Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Xây dựng nông thôn mới tại xã đồng sơn, thành phố bắc giang ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.39 KB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DƯƠNG HOÀNG CẦM

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ ĐỒNG SƠN,
THÀNH PHỐ BẮC GIANG

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. TRẦN ĐÌNH THIÊN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

DƯƠNG HOÀNG CẦM


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU


Chương 1

1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN

11

MỚI

1.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới

11

1.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số

31

xã đã thành công
Chương 2

1.3. Bài học kinh nghiệm

36

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

37

TẠI XÃ ĐỒNG SƠN, THÀNH PHỐ BẮC GIANG


2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng NTM

37

tại xã Đồng Sơn
2.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã

43

Đồng Sơn
2.3. Đánh giá chung công tác xây dựng nông thôn

64

mới tại xã Đồng Sơn
Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC

68

TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
XÃ ĐỒNG SƠN, THÀNH PHỐ BẮC GIANG

3.1. Bối cảnh và yêu cầu của việc xây dựng nông

68

thôn mới tại xã Đồng Sơn
3.2. Định hướng nâng cao chất lượng các tiêu chí


73

xây dựng NTM tại xã Đồng Sơn
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng các tiêu chí xây

74

dựng NTM
3.4. Một số kiến nghị

77

KẾT LUẬN

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

81


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới là một mục tiêu quan trọng trong chủ trương
của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, được
xác định trong Nghị quyết số 26-NQ/TƯ ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ
7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X. Việc xây dựng nông thôn mới đòi hỏi
phải có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh

công nghiệp và dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường
sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh
thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Muốn thực hiện được nội dung trên, đòi hỏi nền kinh tế - xã hội phải
phát triển bền vững. Một nền kinh tế phát triển bền vững là cơ sở khoa học
cho việc thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một
chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc
phòng. Với mục tiêu toàn diện: xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
từng bước hiện đại; xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát
triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; bảo vệ môi trường sinh thái; giữ
vững an ninh - trật tự; tăng cường hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh
đạo của Đảng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt
Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, nông thôn
hiện nay chủ yếu vẫn còn là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún; với gần

1


65,5% dân số hiện đang sống ở khu vực nông thôn và gần 60% số lao động cả
nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam
chỉ rõ “Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc
điểm của từng vùng theo các bước đi cụ thể vững chắc trong từng giai đoạn;
giữ vững và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của nông thôn Việt
Nam”. Đại hội XII tiếp tục khẳng định: phát triển sản xuất nông nghiệp là
then chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
của Nhà nước và Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2010 - 2020 của UBND tỉnh Bắc Giang, UBND thành phố Bắc Giang đã chọn
xã Đồng Sơn là 01 trong 06 xã của thành phố thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011 – 2020.
Xã Đồng Sơn là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Bắc Giang có vị
trí, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ thương
mại và du lịch sinh thái; đồng thời có đầy đủ các tiềm năng, yếu tố, cơ sở hạ
tầng thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công
nghiệp, phát triển những mô hình kinh tế mới, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
thương mại và du lịch. Tuy nhiên, do chưa khai thác triệt để tiềm năng, thế
mạnh, người dân trong xã có thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp nên đời sống
vật chất chưa được nâng cao, đời sống tinh thần còn nghèo nàn.
Xây dựng, phát triển nông thôn và kinh tế nông thôn là một vấn đề lớn,
phức tạp, liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành trong khi kinh nghiệm, năng
lực của đội ngũ cán bộ - nhất là cán bộ cơ sở còn thấp; mặt khác, quá trình
xây dựng nông thôn mới tại xã Đồng Sơn trong thời gian qua gặp không ít
khó khăn nảy sinh, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện mục tiêu đề ra.
Xuất phát từ thực tế trên, đồng thời bản thân học viên là một công chức
được Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Bắc Giang (Thành ủy Bắc Giang)

2


phân công theo dõi, phụ trách Đảng bộ xã Đồng Sơn trong thực hiện các
nhiệm vụ chính trị trên địa bàn nên học viên đã chọn đề tài: “Xây dựng nông
thôn mới tại xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang” với mong muốn đóng góp
một phần công sức đẩy nhanh tiến trình xây dựng NTM tại xã Đồng Sơn, thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và tỉnh Bắc Giang.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gần đây, xây dựng NTM là chủ đề thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều cơ quan lãnh đạo, quản lý, các cơ quan nghiên cứu và
các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở nước ta.
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Lê Thế Cương với bài viết “Thực tiễn hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc
Trung Quốc và kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam” đăng trên tạp chí cộng sản
số tháng 1 năm 2013 đã phân tích những nội dung mấu chốt từ thực tiễn con
đường “hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc”, trên cơ sở đó rút ra
những bài học kinh nghiệm đối với xây dựng nông thôn ở nước ta. Những bài
học được tác giả chỉ ra trên những vấn đề cơ bản như: đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, tạo chuyển biến một cách rõ rệt để nhận thức sâu sắc hơn vai
trò, ý nghĩa của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong cả hệ thống chính
trị, đặc biệt chủ thể chính là cư dân khu vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy
mạnh đổi mới và hoàn thiện cơ chế chính sách, đổi mới cơ chế kinh tế nông
nghiệp, nông thôn, thực hiện một cách đồng bộ, nghiêm túc, quyết liệt những
chính sách và chương trình kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn đó
ban hành; đẩy mạnh phát triển chất lượng nhân lực, nguồn lực kỹ thuật các
trường, viện, trung tâm nghiên cứu nông nghiệp; phát triển công tác nghiên
cứu khoa học ứng dụng; xây dựng, hỗ trợ, phát triển các tổ chức kinh tế nông
nghiệp, nông thôn và đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp.

3


Công trình: “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các
nước và Việt Nam” do Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu
của các tác giả Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott, Nxb Hà Nội ấn hành
năm 2000. Tác giả đã nghiên cứu về thiết chế nông thôn ở một số nước trên
thế giới, vai trò, đặc điểm của nông dân và những kết quả bước đầu trong
nghiên cứu làng truyền thống ở Việt Nam. Những điểm đáng chú ý của công

trình này có giá trị tham khảo cho việc giải quyết những vấn đề của việc xây
dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay như: Hệ tư tưởng của nông dân ở thế
giới thứ ba; tương lai của các trang trại nhỏ; các hình thức sở hữu đất đai;
nông dân với khoa học; những mô hình tiến hoá nông thôn ở các nước nông
nghiệp trồng lúa... Đặc biệt lưu ý là những kết quả nghiên cứu của công trình
về quan hệ làng xóm - Nhà nước ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ
chế quản lý kinh tế, làng truyền thống ở Việt Nam.
Bài viết của tác giả Phạm Đi “Chương trình “Chấn hưng nông thôn” của
Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” đăng trên Tạp chí Cộng
sản tháng 3 năm 2015 đã phân tích và phát hiện nguyên nhân gây ra sự phân
hóa sâu sắc giữa thành thị và nông thôn ở Nhật Bản trong giai đoạn Nhật Bản
trú trọng đầu tư phát triển công nghiệp khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế
giới thứ hai, tác giả đã nêu nên một số giải pháp trước mắt áp dụng cho chấn
hưng nông thôn Nhật Bản và đưa ra một số gới ý cho Việt Nam trong quá
trình xây dựng nông thôn mới, cụ thể như:
Cần phát huy tối đa vai trò của Chính phủ. Chính phủ là người tổ chức
và thúc đẩy công cuộc xây dựng nông thôn mới, do đó, cần phải phát huy vai
trò chủ đạo của Chính phủ trong các phương diện hoạch định chính sách,
phân bổ nguồn tài nguyên, đầu tư xây dựng...Mục tiêu then chốt của xây dựng
nông thôn mới là rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, xây dựng
bộ mặt nông thôn hiện đại, đem lại lợi ích cho đông đảo nông dân.

4


Lấy phát triển kinh tế nông thôn, tăng thu nhập cho người nông dân làm
hạt nhân then chốt. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, lòng tin và lòng quyết
tâm cho người nông dân. Vị thế chủ chốt của người nông dân trong công cuộc
xây dựng nông thôn ở Nhật Bản được phát huy một cách tối đa. Người
nông dân Nhật Bản luôn tự tin, thậm chí tự hào vì mình được làm người

nông dân, luôn thể hiện tinh thần nhiệt huyết đầy sức sống. Nhờ có sức
mạnh này mà sức sản xuất của nông nghiệp được phát triển, số phận của
người nông dân được thay đổi.
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Công trình nghiên cứu: “Chương trình nông thôn mới ở Việt Nam: Một
số vấn đề đặt ra và kiến nghị” của GS. TS. Đỗ Kim Chung & PGS. TS. Kim
Thị Dung - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đăng trên tạp chí Phát triển
kinh tế, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2012. Bài viết
này chỉ ra những bất cập và đề xuất một số giải pháp về chính sách nhằm
hoàn thiện chương trình NTM ở nước ta. Sự thiên lệch trong lựa chọn các xã
điểm, chất lượng quy hoạch NTM thấp, chưa phát huy thật tốt sự tham gia của
dân, chưa chú trọng đầu tư vào phát triển kinh tế, nhân lực và thể chế, thiếu sự
phối hợp giữa các cấp và các ngành, trình độ và năng lực quản lý của cán bộ
cơ sở còn hạn chế là những nguyên nhân cơ bản làm cho hiệu quả các chương
trình phát triển nông thôn thấp, sự chưa phù hợp trong bộ tiêu chí đánh giá,
cách tiếp cận “dội ở trên xuống”. Thực hiện cách tiếp cận có sự tham gia, lấy
dân là trung tâm cho sự phát triển, bổ sung và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá,
ban hành các chính sách hướng dẫn, triển khai xây dựng NTM phù hợp với
từng vùng miền, tập trung nhiều hơn vào mục tiêu kinh tế, coi trọng vấn đề xã
hội, thực hiện phối hợp giữa các cấp và cách ngành, lồng ghép hữu cơ các
chương trình dự án, phát triển nguồn nhân lực địa phương là những giải pháp

5


quan trọng góp phần triển khai thắng lợi chương trình và bảo đảm cho nông
thôn phát triển bền vững.
Nguyễn Văn Bích, trong cuốn sách "Nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam sau hai mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại" đã nhìn nhận một
cách khá toàn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân

nước ta trong thế kỷ XX, nhất là 20 năm đổi mới. Trong đó, nội dung
nghiên cứu được kết cấu theo các giai đoạn: thứ nhất, nông nghiệp; nông
thôn Việt Nam dưới chế độ thuộc địa, nửa phong kiến (1901 - 1945); thứ
hai, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ khi ra đời nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa đến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1945 1975); thứ ba, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau ngày giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước, cả nước bước vào thời kỳ xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật của CNXH (1976 - 1986); thứ tư, nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 - 2006). Cuốn sách đã làm sáng tỏ nhiều
vấn đề lý luận, thực tiễn trong nông nghiệp, nông thôn, về quan hệ sản
xuất, cơ chế quản lý. Đặc biệt, đã nêu được bối cảnh về sự phát triển của
nền kinh tế nước ta nói chung, nền nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Công trình nghiên cứu “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn - nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của PGS.TS Vũ Văn Phúc - Ủy viên Hội đồng
Lý luận trung ương, đăng trên Tạp chí Cộng sản số tháng 12 năm 2015, công
trình đã chỉ ra những vấn đề như: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) nông nghiệp, nông thôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với phát triển
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của nông dân. Đó là
con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ nước nào, nhất là nước ta có
điểm xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn xây dựng nền kinh
tế phát triển hiện đại. Bên cạnh những phát triển tiến bộ, nông nghiệp, nông

6


thôn nước ta vẫn là khu vực chậm phát triển, phát triển thiếu bền vững; đang
còn không ít khó khăn, như đầu tư cho nông, lâm nghiệp, thủy sản chưa tương
xứng với vị trí, vai trò của các ngành kinh tế này; mô hình tổ chức, quản lý
sản xuất chưa ổn định, cơ cấu kinh tế còn thuần nông, công nghiệp, dịch vụ
nông thôn phát triển chưa tương xứng, nên sức ép về việc làm ở nông thôn

vẫn rất lớn, thị trường nông thôn yếu kém tác động tiêu cực đến “đầu vào” và
“đầu ra” của sản xuất nông nghiệp, một số chính sách của Nhà nước lại chưa
đủ mạnh để kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển, do đó, năng suất lao
động, sức cạnh tranh của hàng nông sản thấp... Tất cả những điều đó làm cho
nông nghiệp, nông thôn có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với công nghiệp, dịch
vụ ở thành thị. Vì vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vừa là đòi hỏi cấp
bách của thực tiễn, vừa là con đường ngắn nhất để đưa nông nghiệp, nông
thôn nước ta thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay để phát triển sản xuất
hàng hóa, tăng năng suất lao động, cải thiện đời sống của cư dân nông thôn.
Những công trình này đã cung cấp luận cứ, luận chứng, những dữ liệu
rất quan trọng cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông
thôn trong thời kỳ mới ở nước ta. Tuy nhiên những công trình này không đi
sâu nghiên cứu mô hình nông thôn mới ở địa bàn cấp xã nói chung và xã
Đồng Sơn nói riêng. Những kết quả nghiên cứu đã nêu là cơ sở lý luận và
thực tiễn quan trọng mà tác giả tiếp thu và sử dụng trong quá trình hoàn thành
luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đóng góp một phần nhỏ trong nghiên cứu thực tiễn để tham gia xây
dựng lý luận về Xây dựng Nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay.
Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho các giải pháp xây dựng nông
thôn mới ở xã Đồng Sơn để thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu Quốc

7


gia về xây dựng nông thôn mới, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng và
Nhà nước ta.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề sau:
- Xây dựng nông thôn mới ở nước ta dựa trên cơ sở lý luận và thực
tiễn nào.
- Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng nông
thôn mới ở cơ sở.
- Những kết quả đã đạt được và những việc cần phải làm nhằm xây dựng
và hoàn thiện nông thôn mới tại xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang.
- Đề xuất giải pháp để hoàn thiện và củng cố chất lượng các tiêu chí
nông thôn mới tại xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chương trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn cấp xã.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn xã Đồng Sơn, thành phố Bắc
Giang.
Thời gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng xây
dựng nông thôn mới ở xã Đồng Sơn từ năm 2015 đến năm 2017
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở phương pháp luận của lý thuyết hệ thống, chủ nghĩa Duy vật
biện chứng và chủ nghĩa Duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng và Nhà

8


nước về quản lý nhà nước về nông nghiệp.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Điều tra thu thập số liệu
Sử dụng phương pháp này để tiến hành thu thập các tài liệu: Số liệu đã

được công bố của cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, số
liệu thống kê các năm 2015-2017của xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang.
Điều kiện kinh tế văn hóa - xã hội, điều kiện tự nhiên, hiện trạng tài
nguyên đất đai, nhà ở… đã được công bố thông qua báo cáo của địa
phương hoặc sách, báo, tạp chí khác nhằm mô tả, đánh giá được những
nét cơ bản của địa phương cũng như công tác triển khai chương trình
nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu.
5.2.2. Tổng hợp và xử lý tài liệu
Các số liệu sau khi thu thập được xử lý bằn phần mềm Excel sau đó phân
loại theo các chỉ tiêu nghiên cứu: Chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ
tầng và môi trường...
5.2.3. Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh:
+ So sánh định lượng: So sánh trước và sau khi thực hiện đề án xây dựng
nông thôn mới ở xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang, từ đó thấy được sự khác
biệt trước và sau khi thực hiện đề án.
+ So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường
để đánh giá.
Trong quá trình so sánh có thể kết hợp giữa so sánh định tính và định
lượng để phân tích vấn đề.
Phương pháp thống kê kinh tế: Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu
tổng hợp (số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân) để mô tả và phân tích thực
trạng phát triển kinh tế - xã hội tại xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang trong 3
năm 2015-2017.

9


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full















×