Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và tác dụng an thần của cây vối đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ NGỌC ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC
VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC
DỤNG AN THẦN CỦA CÂY VỐI ĐƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ NGỌC ANH
Mã sinh viên: 1301010

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC
VẬT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC
DỤNG AN THẦN CỦA CÂY VỐI ĐƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Hoàng Quỳnh Hoa
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Thực vật

HÀ NỘI – 2018



LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả sự chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới TS.
Hoàng Quỳnh Hoa (Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội) - người đã hướng
dẫn, hết lòng chỉ bảo, tạo điều kiện học tập, nghiên cứu và giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà Nội:
PGS. TS. Trần Văn Ơn, ThS. Nghiêm Đức Trọng, DS. Phạm Thị Linh Giang và DS.
Lê Thiên Kim cùng các chị kỹ thuật viên đã quan tâm giúp đỡ, dìu dắt và chỉ bảo cho em
nhiều kinh nghiệm quý báu trong thời gian em làm thực nghiệm tại Bộ môn.
Tiếp theo, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới em Phan Đình Vũ - sinh viên lớp
P1 khóa 69, bạn Nguyễn Thị Thu Hoài, chị Hoa (Bái Đính), bác Tần (Hòa Bình) đã giúp
đỡ rất nhiệt tình trong quá trình thu mẫu nghiên cứu tại Bái Đính và điều tra tri thức sử
dụng cây thuốc tại Hòa Bình, các bạn khóa 68, 69, 70, 71 nghiên cứu khoa học tại Bộ môn
Thực vật đã luôn đồng hành và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Cuối cùng là lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi muốn gửi tới gia đình, bạn bè
những người luôn ủng hộ tôi trong quá trình học tập và cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 18 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Lê Thị Ngọc Anh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................................ 2
1.1.


Tổng quan về họ Đơn nem ...................................................................................... 2

1.2.

Tổng quan về chi Ardisia Sw. ................................................................................. 2

1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố ............................................................................ 2
1.2.2. Thành phần hóa học của chi Ardisia Sw. ............................................................ 3
1.2.3. Các nghiên cứu về tác dụng sinh học của chi Ardisia Sw. ................................ 10
1.2.4. Công dụng .......................................................................................................... 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 15
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ..................................................................................... 15
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu ..................................................................................... 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 15
2.2.1. Điều tra tri thức sử dụng ................................................................................... 15
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm thực vật........................................................................... 15
2.2.3. Đánh giá tác dụng an thần của cao lỏng Vối đường .......................................... 16
2.2.4. Nghiên cứu về hóa học ...................................................................................... 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 16
2.3.1. Điều tra tri thức sử dụng và thông tin thị trường .............................................. 16
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm thực vật ........................................................................... 16
2.3.3. Đánh giá tác dụng an thần ................................................................................ 17


2.3.4. Nghiên cứu thành phần hóa học ........................................................................ 19
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ................................................................ 22
3.1. Điều tra tri thức sử dụng cây Vối đường ................................................................. 22
3.1.1. Tri thức sử dụng cây Vối đường ........................................................................ 22

3.2. Nghiên cứu về thực vật ............................................................................................ 24
3.2.1. Đặc điểm hình thái cây Vối đường .................................................................... 24
3.2.2. Đặc điểm vi phẫu cây Vối đường....................................................................... 25
3.3. Đánh giá tác dụng an thần của cao Vối đường ........................................................ 29
3.3.1. Điều chế cao Vối đường và lựa chọn mô hình đánh giá tác dụng dược lý....... 29
3.3.2. Tác dụng giải lo âu của cao VĐ ....................................................................... 29
3.3.3. Tác dụng an thần của cao VĐ ........................................................................... 30
3.4.

Định tính thành phần hóa học của thân và lá Vối đường...................................... 31

3.4.1. Định tính bằng phản ứng hóa học .................................................................... 31
3.4.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng ........................................................................ 32
3.4.3. Chiết phân đoạn dịch chiết toàn phần thân Vối đường ..................................... 35
3.5. Bàn luận ................................................................................................................... 42
3.5.1. Điều tra tri thức sử dụng Vối đường tại Lương Sơn (Hoà Bình) ...................... 42
3.5.2. Nghiên cứu về thực vật ...................................................................................... 43
3.5.3. Nghiên cứu tác dụng an thần và tác dụng giải lo âu của cao Vối đường ......... 44
3.5.4. Nghiên cứu định tính thành phần hoá học......................................................... 44
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................................................... 46
4.1. Kết luận .................................................................................................................... 46
4.2. Đề xuất ..................................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ara

Arabinose


DM

Dung môi

EC50

Nồng độ gây tác động sinh học cho 50% đối tượng thử nghiệm

EtOAc

Ethylacetate

EPM

Mô hình chữ thập nâng cao

Glu

Glucose

IC50

Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử nghiệm

In vitro

Trong ống nghiệm

In vivo


Trên cơ thể sống

MeOH

Methanol

MIC

Nồng độ ức chế tối thiểu

Rha

Rhamnose

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

STT

Số thứ tự



Vối đường

UV

Ultraviolet


TT

Thuốc thử

Xyl

Xylnose


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các phản ứng định tính ...................................................................................... 19
Bảng 3.1. Tri thức sử dụng cây Vối đường ........................................................................ 22
Bảng 3.2. Tác dụng của cao VĐ trên thời gian lưu và số lần ra tay hở trên mô hình EPM
............................................................................................................................................ 29
Bảng 3.3. Tác dụng của cao VĐ trên thời gian lưu tại tay kín và số lần ra tay kín trên mô
hình EPM ............................................................................................................................ 30
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của cao vối đường trên thời gian ngủ do thiopental ....................... 30
Bảng 3.5. Kết quả định tính thành phần hóa học của Vối đường ...................................... 31
Bảng 3.6. Kết quả sắc ký lớp mỏng dịch chiết cây Vối đường.......................................... 33
Bảng 3.7. Hàm lượng cắn các phân đoạn theo dược liệu khô tuyệt đối ............................ 37
Bảng 3.8. Kết quả phân tích các vết phân đoạn n-hexan trên bản mỏng sắc ký sau khai triển ... 39
Bảng 3.9. Kết quả phân tích các vết phân đoạn dicloromethan trên bản mỏng sắc ký sau
khai triển. ............................................................................................................................ 40
Bảng 3.10. Kết quả phân tích các vết phân đoạn ethyl acetat trên bản mỏng sắc ký sau
khai triển. ............................................................................................................................ 41


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cấu trúc của ardisiacrispin A và ardisiacrispin B từ Ardisia crispa ................. 3

Hình 1.2. Cấu trúc các ardisicrenosid (O-Q) phân lập từ rễ cây A. crenata...................... 4
Hình 1.3. Các hợp chất có khung quinone từ loài A. virens .............................................. 5
Hình 1.4. Các hợp chất có khung alkylphenol của A. virens ............................................. 7
Hình 1.5. Hai dẫn xuất alkyl resorcinol từ A. gigantifolia ................................................ 7
Hình 1.6. Dẫn xuất alkylresorcinol từ loài Ardisia colorata ............................................. 7
Hình 1.7. Các ardisione được phân lập từ loài Ardisia arborescens ................................. 8
Hình 1.8. Bergenin và norbergenin từ loài A. japonica và loài A. clorata ........................ 8
Hình 1.9. Các dẫn xuất bergenin của A. crenata ............................................................... 9
Hình 1.10. Một số dẫn xuất bergenin từ loài A. Gigantifolia ............................................ 9
Hình 1.11. Các hợp chất có khung flavonoid từ loài Ardisia japonica ........................... 10
Hình 3.1. Các đặc điểm hình thái cây Vối đường ........................................................... 24
Hình 3.2. Các đặc điểm vi phẫu thân Vối đường ............................................................ 26
Hình 3.3. Các đặc điểm vi phẫu lá Vối đường ................................................................ 26
Hình 3.4. Các đặc điểm bột thân Vối đường ................................................................... 28
Hình 3.5. Các đặc điểm bột lá cây Vối đường................................................................. 28
Hình 3.6. Kết quả sắc ký đồ ở bước sóng 366 nm ........................................................... 34
Hình 3.7. Sơ đồ chiết các phân đoạn từ thân Vối đường ................................................. 36
Hình 3.8. Hình ảnh SKLM cắn tổng và cắn các phân đoạn A, B trong hệ dung môi Toluen
- Ethyl acetat - Acid formic (73:35:1) .............................................................................. 38
Hình 3.9. Hình ảnh SKLM của phân đoạn Ethyl acetat (C) trong hệ dung môi Toluen –
Ethyl acetat - Acid formic - Acid acetic (60 : 50 : 10 : 1)................................................ 41


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, xu hướng sử dụng thuốc và các chế phẩm
có nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng được quan tâm và ưa chuộng. Nước ta có truyền
thống sử dụng cây cỏ thiên nhiên làm thuốc song vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân
gian. Để bắt nhịp với nhu cầu và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các cây thuốc đó cần
được nghiên cứu để đưa vào ứng dụng trong thực tiễn.
Chi Ardisia Sw. là một chi lớn của họ Đơn nem (Myrsinaceae) có khoảng 500 loài,

phân bố phần lớn ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, châu Á và một số ở Châu Úc, các đảo ở Thái
Bình Dương [7]. Nước ta nằm trong khu vực phân bố của chi Ardisia với số loài phong
phú, trong đó có nhiều loài có tác dụng chữa bệnh hiệu quả đã được nhân dân ta sử dụng
lâu đời, trong đó có loài Vối đường. Đây là cây mọc hoang được đồng bào người Mường,
người Dao trắng ở Hòa Bình sử dụng theo kinh nghiệm lâu đời để chữa một số bệnh rất
hiệu quả. Tuy nhiên, các nghiên cứu về nguồn gốc thực vật, thành phần hoá học và tác
dụng dược lý của Vối đường cho tới nay còn chưa đầy đủ.
Với mong muốn làm sáng tỏ giá trị khoa học của cây Vối đường làm thuốc chữa
bệnh, đề tài được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
 Điều tra tri thức sử dụng cây Vối đường tại xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình.
 Mô tả đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu thực vật của Vối đường để làm cơ
sở cho việc giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu.
 Đánh giá tác dụng an thần của cây Vối đường trên cơ sở kết quả điều tra tri thức
sử dụng của người dân địa phương.
 Định tính thành phần hoá học của bộ phận làm thuốc của cây Vối đường làm cơ sở
cho các nghiên cứu sâu hơn.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về họ Đơn nem
Họ Đơn nem (Myrsinaceae) là một họ lớn, trên thế giới có khoảng 35 chi và hơn
1400 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới của hai bán cầu như Ấn Độ,
Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia,
Philippin, New Zealand, Nam Phi và Nam Mỹ. Các loài trong họ Đơn nem chủ yếu mọc
dưới tán rừng, ven đường đi, một số loài gặp ở vùng đồi núi [7].
Họ Đơn nem chủ yếu là dạng cây thân gỗ nhỏ hoặc bụi phân nhánh, thường cao
khoảng 1 - 2 m, có khi cao 6 - 12 m, tuy nhiên một số loài chỉ cao 7 - 50 cm hoặc bụi

không phân nhánh, rất ít khi cây thảo, riêng chi Chua ngót (Embelia) có dạng bụi leo. Lá
đơn, mọc so le, không có lá kèm; mép nguyên hoặc khía răng; một số loài có xuất hiện
tuyến ở mép lá. Hoa tập trung ở đầu cành hoặc ở nách lá tạo thành cụm hoa dạng chùm,
tán hoặc ngù. Tất cả các bộ phận của cây từ các bộ phận dinh dưỡng như lá đến các bộ
phận sinh sản như các thành phần của hoa hầu hết đều có điểm tuyến hoặc dưới dạng
đường gân. Đặc điểm này rõ nhất là ở chi Đơn nem (Mease) hoặc ở quả như chi Trọng
đũa (Ardisia). Hoa mẫu 4 - 5, ít khi mẫu 6. Quả hạch, hình cầu, một hạt hoặc quả hạch
nhiều hạt hoặc hạt có cạnh (Mease). Các chi trong họ Đơn nem rất dễ nhận biết nhưng
khó khăn về phân biệt thành phần loài. Nhiều chi cần dựa vào các đặc điểm đặc trưng như
sự có mặt của điểm tuyến, hình dạng và vị trí cụm hoa, cách sắp xếp lá đài là đặc điểm rất
quan trọng để nhận biết, phân loại [7].
1.2. Tổng quan về chi Ardisia Sw.
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố
Chi Ardisia Sw. có dạng cây gỗ nhỏ, cây bụi hoặc nửa bụi gần với dạng cây thân
thảo. Lá đơn, mọc so le, ít khi mọc đối hoặc vòng; phiến lá thường có điểm tuyến, mép
nguyên hoặc khía răng cưa tròn, giữa các răng có điểm tuyến, hoặc khía răng cưa nhỏ và
nhiều. Cụm hoa dạng chùm, xim, tán hoặc ngù ở đầu cành hoặc nách lá. Hoa lưỡng tính,
thường mẫu 5, ít khi mẫu 4. Lá bắc nhỏ và sớm rụng. Lá đài thường hợp ở gốc, ít khi rời,
xếp van hay xếp lợp, thường có điểm tuyến. Cánh hoa hơi hợp ở gốc, ít khi hợp đến ½
2


chiều dài, xếp vặn ở phía phải, thường có điểm tuyến. Nhị đính ở gốc ống tràng (hoặc đính
ở giữa); chỉ nhị thường ngắn hơn cánh hoa; bao phấn hai ô, mở dọc, ít khi mở lỗ, trung
đới thường có điểm tuyến. Bầu thường hình cầu hoặc hình trứng; vòi nhuỵ thường ngắn
hơn cánh hoa; núm nhuỵ hình chấm; noãn 3 - 12 hoặc nhiều hơn. Quả mọng dạng quả
hạch, hình cầu hoặc hình cầu dẹt, thường có màu hồng, có điểm tuyến, đôi khi có gân
tuyến. Hạt hình cầu, lõm ở gốc, hạt bao phủ bởi một cái màng còn lại của giá noãn; nội
nhũ sừng, phôi hình trụ mọc ngang hoặc thẳng [7].
Chi Ardisia Sw. là chi lớn, trên thế giới có khoảng 500 loài, phân bố ở vùng nhiệt

đới châu Mỹ, châu Á, số ít ở châu Úc, các đảo Thái Bình Dương. Việt Nam có 101 loài
thuộc chi này [7].
1.2.2. Thành phần hóa học của chi Ardisia Sw.
1.2.2.1. Các hợp chất saponin triterpenoid trong chi Ardisia Sw.
Năm 1986, hai hợp chất saponin triterpenoid là ardisiacrispin A (1) và ardisiacrispin
B (2) được phân lập trong rễ của loài Ardisia crispa [20]. Hai hợp chất này cũng được tìm
thấy ở loài Ardisia pusilla [36], từ loài này phân lập được một số saponin terpenoid mới
là ardipusillosid (I-V) có phần aglycon thuộc khung oleanan với cầu 13, 28-epoxy [35].
STT

(1)

Tên

ardisiacrispin A

R
ara

4-1 glu 2-1
rha

2-1
glu

(2)

ardisiacrispin B

ara


4-1 glu 2-1

xyl

2-1
glu

Hình 1.1. Cấu trúc của ardisiacrispin A và ardisiacrispin B từ Ardisia crispa
Khi nghiên cứu thành phần hóa học của loài A. crenata, năm 1994, Jia và cộng sự
đã phân lập được 2 hợp chất là ardisicrenosid C (3) và D (4) [21]. Năm 2016, Liu và cộng
3


sự đã phân lập được ba hợp chất saponin triterpenoid mới từ rễ của loài này là
ardisicrenosid O (5), ardisicrenosid P (6) và ardisicrenosid Q (7) [29].

R1

R2

ardisicrenosid O

Xyl

Glc

ardisicrenosid P

Rha


Glc

ardisicrenosid Q

H

H

R

Hình 1.2. Cấu trúc các ardisicrenosid (O-Q) phân lập từ rễ cây A. crenata
Từ rễ của loài A. japonica đã phân lập được 20 hợp chất saponin triterpenoid có phần
aglycon là triterpen kiểu khung oleanan với cầu 13, 28-epoxy [26], [40]. Từ rễ loài A.
mamillata, 8 hợp chất triterpenoid saponin đã được phân lập và đặt tên là ardisimamillosid
(A-H) [17], [18], [19], cùng với đó là các hợp chất triterpenoid saponin cũng đã thu được
từ rễ loài A. gigantifolia [14], [31], [32], [38].
1.2.2.2. Các hợp chất có khung quinon trong chi Ardisia Sw.
Quinon là lớp chất hữu cơ bắt nguồn từ các hợp chất thơm ví như benzen hoặc
naphthalen, hợp chất này được xác định bởi sự hiện diện của 2 liên kết đôi của một vòng
thơm. Khi nghiên cứu thành phần hóa học ở nhiều loài thuộc chi Ardisia, người ta phát
hiện ra nhiều hợp chất quinon. Từ rễ và gốc loài A. virens đã phân lập được 31 hợp chất,
trong đó có 4 hợp chất thuộc khung quinon [11], trong đó có 2 hợp chất ardisianon (8),
cornudentanon (9) cũng đã được tìm thấy ở loài Ardisia cornudentata [10].

4


STT


R

n

(8)

H

11

(9)

H

9

(10)

OH

11

(11)
OH
9
Hình 1.3. Các hợp chất có khung quinone từ loài A. virens
1.2.2.3. Các hợp chất có khung alkylphenol trong chi Ardisia Sw.
Từ rễ và gốc loài A. virens đã phân lập được 31 hợp chất trong đó có 19 hợp chất có
khung alkylphenol [11]. Từ quả của loài A. colarata 3 dẫn chất ardisiphenol A, B, C đã
được phân lập [34].


Hợp chất

R1

R2

R2

R4

n

(12)

OH

OH

H

OCOCH3

9

(13)

OH

OH


CHO

OCOCH3

9

(14)

OCOCH3

OH

H

H

11

(15)

OCOCH3

OH

H

H

9


(16)

OCOCH3

OCOCH3

H

H

9

(17)

OCOCH3

OCOCH3

OH

H

11

(18)

OH

OCOCH3


H

H

11

5


Hợp chất

R1

R2

n

(19)

OCH3

OH

9

(20)

OCH3


OH

10

(21)

OCH3

OH

11

Hợp chất

R

n

(22)

OH

5

(23)

OCH3

1


(24)

OH

1

(25)

OH

3

(26)

OH

11

Hợp chất

n

(27)

9

(28)

11


(29)

13
6


(30)

Hình 1.4. Các hợp chất có khung alkylphenol của A. virens
1.2.2.4. Các hợp chất có khung resorcinol trong chi Ardisia Sw.
Từ loài A. gigantifolia đã phân lập được hai dẫn xuất alkyl resorcinol là 5-(8Zheptadecenyl) resorcinol (31) và 5-(8Z-pentadecenyl) resorcinol (32) [16].

31

32
Hình 1.5. Hai dẫn xuất alkyl resorcinol từ A. gigantifolia
Từ loài Ardisia colorata cũng đã phân lập được 3 dẫn xuất alkyl resorcinol [34].
R
(33)

(CH2)14CH3

(34)

(CH2)7CH=CH(CH2)5CH3

(35)

(CH2)7CH=CHCH2CH=CH(CH2)4CH3


Hình 1.6. Dẫn xuất alkylresorcinol từ loài Ardisia colorata
Năm 2004, các ardisinon A, B, C, D, E cũng đã được phân lập từ loài Ardisia
arborescens [40].
7


STT

Tên chất

R1

R2

R3

(36)

ardisinones A

OH

OAc

OH

(37)

ardisinones B


OMe

OAc

OH

(38)

ardisinones C

OMe

OH

OH

(39)

ardisinones D

OH

OH

OH

(40)

ardisinones E


OH

OH

H

Hình 1.7. Các ardisione được phân lập từ loài Ardisia arborescens
1.2.2.5. Bergenin và dẫn xuất bergenin trong chi Ardisia Sw.
Bergenin và dẫn xuất của chúng đã được phân lập trong một số loài trong chi Ardisia
như A. colorata, A. japonica, A. crenata,...
Hợp chất bergenin và norbergenin được phân lập ở loài A. japonica [23] và loài A.
clorata [34].
STT

Tên chất

R

(41)

Bergenin

OMe

(42)

Norgenin

OH


Hình 1.8. Bergenin và norbergenin từ loài A. japonica và loài A. clorata
Từ rễ loài A. crenata đã phân lập được 4 dẫn xuất của bergenin là 11-Ogalloylbergenin (43) và 11-O-syringylbergenin (44) cùng với 2 dẫn xuất mới của bergenin
là 11-O-vanilloyl-bergenin (43) và 11-O-(3’,4’-dimethylgalloyl)-bergenin (44) [22].
8


Cấu tạo

STT

R

(43)

(44)

(45)

(46)
Hình 1.9. Các dẫn xuất bergenin của A. crenata
Năm 2013, từ loài A. gigantifolia, 5 hợp chất là dẫn xuất của bergenin, một hợp chất
mới là 11-O-veratroylbergenin và 4 dẫn xuất của berbenin đã biết đựợc phân lập từ phần
rễ của loài này [30].
Cấu tạo

STT

R1

R2


R3

(47)

OH

OH

OH

(48)

OMe

OH

OMe

(49)

OMe

OH

H

(50)

OMe


OMe

OH

(51)

OMe

OMe

H

Hình 1.10. Một số dẫn xuất bergenin từ loài A. Gigantifolia
9


1.2.2.7. Các hợp chất có khung flavonoid
Từ loài A. japonica đã phân lập được các hợp chất flavonoid như quercitrin (52),
myricitrin (53), kaempferol 3-O-α-L-rhamnopyranosid (54) và rutin (55) [27].
Đến năm 2009, từ loài A. colorata trong một nghiên cứu của Kikuchi H và cộng sự
đã phân lập được 11 hợp chất isoflavon từ loài A. colorata, trong đó có một hợp chất mới
là coloratanin A (56) [23].

STT

Tên chất

R1


R2

R3

R4

(52)

Quercitrin

OH

H

rha

H

(53)

Myricitrin

OH

OH

rha

H


H

H

rha

H

OH

H

(54)

(55)

Kaempferol 3-O-α-Lrhamnopyranosid
Rutin

Rha(16)glc-

H

Hình 1.11. Các hợp chất có khung flavonoid từ loài Ardisia japonica
1.2.3. Các nghiên cứu về tác dụng sinh học của chi Ardisia Sw.
Các nghiên cứu về các loài thuộc chi Ardisia trên thế giới đã cho thấy có nhiều hoạt
tính sinh học đáng quý như hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus HIV, kháng
lao, kháng viêm giảm đau, chống oxi hóa, bảo vệ thần kinh, bảo vệ gan và nhất là hoạt
tính chống ung thư rất tốt. Kobayashi H. de Mejia E (Mỹ) đã nhận định: Chi Ardisia –
10



một nguồn mới cung cấp các hợp chất tăng cường sức khỏe và dược phẩm có nguồn gốc
thiên nhiên quý giá [25].
1.2.3.1. Tác dụng kháng khuẩn, kháng virus
Nghiên cứu về thành phần hóa học loài A. japonica đã phân lập ra rất nhiều các hợp
chất có các hoạt tính sinh học: ardimerin digallat, một chất lacton dạng dime, có tác dụng
ức chế hoạt tính của enzym ribonuclease của HIV-1 và HIV-2 với giá trị IC50 tương ứng
là 1,5 và 1,1 μmol/l [13].
Các hợp chất được phân lập từ loài A. gigantifolia đều có tác dụng sinh học như: hai
dẫn xuất resorcinol 5-(8Z-heptadecenyl) resorcinol và 5- (8Z-pentadecenyl) resorcinol thể
hiện hoạt tính chống lao với các giá trị MIC lần lượt là 34,4; 79,2 μM trong phương pháp
MABA và 91,7; 168,3 μM trong phương pháp Lora [16].
Từ loài Ardisia arborescens đã phân lập được ardisinon A và D cho thấy khả năng
ức chế các chủng vi khuẩn Staphylococus aureus, Bacillus subtilis và Mycobacterium
smegatis [40].
Các cặn chiết metanol từ lá Cơm nguội balansa (A. balansana), Cơm nguội đuôi (A.
caudata), Cơm nguội đảo (A. insularis), Cơm nguội nhu nhăn (A. pseudocrispa), Cơm
nguội rạng (A. splendens) có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn và gây độc tế bào trung
bình [8].
Phần rễ A. cornudentata đã dẫn tới sự phân lập 13 hợp chất có tác dụng kháng chủng
vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis H37Rv in vitro với giá trị MIC từ 2,5 – 60 μg/ml
[10].
Ba hợp chất được tách từ dịch chiết phần quả khô của loài Ardisia elliptica là
quercetin, syringic acid và isirhamnetin có hoạt tính kháng khuẩn lên dòng vi khuẩn
Salmonella [33].
1.2.3.2 Tác dụng chống oxi hóa
Từ A. gigantifolia đã phân lập được ba dẫn xuất bergenin là 11-O-(3'
Omethylgalloyl) bergenin; 11-O-galloylbergenin và 4-O-galloylbergenin thể hiện hoạt
tính chống oxi hóa với các giá trị EC50 tương ứng là 9,7; 9,0 và 7,8 µmol/l, kết quả cho

11


thấy các dẫn xuất này có hoạt tính chống oxi hóa mạnh hơn nhiều hơn so với đối chứng
dương vitamin C (EC₅₀ = 28,3 mmol/l) [30].
1.2.3.3. Tác dụng gây độc tế bào và chống ung thư
Các saponin triterpenoid (ardisianosid) được phân lập từ A. japonica với hoạt tính
gây độc tế bào trên 3 dòng tế bào ung thư ở người là HL-60 (tế bào bạch cầu dòng tủy),
KATO-III (tế bào ung thư dạ dày) và A549 (tế bào ung thư phổi) [12]; các chất physcion,
acid oleanolic, quercetin và bergenin được phân lập có hoạt tính sinh học vừa phải đối với
PTP1B trong ống nghiệm với các giá trị IC50 lần lượt là 121,50; 23,90; 28,12 và 157
microM [27].
Năm 2012, Li và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá khả năng chống tăng sinh các tế
bào ung thư gan và các tế bào gan ở người của hợp chất 13,28-epoxy triterpenoid saponin
và các dẫn xuất triterpenoid khác phân lập được từ loài A. japonica. Kết quả cho thấy 8
saponin triterpenoid có tính ức chế chọn lọc sự tăng trưởng của tế bào ung thư gan Bel7402 và HepG-2 mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại của các tế bào gan bình thường HL7702 [26].
Dịch chiết xuất từ lá của loài Ardisia compressa có khả năng ức chế sự phát triển và
tiến triển của ung thư gan trong một mô hình động vật mô phỏng bệnh của con người. Các
nhóm chuột đã cắt 70% gan và tiêm màng bụng diethylnitrosamin ngày đầu tiên, tiêm
acetylaminofluoren (2-AAF), vào những ngày 7, 8 và 9. Nhóm chuột được tiêm dịch chiết
lá của loài Ardisia compressa trước và trong quá trình nghiên cứu không có bất kỳ dấu
hiệu nào của ung thư gan, trong đó những nhóm chuột không được tiêm đã thấy sự phát
triển của tế bào ung thư gan [15].
Các ardisiphenol được phân lập từ loài A. clorata có hoạt tính loại bỏ gốc tự do dạng
1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) và có hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào
ung thư vú ở chuột FM3A [34].
Bảy hợp chất được báo cáo trong loài A. virens có tác dụng gây độc tế bào với giá
trị IC50 ≤ 4 μg/ml đối với các dòng tế bào ung thư thử nghiệm là MCF-7, NCI-H460 và
SF-268 [11].
12



Từ loài A. pusilla đã phân lập nhiều dẫn chất triterpenoid saponin trong đó
ardipusillosid IV và V cũng thể hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh trên dòng tế bào thần
kinh đệm U251MG [35] và ardisicrispin A và B biểu hiện hoạt tính gây độc tế bào mạnh
đối với dòng tế bào U251MG nhưng không hề có bất kỳ ảnh hưởng nào lên các tế bào
hình sao ở người được nuôi cấy in vitro [36].
Hai hợp chất quinon là ardisianon và cornudentanon được phân lập từ phần rễ của
loài Ardisia cornudentata có khả năng ức chế liên kết thụ thể -3H-LTD4 bạch cầu theo
kiểu phụ thuộc vào liều lượng. Hợp chất cornudentanon thể hiện hoạt tính ức chế liên kết
thụ thể -3H-LTD4 bạch cầu [37]. Ardisianon và cornudentanon còn thể hiện hoạt tính gây
độc đối với dòng tế bào ung thư NCI-H460 với các giá trị IC50 lần tượt là 2,3 và 2,5 μg/ml
[10].
Năm 2016, Trịnh Anh Viên và cộng sự đã khảo sát cặn chiết methanol của 9 loài
thuộc chi Trọng đũa (Ardisia) có ở Việt Nam về hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, gây
độc tế bào. Kết quả thu được cho thấy, cặn chiết methanol từ lá Cơm nguội thắm, Ardisia
incarnata có hoạt tính gây độc tế bào mạnh nhất, có khả năng ức chế cả 5 dòng tế bào ung
thư thử nghiệm với các giá trị IC50 nằm trong khoảng 5,26 đến 8,46 g/ml, đồng thời có
hoạt tính ức chế chủng nấm mốc Aspergillus niger với giá trị MIC là 200 g/ml [8].
1.2.3.4. Tác dụng chống viêm
Năm 2014, Trần Thế Bách, Bùi Hồng Quang và cộng sự đã khảo sát khả
năng kháng viêm của dịch chiết methanol từ loài Ardisia tinctoria, kết quả cho thấy
khả năng ức chế sự biểu hiện của enzym tổng hợp NO (iNOS) và enzym
cyclooxygenase-2 (COX-2), từ đó dẫn tới sự làm giảm đáng kể hàm lựợng nitric
oxid (NO) và prostaglandin E2 (PGE2) cũng như hàm lượng hai loại protein được
điều hòa bởi chúng là: interleukin-1β (IL-1β) và IL-6 ở trong đại thực bào RAW
264,7 được kích thích bởi lipopolysaccharid (LPS). Độ dày của vết phù nề gây ra
bằng cách dùng carrageenan trong thực nghiệm in vivo ở chuột đã giảm một cách
hiệu quả khi sử dụng dịch chiết trên. Sự di chuyển của tiểu đơn vị 65 (p65) NF-κB
vào trong nhân và quá trình phosphoryl hóa các enzym kinase protein hoạt hóa bởi

13


mitogen (MEK) và kinase liên quan tới tín hiệu ngoại bào (ERK) cũng bị ức chế bởi
dịch chiết methanol của loài này. Kết quả còn chỉ ra rằng dịch chiết methanol của
loài A. tinctoria làm giảm các phản ứng viêm bằng cách ngăn chặn quá trình
phosphoryl hóa MEK, ERK cũng như bằng cách kích hoạt NF-κB. Đây là
những nghiên cứu đầu tiên về hoạt tính kháng viêm của dịch chiết loài A. tinctoria
và nó đã cho thấy những tiềm năng trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm [24].
1.2.4. Công dụng
Trong dân gian, các loài thuộc chi Ardisia thường có tính mát, làm thuốc trị đòn ngã
tổn thương, phong thấp tê đau, đau yết hầu, chữa ho ra máu, đau bụng kinh, bế kinh, dùng
cho phụ nữ sau sinh, chữa bệnh tiểu đường, trị sốt rét, bệnh lỵ, chữa mụn nhọt, eczema và
các bệnh ngoài da, đau dạ dày, chữa rắn cắn và trị giun sán. Lá của một số loài được dùng
uống thay trà hoặc ăn gỏi để chữa các bệnh về ngộ độc thực phẩm. Quả của một số loài
cũng ăn được [4].

14


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu

- Mẫu thân và lá Vối đường được thu hái vào tháng 9/2017 tại Bái Đính (Ninh Bình).
- Mẫu cây tươi gồm cành mang lá dùng để nghiên cứu đặc điểm thực vật. Tiêu bản
mẫu khô được lưu giữ tại Phòng tiêu bản Bộ môn Thực vật – Trường Đại học Dược Hà
Nội với mã số tiêu bản là HNIP/18523/18.
- Lá, thân sau đó được phơi khô, sấy ở nhiệt độ 50 – 55oC, xay bột đem thực hiện phản
ứng định tính, chiết phân đoạn và thử tác dụng sinh học.

2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
- Thuốc thử, dung môi, hóa chất: Các hóa chất và thuốc thử đạt tiêu chuẩn phân tích
theo quy định của Dược Điển Việt Nam IV.
- Máy móc, thiết bị:
 Tủ sấy
 Cân kĩ thuật
 Máy cất quay BUCHI ROTAVAPOR R-210
 Kính hiển vi
 Kính lúp soi nổi
 Máy ảnh
 Bản mỏng tráng sẵn Silicagel GF254 của hãng Merck
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Điều tra tri thức sử dụng
- Điều tra tri thức sử dụng cây Vối đường của người dân tại xã Cao Sơn, huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
2.2.2. Nghiên cứu đặc điểm thực vật
- Mô tả và phân tích đặc điểm hình thái của cây Vối đường tại Ninh Bình.
- Nghiên cứu đặc điểm bột dược liệu và đặc điểm vi phẫu của các cơ quan sinh dưỡng
của Vối đường.
15


2.2.3. Đánh giá tác dụng an thần của cao lỏng Vối đường
- Đánh giá tác dụng giải lo âu và tác dụng an thần của cao lỏng Vối đường trên chuột
nhắt trắng.
2.2.4. Nghiên cứu về hóa học
- Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ trong các bộ phận thân, lá của cây Vối đường
bằng các phản ứng đặc trung của các nhóm chất.
- Định tính bằng SKLM các bộ phận thân, lá của cây Vối đường.
- Nghiên cứu chiết phân đoạn từ thân cây Vối đường.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều tra tri thức sử dụng và thông tin thị trường
Địa điểm: Các hộ gia đình của người dân tại Lương Sơn (Hoà Bình).
Nội dung điều tra: thông tin cơ bản của người cung cấp tin (tên, tuổi, giới tính, dân
tộc, nghề nghiệp, địa chỉ); thông tin về cây Vối đường (nhận biết/ không nhận biết được,
tên địa phương (dịch nghĩa sang tiếng Kinh nếu có), bộ phận dùng, cách thu hái, chế biến,
cách dùng, công dụng, thị trường).
Phương pháp điều tra: Phỏng vấn bán cấu trúc với bộ Câu hỏi điều tra (Phụ lục 4),
kèm theo mẫu cây tươi và ảnh màu của cây Vối đường.
Độ lớn mẫu điều tra: 10 – 15 người cung cấp tin cho địa điểm điều tra.
Xử lý số liệu: Dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn sử dụng phần mềm Microsolf Office
Exel để thống kê tất cả các tri thức sử dụng. Đánh giá độ tin cậy theo công thức Friedman
[6]:
Fv=

𝐒𝐢
∑𝐒

Trong đó: Fv là hệ số tin cậy của thông tin (0 ≤ Fv ≤1).
Si là số người nhắc tới tác dụng i.
∑ S là số lượng người cung cấp thông tin.
- Sử dụng phương pháp kiểm định chính xác Fisher.
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm thực vật
2.3.2.1. Đặc điểm hình thái
16


Phân tích hình thái các đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản (nếu có)
theo phương pháp mô tả phân tích [2].
- Làm tiêu bản cây khô: ép mẫu, sấy và làm tiêu bản mẫu cây khô, lưu giữ tiêu bản

tại Phòng tiêu bản – Bộ môn Thực vật.
2.3.2.2. Đặc điểm vi học
- Vi phẫu: các bộ phận thân, lá của mẫu nghiên cứu được cắt, tẩy, nhuộm theo
phương pháp nhuộm kép [2]. Quan sát vi phẫu dưới kính hiển vi và xác định các đặc điểm
vi phẫu.
- Soi bột: Thân và lá được nghiền thành bột mịn, lên tiêu bản bằng phương pháp giọt
ép, quan sát dưới kính hiển vi và xác định các đặc điểm đặc trưng của bột dược liệu [2].
2.3.3. Đánh giá tác dụng an thần
2.3.3.1. Nguyên liệu
Cao lỏng Vối đường được ký hiệu là VĐ. Cao lỏng được bào chế theo tài liệu [3].
Cách bào chế cao lỏng (2:1):
- Giai đoạn 1: Nấu dịch chiết nước: Bộ phận dùng của cây được thu hái, làm sạch,
sấy 45-50o C, xay nhỏ thành bột thô, xác định hàm ẩm, cân khối lượng, cho vào nồi đun 3
lần, mỗi lần 3 giờ, nước ngập dược liệu, sau mỗi lần gạn dịch chiết ra rồi bổ sung nước
vào tiếp tục đun.
- Giai đoạn 2: Cô cao: Dịch chiết thu được đem đun trên bếp cách thủy, nhiệt độ
đun 70 -80oC tới khi thu được cao lỏng có tỉ lệ 2 g dược liệu khô / 1 g nước.
2.3.3.2. Động vật thí nghiệm
Chuột nhắt trắng, cùng giống, chủng Swiss albino khỏe mạnh, khối lượng trung bình 18 22 g do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cung cấp. Động vật được nuôi ổn định trong
điều kiện phòng thí nghiệm 5 ngày trước khi thực hiện nghiên cứu, nuôi dưỡng bằng thức
ăn chuẩn, uống nước tự do.
2.3.3.3. Phương pháp nghiên cứu


Bố trí thí nghiệm:
17


×