Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nghiên cứu bào chế hệ nano curcumin sử dụng chất mang zein

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 56 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ MAI HƯƠNG

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ
NANO CURCUMIN SỬ DỤNG
CHẤT MANG ZEIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

VŨ MAI HƯƠNG
MÃ SINH VIÊN: 1301207

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ
NANO CURCUMIN SỬ DỤNG
CHẤT MANG ZEIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn :
TS. Dương Thị Hồng Ánh
Nơi thực hiện :
Bộ môn Bào chế

HÀ NỘI – 2018



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới:
TS. Dương Thị Hồng Ánh
Là người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có thể hoàn
thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Th.S. Nguyễn Cảnh Hưng, cùng các thầy cô, cán
bộ, anh chị kỹ thuật viên ở bộ môn Bào chế, bộ môn Công nghiệp Dược trường Đại học
Dược Hà Nội và Viện công nghệ Dược phẩm Quốc gia đã giảng dạy, hướng dẫn và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, Ban giám hiệu trường Đại học Dược
Hà Nội, những người đã dạy dỗ và chỉ bảo tôi tận tình trong suốt 5 năm học tập tại
trường.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, anh chị, bạn bè đã luôn
ở bên động viên, giúp đỡ tôi những lúc khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu
để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Vũ Mai Hương


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .........................................................................................2
1.1.


Tổng quan về zein ..............................................................................................2

1.2.

Tổng quan về các hệ vận chuyển thuốc sử dụng chất mang zein ......................2

1.3.

Tổng quan về curcumin ...................................................................................12

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................16
2.1.

Nguyên vật liệu, thiết bị ...................................................................................16

2.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................17

2.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................17

2.3.1. Thẩm định phương pháp định lượng curcumin bằng quang phổ hấp thụ
UV-Vis ...................................................................................................................17
2.3.2.

Phương pháp bào chế ...............................................................................18

2.3.3.


Phương pháp đánh giá đặc tính hệ nano zein – curcumin .......................23

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................27
3.1. Kết quả thẩm định phương pháp định lượng curcumin bằng quang phổ hấp thụ
UV-Vis .......................................................................................................................27
3.2.

Khảo sát lựa chọn phương pháp bào chế .........................................................29

3.3.

Khảo sát các yếu tố thuộc về công thức ...........................................................30

3.4.

Đánh giá một số đặc tính của hệ nano zein – curcumin ..................................35

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMCS

Carboxymethyl chitosan

DC


Dược chất

DĐVN

Dược điển Việt Nam

EE

Hiệu quả bẫy thuốc (Encapsulation Efficiency)

EtOH

Ethanol

HD

Hỗn dịch

HHVL

Hỗn hợp vật lý

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography)

kl/tt

Khối lượng/thể tích


KTTP

Kích thước tiểu phân

LC

Hiệu suất nạp thuốc (Loading Capacity)

MeOH

Methanol

NaCas

Natri caseinat

PDI

Chỉ số đa phân tán (Polydispersity Index)

PEG

Polyethylen glycol

SKD

Sinh khả dụng

SPI


Protein phân lập từ đậu tương (soy protein isolate)

TPGS

D-α-tocopheryl polyethylen glycol 1000 succinat

USP

Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia)

VD

Ví dụ


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
Bảng 2.1. Nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm

Trang
16

Bảng 2.2. Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu

16

Bảng 2.3. Thành phần các mẫu HD nano zein – curcumin bào chế theo

19


phương pháp 1
Bảng 2.4. Thành phần các mẫu HD nano zein – curcumin bào chế theo

20

phương pháp 2
Bảng 3.1. Thành phần các mẫu HD nano zein – curcumin bào chế theo

29

phương pháp 1
Bảng 3.2. KTTP và PDI của HD nano zein – curcumin bào chế theo phương

29

pháp 1 và 2 sử dụng chất ổn định khác nhau
Bảng 3.3. KTTP và PDI của mẫu HD trước và sau khi đông khô sử dụng tỷ

35

lệ manitol khác nhau
Bảng 3.4. Thành phần các mẫu HD nano zein – curcumin bào chế theo
phương pháp 1

35


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Tên hình
Hình 1.1. Phân loại và hình thái của các hệ vận chuyển thuốc sử dụng chất


Trang
3

mang zein [41]
Hình 1.2. Khoảng KTTP thu được và cơ chế chính để tạo vi hạt/vi nang sử

5

dụng chất mang zein của một số phương pháp. Biểu đồ tròn thể hiện xu
hướng lựa chọn phương pháp của các nghiên cứu gần đây [41]
Hình 1.3. Minh họa phương pháp kết tủa do thay đổi dung môi và tóm tắt

7

một số yếu tố ảnh hưởng tới đặc tính hạt, hiệu suất nạp DC và khả năng
giải phóng DC của vi hạt/vi nang sử dụng chất mang zein [41]
Hình 1.4. Giản đồ 3 pha zein/EtOH/nước và sự biến đổi của hệ khi phối

8

hợp [21]
Hình 1.5. Công thức cấu tạo của curcumin [29]

13

Hình 1.6. Dạng hỗ biến ceto-enol của curcumin

13


Hình 2.1. Sơ đồ quy trình bào chế HD nano zein – curcumin theo phương

19

pháp 1
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình bào chế HD nano zein – curcumin theo phương

21

pháp 2
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ

27

curcumin trong môi trường MeOH
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ

28

curcumin trong môi trường môi trường Tween 80 0,05%
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của KTTP và PDI hỗn dịch nano

31

zein – curcumin vào nồng độ NaCas trong pha ngoại
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu suất quy trình tạo HD

31

nano zein – curcumin vào nồng độ NaCas trong pha ngoại

Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của KTTP và PDI hỗn dịch nano

32

zein – curcumin vào nồng độ zein trong pha nội
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu suất quy trình tạo HD
nano zein – curcumin vào nồng độ zein trong pha nội

33


Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của KTTP và PDI hỗn dịch nano

33

zein – curcumin vào tỷ lệ thể tích pha nội : pha ngoại
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu suất quy trình tạo HD

34

nano zein – curcumin vào tỷ lệ thể tích pha nội : pha ngoại
Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi về KTTP và PDI của HD nano zein

36

– curcumin theo thời gian
Hình 3.10. Đồ thị giải phóng của HD nano zein – curcumin và đồ thị giải

37


phóng của curcumin nguyên liệu trong môi trường nước Tween 80 0,05%
Hình 3.11. Phổ hồng ngoại của các mẫu nguyên liệu, HHVL và bột nano

38

sau khi đông khô
Hình 3.12. Phổ nhiễu xạ tia X của các mẫu nguyên liệu, HHVL và bột
nano sau khi đông khô

39


ĐẶT VẤN ĐỀ
Curcumin là một chất polyphenol được chiết xuất từ rễ cây nghệ (Curcuma longa)
và có nhiều tác dụng sinh học như chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư [5],…
Tuy nhiên, những nhược điểm như độ tan thấp, sinh khả dụng đường uống thấp, tốc độ
chuyển hóa và thải trừ nhanh đã làm hạn chế ứng dụng của hoạt chất tiềm năng này [1].
Vì vậy, các hệ vận chuyển thuốc chứa curcumin có cấu trúc nano như liposome, micell,
siêu vi cầu và siêu vi hạt đã được nghiên cứu để khắc phục những nhược điểm trên. Đặc
biệt hệ tiểu phân nano đã cho thấy khả năng bảo vệ và vận chuyển hướng đích, làm tăng
độ tan trong nước và cải thiện sinh khả dụng đường uống của curcumin. Tuy nhiên,
những polyme sử dụng lại thường được tổng hợp nhân tạo và không thân thiện sinh học
[22].
Trong một số nghiên cứu gần đây, zein – một loại protein trong ngô – đã được ứng
dụng để tạo hệ vận chuyển cho curcumin. Zein được cấp phép bởi Cục quản lý Thực
phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ US – FDA như một loại tá dược bao viên vào năm 1985.
Đây là một nguyên liệu an toàn sinh học (GRAS – Generally Recognized As Safe) với
những đặc tính như thân thiện sinh học, có khả năng phân hủy sinh học và độc tính thấp.
Đặc biệt, nhờ đặc tính kỵ nước và tính chất tan, các tiểu phân nano/micro zein có thể dễ
dàng được bào chế, tạo thành các hệ vận chuyển thuốc. Các hệ vận chuyển này còn có

khả năng ứng dụng cao trong đường uống do zein bị tiêu hóa chậm hơn những loại
protein khác [19]. Hơn nữa, do zein là một protein giàu prolin, có ái lực mạnh với
curcumin nên có thể sử dụng để bào chế hệ nano vận chuyển thuốc nhằm tăng sinh khả
dụng và bảo vệ curcumin khỏi sự phân hủy ở đường tiêu hóa [22].
Các hệ vận chuyển curcumin sử dụng chất mang zein đang là hướng phát triển mới
chưa từng được nghiên cứu ở Việt Nam. Vì vậy, đề tài “Nghiên cứu bào chế hệ nano
curcumin sử dụng chất mang zein” được thực hiện với những mục tiêu sau:
1. Bào chế được hệ nano zein – curcumin bằng phương pháp kết tủa do thay đổi
dung môi.
2. Sơ bộ đánh giá các đặc tính của hệ nano zein – curcumin.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về zein

1.1.1. Nguồn gốc
Zein là protein dự trữ chiếm 35 – 60% tổng các loại protein trong ngô, và chỉ nằm
trong phần nội nhũ ngô [19].
1.1.2. Cấu trúc và phân loại zein
Dựa theo tính chất tan, zein được xem như một prolamin. Zein chủ yếu chứa các
amino acid không phân cực (VD: leucin, prolin, alanin, phenylalanin, isoleucin, valin)
hoặc trung tính nhưng cũng có một vài amino acid phân cực (VD: glutamin) [19].
Căn cứ vào độ tan, điện tích và trọng lượng phân tử, zein được phân loại thành 4
nhóm: α-zein (19 và 22 kDa), β-zein (14 kDa), γ-zein (16 và 27 kDa), δ-zein (10 kDa).
Trong 4 loại này, α-zein chiếm 75 – 85%, β-zein chiếm 10 – 15%, còn γ-zein chiếm 5 –
10% tổng lượng zein có trong ngô [19].

1.1.3. Tính chất của zein
- Tính chất tan: Zein không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch alcol (VD:
dung dịch EtOH nồng độ khoảng 55 – 90% [43]), dung dịch ure nồng độ cao, dung dịch
kiềm nồng độ cao (pH > 11) có/ không có chất tẩy rửa anionic [30]. Tính chất tan đặc
biệt này là do zein có chuỗi amino acid với hơn 50% ở dạng không phân cực [19].
- Điểm đẳng điện: Điểm đẳng điện của zein là 6,2. Zein tinh khiết thường có khuynh
hướng kết tụ mạnh, đặc biệt trong dung dịch nước với pH trung tính hoặc trong pH sinh
lý [22].
1.2.

Tổng quan về các hệ vận chuyển thuốc sử dụng chất mang zein

1.2.1. Tính chất mang và hình thái của các hệ vận chuyển thuốc sử dụng chất mang
zein
Các hệ vận chuyển thuốc sử dụng chất mang zein thường dùng nhất là vi hạt và vi
nang với đường kính từ nanomet đến micromet [41].

2


Hình 1.1. Phân loại và hình thái của các hệ vận chuyển thuốc sử dụng chất mang zein [41]

1.2.1.1. Vi hạt
Vi hạt sử dụng chất mang zein là một hệ đồng nhất [41]. Trong đó, các phân tử DC
có thể được phân tán vật lý hoặc liên hợp cộng hóa trị với zein [14], [33]. Vi hạt sử dụng
chất mang zein chứa các DC kỵ nước thể hiện hiệu quả bẫy thuốc (EE) và tỷ lệ nạp thuốc
cao hơn các DC ưa nước, điều này liên quan chặt chẽ đến đặc tính kỵ nước của phân tử
zein [32], [33]. Tuy nhiên, các vi hạt zein thường không bền về mặt vật lý do khuynh
hướng tự kết tụ của các tiểu phân [23]. Một vài nguyên liệu bao (VD: NaCas và D-αtocopheryl polyethylen glycol 1000 succinat [TPGS]) đã được nghiên cứu cho thấy khả
năng cải thiện độ ổn định, độ thấm qua màng của các hạt nano zein, do vậy cải thiện

sinh khả dụng đường uống của DC được nạp [3], [18], [23].
1.2.1.2. Vi nang
Các vi nang sử dụng chất mang zein là một hệ tiểu bào với phần vỏ tách biệt và
một khoang lõi có thể chứa DC. Các nang micro cũng có thể là một hệ các hạt nano
được sắp xếp liên tục và có khoảng trống kích cỡ micromet bên trong [42]. Những vi
nang này thường được nghiên cứu để giải phóng chậm hoặc kiểm soát vận chuyển DC
[38]. Phương pháp phun sấy và kỹ thuật dùng đối dung môi siêu tới hạn có thể tạo nang
micro với bề mặt mịn và hình dạng cầu, nhưng vỏ nang thường nhăn do bị tách dung
môi nhanh và thiếu lõi dịch lỏng bên trong [38]. Không giống nang micro, nang nano
thu được bằng phương pháp kết tủa do thay đổi dung môi cho hình thái tương tự các tiểu
phân nano zein và có kích thước nhỏ hơn 100 nm [39].

3


1.2.1.3. Micell
Các micell zein có khả năng hình thành một cách tự nhiên kết cấu lõi – vỏ hình
cầu nhờ sự tự tập hợp các phân tử zein tương tự chất diện hoạt trong dung môi thích
hợp. Chúng có thể tách ra thành các đơn vị tự do và giải phóng tất cả DC được nạp bằng
cách pha loãng sao cho nồng độ của đơn vị thấp hơn nồng độ tới hạn của micell [41].
Hệ micell zein có thể ổn định hơn và tăng khả năng phân hủy sinh học bằng cách gắn
một phần ưa nước của PEG vào phân tử zein, với PEG là phần vỏ ưa nước và zein là
phần lõi kỵ nước [24].
1.2.1.4. Nhũ tương Pickering ổn định bởi zein
Nhũ tương Pickering là một loại nhũ tương không dùng chất diện hoạt thông
thường mà được tạo bởi các vi hạt zein. Nó có kích thước và độ ổn định liên kết lớn nhờ
cấu trúc lõi – vỏ như hình 1.1. Lớp vỏ không có kết cấu nguyên vẹn mà chỉ là một lớp
màng đơn tạo bởi các hạt nano nguyên chất. Kết cấu đặc biệt này rất tiềm năng trong
việc vận chuyển nhiều DC, bởi cả vỏ lẫn lõi của nó đều có thể chứa DC. Các hạt nhũ
tương này không tan nhưng có thể phân tán một phần trong cả dầu và nước [10].

1.2.2. Một số phương pháp tạo vi hạt/vi nang sử dụng chất mang zein
Nhiều phương pháp đã được nghiên cứu để tạo ra các hệ vận chuyển nano/micro
sử dụng chất mang zein nhằm thay đổi các đặc tính lý hóa của hệ. Những phương pháp
này thông thường gồm nhiều giai đoạn và dựa trên nhiều cơ chế khác nhau, nhưng đều
liên quan chặt chẽ đến các đặc tính lý hóa và cấu trúc của zein [41]. Hình 1.2 tóm tắt
khoảng kích thước của vi hạt/ vi nang sử dụng chất mang zein được tạo ra từ mỗi phương
pháp và các cơ chế tương ứng.
1.2.2.1. Phương pháp tạo liên kết chéo nhờ tác nhân hóa học
Nhờ tác nhân hóa học glutaraldehyd, zein có thể tạo liên kết chéo nội phân tử với
nhiều thuốc chống ung thư, như polysaccharid-K, mitomycin, daunomycin hay
peplomycin, hoặc với chính các phân tử zein khác [33]. Do tính kỵ nước đặc biệt của
zein và sự ra tăng trọng lượng phân tử, phản ứng liên kết chéo nội phân tử giúp cho hệ
zein – DC tăng khuynh hướng kết tập và thường tạo thành các hạt micro khi tiếp xúc
với dung dịch nước [41].

4


Hình 1.2. Khoảng KTTP thu được và cơ chế chính để tạo vi hạt/vi nang sử dụng chất mang
zein của một số phương pháp. Biểu đồ tròn thể hiện xu hướng lựa chọn phương pháp của các
nghiên cứu gần đây [41]

1.2.2.2. Phương pháp nhũ hóa bốc hơi dung môi
Phương pháp này dựa trên cơ sở nhũ tương hóa dung dịch alcol của zein và DC
vào pha dầu chứa chất diện hoạt, tạo thành nhũ tương nước trong dầu, sau đó bốc hơi
dung môi pha nội để hệ zein – DC hóa rắn thành các hạt micro. Các tác nhân hóa học
(VD glutaraldehyd) có thể được thêm vào trước khi bốc hơi dung môi để tạo các hạt
micro liên kết chéo [14].
1.2.2.3. Phương pháp nhũ tương hóa – kết tủa và nhũ tương hóa – kết tủa – gel hóa
- Phương pháp nhũ tương hóa – kết tủa: zein và DC được hòa tan trong nước có tính

kiềm. Sau đó, dung dịch này được nhũ tương hóa vào pha dầu chứa chất diện hoạt, tạo
thành nhũ tương nước trong dầu. Cuối cùng, một acid tan trong dầu (VD acid acetic
băng) được dùng để điều chỉnh pH của pha nội về gần trung tính (6,0), hệ zein – DC sẽ
kết tủa và tập hợp thành các hạt với kích thước khác nhau [9].
- Phương pháp nhũ tương hóa – kết tủa – gel hóa: là sự kết hợp của phương pháp
nhũ tương hóa/ kết tủa và nhũ tương hóa/ gel hóa pha nội, dùng để tạo các hạt micro
5


zein phức tạp. Ở đây, acid acetic băng có hai vai trò: một là để trung hòa pH của pha nội
nhằm kết tủa các phân tử zein, và hai là để giải phóng các ion calci giúp khởi đầu quá
trình gel hóa polyme. Do vậy, muối calci và các polyme có thể bị liên kết chéo bởi ion
calci (VD alginat hay SPI biến tính bởi nhiệt) phải được kết hợp trong công thức [8].
1.2.2.4. Phương pháp phun sấy
Quá trình phun sấy nhìn chung bao gồm 3 giai đoạn: a) phun để phân tán dung
dịch chứa zein và DC, b) sấy để bốc hơi dung môi và tạo hạt, và c) thu hạt. Sau khi phân
tán, do dung môi liên tục bay hơi khỏi các giọt, hệ zein – DC sẽ giảm dần độ tan, tạo
nhân và hình thành các hạt rắn. Kích thước và hình thái của sản phẩm có thể đạt từ hạt
cầu nano đến hạt kích cỡ micro [32].
1.2.2.5. Kỹ thuật dùng đối dung môi siêu tới hạn (Supercritical anti-solvent technique
– SAS)
Phương pháp này dựa trên cơ sở: zein và DC được hòa tan trong dung môi carbonic
siêu tới hạn ở áp suất cao trong bình khí nén, sau đó xả CO2 để giảm áp suất đột ngột,
hệ zein – DC sẽ bị kết tủa lại dưới dạng siêu mịn do CO2 bay hơi. Toàn bộ quá trình
tương tự như phun sấy, nhưng nhiệt độ thấp hơn và môi trường không có oxy của kỹ
thuật này có lợi hơn, đặc biệt với các DC không ổn định khi tiếp xúc với nhiệt độ hoặc
dễ bị oxy hóa [38].
1.2.2.6. Phương pháp kết tủa do thay đổi dung môi
Phương pháp kết tủa do thay đổi dung môi, còn gọi là phương pháp tách pha, phân
tán lỏng – lỏng, đồng tụ hay kết tủa đối dung môi, đã được sử dụng rộng rãi để tạo các

vi hạt sử dụng chất mang zein [41]. Hình 1.3 miêu tả quá trình kết tủa do thay đổi dung
môi để tạo thành vi hạt/vi nang sử dụng chất mang zein.

6


Hình 1.3. Minh họa phương pháp kết tủa do thay đổi dung môi và tóm tắt một số yếu tố ảnh
hưởng tới đặc tính hạt, hiệu suất nạp DC và khả năng giải phóng DC của vi hạt/vi nang sử
dụng chất mang zein [41]

Trong phương pháp này, zein và DC cần được hòa tan vào một dung dịch alcol.
Sau đó, dung dịch alcol chứa zein và DC được phối hợp với một lượng lớn nước khử
ion đóng vai trò là đối dung môi, đồng thời được khuấy liên tục và sau đó đem bốc hơi
loại alcol. Trong lúc phối hợp, quá trình vón cục và tạo nhân có thể xảy ra do sự quá bão
hòa của zein khi giảm nồng độ alcol. Hỗn hợp 3 pha zein, alcol và nước sau khi phối
hợp cần đạt được trong vùng kết tủa hay vùng đồng tụ của giản đồ 3 pha (cho hệ
zein/EtOH/nước, hình 1.4). Trong quá trình tự kết tập của zein, DC sẽ bị bắt vào trong
các vi hạt/ vi nang thông qua tương tác kỵ nước. Nhờ tương tác này, các thuốc kỵ nước
thường có EE cao hơn các thuốc ưa nước [41].
Việc khuấy trộn giúp alcol bay hơi và làm giảm nồng độ alcol, do vậy sự tạo nhân
zein được đẩy nhanh tốc độ. Các nhân tạo thành có thể tiếp tục lớn lên bằng cách bắt
các phân tử ít tan hoặc bằng phân tán Ostwald, một quá trình tự nhiên xảy ra bởi nhiệt
động trong đó các hạt nhỏ hòa tan và tái lắng lại thành các hạt lớn hơn [4]. Mặc dù vậy,
trong trường hợp nồng độ zein cao và tạo nhiều nhân hơn, sự lớn lên của các nhân có
thể chỉ xảy ra thông qua va chạm ngẫu nhiên của các hạt đã hình thành [4]. Thêm vào
đó, sự tạo nhân và lớn lên của nhân có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu động bề mặt trong
quá trình phối hợp. Các hạt sẽ đạt kích thước cuối cùng ở trạng thái ổn định nhiệt động
nhờ hấp phụ các ion điện hoặc các chất diện hoạt, khi nồng độ zein trong dung môi dưới
giới hạn độ tan và phân tán Ostwald bị hạn chế [41].
7



Hình 1.4. Giản đồ 3 pha zein/EtOH/nước và sự biến đổi của hệ khi phối hợp [21]

Bất kỳ yếu tố nào tác động đến các quá trình trên, như sự tái hòa tan zein, sự tạo
nhân và lớn lên của nhân đều sẽ ảnh hưởng đến các đặc tính của hạt tạo thành và từ đó
ảnh hưởng đến khả năng nạp và giải phóng DC [41] (hình 1.3).
+ Tốc độ kết tủa do thay đổi dung môi tăng, nồng độ cồn ban đầu tăng hoặc nồng
độ zein giảm giúp kích thước hạt nano nhỏ hơn. Điều này có thể được giải thích bằng
giả thuyết về sự phá vỡ các giọt phân tán, sự tạo nhân và sự lớn lên của nhân nhờ va
chạm [26], [43].
+ Tỷ lệ pha loãng: tỷ lệ pha loãng hay tỷ lệ cồn/nước lúc phối hợp sẽ quyết định
nồng độ quá bão hòa của zein và do đó là số lượng các nhân (hình 1.4). Dựa vào lý
thuyết tạo nhân cổ điển, độ quá bão hòa cao sẽ sinh ra vô cùng nhiều nhân, trong khi độ
quá bão hòa thấp sẽ sinh ra ít nhân ổn định hơn. Ít nhân hơn trong khi nồng độ zein cao
sẽ sinh ra các hạt có kích thước lớn hơn ở trạng thái cuối cùng [43].
+ Tốc độ phối hợp nước vào dung dịch alcol nước chứa zein: Tốc độ cao thường
giúp hạt có kích thước nhỏ hơn trong cùng điều kiện thí nghiệm. Nếu thêm nước chậm,
sự tạo nhân zein sẽ xảy ra dần, và zein hòa tan sẽ bị dùng một cách cạnh tranh cho quá
trình tạo nhân và lớn lên của nhân. Trong phần lớn thời gian, các hạt có thể tiếp tục tăng
kích thước do phân tán Ostwald và dẫn tới dải phân bố kích thước rộng [41].
+ Bên cạnh những yếu tố trên, pH, nhiệt độ, độ nhớt của hệ và các nguyên liệu
khác cũng ảnh hưởng đến các đặc tính của hạt bởi chúng ảnh hưởng đến sự tái hòa tan
của zein, sự tạo nhân và lớn lên của nhân. Giữ cho pH ở pha nước chỉ cao hơn điểm
đẳng điện của zein một chút có thể tạo kích thước hạt nhỏ hơn. Cho các nguyên liệu
8


khác vào công thức có thể tạo các hạt kiểu lõi – vỏ, giúp cải thiện độ ổn định liên kết và
kiểm soát giải phóng thuốc [25].

1.2.3. Các phương pháp ổn định hệ vận chuyển nano/micro zein
Độ ổn định liên kết thấp và khả năng phân tán trở lại kém sau khi ly tâm và đông
khô là hai vấn đề làm giới hạn các ứng dụng của các hệ vận chuyển zein trong lĩnh vực
dược phẩm. Khuynh hướng tự kết tập của các hệ zein khi gần pH trung tính hoặc khi độ
ion hóa cao chủ yếu là do lực đẩy tĩnh điện giảm khi gần điểm đẳng điện ở pH 6,2 của
zein và do tương tác kỵ nước tăng [30]. Dưới đây là các phương pháp để giải quyết vấn
đề này:
1.2.3.1. Điều chỉnh pH
Ly tâm và phân tán trở lại thường dùng để loại alcol dư và các chất không được
bao trong quá trình tạo hệ vận chuyển zein. Nhưng lực ly tâm lớn và thời gian dài sẽ dẫn
tới kết tụ hạt và khiến hệ phân tán trở lại kém. Do vậy, hiệu suất tạo hạt thường thấp sau
khi ly tâm. Vấn đề này có thể giải quyết bằng cách điều chỉnh pH của dung môi phân
tán. Điểm đẳng điện của zein là 6,2. Dùng một dung môi phân tán cho zein ở pH 4 – 5
có thể giảm sự kết tập do ly tâm một cách hiệu quả. Cơ chế đằng sau nó là sự proton hóa
của zein và lực đẩy mạnh sinh ra giữa các hạt. Trong điều kiện này, các hạt nano sẽ dễ
dàng phân tán dù đã ly tâm lâu ở tốc độ cao. Biện pháp này cũng phù hợp để bao các hạt
nano zein bằng cách chỉnh pH ra xa điểm đẳng điện của nguyên liệu bao. Thêm vào đó,
để pH ra xa điểm đẳng điện của zein hay các nguyên liệu bao cũng có lợi cho việc bảo
quản các vi hạt lâu dài. Tuy nhiên, khi các hệ vận chuyển trên được phân tán trở lại trong
các dung dịch có pH gần điểm đẳng điện của zein hay các nguyên liệu bao, sự kết tụ có
thể xảy ra nhanh chóng do sự giảm lực đẩy tĩnh điện. Điều này đặc biệt đúng với các hạt
nano zein nguyên chất tại pH trung tính hoặc sinh lý [13], [41].
1.2.3.2. Sử dụng chất ổn định
Nhằm tăng độ ổn định liên kết và khả năng phân tán trở lại của các hệ vận chuyển
zein, một số chất ổn định được đưa vào các công thức như lecithin/ poloxamer 188, βlactoglobulin, lysin, pectin và NaCas [3], [6], [7], [41]. Trong nghiên cứu của tác giả
Kun Hu và các cộng sự, hạt nano zein – curcumin sử dụng chất ổn định pectin có KTTP
tương đối nhỏ (khoảng 250 nm), PDI thấp (khoảng 0,24), hiệu quả nạp thuốc cao (>
86%) và giữ được độ ổn định sau khi đông khô [13]. Một nghiên cứu khác sử dụng
9



NaCas làm chất ổn định cũng tạo thành các hạt nano zein – curcumin có KTTP nhỏ (100
– 150 nm), EE cao (71,1 – 86,8%), độ ổn định cao hơn curcumin nguyên chất dưới tác
động của tia UV và trong môi trường kiềm (pH 9,0) [22]. Nguyên tắc dùng những chất
ổn định này là chúng có thể hấp thụ lên bề mặt của các hạt nano qua tương tác kỵ nước
hoặc tĩnh điện, tạo thành một màng tách biệt giữa hạt zein và dung môi. Sự tăng độ ổn
định liên kết và khả năng phân tán trở lại của các hạt zein chủ yếu là nhờ thay đổi các
đặc tính bề mặt như tăng lực đẩy tĩnh điện, tăng phân cách không gian hoặc cả hai [23].
Như đã nói ở trên, trong khi lực đẩy tĩnh điện có thể bị mất khi gần điểm đẳng điện của
nguyên liệu bao, thì sự phân tách không gian không bị ảnh hưởng rõ rệt khi thay đổi
điều kiện môi trường. Cũng cần phải nói rằng bên cạnh ưu điểm, các chất ổn định cũng
ảnh hưởng đến tính chất khác của hệ vận chuyển (VD hiệu quả bẫy thuốc EE, sự giải
phóng thuốc và nạp thuốc vào tế bào).
1.2.3.3. Sử dụng đệm và chất trợ đông khô
Đông khô cần cho việc đánh giá quá trình giải phóng thuốc của vi hạt zein và cả
việc bảo quản mẫu lâu dài. Mặc dù vậy, các hệ vận chuyển DC sử dụng chất mang zein
có thể kết tụ trong quá trình đông khô bởi tương tác kỵ nước hoặc do sự rối vật lý của
các chuỗi polyme kể cả khi có mặt chất ổn định [37]. Trong một vài trường hợp, các hạt
zein có thể bị thay đổi hình thái trong quá trình đông khô [43]. Vấn đề này có thể giải
quyết bằng cách chọn các hệ đệm và chất trợ đông phù hợp, như manitol và trehalose
[24], [25]. Chất trợ đông manitol được biết đến là có khả năng tạo cấu trúc hỗ trợ cho
các vi hạt bằng cách kết tinh trong quá trình đông chậm, trong khi trehalose có thể thay
thế các phân tử nước quanh vi hạt và giữ cấu trúc không gian nhờ nhiều liên kết hydro .
Các đệm citrate và phosphate là những đệm thông thường, nhưng đệm citrate cho thấy
hiệu quả cao hơn trong việc ngăn các hạt kết tập do khả năng liên kết chéo với nhóm
amino của acid citric và khả năng chịu sự thay đổi pH trong quá trình đông tụ [26].
1.2.4. Một số ứng dụng của các hệ vận chuyển nano/micro zein
Lợi ích của các hệ vận chuyển nano/micro zein có thể phân làm bốn nhóm sau:
1.2.4.1. Kiểm soát giải phóng
Việc kiểm soát giải phóng DC thường được ưu tiên để đạt tác dụng điều trị trong

cả đường uống lẫn đường tiêm. Các hệ vận chuyển kiểm soát giải phóng DC sử dụng
chất mang zein được bào chế dựa trên những dặc tính, tính chất sau:
10


a) zein kỵ nước;
b) zein có thể tạo liên kết chéo nhờ tác nhân hóa học;
c) zein có thể chịu được pH dạ dày;
d) các hệ liên kết zein chịu được sự tiêu hóa mạnh hơn zein .
Quá trình giải phóng thuốc là kết quả của cả công thức và các yếu tố môi trường.
Các dạng bào chế như hạt micro zein tạo liên kết chéo nhờ tác nhân hóa học
glutalraldehyd, hạt micro zein phức hợp với SPI, viên nén tạo từ hạt micro zein, hay các
hạt nano zein được bao ngoài bởi CMCS, TPGS, pectin và NaCas đã cho thấy tác dụng
kiểm soát giải phóng thuốc vô cùng đa dạng của các hệ vận chuyển DC sử dụng chất
mang zein [41].
1.2.4.2. Tăng độ ổn định
Sự tạo nang là một cách hiệu quả để bảo vệ các tác nhân hoạt động sinh học khỏi
những yếu tố ảnh hưởng trong môi trường bên ngoài. Như đã trình bày, zein kỵ nước và
giảm tính mẫn cảm với sự phân giải protein và dịch dạ dày. Do vậy, các hệ vận chuyển
zein có thể dùng để bảo vệ thuốc khỏi pH dạ dày – ruột và các enzyme tiêu hóa khi dùng
đường uống. Lợi ích này đã được chứng minh trong một số nghiên cứu. Ví dụ, nạp
catalase hay superoxid dismutase vào trong các hạt nano zein giúp bảo vệ chúng khỏi
sự phân hủy điều hòa bởi enzym và giữ được 40 – 60% hoạt tính của các protein này tại
pH 7,0, trong khi hoạt tính của các protein này chỉ còn 5 – 10% trong pH 1,3 với pepsin
[17]. Tương tự, các hạt nano/micro zein cũng bảo vệ thành công ADN, curcumin,
abamectin và dầu cá khỏi tác động của pH, enzym, ánh sáng và sự oxy hóa [41]. Các hạt
zein có vỏ bao còn cho thấy tác dụng bảo vệ tốt hơn [18]. Ngoài ra, các hệ micell như
micell PEG – zein và micell zein thủy phân cũng làm tăng độ ổn định của curcumin
thông qua bao gói và hòa tan [24].
1.2.4.3. Vận chuyển hướng đích

Vận chuyển thuốc hướng đích nhằm làm giảm độc tính và tăng hiệu quả điều trị.
Các hệ vận chuyển zein đang có tiềm năng rất lớn trong việc đạt được mục đích này.
Các hạt micro zein nạp aceclofenac được liên kết chéo với glutaraldehyd cho thấy sự
giải phóng chậm rõ rệt của thuốc (14%) sau 2 giờ, trong pH 1,2 mô phỏng dịch dạ dày,
trong khi 79% thuốc được giải phóng sau 72 giờ trong môi trường mô phỏng dịch ruột
[14]. Trong nghiên cứu khác, hạt zein nạp 5-florouracil với kích thước nhỏ hơn 150 nm
11


cho thấy khả năng hướng đích tại các tế bào nhu mô gan với tốc độ nạp vào tế bào tương
đương 2,79 sau khi tiêm tĩnh mạch chuột nhắt [16]. Các nang nano zein liên kết chéo
với acid citric lại hướng đích tại thận và có thời gian lưu dài hơn [39]. Các tính chất
phân bố in vivo của các hệ vận chuyển zein cho thấy chúng có tiềm năng trong việc vận
chuyển hướng đích tại gan và thận, hai nội tạng quan trọng của người, và từ đó chữa các
bệnh liên quan. Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm về cơ chế và các tác động lên trạng thái
bệnh lý có thể có trên động vật của các hệ này [41].
1.2.4.4. Tăng hấp thu vào tế bào và sinh khả dụng đường uống
Đến nay, sự đánh giá khả năng nạp thuốc vào tế bào và sinh khả dụng mới chỉ giới
hạn ở các hệ nano zein, đặc biệt với các hệ có cấu trúc lõi-vỏ. Có ít nghiên cứu về hạt
nano zein nguyên chất bởi khả năng phân tán trở lại kém và khuynh hướng kết tập của
các hạt. Như đã trình bày, một số nguyên liệu tạo vỏ không chỉ làm ổn định các hệ vận
chuyển zein mà còn tăng tính thấm và khả năng hấp thụ. Ví dụ, hạt nano zein bao NaCas
cho thấy sự tăng khả năng nạp thuốc vào tế bào ở cả tế bào Caco-2 và tế bào HeLa [18].
Hạt nano zein bao NaCas cũng cho thấy làm tăng dược động học của simvastatin trong
chuột cống, và làm tăng sinh khả dụng đường uống gấp 3 lần so với simvastatin giải
phóng chậm [3]. Tương tự, do tăng tính bám màng và tính thấm qua mô, sinh khả dụng
đường uống của atorvastatin cũng được cải thiện bằng cách nạp vào hạt nano zein. Các
hạt nano zein chứa atorvastatin cho thấy sinh khả dụng gấp 4 lần so với viên atorvastatin
trên thị trường [12].
1.3.


Tổng quan về curcumin

1.3.1. Nguồn gốc
Curcumin, hay diferuloylmethan, là một chất polyphenol hoạt động sinh học trong
rễ của cây Curcuma longa (nghệ) và trong các loài Curcuma spp. khác [2]. Trong tự
nhiên, curcumin là thành phần chính của curcuminoid. Curcuminoid là hỗn hợp gồm 3
thành phần trong đó curcumin chiếm khoảng 77%, demethoxycurcumin chiếm khoảng
17% và bisdemethoxycurcumin chiếm khoảng 3% [29].
1.3.2. Công thức
- Công thức phân tử: C21H20O6
- Khối lượng phân tử: 368,38
- Tên khoa học: 1,7-bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-1,6-heptadien-3,5-dion
12


- Công thức cấu tạo:

Hình 1.5. Công thức cấu tạo của curcumin [29]

1.3.3. Tính chất lý hóa
- Đặc tính lý học
+ Hình thức: bột kết tinh hoặc vô định hình màu vàng
+ Độ tan: curcumin ít tan trong nước (độ tan 11 ng/ml trong môi trường pH 5,5)
[27], tan một phần trong MeOH, tan tốt trong aceton, dimethylsulfoxyd, EtOH và
cloroform [29].
+ Nhiệt độ nóng chảy 183ºC [11].
+ Dạng thù hình: curcumin kết tinh ở ba dạng thù hình, dạng 1 tồn tại dạng cấu
trúc tinh thể đơn tà, dạng 2 và 3 tồn tại ở dạng cấu trúc tinh thể trục thoi. Về hình thái
tiểu phân, tiểu phân curcumin dạng đơn tà có hình kim, còn dạng trục thoi có hình thái

tiểu phân giống hạt gạo hoặc hình cầu. Ngoài ra, curcumin còn có thể ở dạng vô định
hình [35].
+ Dung dịch curcumin trong MeOH hấp thụ ánh sáng cực đại tại bước sóng 430
nm và dung dịch curcumin trong aceton hấp thụ ánh sáng cực đại tại bước sóng khoảng
425-420 nm [1].
- Đặc tính hóa học
+ Curcumin có tính acid, pKa của curcumin lần lượt là 7,8; 8,5 và 9,0 [27].
+ Curcumin là một hợp chất tautome tồn tại ở hai dạng enol và ceton (hình 1.6).
Sự chuyển dạng phụ thuộc vào pH. Dạng bis-ceto tồn tại chủ yếu trong môi trường acid
và trung tính, còn dạng enol chiếm ưu thế trong môi trường kiềm [29].

Hình 1.6. Dạng hỗ biến ceto-enol của curcumin

+ Dung dịch curcumin có màu vàng tại pH 2,5 – 7 và màu đỏ ở pH > 7 [11].
13


1.3.4. Độ ổn định
Tại pH kiềm, curcumin kém ổn định. Trong môi trường acid, sự phân hủy của
curcumin chậm hơn, khoảng dưới 20% curcumin phân hủy trong 1 giờ [29].
Khi tiếp xúc với ánh sáng, curcumin bị phân hủy và thoái hóa thành anilin, acid
vanillic, aldehyde ferulic và acid ferulic [29].
1.3.5. Định tính và định lượng
Theo chuyên luận “Curcuminoids” của Dược điển Mỹ USP 39, để định tính, có
thể dựa vào vị trí và màu sắc của các vết curcumin, demethoxycurcumin và
bisdemethoxycurcumin so với chuẩn trong phương pháp sắc ký lớp mỏng hoặc căn cứ
vào vị trí của các pic sắc ký trong phương pháp HPLC. Hàm lượng các thành phần
curcumin, demethoxycurcumin và bisdemethoxycurcumin trong nguyên liệu
curcuminoid và trong chế phẩm bào chế chứa curcuminoid có thể định lượng bằng
phương pháp HPLC [34].

Riêng đối với curcumin, hàm lượng curcumin trong các chế phẩm bào chế và trong
môi trường thử độ hòa tan có thể định lượng bằng phương pháp quang phổ hấp thụ UVVis hoặc HPLC [28].
1.3.6. Tác dụng dược lý
Curcumin đã cho thấy lợi ích trong việc điều trị các tình trạng viêm , hội chứng
chuyển hóa, làm giảm đau, kiểm soát các tình trạng suy và viêm mắt [20]. Curcumin
cũng đã được chứng minh là có lợi cho thận [36]. Ngoài ra, curcumin còn có tác dụng
tiềm năng với hầu hết các bệnh mạn tính bao gồm cả ung thư, thần kinh, tim mạch, bệnh
phổi [5].
1.3.7. Sinh khả dụng
Curcumin có SKD đường uống thấp, và là nguyên nhân chính dẫn đến việc bị hấp
thu kém, bị chuyển hóa và đào thải nhanh. Trong nghiên cứu trên chuột nhắt trắng của
Yang và các cộng sự, nồng độ tối đa curcumin trong huyết tương chuột cống sau khi
uống liều 500 mg/kg là 0,06 ± 0,01 μg/ml, chứng tỏ SKD đường uống chỉ khoảng 1%
[40].
Sau hấp thu, curcumin bị chuyển hóa qua gan (chuyển hóa lần đầu). Sau đó,
curcumin bị thải trừ nhanh ở dạng liên hợp với glucuronid và sulfat. Khoảng 60 – 70%
curcumin dùng đường uống được thải trừ qua phân [29].
14


Như vậy, hấp thu curcumin từ ruột kém có thể do độ tan thấp, tốc độ hòa tan chậm
nên hoạt chất không tan hoàn toàn. Ngoài ra, curcumin còn bị phân hủy trong môi trường
sinh lý của hệ thống dạ dày – ruột, tốc độ chuyển hóa và thải trừ nhanh. SKD của
curcumin thấp, dẫn đến việc sử dụng trong điều trị bị hạn chế [1].
Một trong những biện pháp cải thiện SKD đường uống của curcumin đang được
tập trung nghiên cứu hiện nay là tạo các hệ nano chứa curcumin sử dụng chất mang
polyme thân thiện sinh học. Trong đó, zein – một protein giàu prolin và có ái lực mạnh
với curcumin – đã được sử dụng để bào chế hệ nano vận chuyển thuốc nhằm tăng sinh
khả dụng và bảo vệ curcumin khỏi sự phân hủy ở đường tiêu hóa [22]. Với những đặc
tính hóa lý đặc biệt của zein, quá trình tạo các hạt nano zein chứa curcumin được tiến

hành đơn giản, với hiệu suất cao và KTTP nhỏ. Hệ nano zein – curcumin đã cải thiện
độ ổn định, tăng SKD của curcumin và có tiềm năng ứng dụng trong các dạng bào chế
[7], [13], [22].
Mặc dù có nhiều ưu điểm như trên nhưng khả năng ứng dụng của hệ nano zein –
curcumin vào dạng thuốc dùng đường uống vẫn còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, hệ tiểu
phân nano/micro zein có độ ổn định không cao và dễ bị kết tụ ở pH trung tính hoặc gần
điểm đẳng điện của zein. Thứ hai, quá trình đông khô thường làm hệ tiểu phân
nano/micro zein bị kết tụ và không thể phân tán trở lại vào nước, trừ phi trong công thức
sử dụng chất diện hoạt thân nước. Thứ ba, một số phương pháp bào chế hệ tiểu phân
nano/micro zein yêu cầu các quy trình và thiết bị phức tạp như thiết bị đồng nhất hóa
tốc độ cao hay thiết bị phun sấy áp suất cao, dẫn tới khó nâng quy mô sản xuất. Nhằm
khắc phục những hạn chế trên, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để tạo ra những hệ
nano/micro zein ổn định, đồng nhất hơn, có khả năng tái phân tán tốt sau khi đông khô
và sử dụng kỹ thuật bào chế đơn giản. Một trong những giải pháp hiệu quả là sử dụng
các các polyme sinh học khác để ổn định cấu trúc của hệ nano zein như NaCas và pectin
[7].
Trong phạm vi của khóa luận tốt nghiệp này, đề tài sẽ nghiên cứu bào chế và đánh
giá một số đặc tính của hệ nano zein – curcumin sử dụng NaCas hoặc pectin để làm tăng
độ ổn định. Phương pháp kết tủa nhờ thay đổi dung môi được lựa chọn do kỹ thuật đơn
giản và hiệu quả cao.

15


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Nguyên vật liệu, thiết bị

2.1.1. Nguyên vật liệu

Bảng 2.1. Nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm

STT

Tên nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

Ấn Độ

Nhà sản xuất

Sigma – Aldrich

Nhà sản xuất

FrieslandCampina DMV

Nhà sản xuất

1

Curcumin

2

Zein


3

Natri caseinat

4

Pectin

CP Kelco

Nhà sản xuất

5

EtOH

Trung Quốc

Nhà sản xuất

6

MeOH

Trung Quốc

Nhà sản xuất

7


Tween 80

Trung Quốc

Nhà sản xuất

8

Kali dihydrophosphat

Trung Quốc

Nhà sản xuất

9

Acid phosphoric

Trung Quốc

Nhà sản xuất

10

Nước tinh khiết

Việt Nam

DĐVN V


2.1.2. Thiết bị nghiên cứu
Bảng 2.2. Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu

Thiết bị

Nước sản xuất

Địa điểm nghiên cứu

Anh

Trường ĐH Dược Hà Nội

Nhật Bản

Trường ĐH Dược Hà Nội

Nhật Bản

Viện Công nghệ Dược

Máy đo kích thước tiểu phân và xác
định phân bố kích thước tiểu phân
Zetasizer Nano ZS90 – Malvern
Máy đo quang phổ UV-Vis U-5100
Spectrophotometer – Hitachi
Máy quang phổ hồng ngoại biến đổi
Fourier FT/IR-6700 – Jasco

phẩm Quốc gia


Máy đo pH FE20-KIT – Mettler Toledo

Đức

Trường ĐH Dược Hà Nội

Thiết bị quét phổ nhiễu xạ tia X D8

Đức

Khoa Hóa học – Trường

Advance – Bruker AXS

ĐH Khoa học tự nhiên

Máy khuấy từ RH basic 1 – IKA

Đức

16

Trường ĐH Dược Hà Nội


Máy cất quay chân không R-210 –

Thụy Sỹ


Trường ĐH Dược Hà Nội

Đức

Trường ĐH Dược Hà Nội

Hàn Quốc

Trường ĐH Dược Hà Nội

Mỹ

Viện Công nghệ Dược

BÜCHI Labortechnik AG
Máy ly tâm Z200A – Hermle
Máy siêu âm Ultrasonic Cleaner Set
WUC-A22H – Daihan
Tủ lạnh sâu Unicryo

phẩm Quốc gia
Máy đông khô Alpha 1-2 Ldplus –

Đức

Viện Công nghệ Dược

Martin Christ

phẩm Quốc gia


Bể lắc điều nhiệt Wisebath WSB-30 –

Hàn Quốc

Trường ĐH Dược Hà Nội

Daihan
Trường ĐH Dược Hà Nội

Cân phân tích, tủ sấy, tủ lạnh, cân kỹ
thuật và các thiết bị bào chế, kiểm
nghiệm khác

2.2.

Nội dung nghiên cứu

- Xây dựng được công thức bào chế hệ nano zein – curcumin bằng phương pháp kết
tủa do thay đổi dung môi.
- Đánh giá một số đặc tính của hệ nano zein – curcumin như kích thước tiểu phân
trung bình, khoảng phân bố kích thước tiểu phân, khả năng giải phóng in vitro và tương
tác giữa các thành phần.
2.3.

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thẩm định phương pháp định lượng curcumin bằng quang phổ hấp thụ UVVis
 Trong môi trường MeOH:
► Quét phổ hấp thụ của curcumin trong môi trường MeOH:

Chuẩn bị dung dịch mẫu chuẩn: Cân chính xác khoảng 0,01 g curcumin hòa tan
trong 30 ml MeOH, chuyển vào bình định mức 100 ml. Sau đó thêm MeOH tới vạch,
lắc kỹ, thu được dung dịch chuẩn gốc nồng độ 100 µg/ml. Pha loãng dung dịch chuẩn
gốc 20 lần bằng MeOH được dung dịch chuẩn nồng độ 5 µg/ml.
Tiến hành quét phổ dung dịch chuẩn 5 µg/ml trong khoảng bước sóng từ 260 – 600
nm để xác định bước sóng hấp thụ cực đại của curcumin. Mẫu trắng là MeOH.
17


×