Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi qua dạy trẻ kể chuyện tại trường mầm non chiềng sinh, thành phố sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 89 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ
5 - 6 TUỔI QUA DẠY TRẺ KỂ CHUYỆN TẠI TRƢỜNG MẦM NON
CHIỀNG SINH, THÀNH PHỐ SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục

Sơn La, tháng 5 năm 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ
5 - 6 TUỔI QUA DẠY TRẺ KỂ CHUYỆN TẠI TRƢỜNG MẦM NON
CHIỀNG SINH, THÀNH PHỐ SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học giáo dục

Sinh viên thực hiện: Trần Thu Uyên

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Kinh


Lê Thị Thương

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Kinh

Lê Thị Hương

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Kinh

Tao Thị Tâm

Giới tính: Nữ

Dân tộc: Thái

Lớp: K56 ĐHGD Mầm non

Khoa: Tiểu học – Mầm non

Năm thứ 3/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: ĐHGD Mầm non
Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Trần Thu Uyên
Người hướng dẫn: TS. Trần Thị Thanh Hồng

Sơn La, tháng 5 năm 2018



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài, chúng em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu; Ban
chủ nhiệm khoa Tiểu học - Mầm non trường Đại học Tây Bắc. Chúng em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn TS. Trần Thị Thanh Hồng đã hết lòng chỉ
bảo, giúp đỡ chúng em thực hiện đề tài này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo Trường mầm
non Chiềng Sinh, Thành phố Sơn La đã giúp đỡ chúng em trong quá trình thể nghiệm
tại trường.
Chúng tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, khích lệ tạo động
lực để chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Sơn La, tháng 5 năm 2018
Nhóm sinh viên:
Trần Thu Uyên
Tao Thị Tâm
Lê Thị Thƣơng
Lê Thị Hƣơng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
G

: Giỏi

K

: Khá

TB

: Trung bình


Y

: Yếu

ĐC

: Đối chứng

TN

: Thực nghiệm

SL

: Số lượng

TC

: Tiêu chí

ĐHSP

: Đại học sư phạm

CĐSP

: Cao đẳng sư phạm

TCSP


: Trung cấp sư phạm


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................................4
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................5
5. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................5
6. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................5
7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................5
8. Đóng góp đề tài............................................................................................................6
9. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................7
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................................7
1.1.1. Cơ sở tâm lí học .....................................................................................................7
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học và văn học ..........................................................................10
1.1.3. Đặc điểm truyện trong chương trình giáo dục mầm non .....................................15
1.1.4. Đặc điểm tiếp nhận truyện của trẻ 5-6 tuổi .........................................................17
1.1.5. Vai trò của truyện với việc giáo dục toàn diện ở trẻ 5 – 6 tuổi ...........................18
1.1.6. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ 5-6 tuổi ........................................22
1.1.7. Quan điểm giáo dục cơ bản ở trường mầm non hiện nay ...................................23
1.1.8. Các phương pháp giáo dục ở trường mầm non ...................................................25
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................27
1.2.1. Khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi qua dạy trẻ kể
chuyện tại Trường Mầm non Chiềng Sinh, thành phố Sơn La ......................................27
1.2.2. Kết quả khảo sát thực tiễn ...................................................................................28
1.2.3. Đánh giá chung ....................................................................................................33

Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................33
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN .........................................35
2.1. Những yêu cầu khi đề xuất biện pháp ....................................................................35
2.1.1. Lựa chọn truyện ...................................................................................................35
2.2.2. Lựa chọn các phương tiện, thiết bị, đồ dùng trực quan trong giờ kể chuyện .............36


2.2. Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua dạy trẻ kể chuyện ......38
2.2.1. Biện pháp cô kể chuyện diễn cảm cho trẻ nghe và dạy trẻ thuộc truyện ............38
2.2.2. Sử dụng phương pháp đàm thoại khi dạy trẻ kể chuyện .....................................40
2.2.3. Biện pháp dạy trẻ tự kể lại truyện .......................................................................42
2.2.4. Biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo tranh ..............................................................43
2.2.5. Biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo đồ chơi ..........................................................46
2.2.6. Biện pháp cho trẻ kể chuyện sáng tạo .................................................................49
2.2.7. Biện pháp sử dụng trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học............................51
2.2.8. Sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy trẻ kểchuyện..........................55
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................57
CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THỂ NGHIỆM SƢ PHẠM ......................................58
3.1. Thử nghiệm một số phương pháp đã đề xuất .........................................................58
3.1.1. Mục đích thể nghiệm ...........................................................................................58
3.1.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm thể nghiệm ......................................................58
3.1.3. Chuẩn bị cho thể nghiệm .....................................................................................58
3.1.4. Tổ chức thể nghiệm .............................................................................................58
3.1.5. Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ (5 – 6
tuổi) thông qua giờ kể chuyện .......................................................................................59
3.2. Phân tích kết quả thể nghiệm..................................................................................60
3.2.1 Kết quả trước thể nghiệm .....................................................................................60
3.2.2. Kết quả sau thể nghiệm .......................................................................................63
Tiểu kết chương 3 ..........................................................................................................65
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................67

1. Kết luận…………………………………………………………………………….67
2. Khuyến nghị ..............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Bảng khảo sát về thực trạng giáo viên sử dụng biện pháp kể chuyện cho trẻ
5-6 tuổi ...........................................................................................................................29
Bảng 1.2. Khảo sát về nhận thức của giáo viên về việc phát triển ngôn ngữ thông qua
kể chuyện tại trường Mầm non Chiềng Sinh, thành phố Sơn La ..................................30
Bảng 1.3. Khảo sát về khả học kể chuyện của trẻ .........................................................32
Bảng 3.1. Xác định tiêu chí đánh giá việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ .........59
Bảng 3.2. Kết quả thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Mẫu giáo
(5 - 6 tuổi) theo các tiêu chí đánh giá của trẻ trường Mầm non Chiềng Sinh - thành phố
Sơn La (Lớp lớn B – C) .................................................................................................60
Bảng 3.3. So sánh mức độ phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ Mầm non (5-6 tuổi)
thông qua dạy kể chuyện tại trường Mầm non Chiềng Sinh - thành phố Sơn La. ( Hai
nhóm thực nghiệm và đối chứng ) ................................................................................62
Bảng 3.4. Tổng điểm và phân loại phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ Mẫu giáo (5 6 tuổi) theo các tiêu chí đánh giá của trẻ trường Mầm non Chiềng Sinh - thành phố
Sơn La ( nhóm lớp 5 tuổi A-B ). ...................................................................................63
Bảng 3.5. Khả năng thực hiện các tiêu chí đánh giá sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. ..............................................................................................65
Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả thể nghiệm ......................................................................62



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong hệ thống các bậc học, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, đặt nền

móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ của trẻ. Những năm đầu
đời có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cũng
như năng lực của trẻ, bởi bốn yếu tố quyết định sự phát triển của trẻ đều có nền tảng là
từ những năm đầu đời (khoảng từ 0 đến 6 tuổi). Kể từ khi sinh ra cho đến hết bậc học
mầm non, trẻ phải trải qua rất nhiều cuộc khủng hoảng về tâm lý và sau mỗi cuộc
khủng hoảng đó, trẻ lại trưởng thành hơn, cứng cáp hơn trong cả trí tuệ và nhân cách.
Bởi vậy, việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt ở giai đoạn những năm đầu đời
này sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.
Giáo dục học mầm non sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế,
khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiểu
học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào chương trình giáo dục phổ thông.
1.2. Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, trao đổi với nhau
những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng rồi có thể cùng nhau hành động vì lợi ích chung.
Không có ngôn ngữ thì không thể giao tiếp thậm chí là không thể phát triển được nhất
là đối với trẻ mầm non – những sinh thể yếu ớt cần được chăm sóc, bảo vệ của người
lớn. Trong 2-3 năm đầu đời, khi trẻ chưa thể phát triển được ngôn ngữ nói thì tiếng
khóc và nụ cười như là một ngôn ngữ để trẻ giao tiếp với người lớn; mỗi khi vui hay
thích thú trẻ sẽ cười, khi đói, khi đau, mệt hay cảm thấy bất an, không an toàn thì trẻ sẽ
khóc chứ không thể nói với người khác là “Mẹ ơi, con đói”. Khi trẻ lớn lên, trẻ đã biết
nói thì việc sử dụng ngôn ngữ của trẻ là để bày tỏ nguyện vọng, sự hiểu biết của mình.
Như vậy, ngôn ngữ chính là một công cụ hữu hiệu để trẻ trở thành một thành viên của
xã hội: ngôn ngữ giúp cho trẻ có thể bày tỏ ý kiến, tâm tư tình cảm, nguyện vọng của
mình để qua đó người lớn có thể chăm sóc, giáo dục trẻ từ đó hình thành nên nhân
cách cho trẻ.
Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh. Bởi vì, sự
phát triển trí tuệ ở trẻ chỉ diễn ra khi trẻ lĩnh hội được những tri thức về sự vật, hiện
tượng xung quanh. Bên cạnh đó, ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Ngôn ngữ là kết quả của tư duy cố định hay nói cách khác ngôn ngữ chính là sự
hiện hữu của tư duy. Khi lớn nhận thức của trẻ phát triển, nhu cầu khám phá về bản


1


thân và môi trường xung quanh của trẻ ngày càng được tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu
đó, không có cách nào khác là thông qua lời kể của người lớn, thông qua các tác phẩm
văn học,...
Khi đã hình thành cho mình một vốn ngôn ngữ nhất định, trẻ sử dụng ngôn ngữ
như một phương tiện để biểu hiện nhận thức của bản thân mình. Biểu hiện bằng ngôn
ngữ giúp cho nhận thức của trẻ được sâu hơn, tạo cho trẻ sống trong môi trường có
hoạt động giao tiếp, trên cơ sở đó tạo ra nhiều suy nghĩ, sáng tạo mới. Như vậy ngôn
ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ.
Phát triển hoàn thiện dần ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi mầm non có ý nghĩa to lớn
trong việc phát triển tình cảm đạo đức. Ở lứa tuổi mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 5-6
tuổi, trẻ đã biết và lĩnh hội được những khái niệm, những quy tắc, những chuẩn mực
đạo đức xã hội. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ có thể thể hiện đầy đủ những nhu cầu, nguyện
vọng, tình cảm của mình. Cũng nhờ có ngôn ngữ mà các nhà giáo dục, bậc cha mẹ có
điều kiện để hiểu con em mình hơn để từ đó có thể uốn nắn, giáo dục và xây dựng cho
các em những tình cảm, hành vi đao đức trong sáng nhất.
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong quá trình tác động có mục đích, có hệ
thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng cái đẹp trong cuộc
sống. Qua đó, giáo dục trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp.
Trong cuộc sống hàng ngày, khi giao tiếp với người lớn, trẻ nhận thức được cái
đẹp ở thế giới xung quanh, qua sự giáo dục của các nhà giáo dục cùng phụ huynh sẽ
hình thành cho trẻ thái độ tôn trọng cái đẹp và tạo ra cái đẹp. Đặc biệt là khi tiếp xúc
với những môn học nghệ thuật như: âm nhạc, múa, tạo hình, nghe, đọc, kể chuyện trẻ
có thể cảm nhận được những cái đẹp tuyệt vời qua đường nét, âm thanh, sắc thái của
nghệ thuật. Qua đó giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về giá trị thẩm mỹ, tâm hồn trẻ sẽ nhạy
cảm hơn với cái đẹp. Và khi cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, trẻ có thể tìm
thấy những hình tượng, nhân vật điển hình, mỗi nhân vật mang một sắc thái riêng, từ
đó trẻ biết mình nên sống thế nào.

1.3. Đối với lứa tuổi 5-6 tuổi, khi vốn từ ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh
hơn thì nhu cầu giao tiếp của trẻ càng được tăng cao. Việc hoạt động với ngôn ngữ của
trẻ ngày càng tăng. Chính vì thế, việc tiếp cận các câu chuyện trong giai đoạn này đối
với trẻ như là để thỏa mãn nhu cần bổ sung thêm vốn từ ngôn ngữ.

2


Mặt khác, giai đoạn 5-6 tuổi là giai đoạn nhạy cảm của việc hình thành xúc cảm
của trẻ. Khi tiếp xúc với các câu chuyện, đặc biệt là với truyện cổ tích, trẻ như được
sống trong thế giới của các nhân vật trong chuyện. Từng câu chuyện với từng tính cách
nhân vật khác nhau, nhờ có sự giáo dục của các nhà giáo dục và phụ huynh, thông qua
các câu chuyện đó mà trẻ biết yêu thương, biết cảm thông với các nhân vật tốt bụng,
các nhân vật có số phận nghèo khổ, biết tỏ thái độ ghét với những nhân vật độc ác.
Nhờ có các câu chuyện mà trẻ được thể hiện tâm tư, tình cảm của mình đối với các
nhân vật, trẻ được thể hiện ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng ghi nhớ của mình qua việc kể
lại câu chuyện đã được nghe, trẻ được hòa mình vào câu chuyện để thể hiện tính cách
nhân vật thông qua phân vai đóng kịch. Bởi vậy, khi được tiếp xúc với các câu chuyện
kể, trẻ thường rất hăng say và hào hứng.
1.4. Hiện nay, hầu hết các trường mầm non đều đã áp dụng các phương tiện hiện
đại vào trong việc dạy học kể chuyện cho học sinh như máy chiếu, loa đài, kết hợp với
kể chuyện là những bài hát vui tươi để tạo hứng thú trước khi đi vào câu chuyện. Tuy
nhiên, việc dạy học kể chuyện ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non
Chiềng Sinh, thành phố Sơn La nói riêng vẫn chưa thể nào đổi mới được phương pháp
dạy học kể chuyện và việc sử dụng các phương tiện hiện đại vẫn chưa triệt để để thông
qua các câu chuyện đó có thể phát triển thêm được các kỹ năng thuộc các lĩnh vực
khác như nhận thức, tình cảm – kỹ năng xã hội và đặc biệt là kỹ năng phát triển ngôn
ngữ cho trẻ.
1.5. Ngành giáo dục học mầm non hiện nay áp dụng với nguyên tắc “lấy trẻ làm
trung tâm” với mục tiêu “học mà chơi, chơi mà học”. Và dĩ nhiên việc học tập ở mẫu

giáo lớn vẫn là "Học mà chơi, chơi mà học". Học theo nghĩa là chơi theo một trình tự
hành động gần giống như học, bởi lẽ việc thiết kế "Học mà chơi" thể hiện nội dung
học vừa nhẹ nhàng, vừa hấp dẫn trẻ, đối tượng của "tiết học" là những kiến thức rất cụ
thể, trực quan sinh động và mọi hoạt động của trẻ diễn ra đều là do trẻ tự khám phá, tự
tìm tòi, tự cảm nhận. Qua đó, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn cũng được
các nhà giáo dục áp dụng mục tiêu “vừa học vừa chơi” vào bài giảng để trẻ có thể lôi
cuốn, hấp dẫn và lôi cuốn sự tập trung của trẻ hơn.
Với những lý do trên, nhóm đề tài chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Biện pháp phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi qua dạy trẻ kể chuyện tại trường Mầm non
Chiềng Sinh, thành phố Sơn La” làm đối tượng ngiên cứu.

3


2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về phương pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu khác nhau, thực hiện đề tài này, chúng tôi quan tâm tới các công
trình nghiên cứu sau:
“Sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua chuyện kể” - của tác
giả Hồ Lam Hồng đề cập đến ảnh hưởng của các biện pháp kẻ chuyện khác nhau đến các
hoạt động ngôn ngữ cũng như các đặc điểm tâm lý của trẻ. Tác giả đã nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc đưa kể chuyện và sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
“Các biện pháp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi”- Nguyễn Thị Oanh
cho rằng kể chuyện như một biện pháp triển ngôn ngữ như một biện pháp hữu hiệu đối
với trẻ em trước tuổi học nói chung và trẻ em từ 5-6 tuổi nói riêng .
“Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn kể chuyện và sinh hoạt nhằm phát triển
lời nói mạch lạc” - của tác giả Hoàng Thị Thu Hương đề cập đến vấn đề phát triển
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện và sinh hoạt và bà cũng đưa
ra một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi kể chuyện giúp phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ
ở độ tuổi này.

Ngoài ra còn rất nhiều các công trình nghiên cứ khác như: “Biện pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể lại chuyện thần thoại một
cách sáng tạo ở trường mầm non Hạ Long” của Vũ Thị Lan - khóa luận tốt nghiệp 2005.
“Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể
chuyện sáng tạo” - của tác giả Hoàng Thị Hồng Mát...
Các công trình nghiên cứu trên tập chung vào việc tìm hiểu về tâm lý của trẻ mẫu
giáo, phát triển ngôn ngữ của trẻ dưới tuổi đến trường phổ thông, tư duy và ngôn ngữ...
hay cũng đã quan tâm đến một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề nhằm phát
triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi,… Ngoài việc khẳng định tính cấp thiết và
tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong giáo dục trẻ mầm non các tác
giả cũng đưa ra một số nội dung nhiệm vụ, biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
mẫu giáo. Riêng vấn đề đưa ra các biện pháp cụ thể về phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho
trẻ qua dạy trẻ kể chuyện tại trường Mầm non Chiềng Sinh, thành phố Sơn La thì vẫn
là vấn đề mới mẻ, chưa có công trình nào nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu trên là cơ sở lí luận quan trọng, làm cơ sở khoa học,
để chúng tôi thực hiện đề tài này.

4


3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và cơ sở thực tiễn phát triển lời nói cho trẻ, đề tài nhằm
đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua dạy trẻ
kể chuyện tại Trường Mầm non Chiềng Sinh, thành phố Sơn La.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số cơ sở và lí luận thực tiễn có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu.
- Xây dựng một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi về kể chuyện sáng tạo
nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Tổ chức thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của các biện pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn qua kể chuyện sáng tạo mà đề tài nghiên cứu.

- Xử lí kết quả đã nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Địa bàn nghiên cứu
Vì thời gian điều kiện có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiểu và thực
nghiệm tại trường Mầm non:
Trường mầm non Chiềng Sinh, thành phố Sơn La.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Nhóm trẻ (5 - 6 tuổi) của trường Mầm non Chiềng Sinh, thành phố Sơn La.
Giáo viên trường Mầm non Chiềng Sinh, thành phố Sơn La.
5.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Tìm hiểu một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông

qua dạy trẻ kể chuyện tại Trường Mầm non Chiềng Sinh, thành phố Sơn La.
6. Giả thuyết khoa học
Chúng tôi giả định: việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non ở độ tuổi 5-6 hiện
nay chưa được đồng đều nhất là sự mạch lạc về ngôn ngữ cho trẻ. Vì vậy nếu áp dụng
một số biện pháp phát triển ngôn ngữ nhất là sự mạch lạc để trẻ tăng vốn từ và phát âm
một cách chuẩn nhất, điều đó giúp ích cho trẻ phát triển nhận thức và ngôn ngữ một
cách tốt nhất, dễ dàng hơn ở các cấp học về sau.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận : Thu thập và phân tích tư liệu, sác báo, tạp
chí, internet,… có liên quan đế vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở cho đề tài.

5


- Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép việc sự dụng các biện pháp phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) thông qua giờ kể chuyện.
- Phương pháp thống kê toán học: Xử lí số liệu thu được.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

8. Đóng góp đề tài
Đề xuất được tám phương pháp giúp trẻ mẫu giáo phát triển ngôn ngữ mạch lạc
qua hoạt động kể chuyện.
Hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc
cho trẻ mẫu giáo (5 - 6 tuổi) thông qua hoạt động kể chuyện.
Sự thành công của đề tài sẽ bổ sung cho phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch
lạc cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm
non cho sinh viên khoa Tiểu học – Mầm non trường Đai học Tây Bắc nói riêng và
những độc giả quan tâm đến vấn đề này nói chung.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi qua hoạt
động dạy trẻ kể chuyện
Chương 3: Thiết kế thực nghiệm

6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở tâm lí học
1.1.1.1. Đặc điểm tư duy - nhận thức
Ở trẻ ở độ tuổi mầm non có đặc điểm chung là ngây thơ, cơ bản mọi hành động
vẫn là vô thức, chủ quan một cách hồn nhiên, không giống như người lớn. Từ lúc lọt
lòng cho đến 6 tuổi là một quãng đời có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát
triển chung của trẻ em. Độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ em lứa tuổi
“mầm non”- tức là lứa tuổi trước khi đến trường phổ thông.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ham học hỏi, thích tìm tòi, khám phá, và tìm hiểu về thế
giới xung quanh. Chúng thực sự là những chủ thể với những năng lực riêng, có khả

năng tư duy, sáng tạo và giao tiếp với mọi người. Chúng có kỹ năng nghe, hiểu lời nói
của người khác và nói cho người khác hiểu. Trẻ 5-6 tuổi chủ động, độc lập, sáng kiến,
biết tự tìm kiếm các phương thức giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, tự kiểm tra, kết quả
trong hoạt động học và chơi. Trẻ 5-6 tuổi tập trung chú ý và nỗ lực, cố gắng giải quyết
và hoàn thành nhiệm vụ đặt ra cho hoạt động của chúng.
Tư duy trực quan hình tượng với tư duy trực quan sơ đồ và những yếu tố của
kiểu tư duy logic đều liên hệ mật thiết với ngôn ngữ.
Trẻ mầm non có tư duy chưa logic hay nói cách khác là sự hỗn loạn trong suy
nghĩ, lúc thế này lúc thế khác. Trẻ hứng thú với những hình ảnh sinh động, những trò
chơi, giai điệu vui nhộn.Vì vậy, tư duy trực quan hình tượng thật sự gây hứng thú với
trẻ giúp trẻ thích thú và tập trung hơn phát triển nhận thức một cách dễ dàng và không
có sự ép buộc. Trong quá trình phải tư duy trực quan, trẻ giao tiếp cùng bạn bè, cô giáo.
Điều đó giúp trẻ bộc phát sự nhanh nhạy trong ngôn ngữ, giúp ích khá nhiều trong học tập
cũng như cuộc sống xung quanh trẻ. Vì thế tư duy sơ đồ và logic có quan hệ mật thiết với
ngôn ngữ.
Ở độ tuổi này trẻ đã biết tương đối nhiều về bản thân, biết điều khiển những cảm
xúc và hành vi, điều đó tạo điệu kiện cho sự chủ động của hành vi. Ở mẫu giáo lớn, ý
thức bản ngã của trẻ được xác định, trẻ đã có khả năng so sánh mình với người
khác.Trẻ đã hiểu được giới tính của mình và biết thể hiện thế nào cho phù hợp với giới
tính.Trẻ đã có thể lĩnh hội các khái niệm sơ đẳng và có các lập luận, kết luận chính xác
khi được dạy dỗ.

7


Nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn đã tập trung và bền vững hơn. Trẻ đã có khả
năng tổng hợp và khái quát hóa đơn giản những dấu hiệu tiêu biểu bên ngoài. Trẻ biết
so sánh đặc diểm giống và khác nhau của một vài đối tượng, biết phân nhóm các đối
tượng theo một hay một vài điều rõ nét.
1.1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ

Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng, trẻ rất nhạy cảm
với nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy các giáo viên cũng như các bậc cha mẹ phải hiểu đặc thù
ngôn ngữ của trẻ để trẻ phát triển tốt nhất và là hành trang để trẻ bước vào phổ thông.
Trẻ càng lớn thì vốn từ càng tăng nhanh, lên 5 tuổi số lượng vốn từ là 2000 từ và
sau khi được 6 tuổi vốn từ của trẻ lên đến 3000 từ. Sự linh hoạt và phong phú trong
ngôn ngữ của trẻ không chỉ phụ thuộc vào tuổi, mà nó phụ thuộc rất lớn vào môi
trường xung quanh trẻ, nó bao gồm cả môi trường lớp học, môi trường gia đình và môi
trường văn hóa xã hội ở địa phương nơi mà trẻ sinh sống.
Trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ: Trong những phong cách ngôn ngữ (phong
cách chính trị - xã hội, phong cách hành chính, phong cách khoa học, phong cách nghệ
thuật, phong cách sinh hoạt...) thì trẻ mẫu giáo lớn chủ yếu là nắm vững phong cách
sinh hoạt và ở một mức độ nào đó là phong cách nghệ thuật. Nói chung trẻ đã phát âm
tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ, trẻ vẫn còn phát âm sai những âm thanh khó, những từ có
2-3 âm tiết như: lựu, lịu, hươu, hiu, mướp, mớp, chim, chíp, rắn... tuy nhiên lỗi sai đã
ít hơn. Trẻ biết đọc diễn cảm, biết dùng điệu bộ bổ sung cho ngôn ngữ nói.
Phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp: Vốn từ của trẻ tăng nhanh khoảng từ
1300-2000 từ. Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: Cao/thấp,
dài/ngắn, rộng/hẹp; các từ chỉ tốc độ như: (nhanh - chậm) các từ chỉ màu sắc: Đỏ,
vàng, trắng, đen; ngoài ra các từ có khái niệm tương đối như: hôm qua, hôm nay, ngày
mai trẻ dùng chưa chính xác. Một số trẻ biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: Xám,
xanh lá cây, tím, da cam; 100% trẻ biết sử dụng các từ cao thấp, dài, ngắn, rộng, hẹp;
55% số trẻ đếm được 1-10, tuy nhiên trẻ sử dụng một số từ còn chưa chính xác. Về
ngôn ngữ giải thích, trẻ có nhu cầu nhận sự giải thích và hứng thú khi giải thích với
các bạn. Ngôn ngữ tình huống (hoàn cảnh) do giao tiếp với người xung quanh bằng
những thông tin mà trẻ trực tiếp tri giác được trong khung cảnh.
Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc: Danh từ và động từ trẻ vẫn chiếm ưu thế, tính
từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn, nên câu nói của trẻ thường ngắn gọn,

8



rõ ràng. Kiểu ngôn ngữ mạch lạc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành
những mối quan hệ qua lại trong nhóm trẻ và với những người xung quanh, đặc biệt là
đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngôn ngữ của trẻ chuyển sang giai đoạn này đã có
ngữ cảnh rõ ràng khúc triết và ngôn ngữ giải thích.
1.1.1.3. Khả năng chú ý và ghi nhớ của trẻ
* Chú ý:
Chú ý có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống của con người không chỉ
người lớn mà đối với trẻ thì sự tập trung chú ý là một sự cần thiết. Nếu ở trẻ mẫu giáo
bé,việc tập trung chú ý của trẻ hay bị phân tán bởi những yếu tố bên ngoài tác động thì
sang đến độ tuổi mẫu giáo lớn sự tâp trung của trẻ vào một sự vật, hiện tượng nào đó
đã có, trẻ có xu hướng khám phá những điều trẻ tập trung.
Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi thì chú ý được hình thành ở loại là chú ý có
chủ định và chú ý không chủ định. Chú ý có chủ định hình thành nhờ việc người lớn
lôi cuốn trẻ vào những dạng hoạt động mới, đồng thời dùng những phương tiện nhất
định để hướng dẫn và tổ chức chú ý của trẻ. Sự hình thành kiểu chú ý này có quan hệ
chặt chẽ với ngôn ngữ, là phương tiện để người lớn hướng dẫn trẻ hành động để đạt
được mục đích, sau đó các em tự biểu đạt bằng lời những điều cần chú ý, giúp tính chủ
định phát triển.chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Vì vậy, các trò chơi, các dạng
hoạt động hấp dẫn, kích thích trẻ phát huy sáng kiến, việc thường xuyên thay đổi các
hình thức hoạt động sẽ giúp duy trì khả năng chú ý của trẻ vào các đối tượng một cách
bền vững. Nhất là trong lĩnh vực kể chuyện sẽ thu hút trẻ, làm trẻ hứng thú và tập
trung hoạt động.
* Trí nhớ
Ở tuổi mẫu giáo, trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế (thường không đặt ra cho
mình mục đích hay nhiệm vụ phải ghi nhớ một điều gì, mà việc ghi nhớ thường diễn ra
một cách tự nhiên). Khi khối lượng trí nhớ tăng lên, bé có khả năng ghi nhớ tốt một
lượng lớn những bài thơ, bài vè, ca dao, tục ngữ, các phép đếm, câu đố, truyện cổ tích,
phim hoạt hình mà không cần phải có sự cố gắng.
Giai đoạn đầu tuổi mẫu giáo, trí nhớ gắn liền với tính trực quan. Trẻ dễ nhớ và

nhớ lâu nếu các em có hành động trực tiếp, tích cực với đối tượng và nhìn thấy trực
tiếp trong khi hoạt động, chẳng hạn vật thật, tranh ảnh, mô hình; bị gây ấn tượng, có
cảm xúc mạnh.

9


Cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ có chủ định hình thành và phát triển mạnh (trí nhớ có
mục đích, gắn với nhiệm vụ nhận thức và có sự nỗ lực của ý chí). Trẻ có thể học hát, múa
để biểu diễn trong ngày lễ hoặc nhớ những món đồ mẹ dặn đi mua ở cửa hàng.
Trẻ còn biết sử dụng thủ thuật ghi nhớ như lặp lại các từ theo người lớn; nhẩm to
hoặc nhẩm thầm; nhắc đi nhắc lại; xác định mối quan hệ giữa chúng; giơ ngón tay đếm
theo người lớn… Các em có thể nhớ theo điểm tựa, phân loại, tạo nhóm khi nhớ, ví dụ:
các từ chỉ tên đồ vật, nhóm các con vật.
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học và văn học
1.1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo
dục mầm non. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi. Ngôn ngữ giữ
vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý trẻ em. Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là
phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư
duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá.
* Ngôn ngữ là phương tiện để trẻ phát triển toàn diện
Ngôn ngữ là sự sáng tạo kì diệu nhất của nền văn hóa con người. Ngôn ngữ chỉ
sinh ra với xã hội và vì xã hội. Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, giao tiếp, là chìa khóa
để nhận thức, là vũ khí để chiếm lĩnh kho tàng trí thức của dân tộc và nhân loại. Bởi
vậy, giáo dục và phát triển ngôn ngữ giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối
với lứa tuổi mầm non, là lứa tuổi diễn ra sự phát triển nhanh về nhiều lĩnh vực trong
đó đáng chú ý hơn cả là lĩnh vực ngôn ngữ và nhận thức và ngôn ngữ cũng là hệ thống
tín hiệu đặc biệt với những quy tắc hoạt động chung, là phương tiện giao tiếp của con
người nó thể hiện ý thức xã hội hiện tại phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của

xã hội.
Ngôn ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành
viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ
nguyện vọng của mình từ khi còn nhỏ để người lớn có thể chăm sóc giáo dục trẻ, là
điều kiện quan trọng để trẻ thực hiện những nguyện vọng của mình tham gia vào mọi
hoạt động của xã hội loài người. Ngôn ngữ càng phát triển thì việc nhận thức và hòa
nhập vào cuộc sống xã hội càng được mở rộng và được thuận lợi hơn.
* Vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ
Có thể thấy: Ngôn ngữ xuất hiện để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của con người

10


trong xã hội. Hàng ngày, hàng giờ trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người: lao
động, vui chơi, học tập, giải trí… đều cần đến ngôn ngữ. Nhờ có ngôn ngữ mà con
người hiểu nhau hơn và cùng nhau hợp tác trên mọi mặt của cuộc sống.
Ngôn ngữ còn có ý nghĩa trong việc giúp trẻ khám phá, nhận biết thế giới xung
quanh, giữ vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ trở thành một thành viên của xã hội.
Trẻ tiếp thu, lĩnh hội những kinh nghiệm, lịch sử xã hội bằng sự tích cực của bản thân.
Nhờ đó mà việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn
diện để khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ.
Ngôn ngữ mạch lạc là ngôn ngữ được trình bày một cách có logic, có trình tự,
chính xác, đúng ngữ pháp và có hình ảnh. Ngôn ngữ mạch lạc bao gồm ngôn ngữ độc
thoại và ngôn ngữ đối thoại liên quan chặt chẽ đến tư duy. Trẻ tư duy tốt thì ngôn ngữ
mới phát triển tốt và ngược lại. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là phát triển khả
năng nghe, hiểu ngôn ngữ và khả năng trình bày có logic, trình tự chính xác, đúng ngữ
pháp và có hình ảnh một nội dung nhất định.
Đơn vị giao tiếp thấp nhất là câu và cao nhất là ngôn bản. Vì thế, sự mạch lạc của
lời nói rất cần thiết. Nó được phát triển ngay từ khi trẻ bắt đầu học nói. Phát triển ngôn
ngữ mạch lạc cho trẻ thực chất là rèn luyện khả năng tư duy ngôn ngữ và sử dụng lời

nói để giao tiếp bởi vì sự mạch lạc của ngôn ngữ chính là sự mạch lạc của tư duy.
Dạy lời nói mạch lạc có hai dạng là đối thoại và độc thoại. Dạy lời nói mạch lạc
trong ngôn ngữ đối thoại: Dạy trẻ biết nghe và hiểu lời nói đối thoại, biết nói chuyện,
trả lời câu hỏi và biết đặt ra các câu hỏi. Khi nói chuyện, cần phải biết điều khiển bản
thân một cách có văn hoá, cần phải lịch sự khi trả lời và đặt câu hỏi. Dạy lời nói mạch
lạc trong ngôn ngữ độc thoại: Dạy trẻ biết kể lại những truyện trẻ được nghe; biết kể
lại những gì trẻ được chứng kiến; biết tự đặt được truyện đơn giản mà nội dung và
hình thức của truyện cần phải thể hiện tính độc lập và sáng tạo của trẻ...
Ngôn ngữ mạch lạc góp phần phát triển tư duy cho trẻ, sự lĩnh hội ngôn ngữ mẹ
là thành tựu quan trọng nhất trong những năm đầu của cuộc đời đứa trẻ. Ngôn ngữ giữ
vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển tư duy của trẻ đặc biệt là tư duy logic,
trừu tượng. Nhờ có ngôn ngữ đứa trẻ có thể suy nghĩ, điều khiển hành vi, hành động
của mình sao cho phù hợp. Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc của mình để giải thích,
mô tả, trình bày các mối liên hệ của sự vật, hiên tượng để người nghe dễ hiểu và dễ
chấp nhận. Do đó cần nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ.

11


Bác Hồ của chúng ta đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cái vô cùng lâu đời và vô
cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, tôn trọng nó”. [ Giữ gìn, quý
trọng, phổ biến Tiếng Việt – Thử tìm nguyên nhân và giải pháp]
Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Nhờ ngôn
ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những
kinh nghiệm… Lê-nin đã khẳng định “Con người muốn tồn tại phải gắn bó với cộng
đồng, giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người, ngôn ngữ là phương tiện
giao tiếp quan trọng nhất”. [Triết học Mác – Lênin]
Trong công tác giáo dục thế hệ trẻ mầm non cho đất nước, chúng ta cũng thấy rõ
vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ. Ngôn ngữ đặc sắc góp phần đào tạo
các cháu trở thành những con người phát triển toàn diện. Và đã trở thành đối tượng

nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, song nhìn chung vai trò của ngôn ngữ được thể
hiện như sau:
Trước hết ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp:
Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của ngôn ngữ, ngay cả nhiều bộ
lạc mà người ta mới phát hiện cũng dùng ngôn ngữ để nói chuyện với nhau. Ngôn ngữ
có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, nó là đặc trưng chỉ có ở xã hội loài
người để phân biệt với các loài động vật khác. Ngôn ngữ được sử dụng như một
phương tiện của tư duy, hay còn được hiểu ngôn ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương
thức biểu đạt muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn
của bản thân thông qua lời nói.
Trong xã hội có thể có nhiều phương tiện khác nhau như: Cử chỉ, dấu hiệu, điệu
bộ, kí hiệu khác nhau (kí hiệu toán học, kí hiệu hóa học, kí hiệu giao thông…), kết hợp
âm thanh của âm nhạc, sự kết hợp giữa màu sắc của bức họa,… Nhưng bản thân
những kí hiệu, dấu hiệu này muốn hiểu thì cần phải dùng ngôn ngữ để giải thích. Vì
vậy, chúng ta cần khẳng định ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất của con người,
trẻ em sinh ra nếu không có môi trường ngôn ngữ thì không thể giao tiếp được.
Thứ hai ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, là công cụ để phát triển nhận thức.
U.sinxki đã nhận định: “Tiếng mẹ đẻ là cở sở của mọi sự phát triển, là vốn quý
của mọi tri thức”. [Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi đến trường]
Các Mác và Ăng Ghen cũng đã khẳng định: Ngôn ngữ và tư duy ra đời cùng một
lúc, ngay từ đầu, chúng đã quyện vào nhau, không tách rời nhau. Ngôn ngữ là hiện

12


thực trực tiếp của tư duy. Nếu ngôn ngữ chỉ là những tổ hợp âm thanh đơn giản thì
không thể trở thành phương tiện giao tiếp được, mặc dù chức năng giao tiếp của ngôn
ngữ gắn liền với chức năng thể hiện tư duy, nhưng chúng tồn tại độc lập với nhau.
Ngôn ngữ của con người không chỉ tồn tại ở dạng thành tiếng mà còn tồn tại dưới
dạng biểu tượng âm thanh trong trí óc, chữ viết ra giấy. Chức năng ngôn ngữ với tuy

duy không chỉ hiện ra lời nói mà ngay cả khi con người suy nghĩ thầm bên trong- ngôn
ngữ cũng vẫn là phương tiện biểu hiện. Bởi vậy con người không thể tư duy mà không
có ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là cơ sở của suy nghĩ và là công cụ của tư duy. Ngôn ngữ là thành tố
của tình cảm, tri thức, trí tuệ, đạo đức… của con người như F.D.Sausure nói: “Toàn bộ
logic của cuôc sống chứ đựng trong một giọt ngôn ngữ” .
Ngôn ngữ là vật chất, tư duy là tinh thần. Tư duy có tính chất nhân loại, còn ngôn
ngữ có tính chất dân tộc. Ngôn ngữ và tư duy ra đời cùng một lúc và không tách rời
nhau, trong một chừng mực nào đó chúng xuất hiện cùng nhau và bổ sung cho nhau.
Đối với trẻ em: “Ngôn ngữ có vai trò quyết định đến sự phát triển tâm lý của các
em, ngôn ngữ làm phát triển tư duy, ngược lại tư duy càng phát triển càng đẩy nhanh
phát triển của ngôn ngữ”.[Phát triển ngôn ngữ cho trẻ]
Khi đứa trẻ đã lớn, nhận thức của trẻ cũng phát triển. Trẻ không chỉ dừng lại ở
những nhận thức về sự vật hiện tượng gần gũi, xung quanh trẻ mà còn muốn biết cả về
những điều trẻ không trực tiếp nhìn thấy, trẻ muốn biết về quá khứ, tương lai. Muốn biết
về công việc của người lớn, của cha mẹ, muốn biết về chú bộ đội, về Bác Hồ kính yêu.
Khi đã có một vốn ngôn ngữ nhất định, trẻ sử dụng ngôn ngữ như phương tiện để
biểu hiện nhận thức của mình. Trẻ có thể dùng lời để diễn đạt những hiểu biết, những
suy nghĩ, những cảm xúc của mình. Trẻ hiểu được lời chỉ dẫn của người lớn, của cô
giáo thì các hoạt động trí tuệ, các thao tác tư duy của trẻ được chính xác, kích thích tẻ
tích cực hoạt động, kích thích trẻ nói, từ đó biểu hiện sự hiểu biết của trẻ càng được
nâng lên.
Trẻ dùng ngôn ngữ để đặt ra muôn vàn câu hỏi, yêu cầu, nguyện vọng, thể hiện
thái độ, tình cảm yêu, ghét… Biểu hiện bằng ngôn ngữ giúp cho nhận thức của trẻ
được củng cố sâu sắc hơn, tạo cho trẻ được sống trong môi trường có các hoạt động
giao tiếp, trên cơ sở đó nẩy sinh nhiều suy nghĩ sáng tạo mới. Vì vậy, trong các trường

13



mầm non khi trẻ tiến hành các hoạt động vui chơi, lao động, học tập… Cần phải tạo
điều kiện kích thích trẻ nói.
Ngôn ngữ là phương tiện giáo dục trẻ một cách toàn diện: Một đứa trẻ phát triển
toàn diện là đứa trẻ có trí tuệ và có phẩm chất đạo đức, chuẩn mực về hành vi văn hóa,
cần giao tiếp ứng xử thể nào cho phù hợp. Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong
việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Ngôn ngữ đã góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho
trẻ dồi dào những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rẻn luyện cho
trẻ những tình cảm và hành vi phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống.
Ngôn ngữ phát triển giúp trẻ tiếp thu những giá trị thẩm mỹ trong thơ ca, truyện
kể, những tác phẩm nghệ thuật… Ngôn từ đầu tiên người lớn có thể đem đến cho trẻ
những ngày thờ ấu qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ… Cũng nhờ ngôn ngữ mà
những nhà giáo dục và các bậc cha mẹ có điều kiện hiểu con cháu mình hơn để có thể
uốn nắn, giáo dục và xây dựng cho các cháu những tình cảm, hành vi đạo đức trong
sáng nhất. Song song với việc phát triển đạo đức cho trẻ, ngôn ngữ còn có vai trò quan
trọng trong quá trình tác động có mục đích, có hệ thống nhằm phát triển ở trẻ năng lực
cảm thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội. Trong
nghệ thuật, giáo dục cho trẻ lòng yêu cái đẹp và năng lực tạo ra cái đẹp. Trong việc
phát triển toàn diện của trẻ, phát triển thể chất cũng là một mặt quan trọng. Để giáo
dục thể lực cho trẻ, các nhà giáo dục học đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Trong đó, ngôn ngữ đóng góp một vai trò quan trọng đáng kể. Nhà giáo dục Nga
Vovremia cho rằng: Giai đoạn từ sơ sinh đến 6 tuổi, nhất là giai đoạn (3 – 6 tuổi) là
giai đoạn phát triển ngôn ngữ, thành tựu phát triển nhất thiết đòi hỏi phải có sự giáo
dục ngôn ngữ “Kịp thời”, “Đúng lúc”.
Muốn trẻ 5 – 6 tuổi sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ cần cung cấp cho trẻ vốn từ thông
qua các hoạt động của trẻ hàng ngày, cũng như các tiết học. Trường mầm non là
trường học đầu tiên, ở đây trẻ có điều kiện, có cơ hội để làm quen với thế giới xung
quanh. Vậy có thể khẳng định rằng: Học tiếng mẹ đẻ là quan trọng nhất, cấp thiết nhất,
bắt đầu sớm nhất và cần được quan tâm nhiều nhất. Trong đó việc cung cấp vốn từ cho
trẻ là một việc vô cùng quan trọng và không thể thiếu.
Như vậy, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo là một việc rất quan

trọng, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn vì nó góp phần chuẩn bị cho trẻ bước vào trường

14


phổ thông tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập, sinh hoạt một cách tự tin,
mạnh dạn, hòa nhập với mọi người.
1.1.2.2. Cơ sở văn học
Có rất nhiều yếu tố tạo nên một tác phẩm truyện trong văn học. Trong đó, tự sự,
cốt truyện và nhân vật là ba yếu tố chính quyết định sự hấp dẫn, mang đến giọng kể
riêng biệt cho từng câu chuyện.
Tự sự là một loại văn học có phương thức trình bày một chuỗi sự việc từ sự việc
này đến sự việc khác cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp
người đọc và người nghe có thể hiểu rõ sự việc, con người và hiểu rõ vấn đề, từ đó bày tỏ
thái độ khen chê. Tự sự rất cần thiết trong cuộc sống, trong giao tiếp và trong văn chương.
Mỗi một câu chuyện viết cho thiếu nhi ngoài tính tự sự tạo nên cái hay của
truyện, thì cốt truyện cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn
của câu chuyện.
Mặt khác, để hình thành nên một câu chuyện thì không hể thiếu nhân vật, đó là
yếu tố nòng cốt trong mỗi câu chuyện.
Tất cả những yếu tố trên tạo nên giọng điệu của câu chuyện, chúng ta có thể thấy
rõ điều này thông qua câu chuyện “Bông hoa cúc trắng”: câu chuyện kể về lòng hiếu
thảo của một cô bé dành cho mẹ mình. Khi mẹ bị ốm nặng cô đã không quản ngại khó
khăn để tìm được cây thuốc quý về chữa bệnh cho mẹ. Và sau bao nhiêu khó khăn, mẹ
cô bé đã khỏi bệnh nhờ vào lòng hiếu thảo và cố gắng của cô bé.
Nhờ yếu tố tự sự trong văn bản thì trẻ ghi nhớ được nội dung cốt truyện, trẻ biết
thế nào là giọng kể. Ví dụ: “Trời ơi! Mẹ mình chỉ còn sống được hai mươi ngày nữa
thôi ư?” thể hiện sự buồn bã, đau lòng của cô bé khi biết mẹ mình chỉ còn sống được
hai mươi ngày.
Trẻ phân biệt được các nhân vật: vậy trẻ biết thể hiện giọng hào hứng, buồn bã,

biết cách đổi giọng để phân biệt lời của người mẹ, người con, của cụ già và người dẫn
truyện.
Trẻ hiểu được ý nghĩa của cốt truyện: ca ngợi tình cảm, lòng hiếu thảo của cô bé
trong truyện. Tình yêu thương mẹ của cô bé đó làm trời đất cảm động và giúp cô bé đó
chữa khỏi bệnh cho mẹ.
1.1.3. Đặc điểm truyện trong chƣơng trình giáo dục mầm non
Các tác phẩm truyện trong chương trình giáo dục học mầm non có rất nhiều đặc

15


điểm khác nhau. Do đối tượng phục vụ chủ yếu là những “bạn đọc” còn chưa biết đọc,
biết viết, nên ngoài những tiêu chí chung của văn học thiếu nhi, nó còn có những đặc
điểm được nhấn mạnh, phù hợp với tâm sinh lý đặc thù của lứa tuổi này. Có thể kể đến
một số đặc điểm như sau:
* Tác phẩm truyện viết cho trẻ mầm non ngắn gọn và rõ ràng
Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng mà còn thể hiện trong cả câu văn
bằng những câu đơn ngắn gọn, ít khi dùng câu phức hợp. Nhan đề của tác phẩm bao
giờ cũng cụ thể thường đúc kết ngay ý nghĩa giáo dục, có khi là tên nhân vật chính,
hoặc một câu hỏi mang tính định hướng, thường có kết cấu theo kiểu đối lập, tương
phản rõ ràng, giúp trẻ dễ nắm được cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu
chuyện và trẻ có thể kể lại một cách dễ dàng: Chú dê đen, Ba cô gái, Bác gấu đen và
hai chú thỏ…
Sự rõ ràng của văn học viết còn được thể hiện ở ý nghĩa của từ vựng. Từ ngữ
thường mang nghĩa đen với lối miêu tả cụ thể dễ hiểu, như trong đoạn văn:
“Tí Xíu nhập bọn với các bạn. Lúc đầu chú bay xuống mặt biển, rồi chúng hợp
thành một đám mây mỏng rời mặt biển bay vào đất liền. Gió nhẹ nhàng đưa Tí Xíu
lướt qua nhàng lướt qua những dòng sông lấp lánh sáng như bạc. Xế chiều, ông mặt
trời tỏa những tia nắng chói chang hơn lúc sáng”. (Giọt nước Tí Xíu)
Với cách tả trực tiếp như vậy, trẻ có thể dễ dàng hình dung và hiểu rõ được các

sự vật, hiện tượng được thể hiện trong tác phẩm. Bên cạnh đó, truyện thường có đối
lập tương phản với hai loại nhân vật thiện- ác; tốt- xấu (kiểu kết cấu của cổ tích) phù
hợp với lối tư duy cụ thể của trẻ, giúp trẻ nắm được cốt truyện, hiểu nội dung ý nghĩa
câu chuyện và kể lại một cách dễ dàng.
* Tuyến nhân vật trong truyện được thể hiện một cách rõ ràng giúp trẻ dễ cảm
thụ được câu chuyện.
Mỗi một nhân vật trong một câu chuyện viết cho thiếu nhi đều mang một tính
cách nhất định thể hiện cho một tầng lớp người trong xã hội rất rõ ràng, cụ thể chứ
không mang nhiều ý nghĩa tượng trưng, ẩn dụ như truyện viết cho người lớn.
Ta có thể dễ dàng nhận thấy qua câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ”:
+ Nhân vật cô bé là một người hiếu thảo nhưng lại nhẹ dạ cả tin nên bị sói lừa.
+ Con sói vốn ở ngoài cuộc sống là một con vật hung dữ, gian ác nên trong câu
chuyện tính cách này đã được thể hiện rõ ràng.

16


Qua câu chuyện này, trẻ dễ dàng cảm nhận được đâu là mặt tốt nên học tập từ nhân
vật Cô bé quàng khăn đỏ đâu là mặt không tốt và không nên học tập, và trẻ dễ dàng nhận
thấy sự gian ác của Sói từ đó thể hiện thái độ không đồng tình với tính cách này.
* Ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng và sâu lắng
Một trong những chức năng cơ bản của văn học là chức năng giáo dục. Là loại
hình nghệ thuật ngôn từ, các tác phẩm truyện có khả năng tác động mạnh mẽ tới tâm hồn
và nhận thức của con người. Nhất là với lứa tuổi mầm non, nó càng có sức tác động
nhanh. Tuy nhiên lứa tuổi này chỉ có thể “đọc” tác phẩm một cách gián tiếp, tư duy logic
lại chưa phát triển nên hầu như chưa có khả năng suy luận, phán đoán. Chính vì thế, mỗi
một tác phẩm truyện phải đem đến cho trẻ một ý nghĩa giáo dục cụ thể, rõ ràng.
Cũng với câu chuyện “Cô bé quàng khăn đỏ” thì thông qua câu chuyện này, trẻ
sẽ rút ra được bài học cho bản thân mình là nên nghe lời người lớn và không nên dễ
dàng tin vào người lạ để tự bảo vệ bản thân mình khi đi ra khỏi nhà một mình.

1.1.4. Đặc điểm tiếp nhận truyện của trẻ 5-6 tuổi
1.1.4.1. Tiếp nhận gián tiếp
Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục trẻ mẫu giáo được tiến hành theo
phương châm "Chơi mà học". Và dạy trẻ cảm thụ văn học là một trong những nội
dung quan trọng trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ được cảm thụ văn học
chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ,
phát triển trí tưởng tượng như: lòng yêu thiên nhiên quả, cây hoa lá, lòng kính trọng
yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ,
cô giáo, anh chị em.
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ
biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái, tình huống và nhân vật; giữa lời kể, lời thuật, lời
bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật; giữa không khí, âm sắc, giọng điệu chung của tác
phẩm văn học và hành động văn học. Ở lứa tuổi 5-6 tuổi, giáo viên chưa yêu cầu trẻ
phải biết quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt quan hệ chính phụ trong
truyện mà chỉ nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của truyện trong các mối liên quan
đến các nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Với truyện kể, ta hay giúp trẻ nhận ra nhớ được sắc thái cơ bản của giọng kể, lời
thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường (
khẩu ngữ) và nội dung cốt truyện.

17


×