Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bài tập lớn SHTT đề 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.4 KB, 10 trang )

MỞ BÀI
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là sự phát triển của
nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế, các nhãn hiệu trong đó có nhãn
hiệu nổi tiếng (NHNT) ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn
tại, phát triển của chủ thể kinh doanh. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ, chống sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng được quan tâm hơn. Việt Nam
là quốc gia đang từng bước đi vào nền kinh tế thị trường và là thành viên của
công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và đang thực hiện các quy định
của hiệp định TRIPS nên có trách nhiệm phải thực hiện các cam kết về bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng quy định trong các điều ước quốc tế này. Sau đây em xin
trình bày những quan điểm của mình về đề bài số 06.Trong quá trình làm bài, do
hiểu biết của em còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô để hướng nhìn nhận vấn đề của em được
hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

1.
2.

ĐỀ BÀI
So sánh nhãn hiệu và tên thương mại?
Công ty tnhh quốc tế unilever việt nam có địa chỉ tại huyện củ chi, thành phố hồ
chí minh là chủ sở hữu nhãn hiệu “sunlight và hình lát chanh” cho sản phẩm
nước rửa chén bát , bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp “Chai”. Sản phẩm
nước rửa chén mang nhãn hiệu “Sunlight và Hình lát chanh” của công ty
UNILEVER đã được quảng cáo và phân phối rộng rãi trên thị trường Việt Nam
từ 2009.
Công ty UNILEVER thấy trên thị trường xuất hiện sản phẩm nước rửa chén SViệt của công ty cổ phần sản xuất thương mại S VIỆT ở Từ Liêm, Hà Hội có
kiểu dáng chai giống với chai nước rửa chén của công ty UNILEVER , cách
trình bày nhãn sản phẩm có các yếu tố trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn nhãn
1




dán sản phẩm của công ty UNILEVER với hình lát chanh, chồng bát đĩa và ly cố
sáng bóng với dòng chữ “ Với chiết suất chanh”, “Khử mùi tanh”
-Theo anh chị, công ty cổ phần S Việt có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp của công ty UNILEVER không? Là những hành vi nào? Nêu căn cứ pháp
lí cụ thể

NỘI DUNG



I. So sánh nhãn hiệu và tên thương mại
Nhãn hiệu là dấu hiệu dung để phân biệt dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của
các tổ chức, cá nhân khác nhau.
VD: HP là nhãn hiệu cho một hãng máy tính để phân biệt với các hãng máy tính



khác
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh
để phân biệt chủ thể kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó
với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
VD: công ty cổ phần thuốc lá Thăng Long
Giống nhau:
-

Phải là những dấu hiệu nhìn thấy được

-


Có khả năng phân biệt, không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với

nhãn hiệu, tên thương mại của người khác được xác lập trước
-

Dấu hiệu có khả năng phân biệt được các chủ thể kinh doanh sử dụng trên
hàng hóa bao bì, biển hiệu kinh doanh, giấy tờ giao dịch,…

Khác nhau:
Tiêu chí

Nhãn hiệu

Tên thương mại
2


Căn cứ pháp lý
Chức năng

Dấu hiệu

Quy định tại khoản 16 điều 4
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa
đổi bổ sung 2009
phân biệt với dịch vụ, hàng
hóa của chủ thể khác; chỉ dẫn
chất lượng; quảng cáo; tính
giá trị của nhãn hiệu; hỗ trợ

kiểm soát và tính chất thị
trường
- Có thể là kí tự hoặc hình
ảnh hoặc màu sắc
- Không có thành phần mô
tả
được bảo hộ trên toàn lãnh
thổ

Quy định tại khoản 21 điều 4
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa
đổi bổ sung 2009
phân biệt chủ thể kinh doanh
mang tên gọi đó với chủ thể
kinh doanh khác trong cùng
lĩnh vực và khu vực kinh doanh

-

Từ ngữ

Gồm thành phần mô tả và
thành phần phân biệt
Phạm vi bảo hộ
trong phạm vi khu vực kinh
doanh (phụ thuộc vào mức độ
và phạm vi kinh doanh).
Căn cứ xác lập - Nhãn hiệu thông thường: Không cần phải đăng kí và
quyền
Phải đăng kí và được cấp được xác lập trên cơ sở sử

văn bằng bảo hộ
dụng hợp pháp tên thương mại
- nhãn hiệu nổi tiếng thì đó
không phải đăng kí
Thời hạn bảo hộ thời hạn đối với nhãn hiệu là thời hạn đối với tên thương mại
10 năm và được gia hạn là đến khi tên thương mại này
nhiều lần liên tiếp mỗi lần 10 sử dụng không còn hợp pháp
năm
nữa.
Số lượng
Một chủ thể kinh doanh có Một chủ thể kinh doanh chỉ có
thể có nhiều nhãn hiệu
một tên thương mại
Vd: công ty coca-cola có các Vd: tên thương mại của công ty
nhãn hiệu như cola, cola sản xuất nước uống có ga cocacherry, cola vanilla, cola cola chỉ có một là công ty
lemon,…
coca- cola
Điều kiện hạn Không được gây nhầm lẫn về Chỉ được chuyển nhượng cùng
chế
chuyển đặc tính, nguồn gốc của hàng với việc chuyển nhượng toàn
nhượng
hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu bộ cơ sở kinh doanh và hoạt
(khoản 4 điều 139 luật động kinh doanh dưới tên
SHTT)
thương mại đó (khoản 3 điều
139 luật SHTT)

3

-



II. Giải quyết tình huống
1. Xác định công ty cổ phần S Việt có hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp của công ty UNILEVER không? Là những hành vi nào?
Nêu căn cứ pháp lí cụ thể
Theo quy định tạo điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, hành vi bị xem xét bị coi
là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ.
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ
và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên
mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt
Nam.
Để xem xét hành vi của Công ty S-Việt có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không
thì cần xét xem hành vi đó có thỏa mãn những căn cứ trên hay không.
Như đã biết, đối với đối tượng thuộc quyền sử hữu công nghiệp thì việc xác
định thời hạn bảo hộ có ý nghĩa quan trong trong việc chủ thể mang quyền bảo
vệ quyền và lợi ích và lợi ích hợp pháp của mình khi có hành vi xâm phạm. Thời
hạn bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp chính là thời hạn có hiệu lực của văn
bằng bảo hộ. Theo luật sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ đối với quyền sở hữu công
nghiệp chia làm 3 loại. Thứ nhất, thời hạn bảo hộ được xác định và không được
gia hạn (áp dụng đối với sáng chế, thiết kế bố trí mạch bán dẫn). Thứ hai, thời
hạn bảo hộ được xác định và có thể gia hạn – áp dụng với nhãn hiệu, kiểu dáng
công nghiệp- việc bảo vệ các đối tượng này trong thời hạn xác định chỉ có hiệu
lực khi chủ sở hữu văn bằng bảo hộ nộp lệ phí duy trì văn bằng. Thứ ba, thời hạn
4



bảo hộ không xác định thời hạn. Loại thời hạn này được áp dụng đối với nhãn
hiệu nổi tiếng, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh, tên thương mại cho đến khi nào
còn đáp ứng được điều kiện bảo hộ
Theo điều 93 Luật SHTT 2001 thì Điều 93. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ
-Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm
kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm
- Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến
hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm
năm.
Vì đề bài chưa nêu rõ về hiệu lực của văn bằng bảo hộ nên chia làm 2 trường
hợp
Trường hợp 1: Văn bằng bảo hộ của Công ty UNILEVER đã hết hiệu lực
Trong trường hợp này công ty S-Việt không có hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp của công ty UNILEVER
Trường hợp 2:Văn bằng bảo hộ của công ty UNILEVER vẫn còn hiệu lực
- Theo dữ kiện đề bài ta có
* Khẳng định phạm vi quyền được bảo hộ của công ty UNILEVER
- Công ty UNILEVER là chủ sở hữu nhãn hiệu “sunlight và hình lát chanh” cho
sản phẩm nước rửa chén bát , bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp “Chai”
=> Công ty UNILEVER được cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu, và bảo họ
kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm nước rủa bát của mình với
+ Mẫu nhãn hiệu: Nhãn hiệu chữ : Sunlight
Nhãn hiệu hình: Hình lát chanh

5



+ Mẫu kiểu dáng công nghiệp: hình dáng cái chai, được thể hiện bằng đường
nét, hình khối, màu sắc
- Loại hàng hóa: thuộc nhóm 3 trong bảng danh mục các nhóm hàng hóa/dịch vụ
ni-xơ
* Hành vi bị cho là xâm phạm trên xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam vì
Trên thị trường xuất hiện sản phẩm nước rửa chén S-Việt của công ty cổ phần
sản xuất thương mại S VIỆT ở Từ Liêm, Hà Hội có kiểu dáng chai giống với
chai nước rửa chén của công ty UNILEVER , cách trình bày nhãn sản phẩm có
các yếu tố trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn nhãn dán sản phẩm của công ty
UNILEVER với hình lát chanh, chồng bát đĩa và ly cố sáng bóng với dòng chữ “
Với chiết suất chanh”, “Khử mùi tanh”
* Việc sử dụng nhãn hiệu không được công ty UNILEVER cho phép và không
thuộc các trường hợp được pháp luật cho phép
- Về kiểu dáng công nghiệp
Theo như phân tích thì công ty S- Việt có hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đó là hành vi sử dụng kiểu dáng chai giống với chai nước rửa
chén của công ty UNILEVER để bán trên thị trường
Căn cứ theo Điều 126. Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí
“Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu
dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được
bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời
hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

6


2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền

bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.”
- Về nhãn hiệu
+ Nếu nhãn hiệu của Công ty UNILEVER là nhãn hiệu thông thường
Và hình ảnh chồng bát đĩa, hình chiếc cốc sáng bóng mang tính chất mô tả cho
sản phẩm ( chất tẩy rửa bát đĩa nên không thuộc về đối tượng bảo vệ riêng biệt
cho bất kì công ty nào)8
Câu slogan “chiết xuất chanh, khử mùi tanh” cũng mang tính chất mô tả cho sản
phẩm, nên cũng chỉ được coi là thành phần thứ yếu trong nhãn hiệu của công ty,
thành phần chính được bảo vệ trong nhãn hiệu công ty UNILEVER là chữ
“Sunlight”, => Không xác định được hành vi xâm phậm
+ Nếu nhãn hiệu của công ty UNILEVER là nhãn hiệu nôi tiếng
Nhãn hiệu sẽ tự khắc được bảo hộ và có thời hạn bảo hộ đến khi không đáp ứng
được các điều kiện quy định tại Điều 75 Luật SHTT
“Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua
bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số
lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư
của nhãn hiệu.”
7


Theo dữ kiện đề bài: Sản phẩm nước rửa chén mang nhãn hiệu “Sunlight và
Hình lát chanh” của công ty UNILEVER đã được quảng cáo và phân phối rộng

rãi trên thị trường Việt Nam từ 2009. Nếu đáp ứng tiêu chuẩn của điều 74 thì
Nhãn hiệu của công ty UNILEVER là nhãn hiệu nổi tiếng
=> Từ đó có thể suy ra: Công ty S- Việt có hành vi xâm phậm quyền sở hữu công
nghiệp đối với công ty UNILEVER với hành vi: trình bày nhãn sản phẩm có các
yếu tố trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn nhãn dán sản phẩm của công ty
UNILEVER với hình lát chanh, chồng bát đĩa và ly cốc sáng bóng với dòng chữ
“ Với chiết suất chanh”, “Khử mùi tanh”
Căn cứ theo Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên
thương mại và chỉ dẫn địa lý
“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu
nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ
trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ
tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo
nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng
hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ
trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký
kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn
gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu
dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất
8


kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới
hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng,
nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn
tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu

nhãn hiệu nổi tiếng.”

KẾT LUẬN
Trên đây là bài làm của em, thông qua bài làm em có thể hiểu hơn về quyền sở
hữu công nghiệp. Trong bài làm của em còn nhiều thiếu sót, em mong thầy cô
góp ý cho bài làm của em được hoàn thiện hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Luật sở hữu trí tuệ 2005
/> />
9


4.

/>
5.

itemid=16766
/>
MỤC LỤC

10




×