiếu được. Hiện nay,
hai thành phố này đang triển khai xây dựng giao thông vận tải khối lượng lớn như tàu điện
ngầm, xe buýt nhanh (BRT). Tuy nhiên, ngoài các điểm tích cực trên thì hạ tầng kỹ thuật
về hệ thống giao thông tại các đô thị Việt Nam vẫn rất yếu và thiếu. Mật độ mạng lưới
6
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
đường thấp, ước tính tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng chỉ đạt 4-5 km/km2. Tại các đô thị loại 2, 3, con số này chỉ bằng một nửa. Bên cạnh
đó, mạng lưới đường này lại phân bố không đều, thiếu sự liên thông. Đường phố ngắn, lộ
giới hẹp, chất lượng xấu nhưng lại nhiều giao cắt. Các nút giao thông phần lớn là đồng
mức, nhỏ hẹp lại không hợp lý nên khiến tình trạng quá tải tại các nút càng trầm trọng.
Diện tích đất dành cho giao thông tĩnh quá thấp dẫn đến việc thiếu bãi đỗ xe, điểm trông
giữ xe cũng như các bến xe liên tỉnh. Ước tính, tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa đến
10% đất xây dựng đô thị trong khi tỷ lệ cần thiết phải là 20-25%. Chính vì thế mà tình
trạng tắc nghẽn giao thông ở các đô thị đang thường xuyên xảy ra và ngày càng nghiêm
trọng.
Đường sắt: Việt Nam có tổng chiều dài đường sắt khoảng 2600 km, trong đó tuyến
đường chính nối Hà Nội – TP.HCM dài 1726 km, toàn ngành có 302 đầu máy, 1063 toa tàu
chở khách và 4986 toa tàu chở hàng.

Đường sắt Việt Nam hiện gồm có hai loại đội tàu hỏa là:
• Các loại tàu khách, gồm: tàu liên vận quốc tế, tàu khách tốc hành và tàu nhanh, tàu
khách thường và tàu hỗn hợp.
• Các loại tàu chở hàng, gồm: tàu chuyên chở nhanh, tàu chuyên chở thường.
Hiện nay phần lớn đường sắt Việt Nam (khoảng 2249km) dùng khổ rộng 1,0 m, và toàn
tuyến đường sắt Bắc Nam dùng khổ 1,0 m. Có 180 km dùng khổ 1,435 m là tuyến đường
Hà Nội - cảng Cái Lân dùng cho tàu chở hàng.
Đường biển: Hệ thống cảng phân bố đều ở cả ba miền với bờ biển dài 3200km. Mặc dù
đã có những hải cảng quốc tế như Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng đón nhận tàu các nước ra
vào nhưng đó chỉ là số ít. Phần lớn các cảng biển nước ta không đảm nhận được những tàu
trọng tải lớn nên chi phí cho việc bôc dỡ hàng hóa cao do phải chuyển tải. Bên cạnh đó, hệ
thống dịch vụ ở các cảng này cũng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Đường hàng không: Hiện có gần 20 sân đã được đưa vào khai thác và sử dụng, trong
đó có ba sân bay cấp IV là: Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng. Ba sân bay này có chất
lương tương đương với tiêu chuẩn quốc tế
7
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
1.2. Hệ thống cấp thoát nước đô thị
Có thể khẳng định rằng: Tại các đô thị của Việt Nam, hệ thống cấp thoát nước chưa
đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
Hệ thống cấp nước đô thị hiện nay vẫn còn trì trệ. Trong tổng số 689 đô thị trên
toàn quốc hiện vẫn còn gần 400 đô thị nhỏ chưa có hệ thống cấp nước tập trung. Tổng
công suất thiết kế của các nhà máy nước sinh hoạt đạt 3,2-3,6 triệu m3/ ngày đêm, công
suất khai thác chỉ đạt 2,2 triệu m3/ngày đêm. Tính đến cuối năm 2009, tổng công suất thiết
kế cấp nước đạt khoảng 5,9 triệu m3/ngày đêm. Tỷ lệ cấp nước của dân đô thị đạt trung
bình 73% (tỷ lệ này đạt 75-90% tại các đô thị lớn như Hà Nội đạt 88,5% và Tp.HCM đạt
87%). Mức sử dụng nước sạch bình quân đạt 90 lít/người/ngày đêm. Đặc biệt tại các khu
đô thị cũ với mạng lưới đường ống cũ và đường kính nhỏ, khó đảm bảo phục vụ cấp nước
liên tục đặc biệt trong mùa khô hạn. Đến nay hầu hết các đô thị tỉnh lỵ (63 tỉnh thành) đều
đã và đang có các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước. Tuy nhiên,

việc đầu tư chỉ mới quan tâm đến trạm, nhà máy - hệ thống phân phối gồm cải tạo hệ thống
cũ, mở rộng mạng mới chưa được quan tâm đầy đủ nên công suất khai thác tại nhiều nhà
máy nước mới chỉ đạt khoảng 77% so với công suất thiết kế.
- Hệ thống thoát nước: chưa có hệ thống thoát nước thải riêng. Phần lớn hệ thống là
chung cho thoát nước mưa và cả nước thải, được xây dựng trên địa hình tự nhiên, nước tự
chảy và độ dốc thủy lực thấp. Bên cạnh đó, các hệ thống thoát nước được đầu tư xây dựng
qua nhiều thời kỳ khác nhau, không hoàn chỉnh, đồng bộ, nhiều tuyến cống xuống cấp nên
khả năng tiêu thoát nước thấp. Theo đánh giá của các công ty thoát nước, môi trường đô thị
tại các địa phương hiện nay, 50% tuyến cống đã bị hư hỏng, 30% tuyến cống cũ bị xuống
cấp, chỉ khoảng 20% tuyến cống mới xây dựng là còn tốt. Hệ quả tất yếu là tình trạng úng
ngập xảy ra thường xuyên đặc biệt trong những năm gần đây khi tốc độ xây dựng tăng
mạnh. Số điểm ngập úng ngày càng nhiều và thời gian úng ngập cũng kéo dài 2-3 tiếng
đồng hồ. Vấn đề ngập úng đô thị cho đến nay vẫn chưa có giải pháp có tính khả thi để giải
quyết. Ngoài ra, cho đến nay, chưa đô thị nào có được trạm xử lý nước thải sinh hoạt.
Nước thải hầu như chưa được xử lý và xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Đặc biệt nước thải từ
các KCN gây nên ô nhiễm nặng nề các dòng sông lớn như sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị
Vải, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Cầu…
1.3. Chiếu sáng đô thị
Hiện nay tất cả các đô thị của nước ta đều có điện chiếu sáng với mức độ khác
nhau. Tại các đô thị loại đặc biệt và loại I như Hà Nội, Tp.HCM, Hải phòng, Đà Nẵng…
có 95-100% các tuyến đường chính được chiếu sáng, các đô thị loại II, III (Việt trì, Thái
Nguyên, Nam Định, Thanh Hoá, Vinh, Quy Nhơn, Nha trang, Buôn Ma Thuột…), tỷ lệ
này chiếm gần 90%. Các đô thị loại IV và loại V tập trung chiếu sáng đường phố chính chủ
yếu là những đoạn quốc lộ, tỉnh lộ đi qua đô thị.
8
Kinh tế và chính sách phát triển vùng
Tuy nhiên chất lượng chiếu sáng chưa cao, hiệu suất sáng, cường độ sáng, độ rọi
không đảm bảo tiêu chuẩn. Tỷ lệ ngõ xóm được chiếu sáng còn rất thấp ngay tại đô thị đặc
biệt tỷ lệ này cũng chỉ chiếm khoảng 35 - 40%; các đô thị loại IV, V hầu như tất cả ngõ
xóm đều không được chiếu sáng. Chiếu sáng các công trình kiến trúc, chiếu sáng quảng

cáo, không gian cây xanh mặt nước… vẫn còn tự phát, manh mún, tuỳ tiện. Nguồn sáng
(bóng đèn), thiết bị chiếu sáng hiệu suất thấp, tiêu tốn nhiều điện năng vẫn còn sử dụng ở
nhiều đô thị.
1.4. Cây xanh đô thị
Trong thời gian qua, mặc dù công tác phát triển cây xanh đô thị đã được các cấp,
các ngành đặc biệt quan tâm. Diện tích cây xanh đô thị từng bước tăng dần cả về số lượng
và chất lượng, cây trồng đặc biệt ở các đô thị lớn ngày càng phong phú. Tuy nhiên, qua
khảo sát và thống kê thì: có thể đánh giá chung như sau:
Tỷ lệ bình quân diện tích đất cây xanh trên đầu người còn thấp, phần lớn dưới
10m2/người (Hà Nội đạt 5,54m2/người). Tỷ lệ diện tích đất cây xanh trên diện tích đất tự
nhiên đô thị cũng thấp so với các đô thị trong khu vực và trên thế giới. Quản lý về cây
xanh vẫn còn lỏng lẻo, tình trạng chặt phá cây đặc biệt các cây quý hiếm nằm trong nhóm
phải được bảo tồn vẫn diễn ra. Nhiều đô thị tiến hành công tác cải tạo, nâng cấp và mở
rộng đường phố dẫn đến việc chặt hạ hàng loạt cây xanh. Nhiều công viên, việc cho phép
xây dựng công trình không tuân thủ quy hoạch hoặc không nghiên cứu, xem xét thận trọng
gây bức xúc trong dư luận.
2. Kết cấu hạ tầng xã hội:
2.1. Cơ sở hạ tầng về nhà ở
Tình hình nhà ở Việt nam hiện nay là một vấn đề lớn đối với xã hội. Trong các
thành phố lớn vấn đề nhà ở càng trở lên bức thiết với sinh viên, những người chưa có thu
nhập và nhưng người nghèo hoặc có thu nhập thấp. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có
Quyết định phê duyệt Danh mục các dự án phát triển nhà ở sinh viên tại TP. Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh bằng nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2009 đã được phân bổ cho 2 thành phố
này trước đó.
Cụ thể, TP. Hà Nội được phân bổ 625 tỷ đồng để triển khai 10 dự án nhà ở sinh
viên (DANOSV), đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho 52.419 sinh viên. Tại TP. Hồ Chí Minh, 800
tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ được phân bổ để thực hiện 5 dự án, đáp ứng nhu
cầu chỗ ở cho 75.200 sinh viên.
9
Kinh tế và chính sách phát triển vùng

Theo ước tính, Hà Nội (cũ) hiện đang thiếu nhà ở nghiêm trọng và cần ít nhất tới 7
triệu m2 nhà ở, tương đương 120.000 căn hộ cho các đối tượng có nhu cầu bức xúc về nhà
ở trên địa bàn. Các hộ gia đình có thu nhập thấp đang chiếm đa số trong dân cư thành phố,
ít nhất 70% số hộ gia đình ở Hà Nội (trong đó có khoảng 50% số hộ công nhân viên chức)
không có khả năng tích lũy từ tiền lương của mình để mua nhà, xây nhà mới cho mình nếu
không có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Theo ước tính của Sở Tài nguyên Môi trường Hà
Nội, có tới 10.000 hộ gia đình ở Hà Nội đang thực sự bức xúc về nhà ở và thành phố cũng
chỉ mới có giải pháp cho khoảng 30% trong số này. Theo điều tra của tổ chức JICA nhu
cầu nhà ở cho thuê, thuê mua của các đối tượng là cán bộ, công chức, công nhân... là vào
khoảng 18.000 căn hộ, trong đó nhà ở cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, bức xúc cần cải
thiện điều kiện chỗ ở chiếm 30%.
Trong thời gian tới, cùng với sự gia tăng dân số và tách hộ do kết hôn cũng như do
nhu cầu nhà cho giải phóng mặt bằng triển khai các dự án đô thị hóa và phát triển kinh tế
và do sự xuống cấp của quỹ nhà hiện có... thì nhu cầu về nhà ở sẽ càng trở nên gay gắt
Với giá nhà đất hiện nay, việc sở hữu một căn hộ vẫn là điều không tưởng của phần
lớn người dân ở các đô thị lớn tại Việt Nam.
2.2. Cơ sở hạ tầng về y tế
Hệ thống tổ chức y tế việt Nam được hình thành từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã
và thôn bản, trong văn bản của Đảng và Nhà nước luôn xác định tổ chức y tế cơ sở có vị trí
chiến lược rất quan trọng trong hệ thống tổ chức y tế quốc gia. Y tế cơ sở là đơn vị y tế gần
dân nhất, phát hiện những vấn đề của y tế sớm nhất, giải quyết 80% dân số, phần lớn trong
15 triệu dân nghèo cũng như diện chính sách sống tập trung vùng nông thôn, những đối
tượng này chủ yếu chỉ có khả năng tiếp cận tại tuyến y tế cơ sở; y tế cơ sở còn là nơi thể
hiện sự kiểm nghiệm rõ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về y tế, là bộ
phận quan trọng nhất của ngành y tế, tham gia phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội.
Mạng lưới y tế cơ sở đã được duy trì phát triển đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc
bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong nhiều thập kỷ qua đã góp phần to lớn trong sự nghiệp
chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, trong việc khống chế và đẩy lùi nhiều bệnh dịch và bệnh
xã hội.
Sau một thời gian triển khai thực hiện Quyết định số 58 TTG, trạm y tế xã đã được

hồi sinh, đang từng bước củng cố và phát triển. Với phương châm Nhà nước và nhân dân
cùng làm, một số trạm y tế xã được xây dựng mới hoặc nâng cấp đưa tổng số trạm y tế xã
trong cả nước đạt 95,1%. Hiện vẫn còn 4,9% số xã chưa có trạm, cán bộ y tế làm việc tại
10

×