Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Bước đầu nghiên cứu bào chế tiểu phân polyme poly acid lactic co glycolic chứa leuprolid acetat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 53 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐÀO THỊ THU HIỀN

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
TIỂU PHÂN POLYME POLY
ACID LACTIC - CO - GLYCOLIC CHỨA
LEUPROLID ACETAT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐÀO THỊ THU HIỀN
MÃ SINH VIÊN: 1301140

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
TIỂU PHÂN POLYME POLY
ACID LACTIC - CO - GLYCOLIC CHỨA
LEUPROLID ACETAT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. TS. Trần Thị Hải Yến
2. HVCH. Nguyễn Văn Linh
Nơi thực hiện:
Bộ môn Bào chế



HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:
TS. Trần Thị Hải Yến
Là người thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên
cứu, thực hiện đề tài, dẫn dắt em từng bước để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, anh chị kĩ thuật viên bộ môn Bào
chế, bộ môn Hóa phân tích - độc chất, bộ môn Vật lý - hóa lý Trường Đại học Dược Hà
Nội đã tận tình chỉ bảo em thao tác sử dụng máy và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình
nghiên cứu.
Nhân đây, em cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Ban giám hiệu nhà
trường, các phòng ban và cán bộ nhân viên Trường Đại học Dược Hà Nội, những người
đã tạo điều kiện giúp em tiếp thu kiến thức trong suốt 5 năm học tại trường.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người luôn cổ vũ tạo
động lực để em có thể đi đến bước cuối cùng của thực nghiệm và hoàn thành khóa luận
này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Đào Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ........................................................................................2
1.1.

Tổng quan về leuprolid acetat ............................................................................2

1.1.1. Công thức hóa học .......................................................................................2
1.1.2. Tính chất vật lý, hóa học ..............................................................................2
1.1.3. Độ ổn định ...................................................................................................2
1.1.4. Một số thông số dược động học ...................................................................3
1.1.5. Tác dụng dược lý .........................................................................................3
1.1.6. Chỉ định ........................................................................................................4
1.1.7. Tác dụng không mong muốn .......................................................................4
1.1.8. Chống chỉ định và thận trọng .......................................................................4
1.1.9. Lịch sử phát triển của thuốc tiêm leuprolid acetat dạng tác dụng kéo dài...5
1.1.10. Một số dạng thuốc tiêm chứa LA trên thị trường hiện nay ........................6
1.2. Tổng quan về tiểu phân polyme PLGA mang dược chất ......................................7
1.2.1. Tổng quan về polyme PLGA ........................................................................7
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân giải tiểu phân polyme PLGA ..........9
1.2.3. Quá trình giải phóng thuốc từ các tiểu phân polyme PLGA ......................10
1.3.

Một số phương pháp bào chế tiểu phân polyme ..............................................13

1.3.1. Phương pháp bốc hơi dung môi từ nhũ tương ............................................13
1.3.2. Phương pháp polyme hóa ..........................................................................14
1.3.3. Phương pháp kết tủa bằng muối .................................................................15
1.3.4. Phương pháp tạo nhũ tương - khuếch tán dung môi ..................................15
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................16
2.1.


Nguyên liệu, thiết bị sử dụng ...........................................................................16

2.1.1. Nguyên liệu ................................................................................................16
2.1.2. Thiết bị .......................................................................................................16


2.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................17

2.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................17

2.3.1. Bào chế vi cầu leuprolid acetat bằng phương pháp nhũ hóa tạo nhũ tương
kép

17

2.3.2. Đánh giá một số đặc tính tiểu phân polyme chứa leuprolid acetat. ...........19
2.3.3. Phương pháp định lượng dược chất trong tiểu phân PLGA – LA. ............20
2.3.4. Phương pháp đánh giá hiệu suất nạp (EE%) của tiểu phân PLGA - LA ...23
2.3.5. Đánh giá khả năng giải phóng kéo dài in vitro của tiểu phân polyme PLGA
- LA 23
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ .......................................................26
3.1.

Thẩm định phương pháp HPLC định lượng leuprolid acetat ..........................26

3.1.1. Tính thích hợp của hệ thống ......................................................................26

3.1.2. Độ đặc hiệu ................................................................................................26
3.1.3. Độ tuyến tính .............................................................................................28
3.2.

Khảo sát ảnh hưởng của thời gian siêu âm đến KTTP ....................................29

3.3.

Khảo sát ảnh hưởng của độ nhớt pha nước đến đặc tính và hiệu suất nạp dược

chất 32
3.3.1. Hiệu suất tương đối của quy trình chiết ......................................................32
3.3.2.Khảo sát ảnh hưởng của độ nhớt pha nước đến hiệu suất nạp dược chất ....32
3.3.3. Hình thái tiểu phân ......................................................................................34
3.4. Đánh giá khả năng giải phóng dược chất của tiểu phân polyme PLGA - LA ....35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Tên đầy đủ

DCM

Dicloromethan

DĐVN V


Dược điển Việt Nam V

DMSO

Dimethyl sulfoxyd

EE (%)

Hiệu suất nạp dược chất (Entrapment efficiency)

FDA Hoa Kỳ

United State Food and Drug Administration

GnRH

Gonadotropin Release Hormon

HĐBM

Hoạt động bề mặt

kl/kl

Khối lượng/khối lượng

kl/tt

Khối lượng/thể tích


KLPT

Khối lượng phân tử

KTTP

Kích thước tiểu phân

LA

Leuprolid acetat

N/D/N

Nước/dầu/nước

Natri CMC

Natri carboxymethyl cellulose

NSX

Nhà sản xuất

PLGA

PLGA - LA

Polyme poly acid lactic - co glycolic acid
Tiểu phân polyme PLGA chứa dược chất

leuprolid acetat

TKPT

Tinh khiết phân tích

TKHH

Tinh khiết hóa học


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Công thức phân tử leuprolid acetat .................................................................2
Hình 1.2. Cấu trúc polyme poly acid lactic - co - glycolic..............................................7
Hình 1.3. Giả thiết về cơ chế giải phóng thuốc từ tiểu phân polyme PLGA. ...............10
Hình 1.4. Sơ đồ các giai đoạn bào chế tiểu phân bằng phương pháp bốc hơi dung môi
từ nhũ tương...................................................................................................................13
Hình 2.1. Bào chế tiểu phân PLGA chứa leuprolid acetat theo phương pháp nhũ hóa kép
.......................................................................................................................................18
Hình 3.1. Sắc ký đồ mẫu trắng ......................................................................................27
Hình 3.2. Sắc ký đồ mẫu chuẩn nguyên liệu .................................................................27
Hình 3.3. Sắc ký đồ mẫu thử .........................................................................................27
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ dược chất
leuprolid acetat trong môi trường đệm pH 4 .................................................................28
Hình 3.5. Biểu đồ KTTP và giá trị span của các mẫu ...................................................30
Hình 3.6. Đồ thị phân bố KTTP của mẫu M1 ...............................................................30
Hình 3.7. Đồ thị phân bố KTTP của mẫu M2 ...............................................................30
Hình 3.8. Đồ thị phân bố KTTP của mẫu M3 ...............................................................31
Hình 3.9. Đồ thị phân bố KTTP của mẫu M4 ...............................................................31
Hình 3.10. Đồ thị thể hiện hiệu suất nạp EE (%) của các mẫu M1, M2, M3................33

Hình 3.11. Hình ảnh chup FESEM độ phóng đại 5000 lần và 30.000 lần tiểu phân PLGA
- LA................................................................................................................................34
Hình 3.12. Hình ảnh chụp FESEM độ phóng đại 50.000 lần tiểu phân polyme PLGA LA ..................................................................................................................................35
Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện phần trăm giải phóng dược chất từ tiểu phân PLGA - LA
.......................................................................................................................................37


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Công thức một số dạng thuốc giải phóng kéo dài của leuprolid acetat ..........6
Bảng 2.1. Nguyên liệu sử dụng .....................................................................................16
Bảng 3.1. Thẩm định tính thích hợp của hệ thống HPLC .............................................26
Bảng 3.2. Mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ dược chất leuprolid acetat trong
môi trường đệm pH 4. ...................................................................................................28
Bảng 3.3. Thành phần các pha.......................................................................................29
Bảng 3.4. Thời gian siêu âm ..........................................................................................29
Bảng 3.5. KTTP và phân bố KTTP sau khoảng thời gian siêu âm khác nhau ..............29
Bảng 3.6. Thành phần công thức bào chế .....................................................................32
Bảng 3.7. Khối lượng dược chất và hiệu suất nạp của tiểu phân PLGA .......................33
Bảng 3.8. Thành phần công thức bào chế .....................................................................34
Bảng 3.9. Lượng dược chất giải phóng và phần trăm dược chất giải phóng của thí nghiệm
1 .....................................................................................................................................35
Bảng 3.10. Lượng dược chất giải phóng và phần trăm dược chất giải phóng của thí
nghiệm 2 ........................................................................................................................36


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn hormon là một trong những nguyên nhân gây nhiều căn bệnh nguy hiểm,
đặc biệt là rối loạn hormon sinh dục. Việc điều trị bằng liệu pháp sử dụng hormon thay
thế để giảm tối đa các triệu chứng và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân đã được
dùng từ rất lâu. Trong đó, leuprolid acetat là dược chất có vai trò quan trọng trong điều

trị bệnh lý về hormon gonadotropin .
Gonadotropin release hormon (GnRH) là hormon được tiết ra từ các nơ ron vùng
dưới đồi có tác dụng kích thích tuyến yên tăng cường tiết các hormon gonadotropin
(FSH và LH). Leuprolid acetat là một chất có tác dụng tương tự chất chủ vận GnRH.
Khi dùng liên tục với liều điều trị, nó ức chế tiết gonadotropin làm giảm tiết hormon
steroid của buồng trứng và tinh hoàn. Do vậy, thuốc được dùng để điều trị các bệnh như
dậy thì sớm phụ thuộc gonadotropin, ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn, ung thư vú,
u cơ trơn tử cung. Thuốc được sử dụng chủ yếu qua đường tiêm (tiêm bắp, tiêm dưới
da) do hạn chế sinh khả dụng đường uống và đường đặt trực tràng. Tuy nhiên thời gian
bán thải ngắn dẫn đến bất tiện khi phải tiêm liều hàng ngày. Vì vậy, cần nghiên cứu dạng
thuốc tiêm giải phóng kéo dài để giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn. Nhiều nghiên
cứu đã bào chế thành công dạng thuốc tiêm giải phóng kéo dài leuprolid acetat sử dụng
polyme poly acid lactic - co - glycolic (PLGA) được dùng trong lâm sàng. Tiểu phân
polyme PLGA chứa dược chất leuprolid acetat ( PLGA - LA) có kích thước từ vài trăm
nm tới vài chục µm; có cấu trúc như một hệ mang thuốc và dự trữ thuốc, giúp thuốc có
thể giải phóng từ từ một cách có kiểm soát để kéo dài tác dụng, từ đó giảm số lần tiêm
thuốc, giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn và tăng hiệu quả điều trị. Vì vậy, chúng
tôi tiến hành đề tài“ Bước đầu nghiên cứu bào chế tiểu phân polyme poly
acid lactic - co - glycolic chứa leuprolid acetat” với các mục tiêu sau:
1. Bào chế được tiểu phân polyme PLGA - LA.
2. Đánh giá một số đặc tính của tiểu phân polyme PLGA - LA.

1


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về leuprolid acetat
1.1.1. Công thức hóa học

Hình 1.1. Công thức phân tử leuprolid acetat

- Công thức phân tử: C59H84N16O12. (C2H4O2)n. n = 1 hoặc 2.
- Khối lượng phân tử: 1209,41 g/mol (dạng base).
- Tên

khoa

học:

5-oxo-L-prolyl-L-histidyl-L-tryptophyl-L-seryl-L-tyrosyl-D-

leucyl-L-leucyl-L-arginyl-N-ethyl-L-prolinamid acetat.
- Tên chung quốc tế: leuprolid acetat.
1.1.2. Tính chất vật lý, hóa học
 Tính chất vật lý [32]:
- Cảm quan: bột kết tinh trắng.
- Độ tan: tan tốt trong nước, DMSO với độ tan 100 mg/ml
- Nhiệt độ nóng chảy: 150 - 155ºC.
 Tính chất hóa học: là muối của peptid leuprorelin và acid acetic, leuprolid acetat
có tính base yếu.
1.1.3. Độ ổn định
Leuprolid acetat (LA) là một polypeptid, trong phân tử có nhiều nhóm dễ bị phân
hủy, sự phân hủy này làm phá vỡ cấu trúc dẫn đến mất hoạt tính sinh học. Vì vậy, để
giữ được độ ổn định của hợp chất cần chú ý nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, pH và sự
có mặt của những chất khác. Một số cơ chế gây phá hủy cấu trúc phân tử LA như: thủy
phân, oxy hóa, đồng phân hóa…, trong môi trường nước, thủy phân là cơ chế chính cắt
các liên kết peptid và phá vỡ cấu trúc phân tử [18]. Các chất trung gian có mặt trong
2


nước như peroxid, các ion kim loại, các gốc tự do…là nguyên gây phá hủy cấu trúc.

Mehdi Rahimi và các cộng sự đã nghiên cứu về độ ổn định của LA trong nước với các
điều kiện nghiên cứu khác nhau [27], thu được một số kết quả như sau:
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: leuprolid acetat được hòa tan trong dung dịch đệm
phosphat pH 7,4 sau đó bảo quản ở các nhiệt độ khác nhau (-10ºC, 4ºC, 25ºC, 37ºC)
trong thời gian 35 ngày. Kết quả cho thấy dung dịch LA có độ ổn định cao nhất ở 4ºC.
- Ảnh hưởng của oxy trong dung dịch: pha dung dịch đệm phosphat bằng hai loại
nước, nước có loại oxy và nước không loại oxy. Sau đó hòa tan LA trong các dung dịch
đệm trên rồi bảo quản trong 35 ngày. Kết quả ở 37ºC không có sự khác biệt về độ ổn
định giữa hai loại nước, nhưng ở 4ºC, với việc dùng nước loại oxy giúp làm tăng ổn định
hơn.
- Ảnh hưởng của pH: nghiên cứu độ ổn định của LA trong các môi trường đệm
phosphat có pH từ 2 - 7,4 ở nhiệt độ 37ºC. Kết quả cho thấy sự suy giảm đáng kể nồng
độ LA ở các pH 2; 3; 4 và dược chất LA có độ ổn định cao nhất ở pH 7,4.
Như vậy, đối với dung dịch leuprolide acetat điều kiện môi trường cho độ ổn định
cao nhất đó là: nước tinh khiết đã loại khí, pH trung tính (pH 7,4), nhiệt độ bảo quản là
4ºC.
1.1.4. Một số thông số dược động học
- Hấp thu: leuprolid acetat dùng đường tiêm, khi tiêm dưới da thuốc đạt nồng độ
đỉnh sau tiêm 3 - 5 giờ, và các hạt vi cầu giúp giữ thuốc ở nồng độ 0,1 - 2 ng/lít trong
huyết tương với thời gian tác dụng phụ thuộc vào dạng dùng kéo dài.
- Phân bố: thuốc liên kết với protein huyết tương từ 43% - 49%.
- Chuyển hóa: leuprolid acetat trong cơ thể được chuyển hóa thành các peptid kích
thước nhỏ hơn, không còn hoạt tính, nồng độ chất mất hoạt tính đạt tối đa sau 2 - 6 giờ
tiêm thuốc, chiếm 6% hàm lượng thuốc ban đầu.
- Thải trừ: 1mg tiêm tĩnh mạch cho nam thanh niên khỏe mạnh, độ thanh thải trung
bình là 7,6 lít/giờ. Thời gian bán thải khoảng 3 giờ. Thải trừ qua thận dạng còn hoạt tính
nhỏ hơn 5% [38].
1.1.5. Tác dụng dược lý
Leuprolid acetat là một chất có tác dụng tương tự chất chủ vận GnRH trong cơ
thể. Khi tiêm liều duy nhất sẽ làm tăng nồng độ trong máu hai hormon luteinizing (LH)

và hormon kích thích nang trứng (FSH), dẫn đến tăng nhẹ hormon sinh dục (estrogen
3


và estradiol ở phụ nữ tiền mãn kinh và testosteron và dihydrotestosteron ở nam giới).
Tuy nhiên, dùng liên tục với liều điều trị, leuprolid acetat hoạt động như một chất ức
chế mạnh việc tiết gonadotropin. Vì vậy làm giảm nồng độ các hormon sinh dục.
1.1.6. Chỉ định
- Dậy thì sớm phụ thuộc gonadotropin [38].
- Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn [38].
- Ung thư vú giai đoạn muộn của phụ nữ đang và sau mãn kinh [38].
- Bệnh lạc nội mạc tử cung, u cơ trơn tử cung [38].
1.1.7. Tác dụng không mong muốn
- Tác dụng phụ thường gặp là bốc hỏa, mất cân bằng canxi máu, gây mất xương,
loãng xương, mất cân bằng chuyển hóa [38].
- Thường gặp: vú to ở nam giới, triệu chứng sau mãn kinh, rối loạn chức năng sinh
dục, bốc hỏa, liệt dương, khí hư, đau tại chỗ tiêm, chảy máu [38].
- Ít gặp: phù, nhức đầu, chèn ép tủy sống, ngủ lịm, chóng mặt, nổi ban, buồn nôn,
nôn, chán ăn, ỉa chảy, tăng cân, mất chất xương, đau xương tăng lên [38].
1.1.8. Chống chỉ định và thận trọng
1.1.8.1. Chống chỉ định
- Mẫn cảm với GnRH, chất tương tự GnRH [38].
- Chống chỉ định ở phụ nữ đang hoặc có thể mang thai trong khi điều trị
với thuốc. LA có thể gây hại cho bào thai khi dùng cho phụ nữ mang thai.
Các dị tật bào thai đã được quan sát thấy ở thỏ nhưng không thấy ở chuột sau
khi dùng LA trong suốt thời kỳ mang thai. Tỷ lệ tử vong của thai tăng lên và
làm giảm trọng lượng bào thai ở chuột và thỏ. Nếu sử dụng thuốc này trong
thời kỳ mang thai, hoặc nếu bệnh nhân có thai trong khi dùng thuốc này, bệnh
nhân cần được biết về nguy cơ tiềm ẩn đối với thai nhi [38].
- Phụ nữ cho con bú [38].

1.1.8.2. Thận trọng
- Chú ý với những người bệnh tim, bệnh tiểu đường, phụ nữ cho con bú, bệnh nhân
chảy máu âm đạo bất thường, người dự định có thai. Trong tuần đầu dùng thuốc, nồng
độ testoteron tăng cao, nguy cơ gây ung thư tuyến tiền liệt [38].

4


1.1.9. Lịch sử phát triển của thuốc tiêm leuprolid acetat dạng tác dụng kéo dài.
Hormon GnRH được phát hiện và tách chiết vào năm 1971 [30]. Năm 1974,
leuprolid acetat lần đầu tiên được tổng hợp, đây là một peptid có tác dụng tương tự
GnRH trong cơ thể [17]. Leuprolid acetat có thời gian bán thải dài hơn do khả năng liên
kết cao và có thể kháng enzym peptidase [26]. Do sự khác biệt trong cấu trúc với GnRH
(thay thế D - glycin ở vị trí số 6 và glycin ở vị trí 10 được thay thế bằng ethylamin),
leuprolid acetat có tác dụng mạnh hơn gấp 80 lần so với GnRH [17].
Năm 1982, tác dụng làm giảm nhẹ bệnh ung thư tiền liệt tuyến của GnRH đã được
Tolis cùng các cộng sự nghiên cứu và báo cáo [35].
Năm 1985, leuprolid acetat được FDA chấp thuận cho điều trị bệnh ung thư tiền
liệt tuyến [29]. Leuprolid acetat có bản chất là peptid nên bị mất tác dụng khi dùng
đường uống, hấp thu kém với đường dùng trực tràng. Thời kỳ đầu, leuprolid acetat được
bào chế dạng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp với liều 1 mg/ngày. Tuy nhiên với liều tiêm
hàng ngày đã dẫn đến nhiều bất tiện cho bệnh nhân, ít bệnh nhân có thể theo đủ liệu
trình điều trị. Do vậy, tiến bộ công nghệ đã thúc đẩy phát triển những dạng giải phóng
kéo dài nhằm nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
Năm 1989, công thức tác dụng kéo dài 1 tháng đã được FDA Hoa Kỳ chấp thuận
đưa ra thị trường [4]. Hiện nay tại Mỹ lưu hành các chế phẩm có tác dụng 1 tháng (7,5
mg), 3 tháng (22,5 mg), 4 tháng (30 mg) và 6 tháng (45 mg). Thuốc giải phóng kéo dài
3 tháng và 4 tháng được FDA Hoa Kỳ chấp thuận vào năm 2002 và 2003 để điều trị ung
thư tiền liệt tuyến. Vào tháng 12 năm 2004, công thức bào chế kéo dài 6 tháng cũng
được FDA chấp thuận. Ở châu Âu, công thức leuprolid acetat liều 3,75 mg (1 lần/tháng)

và 11,25 mg (1 lần/3 tháng) được dùng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt nhưng ở Mỹ,
FDA Hoa Kỳ chỉ chấp thuận để điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, và dậy
thì sớm ở trẻ. Liều dùng 30 mg (1 lần/6 tháng) đã được thử nghiệm thành công về tính
an toàn và hiệu quả lâm sàng [37]. Dạng bào chế cấy ghép dưới da tác dụng kéo dài 12
tháng được FDA Hoa Kỳ chấp thuận vào năm 2000, nhưng do nhược điểm đòi hỏi thủ
thuật phức tạp khi cấy ghép nên nó đã bị ngừng sản xuất năm 2007 [15].
Trong công thức tác dụng kéo dài, leuprolid acetat được “bao gói” trong hệ thống
các tiểu phân polyme poly (lactic - co - glycolic) acid (PLGA). Đường kính hạt trong
khoảng 10 - 20 μm đối với dạng thuốc tiêm 1 lần/tháng và 10 - 30 μm đối với dạng thuốc
tiêm 1 lần/3 tháng. Phương pháp điều trị bằng leuprolid acetat đã được chứng minh giảm
5


thiểu được tác dụng phụ hơn so với phương pháp phẫu thuật cắt hoàn toàn. Trong những
nghiên cứu lâm sàng về ung thư tuyến tiền liệt, sử dụng leuprolid acetat bào chế dạng
tiểu phân giải phóng kéo dài, giúp giảm số lần tiêm thuốc, giảm liều dùng của thuốc đến
8 lần và sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân tốt hơn, do đó hiệu quả điều trị cao hơn [34].
1.1.10. Một số dạng thuốc tiêm chứa LA trên thị trường hiện nay
Hiện nay trên thị trường phổ biến một số dạng bột pha hỗn dịch tiêm giải phóng
kéo dài 1 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 6 tháng với công thức trong bảng 1.1 [38].
Bảng 1.1. Công thức một số dạng thuốc giải phóng kéo dài của leuprolid acetat
Thành phần
Bột đông khô pha tiêm

Chế phẩm

Dung môi pha tiêm

Leuprolid acetat (3,75


Natri CMC (5 mg).

mg).

D - mannitol (50 mg).

Gelatin tinh khiết (0,65 Polysobat 80 (1 mg).
mg).

Acid acetic băng (vừa

DL-PLGA (33,1 mg).

đủ).

D - mannitol (6,6 mg).

Nước cất pha tiêm (vừa
đủ).

Thuốc tiêm liều 3,75 mg, tiêm 1
lần/tháng, tiêm bắp sâu.

Leuprolid acetat (11,25
1. Natri CMC (7,5 mg).
mg).

2. D - manitol (75 mg).

Polylactic acid (99,3

3. Polysorbat 80 (1,5 mg).
4. Acid acetic băng (vừa đủ)

mg).

D - mannitol (19,45 Nước cất pha tiêm (vừa
Thuốc tiêm liều 11,25 mg, tiêm

đủ).

mg).

1 lần/3 tháng
1. Leuprolid acetat (30
mg).

Natri CMC (7,5 mg).
1. D - mannitol (75 mg).

2. Polylactic acid (PLA) 2. Polysorbat 80 (1,5 mg).
(264,8 mg).
3. D - manitol (51,9
mg).
6

3. Acid acetic băng (vừa
đủ).


Thuốc tiêm liều 30 mg, tiêm 1


Nước cất pha tiêm (vừa

lần/4 tháng

đủ).
Leuprolid acetat (45

Natri CMC (7,5 mg).

mg).

D – mannitol (75 mg).

Polylactic acid (169,9

Polysobat 80 (1,5 mg).

mg).

Acid acetic băng (vừa

D - mannitol (39,7 mg). đủ).
Acid stearic (10,1 mg).

Nước cất pha tiêm (vừ
đủ).

Thuốc tiêm liều 45 mg, tiêm 1
lần/6 tháng.

Nhà sản xuất: Hoa Kỳ

1.2. Tổng quan về tiểu phân polyme PLGA mang dược chất
1.2.1. Tổng quan về polyme PLGA
1.2.1.1. Tính chất của polyme PLGA

Hình 1.2. Cấu trúc polyme poly acid lactic - co - glycolic
Là 1 copolyme được tổng hợp bằng phương pháp đồng polyme hóa hỗn hợp của 2
monome của acid lactic (LA) và acid glycolic (GA) với tỉ lệ hai acid này là khác nhau.
PLGA là một trong những polyme có khả năng phân hủy sinh học tốt nhất và sản phẩm
phân hủy chính là hai acid tổng hợp lên nó [14]. Vì acid lactic và acid glycolic là chất
7


nội sinh và được chuyển hóa qua chu trình Kreb’s với sản phẩm cuối cùng là khí
cacbonic và nước, riêng acid glycolic một phần được đào thải qua thận dạng nguyên
vẹn, nên hai acid này ít gây độc cho cơ thể [23].
PLGA được FDA và cơ quan y tế Châu Âu chấp thuận cho việc bào chế các dạng
thuốc ứng dụng trên cơ thể người. Thời gian phân giải của PLGA phụ thuộc vào khối
lượng phân tử và tỷ lệ các monome, do acid lactic thân dầu hơn acid glycolic nên trong
công thức có tỷ lệ acid lactic cao thì tính thân nước thấp hơn, dẫn đến tốc độ phân hủy
chậm hơn [40]. Quá trình phân hủy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp tổng
hợp, sự có mặt của các thành phần khác, kích thước, hình dạng, hình thái bề mặt, các
đặc tính vốn có của polyme (KLPT, cấu trúc hóa học, trạng thái kết tinh, nhiệt độ chuyển
hóa thủy tinh), các thông số lý hóa (pH, nhiệt độ, lực ion của môi trường), đích sử dụng
và cơ chế thủy phân.
Tỷ lệ của acid lactic và acid glycolic sử dụng cho quá trình tổng hợp polyme sẽ
thu được các PLGA có tính chất khác nhau. Ví dụ PLGA 50:50, thì sẽ dùng 50% acid
lactic và 50% acid glycolic trong quá trình tổng hợp. Cơ chế tổng hợp khác nhau và các
thông số trong quá trình tổng hợp gây ảnh hưởng mạnh đến tính chất lý hóa của PLGA

thu được sau quá trình tổng hợp. PLGA hòa tan trong một số dung môi điển hình như:
dung dịch clorinated, tetrahydrofuran, aceton, dicloromethan hoặc ethyl acetat. PLGA
có thể bào chế tạo ra các hình dạng, kích thước và bao bọc các phân tử sinh học với các
kích thước khác nhau. Tính chất vật lý của PLGA phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trọng
lượng phân tử, tỷ lệ acid lactic/acid glyconic, thời gian tiếp xúc với nước và nhiệt độ
bảo quản [6], [14], [24].
1.2.1.2. Nhược điểm khi sử dụng polyme PLGA trong bào chế nano
Một trong những khó khăn lớn nhất khi dùng PLGA đó là tỷ lệ mang thuốc thấp
đặc biệt với các dược chất kém tan trong nước. Nồng độ thuốc trong polyme thấp là vấn
đề chính trong thiết kế tiểu phân nano [14].
Khó khăn thứ hai gặp phải đó là các tiểu phân PLGA giải phóng thuốc một cách ồ
ạt ở giai đoạn đầu (burst realease) từ hệ tiểu phân làm mất đi mục đích khi bào chế tiểu
phân - đó là giải phóng thuốc một cách có kiểm soát. Cơ chế giải phóng thuốc phụ thuộc
vào loại polyme và cách nạp thuốc của polyme đó, nếu thuốc được hấp phụ trên bề mặt
thì khả năng giải phóng càng nhanh [23].

8


Khó khăn thứ ba đó là sự phân hủy của PLGA tạo ra các acid gây bất lợi cho các
dược chất kém bền với acid và tăng sự giải phóng thuốc [16].
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân giải tiểu phân polyme PLGA
Xue Shen Wu và cộng sự (năm 2000) đã nghiên cứu và đưa ra báo cáo ảnh hưởng
của một số yếu tố đến sự phân hủy sinh học của polyme PLGA thông qua sự suy giảm
về trọng lượng phân tử trong quá trình phân hủy [43].
1.2.2.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ acid lactic/acid glycolic trong cấu trúc
Thí nghiệm được tiến hành với các loại polyme PLGA có khối lượng phân tử tương
đương nhau nhưng khác nhau về cấu trúc (tỉ lệ acid lactic/acid glycolic tăng dần từ 50/50
đến 100/0). Kết quả cho thấy tốc độ phân giải tăng dần theo tỉ lệ của acid lactic trong
phân tử PLGA. Loại PLGA 100/0 cho thời gian phân giải chậm nhất. Điều này có thể

được giải thích trong cấu trúc của acid lactic có nhóm methyl, là nhóm lỵ nước do vậy
làm giảm khả năng xâm nhập của nước vào trong tiểu phân, giảm nguy cơ thủy phân.
Như vậy polyme có tỉ lệ acdi lactic càng cao thì thời gian phân hủy càng dài.
1.2.2.2. Ảnh hưởng của trọng lượng phân tử
Nguyên liệu sử dụng trong thí nghiệm là các loại polyme tương tự nhau về cấu trúc
(PLGA 75:25) nhưng khác nhau về khối lượng phân tử. Quá trình phân hủy sinh học có
thể được chia làm 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn đầu: tốc độ phân hủy polyme chậm
- Giai đoạn thứ hai: sự phân giải diễn ra nhanh nhất.
- Gia đoạn cuối: tốc độ giải phóng chậm lại. Lúc này chỉ còn những phân tử có khối
lượng phân tử thấp phân giải.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những phân tử trọng lượng lớn có tốc độ phân hủy
nhanh hơn phân tử trọng lượng nhỏ. Nguyên nhân do những phân tử có trọng lượng lớn
có chuỗi polyme dài hơn phân tử trọng lượng nhỏ, dẫn đến những phân tử nước có nhiều
cơ hội để tấn công và dễ dàng thủy phân, phân cắt chuỗi polyme.
1.2.2.3. Ảnh hưởng của pH môi trường
Polyme PLGA 50/50 được chọn làm nguyên liệu bào chế mẫu, tiến hành thử
nghiệm trong các môi trường với pH khác nhau: pH 5; pH 7,4; pH 9,4. Kết quả ảnh
hưởng của pH đến sự phân hủy như sau:
Giai đoạn đầu, không có sự khác biệt về tốc độ phân hủy polyme của 3 môi trường
thử. Giai đoạn tiếp theo, mẫu đặt trong môi trường pH 9,4 phân hủy chậm hơn so với
9


hai môi trường còn lại và tại pH 5, sự phân hủy diễn ra nhanh nhất. Đến giai đoạn cuối,
trọng lượng phân tử polyme không thay đổi ở pH 9,4 (đồ thị thể hiện mối tương quan
giữa trọng lượng phân tử và thời gian phân giải polyme đạt đỉnh), quá trình vẫn tiếp tục
ở 2 môi trường pH 5 và pH 7,4 với sự phân giải nhanh hơn trong môi trường pH 5. Tuy
pH ảnh hưởng đến sự phân giải polyme không rõ ràng nhưng nhìn chung trong môi
trường pH kiềm tốc độ phân giải chậm hơn so với pH acid [43].

Ngoài ra, sự phân hủy polyme còn ảnh hưởng bởi sự có mặt của những chất khác
trong môi trường như các chất có tính oxy hóa (ion kim loại), các peroxyd… các sản
phẩm phân hủy của PLGA cũng góp phần làm gia tăng sự phân hủy phân tử polyme
PLGA.
1.2.3. Quá trình giải phóng thuốc từ các tiểu phân polyme PLGA
1.2.3.1. Cơ chế và các giai đoạn trong quá trình giải phóng dược chất từ tiểu phân
PLGA
 Cơ chế giải phóng thuốc từ tiểu phân PLGA được giả thiết như sau [19]:

Hình 1.3. Giả thiết về cơ chế giải phóng thuốc từ tiểu phân polyme PLGA.
1) Trong môi trường phân tán, các tiểu phân polyme bị mòn dần do sự phân hủy
nên các phân tử dược chất nhanh chóng khuếch tán ra môi trường bên ngoài.
2) Tiểu phân polyme như một mạng lưới hở, bên trong là các lỗ, kênh trống. Các
phân tử peptid dễ dàng giải phóng qua các lỗ, kênh đó. Cơ chế này xảy ra chủ yếu trong
giai đoạn giải phóng ồ ạt ban đầu, do chênh lệch nồng độ giữa bên trong và bên ngoài
tiểu phân [42].
10


3) Trong môi trường nước, tiểu phân polyme bị hydrat hóa. Chúng trương nở và
hình thành các khe, lỗ tạo điều kiện cho peptid khuếch tán ra môi trường bên ngoài [45].
4) Sự khử hấp phụ: trong tiểu phân polyme, các peptid liên kết với polyme qua liên
kết tạo muối (phần Nitơ base liên kết với gốc carboxylic của acid trong polyme). Quá
trình khử hấp phụ này giúp giải phóng peptid.
5) Trong một số công thức bào chế, sử dụng kẽm carbonat đã góp phần làm gia
tăng sự giải phóng. Nguyên nhân là do polyme bị phân hủy thành các monome có tính
acid làm giảm pH dung dịch. Kẽm carbonat tác dụng với ion H+ tạo ra khí CO2, khí này
gây tăng áp lực thẩm thấu và hình thành các lỗ rỗng.
 Quá trình giải phóng dược chất gổm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn là sự kết hợp
của các cơ chế khác nhau [31]:

- Pha giải phóng ồ ạt giai đoạn đầu: thuốc được giải phóng khá nhanh, giai đoạn này
kéo dài từ một đến vài ngày hoặc thậm chí một tuần. Đa số thuốc được giải phóng là
những phân tử thuốc nằm trên bề mặt tiểu phân hoặc nằm trong các kênh dẫn của tiểu
phân polyme [7], [44].
- Pha giải phóng chậm (pha lag): mức độ xói mòn thấp hơn, có thể không có sự giải
phóng thuốc.
- Pha xói mòn mạnh: trong đó khối lượng polyme liên tục bị mất dần và sự giải
phóng thuốc trở nên liên tục.
Pha giải phóng chậm thường xảy ra khi trọng lượng phân tử của polyme quá cao
và cấu trúc polyme đặc khít, không có những lỗ để dược chất khuếch tán.
Ngoài ra, mức độ phân bố thuốc trong tiểu phân cũng ảnh hưởng đến sự giải phóng
và độ ổn định của thuốc, ở giai đoạn đầu khi polyme bị hydrat hóa (trương nở hay ngậm
nước) thuốc được phân bố trong ba vùng riêng biệt, đó là: (a) hòa tan trong pha polyme,
(b) phân tán thuốc dạng rắn trong các polyme trống, và (c) hòa tan hoặc bị giữ trong các
kênh nước trong polyme. Do đó cần chú ý đến tính chất của dược chất và polyme giúp
phòng tránh sự tương tác giữa peptid với polyme và petid với chính nó (sự kết tụ
protein), để kiểm soát độ ổn định tốt hơn.
1.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự giải phóng dược chất của tiểu phân polyme PLGA
Quá trình giải phóng dược chất chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: bản chất
polyme, kích thước tiểu phân bào chế, điều kiện môi trường giải phóng. Trong đó ảnh
hưởng của môi trường giải phóng và bản chất polyme liên quan đến sự phân giải polyme
11


được trình bày ở mục 1.2.2. Trong giới hạn tổng quan này sẽ chỉ phân tích ảnh hưởng
của kích thước tiểu phân lên quá trình giải phóng dược chất.
 Ảnh hưởng của kích thước tiểu phân
Cơ chế giải phóng thuốc từ các tiểu phân chủ yếu do sự khuếch tán qua màng
polyme hoặc qua các lỗ trong cấu trúc polyme. Khi KTTP lớn thì thời gian giải phóng
thuốc sẽ chậm hơn. Do đó, KTTP gây ảnh hưởng khá lớn đến kiểm soát giải phóng

thuốc. Với những tiểu phân có kích thước lớn, chúng còn bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm
thoái hóa của chính mình (ví dụ acid lactic và acid glycolic từ polyme PLGA), tích lũy
trong môi trường gây tăng nồng độ acid làm thay đổi pH dẫn đến tăng sự phân giải các
tiểu phân polyme và tăng giải phóng thuốc [16].
Nhiều nghiên cứu đã đưa ra sự ảnh hưởng của KTTP và phân bố KTTP đến quá
trình giải phóng thuốc [5], [13]. Cùng một lượng tiểu phân bản chất giống nhau, hạt bào
chế KTTP nhỏ thì diện tích tiếp xúc với môi trường lớn do vậy, giải phóng dược chất
nhanh hơn hạt KTTP lớn. Hơn nữa, với các hạt KTTP nhỏ thì môi trường thấm vào hạt
cũng nhanh hơn (do đường kính hạt bé hơn) vì vậy cũng làm tăng sự giải phóng thuốc
từ các hạt [39].
Berkland và cộng sự đã đưa ra kết quả là những tiểu phân có kích thước trong
khoảng 10 đến 100 µm [10], [12]. Kết quả cho thấy rằng, với những hạt có kích thước
khoảng 100 µm có sự giảm về khối lượng phân tử nhanh hơn, trong cấu trúc thường có
nhiều lỗ rỗng hơn, dẫn đến giải phóng dược chất trong giai đoạn đầu nhanh hơn các hạt
có kích thước 10 µm. Điều này chứng tỏ, dù thời gian giải phóng của hạt KTTP lớn là
lâu hơn, nhưng tỉ lệ giải phóng ban đầu cũng cao hơn. Vì vậy quá trình bào chế còn ảnh
hưởng khá lớn đến cấu trúc tiểu phân. Kích thước và cấu trúc hạt có thể bị tác động bởi
động học của quá trình bào chế. Với những tiểu phân polyme được bào chế bằng phương
pháp bốc hơi dung môi không sử dụng phương pháp áp suất giảm, hạt tiểu phân sẽ đặc
khít hơn. Vì vậy tốc độ giải phóng dược chất nhỏ hơn hạt có nhiều lỗ, kênh trong cấu
trúc.
Ngoài ra, sự phân bố thuốc trong các hạt là không giống nhau. Với những hạt có
KTTP nhỏ (phân bố từ 1 - 1,5 µm), sự phân bố thuốc đồng nhất theo mong muốn nhưng
với các hạt lớn, sự phân bố thuốc phụ thuộc nhiều vấn đề khác như độ tan của dược chất
tại pha bên trong và bên ngoài tiểu phân, khả năng giữ của polyme, nhiều tiểu phân sẽ

12


có sự phân bố thuốc trên bề mặt cao hơn nhiều so với trong lõi, do vậy với những hạt

kích thước lớn sẽ có sự giải phóng ồ ạt ban đầu cao hơn [10], [11].
1.3. Một số phương pháp bào chế tiểu phân polyme
Nhiều phương pháp bào chế tiểu phân polyme mang thuốc (vi cầu, vi nang) đã
được nghiên cứu và phát triển [20], việc lựa chọn phương pháp bào chế nào phụ thuộc
vào loại polyme sử dụng, tính chất của dược chất, mục đích và thời gian của quá trình
điều trị [9], [21]. Các phương pháp bào chế phải đảm bảo các yêu cầu sau [9]:
- Giảm tối đa sự ảnh hưởng của quá trình bào chế đến tác dụng cũng như độ ổn định
của dược chất.
- Khoảng kích thước tiểu phân nằm trong khoảng quy định (nhỏ hơn 250 μm). Các
hạt tiểu phân phải ở dạng tự do, không kết tụ.
- Trong quá trình lưu hành thuốc, không được thay đổi tác dụng và đặc tính tiểu
phân.
1.3.1. Phương pháp bốc hơi dung môi từ nhũ tương
1.3.1.1. Phương pháp tạo nhũ tương dầu/nước hoặc dầu/dầu

Hình 1.4. Sơ đồ các giai đoạn bào chế tiểu phân bằng phương pháp bốc hơi dung
môi từ nhũ tương.
Bào chế nhũ tương dầu/nước (D/N): polyme được hòa tan trong dung môi thích
hợp (ethanol, dicloromethan..). Dược chất được hòa tan hoặc phân tán trong dung dịch
polyme. Sau đó phân tán hỗn hợp trên trong pha nước chứa chất hoạt động bề mặt (PVA,
polysobat...) để hình thành nhũ tương thô. Giảm kích thước hạt nhũ tương bằng năng
lượng cơ học (siêu âm, đồng nhất hóa,…) để thu được nhũ tương có kích thước nanomet
13


- micromet. Loại dung môi hữu cơ bằng phương pháp sử dụng nhiệt hoặc áp suất giảm,
các tiểu phân polyme hình thành, sau đó lọc và rửa tiểu phân [1], [22].
Nhược điểm của phương pháp tạo nhũ tương D/N đó là hiệu quả nạp thuốc đối
với những dược chất dễ tan trong nước thường thấp [22] và giải phóng thuốc ồ ạt ở giai
đoạn đầu cao. Vì vậy nhũ tương D/N thường dùng để bào chế những dược chất ít tan

trong nước như các steroid [21], [41].
Để tăng hiệu quả nạp dược chất đối với các thuốc dễ tan trong nước, nhũ tương
dầu/dầu (D/D) đã được nghiên cứu và phát triển [36], [41]. Dung môi hòa tan polyme là
những dung môi đồng tan với nước như acetonitril. Dược chất và polyme được hòa tan
trong dung môi, sau đó phân tán trong pha dầu có mặt Span (chất hoạt động bề mặt).
Sau khi bốc hơi dung môi sẽ thu được vi cầu [36].
1.3.1.2. Phương pháp tạo nhũ tương kép nước/dầu/nước
Nhũ tương kép nước/dầu/nước (N/D/N) là dạng bào chế phù hợp nhất đối với
những dược chất dễ tan trong nước như peptid, protein, vacin...[36]. Dược chất được
hòa tan trong nước, dung dịch đệm hoặc dung dịch chứa gelatin (chất ổn định protein).
Polyme được hòa tan trong dung môi hữu cơ như dicloromethan. Dùng lực khuấy mạnh
để phối hợp 2 pha tạo nhũ tương N/D. Sau đó nhũ tương N/D này được phân tán trong
dung dịch chứa chất diện hoạt (PVA), nhũ hóa lần 2 để tạo nhũ tương kép N/D/N. Dung
môi hữu cơ được loại bỏ bằng cách bốc hơi ở áp suất giảm. Các hạt vi cầu thu được bằng
phương pháp lọc hoặc ly tâm tốc độ cao. Sau đó được làm khô ở điều kiện thích hợp
hoặc đông khô để bảo quản vi cầu.
Nhiều dược chất đã được nghiên cứu bào chế thành công bằng phương pháp này
như: leuprolid acetat [3], [34], vacin [8]...
1.3.2. Phương pháp polyme hóa
Tạo tiểu phân dạng khung xốp (vi cầu): dược chất và chất diện họa được hòa tan
trong nước đến nồng độ micelles tới hạn. Polyme được hòa tan trong một dung môi bán
phân cực và đồng tan với nước (ethanol, aceton…). Dung dịch này được tiêm vào trong
pha nước khuấy trộn ở tốc độ nhất định. Quá trình khuếch tán dung môi từ pha dung
môi hữu cơ sang pha nước xảy ra dẫn đến sự hình thành các tiểu phân dạng khung xốp
do sự xuất hiện sự kết tủa polyme.
Tạo tiểu phân dạng màng bao (vi nang): tương tự như tạo tiểu phân dạng khung
xốp nhưng khác là dầu được thêm vào pha bán phân cực. Khi tiêm pha hữu cơ vào pha
14



nước, polyme tập trung ở bề mặt giọt dầu chứa hoạt chất và dung môi tạo lớp màng bao,
dung môi sẽ được bốc hơi dưới áp suất giảm, các tiểu phân hình thành [1].
1.3.3. Phương pháp kết tủa bằng muối
Polyme và hoạt chất được hòa tan trong dung môi hỗn hòa với nước (thường
dùng aceton), sau đó phân tán vào pha nước chứa chất HĐBM được bão hòa muối
(thường dùng MgCl2), dưới một điều kiện khuấy trộn cơ học mạnh. Sự bão hòa muối
trong dung dịch nước cản trở quá trình khuếch tán dung môi từ pha dung môi hữu cơ
sang pha nước và hình thành nhũ tương. Pha loãng nhũ tương với một lượng nước vừa
đủ để khuếch tán dung môi hữu cơ sang pha nước và hình thành các tiểu phân dạng
khung xốp, nhờ sự kết tụ polyme. Loại dung môi và muối nhờ quá trình ly tâm hoặc lọc
và rửa tiểu phân [1].
1.3.4. Phương pháp tạo nhũ tương - khuếch tán dung môi
Nguyên tắc: dựa trên bản chất của dung môi hữu cơ hỗn hòa bán phần với nước
(ví dụ: ethyl acetat). Dung môi và nước được bão hòa với nhau trước khi điều chế pha
dung môi hữu cơ và pha nước. Pha dung môi hữu cơ hòa tan hoạt chất, polyme và dầu
(trường hợp tạo tiểu phân nano dạng màng bao). Phân tán pha dung môi hữu cơ vào pha
nước có chứa chất HĐBM, dưới điều kiện khuấy trộn cơ học mạnh để hình thành nhũ
tương. Pha loãng nhũ tương với nước, hiện tượng khuếch tán dung môi từ pha hữu cơ
sang pha nước xảy ra, polyme kết tụ hình thành tiểu phân nano dạng khung xốp hoặc
polyme tạo màng mỏng quanh các hạt dầu tạo tiểu phân nano dạng màng bao. Loại trừ
dung môi bằng phương pháp lọc hoặc bốc hơi [1].

15


CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, thiết bị sử dụng
2.1.1. Nguyên liệu
Bảng 2.1. Nguyên liệu sử dụng
Tên nguyên liệu


Nhà sản xuất

Tiêu chuẩn

1

Leuprolid acetat

Trung Quốc

USP 40

2

PLGA (50:50)

Đức

NSX

3

Gelatin

Trung Quốc

NSX

4


PVA

Trung Quốc

NSX

5

Dicloromethan

Trung Quốc

NSX

6

Acetonitril sắc ký

Đức

TKPT

7

Methanol sắc ký

Mỹ

TKPT


8

Amoni dihydrophosphat

Trung Quốc

TKHH

9

Kali dihydrophosphat

Trung Quốc

TKHH

10

Natri hydroxyd

Trung Quốc

TKHH

11

Acid phosphoric

Trung Quốc


TKHH

12

Nước cất

Việt Nam

DĐVN V

STT

2.1.2. Thiết bị
 Bơm kim tiêm 1 ml/cc, đầu kim 27G x 31/2 (Vinahankook - Việt Nam).
 Bể siêu âm Wise Clean (Hàn Quốc).
 Máy khuấy từ gia nhiệt IKA - WERKE (Đức).
 Hệ thống cất quay Rovapor R - 210 (Buchi- Đức); bình cầu NS 29/32 dung tích
1000 ml (Buchi - Đức).
 Máy ly tâm lạnh Universal 320R (Anh).
 Hệ thống sắc kí lỏng hiệu năng cao Agilent HPLC 1260 (Mỹ), cột 5C18 - MS II Cosmosil 4.6ID x 250 mm (Nhật Bản ).
 Hệ thống sấy chân không LABTECH (DAIHANLABTECH, Hàn Quốc).
 Màng thẩm tích Membrane Cel kích thước 10000 Dalton (Mỹ).
 Máy cất nước hai lần Hamilton WSC/4D (Anh).
 Máy đo FESEM S - 4800, Hitachi (Nhật Bản).
16


 Máy siêu âm Qsonica Model CL - 334.
 Máy Voltex Mixer VM - 300 (Mỹ).

 Máy thử hòa tan Erweka (Hàn Quốc).
 Cân phân tích Satorius BP121S, tủ sấy, tủ lạnh, cân kỹ thuật, các dụng cụ thủy
tinh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Bước đầu bào chế được tiểu phân polyme PLGA - LA.
- Đánh giá một số đặc tính tiểu phân PLGA - LA.
- Đánh giá khả năng giải phóng dược chất in vitro của tiểu phân PLGA - LA.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Bào chế vi cầu leuprolid acetat bằng phương pháp nhũ hóa tạo nhũ tương kép
Leuprolid acetat là một peptid tan gần như hoàn toàn trong nước. Trong phần 1.3
các phương pháp bào chế tiểu phân, phương pháp nhũ hóa tạo nhũ tương đơn D/N, N/D
cho hiệu suất nạp dược chất thấp (do sự giải phóng thuốc ồ ạt ra môi trường nước bên
ngoài), phương pháp tạo nhũ tương kép đã được nghiên cứu cho hiệu suất nạp dược chất
tốt hơn, do vậy qua tham khảo tài liệu [2] và dựa trên điều kiện thực tế, chúng tôi áp
dụng phương pháp bào chế nhũ tương kép không hoặc có sử dụng gelatin như sau:
a) Quy trình bào chế không có gelatin
- Chuẩn bị pha nước (1): hòa tan chính xác một lượng leuprolid acetat trong nước
cất hai lần.
- Chuẩn bị pha dung môi (2): hòa tan PLGA trong dichloromethan.
- Nhũ hóa lần 1: Phối hợp (1) vào (2), sử dụng máy siêu âm đầu dò với công suất
20% công suất tối đa của máy thu được nhũ tương N/D.
- Nhũ hóa lần 2: chuẩn bị pha nước 2 là dung dịch PVA 1% (kl/tt), sau đó dùng bơm
kim tiêm hút nhũ tương N/D đã bào chế ở trên phối hợp vào dung dịch PVA 1%. Sử
dụng máy siêu âm đầu dò để nhũ hóa lần 2 với công suất 20% công suất tối đa của máy
thu được nhũ tương kép N/D/N.
- Phân tán nhũ tương kép N/D/N thu được vào trong dung dịch PVA 0,35%, khuấy
từ với tốc độ 500 vòng/phút trong 3 phút.
- Loại dichloromethan bằng phương pháp cất quay áp suất giảm trong bình cầu dung
tích 1000 ml với các thông số: tốc độ quay 150 vòng/phút, nhiệt độ 25ºC, áp suất 100
mbar trong 20 phút.

17


×