Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Thực trạng điều hành chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối của việt nam hiện nay.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.58 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
LỚP 24T04, KHOA TÍN DỤNG
TIỂU LUẬN MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề tài:
THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM HIỆN
NAY
Danh sách nhóm 5:
Nguyễn Thị Kim Anh
Nguyễn Thị Kim Bình
Nguyễn Thị Bảo Châu
Đoàn Thành Đô
Lê Thị Mỹ Dung
Hoàng Thị Diệu Hiền
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Huỳnh Thị Thu Thảo
Lê Văn Tòng
Nhữ Hoàng An Trang
Lê Thụy Viên
GVHD: TS. Lê Phan Thị Diệu Thảo
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10/2010
1
Lời mở đầu
Đất nước và con người Việt Nam sau một thời gian dài đi qua bao đau thương và
nghèo đói, trải qua không biết bao nhiêu gót ngựa dày xéo của các đạo quân xâm lược bành
trướng thâm độc từ phương Bắc lẫn các đạo quân viễn chinh thực dân bóc lột từ phương
Tây, thì giờ đây đất nước con người Việt Nam đang choàng tỉnh dậy mở mắt nhìn quanh
năm châu bốn bể, bắt tay với các cường quốc từ Á sang Âu để tiến bước cùng nhịp bước
văn minh của nhân loại sau một đêm dài chìm trong bóng tối. Nền kinh tế Việt Nam hiện
nay tuy mới chỉ là một nền kinh tế thị trường “chớm nở” còn rất nhiều hạn chế và tiêu cực
nhưng nó đang phát triển nhanh như vũ bão và như một tựa đề một cuốn sách “Vietnam,


transition tiger” nó cho chúng ta thấy đây là thời điểm nghìn năm có một cần có những
chính sách kinh tế thiết thực để thúc đẩy sự phát triển ấy sao cho đạt được một sự tối đa
hoá lợi ích. Thương mại ngày càng phát triển, thương mại đem lại lợi ích cho mọi người và
một đất nước thì không thể thiếu thương mại chính xác hơn là thương mại quốc tế. Với
một đất nước mà tỷ trọng thương mại còn rất thấp so với thế giới như Việt Nam (đặc biệt
là so với Trung Quốc), đồng tiền chưa được tự do chuyển đổi trong khi nguyên tắc khi mua
bán cứ phải là “tiền - hàng” - “hàng - tiền” thì liệu một chính sách nào sẽ là phù hợp cho
nền thương mại nước ta. Chính sách tỷ giá hối đoái sẽ luôn phát triển đi kèm với sự phát
triển của thương mại, với những nền kinh tế mở như Việt Nam nếu không khôn khéo có
một chính sách điều hành tỷ giá hối đoái, quản lý ngoại hối có lợi nhất trong thời gian này
thì e rằng chúng ta sẽ phải trả giá trong tương lai khi mọi sự đã an bài và khi đã nằm lọt
thỏm trong lưới của kẻ khác.Với mong muốn có một cái nhìn sơ lược về vấn đề tỷ giá hối
đoái nhóm 5 đã thực hiện tiểu luận này thông qua việc điểm lại một số vấn đề cơ bản về tỷ
giá hối đoái để người đọc đi từ sơ khai nhất đến từng bước sự hình thành tỷ giá thông qua
quy luật cung - cầu thị trường, các công cụ tác động điều chỉnh tỷ giá của chính phủ từ
những công cụ mang tính “thị trường” cho đến những công cụ mang tính “hành chính” và
cuối cùng là điểm qua các giai đoạn điều hành tỷ giá ở Việt Nam cũng như nói sơ qua về
tình hình quản lý ngoại hối ở Việt Nam hiện nay.Chắc chắn tiểu luận này còn rất nhiều
thiếu sót mong cô giáo và các bạn góp ý để nhóm có một cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề
này.
2
1. Lý luận chung về tỷ giá
Trong điều kiện ngày nay, để có thể thực hiện mối quan hệ kinh tế tài chính quốc tế,
một yêu cầu tất yếu đặt ra, đó là phải chuyển đổi đồng tiền nước này sang đồng tiền nước
khác. Quá trình chuyển đổi này được diễn ra trên một thị trường gọi là thị trường ngoại hối
(hay còn gọi là thị trường hối đoái).
Các giao dịch mua bán trên thị trường ngoại hối, được tiến hành trên cơ sở, các bên
tham gia thỏa thuận giá cả, tức là thỏa thuận một mức tỷ giá hối đoái nhất định.
Vậy tỷ giá hối đoái là gì?
1.1. Khái niệm

Tỷ giá hối đoái là tương quan giá trị trao đổi giữa hai đồng tiền. Hay nói cách khác,
tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này được biểu hiện ở đồng tiền khác
Ví dụ:
Bảng 1.1. Tỷ giá các ngoại tệ

NT
Tên ngoại tệ
Mua tiền
mặt
Mua chuyển
khoản
Bán
AUD AUST.DOLLAR 18.688,22 18.801,03 19.105,83
CAD CANADIAN DOLLAR 18.751,24 18.921,53 19.189,86
CHF SWISS FRANCE 19.691,22 19.830,03 20.151,51
DKK DANISH KRONE - 3.556,33 3.628,47
EUR EURO 26.495,90 26.575,63 26.952,51
GBP BRITISH POUND 30.407,48 30.621,83 31.056,08
HKD HONGKONG DOLLAR 2.490,24 2.507,79 2.543,35
INR INDIAN RUPEE - 431,22 450,66
JPY JAPANESE YEN 229,24 231,56 235,78
KRW SOUTH KOREAN WON - 15,64 19,19
KWD KUWAITI DINAR - 68.071,48 69.730,70
MYR MALAYSIAN RINGGIT - 6.290,04 6.417,63
NOK NORWEGIAN KRONER - 3.309,70 3.376,84
3
RUB RUSSIAN RUBLE - 581,95 714,19
SEK SWEDISH KRONA - 2.885,04 2.943,56
SGD SINGAPORE DOLLAR 14.711,46 14.815,17 15.025,27
THB THAI BAHT 633,30 633,30 661,85

USD US DOLLAR 19.490,00 19.490,00 19.500,00
Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
1.2. Các phương pháp biểu hiện tỷ giá
- Yết giá trực tiếp (direct quotation): là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị
ngoại tệ thông qua một số lượng nội tệ nhất định.
Ví dụ: 1 USD = 19.500 VND
- Yết giá gián tiếp (indirect quotation): là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị
nội tệ thông qua một số lượng ngoại tệ nhất định.
Ví dụ: 1 GBP = 1,5602 USD
Theo thông lệ các đồng tiền thường được yết giá gián tiếp gồm có bảng Anh (GBP),
Dollar Úc (AUD) và Dollar New Zealand (NZD).
Các đồng tiền thường được yết giá trực tiếp gồm có Yên Nhật (JPY), France Thụy
Sĩ (CHF), Dollar Singapore (SGD), và nhiều đồng tiền khác trong đó có đồng Việt Nam.
Riêng USD và Euro vừa yết giá gián tiếp vừa yết giá trực tiếp.
1.3. Chế độ tỷ giá và vai trò của NHTW
Tỷ giá là một phạm trù kinh tế khách quan và cũng là một công cụ của chính sách
kinh tế nhà nước. Do là công cụ của chính sách kinh tế nên tỷ giá chứa đựng những yếu tố
chủ quan, chính vì vậy các quốc gia thường hình thành quy tắc xác định và cơ chế điều tiết
tỷ giá của riêng mình. Tập hợp các quy tắc xác định và cơ chế điều tiết tỷ giá của một quốc
gia tạo thành chế độ tỷ giá của quốc gia đó. Tùy theo mức độ can thiệp của chính phủ mà
ta có các chế độ tỷ giá khác nhau, có thể kể đến 4 chế độ tỷ giá đặc trưng:
1.3.1. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn
Là chế độ mà trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu
trên thị trường ngoại hối mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của NHTW. Trong chế độ
này sự biến động của tỷ giá là không giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan
hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối.
NHTW không can thiệp nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá thông qua hoạt động mua vào
hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối. Vai trò của NHTW hoàn toàn trung lập.
4
NHTW để cho tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do bởi quy luật cung cầu trên thị trường

ngoại hối.
Nhưng trên thực tế, chính phủ cũng sẽ có ít nhiều can thiệp trước sự biến động bất
thường của tỷ giá, tuy nhiên sự can thiệp này là tùy ý và không đặt ra bất cứ mục tiêu bắt
buộc cụ thể nào phải đạt được.
1.3.2. Chế độ tỷ giá cố định
Là chế độ tỷ giá trong đó NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì một mức
tỷ giá cố định, gọi là tỷ giá trung tâm, trong một biên độ dao động hẹp đã được định trước.
Để duy trì tỷ giá trung tâm trong biên độ hẹp ấy, NHTW buộc phải can thiệp bằng
cách mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối khi thị trường có sự biến
động, do đó đòi hỏi NHTW phải có nguồn dự trữ ngoại hối nhất định.
Giống như các thị trường hàng hóa khác, cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
thì luôn luôn biến động làm cho tỷ giá cũng biến động theo. Khi chính phủ cố định tỷ giá
sẽ dẫn đến tỷ giá trung tâm bị lệch khỏi tỷ giá cân bằng cung - cầu, đồng nội tệ sẽ được
đánh giá quá cao hoặc quá thấp so với đồng ngoại tệ dẫn đến việc phá giá hay nâng giá nội
tệ. Để tránh áp lực đó NHTW buộc phải hấp thụ toàn bộ độ lệch giữa cung và cầu ngoại tệ
bằng cách mua vào hay bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối.
1.3.3. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
Ở chế độ tỷ giá này NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối
nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định nhưng NHTW không cam kết duy
trì một tỷ giá cố định hay một biên độ dao động hẹp xung quanh tỷ giá trung tâm. Đây
được xem như chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi
hoàn toàn.
Trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, một mặt tỷ giá được hình thành và biến
động theo các lực lượng của thị trường. Mặt khác, NHTW tích cực can thiệp để giảm sự
biến động quá mức của tỷ giá, hoặc để tỷ giá biến động trong một biên độ nhất định.
1.3.4. Chế độ tỷ giá linh hoạt
Đây là chế độ có sự pha trộn giữa cố định (fixing), thả nổi (floating) và quản lý
(managing). Nghĩa là tùy từng điều kiện cụ thể mà chủ động điều chỉnh tỷ giá một cách
linh hoạt.
Chế độ thả nổi có quản lý và chế độ linh hoạt được nhiều nước áp dụng. Ở Việt

Nam hiện nay đang áp dụng chế độ quản lý tỷ giá linh hoạt.
1.4. Phân loại tỷ giá
1.4.1. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
- Tỷ giá mua vào (Bid Rate): Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng sẵn sàng mua vào
đồng tiền yết giá.
5
- Tỷ giá bán ra (Ask (Offer) Rate): Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng
bán ra đồng tiền yết giá.
- Tỷ giá giao ngay (Spot Rate): Là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay, nhưng việc
thanh toán xảy ra trong hai ngày làm việc tiếp theo (nếu không có thỏa thuận
khác thì thường là ngày làm việc thứ 2).
- Tỷ giá kỳ hạn (Forward Rate): Là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay, nhưng việc
thanh toán xảy ra từ 3 ngày làm việc trở lên.
- Tỷ giá mở cửa (Opening Rate): Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu
tiên trong ngày.
- Tỷ giá đóng cửa (Closing Rate): Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối cùng được
giao dịch trong ngày. Thông thường ngân hàng chỉ công bố tỷ giá đóng cửa. Tỷ
giá đóng cửa là một chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động tỷ giá trong ngày. Tỷ
giá hôm nay thường là cơ sở quan trọng giúp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xác
định tỷ giá phiên giao dịch đầu tiên ngày hôm sau.
- Tỷ giá chéo (Crossed Rate): Là tỷ giá giữa 2 đồng tiền được suy ra từ đồng tiền
thứ 3 (là đồng tiền trung gian).
- Tỷ giá chuyển khoản (Transfer Rate): Tỷ giá chuyển khoản áp dụng cho các giao
dịch mua bản ngoại tệ là các khoản tiền gửi ngân hàng
- Tỷ giá tiền mặt (Bank Note Rate): Tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ tiền kim
loại, tiền giấy, séc và thẻ tín dụng. Thông thường, tỷ giá tiền mặt thấp hơn và tỷ
giá bán tiền mặt cao hơn so với tỷ giá chuyển khoản.
- Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Ngày nay, do ngoại hối
được chuyển chủ yếu bằng điện nên tỷ giá niêm yết tại ngân hàng là tỷ giá điện
hối.

- Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
1.4.2. Căn cứ vào cơ chế điều hành tỷ giá
- Tỷ giá chính thức (Official Rate) (Ở Việt Nam là tỷ giá giao dịch bình quân trên
thị trường liên ngân hàng): Là tỷ giá do NHTW công bố. Tỷ giá chính thức được
áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và hoạt động khác liên quan tỷ giá chính
thức. Ngoài ra, tỷ giá chính thức còn là cơ sở để NHTW xác định tỷ giá kinh
doanh biến độ cho phép.
- Tỷ giá chợ đen (Black Market Rate): Là tỷ giá hình thành bên ngoài hệ thống
ngân hàng, do quan hệ cung - cầu trên thị trường chợ đen quyết định.
- Tỷ giá cố định (Fixed Rate): Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên
độ dao động hẹp. Dưới áp lực cung - cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố
định, NHTW phải thường xuyên can thiệp, vì vậy dự trữ ngoại hối quốc gia luôn
thay đổi.
6
- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Freely Floating Rate): Là tỷ giá được hình thành theo
quan hệ cung - cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp vào loại tỷ giá
này.
- Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed Floating Rate): Là tỷ giá được thả nổi,
nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế.
1.4.3. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng lên cán cân thương mại
- Tỷ giá danh nghĩa song phương: Là tỷ giá của một đồng tiền được biểu thị thông
qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa giữa
chúng. Vì vậy khi tỷ giá danh nghĩa thay đổi không nhất thiết phải tác động đến
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Tỷ giá thực song phương (Bilateral real exchange Rate): Là tỷ giá được xác định
trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước
và ở nước ngoài, do đó nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.
- Tỷ giá danh nghĩa trung bình (Nominal effective exchange Rate – NEER): NEER
phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với tất cả các đồng tiền còn lại
hay một số các đồng tiền.

- Tỷ giá thực trung bình (Real effective exchange rate – REER): REER cho biết
tương quan sức mua giữa nội tệ với các đồng tiền còn lại. REER được xác định
trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đa biên đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở
trong nước và tất cả các nước còn lại. Vì vậy nó phản ánh tương quan sức mua
giữa nội tệ và tất cả các đồng tiền còn lại.
1.5. Công bố tỷ giá hối đoái
NHNN sẽ xác định và công bố tỷ giá hối đoái.
Ví dụ: ở Việt Nam, chúng ta áp dụng phương pháp công bố trực tiếp (direct
quotation): lấy ngoại tệ làm đơn vị để so sánh với tiền trong nước, ngoại tệ được chọn là
USD. Tỷ giá giữa VND với các ngoại tệ khác được xác định theo phương pháp tính chéo.
NHNN công bố tỷ giá USD/VND dựa trên cơ sở quan hệ cung - cầu về ngoại tệ
theo mục tiêu phù hợp với chính sách tiền tệ.
NHNN công bố tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và công bố
biên độ dao động để các Ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức tín dụng được phép
kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá sức mua, tỷ giá sức bán ngoại tệ.
Tỷ giá mua (thấp nhất) = Tỷ giá bình quân * (1 - biên độ quy định)
Tỷ giá bán (cao nhất) = Tỷ giá bình quân * (1 + biên độ quy định)
Biên độ do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố từng thời kỳ.
2. Sự hình thành tỷ giá
7
2.1. Chế độ tỷ giá trong bản vị vàng và hệ thống Bretton Woods
2.1.1. Chế độ bản vị vàng
Đây là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng tỷ giá cố định. Tỷ giá đã luôn ổn định
trong suốt giữa những năm 1880 – 1914. Với chế độ bản vị này, mỗi quốc gia đều tự ấn
định cố định giá trị đồng tiền của mình theo giá trị của vàng. Theo đó, tỷ lệ trao đổi giữa
hai đồng tiền (tỷ giá hối đoái) sẽ là bản vị vàng giữa hai đồng tiền đó. Lúc này, đồng bảng
Anh được xem là đồng tiền quốc tế, có mặt ở hầu hết các giao dịch quốc tế và chiếm phần
lớn trong dự trữ ngoại hối của các nước khác.
Ví dụ : 1 ounce vàng nguyên chất = 4,24 GBP
1 ounce vàng ở Mĩ = 20,67 USD

Suy ra, ta có tỷ giá GBP/USD = 20,67/ 4,24 = 4,875, nghĩa là 1 GBP đổi được 4,875
USD.
Tỷ giá này của cặp tiền này cũng như tất cả các cặp tiền khác luôn biến động theo
chi phí vận chuyển vàng với biên độ 0,5% so với giá trị vàng. Theo đó, người ta gọi điểm
vàng cao nhất là điểm tỷ giá cao nhất khi tỷ giá cộng với chi phí vận chuyển, và điểm vàng
thấp nhất là điểm tỷ giá trừ được cho chi phí chuyển vàng.
Chế độ tỷ giá này giữ được ổn định là do các nước cho phép đổi tiền ra vàng không
hạn chế vì tất cả ngoại thương đều dùng vàng để mua bán hơn là dùng đồng bảng Anh.
Một nhà xuất khẩu thời bấy giờ sẽ có 2 cách để trả nợ tiền hàng nhập từ nước ngoài.
Ông ta có thể :
 Đem nội tệ mua vàng, sau đó lấy vàng mua ngoại tệ.
 Đem nội tệ đổi thẳng ra vàng.
Nếu tỷ giá tăng lớn hơn điểm vàng cao nhất, đồng nội tệ mất giá, nhà nhập khẩu sẽ
thực hiện cách một, mua được nhiều vàng trong nước hơn, do đó sẽ đổi được nhiều ngoại
tệ để trả nợ hơn. Ngược lại, tỷ giá giảm thấp hơn diểm vàng thấp nhất, nhà xuất khẩu sẽ
hành động theo cách hai.
2.1.2. Chế độ tỷ giá trong Bretton Woods
Trong hệ thống tiền tệ Bretton Woods vẫn tiếp tục duy trì chế độ tỷ giá cố định
nhưng có thể điều chỉnh chứ không quá cứng nhắc như chế độ bản vị vàng. Mỗi đồng tiền
quốc gia được ấn định theo đồng USD và được phép dao động trong biên độ 1%, đồng
USD được Mĩ bảo đảm ở mức 35 USD/ounce vàng. Bởi vì sau chiến tranh Thế giới thứ
nhất, Mĩ nắm giữ đến 70% trữ lượng vàng thế giới nên đồng tiền của nó được tin tưởng
nhất và đã xóa ngôi đồng bảng Anh. Nói cách khác, tỷ giá các đồng tiền neo vào đồng
USD. Tuy nhiên, khi cán cân thanh toán bị mất cân đối thì các nước có thể phá giá nội tệ
trong biên độ 10% cho phép. Nếu sự thay đổi ở mức cao hơn thì phải có sự chấp thuận
của IMF.
8
Nếu tỷ giá nội tệ của 1 nước thấp hơn tỷ giá chính thức -1%, nước này phải mua
USD vào cho tới khi tỷ giá được kéo lên ngang tỷ giá chính thức.
Ví dụ: Anh có tỷ giá cố định là 2,8 GBP/USD. Khi Mỹ bị lạm phát USD, để cung

ứng đủ đôla giấy cho các nước nên đôla mất giá nhanh làm tỷ giá USD ngày càng xuống
như bảng sau:
Bảng 2.1. Tỷ giá GBP/USD qua các năm từ 1960 – 1970
Năm 1960 1961 1962 1963 1964 1965 1966 1967 1968 1969 1970
Tỷ giá chính thức 2,8 2,81 2,8 2,8 2,79 2,8 2,79 2,4 2,38 2,4 2,39
Tỷ giá thị trường 2,8 2,8 2,8 2,8 2,8 2,8 2,8 2,77 2,4 2,4 2,4
Nguồn: Thống kê Tài chính Quốc tế của IMF
Như năm 1967 tỷ giá chỉ còn 2,4 GBP/USD hay âm (-15%) vượt quá ngưỡng -1%.
Nước Anh phải mua USD vào để nâng giá USD lên, phá giá đồng nội tệ. Mỹ dựa vào chế
độ Bretton Woods để xuất khẩu lạm phát sang các nước tham gia chế độ tiền tệ Bretton
Woods. Hậu quả là các nước phải in thêm tiền giấy để mua USD và nhập khẩu lạm phát
vào nước mình. Sau đó nhiều nước đã phá bỏ chế độ tỷ giá bất công này bằng cách tung
khối USD mua bằng tiền lạm phát ra mua vàng để khỏi lệ thuộc vào cách bán vàng nhỏ
giọt của Mỹ và không theo cam kết là giá vàng theo đúng chế độ Bretton Woods phải là 35
USD/ounce vàng. Đến năm 1972, Nixon, tổng thống Mỹ, phải tuyên bố ngưng bán vàng
theo giá quy định cho chính phủ các nước và chế độ tiền tệ Bretton Woods sụp đổ, chấm
dứt ảo tưởng về duy trì một chế độ bản vị vàng què quặt có thể đảm bảo bằng vàng cho tất
cả các đồng tiền nếu bám vào USD. Giá vàng nhanh chóng tăng vọt và lên tới đỉnh cao 800
USD/ounce vàng.
Sự sụp đổ của hai hệ thống tỷ giá trên là bài học để người ta quyết định không duy
trì tỷ giá theo hàm lượng vàng nữa mà để cho cung cầu tiền tệ thị trường định đoạt. Đó là
chế độ tỷ giá hiện nay.
2.2. Chế độ tỷ giá hiện nay
2.2.1. Cung ngoại tệ (S
MF
)
Cung ngoại tệ là lượng ngoại tệ muốn bán trên thị trường ngoại hối tương ứng với
mỗi mức tỷ giá nhất định.
Nguồn phát sinh cung ngoại tệ bao gồm:
- Lượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hay nói cách khác là cầu nhập khẩu của

nước ngoài đối với hàng hóa một nước.
- Lượng vốn và các khoản chuyển nhượng vào trong nước.
- Khách nước ngoài đến tham quan, du lịch trong nước.
9
- Các khoản vốn vay nước ngoài…
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với cung ngoại tệ
- Tỷ giá tăng: cung ngoại tệ tăng. Bởi vì, khi tỷ giá tăng, tức là đồng nội tệ của
nước đó bị đánh giá thấp hơn đồng ngoại tệ, hàng hóa của nước này rẻ hơn
tương đối so với hàng hóa của nước ngoài, làm nhu cầu xuất khẩu tăng lên. Khi
xuất khẩu tăng lên, nước đó bán hàng ra nước ngoài được nhiều hơn và thu
ngoại tệ về nhiều hơn. Điều này đã làm cho cung ngoại tệ tăng lên khi tỷ giá
tăng.
- Tỷ giá giảm: cung ngoại tệ giảm. Ngược lại với trường hợp tỷ giá tăng, khi tỷ
giá giảm chứng tỏ đồng nội tệ được nâng giá lên, hàng hóa của nước này sẽ mắc
hơn tương đối so với hàng hóa của nước ngoài. Điều này làm cho nhu cầu xuất
khẩu giảm và làm giảm nguồn cung ngoại tệ.
Như vậy: cung ngoại tệ là một hàm đồng biến theo tỷ giá.
Ví dụ về ảnh hưởng tỷ giá của VND/USD đến nguồn cung USD trong nền kinh tế:
Bảng 2.2. Cung USD bắt nguồn từ nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Việt Nam
Đồ thị 2.1. Đường cung ngoại tệ (USD)
10
Giá hàng hóa
XK của
VN tính
bằng VND
Tỷ giá
VND/USD
Giá hàng hóa
XK của
VN tính bằng

USD
Khối lượng
XK
của VN
Cầu VND
Cung
USD
200.000 14.000 14,29 600 120.000.000 8.574
200.000 15.000 13,33 700 140.000.000 9.331
200.000 16.000 12,5 800 160.000.000 10.000
200.000 17.000 11,76 950 190.000.000 11.172
200.000 18.000 11,11 1.100 220.000.000 12.221
200.000 19.000 10,53 1.225 245.000.000 12.899,25
200.000 20.000 10 1.350 270.000.000 13.500
Tỷ giá VND/USD
S
MF
20.000
16.000
14.000
0 8.574 10.000 13.500 Lượng USD
Đường cung ngoại tệ phụ thuộc vào cầu nhập khẩu của nước ngoài đối với hàng hóa
Việt Nam, tại mỗi mức tỷ giá nhất định, bất cứ nhân tố nào làm tăng cầu xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam, đều làm cho cung ngoại tệ tăng lên và đường cung S
MF
dịch chuyển
sang phải
Những nhân tố làm dịch chuyển đường cung ngoại tệ sang phải:
 Thu nhập của người nước ngoài tăng.
 Giá hàng hóa ở nước ngoài tăng tương đối so với trong nước.

 Người nước ngoài thích dùng hàng của nước này hơn….
(Làm tăng cầu xuất khẩu hàng hóa của nước đó, do đó làm tăng cầu nội tệ và tăng
cung ngoại tệ, kết quả là đường cung dịch chuyển sang phải)
2.2.2. Cầu ngoại tệ (D
MF
)
Cầu ngoại tệ là lượng ngoại tệ mà người ta muốn mua trên thị trường ngoại hối
tương ứng với mỗi mức tỷ giá nhất định.
Nguồn phát sinh cầu ngoại tệ:
 Lượng hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu
 Lượng vốn và các khoản chuyển nhượng ra nước ngoài
 Du học.
 Người trong nước tham quan, du lịch ở nước ngoài
 Các khoản trả nợ và lãi vay nước ngoài…
Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với cầu ngoại tệ:
- Tỷ giá tăng: cầu ngoại tệ giảm. Bởi vì, khi tỷ giá tăng, tức là đồng nội tệ của
nước đó bị đánh giá thấp hơn đồng ngoại tệ, hàng hóa của nước này rẻ hơn
tương đối so với hàng hóa của nước ngoài, hạn chế nhập khẩu. Khi nhập khẩu
giảm, nước ngoài ít bán hàng cho nước đó hơn, nhu cầu ngoại tệ dành cho thanh
11
toán cũng sẽ giảm theo. Điều này đã làm cho cầu ngoại tệ giảm khi tỷ giá tăng.
- Tỷ giá giảm: cầu ngoại tệ tăng. Ngược lại với trường hợp tỷ giá tăng, khi tỷ giá
giảm chứng tỏ đồng nội tệ được nâng giá lên và được đánh giá cao hơn ngoại tệ,
hàng hóa của nước này sẽ mắc hơn tương đối so với hàng hóa của nước ngoài.
Điều này khuyến khích nhập khẩu, người dân chuộng hàng nhập hơn. Khi nhập
khẩu tăng thì cầu ngoại tệ cũng tăng để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho hàng
nhập khẩu.
Như vậy: cầu ngoại tệ là một hàm nghịch biến theo tỷ giá.
Ví dụ về ảnh hưởng cảu tỷ giá đến cầu ngoại tệ ở Việt Nam:
Bảng 2.3. Nhu cầu phái sinh về USD

Giá hàng hóa
NK
tính bằng USD
Tỷ giá
VND/USD
Giá hàng hóa
NK
tính bằng VND
Khối lượng
NK
của VN
Cầu USD của
VN
10 14.000 140.000 1.400 14.000
10 15.000 150.000 1.200 12.000
10 16.000 160.000 1.000 10.000
10 17.000 170.000 900 9.000
10 18.000 180.000 800 8.000
10 19.000 190.000 700 7.000
10 20.000 200.000 600 6.000
Khi tỷ giá hối đoái càng cao, làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng VND tăng
(từ 140.000 lên 200.000), dẫn đến khối lượng nhập khẩu của Việt Nam giảm, làm cho cầu
ngoại tệ (USD) giảm. Như vậy, khi ngoại tệ lên giá (ví dụ như USD) thì cầu ngoại tệ giảm,
đường cầu ngoại tệ là một đường có độ nghiêng đi xuống từ trái qua phải
Đồ thị 2.2. Đường cầu ngoại tệ (USD)
Tỷ giá VND/USD
12
20.000
16.000
14.000

D
MF
0 6.000 10.000 14.000 Lượng USD
Đường cầu ngoại tệ phụ thuộc vào cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, tại mỗi
mức tỷ giá nhất định, bất kì nhân tố nào làm cho cầu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
tăng lên thì đều làm cho cầu ngoại tệ ( USD) tăng lên và làm dịch chuyển đường cầu sang
phải
Những nhân tố làm cho đường cầu ngoại tệ dịch chuyển sang phải:
 Thu nhập của dân chúng trong nước tăng lên.
 Giá hàng hóa trong nước tăng tương đối so với hàng hóa nước ngoài
 Người dân trong nước thích dùng hàng ngoại hơn…..
(Làm tăng cầu nhập khẩu hàng hóa nước ngoài, do đó làm tăng cầu ngoại tệ, kết quả
là đường cầu ngoại tệ dịch chuyển sang phải)
2.2.3. Sự hình thành tỷ giá theo quan hệ cung – cầu
Tương quan cung và cầu ngoại tệ trên thị trường sẽ xác lập một tỷ giá thích hợp.
Mức tỷ giá mà tại đó cung - cầu tiền tệ trên thị trường ngoại hối bằng nhau, gọi là tỷ giá
cân bằng. Tỷ giá cân bằng được xác định là điểm giao nhau của đường cung ngoại tệ và
đường cầu ngoại tệ.
Ví dụ: sự hình thành tỷ giá cân bằng trên thị trường ngoại hối Việt Nam dựa vào
bảng 2.2 và 2.3 ở trên. Ta có:
Đồ thị 2.3. Sự hình thành tỷ giá cân bằng trên thị trường ngoại hối
Tỷ giá VND/USD
S
MF
16.000
D
MF
13
0 10.000 Lượng USD
Theo đồ thị 2.1. và 2.2. ta có thể xác định tỷ giá hối đoái cân bằng, điểm giao nhau

của đường cầu D
MF
và đường cung S
MF
xác định tỷ giá trên thị trường ngoại hối.
Tại điểm giao nhau, cung – cầu ngoại tệ là bằng nhau và là 10.000 USD, tỷ giá là tỷ
giá cân bằng và 1 USD = 16.000 VND.
Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, lượng ngoại tệ mà thị trường cần bán ra
nhiều hơn lượng ngoại tệ cần mua vào. Khi đó, có một số người không bán được sẽ sẵn
sàng bán với mức giá thấp hơn và làm cho giá ngoại tệ trên thị trường giảm. Tư duy tương
tự, khi cầu lớn hơn cung, một số người không mua được ngoại tệ sẵn sàng trả giá cao hơn
và gây sức ép làm giá ngoại tệ trên thị trường tăng. Khi cung ngoại tệ bằng cầu ngoại tệ,
lượng ngoại tệ mà thị trường cần mua đúng bằng lượng ngoại tệ cần bán làm cho giá ngoại
tệ không đổi, thị trường cân bằng.
Bất kì yếu tố nào làm tăng cầu của một đồng tiền trên các thị trường ngoại hối hoặc
làm giảm cung của nó đều có xu hướng làm cho giá trị quốc tế (tỷ giá hối đoái) của nó tăng
lên.
Bất kì nhân tố nào làm giảm cầu về một đồng tiền hoặc làm tăng cung đồng tiền ấy
trên thị trường ngoại hối sẽ hướng tới làm cho giá trị trao đổi của nó giảm xuống.
 Tỷ giá tăng: Cung ngoại tệ tăng
Cầu ngoại tệ giảm
 Tỷ giá giảm: Cung ngoại tệ giảm
Cầu ngoại tệ tăng
2.3. Tỷ giá và mối quan hệ với các yếu tố tác động đến tỷ giá
Khi xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá với một yếu tố thì luôn giả định rằng các yếu
tố khác không đổi.
2.3.1. Lạm phát
Lạm phát được hiểu là sự tăng lên của mức giá chung, mà mức giá cả được xác định
bởi thị trường hàng hóa. Ngày nay hoạt động thương mại là cốt cán của nền kinh tế một
nước, và giao thương với nước ngoài là điều tất yếu hiện nay để phát triển. Trong thị

trường hàng hóa có lạm phát, trong thị trường ngoại hối có tỷ giá mà hai thị trường này gắn
kết với nhau nên hai yếu tố này có mối quan hệ tác động lên nhau. Chúng không tác động
trực tiếp lên nhau được mà thông qua cung cầu ở mỗi thị trường, từ đó làm cho yếu tố kia
thay đổi.
Về mặt lý thuyết, khi đồng nội tệ chịu ảnh hưởng của lạm phát tăng sẽ làm giá cả
chung hàng hóa trong nước cao hơn hàng hóa ở nước ngoài. Khi đó, người ta có xu hướng
nhập hàng ngoại nhiều hơn, cầu ngoại tệ tăng để đáp ứng nhu cầu đó và xuất khẩu sụt giảm
do giá mắc hơn nên cung ngoại tệ giảm. Cung cầu ngoại tệ dịch chuyển và làm tỷ giá tăng,
14
đồng nội tệ mất giá. Nghĩa là lạm phát tăng cao ở một quốc gia khiến tỷ giá cũng tăng. Đây
là dấu hiệu của sự mất giá đồng tiền ở cả hai yếu tố vĩ mô lạm phát và tỷ giá.
Nền kinh tế toàn cầu và đơn lẻ mỗi quốc gia luôn tồn tại những mức lạm phát khác
nhau. Sự khác nhau này do việc hoạt động đồng tiền của mỗi quốc gia do NHTW kiểm
soát. Lạm phát, tỷ giá cũng như những yếu tố vĩ mô khác luôn có hai mặt và chính phủ
luôn muốn trung hòa tất cả các yếu tố ở mức tốt nhất có thể. Khi lạm phát ở hai nước có sự
chênh lệch tương đối rõ thì tỷ giá đồng ngoại tệ trên nội tệ của nước bị mất giá sẽ tăng lên,
dù cả hai đồng tiền cùng mất giá. Nếu lạm phát ở cả hai quốc gia thì lạm phát ở nước nào
cao hơn, đồng tiền nước đó mất giá hơn, tỷ giá tăng. Mức chênh lệch lạm phát của hai
nước cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá.
Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nước
tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá biến động phụ thuộc
vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền. Nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì
đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại.Chênh lệch lạm phát dựa
vào thuyết ngang giá sức mua của đồng tiền PPP. Theo thuyết này, mức giá của một nước
tăng lên tương đối so với mức tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền
của nước đó giảm giá và ngược lại. Như vậy, yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng
đến biến động của tỷ giá trong dài hạn. Việc nghiên cứu yếu tố này để làm cơ sở dự đoán
biến động của tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đem lại kết quả không đáng tin cậy. Trong trường
hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát
tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia

đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng.
Bảng 2.4. Một số kết quả diễn biến lạm phát, lãi suất, tỷ giá và tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam từ năm 1990 – 2004
Năm
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
CPI so
với năm
trước
67,1 67,5 17,5 5,2 14,4 12,7 4,5 3,6 9,2 0,1 -0,6 0,8 4 3 8,8
Ls thấp
nhất-cao
nhất
(%/năm)
25,2 25,2 28,8 8,2 8,2 8,2 15 12 12 10,2 10,2 10,2 10,8 10,2 9,4
48 48 42 27,6 27,6 27,6 21 16,2 15 15 15 15 15 13,5 15,6
Hiệu số tỷ
giá
VND/USD
- 95,8 60,9 56,1 47,5 43,3 58,7 22,1 36,1 13,7 20,1 7,7 32,1 35,9 35,5
Tăng
trưởng ktế
(GDP)
5,09 6 8,6 8 8,6 9,5 9,3 8,8 5,8 4,77 6,75 6,84 7,04 7,24 7,6
15
Ngoài các nguyên nhân như lạm phát do cầu kéo, chi phí đẩy… thì phải xét đến yếu
tố kì vọng, khi đã kì vọng nó sẽ tiếp tục diễn ra. Ví dụ như kì vọng lạm phát sẽ tiếp tục gia
tăng thì VND càng mất giá khiến nhà đầu tư thích nắm giữ USD hơn khiến cho cầu ngoại
tệ tăng và tỷ giá tăng lên là điều chắc chắn xảy ra sau đó. Tóm lại tất cả các yếu tố do lạm
phát tác động lên cung cầu ngoại tệ đều làm tỷ giá thay đổi theo.
Ngược lại, tỷ giá cũng tác động lên lạm phát theo chiều ngược lại. Tỷ giá phản ánh

sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Khi tỷ giá này tăng nghĩa là sức mua của
đồng nội tệ yếu hơn ngoại tệ và ngược lại. Ta đã biết tỷ giá tăng có lợi cho xuất khẩu.
Hàng hóa nội tệ rẻ hơn tương đối so với hàng ngoại ở thị trường nước ngoại tệ, vì thế điều
này thúc đẩy xuất khẩu để thu về được số giá trị xuất khẩu lớn hơn trước. Thế nhưng điều
này lại làm giá trị nhập khẩu có xu hướng gia tăng đắt hơn. Như thế việc nhập khẩu
nguyên nhiên liệu đã đẩy chi phí sản xuất của doanh nghiệp, dịch vụ lên cao hơn, mặt bằng
giá cả tăng lên. Đó là lí do khiến lạm phát thay đổi theo hướng tăng.
Vì thế, theo tình hình cuối quý 3, chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A nhận định:
Một trong những nguyên do khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2010 vọt mức 3,1% sau 5
tháng kiềm chế được lạm phát ở dưới mức 0,3% là sự điều chỉnh từ NHNN ngày
17/8/2010 tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với Đô la Mĩ, áp dụng cho
ngày 18/8/2010 từ mức 18.544 VND lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%). Trong khi đó
biên độ tỷ giá giữ nguyên ở mức 3%. Đây là lần thứ hai kể từ đầu năm NHNN trực tiếp
tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Trước đó, ngày 11/2/2010, nhà điều hành chính sách
tiền tệ cũng đã có quyết định tăng tỷ giá này thêm hơn 3%, lên mức 18.544 VND và cố
định từ đó cho đến nay, mức trần tỷ giá USD/VND mà các NHTM có thể giao dịch trong
ngày 18/8/2010 sẽ ở mức 19.500 VND (làm tròn số), thay cho mức tối đa 19.100 VND
trước đó. Động thái này nhằm kiềm chế nhập siêu nhưng kết quả lại ngược với mong
muốn.
2.3.2. Lãi suất
Nói đến lãi suất là nói đến ảnh hưởng của nó lên quyết định nắm giữ đồng tiền nào
đó, quyết định đi vay đồng tiền nào có lợi hơn. Nếu lãi suất nội tệ lớn hơn lãi suất ngoại tệ,
nghĩa là đồng tiền nội tệ hấp dẫn hơn ngoại tệ, thu hút dòng vốn bên ngoài vào trong nước.
Khi đó người ta sẽ quyết định đi vay ngoại tệ, bán ngoại tệ để gửi ngân hàng bằng đồng
nội tệ hoặc mua nội tệ
 Cung ngoại tệ thị trường trong nước tăng, cầu ngoại tệ có thể không đổi hoặc
giảm do người có ngoại tệ không muốn nắm giữ bằng đồng nội tệ. Do đó, tỷ giá
thay đổi phụ thuộc vào mức độ thay đổi của cung cầu.
Theo vneconomy, bốn tháng đầu năm 2010 lãi suất USD trên thị trường Việt Nam
là 4 – 4,5%/năm trong khi lãi suất vay VND là khoảng 5%/năm khiến cho nhiều nhà nhập

khẩu không vay VND đổi ra USD nữa mà vay thẳng USD. Nhà xuất khẩu thì được Nhà
nước cho phép vay USD để bán lấy VND nên chính vì vậy làm giảm cầu USD, tăng cung
USD. Kết quả tỷ giá ba tháng tiếp theo giảm, nghĩa là VND lên giá.
16
Lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách gián tiếp,
chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả. Các yếu tố để hình thành lãi suất và
tỷ giá không giống nhau. Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung - cầu vốn cho
vay. Còn tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định, mà quan hệ này
lại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thâm hụt quyết định. Như vậy là nhân
tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó biến động của lãi suất không nhất
thiết đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo. Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn
của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước không
ổn định, thì không nhất thiết thực hiện được. Bởi vì với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó lại
đặt ra trước tiên là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề được lãi nhiều.
Cho nên khi VND bị mất giá cuối tháng 8/2010 thì dân chúng khoái nắm giữ USD hơn để
sau đó đổi USD sang VND tiêu dùng, điều này có thể làm người gửi USD rút khỏi ngân
hàng. Do đó sau khi tỉ giá USD/VND liên ngân hàng tăng thêm 2,1%, tỉ giá ngoại tệ tại các
ngân hàng tăng hết biên độ cho phép 3%, ở mức 19.500 VND/USD, lập tức lãi suất USD
của một số ngân hàng bắt đầu tăng theo tỉ giá để giữ chân khách hàng.
2.3.3. Cán cân thanh toán và tỷ giá
2.3.3.1. Tác động của cán cân thanh toán lên tỷ giá
Cán cân thanh toán của một nước phản ánh đầy đủ những xu hướng cung và cầu
ngoại hối trong các giao dịch quốc tế vì thế nó tác động mạnh mẽ đến tỷ giá. Nó được ghi
chép qua bảng cán cân thanh toán gọi là BOP (Balance of payments) như là sự ghi chép
toàn diện và tổng thể nhất hoạt động thương mại bên ngoài một quốc gia, phản ánh sự chu
chuyển thay đổi các luồng vốn ra vào, từ đó khái quát nhất về cung và cầu ngoại tệ của nền
kinh tế. Do đó hiển nhiên BOP có quan hệ mật thiết với yếu tố tỷ giá .Tình hình mất cân
đối của cán cân thanh toán phản ánh sự thay đổi của cung - cầu ngoại hối trên thị trường,
nên sẽ tác động liền đến tỷ giá.
- Cán cân thặng dư nghĩa là nguồn thu lớn hơn nguồn chi, lượng cung ngoại tệ

phát sinh lớn hơn lượng cầu ngoại tệ phát sinh, nên tỷ giá sẽ giảm xuống (1)
- Cán cân thanh toán thâm hụt nghĩa là lượng cung ngoại tệ phát sinh nhỏ hơn
lượng cầu ngoại tệ, nên tỷ giá sẽ đi tăng lên.(2)
- Cán cân thanh toán cân bằng nghĩa là lượng cung bằng lượng cầu ngoại tệ phát
sinh như thế tỷ giá ổn định nhưng thực tế cán cân một nước rất hiếm khi ở trạng
thái này, nếu có chỉ trong thời điểm hay thời gian ngắn hạn.
Tất cả những yếu tố làm thay đổi cán cân thanh toán sẽ làm thay đổi tỷ giá. Sau đây
là bảng xem xét thay đổi của tỷ giá khi các yếu tố tác động thay đổi.
Bảng 2.5. Các yếu tố làm thay đổi tỷ giá
17
 Mức giá cả hàng hóa:
Lấy ví dụ về giá cả hàng hóa Việt Nam và Nhật Bản.
Khi giá cả hàng hóa Việt Nam tăng lên, thì nhu cầu hàng hóa của Việt Nam giảm
xuống và VND có khuynh hướng giảm xuống. Ngược lại, nếu như giá hàng hóa của Nhật
gia tăng trong sự giảm giá hàng hóa của Việt Nam, thì nhu cầu hàng hóa của Việt Nam
tăng lên và VND có khuynh hướng tăng giá.
Như vậy, trong dài hạn, một sự tăng lên mức giá của một quốc gia (so với mức giá
nước ngoài) dẫn đến đồng tiền của quốc gia đó giảm giá, và một sự giảm đi mức giá của
quốc gia đó dẫn đến đồng tiền của quốc gia đó lên giá.
 Hàng rào thương mại:
Hàng rào thương mại như là thuế quan và hạn ngạch có thể tác động đến tỷ giá.
Ví dụ khi Việt Nam gia tăng thuế quan hoặc giảm thấp hạn ngạch nhập khẩu đối với
sản phẩm thép của Nhật Bản. Sự gia tăng hàng rào thương mại đối với sản phẩm thép của
18
Yếu tố
Thay đổi
của yếu tố
Thay đổi
xuất, nhập
khẩu

Cung/Cầu
ngoại tệ thay
đổi
Tỷ giá
Mức giá cả
tương đối so với
ở nước ngoài
Cao hơn NK ↑, XK ↓ D↑, S ↓ E ↑
Thu nhập người
cư trú so với
người không cư
trú
Lớn hơn NK ↑
D ↑
E ↑
Thuế & hạn
ngạch trong
nước
Tăng NK ↓ D ↓ E ↓
Thuế & hạn
ngạch nước
ngoài
Tăng XK ↓ S ↓ E ↑
Năng suất lao
động
Tăng XK ↑ S ↑ E ↓
Tâm lí ưa thích
hàng ngoại
Tăng NK ↑ D ↑ E ↑
Nhật làm gia tăng nhu cầu thép sản xuất của Việt Nam trên thị trường quốc tế và VND có

khuynh hướng lên giá, vì sản phẩm thép của Việt Nam bán chạy thậm chí với giá trị VND
cao hơn.
Như vậy, sự gia tăng hàng rào thương mại dẫn đến đồng tiền của quốc gia có
khuynh hướng lên giá trong dài hạn.
 Sở thích hàng nội so với hàng ngoại:
Ví dụ khi người Việt Nam thích hàng nhập khẩu của Nhật, thì nhu cầu nhập khẩu
hàng hóa Nhật trên thị trường Việt Nam tăng lên, dẫn đến Yên Nhật lên giá và đồng Việt
Nam giảm giá
Khi người Nhật có nhu cầu về nhập khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam, thì dẫn
đến giảm giá Yên Nhật và đồng Việt Nam lên giá
Như vậy, nhu cầu xuất khẩu của một quốc gia gia tăng dẫn đến đồng tiền của quốc
gia đó lên giá trong dài hạn, ngược lại, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia gia
tăng dẫn đến đồng nội tệ mất giá.
 Năng suất lao động:
Khi năng suất lao động của một quốc gia cao hơn quốc gia khác, làm cho giá cả
hàng hóa nội địa của quốc gia này thấp hơn hàng hóa nước ngoài, dẫn đến nhu cầu hàng
hóa nội địa tăng cao, đồng nội địa lên giá.
Như vậy, trong dài hạn, khi năng suất của một quốc gia cao hơn quốc gia khác, thì
đồng tiền của quốc gia đó lên giá.
 Đầu tư nước ngoài:
Đầu tư ra nước ngoài, cũng ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái, cư dân trong nước dùng
tiền mua tài sản ở nước ngoài, có thể là đầu tư trực tiếp (xây dựng nhà máy, thành lập các
doang nghiệp...) hay đầu tư gián tiếp (mua cổ phiếu, trái phiếu...). Những nhà đầu tư này
muốn thực hiện hoạt động kinh doanh trên cần phải có ngoại tệ. Họ mua ngoại tệ trên thị
trường, luồng vốn ngoại tệ chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Ngược lại một nước
nhận đầu tư từ nước ngoài, luồng vốn ngoại tệ chảy vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ
tăng, tỷ giá hối đoái giảm.
Đầu tư ra nước ngoài ròng là hiệu số giữa luồng vốn chảy ra và luồng vốn chảy vào
một nước. Khi đầu tư ra nước ngoài ròng dương, luồng vốn chảy vào trong nước nhỏ hơn
dòng vốn chảy ra nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm trong trường

hợp ngược lại, đầu tư ra nước ngoài ròng âm. Theo quy luật tối ưu hoá, luồng vốn sẽ chảy
đến nơi nào có lợi nhất, tức là hiệu suất sinh lời cao nhất. Một nền kinh tế sẽ thu hút được
các luồng vốn đến đầu tư nhiều hơn khi nó có môi trường đầu tư thuận lợi, nền chính trị ổn
định, các đầu vào sẵn có với giá rẻ, nguồn lao động dồi dào có tay nghề, thị trường tiêu thụ
rộng lớn, lãi suất cao và sự thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của
Chính phủ.
2.3.3.2. Tỷ giá ảnh hưởng lên cán cân thanh toán
19
Trong cán cân thanh toán, tỷ giá tác động trực tiếp đến cán cân thương mại và dịch
vụ, không ảnh hưởng lên cán cân thu nhập và chuyển giao một chiều.
Cán cân thương mại khá nhạy cảm với tỷ giá khi tỷ giá có sự thay đổi. Ở (1) tỷ giá
giảm xuống, chính điều đó làm kích thích tăng nhập khẩu khi mà giá hàng hóa ngoài nước
rẻ hơn tương đối so với hàng trong nước, cán cân lại thăng bằng. Ở (2), tỷ giá tăng lên kích
thích xuất khẩu vì hàng trong nước rẻ hơn tương đối so với hàng nước ngoài, làm giảm dần
chênh lệch xuất nhập khẩu, cán cân có xu hướng cân bằng. Có thể nói tỷ giá có tác động
cân bằng lên cán cân tuy nhiên điều này chỉ có ý nghĩa khi xuất khẩu, nhập khẩu co giãn
vì khi tỷ giá thay đổi nhu cầu hàng hóa thay đổi mà doanh nghiệp cần có thời gian điều
chỉnh việc sản xuất cho dù cầu hàng trong nước của nội địa hay ngoại địa tăng hay giảm.
Nói chung trong dài hạn sẽ có sự thay đổi lên cán cân từ sự thay đổi tỷ giá. Một quốc gia
muốn cán cân thặng dư, nâng cao khả năng cạnh tranh có thể phá giá đồng nội tệ, điển hình
như Trung Quốc.
Để cải thiện tình hình xuất khẩu, sau nhiều lần phá giá không thành công, năm 1994
Trung Quốc quyết định phá giá mạnh đồng NDT với biên độ phá giá lên tới
±
50%, từ mức
5,75 NDT/USD năm 1993 lên 8,7 NDT/USD cùng với việc thành lập thị trường ngoại hối
liên ngân hàng. Động thái này đã có kết quả tức thì khi cán cân thâm hụt chuyển sang
thặng dư, giữ vững cho đến khi gia nhập WTO 2001. Biết rằng trước đó cán cân thương
mại của nước này luôn liên tục thâm hụt trong 11 năm 1978 – 1993.
Đồ thị 2.4. Cán cân thương mại của Trung Quốc (1990-2000)

Nguồn: china statistical year book
Đồ thị 2.5. Vốn FDI ở Trung Quốc qua các năm từ 1987 – 1998
20
Nguồn: china statistical year book
Có thể nhận thấy một sự thay đổi thuận chiều giữa việc giảm giá đồng NDT với sự
tăng trưởng mạnh của dòng vốn FDI chảy vào Trung Quốc. Trung Quốc hấp dẫn FDI bởi
một thị trường tiêu thụ khổng lồ có sức tăng trưởng cao. Những năm 1980 và 1990 họ đổ
xô vào đây vì một thị trường bán hàng to lớn 1,3 tỷ dân, chi phí thấp và cạnh tranh cao,
nghĩa là muốn bán được hàng phải sản xuất tại đây. Và một nguyên nhân của thành tích
này là bên cạnh những nỗ lực khác chính phủ nước này duy trì sự mất giá của đồng nội tệ,
tỷ giá cao và Trung quốc trở thành nước thu hút nhiều FDI nhất trên thế giới khi bước sang
thế kỉ XXI.
Tỷ giá hầu như không ảnh hưởng lên cán cân vốn, nghĩa là khi tỷ giá thay đổi cán
cân vốn hầu như không thay đổi, nó bị chi phối nhiều nhất là yếu tố lãi suất.
2.3.4. Các yếu tố khác:
 Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ:
Khi chính phủ thực hiện thay đổi các chính sách kinh tế vĩ mô và làm ảnh hưởng
đến các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, bội chi ngân sách… đều gây ảnh
hưởng đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái.
Chẳng hạn như khi cán cân một nước thâm hụt, để tránh đồng nội tệ lên giá làm mất
đi yếu tố kích thích xuất khẩu, lúc này NHTW can thiệp vào thị trường ngoại hối để duy trì
hay điều chỉnh mức tỷ giá theo như ý muốn, đó là tăng cung ngoại tệ bằng cách bán ngoại
tệ ra. Ngược lại, khi cán cân thặng dư, NHTW mua ngoại tệ để bình ổn tỷ giá trong biên độ
cho phép.
Tóm lại NHTW thực hiện chính sách tỷ giá ổn định là để phục vụ cho mục đích
tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp, bình ổn giá cả kiềm chế lạm phát nhưng đôi khi các
chính sách khác có thể làm cho chính sách tỷ giá không như mong muốn.
 Yếu tố tâm lý:
Được thể hiện bằng sự phán đoán thị trường về các sự kiện kinh tế, chính trị… Từ
những sự kiện này, người ta dự đoán chiều hướng phát triển của thị trường và thực hiện

21
những hành động đầu tư về ngoại hối làm cho tỷ giá có thể đột biến tăng, giảm trên thị
trường. Nếu công chúng mất niềm tin vào đồng nội tệ thì họ sẽ tìm mọi cách nắm giữ đồng
tiền khác có giá hơn, khiến cho cầu ngoại tệ càng tăng và đồng nội tệ lại càng mất giá.
3. Các cộng cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái ổn định là một trong những mục tiêu quản lý vĩ mô của nền kinh tế.
Vì vậy khi tỷ giá biến động thì cần có sự điều tiết để đảm bảo ổn định thị trường ngoại hối
và các hoạt động liên quan đến nền kinh tế nước nhà. Do vậy, việc sử dụng các công cụ
điều chỉnh phù hợp là hết sức cần thiết. Trên thực tế việc tác động đến tỷ giá hối đoái được
thực hiện phối hợp bởi nhiều công cụ và bằng nhiều cách thức khác nhau tùy vào tình hình
biến động của nền kinh tế. Sau đây là một vài công cụ được sử dụng phổ biến hiện này .
3.1. Lãi suất tái chiết khấu :
Phương pháp lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá hối đoái là phương pháp
được sử dụng vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài trong mục tiêu vĩ
mô của nền kinh tế.
 Khái niệm: Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà NHTW đánh vào các khoản tiền
cho các NHTM vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của
các ngân hàng này. Lãi suất tái chiết khâu là một công cụ của chính sách tiền tệ
để điều chỉnh lượng cung tiền và nó có tác động đến tỷ giá hối đoái.
 Cơ chế tác động: Dựa trên cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi NHTW tăng mức lãi suất tái
chiết khấu sẽ làm mặt bằng lãi suất trên thị trường sẽ tăng. Cụ thể khi lãi suất cơ bản tăng
thì lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi tăng. Lãi suất tăng sẽ thu hút nhiều luồng vốn ngoại
tệ chạy vào trong nước. Chính điều này sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng, trong khi cầu ngoại
tệ không đổi làm cho đồng nội tệ lên giá tương đối so với đồng ngoại tệ. Điều này có nghĩa
là tỷ giá hối đoái giảm.
Ngược lại, khi NHTW điều chỉnh giảm lãi suất tái chiết khấu sẽ làm cho mặt bằng
chung về lãi suất trên thị trường nước này giảm. Điều này làm cho các luồng vốn ngắn hạn
nước ngoài đang đầu tư ở thị trường sinh lợi ít hơn so với thị trường ở nước ngoài. Dẫn
đến tình trạng các luồng ngoại tệ rút ra khỏi nước này và đầu tư ở các nước khác, làm cho

cung ngoại tệ giảm trong khi cầu không đổi và làm cho tỷ giá sẽ tăng lên.
Lãi suất và tỷ giá là hai yếu tố hết sức nhạy cảm với sự biến động của thị trường.
Chúng có tác động mạnh đến cán cân thanh toán, cán cân mậu dịch, cũng như hoạt động
thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước… Lãi suất chỉ có tác động gián tiếp đến tỷ giá vì
đóng vai trò là biến ngoại sinh; tuy nhiên nó lại tác động trực tiếp đến đầu tư và sản xuất
kinh doanh vì gắn liền với chi phí sử dụng vốn. Do vậy, việc sử dụng công cụ này cần
nhiều sự cân nhắc, hết sức thận trọng.
22
Lãi suất và tỷ giá là các công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Chúng có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạch định của nền
kinh tế. Sự khập khễnh giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quả bất
lợi như: nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát, “chảy máu” ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn
chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài… Vì vậy, trong quản lý vĩ mô chính sách lãi suất và tỷ
giá phải được xử lý một cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng
thời kỳ nhất định.
Tuy nhiên, cách dùng lãi suất để điều hành chính sách tỷ giá cũng có những hạn chế
nhất định. Bởi vì lãi suất và tỷ giá chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau một cách
gián tiếp, chứ không phải là mối quan hệ trực tiếp và nhân quả. Các yếu tố để hình thành
lãi suất và tỷ giá không giống nhau. Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu
của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và
trong một tình hình đặc biệt, có thể vượt quá tỷ suất lợi nhận bình quân. Còn tỷ giá hối
đoái thì do quan hệ cung - cầu về ngoại hối quyết định, mà quan hệ này lại do tình hình của
cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định. Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất
và tỷ giá không giống nhau, do đó biến động của lãi suất (lên cao chẳng hạn) không nhất
thiết đưa đến tỷ giá hối đoái biến động theo (hạ xuống chẳng hạn). Lãi suất lên cao có thể
thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng khi tình hình chính trị, kinh tế và
tiền tệ trong nước không ổn định, thì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì với vốn nước
ngoài, vấn đề lúc đó lại đặt ra trước tiên là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải
là vấn đề thu hút được lãi nhiều. Tuy nhiên, nếu tình hình kinh tế, chính trị, tiền tệ của các
nước đều đại thể như nhau, thì phương hướng đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước

có lãi suất cao. Và để can thiệp vào tỷ giá thì phải có một thị trường vốn (nhất là thị trường
vốn ngắn hạn) đủ mạnh, tự do và linh hoạt. Phương án sử dụng công cụ lãi suất can thiệp
tới tỷ giá vẫn là một trong những phương án được các nước sử dụng nhiều nhất trong các
công cụ gián tiếp và nó tỏ ra có hiệu quả nhất.
Điều hành và xử lý mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá là một kỹ thuật khó và phức
tạp, đòi hỏi khả năng ứng biến rất cao. Bởi vì hai biến số này bị tác động bởi nhiều yếu tố
như tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, lạm phát, đầu tư nước ngoài, chính sách, kinh tế, tài
chính của chính phủ, các yếu tố tâm lý… Mà các yếu tố lại thường đan xen vào nhau và
tùy thuộc vào từng thời điểm cụ thể, tình hình cụ thể, sẽ có yếu tố nổi bật là nguyên nhân
làm thay đổi lãi suất và tỷ giá, cũng có yếu tố trở thành hệ quả của sự thay đổi lãi suất và tỷ
giá. Chính mối quan hệ biện chứng này làm cho việc điều hành và xử lý mối quan hệ giữa
lãi suất và tỷ giá trở nên khó khăn, phức tạp. Vai trò của lãi suất và tỷ giá như là những
công cụ tích cực trong phát triển kinh tế, đồng thời là những công cụ kiềm hãm sự phát
triển ấy, tùy thuộc vào sự khôn ngoan hay vụng về trong việc sử dụng chúng.
3.2. Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua vào hoặc bán ra những giấy tờ
có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHTW
tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng
cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.
23
Đây là công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái phổ biến nhất hiện nay. Đối với những
quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn, thì công cụ này mang tính tích cực trong việc ổn định tỷ
giá hối đoái. Tuy nhiên để thực hiện được công cụ này thì cần phải có sự tham gia tích cực
của chính phủ và NHTW.
Cơ chế tác động: cũng dựa trên quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại
hối.
3.2.1.Nghiệp vụ thị trường mở nội tệ
Đây là nghiệp vụ dễ dàng thực hiện và có tác động trực tiếp đến tỷ giá hối đoái.
Nghiệp vụ này tác động đến cung tiền trong nước, NHTW đóng vai trò là người mua bán
tiền tệ trực tiếp cuối cùng trên thị trường liên ngân hàng tại một mức tỷ giá nào đó. Để

công cụ này có hiệu quả thì quốc gia phải có lượng dự trữ ngoại tệ lớn.
Trong lưu thông khi mà ngoại tệ bị thừa dẫn đến đồng nội tệ bị định giá cao làm ảnh
hưởng đến xuất khẩu thì NHTW tiến hành mua ngoại tệ vào và đẩy đồng nội tệ ra nhằm
làm tỷ giá ổn định.
Khi tính thanh khoản của các tài sản tài chính bị giảm xuống do thị trường thiếu nội
tệ thì NHTW cũng tiến hành hút ngoại tệ vào và bơm nội tệ ra lưu thông.
Khi nền kinh tế phát triển mạnh thu hút các luồng vốn ngoại tệ chảy vào cùng với
các luồng kiều hối đổ về làm cho lượng ngoại tệ tăng lên; tuy nhiên, khi đầu tư vào một
nền kinh tế thì phải quy đổi lượng vốn ngoại tệ này sang nội tệ nên NHTW sẽ mua lượng
ngoại tệ này và bơm nội tệ ra ngoài. Tuy nhiên như vậy sẽ gia tăng áp lực lạm phát khi đó
chính phủ sẽ phát hành các công cụ nợ để hút lượng nội tệ từ lưu thông về nhằm chi tiêu
cho các dự án quốc gia, nếu chính phủ không có khả năng hút nội tệ nữa thì khi đó NHTW
sẽ ra tay phát hành các loại công cụ nợ như tín phiếu và hối phiếu để hút nội tệ về như vậy
áp lực lạm phát sẽ được giảm thiểu.
3.2.2.Nghiệp vụ thị trường mở thuần tuý
Nghiệp vụ này được sử dụng để thay đổi lượng cung tiền lưu thông từ đó làm thay
đổi tỷ giá hoặc lãi suất thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá. Để công cụ này hoạt
động có hiệu quả cần các điều kiện sau:
 Môi trường hoạt động của nghiệp vụ này là thị trường chứng khoán, do đó thị
trường chứng khoán phải phát triển để phát huy được tác dụng. Tuy nhiên
nghiệp vụ này vẫn có thể được sử dụng trên thị trường tiền tệ hoặc thị trường
vốn.
 Các loại chứng khoán được giao dịch bằng nghiệp vụ này phải có độ rủi ro thấp,
tính thanh khoản cao, ổn định và quen thuộc với tầng lớp dân cư.
 Nghiệp vụ này phải được tiến hành một cách khách quan, không tạo ra xung đột
lợi ích, vai trò của NHTW với các thành viên là ngang nhau.
24
 Có một cơ chế giám sát lượng cung cầu tiền và giá cả của các loại chứng khoán
được mua bán nhằm có thể thực hiện việc giao dịch một cách thường xuyên phù
hợp với nhu cầu trong lưu thông.

NHTW là người chủ động lựa chọn thành viên tham gia trên thị trường.Các đối tác
này phải thoả mãn: có tình hình tài chính lành mạnh và việc giao dịch với các đối tác đó có
lợi cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW. Mức độ thứ bậc sẽ phân chia như sau:
 NHTM và các tổ chức tín dụng: là trung gian tài chính cho nền kinh tế, khi
NHTW tác động đến thì chính là tác động lan toả đến toàn bộ nền kinh tế.
 Các tổ chức tài chính phi ngân hàng: là nơi huy động được một lượng lớn vốn
dư thừa của xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nên NHTW muốn tác động đến
lưu thông tiền tệ thì cần tác động đến đội tượng này.
 Các khách hàng lớn
Nghiệp vụ này ngoài chức năng tác động đến lãi suất còn có chức năng duy trì một
tỷ giá hối đoái cố định với một số loại ngoại tệ nào đó. Trong trường hợp bản vị vàng thì
nghiệp vụ này được sử dụng để duy trì tỷ giá tương ứng với biến động giá vàng (nghĩa là
giá trị nội tệ cố định với giá vàng).
Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của đối tác mà dẫn đến sự hiệu quả của nghiệp vụ thị
trường mở. Nếu trong nền kinh tế mà hệ thống NHTM là nơi tích tụ nhiều vốn thì việc tác
động duy nhất đến hệ thống NHTM là có thể tác động lan toả đến toàn bộ nền kinh tế chứ
không nhất thiết phải tác động đến toàn bộ các đối tác.
Nghiệp vụ thị trưởng mở có thể tác động một cách linh hoạt lên cung tiềntác
động lên tỷ giá và giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà vì bản thân NHTW khi thực
hiện nghiệp vụ thị trường mở được xem như là một chủ thể kinh doanh bình đẳng trên thị
trường nên có thể chủ động một cách nhanh chóng trong mua và bán giấy tờ có giá và
chính vì vai trò kinh doanh này của NHTW mà khi thực hiện chính sách tiền tệ thông qua
công cụ này cũng sẽ dễ dàng hơn ví dụ như có thể tăng lãi suất để hấp dẫn các thành viên
mua giấy tờ có giá.
 Để có thể thực hiện có hiệu quả chính sách hối đoái thông qua nghiệp vụ thị
trường mở, một trong những điều không thể thiếu được là đòi hỏi NHTW phải
có dự trữ ngoại tệ thật dồi dào và đủ lớn để có thể can thiệp vào thị trường khi
cần thiết tức là phải xây dựng quỹ bình ổn ngoại hối. Chính sách này chỉ có tác
dụng tạm thời và hạn chế sự biến động của tỷ giá chứ không thể thay đổi được
tình hình tỷ giá trong nước. Nếu tỷ giá giảm sút do cán cân thanh toán quốc tế

hay bị lạm phát, NHTW áp dụng chính sách hối đoái là tung ngoại tệ ra bán thì
sẽ làm cho dự trữ ngoại tệ càng căng thẳng, tình hình hao hụt ngày càng nghiêm
trọng hơn do vậy tỷ giá hối đoái càng bị giảm sút.
Do đó việc sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở cần phải có sự phối hợp điều
chỉnh của nhiều chính sách vĩ mô khác để điều hòa .
3.3. Lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái
25

×