Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi thpt quốc gia môn ngữ văn (14)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.52 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN
TỔ NGỮ VĂN

ĐỀ TK THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2011
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút – không kể thời gian giao đề

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Em hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh “ chiếc bánh bao tẩm máu” trong tác phẩm “Thuốc”
của nhà văn Lỗ Tấn?
Câu 2: (3 điểm)
Nhạc sĩ thiên tài người Đức Beethoven nói: “Trong cuộc sống, không có gì cao quí và
tốt đẹp hơn là đem lại hạnh phúc cho người khác”.
Anh /chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của mình về
ý kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3a hoặc câu 3b)
Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm)
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn
Trung Thành (SGK Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2009)
Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…


Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
-Hết-


TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN
TỔ NGỮ VĂN

CÂU
Câu 1

Câu 2

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐÈ TK THI TN THPT
Môn: Ngữ văn

ĐÁP ÁN
Phân tích ý nghĩa hình ảnh “ chiếc bánh bao tẩm máu” (2 điểm)

ĐIỂM

Thấy được các lớp nghĩa:

-Chiếc bánh bao tẩm máu dùng làm thuốc chữa bệnh lao là cách
chữa bệnh phi khoa học. Nói lên căn bệnh dốt nát khoa học của
nhân dân Trung Hoa.

1,0

-Chiếc bánh bao tẩm máu người cách mạng nói lên máu của người
cách mạng đổ ra một cách uổng phí một khi người dân chưa ý thức
đầy đủ về cách mạng. Nói lên căn bệnh u tối lạc hậu về ý thức cách
mạng của người dân Trung Hoa.

1,0

Trình bày suy nghĩ về ý kiến“Trong cuộc sống, không có gì cao
quí…” (3,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý. Kết cấu
chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song cần giới thiệu được
câu nói của Beethoven, hiểu quan niệm sống cao quí mà nhạc sĩ nêu
lên, khẳng định ca ngợi quan niệm sống hướng về cống hiến, vị tha;
phê phán quan niệm sống ích kỉ, hưởng thụ cá nhân… Sau đây là
các yêu cầu cụ thể:
a/ Nêu và giải thích được vấn đề cần nghị luận: (0,5 điểm)
- Hạnh phúc : cuộc sống tốt đẹp; niềm vui, sự thỏa mãn về mặt tinh

0,5


thần, tình cảm của con người …
- Câu nói thể hiện quan niệm sống đẹp, vị tha…
b/ Bình luận : (2.0 điểm)
- Trong cuộc sống, ai cũng tìm kiếm hạnh phúc nhưng quan niệm
về hạnh phúc của mỗi người khác nhau. Có người coi sự thỏa mãn

1,0


vật chất, tình cảm của riêng mình là hạnh phúc. Nhưng cũng có
không ít người quan niệm hạnh phúc là cống hiến, là trao tặng. Đối
với họ, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hi sinh cho hạnh
phúc của người khác. Beethoven quan niệm như thế.
- Những người biết sống vì người khác, đem lại hạnh phúc cho
người khác là những người có tấm lòng nhân hậu; có cuộc sống
mang ý nghĩa cao cả , đáng trân trọng… Nêu các dẫn chứng làm rõ
luận điểm.

1,0

Phê phán lối sống vị kỷ, không biết quan tâm đến con người và
cuộc sống quanh mình.
c/ Bài học nhận thức và hành động (0.5 điểm)
0,5
Câu 3a

Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn “Rừng xà
nu”… (5,0 điểm)
a.Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn

xuôi: phân tích được vẻ đẹp của một nhân vật trong tác phẩm. Kết
cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b.Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Trung Thành, truyện
ngắn Rừng xà nu và nhân vật Tnú trong tác phẩm, thí sinh có thể
trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau:


- Nêu được vấn đề nghị luận
- Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng cảm, mưu
trí:
+ Giặc giết bà Nhan, anh Xút nhưng Tnú (lúc bấy giờ còn
nhỏ) không sợ. Tnú vẫn cùng Mai xung phong vào rừng nuôi giấu
cán bộ. Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, lấy đá đập vào đầu đến
chảy máu.
+ Khi đi liên lạc không đi đường mòn mà “xé rừng mà đi”,
không lội chỗ nước êm mà “lựa chỗ thác mạnh vượt băng băng như
con cá kình”. Bởi theo Tnú, những chỗ nguy hiểm giặc sẽ “không
ngờ” đến.
+ Bị giặc phục kích bắt, bị tra tấn dã man nhưng Tnú quyết
không khai. Khi bọn giặc kéo về làng, bắt Tnú khai cộng sản ở đâu
anh đặt tay lên bụng dõng dạc nói “cộng sản ở đây này”.
- Tnú là người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách
mạng
+ Tham gia lực lượng vũ trang, nhớ nhà, nhớ quê hương
nhưng khi được phép của cấp trên mới về thăm.
+ Tính kỉ luật cao trong mối quan hệ với cách mạng biểu hiện
thành lòng trung thành tuyệt đối: khi bị kẻ thù đốt mười đầu ngón
tay, ngọn lửa như thiêu đốt gan ruột nhưng Tnú không kêu nửa lời,

anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết : “người cộng sản không
thèm kêu van”.
- Một trái tim yêu thương và sục sôi căm giận
+ Tnú là một người sống rất nghĩa tình : Tnú đã tay không
xông ra cứu vợ con. Động lực ghê gớm ấy chỉ có thể được khơi
nguồn từ trái tim cháy bỏng ngọn lửa yêu thương và ngọn lửa căm
thù. Tnú là con người tình nghĩa với buôn làng: anh lớn lên trong sự
đùm bọc yêu thương của người dân làng Xôman.
+ Tnú mang trong tim ba mối thù lớn: thù của bản thân, thù
của gia đình, thù của buôn làng.
- Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh đến với
cách mạng của người dân Tây Nguyên làm sáng tỏ chân lí của
thời đại đánh Mĩ : “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.
+ Tnú chỉ được cứu khi dân làng Xôman đã cầm vũ khí đứng
lên. Cuộc đời bi tráng của Tnú là sự chứng minh cho chân lí : phải
dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng.
+ Con đường đấu tranh của Tnú từ tự phát đến tự giác cũng là
con đường đấu tranh đến với cách mạng của làng Xôman nói riêng
và người dân Tây Nguyên nói chung.
- Đánh giá chung về nhân vật và giá trị của tác phẩm.
Câu 3b

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu :… (5

0,5

0,5

0,5


0,5

0,5
0,5

0,5

0,5

0,25
0,25
0,5


_Hết_



×