Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông cưu long hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 184 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN PHÚ HƢNG

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ
SỞ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY
THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN PHÚ HƢNG

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ
SỞ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY
THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 62 31 02 04

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM HỒNG CHƢƠNG
2. TS. ĐẶNG VĂN THÁI

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN

Tác giả

Đoàn Phú Hƣng


MỤC LỤC

Chƣơng 1:
1.1.
1.2.
Chƣơng 2:
2.1.
2.2.
2.3.

Chƣơng 3:

3.1.
3.2.

Chƣơng 4:

4.1.
4.2.

4.3.


Trang
1
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 7
ĐẾN LUẬN ÁN
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
7
Những kết quả đạt đƣợc và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu
20
23
Tiểu kết Chƣơng 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ 24
CÁN BỘ
Một số khái niệm
24
Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở
29
Nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội 37
ngũ cán bộ
62
Tiểu kết Chƣơng 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ 63
CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
Những nhân tố tác động và tình hình đội ngũ cán bộ chủ chốt 63
cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long
Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở 78
đồng bằng sông Cửu Long
118

Tiểu kết Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI 119
NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
Những nhân tố tác động đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ 119
chốt cấp cơ sở khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Phƣơng hƣớng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở 123
đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2025 theo tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh
Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng 134
bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2025
164
Tiểu kết Chƣơng 4
165
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC
GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong mọi chế độ xã hội, các giai cấp thống trị luôn tìm mọi cách để củng
cố vai trò cầm quyền của mình bằng việc xây dựng và củng cố chính quyền nhà
nƣớc với hệ thống bộ máy tổ chức đội ngũ quan chức cốt cán trung thành, có tài
năng, đủ sức làm tròn nhiệm vụ. V.I. Lênin đã nói: “Trong lịch sử, chƣa hề có
một giai cấp nào giành đƣợc quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra đƣợc trong
hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả

năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [153, tr.473]
Kế thừa, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin trong quá trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, là ngƣời sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản
Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xem vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ là
vấn đề hàng đầu. Trong tiến trình vận động thành lập Đảng, cũng nhƣ trong tiến
trình lãnh đạo cách mạng, Ngƣời đã tổ chức xây dựng đội ngũ cán bộ tiên phong
cho Đảng và để lại di sản tƣ tƣởng quý giá và phong phú về xây dựng đội ngũ
cán bộ. Đội ngũ cán bộ do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và rèn luyện trong
mọi hoàn cảnh lịch sử luôn hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo cách mạng mà nhân
dân giao phó.
Thấm nhuần tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, trong tiến
trình cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn luôn quan tâm đến xây dựng
đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức và trình độ
năng lực đáp ứng đƣợc yêu cầu, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân tộc Việt Nam đang phấn đấu phát huy sức
mạnh toàn dân tộc, để đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ
vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giữ vững môi trƣờng hòa bình, ổn định;
phấn đấu sớm đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện
đại. Để thực hiện đƣợc mục tiêu quan trọng đó, đòi hỏi trƣớc hết phải xây dựng
đội ngũ cán bộ đủ trình độ và năng lực, đủ đức, đủ tài, mà trực tiếp là cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở.


2

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, đổi mới công tác cán bộ nói chung
và công tác với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng của Đảng còn nhiều khuyết
điểm, yếu kém chậm đƣợc khắc phục, “Tình trạng suy thoái về tƣ tƣởng, chính
trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thiếu tự giác rèn luyện, phấn đấu, thiếu tinh

thần đồng chí trong một bộ phận không nhỏ cán bộ diễn ra nghiêm trọng, kéo
dài” [4]. “Việc đổi mới công tác cán bộ chƣa có đột phá lớn. Đánh giá cán bộ
vẫn là khâu yếu nhất qua nhiều nhiệm kỳ nhƣng chƣa có những tiêu chí cụ thể và
giải pháp khoa học để khắc phục... Chƣa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng
đội ngũ cán bộ tham mƣu, tƣ vấn cấp chiến lƣợc. Công tác quy hoạch ở một số
nơi còn khép kín, chƣa bảo đảm sự liên thông gắn kết” [35, tr.194]. Từ kinh
nghiệm lịch sử và thực trạng cán bộ hiện nay, vấn đề đào tạo, xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trở nên hết sức cần thiết và cấp bách.
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng kinh tế lớn có vai trò
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, nên việc phát
huy tối đa sức mạnh và lợi thế của vùng này, khắc phục những hạn chế đòi hỏi
cần phải có là con ngƣời, trong đó công việc gốc là xây dựng cho đƣợc đội ngũ
cán bộ chủ chốt cơ sở thật sự vững mạnh.
Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, bên cạnh những thành tựu đạt
đƣợc, do nhiều nguyên nhân, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở
đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều hạn chế về số lƣợng và chất lƣợng, chƣa
theo kịp sự đòi hỏi của tình hình đất nƣớc; trình độ lý luận và chuyên môn, năng
lực lãnh đạo và quản lý chƣa đồng đều; vấn đề chuẩn hóa đội ngũ cán bộ của xã,
phƣờng, thị trấn còn hụt chuẩn khá xa so với yêu cầu...
Thực tế trên đây cho thấy công tác xây dựng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có
ý nghĩa rất quan trọng. Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “X
ũ


bộ
H

ấp ơ ở ở
M


bằ

ử L

” làm luận án tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học.




3

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội
ngũ cán bộ; luận án làm rõ thực trạng và đề xuất phƣơng hƣớng, hệ thống giải
pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long
theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, đánh giá những
kết quả đã đạt đƣợc và xác định các vấn đề mà luận án cần tiếp tục đi sâu
nghiên cứu.
- Hệ thống hóa và luận giải những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ.
- Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ để nghiên
cứu thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay và những vấn đề đặt ra.
- Đề xuất phƣơng hƣớng và hệ thống giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay theo tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long
hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ bao gồm nhiều nội
dung phong phú, sâu sắc, trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ thông qua công tác
cán bộ là nội dung cơ bản. Trong khuôn khổ của luận án, tác giả tập trung vào
nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ với tƣ cách là phƣơng thức
chủ yếu trong xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng.


4

- Phạm vi nghiên cứu thực trạng:
+ Về thời gian, đƣợc giới hạn từ năm 2001 đến nay. Lý do chọn thời điểm
từ năm 2001 vì từ Đại hội IX (4-2001), Đảng ta đƣa ra định nghĩa đầy đủ về tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh và ban hành Chỉ thị 23 (3-2003) về “Đẩ






H

M



”, vì vậy mà vấn đề xây dựng đội


ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trở thành vấn đề cơ bản, thu hút sự quan tâm
nhiều hơn toàn Đảng, toàn dân ta.
+ Về không gian, là cấp cơ sở xã, phƣờng, thị trấn của 7 tỉnh: An Giang,
Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau và 1 Thành phố
Cần Thơ thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Lý do luận án chọn không
gian nhƣ vậy là An Giang và Đồng Tháp là 2 tỉnh đại diện phía Bắc đồng bằng
sông Cửu Long, có sự tiếp giáp với vùng biên giới Campuchia; Long An và Tiền
Giang tiếp giáp với Thành Phố Hồ Chí Minh; Bến Tre nằm nhánh rẽ sang hƣớng
đông, tiếp giáp Biển Đông; Cà Mau và Bạc Liêu đại diện cho vùng cực Nam;
Thành phố Cần Thơ nằm vị trí trung tâm của vùng.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ,
chủ yếu là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận
án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, nhƣ: phƣơng pháp tổng hợp, phân tích,
hệ thống, so sánh, khảo sát.v.v., để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, chủ yếu là
phƣơng pháp logic - lịch sử để làm rõ hệ thống quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phƣơng
pháp điều tra xã hội học để đánh giá thực trạng và xác lập căn cứ đề xuất phƣơng


5

hƣớng, hệ thống giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng
bằng sông Cửu Long hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ và thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ cấp
cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay thông qua việc tổng quan một cách
bao quát tình hình nghiên cứu có liên quan.
- Hệ thống hóa và phân tích tƣơng đối cơ bản, toàn diện tƣ tƣởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ; khẳng định giá trị của tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là giá trị về thực tiễn khi vận
dụng vào việc nhận diện và giải quyết những vấn đề đặt ra trong xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.
- Làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Đề xuất phƣơng hƣớng và hệ thống giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay theo tƣ tƣởng
Hồ Chí Minh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về ý

góp phần làm rõ nội dung, khẳng định tính khoa học, cách

mạng và nhân văn của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ; khẳng
định tính đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc vận
dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ mới của cách mạng.
Về

ễ , kết quả nghiên cứu của luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài

liệu tham khảo phục vụ các nghiên cứu sâu hơn về xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc
biệt là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có giá trị tham khảo cho các nhà
lãnh đạo, quản lý, các tổ chức, cơ quan tổ chức cán bộ trong việc xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay.


6

7. Kết cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình của tác giả, Danh mục
tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng với 10 tiết.
ơ

1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án.

ơ

2: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ.

ơ

3: Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng

bằng sông Cửu Long theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
ơ

4: Phƣơng hƣớng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt

cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long.



7

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội
ngũ cán bộ
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ
nói riêng là một nội dung đặc biệt quan trọng trong hệ thống tƣ tƣởng của Ngƣời,
có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn. Chính vì thế, cho đến nay, đã có nhiều công
trình khoa học đi sâu nghiên cứu về vấn đề này. Có thể thấy một số công trình
tiêu biểu nhƣ sau:
- Sách “B

H



p

ờ ” của Phan Hiền [57] nói lên sự

vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc vun đắp cho sự nghiệp “trồng
ngƣời”: từ cách quan tâm đến sử dụng, bồi dƣỡng chăm lo cho con ngƣời, cũng
nhƣ cách sử dụng cán bộ trong bộ máy Nhà nƣớc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
một điển hình đặc sắc trong chăm lo, bồi dƣỡng và sử dụng con ngƣời.
- Sách "




H

M



bộ

bộ" của Bùi Đình

Phong [116] là một trong những công trình khoa học đã cung cấp cho ngƣời đọc
có những thông tin mới và cách nhìn khá đầy đủ nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về cán bộ và công tác cán bộ, bao gồm quá trình hình thành nội dung tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Đồng thời tác giả cũng nêu lên những
quan điểm chủ yếu về vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán
bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
-“



H

M



bộ

bộ” của tác giả Mạch


Quang Thắng với Cổng thông tin tƣ liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh [125]
w.w.w.thehehochiminh.net mô tả khái quát nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vị
trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ; về yêu cầu đối với cán bộ cách mạng.
Trong đó, tác giả nhấn mạnh yêu cầu về tƣ cách: Cán bộ phải suốt đời phấn đấu


8

hy sinh cho lý tƣởng của Đảng; phải đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên
trên hết và lên trƣớc hết; phải có một đời tƣ trong sáng, là một tấm gƣơng sáng
trong cuộc sống.
Yêu cầu về phẩm chất, năng lực, cán bộ phải có năng lực lãnh đạo, tổ
chức thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và các
đoàn thể nhân dân; có mối liên hệ mật thiết với nhân dân; phải luôn luôn học tập
để nâng cao trình độ về mọi mặt. Cán bộ phải có phong cách tốt.
Tác giả đã nêu lên các quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ:
Hiểu và đánh giá đúng cán bộ để lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ. Phải “khéo
dùng cán bộ”, “dùng ngƣời đúng chỗ, đúng việc”; Phải chống chủ nghĩa biệt
phái, cục bộ, địa phƣơng, hẹp hòi; Phải chú trọng đến công tác đề bạt cán bộ;
Phải đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ…
-“



H

M




bộ

bộ”, Kỷ yếu Hội thảo

khoa học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2008), các tác giả đã trình
bày những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó, một trong những vấn đề đƣợc đề cập sâu là
công tác cán bộ và những tiêu chí xây dựng cán bộ trong xã hội mới.
- Sách “V
bộ





p ổ

H



M

ề ấ



bộ

” Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh -


Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh [59] khái quát những nội dung cơ bản của tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ để trên cơ sở đó, nêu lên
phƣơng cách để vận dụng tƣ tƣởng của Ngƣời về công tác cán bộ trong giai đoạn
mới cho phù hợp.
- Sách “Q
ũ

bộ





H

M



-



ộ ” của Nguyễn Quang Phát (chủ biên) [114] là công trình

nghiên cứu tập trung vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội. Tác giả đi sâu
vào hai tiêu chuẩn không thể thiếu đối với ngƣời cán bộ, đảng viên, đó là đức và
tài, đồng thời đi sâu làm rõ những yêu cầu về đạo đức cũng nhƣ tài năng cần có
của ngƣời cán bộ trong quân đội.



9

ã

- “Mộ





p

ề ý



Đ
ĩ







ã ộ ” (KX.03.10) của Đặng Xuân Kỳ

(chủ nhiệm) [78]. Trong phần mở đầu, tác giả viết: “Trong quá trình lãnh đạo

cách mạng Việt Nam, Đảng ta thƣờng xuyên quan tâm đến vấn đề xây dựng
Đảng. Xây dựng Đảng luôn luôn đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của
Đảng; bởi lẽ, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự trong sạch, vững mạnh của các
tổ chức đảng từ trên xuống dƣới và của đông đảo đội ngũ cán bộ, đảng viên đã
trở thành nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng”.
- Bài viết "






H

M



ò





" của Bùi Đình Phong [117], chỉ ra nguồn động lực to

lớn, thƣớc đo phẩm chất của ngƣời cán bộ đó là đạo đức cách mạng. Tuy nhiên,
để hoàn thành sứ mệnh cao cả của sự nghiệp cách mạng đặt ra, ngƣời cán bộ chỉ
với đức không thì chƣa đủ, mà phải có tài. Tác giả chỉ ra sự thống nhất hòa
quyện giữa đức và tài trong một, chính sự thống nhất đó tạo nên một con ngƣời

hoàn chỉnh, đó là ngƣời cán bộ.
- Sách “H

M



bộ





” của Đức

Vƣợng [171] đã khái lƣợc cơ bản quá trình đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong suốt quá trình ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc cho
đến năm 1969. Quyển sách nêu rõ trong suốt quá trình tìm đƣờng cứu nƣớc,
cũng nhƣ qua các giai đoạn của lịch sử từ đấu tranh giành chính quyền cho đến
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Chính đội
ngũ cán bộ đƣợc Ngƣời quan tâm xây dựng đã góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại
của cách mạng.
- Sách “H

M



” của Mạch Quang Thắng


[124]. Với 4 chƣơng, tác giả đã dành trọn 1 chƣơng “triết lý phát triển qua cuộc
sống” để nói về đạo đức của con ngƣời, đặc biệt của ngƣời cán bộ, đó chính là
nền tảng để xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời đại mới.


10

1.1.2. Tình hình nghiên cứu vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong
xây dựng đội ngũ cán bộ ở nƣớc ta và xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở
đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
- Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp cơ sở là một vấn đề cơ bản, thƣờng xuyên và có ảnh hƣởng sâu sắc tới hoạt
động lãnh đạo của Đảng. Đây cũng là vấn đề đã và đang đƣợc cả xã hội hết sức
quan tâm. Việc nghiên cứu và làm rõ nội hàm của hai vấn đề này là một đòi hỏi
mang tính cấp bách đối với hoạt động lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Có thể nêu ra một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ sau:
- Sách “Đổ







”, Lê Quốc Lý

(chủ biên) [82] đã chia ra ba phần rõ rệt. Phần I, tác giả tập hợp những bài viết
để làm rõ “những luận điểm cơ bản về hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống

chính trị ở Việt Nam”; Phần II, những chuyên đề xoay quanh làm rõ “thực trạng
hoạt động của hệ thống chính trị ở nƣớc ta trong quá trình đổi mới”. Đặc biệt ở
phần III, khi tác giả tập hợp các chuyên đề tập trung đƣa ra “quan điểm, phƣơng
hƣớng và giải pháp cụ thể để đổi mới hệ thống chính trị ở nƣớc ta”, có đề cập
đến “Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức trong hệ
thống chính trị ở nƣớc ta hiện nay” và “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán
bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị nƣớc ta”.
- Sách “Mộ


ộ ở


N

ề ề



ũ

bộ

ấp

” của Lê Hữu Nghĩa (chủ biên) [110] đã tập trung

phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện ngƣời dân tộc ở
Tây Nguyên trƣớc sự tác động, ảnh hƣởng của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
văn hóa - xã hội, trình độ nhận thức của ngƣời dân cũng nhƣ đội ngũ cán bộ chủ

chốt cấp huyện ở Tây Nguyên tác động làm ảnh hƣởng đến công tác cán bộ. Qua
đó, tác giả đề xuất giải pháp nhằm quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng…đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp huyện ngƣời dân tộc ở Tây Nguyên.


11

- Sách “G


ú

p p ổ













” của Tô Huy Rứa - Nguyễn Cúc - Trần Khắc Việt

(đồng chủ biên), đã nêu bật đặc điểm các tỉnh miền núi ảnh hƣởng tới hoạt động
của hệ thống chính trị các địa phƣơng trong vùng. Cuốn sách còn chỉ ra thực

trạng, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm hoạt động của hệ thống chính trị ở
các tỉnh miền núi từ sau bắt đầu đổi mới; trên cơ sở đó, đề ra những quan điểm
chỉ đạo và các giải pháp cơ bản đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các
tỉnh miền núi.
- Sách “X



p

ũ

bộ









-L





ỳ ẩ


p p”, của Lê Phƣơng

Thảo - Nguyễn Cúc - Doãn Hùng (đồng chủ biên năm 2003), đã luận giải khoa
học cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nƣớc ta thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các tác giả làm nổi bật thực trạng xây dựng
đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nƣớc ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hóa, đồng thời đề ra một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
trên một số lĩnh vực chuyên môn.
- Sách “L




ỳ ẩ





p




ũ


bộ
ớ ” do


Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân Sầm chủ biên [121] đã trình bày các khái
niệm, lý giải các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ,
công chức và đƣa ra những kiến nghị về phƣơng hƣớng, giải pháp nhằm củng cố,
phát triển đội ngũ này cả về chất lƣợng, số lƣợng và cơ cấu.
- “X
p p




ã ộ

ũ
ĩ

bộ

p

ò



N



” của tác giả Thang Văn

Phúc và Nguyễn Minh Phƣơng. Các tác giả đã làm rõ chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ

tƣởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí ngƣời cán bộ,
yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Trên cơ sở đó, tìm hiểu
những bài học kinh nghiệm về việc tuyển chọn và sử dụng nhân tài, nhƣ kinh


12

nghiệm xây dựng nền công vụ chính quy hiện đại của một số nƣớc trên thế giới.
Chỉ rõ hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi
của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
- “Về



ụ V

N

”, do Nguyễn Trọng Điều chủ biên, có

phân tích một cách toàn diện và có hệ thống về lý luận và thực tiễn của chế độ
công vụ và cải cách công vụ Việt Nam qua từng thời kỳ, luận giải và đƣa ra lộ
trình thích hợp cho việc hoàn thiện chế độ công vụ Việt Nam trong điều kiện xây
dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân dƣới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu của tác giả nƣớc ngoài:
- Sách “Đ

H


M

” của Ê.Cô-bê-Lép [42] đã sơ lƣợc xuất

thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời tổng kết quá trình đầy sóng gió của
Ngƣời khi bôn ba tìm đƣờng giải phóng cho dân tộc. Tác giả nhấn mạnh quan
điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Ngƣời nói rằng, cũng nhƣ trong bất cứ cuộc
chiến tranh du kích nào, cái chính không phải là giữ đất, mà là bằng mọi giá, giữ
vững các tổ chức chính quyền cách mạng, các lực lƣợng vũ trang nhân dân và
các căn cứ kháng chiến” [42, tr.332]. Để thực hiện đƣợc mục đích đó, chỉ có thể
xây dựng đội ngũ cán bộ đủ mạnh thông qua việc tác giả dẫn chứng “Công việc
của Nguyễn Ái Quốc một phần đƣợc thực hiện tại Văn phòng của Tƣớng
Bôrôđin...là việc tập hợp và thành lập Hội Việt Nam cách Mạng thanh niên...
nhằm chuẩn bị lực lƣợng hành động trong tƣơng lai” [42, tr.43].
- Sách “H

M





ờ ” của William J. Duiker [172] với XV

chƣơng, 542 trang, tác giả đã tổng kết cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lúc
sống ở quê nhà “



ấ ” cho đến khi trở thành lãnh tụ của cách


mạng Việt Nam “ ừ ộ

ờ ớ





ạ ”. Tác giả đã dẫn giải việc

Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam: “Ông
cũng nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc xây dựng sức mạnh của phong
trào thông qua việc tuyển mộ những cán bộ kế cận đáng tin cậy” [172, tr.253].


13

Chính vì vậy “trong vòng một vài tháng sau khi đến Quảng Đông, Nguyễn Ái
Quốc đã tuyển đƣợc một nhóm những ngƣời cấp tiến trẻ có thể lãnh đạo một
phong trào kháng chiến dân tộc mới và mạnh mẽ trong tƣơng lai” [172, tr.134].
- Sách “H

M

Ô

ã ” SUPRIDA PHANOMJONG

(chủ biên) [122], với 186 trang, tác giả chia ra XII phần và đã làm nổi bật quá

trình Hồ Chí Minh hoạt động nhiều nơi trên thế giới từ khi “ra thế giới rộng lớn”
[122, tr.22] đến khi “Việt Nam thống nhất” [122, tr.166].
- Sách “H

M





Á





ạ ”, Nxb Chính trị

quốc gia [120], đã tập hợp hơn 70 bài viết của các cá nhân ngƣời nƣớc ngoài và
hơn 10 tờ báo của các nƣớc trên thế giới ca ngợi về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các
bài viết có đề cập đến công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ của Ngƣời. Trong bài
viết “H

M

b



ạ ”, R. ARIXMENĐI nói rõ:


“...Trong những yêu cầu của việc thành lập Đảng, đồng chí Hồ Chí Minh... đào
tạo nên những lãnh tụ của mình và các lãnh tụ đó trở nên vĩ đại trong quá trình
sát cánh cùng nhân dân đấu tranh và phục vụ Đảng” [120, tr.53]. Trong bài “G


H

M





”, TÊSHÔM KÊBÊĐE

khẳng định: “Việc xây dựng đảng đòi hỏi sự gắn bó của những cán bộ đảng, nhà
nƣớc và cán bộ của các tổ chức quần chúng. Nếu không có một chính sách cán
bộ đúng, không thể thực hiện đƣợc vai trò tiên phong của đảng” [120, tr.219].
Trong bài “ ụ H

M





ử”, RISỚT

UOÁCĐƠ đã đánh giá: “Sự vĩ đại của Cụ một phần là ở chỗ đã đào luyện nên

những ngƣời Việt Nam ƣu tú nhất và tài giỏi nhất để tiếp tục con đƣờng cách
mạng. Những đồng chí gần gũi của Cụ nhƣ Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng, Trƣờng
Chinh, Võ Nguyên Giáp và các đồng chí khác đều là những ngƣời kế tục xứng
đáng, những ngƣời đã đƣợc tôi luyện” [120, tr.438]...
Ngoài ra còn cố một số công trình khác nhƣ:
- Sách “Q



bộ ã



ý” của tác giả Đỗ Minh Cƣơng,

trình bày rõ quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng ta về quy hoạch cán bộ.


14

Từ đó, tác giả dành trọn một chƣơng (52 trang) tổng kết tình hình thực hiện công
tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nƣớc ta hiện nay.
Trong đó, tác giả chỉ ra thực trạng công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong hệ thống chính trị trong thời gian gần đây và nêu lên một số giải pháp nâng
cao chất lƣợng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu của thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
- Sách “




H

M





V

N

” của

Võ Nguyên Giáp (chủ biên) [43] với 348 trang đƣợc chia làm 3 phần. Trong
phần thứ hai về những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tác giả dành
1 chƣơng “tƣ tƣởng Hồ chí Minh về xây dựng Đảng, Mặt trận và Nhà nƣớc”,
trong đó có đề cập đến vấn đề cán bộ và công tác cán bộ.
- Sách “P







ớ ” của Nguyễn Đắc Hƣng

[61]. Tác giả nêu bật lên nguồn gốc, đặc điểm và các giai đoạn phát triển của
nhân tài của các quốc gia trên thế giới. Ở chƣơng IV, tác giả làm rõ những nội

dung cơ bản về phát triển nhân tài, đồng thời nêu lên tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng về trí thức và nhân tài.
- Sách “X
p



p


V

N

p ụ



ớ ” của Nguyễn Văn Khánh [73] đã tập hợp 27 bài viết

là công trình khoa học cấp nhà nƣớc và đƣợc chia làm bốn phần: I: Trí tuệ và
nguồn lực trí tuệ - những vấn đề lý luận chung. II. Nguồn lực trí tuệ Việt Nam
trong lịch sử và hiện tại. III. Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam
phục vụ sự nghiệp chấn hƣng đất nƣớc. IV. Phát triển và sử dụng nguồn lực trí
tuệ - tiếp cận từ kinh nghiệm nƣớc ngoài. Chủ để cuốn sách làm rõ nguồn lực,
tìm kiếm nhân tài phát triển của đất nƣớc.
Trong chuyên đề đầu tiên ở phần II, với tiêu đề “Vấ


ử ụ


ờ p

ởV

N





p

”, tác giả Lâm Bá

Nam đã dẫn lại lời nói nổi tiếng của Thân Nhân Trung trên bia tiến sĩ khoa
Nhâm Tuất (1442): “H ề


15







b
é


ơ


ấp è



V



ẽ ĩ



” [73, tr.131] và nêu ra tiêu chuẩn lựa chọn hiền tài là: Tuyệt đối trung
thành; thứ hai phải là ngƣời chính trực, ngay thẳng, không xu nịnh, luôn kết hợp
có cả đức và tài, đức là gốc. Tác giả cũng đã tổng hợp các hình thức đào tạo,
tuyển dụng nhân tài trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, nhƣ: tiến
cử, tự tiến cử và qua khoa cử.
- Sách “Đ



ử ụ

V

N




ờ P p

ộ ”của

Nguyễn Văn Khánh và Trƣơng Bích Hạnh [46] làm rõ công tác đào tạo cán bộ
của những nhà yêu nƣớc trong các phong trào Đông Du, Duy Tân, đặc biệt là
công tác đào tạo cán bộ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Ngay sau khi thành
lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925), Nguyễn Ái Quốc đã chú trọng
đến việc mở các lớp huấn luyện chính trị, bồi dƣỡng nhân cách và đạo đức và
phƣơng pháp làm việc của ngƣời làm cách mạng.
- Sách “Đ

ã





ũ

bộ

ớ ” của Trần Văn Thắng với 4 chƣơng, chủ yếu nói lên sự lãnh đạo của
Đảng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nƣớc thời
kỳ trƣớc, trong thời kỳ đầu đổi mới và trong thời kỳ đẩy mạnh đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Ở đó, tác giả dành Chƣơng 4 để nói lên “Một
số kinh nghiệm và đề ra một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức hiện nay”.

- Sách “B


bộ ở



p p” của Trƣơng Thị Thông và Lê Kim Việt [162]

gồm ba chƣơng, nêu rõ nguồn gốc, bản chất và những tác hại của bệnh quan liêu
trong công tác cán bộ; một số biểu hiện chủ yếu và nguyên nhân của bệnh quan
liêu trong công tác cán bộ; phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm đề phòng,
khắc phục bệnh quan liêu trong công tác cán bộ.


16

- Sách “H

M



ớ ” của Nguyễn Đài

Trang (sách tham khảo) [139] có đề cập đến vấn đề cán bộ trong tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh, khi tác giả nói lên sự ảnh hƣởng của nho giáo đến triết lý xã hội và
chính trị Việt Nam: “Hồ Chí Minh sử dụng triệt để khái niệm ngƣời quân tử để
xây dựng đội ngũ đảng viên vững mạnh, phục vụ cách mạng và sống gƣơng
mẫu, tận tụy với dân. Các bộ không nên trở thành quan cách mạng, nói thì phải

làm, phải sống gƣơng mẫu để đƣợc dân tin, phải giúp dân sống tự do và hạnh
phúc” [139, tr.58].
- Sách “H

M

ă

p

ể ” của Nguyễn Đài Trang

[140] với 7 chƣơng với 382 trang, tác giả đã dành phần lớn nói lên “lợi ích trăm
năm thì phải trồng ngƣời”, lãnh đạo vững chắc lo trƣớc thiên hạ, vui sau thiên
hạ, vấn đề đối với con ngƣời...Tác giả nhấn mạnh: “Nói tóm lại, những điều Hồ
Chí Minh dạy về xây dựng đời sống mới, trọng dụng nhân tài, xây dựng vốn
nhân lực càng hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay” [140, tr.278].
Tác giả còn nêu bật việc Nguyễn Ái Quốc mở các lớp huấn luyện, đào tạo
cán bộ, “Những lớp huấn luyện chính trị ở Tĩnh tây Trung Quốc trƣớc đây, nay
lại đƣợc mở ở Pác Bó. Bên ngoài rìa bản sừng sửng một ngọn núi đá và trên
sƣờn ngọn núi đá có một cái đình. Đằng sau đình ngƣời ta phát hiện thấy một
hẻm núi sâu, kín đáo, có thể ngồi đƣợc vài chục ngƣời. Chính đây là nơi tiến
hành học tập” [140, tr.226]. Tác giả còn nhấn mạnh việc Chủ tịch Hồ Chí Minh
luôn luôn lúc nào cũng quan tâm đến cán bộ, “Ngƣời cũng làm hết sức mình cho
việc củng cố đội ngũ cán bộ của Đảng, thống nhất, đoàn kết mọi đảng viên xung
quanh mục đích đấu tranh mà Đảng đã nêu lên” [140, tr.333].
- Tài liệu Bồi dƣỡng lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ, do
Ban Tổ chức Trung ƣơng phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh biên soạn (2001), đã trình bày những vấn đề chủ yếu về xây dựng tiêu
chuẩn cán bộ và quy trình xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; yêu cầu của việc sử dụng

tiêu chuẩn cán bộ làm cơ sở cho công tác đánh giá, lựa chọn, bổ nhiệm, điều


17

động, luân chuyển, đào tạo…cán bộ và đổi mới và nâng cao chất lƣợng tổ chức
chính quyền và đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phƣờng, thị trấn.
- Bài viết “Nhân tài và vấn đề sử dụng nhân tài" của Trần Đình Huỳnh, Xây
Đ

(04) [71] khẳng định: “Muốn lãnh đạo, phát huy ngƣời có tài, trƣớc hết

phải hiểu đặc điểm của họ”. Tác giả chỉ ra 7 cái “tật” và cho đó là đặc điểm của
những ngƣời có tài, nên lãnh đạo phải hiểu và có cách sử dụng cho phù hợp. Để
khắc phục đƣợc những cái “tật” của những ngƣời có tài và sử dụng đƣợc họ, đòi hỏi
ngƣời lãnh đạo phải có đạo đức, nhân cách lớn, có trí tuệ, bao dung, lòng vị tha…
- "L




b







-


b

" của tác giả Nguyễn Lân Dũng,

ạ , (4), (25) [39] dẫn

chứng tài lựa chọn và dùng ngƣời của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay khi chúng ta
giành đƣợc chính quyền, đó là những con ngƣời không đảng phái, nhƣng tài đức
vẹn toàn, đem lại thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng. Trên cơ sở đó, tác giả trích
dẫn Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị: "Hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ
thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức
kiều bào vào công cuộc phát triển đất nƣớc. Xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng
đối với những chuyên gia, trí thức ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài có trình độ
chuyên môn cao, có khả năng tƣ vấn về quản lý, điều hành, chuyển giao công
nghệ, kỹ thuật cao cho đất nƣớc, góp phần phát triển nền văn hoá, nghệ thuật của
nƣớc nhà" và chỉ ra sự cần thiết, cấp bách trong việc thực hiện trọng dụng hiền
tại hiện nay theo đƣờng lối của Đảng.
- “P ẩ



ă

ờ ã



NH HĐH”, của


Nguyễn Văn Huyên, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. Trên cơ sở làm rõ
yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ mới, tác giả đã chỉ ra những phẩm chất chính trị, đạo
đức cách mạng và năng lực trình độ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo của chúng ta.
- Luận án “N







ũ

bộ

ấp



” của Nguyễn Thành Dũng đề cập về

tổng thể chất lƣợng của các yếu tố hợp thành đội ngũ cán bộ chủ chốt huyện ở


18

các tỉnh Tây Nguyên phải đủ cả số lƣợng, chất lƣợng của từng cán bộ và cơ cấu
hợp lý đội ngũ; nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các
tỉnh Tây Nguyên là thực hiện tổng thể các nội dung, hình thức, biện pháp, tạo ra
sự chuyển biến chất lƣợng cả đội ngũ.

- Công trình khoa học “Nă







ờ ã



ơ ở” của Đinh Phƣơng Duy - Nguyễn Thị Bích Ngọc đã nêu bật một số nội
dung khẳng định tài năng của ngƣời lãnh đạo ở cơ sở, đó là phải thông qua sự
kiểm nghiệm của thực tiễn. Từ đó, các tác giả đã phân tích năng lực hoạt động
thực tiễn của cán bộ lãnh đạo cơ sở, chỉ ra những yếu kém mà ngƣời lãnh đạo
cần phải khắc phục, đồng thời chỉ ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực này.
Các đề tài trên có những đóng góp về mặt lý luận rất sâu sắc trong nghiên
cứu về “đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã”. Trƣớc hết, các công trình này đều xuất
phát từ quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cán bộ
và công tác cán bộ để chỉ ra vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong việc
thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở nhƣng lại có những đặc điểm riêng cho từng
loại hình cấp xã nhƣ: cấp xã miền núi, cấp xã nông thôn, cấp xã biên giới, bởi
xét về cơ cấu dân tộc, đội ngũ này có những đặc điểm riêng biệt.
- Luận án “ ạ


N

bộ



ã









” (2014), Trƣơng Thị Bạch Yến đã làm rõ

những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc tạo nguồn cán bộ cấp xã là ngƣời dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp chủ
yếu nhằm đẩy mạnh việc tạo nguồn đội ngũ này đến năm 2020.
- Đề tài “X
ở ã p






N



ũ


bộ

ờ K

bộ”, của Nguyễn Thái Hòa, Phó vụ

trƣởng Vụ địa phƣơng III, Ban Tổ chức Trung ƣơng (chủ nhiệm) đã nêu khái
quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và lƣợc sử hình thành vùng đất Nam bộ
và Tây Nam bộ có liên quan trực tiếp đến ngƣời Khmer Tây Nam bộ; đặc điểm
ngƣời dân Tây Nam bộ và đơn vị hành chính cấp xã; đặc điểm dân tộc Khmer


19

Tây Nam bộ; những vấn đề chính trị - xã hội tác động đến đồng bào Khmer và
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta. Các tác giả đã làm rõ thực trạng và
đánh giá đội ngũ cán bộ dân tộc Khmer trong hệ thống chính trị khu vực Tây
Nam bộ, kết quả công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ, những thuận lợi và khó
khăn, những kinh nghiệm từ thực tiễn công tác cán bộ ngƣời dân tộc Khmer Tây
Nam bộ. Trên cơ sở đó, các tác giả nêu lên mục tiêu, phƣơng hƣớng, căn cứ,
điều kiện và 11 giải pháp xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ ngƣời
Khmer; những đề xuất, kiến nghị với cơ quan Trung ƣơng và các cấp địa phƣơng
trong khu vực Tây Nam bộ. Đặc biệt, đề tài đã xây dựng đƣợc yếu tố mang tính
mô hình về tiêu chuẩn 5 chức danh chủ chốt ở cơ sở. Góc độ nghiên cứu của đề
tài rộng hơn so với đề tài mà tác giả đang nghiên cứu, đối tƣợng chính của đề tài
này chủ yếu là cán bộ cấp xã ngƣời Khmer (cả cán bộ chuyên trách, công chức
và cán bộ không chuyên trách cấp xã).
- Luận án “X
thôn


bằ


Cử L

ũ

bộ ã



ấp ã vùng nông

” (2000), Phạm Công Khâm đã phân

tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã vùng nông
thôn đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cƣờng
việc xây dựng đội ngũ này.
Các công trình, bài viết của các tác giả đã phần nào làm rõ những nội
dung cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ, công tác cán bộ và xây dựng
đội ngũ cán bộ, trên cơ sở đó vận dụng tƣ tƣởng của Ngƣời vào việc xây dựng
đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp. Bên cạnh đó, các công trình còn đƣa ra những
giải pháp cụ thể để các cấp ủy có những quyết sách đúng đắn, khoa học trong
việc đào tạo đội ngũ cán bộ thật sự có chất lƣợng đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm
vụ của cách mạng.
Tuy nhiên, cho đến nay để có những tổng hợp chính xác, những giải pháp
cụ thể và thiết thực của các cấp ủy đảng trong việc vận dụng tƣ tƣởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về xây dựng cán bộ vào công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ



20

cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long thì chƣa có một
công trình nào đi vào nghiên cứu một cách có chiều sâu và hệ thống.
Ngoài ra còn một số công trình khác nghiên cứu về cơ sở lý luận, về kiến
thức, kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc nói chung và
đội ngũ cán bộ công chức cấp xã nói riêng nói riêng. Đ
kh o trong quá trình nghiên c

ơ ở ể tác gi tham

ề tài c a mình.

1.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIẾP TỤC
NGHIÊN CỨU

1.2.1. Những kết quả đã đạt đƣợc
Về ý

, qua các công trình công bố, các đề tài, luận án, luận văn,

bài viết…, các tác giả tập trung khai thác khá đầy đủ nội dung về vai trò và
tầm quan trọng của nhân tài, tuyển chọn và trọng dụng nhân tài; làm rõ tƣ
tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Nhiều công
trình của các nhà khoa học dùng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: lịch sử,
so sánh, phân tích…bằng những dẫn chứng cụ thể để chứng minh việc đánh
giá cán bộ và dùng cán bộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức khoa học và
tinh tế. Một số công trình phân tích khá sâu sắc thực trạng đội ngũ cán bộ
trong thời kỳ mới, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng đội

ngũ cán bộ có chất lƣợng.
Một số đề tài khai thác ở góc độ nghiên cứu tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về cán bộ và công tác cán bộ làm cơ sở đánh giá chất lƣợng đội ngũ cán
bộ, qua đó vận dụng vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của
một số địa phƣơng, từ cấp khu vực, tỉnh, quận, huyện và cấp cơ sở.
Có nhiều công trình nghiên cứu từ nội dung tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về cán bộ và công tác bộ, đã vận dụng đi sâu vào những giải pháp nâng
cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ của địa phƣơng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu
số sinh sống, thậm chí cả việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ là ngƣời dân
tộc ở các tỉnh thành trên cả nƣớc.


21

Về



nhiều công trình thể hiện rõ tâm huyết của tác giả khi tập

trung nghiên cứu trên cơ sở, nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công
tác cán bộ, đề ra những giải pháp hữu hiệu trong việc vận dụng tƣ tƣởng của
Ngƣời vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở một số địa phƣơng.
Với kết quả của các công trình trên sẽ là nguồn tài liệu vô cùng quý báu và
bổ ích cho tác giả nghiên cứu, kế thừa thực hiện thành công luận án của mình,
đồng thời thông qua đó hy vọng góp phần vào việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long theo đúng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
1.2.2. Những vấn đề luận án sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu
Mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứu nhƣ đã trình bày trên, nhƣng
cho đến nay để có những tổng hợp chính xác, những giải pháp cụ thể, tối ƣu và

thiết thực của các cấp ủy đảng trong việc vận dụng tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về xây dựng cán bộ vào công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp cơ sở ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì chƣa có một công trình
nào đi vào nghiên cứu một cách có chiều sâu và hệ thống.
Ở đồng bằng sông Cửu Long chƣa có tổng kết về sự vận dụng tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về xây dựng cán bộ vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp.
Một thực tế nữa đó là sự yếu kém công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ cấp cơ sở là
một minh chứng để luận án tiếp tục nghiên cứu. Nên điểm mới của luận án là:


: Nghiên cứu hoàn chỉnh hơn, kể cả các khái niệm với nội hàm của

nó theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ sâu hơn, đầy đủ hơn
theo chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
ễ : Xây dựng đội ngũ cán bộ là vấn đề quan trọng của Đảng, Nhà
nƣớc ta, nhƣng nhìn chung các công trình nghiên cứu chỉ nhìn theo góc độ xây
dựng Đảng hoặc tổ chức cán bộ, do đó việc tiếp cận từ góc độ Hồ Chí Minh học
để đánh giá sẽ đầy đủ và sâu sắc hơn; đánh giá có hệ thống thực trạng đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở đồng bằng sông Cửu Long (chủ yếu tập trung vào
những yếu kém).


×