Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 19 CTTW

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.43 KB, 6 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ ......................
Số: 77/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
......................, ngày 26 tháng 6 năm 2017

BÁO CÁO
Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19 -CT/TW, ngày 05-11-2012
của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác dạy nghề cho LĐNT
----------------------------Căn cứ công văn số 93- CV/BTG ngày 21/6/2017 của Ban Tuyên giáo
huyện ……….. về việc báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 19-CT/TW của
Ban Bí thư (khóa XI).
Nay UBND xã ...................... báo cáo kết quả thực hiện cụ thể như sau:
I- TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT
1- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai:
Trên cơ sở quán triệt các văn bản của cấp trên về triển khai Đề án dạy
nghề cho lao động nông thôn. Năm 2012 Ủy ban nhân dân xã ...................... đã
thành lập Ban chỉ đạo Kế hoạch “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”. Căn cứ nội dung của Đề án và quy chế hoạt động, phân công hàng năm
thành viên Ban chỉ đạo kế hoạch phối hợp các ngành, đoàn thể tổ chức khảo sát
nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện đảm bảo phù hợp
và đúng với Đề án đã ban hành.
2- Công tác xây dựng kế hoạch, chương trình hành động của cấp ủy
đảng, chính quyền thực hiện Chỉ thị 19 - CT/TW:
Hàng năm UBND xã ...................... xây dựng kế hoạch thực hiện công tác
đào tạo nghề - Giải quyết việc làm, để nhằm năng cao chất lượng lao động nông
thôn đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động của các dơn vị, doanh nghiệp trong
và ngoài tỉnh, đồng thời góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có


việc làm thường xuyên.
3- Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện và sơ kết Chỉ thị 19CT/TW:
Lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được quan tâm và đẩy
mạnh. Ủy ban nhân dân xã phối hợp với Trung tâm dạy nghề huyện và các ban
ngành đoàn thể xã mở các lớp học nghề cho lao động nông thôn, trong quá trình
đào tạo có thành lập ban quản lý lớp, chia tổ, nhóm, lịch học cụ thể, hỗ trợ đầy
đủ phương tiện học tập… tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và nâng cao
chất lượng học tập của học viên.
4- Đánh giá khái quát kết quả đạt được của địa phương:
Vừa qua trong quá trình thực hiện chính sách an sinh xã hội, đào tạo dạy
nghề, giải quyết việc làm của xã đã có những chuyển biến tích cực. Từ năm


2013 đến năm 2016 đã mở được 04 lớp dạy nghề phù hợp nhu cầu của người
dân từ đó đã giải quyết một phần lao động tại xã. Công tác giải quyết việc làm
được thực hiện tốt, có nhiều lao động tham gia lao động xa nhà, đặc biệt là có
nhiều lao động người DTTS đi lao động ở các công ty, xí nghiệp ngoài tỉnh, đã
giải quyết phần nào về kinh tế cho một số hộ có ý chí vươn lên thoát nghèo.
II- KIỂM ĐIỂM VIỆC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
NÊU TRONG CHỈ THỊ SỐ 19-CT/TW
1- Đánh giá nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng,
chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác
dạy nghề cho lao động nông thôn:
1.1- Kết quả đạt được
Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn và căn cứ theo
Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
diệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Cấp ủy Đảng
đã tổ chức quán triệt, học tập và triển khai thực hiện đến toàn thể cán bộ, đảng
viên trong Đảng bộ và chỉ đạo các ngành có liên quan tổ chức xây dựng Kế

hoạch, tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến tận
người dân.
Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện theo lộ trình
từng gia đoạn và đề ra phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2020.
Qua quá trình thực hiện theo tinh thần Chỉ thị cùng với sự quan tâm chỉ
đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội ở địa phương nhìn chung nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được nâng lên, tạo
điều kiện thuận lợi trong công tác giáo dục và mở lớp dạy nghề ở nông thôn.
Một bộ phận lao động nông thôn sau khi được học nghề đã có việc làm mới, ổn
định tại các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Góp phần
tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và
xây dựng nông thôn mới.
1.2-Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
Đào tạo nghề ở nông thôn đôi lúc chưa theo nhu cầu của thị trường lao
động nên sau khi học xong vẫn không có việc làm từ đó ảnh hưởng đến việc vận
động mở lớp.
Việc triển khai, thực hiện công tác đào tạo nghề ở nông thôn còn chậm và
chưa đồng bộ giữa các ngành trong quá trình thực hiện hiện nhiệm vụ.
Một bộ phận người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học
nghề nên chưa mạnh dạng tham gia.
2- Công tác tuyên truyền, giáo dục về Chỉ thị 19-CT/TW trong Đảng
và nhân dân:
2.1- Kết quả đạt được:
Ủy ban nhân dân xã phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể, ban
nhân dân các ấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi công tác dạy nghề đến
tận người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ dân tộc, lao động nhàn rỗi. Thực hiện tốt
công tác tuyên truyền trên đài truyền thanh của xã.



Các ban ngành, hội đoàn thể tổ chức tuyên truyền vận động hội viên tham
gia học nghề bằng nhiều hình thức như thông qua các buổi sinh hoạt, tuyên
truyền đến các hội viên về các chủ trương, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực dạy nghề cho LĐNT.
Nhìn chung công tác điều tra, rà soát nhu cầu học nghề được tiến hành
định kỳ hàng năm làm căn cứ xây dựng kế hoạch dạy nghề, cơ bản đáp ứng
được nhu cầu học nghề của LĐNT cũng như nhu cầu sử dụng lao động qua đào
tạo của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh.
2.2- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, hình thức tuyên
truyền chưa phong phú, nên hiệu quả tuyên truyền còn thấp.
3- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền về dạy
nghề cho lao động nông thôn.
3.1- Kết quả đạt được:
Sau 5 năm triển khai thực hiện, công tác tổ chức thực hiện của xã đã được
kiện toàn phù hợp với tình hình thực tế. Từ năm 2013 đến năm 2016 Ủy ban
nhân dân xã ...................... đã mở 04 lớp dạy nghề với 113 học viên tham dự, cụ
thể:
- Năm 2013: mở 02 lớp may dân dụng với 60 học viên.
- Năm 2014: mở 01 lớp vận hành bảo trì trạm bơm điện với 25 học viên.
- Năm 2016: mở 01 lớp kỹ thuật trồng rừng và nuôi trùng quế với 28 học
viên.
Kết quả đào tạo nghề cho lao động sau khi học nghề trên địa bàn, người
lao động có việc làm hoặc tự làm cho bản thân và gia đình.
Có sự kết hợp với việc thông báo tuyển dụng lao động của Trung tâm
Dịch vụ việc làm An Giang và các chính sách hỗ trợ lao động ngoài tỉnh đến
toàn thể người dân trên địa bàn xã.
3.2- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
Tỷ lệ mở lớp dạy nghề còn thấp so với chỉ tiêu đề ra, do chưa đáp ứng nhu
cầu đầu ra nên khó khăn trong công tác vận động học viên đăng ký tham gia

học.
4- Tiếp tục đổi mới hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn
4.1- Kết quả đạt được:
Đảm bảo kế hoạch tỷ lệ lao động thông qua đào tạo hiện nay đạt 31,65%
(tỷ lệ này đạt so với qui định chung ≥ 25%).
Trong 6 tháng đầu năm xã ...................... đã mở 01 lớp dạy nghề kỹ thuật
trồng và thiết kế vườn cho 30 lao đông; giải quyết việc làm chp 650 lượt lao
động đi lao động trong và ngoài tỉnh.
Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho LĐNT theo hướng nâng cao chất
lượng, hiệu quả đào tạo. Tạo điều kiện để LĐNT tham gia các chương trình đào


tạo phù hợp với trình độ học vấn điều kiện kinh tế đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Việc hỗ trợ đào tạo nghề được thực hiện đúng đối tượng đúng chính sách theo
quy định.
4.2- Tồn tại, hạn chết, nguyên nhân
Vẫn còn một bộ phận nhỏ người lao động không muốn đi làm việc xa nhà
chỉ muốn làm việc tại chỗ vì vậy việc tổ chức các lớp dạy nghề lao động ngoài
tỉnh rất khó khăn cho địa phương. Những nghề phi nông nghiệp giải quyết việc
làm tại chỗ còn gặp khó khăn vì chưa có xí nghiệp, doanh nghiệp đặt trên địa
bàn nên việc cung ứng đầu ra còn hạn chế.
5- Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh
nghiệp và nhân dân tham gia vào công tác dạy nghề và tạo việc làm cho lao
động nông thôn
5.1- Kết quả đạt được:
Hàng năm MTTQ xã thực hiện theo kế hoạch dạy nghề của UBND xã xây
dựng kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, tư vấn dạy nghề cho các đoàn viên, hội
viên, công tác viên tổng cộng trong 5 năm: 10 cuộc có 310 lượt người tham dự,
qua tuyên truyền vận động có 250 lượt người tham gia các lớp dạy nghề ở địa
phương như: kỹ thuật chăn nuôi bò, may công nghiệp, trồng gừng nuôi trùng

quế,... sau khi kết thúc lớp học giải quyết được 151 lao động tại địa phương.
Trong 5 năm qua MTTQ xã đã biểu dương, nhân rộng các gương tốt về áp
dụng tốt các nghề đã được học qua như: mô hình may công nghiệp nhiều người
đã làm công nhân ở các xí nghiệp may mặc lớn ở trong và ngoài tỉnh, mô hình
trồng cây dược liệu, trồng lúa theo kỹ thuật mới...
Dựa theo kế hoạch dạy tổ chức các lớp nghề của UBND xã xây dựng kế
hoạch giám sát việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà Nước về dạy nghề cho lao động nông thôn. Qua
giám sát đề nghị chính sách hỗ trợ cho học viên nghèo, chính sách; có hướng
giới thiệu việc làm và hỗ trợ vốn sau khi lớp học được hoàn thành nhằm tạo điều
kiện cho học viên sau khi có được kiến thức áp dụng ngay vào thực tế.
5.2- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
Các lớp dạy nghề sau khi kết thúc số người tham gia học áp dụng vào
thực tiễn còn thấp; học viện tham gia lớp học không xuyên suốt, một ít bỏ học
giữa chừng dẫn đến hiệu quả từ công tác dạy nghề chưa cao.
Do một số ít người học nghề xong lại không mạnh dạn đầu tư vốn để thực
hiện mặc dù chính sách cho vay vốn giải quyết việc làm địa phương có quan tâm
giới thiệu giúp đỡ từ nguồn ngân hàng chính sách. Có số ít học viên thiếu ý chí
nên đã bỏ học giữa chừng.
Một số ngành nghề tổ chức mở lớp dạy cho nhân dân lao động ở địa
phương nhưng không phù hợp để phát triển do thiếu người đứng ra tổ chức liên
kết chỉ làm theo hộ nhỏ lẻ, từ đó chưa nhân rộng được mô hình có hiệu quả.
III- ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1- Những ưu điểm chính:
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 5-11-2012 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác


dạy nghề cho lao động nông thôn luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm
lãnh, chỉ đạo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Sự tham mưu tích cực

của các thành viên Ban chỉ đạo kế hoạch Đào tạo nghề trong công tác dạy nghề
cho lao động nông thôn. Phát huy tốt công tác tuyên truyền, từng bước tác động
đến nhận thức của người lao động về đào tạo nghề, đáp ứng số lượng tham gia
học nghề hàng năm.
2- Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân:
Công tác đào tạo nghề cho LĐNT tuy đã có nhiều kết quả, xong vẫn chưa
thật sự đáp ứng yêu cầu, việc tổ chức dạy nghề còn chưa thật sự chất lượng,
chưa đáp ứng được nhu cầu của người học nghề và người sử dụng lao động.
Một số nghề chưa phát huy được hiệu quả đào tạo, người lao động sau
khi học nghề chưa duy trì được nghề lâu dài.
Nhận thức của một bộ phận người lao động về học nghề gắn với giải
quyết việc làm chưa đầy đủ nên chưa quan tâm đến việc học nghề.
Việc dạy nghề chưa gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp
dẫn đến thiếu sự phối hợp trong dạy nghề và sử dụng lao động sau đào tạo.
3- Một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện
Có sự tăng cường chỉ đạo của Đảng và chính quyền trong việc xây dựng
và thực hiện chương trình, đề án, kế hoạch 5 năm và hằng năm về dạy nghề cho
lao động nông thôn, có các chỉ tiêu cụ thể về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao
động để tổ chức triển khai, theo dõi, đánh giá đúng tiến độ kế hoạch đề ra.
Làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp
luật của Nhà nước đối với đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến cán bộ đảng
viên, các tổ chức cá nhân và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn nhằm nâng cao
nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia dạy và học
nghề.
Làm tốt công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao
động qua đào tạo của các công ty, xí nghiệp và xác định đối tượng lao động
được hỗ trợ học nghề. Thường xuyên giám sát việc thực hiện và kịp thời tập hợp
ý kiến của nhân dân về công tác này để phản ánh, kiến nghị về cấp trên đề ra
phương pháp chỉ đạo phù hợp.
IV- PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI

GIAN TỚI.
Để việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông
thôn 6 tháng cuối năm 2017 đạt hiệu quả, xã ...................... tập trung thực hiện
một số giải pháp chủ yếu như sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước bằng nhiều hình thức thích hợp nhằm nâng cao nhận thức
của các ban ngành, đoàn thể và nhân dân về chính sách đào tạo nghề, học nghề,
vai trò của đào tạo nghề gắn với việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực.


- Lồng ghép kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào chương
trình công tác của địa phương.
- Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, kêu gọi các tổ chức, cá nhân đầu tư
thành lập công ty, xí nghiệp để cung ứng nguồn hàng cho học viên khi học xong
các lớp dạy nghề.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá, kịp thời khắc phục
những khó khăn, tồn tại; biểu dương những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích
trong quá trình triển khai thực hiện.
V-KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT:
Các ngành, đoàn thể các cấp cần tăng cường liên kết, giới thiệu các mô
hình học nghề gắn với giải quyết việc làm, giới thiệu việc làm sau đào tạo nghề
để người học nghề an tâm, mạnh dạn đăng ký tham gia.
Tiếp tục đầu tư xây dựng để hoàn hiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy
nghề; tăng thêm nguồn kinh phí đào tạo hàng năm cho địa phương để đảm bảo
thực hiện tốt công tác dạy nghề.
Trên đây là báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg-CP của xã .......................

Nơi nhận:

- Đảng ủy xã;
- UBND xã;
- Lưu VT:

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH



×