Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Môn chính sách xã hội và quản lý xã hội vấn đề sử DỤNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.12 KB, 98 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông
thôn, nếu như năm 1990 dân số nông thôn có 53,1 triệu người, chiếm
80,5% dân số cả nước, tới năm 2006 dân số nông thôn Việt Nam có 60,26
triệu người chiếm 72,34% thì tới năm 2010 dân số nông thôn Việt Nam là
60,7 triệu người chiếm 69,8% dân số cả nước. Lực lượng lao động từ 15
tuổi trở lên năm 2010 là 50,39 triệu người chiếm 57,9% dân số. Tốc độ
tăng dân số bình quân hơn 10 năm qua là 1,7%, mức tăng trung bình của số
người trong độ tuổi lao động là 2,6% năm.
Khu vực nông thôn đang tập trung một số lượng lớn lực lượng lao
động của cả nước và với tốc độ tăng khoảng hơn 2,5% năm. Vì vậy vấn đề
sử dụng hợp lý lao động nông thôn luôn là một vấn đề được quan tâm ở
nước ta, đặc biệt ở tỉnh Nam Định.
Cũng như nhiều tỉnh khác ở nước ta, địa bàn nông thôn chiếm tỷ
trọng nổi trội trong diện tích tự nhiên tỉnh Nam Định. Lao động nông thôn
tỉnh Nam Định rất dồi dào nhưng tỉ lệ lao động có kỹ năng chỉ chiếm phần
nhỏ còn hầu hết là lao động chưa qua đạo tạo. Đây chính là một thách thức
cho việc sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn huyện Nam Định.
Đến thời điểm hiện tại, hoạt động sản xuất thuần nông vẫn chiếm tỷ
trọng cả về số hộ và số dân sinh sống tại nông thôn tỉnh Nam Định. Bên
cạnh hoạt động nông nghiệp lao động nông thôn trong huyện còn tham gia
vào lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp dịch vụ nhưng hầu hết là tự phát và nhỏ
lẻ.
Đặc điểm của lao động nông thôn của tỉnh Nam Định là lao động
mang tính thời vụ rõ nét, chưa phát huy hết các tiềm năng do trình độ
chuyên môn của lao động thấp, kỹ thuật lạc hậu… Vì vậy giải pháp cấp
bách hiện nay của tỉnh Nam Định đó là đào tạo nghề ở nông thôn để sử
dụng nguồn lao động một cách hiệu quả, hợp lý.
1



Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu sử
dụng lao động, nhu cầu thực tế của người dân. Bên cạnh đó có sự kết hợp
tham gia của tổ chức xã hội với chính quyền các cơ sở, doanh nghiệp để
mang lại kết quả thiết thực tránh lãng phí nguồn nhân lực.
Như vậy nghiên cứu vấn đề nguồn nhân lực ở nông thôn tỉnh Nam
Định hiện nay nhận diện đúng những đặc điểm và xu hướng phát triển của
nó để tìm ra phương hướng và những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển
nguồn nhân lực nông thôn, phục vụ CNH - HĐH đang là một đòi hỏi cấp
bách có ý nghĩa và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu:
Trong những năm gần đây vấn đề sử dụng nguồn lao động đã thu
hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học, các viện,… đã có
rất nhiều công trình khoa học được công bố rộng rãi như:
- Lao động nông nghiệp, nông thôn việt nam hiện nay - thực trạng và
giải pháp - Trần Thị Nguyệt
- Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình
phát triển đất nước theo hướng hiện đại - PGS.TS.Nguyễn Danh Sơn.
- Nghiên cứu mối quan hệ ba bên giữa nhà nước,ngưới sử dụng lao
động với người lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường-PGS.TS.
Nguyễn Viết Vượng.
Tuy nhiên,vấn đề sử dụng lao động nông thôn tỉnh Nam Định vẫn
chưa được đề cập một cách hoàn chỉnh và toàn diện. Từ việc nghiên cứu
các đề tài có liên quan, kết hợp với việc khảo sát thực tế ở tỉnh Nam Định,
chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm tìm hiểu rõ hơn, từ đó đề ra một số giải
pháp phù hợp để sử dụng có hiệu quả lao động nông thôn ở tỉnh Nam Định.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
3.1 Mục đích nghiên cứu :
- Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề sử
dụng lao động nông thôn, đề suất một số quan điểm, giải pháp sử dụng

nguồn lao động ở nông thôn tỉnh Nam Định hiện nay.

2


3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu căn cứ lý luận và thực tiễn về vấn đề sử dụng lao động
nông thôn ở tỉnh Nam Định.
- Đánh giá thực trạng sử dụng nguồn lao động nông thôn ở tỉnh Nam
Định.
- Đề suất một số quan điểm và giải pháp sử dụng có hiệu quả nguồn
lao động nông thôn ở tỉnh Nam Định từ năm 2011-2015.
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
Sử dụng lao động nông thôn là vấn đề rộng lớn với nhiều nội dung
và biện pháp. Nói tới vấn đề sử dụng lao động nông thôn chúng ta sẽ đề cập
tới các vấn đề như: vai trò, ảnh hưởng, thất nghiệp, việc làm… Với nội
dung “Sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Nam Định hiện nay” đề tài tập
chung làm rõ thực trạng sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Nam Định, vai
trò, những nhân tố ảnh hưởng để từ đó có những giải pháp phù hợp và hiệu
quả nhất
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nội dung của đề tài có liên quan đến nhiều lĩnh vực do đó có những
phương pháp sau đây sẽ được vận dụng:


Phương pháp duy vật biện chứng, trong đó vận dụng các quan

điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi xem xét, đánh giá từng vấn đề cụ
thể.



Phương pháp thống kê: Tập hợp số liệu theo từng lĩnh vực, địa

bàn và trình tự thời gian.


Phương pháp tổng hợp: Từ các dự báo, phân tích đánh giá về

thực trạng phát triển nguồn lao động thời gian qua và đề ra các giải pháp.
5. Những đóng góp của đề tài:
Đề tài góp phần làm rõ về thực trạng sử dụng nguồn lao động nông
thôn ở tỉnh Nam Định. Nhìn vào đó chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn,
thực tế hơn về sử dụng lao động nông thôn ở Nam Định. Từ đó, đánh giá,
3


tìm ra những giải pháp phù hợp hơn, hiệu quả hơn trong công tác giải quyết
lao động nông thôn ở tỉnh Nam Định hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Về mặt lý luận: đề tài góp phần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản
về sử dụng lao động nông thôn và vai trò, ý nghĩa của nó trong sự phát triển
kinh tế tỉnh Nam Định hiện nay.
Về mặt thực tiễn: đề tài đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm sử
dụng có hiệu quả lao động nông thôn tỉnh Nam Đinh hiện nay.

4


NỘI DUNG
Chương I:

Một số vấn đề lý luận chung
I-Tư tưởng của Mác-Ăngghen,Lênin về vai trò và ý nghĩa của lao
động
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm
tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người. Lao động
là hoạt động bản chất nhất của con người, là tiêu thức để phân biệt hoạt
động của con người với hoat động theo bản năng của con vật.
Lao động không những tạo ra của cải mà còn cải tạo bản thân con
người,phát triển con người cả về mặt thể lực và trí lực.Ph.Ăngghen viết:
“Lao động là nguồn gốc của mọi của cải… nhưng lao động cò là một cái gì
lớn lao hơn thế, lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống
loài người và như thế, đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta
phải nói rằng: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người” (1)
Trong quá trình lao động, con người nhận thức và hành động theo
đúng quy luật khách quan để trở thành con người “tự do”.Tục nhữ Việt
Nam có câu: “giàu hai con mắt,khó hai bàn tay”. Bàn tay không những là
khí quan dung để lao động mà nó còn là sản phẩm của lao động. “Chỉ nhờ
có lao động mà bàn tay con người mới đạt được trình độ hoàn thiện và
khiến nó có thể như một sức mạnh thần kỳ”(2) khi sáng tạo ra những kiệt tác
bất hủ ,như những bức tranh của Picasso.lêônađơvanhxi…hay những bản
nhạc của Môza…
“Ngôn ngữ cũng bắt nguồn từ lao động và cùng với lao động, đó là
cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc ngôn ngữ” (3).1

.Ph.Ăngghen: Tác dụng của lao động trong quắ trình chuyển biến vượn thành người.
NXB Sự thật. Hà Nội 1976. Tr 5- 6.
2.Ph. Ăngghen: Như trên Tr 9
2.Ph. Ăngghen. Như trên Tr 11
1


5


Trong hoạt động chinh phục tự nhiên ,con người cải biến tự nhiên và
tr1ên cơ sở đó sáng tạo ra những điều kiện cho sự tồn tại của bản thân mình.
Con người với tư cách là một thành viên của xã hôi không thể tách
rời tự nhiên và làm biến đổi tự nhiên.Từ đó C.Mác và Ăngghen khẳng định:
“Mọi khoa ghi chép lịch sử đều xuất phát từ những cơ sở tự nhiên ấy và
những thay đổi của chúng do họat động của con người gây ra trong lịch
sử”(4). Với quan niệm đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cho rằng: nếu
không có tự nhiên và xã hội thì con người không thể tiến hành quá trình sản
xuất và quá trình sản xuất xã hội nào cũng đều là sự kết hợp của ba yếu tố:
sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Mác là người đầu tiên
đã nghiên cứu một cách cặn kẽ đặc tính của lao động là tạo ra giá trị. Giá trị
của một hàng hóa là do lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết
định. Nhưng cũng cần phân biệt rõ lao động với tư cách một quá trình và
lao động với tư cách là một chi phí sức lao động. Mác nói: “Một khi lao
động của anh ta thực sự bắt đầu thì nó không còn thuộc về anh ta, do đó
anh ta không còn có thể bán lao động đó được” (5). Vậy thì anh ta bán cái gì?
Cái mà người làm thuê bán chính là sức lao động “Sức lao động là một
hàng hóa mà người chủ của nó tức là người công nhân làm thuê bán cho
nhà tư bản để sống”(6). Như vậy, biểu hiện của sức lao động đang hành động
tức là lao động,là hoạt động sinh sống của con người, là biểu hiện của sự
sống của bản thân con người. Chính người công nhân làm thuê muốn tồn
tại, muốn đổi lấy một số tiền nhất định để sinh sống anh ta phải “cho thuê
sức lao động của mình hay nói cách khác, bán sức lao động đó”(7).
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, một mặt, tạo điều
kiện để đưa con người phát triển con người lên tầm cao mới của lao động
sáng tạo. Mặt khác, nó cũng đòi hỏi sự phát triển của người lao động cả về
1


4. C.Mác - Ph. Ăngghen: Toàn tập, NXB CTQG.. Hà Nội 1994, T3, Tr 29.
5. C. Mác: Tư bản , NXB Sự thật, Hà Nội 1975 , Q1, T2, Tr 409
6. C. Mác: Lao đông làm thuê và tư bản, NXB Sự thật, Hà Nội 1976, Tr 27.
7. C.Mác: Lao động làm thuê và tư bản , NXB Sự thật, Hà Nội, 1976, Tr 15
6


thể lực và trí lực theo hướng ngày càng tăng vai trò của lao động trí tuệ.
Vận dụng các nguyên lý cơ bản của C.Mác và Ănghen cùng với việc
nghiên cứu sâu sắc nền kinh tế nước Nga, Lênin đã chỉ ra rằng: “lực lượng
sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao
động”(8).1
Nhờ việc kế thừa có chọn lọc những tư tưởng của C.Mác và Ănghen
cùng với khả năng thiên tài của mình, Lênin đã đưa “nước Nga thời kỳ chiếc
cày gỗ và đòn đập lúa, thời kỳ cối xay nước và khung cửi dệt bằng tay, bắt đầu
nhanh chóng biến thành nước Nga thời kỳ chiếc cày sắt và máy đập lúa, thời
kỳ máy xay chạy bằng hơi nước và máy dệt chạy bằng hơi nước”. Nước Nga
đã trở thành một nước công nghiệp phát triển, là “anh cả” của hệ thống
XHCN trên thế giới và cũng có ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng XHCN ở
Việt Nam.

II-Lao động,nguồn lao động và nguồn lao động ở nông
thôn:
1. Khái niệm chung về lao động.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi
các vật chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của
mình. Trong quá trình sản xuất, con người sử công cụ lao động tác động lên
đối tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con
người. Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là

cơ sở của sự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và xã hội. Nó là nhân tố quyết định
của bất cứ quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá trình triến
kinh tế-xã hội quy tụ lại là ở con người. Con người với lao động sáng tạo
của họ đang là vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội.Vì vậy, phải thực sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các
tiềm năng thiên nhiên, trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến
thức và những khả năng sáng tạo của con người. Vai trò của người lao động
1

8. LêNin toàn tập. Tiếng Việt, NXB Tiến bộ Matxcova, T38, Tr30
7


đối với phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói
riêng là rất quan trọng.
Lao động là việc sử dụng sức lao động của các đối tượng lao động.
Sức lao động là toàn bộ trí lực và sức lực của con nguời được sử dụng
trong quá trình lao động .Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động
nhiều nhất để tạo ra sản phẩm.
2- Khái niệm nguồn lao động ở nông thôn
-Khái niệm nguồn lao động:
Nguồn lao động là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động có
khả năng lao động ( theo quy định của nhà nước: nam có tuổi từ 16-60; nữ
tuổi từ 16-55). Lực lượng lao động là bộ phận của nguồn lao động bao gồm
những người trong độ tuổi lao động, đang có việc làm trong nền kinh tế
quốc dân và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
Dân số
Trong tuổi lao động
không có khả
Có khả năng lao

năng lao động

Ngoài tuổi lao động
thực tế đang làm
Không có khả

động
việc
Nguồn nhân lực

năng lao động

Sơ đồ cơ cấu nguồn lao động
Nguồn lao động là toàn bộ nhóm dân cư có khả năng lao động đã
hoặc chưa tham gia vào các hoạt động sản xuất xã hội . Bao gồm những
người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và những người ngoài
độ tuổi lao động đang làm việc trong nền kinh tế.
Quy mô nguồn lao động ở các quốc gia khác nhau thì khác nhau tuy
nhiên nó đều phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
+ Quy mô phát triển dân số, dân số càng phát triển nhanh thì nguồn
lao động càng lớn .
+ Tỷ lệ lao động trong dân số .
8


+Chế độ chính trị, xã hội, điều kiện tự nhiên của đất nước .
Nguồn lao động được thể hiện khả năng lao động xã hội nói lên lực
lượng xã hội trong sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Nguồn lao động
Việt Nam biểu hiện số lao động sản xuất ở các ngành kinh tế của Việt Nam.
Nguồn lao động bao gồm :

- Nguồn lao động có sẵn trong dân số : Đây là dân số hoạt động
bao gồm những người có khả năng lao động đã hoặc chưa tham gia vào quá
trình sản xuất xã hội. Bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao
động có khả năng lao động, Không kể đến trạng thái có việc làm hay không
có việc làm .
- Nguồn lao động đang tham gia hoạt động kinh tế . Đó là những
người có khả năng lao động, đang hoạt động trong những ngành kinh tế quốc
dân .
Như vậy giữa nguồn lao động có sẵn trong dân cư và nguồn lao động
tham gia hoạt động kinh tế có sự khác nhau . Sự khác nhau này là do một
bộ phận những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì
nhiều nguyên nhân khác nhau chưa tham gia hoạt động kinh tế như: thất
nghiệp, có việc làm nhưng không muốn làm việc, còn đang đi học, có
nguồn thu nhập khác không cần đi làm..
-Nguồn lao động dự trữ: Là những người có khả năng lao động
nhưng chưa tham gia lao động. Bao gồm: người làm công việc nội trợ,
người tốt nghiệp các trường phổ thông, trung học, chuyên nghiệp, người đã
hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
Đối với Việt Nam là một nước có đặc điểm dân số trẻ, tỷ lệ tăng dân
số hàng năm ở mức độ cao, nền sản xuất xã hội đang ở trong giai đoạn
thấp. Mặt khác chúng ta đang đứng trước một nề kinh tế dư thừa về lao
động, số người chưa có việc làm và có việc làm nhưng chưa ổn định
thường xuyên còn cao, hiệu quả sử dụng nguồn lao động kém, lãng phía
nguồn lao động ở mức độ cao, năng suất lao động thấp. Thu nhập quốc dân
9


tính theo đầu người thuộc những nước đứng hàng cuối cùng trong số những
nước có nền kinh tế chậm phát triển. Sự phân bố lao động giữa thành thị và
nông thôn trong nội bộ các vùng, các ngành chưa phù hợp còn mất cân đối.

Các nguồn nhân lực có trình độ lành nghề, cán bộ khoa học có trình độ
chuyên môn đại học và trên đại học chưa được bố trí sử dụng hợp lý. Đó
chính là vấn đề đặt ra đối với mọi cấp mọi ngành quan tâm nghiên cứu, đặc
biệt các ngành chuyên môn về tổ chức lao động, giải quyết việc làm và dân
số nước ta .
Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực là việc sử dụng hợp lý lao động
đúng người đúng việc, đúng chuyên môn kỹ thuật nhằm khai thác một cách
tối ưu nguồn lực của người lao động kết hợp với các nguồn tư liệu sản xuất
để nâng cao chất lượng của quá trình lao động .
Sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả thúc đẩy nâng cao năng
suất lao động xã hội, sử dụng hợp lý quỹ thời gian lao động tạo cho người
lao động có cơ hội phát huy năng lực của mình theo nguyện vọng. Đối với
xã hội tạo được sự cân bằng giữa các ngành nghề, giữa nông thôn và thành
thị, ghóp phần tránh tình trạnh dư thừa nhân lực, nâng cao tỷ suất sử dụng
nguồn nhân lực vào các ngành sản xuất vật chất xã hội.
Nguồn nhân lực luôn luôn được biểu hiện bởi hai chỉ tiêu đó là chất
lượng và số lương nhân lực.
Thông qua quy mô và tốc độ tăng dân số và nguồn nhân lực ta thấy
được số lượng nguồn nhân lực trong từng thời điểm, từng thời kỳ.
Chất lượng nguồn nhân lực được phản ánh thông qua cơ cấu nhân
lực (Cơ cấu theo tuổi, giới tính) thông qua trình độ lành nghề, trình độ
chuyên môn của nguồn nhân lực .
- Khái niệm về nguồn lao động nông thôn:
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm
việc ở nông thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ
16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động.
10


Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở

nông thôn bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động, đang có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm
việc làm. Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông
thôn mà lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những
người trong độ tuổi lao động mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi
lao động tham gia sản xuất với những công việc phù hợp với mình.Từ khái
niệm nguồn lao động ở nông thôn mà ta thấy lao động ở nông thôn rất dồi
dào, nhưng đây cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm ở
nông thôn.
- Khái niệm về việc làm:
Trước đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung người lao động được
coi là có việc làm và được xã hội thừa nhận là người làm việc trong thành
phần kinh tế quốc doanh, khu vực nhà nước và khu vực kinh tế tập thể.
Trong cơ chế đó nhà nước bố trí việc làm cho người lao động.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, quan niệm về việc làm đã thay đổi một cách căn bản.
Theo điều 13 chương 3 Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1994 đã ban hành: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập,
không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm". Với quan niệm về
việc làm như trên sẽ làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo ra
khả năng to lớn để giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho
nhiều người. Điều này được thể hiện trên hai góc độ:
+Thị trường việc làm được mở rộng bao gồm tất cả các thành phần
kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và cũng không hạn chế
về mặt không gian (trong nước, ngoài nước....).
+ Người lao động được tự do hành nghề được tự do liên doanh, liên
kết tự do thuê mướn lao động theo pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà

11



nước để tự tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động. Để hiểu thêm
về khái niệm việc làm ta cần hiểu thêm hai khái niệm sau:
Thứ nhất: việc làm đầy đủ: theo định nghĩa việc làm đầy đủ trong
cuốn sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam (trang 23- Nhà
xuất bản sự thật), thì việc làm đầy đủ là sự thoả mãn nhu cầu việc làm của
bất cứ ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Hay nói cách
khác việc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có khả năng lao động,
muốn làm việc thì đều có thể tìm được việc làm trong thời gian ngắn.
Thứ hai: thiếu việc làm: được hiểu là không tạo được điều kiện cho
người lao động sử dụng hết thời gian lao động của mình.
- Khái niệm tạo việc làm:
Tạo việc làm cho người lao động là phát huy sử dụng tiềm năng sẳn
có của từng đơn vị, từng địa phương và của từng người lao động nhằm tạo
ra những công việc hợp lý ổn định và đầy đủ xong việc làm đó phải đem lại
thu nhập đảm bảo thoả mãn nhu cầu đời sống hàng ngày cho người lao
động.
- Khái niệm sử dụng nguồn lao động:
Là hình thức phân công người lao động vào công việc, mỗi công việc có
đặc tính khác nhau về chuyên môn, hình thái. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao
động thực chất là việc phân bố nguồn lao động một cách hợp lý sao cho việc sử
dụng lao động này đạt được mục đích là tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã
hội.
Phân bố nguồn lao động chính là việc phân phối, bố trí hình thành
nguồn lao động theo quy luật, xu hướng tiến bộ vào các lĩnh vực hoạt động,
các ngành kinh tế, các vùng lãnh thỗ. Xét về bản chất thì đó là sự đổi mới
tình trạng phân công lao động ngày càng tiến bộ hơn và đạt trình độ ngày
càng cao hơn.
Phân bố nguồn lao động hợp lý phải phối hợp kết hợp hài hoà nhiều
biện pháp phân bổ theo từng lĩnh vực sản xuất, từng ngành, từng nội bộ

12


ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ trong phạm vi quốc gia. Một xu hướng
có tính quy luật là lực lượng lao động được phân bổ và lĩnh vực sản xuất
vật chất ngày càng giảm và khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về hưởng
thụ văn hoá tinh thần ngày càng cao và đây là nhu cầu vô hạn. Đào tạo lao
động, nâng cao trình độ lành nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật, chăm sóc
sức khoẻ cho người lao động, nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo và tổ
chức sản xuât. Trong lĩnh vực không sản xuất vật chất phân bổ tỷ trọng lớn
lao động vào các ngành nghiên cứu khoa học, y tế giáo dục, văn hoá thể
thao, giảm lao động trong quản lý hành chính, lao động quản lý. Trong lĩnh
vực sản xuất vật chất tăng tỷ trọng lao động, giảm tỷ trong lao động trong
ngành nông nghiệp, bởi vì tăng năng suất lao động trong các ngành trên là
thuận lợi hơn nó tác động trở lại ngành nông nghiệp.
III-Đặc điểm, vai trò của lao động nông thôn:
1-Đặc điểm:
1.1 số lượng:
Nông thôn Việt nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi
cung cấp và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho các khu đô thị các
khu công nghiệp và ngay tại địa bàn nông thôn.
Theo số liệu thống kê từ năm 1996-2006 nông thôn Việt nam cung
cấp hơn 80% lao động cho các ngành kinh tế trong cả nước, góp phần quan
trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của nước ta.
Năm 1996 dân số nông thôn có 53.1 triệu người, chiếm 80.5% dân số
cả nước, năm 2006 dân số nông thôn Việt nam có 61,3 triệu người chiếm
72,9%. Như vậy, sau 10 năm tỷ lệ dân số nông thôn mới giảm được 7.6
điểm phần trăm, tính bình quân, mỗi năm giảm chưa được 0.5 điểm phần
trăm, chứng tỏ tốc độ đô thị hóa của Việt nam còn chậm so với một số nước
láng giềng như Thái lan, Singapore, Malaysia. Năm 2006 lao động nông

thôn chiếm 75.4% tổng số lao động cả nước (tương đương 33.6 triệu người)
và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 1.6%, thấp hơn tốc độ tăng
13


trưởng việc làm của cả nước (2.3%) trong giai đoạn 1996-2006. Sự khác
biệt này chính là do tác động của luồng di cư lớn lao động nông thôn ra
thành thị tìm việc, tạo sức ép việc làm cho khu vực đô thị. Đến năm 2010
dân số nước ta là 86,93 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2009. Trong đó
dân số khu vực nông là 60,92 triệu người, chiếm 70,1% tổng dân số, tăng
0,63% so với năm 2009.
Biểu 1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo thành thị và
nông thôn
Tổng số

Vùng
Thành thị Nông thôn
Nghìn người

Tổng số

Vùng
Thành thị Nông thôn
Cơ cấu(%)

200
5
2006
2007
2008

2009

44904,5
46238,7
47160,3
48209,6
49322,0

2010

50392,9

11461,4
12266,3
12409,1
13175,3
13271,8

33443,1
33972,4
34751,2
35034,3
36050,2

100,0
100,0
100,0
100,0
100,0


14106,6
36286,3
100,0
(Niên giám tổng cục thống kê năm 2010)

25,5
26,5
26,3
27,3
26,9
28,0

74,5
73,5
73,7
72,7
73,1
72,0

Lao động nông thôn chiếm tới 3/4 lao động cả nước nhưng lại tập
trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi tạo ra năng suất lao động thấp
nhất và cũng là nơi quỹ đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp và giảm dần
do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Kết quả, nhiều lao động mất
đất, hoặc thiếu đất dẫn đến dư thừa lao động và thiếu việc làm. Thu nhập
của lao động nông nghiệp vì thế mà thấp và thất thường bởi tính thời vụ và
rủi ro cao. Đây chính là lí do khiến tỷ lệ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực
nông thôn.
Lao động nông nghiệp nông thôn không có biến động lớn mà chỉ dao
động ở mức trên 23 triệu người trong suốt 10 năm qua. Quả thực, đây là
thách thức lớn cho lao động nông nghiệp, bởi vì đó là ngành kinh tế truyền


14


thống và chủ đạo ở Việt nam trong suốt thời gian dài (hàng chục năm trước
đây) nên xuất phát điểm lao động nông nghiệp đã là một số quá lớn, trong
khi các ngành phi nông nghiệp mới phát triển và thực sự phát triển trong
vài thập niên trở lại đây, do vây mà lượng lao động lao động thu hút vào
các ngành này chỉ ở mức nhất định. Ở nông thôn, các ngành phi nông
nghiệp phát triển chậm hơn nhiều so với khu vực thành thị nên lượng lao
động thu hút vào các ngành này còn thấp hoặc tương đương, vừa đủ với
lượng lao động nông thôn mới gia nhập vào thị trường lao động hàng năm
(khoảng 1 triệu người/năm). Năm 2006, lao động nông nghiệp cả nước
chiếm 54.7% tổng lao động nhưng giá trị GDP được tạo ra từ ngành này lại
thấp nhất, chiếm 18.7%. Ngược lại, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp
là 18% và trong ngành dịch vụ là 27.1% nhưng tạo được giá trị GDP ở mỗi
ngành trên 40%. Các con số trên đây cho thấy năng suất lao động trong
ngành nông nghiệp là rất thấp. Có thể nói, hầu như toàn bộ lao động nông
nghiệp tập trung ở khu vực nông thôn. Năm 2006 cả nước có 24,37 triệu
lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, nhưng riêng khu vực nông
thôn đã có 23,17 triệu người, chiếm 95,1%. Nếu so với tổng lao động có
việc làm của cả nước thì lao động nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm quá
bán, khoảng 52%. Nhìn từ góc độ chuyển dịch cơ cấu lao động ta thấy, giai
đoạn 1996-2006 tỷ lệ lao động nông nghiệp nông thôn đã có chuyến biến,
giảm từ 82,3% trong tổng lao động nông thôn năm 1996 xuống còn 69%
năm 2006. Đến năm 1996 dân số cả nước có khoảng 65.96 triệu người
trong đó dân số nông thôn có 53.1 triệu người, chiếm 80.5% dân số cả nước
và nguồn lao động nông thôn 28,5534 triệu lao động chiếm 80,6% lao
động cả nước. Lao động nông thôn được phân bổ cho các ngành khác nhau.
Trong đó tập trung chủ yếu trong nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 82,3% lao

động nông thôn cả nước tương đương với 23.499 triệu lao động, trong khi
đó công nghiêp- xây dựng chỉ chiếm 6,8%, dịch vụ chiếm 10,9% lao động
nông thôn cả nước. Sau 10 năm- Năm 2006 dân số cả nước có khoảng 84,1
15


triệu người trong đó dân số nông thôn là 61,3 triệu người chiếm 72,9% dân
số và 27,1% là dân số thành thị. Nhưng chỉ có khoảng 44,55 triệụ lao động,
trong đó lao động nông thôn chiếm 75.4% tổng số lao động cả nước, tương
đương 33.6 triệu người. Tính đến năm 2009 có đến 70,4% dân số sống ở
vùng nông thôn. Trong đó có số người trong độ tuổi lao động là 23.379.785
người. Tỷ lệ tăng dân số thành thị - nông thôn ngày một chênh lệch. Dân số
thành thị đã tăng lên với tỷ lệ bình quân là 3,4%. Trong khi đó, ở khu vực
nông thôn, tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%. Đây là kết quả của quá trình di
dân từ nông thôn ra thành thị và quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở các
thành phố lớn. Có sự chuyển biến này là do tốc độ tăng đô thị ở nước ta mà
cụ thể là Khu vực Đông Nam Bộ là nơi có mức độ đô thị hóa cao nhất và
tốc độ đô thị hóa nhanh nhất. Do đó, dân số thành thị ở đây chiếm đến
57,1%. Tại đồng bằng Sông Hồng, mức độ cũng như tốc độ đô thị hóa thấp
hơn, dân số thành thị chiến 29,2% . Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng việc làm
của cả nước lại chỉ là 2.6% nên tác động một luồng di cư lớn lao động nông
thôn ra thành thị tìm kiếm việc làm, tạo sức ép việc làm cho khu đô thị.
Vấn đề ở chỗ lao động nông thôn chiếm tới hơn 70% lao động cả nước lại
tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi quỹ đất canh tác ngày càng
bị thu hẹp và giảm dần. Kết quả là nhiều lao động mất đất hoặc thiếu đất
dẫn đến dư thừa lao động và thiếu việc làm. Vì thế thu nhập thường thấp và
thất thường bởi tính thời vụ và rủi ro cao. Đây chính là lí do khiến tỉ lệ
nghèo tập trung chủ yểu ở khu vực nông thôn.
1.2 Chất lượng lao động nông thôn:
Chất lượng thấp của lao động ở khu vực nông thôn thể hiện qua tỷ lệ

không biết chữ là 4,79%, tốt nghiệp trung học phổ thông cơ sở là 34,59%
và tốt nghiệp trung học phổ thông là 11,18%. Nếu đánh giá trình độ văn
hoá bình quân theo giới tính có thể thấy số năm đi học văn hoá trung bình
của khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, của phụ nữ thấp hơn nam giới.
Theo các nhà nghiên cứu, năng suất lao động sẽ tăng nếu người nông dân
16


có trình độ học vấn ở mức độ nào đó, và nếu tốt nghiệp phổ thông, mức
tăng này là 11%. Ngoài ra trình độ học vấn còn cho người lao động khả
năng lĩnh hội những kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Với chất
lượng của lao động nông thôn Việt Nam như vậy sẽ hạn chế họ trong sản
xuất và kinh doanh, đặc biệt là tự tạo việc làm.
Đặc điểm dễ nhận thấy ở người lao động của một nền sản xuất nông
nghiệp có trình độ thấp là vẫn mang nặng tính chất của người sản xuất nhỏ lẻ,
phân tán, năng lực ứng dụng khoa học - công nghệ và các tiến bộ kỹ thuật vào
thực tiễn rất hạn chế, nên đa số họ là những người thụ động, tư duy cạnh tranh
kém, tính tự do và manh mún cao. Từ đó thu nhập của họ thấp, khả năng
chuyển đổi nghề khi bị mất đất hoặc cơ hội tham gia vào môi trường lao động
công nghiệp đòi hỏi các kỹ năng và tính kỷ luật lao động cao là không dễ
dàng.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, đa phần lao động nông thôn làm
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với tích chất công việc lao động thủ
công dùng sức người là chính. Số người qua đào tạo gần đây tuy đã tăng
lên nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. cụ thể:

17


Biểu 2: Tỷ trọng lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên

môn kỹ thuật và các vùng kinh tế-xã hội năm 2010
Đơn vị:%
Nơi cư trú/các vùng

Tổng

Kinh tế-xã hội

số

Không


Dạy

Trung

Cao Đại học

nghề

cấp

đẳng trở lên

3,8
6,4

3,5
5,7


1,7
2,9

5,7
15,4

Toàn quốc
Nông thôn

100,0
100,0

CMKT
85,3
69,6

Thành thị

100,0

91,4

2,9

2,6

1,2

1,9


100,0

86,5

3,6

4,6

2,0

3,3

Các vùng kinh tế xã hội
Trung du miền núi phía
Bắc

ĐBSH
100,0
79,1
6,6
4,2
2,0
Bắc Trung Bộ và DHMT 100,0
87,1
3,0
3,8
1,8
Tây Nguyên
100,0

89,5
1,9
3,3
1,7
Đông Nam Bộ
100,0
80,6
4,4
2,8
1,8
ĐBSCL
100,0
92,2
1,8
2,1
1,1
(Báo cáo điều tra lao động và việc làm ở Việt Nam năm 2010)

8,1
4,3
3,6
10,4
2,9

Với trình độ như trên người lao động khó có thể áp dụng tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao, đủ sức cạnh
tranh với sản phẩm hàng hóa nông sản trong khu vực và cũng khó có thể
tìm được việc làm ở các doanh nghiệp đòi hỏi lao động phải qua đào tạo và
đạt trình độ tay nghề cao. Do đó, nhiều nơi sau khi chuyển ruộng đất cho
sản xuất công nghiệp, nếu doanh nghiệp có ưu tiên tuyển lao động trẻ cho

các hộ mất đất thì họ cũng khó có thể đảm nhận công việc kỹ thuật để đạt
được mức thu nhập cao, nên dù có những cơ hội chuyển đổi nghề, người
lao động nông thôn (bao gồm cả thanh niên đến tuổi lao động và người chủ
gia đình bị mất đất) đều khó tiếp nhận những nghề mới. Tình trạng nguồn
lao động trình độ thấp, chưa được đào tạo nghề (cả nghề nông và phi nông)
cùng với sự thiếu kiến thức, tác phong sống và tính kỷ luật, kỹ năng lao
động trong lao động công nghiệp kém nên rất khó đáp ứng được yêu cầu
ngày càng tăng cao trước tốc độ của công nghiệp hóa và hội nhập. Từ đó có
18


thể thấy rằng, thu nhập của người lao động ở khu vực nông thôn thấp và
ngày càng cách xa ở khu vực đô thị. Những điểm vừa nêu trên đây là một
rào cản và thách thức lớn nhất trong giai đoạn hiện nay đối với người lao
động khu vực nông thôn.
Cũng cần phải nói đến một thực trạng có ảnh hưởng quan trọng đến
chất lượng nguồn nhân lực nông thôn là đội ngũ cán bộ cơ sở. Về trình độ
quản lý nhà nước: có tới 55% chưa qua bất kỳ lớp học quản lý nhà nước
nào; 85% không hiểu biết gì về vi tính. ở vùng nào cũng có cán bộ chưa
qua đào tạo. Tại các tỉnh vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ tỷ lệ
còn cao hơn. Đó là lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng trì trệ, yếu kém, thiếu
khả năng vận động tổ chức, chỉ đạo quần chúng thực hiện các nhiệm vụ
chính trị ở địa phương, cơ sở. Tình trạng lúng túng trong giải quyết các
công việc phát sinh từ thực tế, thậm chí còn làm sai lệch chính sách, pháp
luật không phải là hiện tượng cá biệt. Lực lượng khoa học kỹ thuật nông
nghiệp ở nông thôn hiện chỉ chiếm 0,5% - 0,6% lao động trực tiếp ở khu
vực này... Bất cập nữa là về chính sách sử dụng và thu hút cán bộ, người
lao động có trình độ cao cũng đang bộc lộ sự bảo thủ, lạc hậu, chậm đổi
mới, không thỏa mãn được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu hiện nay, ít nhất là
về lợi ích, vì vậy không thu hút được lực lượng lao động có trình độ cao về

làm việc ở địa phương, thậm chí còn khó “giữ chân” được những cán bộ
khoa học - kỹ thuật đang công tác tại các cơ sở ở nông thôn. Tình trạng này
càng làm cho chất lượng nguồn nhân lực nông thôn trở nên thấp kém hơn.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực ở nông
thôn thấp, ảnh hưởng lớn đến tiến trình phát triển chính là do môi trường
kinh tế, văn hóa - xã hội nông thôn chưa thực sự thay đổi lớn theo hướng
phát triển bền vững trên lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình
đô thị hóa nông thôn diễn ra với tốc độ cao nhưng mang nặng tính tự phát
nên công nghiệp - dịch vụ nông thôn khó phát triển; môi trường tự nhiên bị
phá vỡ, sinh thái bị mất cân bằng; thu nhập của nông dân tuy được cải thiện
19


nhưng còn thấp; sự chênh lệch giữa các vùng, giữa nông thôn và đô thị
ngày càng cách xa. Tác động của quá trình mất đất và sự thiếu chuẩn bị
việc chuyển đổi nghề cho nông dân đã thúc đẩy tình trạng di dân tự do tìm
việc làm ở đô thị hoặc các khu công nghiệp các tỉnh phía Nam. Nhiều nơi,
lực lượng lao động trên đồng ruộng đa số là phụ nữ, người già và trẻ em.
Từ đó, dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp bấp bênh; thu nhập từ lao
động nông nghiệp không có lãi nên người lao động dễ dàng coi nhẹ sản
xuất trên đồng ruộng. Như vậy có thể thấy khá rõ các yếu tố: môi trường xã
hội và tự nhiên nông thôn suy giảm; trình độ kiến thức, kỹ năng lao động
của người lao động.
Ở Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực
nông thôn, tính đến ngày 1/7/2002, dân số cả nước là 79,93 triệu người, thì
dân số nông thôn là 60,05 triệu người (75,13%). Số người trong độ tuổi lao
động là 35,44 triệu, khoảng 59% dân số, trong đó 30,9 triệu người tham gia
vào lực lượng lao động (LLLĐ). Tốc độ tăng dân số bình quân hơn 10 năm
qua là 1,7%, mức tăng trung bình của số người trong độ tuổi lao động là
2,6% năm. Năm 1990 dân số nông thôn có 53,1 triệu người, chiếm 80,5%

dân số cả nước, tới năm 2006 dân số nông thôn Việt Nam có 60,26 triệu
người chiếm 72,34% thì tới năm 2010 dân số nông thôn Việt Nam là 60,7
triệu người chiếm 69,8% dân số cả nước. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở
lên năm 2010 là 50,39 triệu người chiếm 57,9% dân số. Tốc độ tăng dân số
bình quân hơn 10 năm qua là 1,7%, mức tăng trung bình của số người trong
độ tuổi lao động là 2,6% năm. Khu vực nông thôn đang tập trung một số
lượng lớn lực lượng lao động của cả nước và với tốc độ tăng khoảng hơn
2,5% năm. Đây là một thách thức lớn đối với việc giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn hiện nay.
Biểu 3: Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao
động trong độ tuổi phân theo vùng ( Tổng cục thống kê 2009).
Tỷ lệ thất nghiệp
20

Tỷ lệ thiếu việc


Chung
Cả nước
ĐBSH
Trung du miền núi phía Bắc
Bắc trung bộ và duyên hải miền
trung
Tây nguyên
Đông nam bộ
ĐBSCL

(%)
Nông


làm (%)
Nông
Chung
thôn
5.61
6.51
5.46
6.57
3.39
3.50

2.90
2.69
1.38

thôn
2.25
2.01
0.95

3.11

2.40

5.47

5.47

2.00
3.99

3.31

1.61
3.37
2.97

5.73
3.31
9.33

6.00
5.52
10.49

Sự chuyển dịch lao động nông thôn theo ngành tạo những điều kiện
thuận lợi để sử dụng hết nguồn lao động tại nông thôn, nhưng biểu hiện cho
thấy mỗi vùng miền nguồn lao động dư thừa còn rất nhiều, chưa tận dụng
hết tối đa khả năng của nguồn lực này.
Ở khu vực nông thôn, do tỷ lệ sinh cao trong thập niên 80 nên hiện
nay số người bước vào tuổi lao động là khá lớn, khoảng 1,2-1,3 triệu người,
và là nơi đang tập trung một số lượng lớn lực lượng lao động của cả nước
và với tốc độ tăng khoảng hơn 2,5% năm. Nhưng thời gian trung bình chưa
sử dụng của cả nước vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao.
Bên cạnh đó, còn số lao động đang thất nghiệp dồn lại hàng năm,
cộng với số lao động mất việc làm do sắp xếp lại biên chế, tổ chức của các
cơ quan, doanh nghiệp, bộ đội phục viên... đã làm tăng thêm số lao động
không có việc làm, việc sử dụng công nghệ hiện đại nên nhu cầu sử dụng
lao động cũng giảm đi nhiều. Cùng với đó đô thị hoá và công nghiệp hoá
nhanh, số lượng người không có việc làm tăng do đất sản xuất bị chuyển
đổi mục đích sử dụng. Việc tổ chức thực hiện hỗ trợ dạy nghề, chuyển đổi

ngành nghề cho người dân nông thôn lại chưa có hiệu quả hoặc do đã quá
tuổi học nghề. Điều này được thấy rõ trên thực tế, tại nhiều địa phương,
người lao động thất nghiệp nhưng không có cơ hội làm việc tại các doanh
nghiệp ở địa bàn, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức thu
21


nhập thấp của các hộ gia đình nông thôn. Thu nhập bình quân của các vùng
nông thôn chỉ bằng 1/3 thu nhập ở khu vực thành thị. Vô hình chung, đó
chính là lực “ đẩy” hàng triệu lao động nông thôn di chuyển tự phát đến các
vùng đất giàu tiềm năng hay dồn về các đô thị tìm việc làm. Sự di chuyển
tự phát này đã tạo ra áp lực lớn về cơ sở hạ tầng, trật tự xã hội nơi họ đến.
Ngoài ra, vấn đề chuyển đổi cơ cấu nông thôn mặc dù đã được Nhà
nước quan tâm đầu tư nhưng trên thực tế diễn ra quá chậm cũng ảnh hưởng
đến vấn đề việc làm cho người lao động . Thống kê cho thấy, tỷ lệ lao động
ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đã tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp
(chiếm 40,2% trong tổng số lao động). Trong khi đó, nước ta có tiềm năng
lớn về nghành, nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống có thể thu hút nhiều
lao động nhưng lại chưa được quan tâm đầu tư để phát huy hiệu quả nông
thôn thấp; lực hút cán bộ khoa học - kỹ thuật khu vực nông nghiệp mỏng
manh và trình độ quản lý, tổ chức của đội ngũ cán bộ cơ sở (thôn, xã) yếu
kém làm cho chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn - chìa khóa mở
ra sự thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
gặp nhiều thách thức và trở ngại. Qua đó ta thấy nông thôn đóng vai trò rất
quan trọng trong việc cung cấp nguồn lao động cho nền kinh tế.
Tuy nhiên lao động nông thôn chiếm tới ¾ lao động cả nước, nhưng
lại phân bổ không đống đều giữa các ngành kinh tế trong cả nước; phần lớn
lao động nông thôn tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ
từ 65%- 70%,trong khi công nghiệp, dịch vụ chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ từ 3035% trong tổng lao đông nông thôn cả nước, mặt khác chất lượng lao động
nông thôn nước ta nói riêng và chất lượng lao động cả nước nói chung vẫn

còn yếu kém về mọi mặt: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tay
nghề… đây là một trong những lí do làm hạn chế khả năng phát huy hiệu
quả của vai trò cung cấp nguồn lao đông ở nông thôn Việt nam hiện nay.
1.3 Phân bố:
-Lao động nông thôn phân bố không đều giữa các vùng kinh tế:
22


Biểu 4: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền
kinh tế đã qua đào tạo phân theo vùng
Đơn vị:%
NĂM

2005

2007

2008

CẢ NƯỚC
12,5
13,6
Đồng bằng sông Hồng
16,3
17,8
Trung du và miền núi phía Bắc
10,1
11,0
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
11,0

12,0
Tây Nguyên
11,0
12,0
Đông Nam Bộ
19,6
21,4
Đồng bằng sông Cửu Long
7,2
7,9
(Niên giám thống kê năm 2010)

14,3
18,1
12,2
13,1
11,4
22,5
7,8

CHỈ TIÊU

2009
14,8
20,9
13,2
13,5
10,9
19,6
7,9


2010
14,6
20,7
13,3
12,7
10,4
19,5
7,9

- Lao động phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị:
Lao động tập trung đông ở khu vực nông thôn.Năm 2005 lao động ở
nông thôn chiếm tới 74,55 trong khi đó lao động tập trung ở khu vục thành
thị là 25,5%. Những năm gần đây tỷ lệ này có giảm nhưng chưa đáng
kể.Năm 2009, lao động vùng nông thôn chiếm 73,1% còn lao động ở thành
thị chiếm 26,9%. Năm 2010 lao động khu vực nông thôn giảm chiếm 72%,
lao đông ở khu vực thành thị là 28%. Nước ta đang cố gắng phấn đấu trong
thời gian tới sẽ phân bố lại dân cư để dần tiến tới sự hợp lý.
-Lao động phân bố không đều ngay trong khu vực:
Ở những vùng trung tâm, lao động tập trung với số lượng lớn, trong khi
đó những vùng điều kiện hạ tầng cơ sở kém phát triển dân cư tập trung thưa
thớt. Điều này dẫn tới sự phát triển không đồng đều ngay trong khu vực kinh tế
nhỏ.
2-Vai trò:
- Lao động nông thôn là bộ phận đông đảo và có vai trò quan
trong lực lượng tham gia lao động:
Theo thống kê 2009 thì nước ta có 73,1% là lao động nông thôn
chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động ở nước ta. Lao động nông thôn có
23



vai trò quan trọng là nguồn cung cấp chủ yếu lực lượng lao động trực tiếp
tham gia hoạt động trong tất cả các nghành nghề khác nhau từ nông - lâm ngư nghiệp cho đến tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ …
- Lao động nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các
ngành trong nền kinh tế quốc dân:
Lao động nông thôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lao động nước
ta.hằng năm lực lượng lao động nay vẫn liên tục tăng. Lấy nghề nông
nghiệp là chính, bên cạnh đó họ còn tham gia vào các ngành phi nông
nghiệp.Việc chuyển dịch này đang được tiến hành với mục tiêu phấn dấu
trong tương lai lao động trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm, tăng lao
động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Cùng với đó công nghiệp hóahiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.Vì vậy số lượng và chất lượng lao
động nông thôn ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của các ngành kinh tế
quốc dân. Một lực lượng lao động đông chưa đủ mà còn phải là một lực
lượng có chuyên môn kỹ thuật. Chỉ có như vậy nền kinh tế mới tăng trưởng
và phát triển thực sự bền vững.
- Lao động nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực thực
phẩm:
Lao động nông thôn đóng vai trò quan trọng và là lực lượng đông
đảo tham gia quá trình sản xuất lương thực thực phẩm. Phần lớn sản xuất
lương thực thực phẩm ở nước ta thuộc về các ngành nông - lâm - ngư
nghiệp mà trong đó lực lượng lao động nông thôn chiếm phần đông đảo
tham gia vào quá trình sản xuất. Lực lượng lao động nông thôn là thành
phần chủ yếu và quan trọng trực tiếp tham gia sản xuất lương thực thực
phẩm cung cấp cho toàn tỉnh hay cả nước cũng như trong nguồn dữ trữ
lương thực phẩm của nước ta trong nhiều năm qua.
- Lao động nông thôn tham gia vào quá trình sản xuất cho công
nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản:

24



Nước ta đang đi dần lên nước công nghiệp mà lực lượng chủ yếu là
lao động nông thôn, trong đó có cả công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy
sản. Hơn nữa nước ta có tới 75% lao động nông thôn tham gia vào các
nghành nông - lâm - thủy sản là nguồn lao động lớn tham gia qus trình sản
xuất cho công nghiệp chế biến lâm sản.
- Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các
ngành khác:
Lực lượng lao động nông thôn chiếm tỷ lệ cao trong thành phần
dân số nước ta cũng là lực lượng có nhu cầu cao về sản phẩm cho các
nghành khác. Đó là một thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm cho các nghành
khác

IV- Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động, sử dụng
lao động nông thôn :
1-Nhân tố về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái:
Nếu nơi nào đó có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái thuận lợi,
sẽ có nhiều dự án, nhiều chương trình kinh tế - xã hội được đầu tư và như
vậy nơi đó sẽ có điều kiện hơn trong giải quyết việc làm cho người lao
động. Ngược lại, không thể có sự thuận lợi trong giải quyết việc làm tại chỗ
đối với người lao động sống ở những nơi điều kiện tự nhiên bất lợi (sa mạc,
vùng băng giá, vùng núi cao, hải đảo...). Sử dụng hợp lý, hiệu quả là chiến
lược lâu dài. Vấn đề đặt ra là phải bảo đảm cho môi trường nhân tạo hoà
hợp với môi trường thiên nhiên, coi đây là một mục tiêu chính quan trọng
trong giải quyết việc làm, đồng thời phải có giải pháp khắc phục tác động
với thiên tai, sự biến động khí hậu bất lợi và hậu quả chiến tranh còn lại đối
với môi trường sinh thái nước ta. Vấn đề này cần được xuyên suốt trong
toàn bộ chiến lược về việc làm thể hiện trong từng vùng, từng ngành, từng
lĩnh vực, từng cộng đồng dân cư để con người thực sự làm chủ được môi
trường sống của mình hoặc hạn chế được đến mức thấp nhất những tác

động xấu của biến động môi trường. Như vậy, bảo vệ và cải thiện môi
25


×