Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của việt nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (506.33 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỮU DUNG

THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA TỪ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ SUY
THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9 31 01 06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội – 2018


Công trình được hoàn thành tại: Viện hàn lâm Khoa học xã hội
Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội.

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Xuân Dũng
2. TS. Lưu Đức Hải
Phản biện 1: PGS.TS. Hà Văn Hội
Phản biện 2: PGS.TS. Hoàng Thị Thanh Nhàn
Phản biện 3: PGS.TS. Lê Xuân Bá

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện
Khoa học xã hội.
vào hồi………..….giờ…………phút,


ngày………tháng……….năm………………..

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.
Thư viện quốc gia Việt Nam.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhờ vào nguồn vốn ODA đã giúp nhiều nước giải quyết bài toán khát
vốn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có Việt Nam. Từ
năm 1993 cộng đồng quốc tế, nhất là WB, ADB và UNDP, tái khởi động
cung cấp ODA cho Việt Nam. Điều này đã giúp Việt Nam hoàn thành các
mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở trung hạn và dài hạn mà
điển hình như chuyển từ một nước thu nhập thấp thành một nước có thu
nhập trung bình thấp vào năm 2010. Sự chuyển đổi này khiến cho Việt Nam
sẽ bị giảm viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn nhiều ưu đãi, thay vào đó là
nguồn vốn kém ưu đãi hơn và tiến tới vốn vay thương mai từ các nhà viện
trợ như WB, ADB, UNDP. Đặc biệt, nguồn vốn ODA bị ứ đọng chưa giải
ngân hết của WB, ADB.
Do vậy, nghiên cứu về ODA từ WB, ADB, UNDP của Việt Nam để
chỉ ra nguyên nhân, hạn chế và đề xuất định hướng, giải pháp thu hút và sử
dụng ODA từ các tổ chức quốc tế này, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước là cần thiết. Với lí do đó, vấn đề: “Thu hút và sử dụng ODA
từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu” được chọn làm làm đề tài nghiên cứu cho luận án
tiến sỹ kinh tế mang tính lý luận và thực tiễn cao.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu: Đề xuất giải pháp nhằm thu hút và sử dụng ODA từ các tổ
chức quốc tế của Việt Nam đến 2025 và tầm nhìn đến 2030.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về ODA từ các tổ chức quốc tế
của Việt Nam.
+ Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA từ các TCQT của Việt
Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
+ Đề xuất giải pháp thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế
của Việt Nam đến 2025 và tầm nhìn đến 2030.
1


* Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1. Thực trạng thu hút ODA từ các tổ chức của Việt Nam sau
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu như thế nào?
Câu hỏi 2. Thực trạng sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt
Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu như thế nào?
Câu hỏi 3. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng ODA
từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu như thế nào?
Câu hỏi 4. Việt Nam có định hướng và giải pháp gì để thu hút và sử
dụng ODA từ các tổ chức quốc tế trong thời gian tới?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng là thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt
Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
- Pham vi: + Về không gian gồm ODA của WB, ADB và UNDP tại
Việt Nam. + Thời gian: 1994 – 2015 và đến 2030.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận án là
phương pháp định tính bao gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,

thống kê.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Về mặt lý luận: (i) Chỉ ra các nhân tố tác động đến thu hút và sử dụng
ODA từ các TCQT của Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế toàn cầu; (ii) hệ thống các chỉ tiêu đánh giá thu hút và sử dụng
sử dụng ODA.
- Về mặt thực tiễn: Luận án: (i) trình bày và phân tích chính sách thu
hút và sử dụng ODA của Việt Nam; (ii) đánh giá thực trạng thu hút ODA từ
các tổ chức quốc tế của Việt Nam; (iii) đánh giá thực trạng sử dụng ODA từ
các tổ chức quốc tế của Việt Nam; (iii) đánh giá những thành công và hạn
2


chế trong quá trình thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt
Nam (các nội dung của i, ii,iii đều được xem xét trong bối cảnh sau cuộc
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu); (iv) đề xuất các giải
pháp thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam trong
thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa về mặt lý luận: Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về
ODA của các tổ chức quốc tế trong bối cảnh sau cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
- Ý nghĩa về thực tiễn: Luận án được dùng làm luận cứ khoa học cho
các nhà quản lý, nhà làm chính sách trong việc đưa ra các chính sách, chủ
trương trong việc thu hút ODA của các tổ chức quốc tế như WB, ADB,
UNDP trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án gồm 04 chương.
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề

luận án
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút và sử dụng ODA từ
các tổ chức quốc tế
Chương 3. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế
của Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
Chương 4. Giải pháp thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế
của Việt Nam trong thời gian tới
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN
1.1.Một số trường phái, mô hình lý thuyết và cách tiếp cận về ODA
- Các mô hình được sử dụng phổ biến là mô hình Harrod – Domar, mô
hình Hai khoảng cách (Two gap model), Mô hình ba khoảng cách. Các mô

3


hình này chứng minh viện trợ ODA là cần thiết, giúp các nước nhận viện
trợ có cơ hội phát triển.
- ODA được tiếp cận/hiểu theo nhiều quan điiểm trong các công trình
nghiên cứu như các quan điểm lạc quan (optimistics), thực dụng (realistic)
và bi quan (pessimistic; lý tưởng; thậm chí theo quan điểm thuyết thể chế
(institutionalist); thuyết tự do (liberal); thuyết kiến tạo (constructivist).
1.2. Lợi ích và vai trò của ODA
Theo Whitaker (2006) có một mối quan hệ tích cực giữa viện trợ nước
ngoài và tăng trưởng kinh tế. Điều này cũng được hỗ trợ bởi Burnside và
Dollar (2000, 2004), Farah Abuzeid (2009) và Durbarry và cộng sự (1998).
Một số công trình như Sumi, Kazuo (1990; Alberto Alesina and David
Dollar (1998); Geon Woo Park (2014)... cho rằng ODA không chỉ mang lại
lợi ích cho nước nhận viện trợ mà cho cả chính nước viện trợ. Bên cạnh
những tác động tích cực của ODA, có ý kiến cho rằng ODA cũng có thể có

tác động tiêu cực đến tăng trưởng/ phát triển kinh tế của nước nhận như
(Knack, 2001) Boone (1995).
1.3. Viện trợ ODA từ các tổ chức quốc tế
Nguyễn Hữu Dũng (2008) chỉ ra các đặc điểm riêng về ODA của WB
so với ODA song phương khác. Còn Báo cáo “Ngân hàng thế giới đồng
hành cùng Việt Nam trên chặng đường phát triển” năm 2011 lại có cái nhìn
toàn cảnh về quá trình hợp tác giữa WB và Việt Nam trong suốt chặng
đường 35 năm từ 1976 đến 2011. Ngoài ra, Nguyễn Hải Lưu (2012) đi sâu
vào quan hệ hợp tác lâu dài của UNDP và Việt Nam. Dưới khía cạnh khác,
Lê Hải Hà (2016) chuyển sang một phần quan trọng của ODA là phần ODA
không hoàn lại. Cuối cùng Kiều Thanh Nga (2016) đi sâu nghiên cứu điển
hình trường hợp ở châu Phi và trên cơ sở đó hàm ý chính sách cho Việt
Nam.
1.4. Thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam
Phạm Thị Túy (2008) đã cho thấy dòng ODA chảy vào cơ sở hạ
tầng với tỷ trọng cao nhất so với các ngành, lĩnh vực khác. Tuy nhiên, ODA
4


vào lĩnh vực khu vực nông nghiêp, nông thôn chiếm tỷ trọng nhỏ so với các
lĩnh vực khác. Hà Thị Thu (2014) đã chỉ ra thực tế này và Nguyễn Thị Lan
Anh (2015) cũng tương tự. Luận án “Viện trợ phát triển chính thức (ODA)
trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình (MIC)” của
Trần Thị Hồng Thủy (2015) và Luận án “Nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn vốn ưu đãi khi Việt Nam trở thành nước có mức thu nhập
trung bình” của Bùi Đình Viên (2016) đều nghiên cứu ODA trong bối
cảnh Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình.
1.5. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng ODA của các nước trên thế
giới
Về cơ bản, có hai bài học kinh nghiệm về chủ đề này gồm kinh nghiệm

thành công của một nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và kinh
nghiệm thất bại của một nước châu Phi.
1.6. Các nhận xét rút ra từ tình hình nghiên cứu của các đề tài liên
quan
Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về ODA
từ các tổ chức quốc tế như WB, ADB, UNDP trong bối cảnh khủng hoảng
tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Đây là khoảng trống cần tiếp tục
ghiên cứu.

5


1.7. Khung nghiên cứu của luận án

6


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 01 luận án đã đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên
quan đến đề tài dưới các khía cạnh về một số trường phái, mô hình lý
thuyết, cách tiếp cận về ODA đồng thời đánh giá khái quát một số công
trình nghiên cứu về ODA đa phương như của WB, UNDP cũng như về thu
hút, sử dụng và giải pháp về ODA cho Việt Nam thời gian vừa qua. Trên cơ
sở đó luận án chỉ ra được những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Điều
này gợi mở cho luận án giải quyết các vấn đề phát sinh trong bối cảnh mới
mà các công trình trước chưa đề cập .
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT
VÀ SỬ DỤNG ODA CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
2.1. Tổng quan về ODA
2.1.1. Khái niệm ODA

Khái niệm ODA được Uỷ ban Viện trợ phát triển (DAC) của OECD
chính thức đề cập năm 1969 và sửa đổi năm 1972. Từ đó cho đến nay, có
khá nhiều khái niệm về ODA được đưa ra và trong luận án này, nghiên cứu
sinh đưa ra khái niệm ODA như sau: ODA là nguồn vốn dành cho các nước
đang phát triển, kém phát triển nhằm mục đích phát triển kinh tế, nâng cao
phúc lợi xã hội cho người dân, được cung cấp từ các cơ quan chính thức
bên ngoài bao gồm chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức liên
chính phủ hoặc liên quốc gia, tổ chức chính phủ được chính phủ nước
ngoài ủy quyền. Nguồn vốn này có tính chất ưu đãi như lãi suất thấp, thời
gian vay và thời gian an hạn dài, đặc biệt phải có tỷ lệ cho không chiếm ít
nhất 25% của tổng số nguồn vốn viện trợ cho bên được nhận viện trợ.
2.1.2. Phân loại ODA
- Căn cứ vào nguồn vốn viên trợ: Có ODA song phương (Bilateral
ODA flows) và ODA đa phương (Multileteral ODA flows).
- Căn cứ vào hình thức viện trợ: Có hỗ trợ phát triển theo chương trình,
dự án.
7


2.2. Chính sách thu hút và sử dụng ODA
Chính sách này tập trung vào ba nội dung chính gồm đổi mới phương
thức vận động, Công tác quy hoạch ngành lĩnh vực ưu tiên kêu gọi ODA và
công tác quản lý, giám sát và quy trình thủ tục thu hút và sử dụng ODA.
2.3. Tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA
- Tiêu chí đánh giá thu hút: Thu hút ODA được đánh giá dựa trên các
tiêu chí cam kết, tình hình ký kết và giải ngân, trong đó bổ sung thêm các
tiêu chí đánh giá về cơ cấu ODA của các tổ chức quốc tế theo ngành, theo
lĩnh vực hoặc theo khu vực.
- Tiêu chí đánh giá sử dụng ODA: Tiêu chí đánh giá được sử dụng theo
qui định của của DAC bao gồm: tính phù hợp (relevance), tính hiệu quả

(effectiveness), tính hiệu suất (efficiency), tính tác động (impact), và tính
bền vững (sustainability).
2.4. Yếu tố ảnh hưởng thu hút và sử dụng ODA
- Những yếu tố từ bên viện trợ bao gồm chiến lược, chính sách của nhà
tài trợ; tình hình kinh tế, chính trị từ phía nhà tài trợ; mối quan hệ kinh tế,
chính trị giữa hai phía tài trợ và nhận tài trợ
- Những yếu tố từ bên nhận viện trợ gồm Ổn định về chính trị; Ổn định
về kinh tế vĩ mô; Tình trạng tham nhũng
2.5. ODA từ các tổ chức quốc tế
2.5.1. Khái niệm
- ODA từ các tổ chức quốc tế là nguồn vốn đa phương và có đầy đủ
các tính chất giống ODA nói chung bao gồm các ưu đãi như lãi suất thấp,
thời gian vay và thời gian ân hạn dài, đặc biệt phải có tỷ lệ cho không
chiếm ít nhất 25% của tổng số nguồn vốn viện trợ cho bên được nhận viện
trợ, thậm chí ODA của của một số tổ chức là cho không hoàn toàn.
- Thu hút và sử dụng ODA của các tổ chức quốc tế là việc sử dụng các
chính sách, các biện pháp từ nước nhận viện trợ để hút ODA của các tổ
chức quốc tế, sau đó phân bổ sử dụng ODA này phù hợp với tôn chỉ, mục

8


đích của các tổ chức quốc tế là nhằm phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi
xã hội cho các nước đang phát triển.
2.5.2. Giới thiệu sơ lược về các tổ chức quốc tế
Nội dung giới thiệu tập trung vào lịch sử hình thành và phát triển của
các TCQT gồm WB, ADB, UNDP từ khi ra đời cho đến nay nhằm giới
thiệu về cơ cấu tổ chức, tôn chỉ, mục đích hoạt động, huy động và sử dụng
nguồn quỹ, phạm vi hoạt động và một số kết quả đạt được.
2.5.3. Đặc điểm ODA từ các tổ chức quốc tế

Thứ nhất, ODA của các tổ chức quốc tế là dạng ODA đa phương vì
nguồn hình thành ODA của các tổ chức này là sự đóng góp song phương và
đa phương của nhiều quốc gia, quỹ và tổ chức ở nhiều khu vực khác nhau
trên thế giới.
Thứ hai, ODA từ các TCQT mang tính toàn cầu và khu vực
Thứ ba, ODA từ các TCQT có chung mục đích và tôn chỉ
Thứ tư, ODA từ các TCQT không có chỉ định nhà thầu của bên cung
cấp
2.5.4. Lĩnh vực viện trợ ODA từ các tổ chức quốc tế
Lĩnh vực viện trợ ODA của các TCQ) tập trung vào các ngành và lĩnh
vực: xóa đói giảm nghèo; nâng cao mức sống cho người dân; cải thiện môi
trường sống, môi trường thể chể; đảm bảo công bằng xã hội và bình đẳng
giới; đầu tư vào y tế, giáo dục; phát triển kinh tế tư nhân.
2.5.5. Các điều kiện tiếp nhận ODA từ các tổ chức quốc tế
Việc cung cấp ODA cho các nước đang phát triển tùy thuộc vào cách
phân loại các nước thuộc nhóm thu nhập nào. Căn cứ vào phân loại này, các
tổ chức sẽ cung cấp vốn theo tiêu chuẩn của họ. Đối với WB, IDA cung cấp
cho nhóm nước có thu nhập thấp, IBRD cung cấp cho nhóm nước có thu
nhập trung bình… ADB có hai nguồn vốn là OCR và ADF, trong đó ADF
cung cấp cho nhóm nước chậm phát triển, OCR là nguồn vốn cho vay
thương mại thông thường….

9


2.5.6. ODA từ các tổ chức quốc tế trước và sau khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
- Sự khác nhau dựa trên các tiêu chí đánh giá về mục đích sử dụng,
mục đích cung cấp; phương thức vận động; điều kiện viện trợ, quy mô và
cơ cấu viện trợ

2.6. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng ODA của một số nước và bài
học cho Việt Nam
2.6.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc
Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước dẫn đầu về câu chuyện thành công
của châu Á trong nửa sau của thế kỷ XX, trong đó phải kể đến câu chuyện
thành công về thu hút và sử dụng ODA. Hai nước này đã biết tận dụng
nguồn vốn viện trợ ODA để phát triển kinh tế. Nhờ vào ODA đã biến hai
nước này từ một nước nhận viện trở trở thành nước đi viện trở chỉ sau một
vài thập kỷ. Thành công này trở thành bài học kinh nghiệm có giá trị cho
nhiều nước tham khảo, trong đó có Việt Nam.
2.6.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Một là, Việt Nam dùng ODA vào phát triển nguồn nhân lực để tạo đà
cho phát triển bền vững trong tương lai.
Hai là, Việt Nam dùng ODA vào phát triển nguồn vật chất. như hệ
thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, điện và thể
chế.
Ba là, ODA được dùng để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.
Bốn là, dùng ODA phát triển các ngành kinh tế, công nghiệp mũi nhọn
của đất nước.
Năm là, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đề cao tinh thần tự lực cánh sinh,
không có tính ỷ lại vào viện trợ ODA; do đó họ quản lý, sử dụng ODA một
cách hiệu quả nhất.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thu
hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế. Các vấn đề này bao gồm: (i)
10


Khái niệm, phân loại ODA. Phân loại này dựa trên tiêu chí về nguồn vốn
viện trợ và hình thức viện trợ; (ii) Trình bày chính sách thu hút, quản lý và

sử dụng ODA; (iii) Đưa ra tiêu chí đánh giá thu hút và sử dụng ODA, trong
đó tiêu chí thu hút ODA gồm cam kết, ký kết, giải ngân và tiêu chí sử dụng
bao gồm tính bền vững, tính tác động, tính hiệu quả, tính hiệu suất và tính
phù hợp; (iii) Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút và sử dụng ODA. Các yếu
tố này gồm yếu tố từ bên viện trợ và bên nhận viện trợ (iv) Trình bày ODA
của các tổ chức quốc tế. Nội dung đề cập giới thiệu sơ lược về các tổ chức
quốc tế như lịch sử ra đời, tôn chỉ mục đích hoạt động, nguồn vốn huy
động, từ đó tạo ra tính khác biệt về ODA của WB, ADB và UNDP so với
ODA song phương; (iv) Nghiên cứu kinh nghiệm trong việc thu hút và sử
dụng ODA của Nhật Bản, Hàn Quốc. Đây là những kinh nghiệm có giá trị
cần tham khảo cho Việt Nam. Cơ sở lý luận và thực tiễn này làm cơ sở để
phân tích, đánh giá thực trạng cho chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA TỪ
CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG
TÀI CHÍNH VÀ SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU
3.1. Chính sách thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam
- Quan điểm thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam
Việt Nam tranh thủ tận dùng nguồn trong nước và ngoài nước để
phục vụ phát triển kinh tế của đất nước, trong đó ODA được huy động và
sử dụng trên nguyên tắc hiệu quả và đủ khả năng trả nợ.
- Chính sách thu hút ODA
+ Việc thu hút ODA được thực thông qua c hình thức vận động như
Đối thoại chính sách ở cấp quốc gia; Đối thoại chính sách ở cấp ngành, lĩnh
vực; - Đối thoại chính sách theo vùng lãnh thổ; Đối thoại chính sách trong
giai đoạn phát triển mới (Hội nghị CG, diễn đàn VDPF và VDF).
+ ODA được thu hút dưới hình thức ODA viện trợ không hoàn lại và
ODA vay ưu đãi.

11



+ ODA được thu hút thông qua nhiều phương thức khác nhau bao gồm
phương thức hỗ trợ ngân sách, hỗ trợ chương trình, hỗ trợ dự án và viện trợ
phi dự án.
- Chính sách sử dụng ODA
ODA được sử dụng vào lĩnh vực ưu tiên trong từng thời kỳ khác nhau:
Giai đoạn từ 2012 trở về trước và Giai đoạn từ 2012 đến nay.
3.2. Tổng quan về viện trợ ODA cho Việt Nam
3.2.1. Tình hình cam kết, ký và giải ngân
Bảng 3.1. ODA cam kết, ký kết và giải ngân từ 2006-2015
ĐVT: Triệu USD
Năm

Cam kết

Ký kết

2006

4.445,60

2.945,69

1.785

2007

5.426,60

3.911,73


2.176

2008

5.914,67

4.359,55

2.253

2009

8.063,87

6.217,04

4.105

2010

7.905,51

3.207,38

3.541

2011

7.386,77


6.814,46

3.650

2012

6.486,00

5.869,36

4.183

20131

6.601,00

5.137

2014

4.379,00

5.655

2015

3.500,00

5.000


44.859,52

37.485

Tổng

45.629,02

Nguồn: [4, 38]
3.2.2. Cơ cấu phân bổ ODA

1

Giải ngân

Từ năm 2013 không có cam kết ODA.

12


Bảng 3.2. Cơ cấu ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực (2006 – 2010)
ODA ký kết 2006 - ODA ký kết
2010 theo Đề án
2006 - 2010
Tổng
Tổng
Ngành, lĩnh vực
Cơ cấu
Cơ cấu

ODA
ODA
ODA
ODA
(Tỷ
(Tỷ
(%)
(%)
USD)
USD)
1. Nông nghiệp, thủy lợi, lâm
nghiệp và thủy sản kết hợp phát
4,27 21
16,21
3,34
triển nông nghiệp và nông thôn,
4,98
xóa đói, giảm nghèo
3,05 2. Năng lượng và công nghiệp
15
18,97
3,91
3,56
3. Giao thông, bưu chính viễn
6,72 33
36,78
7,58
thông, cấp thoát nước và đô thị
7,84
4. Y tế, giáo dục và đào tạo, môi

trường, khoa học công nghệ và
6,31 các ngành khác (bao gồm xây
31
28,04
5,78
7,37
dựng thể chế, tăng cường năng
lực…)
20,35 Tổng
100
100
20,61
23,75
Bảng 3.3. ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực (2011-2015)
Trong đó
Tổng
ODA và
Vốn vay
vốn vay
Tỷ lệ
ODA và
Viện trợ
Ngành, lĩnh vực
ưu đãi
(%)
vay ưu đãi
(Triệu
(Triệu
(Triệu
USD)

USD)
USD)
1. Giao thông vận tải

9.913,73

9.565,94

347,79

35,68

2. Môi trường
(cấp, thoát nước, đối
phó với biến đổi khí
hậu,...) và phát triển đô
thị

5.181,26

5.048,76

132,51

18,65

13


3. Năng lượng và công

nghiệp
4. Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn - Xóa
đói giảm nghèo
5. Y tế - Xã hội
6. Giáo dục và đào tạo
7. Ngành khác (khoa
học công nghệ, tăng
cường năng lực thể
chế,...)
Tổng số

4.762,50

4.730,15

32,34

17,14

2.632,23

2.514,79

117,44

9,47

1.292,30


1.073,12

219,18

4,65

930,13

767,85

162,28

3,35

3.070,14

2.827,35

242,79

11,05

27.782,29

26.527,95

1.254,34

100,00


Nguồn: [38]

3.2.4. Đánh giá cam kết, ký kết và giải ngân ODA của Việt Nam trước và
sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
- Cam kết, ký kết và giải ngân đều có xu hướng tăng cả về con số tuyệt
đối và tương đối.
- Hiệp định ký kết giảm xuống, tổng số vốn và quy mô mỗi dự án tăng
lên.
- Phân bổ ODA cho ngành và lĩnh vực có sự thay đổi, cụ thể giai đoạn
2006-2010, ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn – xóa đói giảm
nghèo chiếm tỷ trọng 16,21%, giai đoạn 2011-2015 con số này giảm xuống
còn 9,47.
3.3. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA từ các TCQT của Việt Nam
sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
3.3.1. Thực trạng thu hút ODA từ TCQT của Việt Nam
- Về cam kết: Thời kỳ 1994 – 2007

14


Bảng 3.5. ODA cam kết của các TCQT cho Việt Nam (1994 – 2007)
ĐVT: triệu USD
Năm

WB

ADB

UNDP


1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng

500
450
500
600
403
400
700
700
720
750
750
750
890
1,110

9223

350
310
339
360.5
210
260
310
326
321
337
374
539
1,140.5
1,350
6527

13.1
12.9
13.5
21.4
25.7
28.6
22.3
20.6
14.7
13.5
15.9
16.1

16.4
18.4
253.1

Nguồn: [3,4, 23, 27, 139 và tổng hợp của tác giả trên www.adb.org,
www.vn.undp.org, ]
Thời kỳ 2008 - 2015
Bảng 3.6. ODA cam kết của các TCQT cho Việt Nam (2008 – 2015)
Đơn vị tính: triệu USD
Năm

WB

ADB

UNDP

2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015

1,660
2,498
2,601
2,097

1,623
2,101
1,551
1,534
15,665

1,566.5
1,479
1,500
1,440
1,414.20
1,425
1,403
1,438
11,665.7

25.3
26
24.7
23.4
23.7
24.8
25.2
24.5
188.4

Nguồn: [3,4, 23, 27 và tổng hợp của tác giả trên www.adb.org,
www.vn.undp.org, ]
15



- Về giải ngân
Thời kỳ 1994 - 2007
Bảng 3.7. ODA giải ngân từ các TCQT của Việt Nam (1994 – 2007)
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
WB
ADB
UNDP
1994
0
135.6
8.9
1995
234
185.2
8.9
1996
35
96.7
9.2
1997
187
148.3
13.4
1998
239
114.3
17.5
1999

207
191.17
21.2
2000
156
153.64
17.2
2001
259
176.22
15.8
2002
392
231.7
11.3
2003
298
233.1
11.5
2004
418
198.9
13.9
2005
408
225.9
15.6
2006
419
188.0

13.9
2007
476
232.9
14.0
Tổng
3728
2,511.63
192.3
Nguồn: [3,4, 23, 27, 139, 141 và tổng hợp của tác giả trên www.adb.org,
www.vn.undp.org, ]
Thời kỳ 2008 - 2015
Bảng 3.8. ODA giải ngân từ các TCQT của Việt Nam (2008 – 2015)
Đơn vị tính: triệu USD
Năm
WB
ADB
UNDP
2008
2009
2010
2011
2012
2013

631
681
756
592.66
649.50

750.36

274.8
1.128.6
413.5
309.6
315.37
304.5
16

21.0
19.8
19.2
18.7
18.7
16.3


2014
697.01
287.1
19.45
2015
654.38
306.3
19.18
Tổng
5411.91
1,936.37
152.33

Nguồn: [3,4, 23, 27, 40, 139, 141 và tổng hợp của tác giả trên
www.adb.org, www.vn.undp.org, ]
3.3.2. Thực trạng sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam
3.3.2.1. Ngân hàng thế giới (WB)
Bảng 3.9. Cơ cấu ngành được tài trợ của WB cho Việt Nam
giai đoạn 2006-2010
Vốn vay
Tỷ lệ (%
Vốn vay
Tổng
IBRD
trên
Ngành
IDA (triệu
(triệu
(triệu
danh
USD)
USD)
USD)
mục)
Giáo dục
0.00
828,70
828,70
7,20
Năng lượng
2.229,31
200,00
2.029,31

19,36
Y tế
419,40
0,00
419,40
3,64
Công nghệ thông tin
0,00
93,72
93,72
0,81
Các dự án cải cách hiện đại hóa
500,00
428,23
928,23
8,06
Chương trình xóa đói,
1.660,00
giảm nghèo
0,00
1.660,00
14,42
Phát triển nông thôn
0,00
2.036,14
2.036,14
17,68
Giao thông
1.659,85
0,00

1.659,85
14,42
Đô thị
1.658,84
0,00
1.658,84
14,41
Tổng
700,00
10.814,19 11.514,19
100,00
Nguồn: [45b]
3.3.2.2. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)

17


Bảng 3.14 Tài trợ của ADB cho Việt Nam giai đoạn 1993 – 2015
Số lượng
dự
Giá trị
Tỷ
Lĩnh vực
án/chươn (triệu USD) trọng %
g trình
Nông nghiệp và tài nguyên thiên
29
1,745.160
12
nhiên

Giáo dục

15

813

6

Năng lượng

13

2,572.388

18

Tài chính ngân hàng

13

755

5

Y tế và bảo đảm xã hội

8

343.2


2

Công nghiệp và thương mại

6

159.5

1

Khu vực công

17

1,579.08

11

Giao thông và Công nghệ thông
tin

33

4,455.41

31

Cấp nước

17


1,666.72

12

Đa ngành

7

280

2

14,369.46

100

Tổng

157

Nguồn: [25]
3.3.2.3. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP)
Bảng 3.16. Cơ cấu giải ngân ODA của UNDP theo lĩnh vực
thời kỳ 2006 - 2015
TT
Lĩnh vực/Ngành
Tổng ODA giải
Tỷ trọng
ngân (USD)

(%)
1
Quản trị quốc gia
33,544,635.32
52.25
2
Môi trường, biến đổi khí
18,291,345
hậu và rủi ro thiên tai
28.5
3
Xóa đói giảm nghèo
10,316,370
16.05
4
Nâng cao vị thế của phụ nữ
2,046,391
3.2
Tổng
100
Nguồn: [144]
18


3.3.3. Đánh giá thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của
Việt Nam
- Về thu hút: (i) Việt Nam đã có chính sách thu hút rõ ràng gồm cả
trung hạn và dài hạn; (ii) Cam kết tiếp tục tăng trong các thời kỳ. (iii) Giải
ngân còn tồn đọng nhiều. (iv) Lĩnh vực thu hút phù hợp với mục tiêu phát
triển đất nước.

- Về sử dụng được đánh gi theo 5 tiêu chí: tính phù hợp (relevance),
tính hiệu quả (effectiveness), tính hiệu suất (efficiency), tính tác động
(impact), và tính bền vững (sustainability).
3.3.4. Đánh giá chung
3.3.4.1. Kết quả đạt được
+ Chính phủ Việt Nam đã có định hướng, chính sách rõ ràng trong việc
thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho từng thời kỳ nhằm hỗ trợ thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và kế hoạch 5 năm.
+ Hoàn thiện thể chế và chính sách về ODA và vốn vay ưu đãi phù hợp
với bối cảnh hợp tác phát triển mới (ban hành các đề án định hướng thu hút
và sử dụng ODA, Nghị định về quản lý, giám sát ODA...).
+ Tăng cường quan hệ đối tác và nâng cao hiệu quả viện trợ thông đổi
mới phương thức vận động từ CG, đến VDPF và VDF.
+ Duy trì được nguồn vốn ODA ổn định từ WB, ADB và UNDP
+ Quy mô dự án theo các hiệp định ODA ký kết tăng qua các thời kỳ.
+ WB, ADB và UNDP đạt tỷ lệ cao về số lượng dự án hoàn thành đạt
kết quả phát triển và đạt các mục tiêu đề ra.
+ Bổ sung đáng kể vào tổng số vốn đầu tư toàn xã hội.
+ Kết quả của các dự án, chương trình ODA đã góp phần quan trọng
vào thành công công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam.
Hạn chế
- Tình hình giải ngân còn ở mức thấp.
- Thời gian chuẩn bị chương trình, dự án ODA kéo dài
- Thiếu vốn và chậm trễ trong giải ngân vốn đối ứng cho dự án ODA
- Các BQL dự án ODA Việt Nam không chuyên nghiệp, năng lực hạn
chế
- Việc huy động vốn ODA và vốn vay ưu đãi chưa gắn kết chặt chẽ với
các hạn mức nợ công, việc lập kế hoạch giải ngân vốn không phù hợp với
19



tiến độ thực hiện chương trình, dự án theo các hiệp định đã ký kết với nhà
tài trợ nước ngoài.
Nguyên nhân
+ Một bộ phận cán bộ ở các cấp, kể cả cán bộ lãnh đạo chưa hiểu rõ
vai trò và bản chất của ODA.
+ Sự chồng chéo chức năng giữa các cơ quan quản lý và thiếu một đầu
mối thống nhất.
+ Không đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng cho các chương trình
và dự án ODA theo tiến độ đã được cam kết.
+ Hệ thống văn bản,quy trình và thủ tục quản lý chương trình và dự án
ODA của Việt Nam còn phức tạp và thiếu nhất quán.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương 3 đạt được kết quả sau: Thứ nhất, trình bày và phân tích
quan điểm, chính sách thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam; Thứ hai,
phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của
Việt Nam sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Thứ tư,
đánh giá các yếu tố tác động đến thu hút và sử dụng ODA. Thứ năm, đánh
giá thực trạng thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của Việt Nam
sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; từ đó chỉ ra các
thành công, hạn chế và nguyên nhân. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp
cho chương tiếp theo.
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA TỪ CÁC
TỔ CHỨC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế
- Bối cảnh trong nước
+ Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2011 – 2015, làm cơ sở cho thực hiện Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020.
+ Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, khi Việt Nam trở thành nước thu

nhập trung bình thấp, nhất là sau 2017, nguồn vốn viện trợ phát triển mà
điển hình là ODA ưu đãi và cho không sẽ giảm mạnh và vốn vay kém ưu
đãi sau một thời gian gia tăng cũng sẽ giảm và chấm dứt.
- Bối cảnh quốc tế
20


+ Trên bình diện quốc tế xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục
là xu thế chủ đạo
+ Hiệp định thương mại tự song phương, đa phương thế hệ mới trở
thành xu thế chính, mang lại cơ hội và thách thức cho các nước.
+ Cung cấp ODA của thế giới vẫn duy trì ổn định. Tuy nhiên, chính
sách viện trợ sẽ áp dụng theo hướng gắn các quy định về bền vững nợ của
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và chính sách cho vay của Ngân hàng Thế giới
(WB), đặc biệt gắn với Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vì sự
phát triển bền vững (SDGs)
4.2. Chiến lược viện trợ ODA từ các tổ chức của Việt Nam
- Chiến lược của WB cung cấp ODA cho Việt Nam được thể hiện
trong: Khung đối tác quốc gia (CPF) Việt Nam 2017-2020, trong đó WB ưu
tiên bốn lĩnh vực: Một là, phát triển bao trùm và sự tham gia của khu vực
kinh tế tư nhân; hai là, đầu tư vào con người và tri thức; ba là, bền vững
môi trường và năng lực ứng phó; bốn là, quản trị tốt; cùng với đó đến tháng
7/2017, WB sẽ chấm dứt cung cấp ODA của IDA cho Việt Nam.
- Chiến lược của ADB cung cấp ODA cho Việt Nam được thể hiện
trong: Việt Nam: Chiến lược đối tác quốc gia 2016-2020, trong đó tập
trung vào ba trụ cột: (i) thúc đẩy tạo việc làm và năng lực cạnh tranh, (ii)
tăng cường tính bao trùm toàn diện trong cung cấp hạ tầng và dịch vụ, và
(iii) cải thiện tính bền vững môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu .
- Chiến lược của UNDP cung cấp ODA cho Việt Nam được thể hiện
trong: Kế hoạch chiến lược chung 2017-2021 với nội dung: giảm nghèo và

cải thiện bình đẳng về kinh tế - xã hội; phát triển ít carbon, chống chịu với
biến đổi khí hậu và thiên tai, bền vững môi trường; nâng cao trách nhiệm
giải trình, tiếng nói của người dân và tiếp cận công lý.
4.3. Quan điểm và định hướng của Việt Nam về thu hút và sử dụng
ODA từ các tổ chức quốc tế
- Một số quan điểm thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế
+ Nên coi ODA chỉ là chất xúc tác, bổ sung cho nguồn vốn đầu tư toàn
xã hội, chứ không phải nguồn vốn có tính quyết định lâu dài trong phát
triển đất nước nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào ODA.
+ Không nên thu hút ODA bằng mọi giá và vào một dự án, lĩnh vực
mà nên có chọn lọc.
21


+ Thu hút và sử dụng ODA phải tính đến an toàn nợ công.
+ Sử dụng ODA vào những ngành, lĩnh vực trong điểm, mũi nhọn của
nền kinh tế.
- Định hướng của Việt Nam về thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức
quốc tế
+. Đối với ODA không hoàn lại được sử dụng cho các lĩnh vực phúc
lợi xã hội, khó thu hồi vốn.
+ Đối với vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi được sử dụng có khả năng
thu hồi vốn và tạo ra động lực cho các ngành lĩnh vực khác phát triển theo.
4.4. Giải pháp thu hút và sử dụng ODA từ các tổ chức quốc tế của
Việt Nam
- Huy động và sử dụng ODA phải đảm bảo nợ công ở mức an toàn
- Hoàn thiện chính sách đối với ODA
- Chống tham nhũng và lãng phí
- Công khai, minh bạch thông tin về ODA
- Đẩy mạnh giải ngân ODA

- Hài hòa thủ tục giữa các đối tác và của Việt Nam
- Kiện toàn bộ máy quản lý ODA và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
chuyên trách về ODA
- Tăng cường vốn đối ứng, đặc biệt vốn đối ứng cho công tác giải
phóng mặt bằng và tái định cư đối với các dự án đầu tư xây dưng
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
Chương 4 đã đưa ra các căn cứ cơ bản để đưa ra các giải pháp. Đó là
bối cảnh trong và ngoài nước, chiến lược cung cấp ODA của WB, ADB,
UNDP cho Việt Nam; đồng thời cương này trình quan điểm, định hướng
của Việt Nam về thu hút và sử dụng ODA. từ đó đề xuất các giải pháp thu
hút và sử dụng ODA trong thời gia tới.

22


KẾT LUẬN
Sau hơn 20 năm tiếp nhận ODA, đến nay Việt Nam dù đã thoát khỏi
một nước có thu nhập thấp, trở thành một nước thu nhập trung bình thấp
nhưng ODA vẫn đóng vai trò quan trọng đối với Việt Nam với tư cách là
nguồn lực bên ngoài bổ sung đáng kể vào nguồn vốn đầu tư xã hội, nhất là
đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản, các dự án chương trình phúc lợi xã
hội như xóa đói, giảm nghèo, cải thiện môi trường, bình đẳng giới, phòng
chống thiên tai.
Tuy nhiên, ODA vừa có tác động tích và tác động tiêu cực đối với
nước tiếp nhận nói chung và với Việt Nam nói riêng. Do vậy, cần thận
trọng với ODA khi đã trở thành nước thu nhập trung bình thấp và cần đa
dạng hóa các hình thức huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đặc biệt
chú trọng đến nguồn lực trong nước, trong đó chú trọng đến đầu tư vào yếu
tố con người. Trong xu hướng hiện nay, con người hay nguồn nhân lực dần
trở thành động lực, nhân tố quyết định đến sự phát triển và phát triển bền

vững của một quốc gia, dân tộc. Nhờ vào đầu tư đúng hướng và sử dụng có
hiệu quả ODA mà Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã cất cánh nền kinh
tế của mình chuyển từ một nước tiếp nhận thành một nước cung cấp ngược
trở lại ODA cho thế giới sau một thời gian phát triển. Bài học thành công
này Việt Nam cần nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.
Cuối cùng, Luận án đã tập trung làm rõ: (1) Những kết quả nghiên cứu
của các công trình trước có liên quan đến luận án; (2) Cơ sở lý luận ODA
nói chung với việc đưa ra khái niệm, phân loại ODA và ODA từ các TCQT
nói riêng đặc điểm, điều kiện tiếp nhận ODA (3) luận án phân tích sâu về
chính sách thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam; qua đó để làm rõ chủ
trương, đường lối của Việt Nam về ODA. Từ đó luận án đưa ra một bức
tranh toàn cảnh về thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam giai đoạn 1993 –
2015. Tiếp theo là đi sâu phân tích thực trạng thu hút và sử dụng ODA từ
các TCQT của Việt Nam, trong đó cũng có sự phân tích, so sánh ODA cam
kết, giải ngân giữa hai giai đoạn 1994 – 2007 và 2008 – 2015. đồng thời có
đánh giá nhằm chỉ ra thành công, hạn chế và nguyên nhân; (3) Trên cơ sở
đánh giá thành công, hạn chế đó, luận án đánh giá bối cảnh trong nước và
quốc tế cũng như chính sách, chiến lược của Việt Nam trong thời gian tới
và chiến lược sắp tới của các tổ chức quốc tế về ODA. Điều này làm căn cứ
23


×