Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác tổ CHỨC lực LƯỢNG THAM GIA QUẢN lý CHÁY RỪNG tại THÀNH PHỐ ĐỒNG hới, TỈNH QUẢNG BÌNH (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.32 KB, 10 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LỰC LƢỢNG THAM
GIA QUẢN LÝ CHÁY RỪNG TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH
QUẢNG BÌNH
Nguyễn Phƣơng Văn
Tóm tắt. Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức lực lượng có ý nghĩa hết sức quan trọng phòng
cháy chữa cháy rừng hiện nay. Việc xác định vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị là cơ sở để
làm tốt công tác điều hành, phối hợp khi có cháy rừng xảy ra nhằm phát huy tối đa lực lượng, phương
tiện trong chữa cháy rừng.
Từ khóa: Quản lý cháy rừng, Tổ chức lực lượng

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cháy rừng là nguyên nhân chủ yếu làm tiêu hủy nguồn tài nguyên rừng với tốc độ
nhanh và trên quy mô rộng lớn toàn quốc nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. Sự biến đổi
phức tạp của thời tiết trong những năm qua đã làm tăng thêm nguy cơ cháy rừng tại địa
phương. Để hạn chế mức độ thiệt hại do cháy rừng, đã có nhiều giải pháp kỹ thuật lâm sinh
đưa ra với nhiều phương thức tiếp cận khác nhau như: tiếp cận về quản lý vật liệu cháy, cải
tiến phương thức trồng rừng… Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý cháy rừng không chỉ dừng lại
ở các giải pháp lâm sinh mà đòi hỏi có nhiều giải pháp mang tính tổng hợp, toàn diện để nâng
cao hơn nữa hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng, trong đó phải kể đến công tác tổ chức lực
lượng các cấp. Trong phạm vi bài viết này, tác giả muốn làm rõ hiện trạng cũng như đưa ra
các giải pháp để hoàn thiện về công tác tổ chức quản lý cháy rừng tại địa phương trong thời
gian tới.
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
Xác định hiện trạng và đề xuất giải pháp công tác tổ chức quản lý cháy rừng.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng công tác tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR)
tại thành phố Đồng Hới.
- Xác định vai trò các bên liên quan và đánh giá sự phối hợp các bên trong công tác
PCCCR.
- Đề xuất giải pháp tổ chức phòng cháy và chữa cháy rừng trên địa bàn nghiên cứu.


2.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
- Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ rừng (BVR) và PCCCR thành phố và các
cấp phường/xã (bao gồm đại diện chính quyền các cấp).
- Lực lượng chuyên trách (Kiểm lâm) trên địa bàn thành phố.
- Các chủ rừng thuộc tổ chức nhà nước (Công ty lâm nghiệp, các Ban quản lý rừng…)
- Các chủ rừng ngoài quốc doanh (tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng…)
- Các lực lượng PCCCR bán chuyên trách và các bên liên quan
+ Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
1


2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Kế thừa số liệu:
Trong quá trình thực hiện, bài báo kế thừa các số liệu sơ cấp, thứ cấp của các ban,
ngành liên quan.
2.4.2. Phương pháp chuyên gia:
Bài viết sử dụng phương pháp chuyên gia để bổ sung và hoàn thiện những giải pháp
đã được đưa ra sau khi phân tích các thông tin thu thập được.
2.4.3. Phương pháp phân tích lợi thế so sánh:
Trong quá trình xử lý thông tin, bài báo tiến hành nghiên cứu hệ thống lại các thông
tin đã thu thập được, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, thứ tự quan trọng của vấn đề, phân tích các ý
kiến, quan điểm.
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu tham dự (PRA, RRA):
Phương pháp nghiên cứu đánh giá nhanh với sự tham gia của cán bộ, người dân nhằm
bổ sung tư liệu điều tra hiện trường, bao gồm phỏng vấn cán bộ kỹ thuật, cán bộ kiểm lâm,
cán bộ quản lý các cấp, công nhân trực tiếp sản xuất, UBND xã, người dân địa phương ….
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng công tác tổ chức PCCCR trên địa bàn thành phố Đồng Hới
3.1.1. Cơ cấu tổ chức lực lượng PCCCR trên địa bàn Thành phố Đồng Hới:

Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách
trong BVR và PCCCR thành phố

Công an và Quân đội

Hạt Kiểm lâm

Ban Chỉ huy BVR -

thành phố

Thành phố

PCCCR xã, phường

Kiểm lâm địa bàn

Chủ rừng
Tổ đội PCCR
Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức BVR & PCCCR ở thành phố Đồng Hới.

Theo Sơ đồ 1, ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong BVR & PCCCR chịu trách
nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác BVR và PCCCR trên địa bàn thành phố, điều hành mọi hoạt
động của Ban chỉ huy PCCCR ở các xã, phường, các cơ quan đơn vị và chủ rừng trên địa bàn.
2


Điều động lực lượng để làm nhiệm vụ bảo vệ rừng và chữa cháy rừng khi cần thiết. Để thực
hiện tốt công tác PCCCR, Hạt Kiểm lâm là cơ quan trực tiếp tham mưu, phối hợp với các lực
lượng Quân đội, Công an và lực lượng khác để tham gia công tác chữa cháy rừng khi cháy

rừng xảy ra.
3.1.2. Lực lượng PCCCR:
+ Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới: Đứng đầu Ban Chỉ huy các vấn đề cấp bách
trong công tác BVR & PCCCR cấp thành phố, có trách nhiệm quản lí Nhà nước về đất đai và
tài nguyên rừng theo phân cấp, quản lí các nguồn lực trên địa bàn thành phố.
+ Hạt Kiểm lâm thành phố: Là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ban Chỉ huy các
vấn đề cấp bách về BVR & PCCCR thành phố về các vấn đề liên quan.
+ Ban chỉ huy Quân sự thành phố: Có trách nhiệm tổ chức lực lượng quân đội phối hợp
với các lực lượng khác tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
+ Công an thành phố: Có trách nhiệm tổ chức lực lượng Công an để phối hợp với các
lực lượng liên ngành thành phố để huy động lực lượng, phương tiện thuộc Công an thành phố
quản lý để tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, xác minh làm rõ nguyên nhân cháy
rừng.
+ Các Phòng, Ban liên quan: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch về tài chính, chuẩn bị
về kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành
phố. Chỉ đạo phát triển kinh tế rừng gắn với công tác BVR và PCCCR trên địa bàn thành phố.
+ Ủy ban nhân dân các xã, phường có rừng: Quản lí Nhà nước về PCCCR theo phân cấp,
đứng đầu Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách trong BVR và PCCCR cấp xã, phường, trực tiếp
quản lý nguồn lực phục vụ công tác PCCCR tại địa phương.
+ Chủ rừng (Chi nhánh Lâm trường Đồng Hới, Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Hới):
Chủ thể quản lí tài nguyên rừng có quy mô lớn; Có trách nhiệm quản lý công tác bảo vệ rừng
trong địa bàn quản lý.
+ Hộ gia đình nhận rừng: Lực lượng tại chỗ đông đảo nhất tại địa bàn tham gia công tác
PCCCR.
+ Tổ chức chính trị - xã hội: Tự nguyện tham gia theo khả năng uy tín và vị trí trong xã
hội, trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành điều động để cùng các lực lượng khác tham
gia công tác PCCCR.
3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác tổ chức PCCCR:
Được sự quan tâm của chính quyền các cấp, trong thời gian vừa qua, công tác PCCCR
trên địa bàn thành phố đã có những kết quả tốt. Công tác chỉ đạo, lập kế hoạch, phối hợp giữa

các lực lượng trong PCCCR đã có nhiều điểm chuyển biến tích cực, từng bước củng cố và xây
dựng hệ thống các công trình PCCCR. Cán bộ và nhân dân đã nêu cao ý thức trách nhiệm bảo
vệ rừng, tham gia phòng và chữa cháy rừng có hiệu quả khi có cháy rừng xảy ra.
Bên cạnh đó công tác PCCCR trên địa bàn nói chung vẫn tồn tại một số vấn đề bất
cập, đó là:
- Chưa có quy hoạch thống nhất từ thành phố đến các xã, phường về công tác PCCCR.
3


- Các công trình PCCCR còn nhiều thiếu thốn, chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu
cầu công việc PCCCR hiện nay.
- Chưa có đủ trang bị, phương tiện, dụng cụ chuyên dụng cần thiết phục vụ cho công tác
PCCCR.
3.2. Xác định các bên liên quan và đánh giá trách nhiệm trong công tác PCCCR
Công tác tổ chức thực hiện bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng đã có sắp xếp
theo hệ thống từ Ban chỉ đạo các vấn đề cấp bách về BVR và PCCCR thành phố đến tổ đội
PCCCR địa phương, minh họa trong Bảng 1. Trong đó, Hạt Kiểm lâm thành phố Đồng Hới
với vai trò nòng cốt, tham mưu cho UBND thành phố về việc điều hành mọi hoạt động, theo
dõi, tổng hợp tình hình công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Nhìn chung hệ thống tổ chức quản
lý lực lượng PCCCR tại địa bàn nghiên cứu thể hiện rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan
ban ngành, chính quyền địa phương và các chủ rừng, phát huy được vai trò trách nhiệm của
các bên liên quan trong công tác quản lý cháy rừng và PCCCR.

4


Bảng 1. Phân tích vai trò, trách nhiệm của các bên có liên quan trong công tác quản lý cháy rừng
trên địa bàn thành phố Đồng Hới

Các bên liên quan


1.Lực lượng Kiểm lâm
(bao gồm Hạt Kiểm lâm thành
phố, Đội Kiểm lâm cơ động số
1, Kiểm lâm địa bàn...)

2. Chi nhánh Lâm trường
Đồng Hới, Ban quản lý rừng
PH Đồng Hới
3. Hộ gia đình có rừng hay
sống ven rừng
4. Cộng đồng (thôn, bản) có
rừng, ven rừng

5. UBND các xã, phường có
rừng

Trách nhiệm trong hoạt động PCCCR
Quyền lợi khi tham gia PCCCR
- Tham mưu về quản lý cháy rừng cho chính
quyền và Ban chỉ huy các cấp
- Kiểm tra, hướng dẫn và giám sát các hoạt
- Lực lượng chuyên trách thừa hành
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị;
động PCCCR theo phương án
pháp luật BVR và PCCCR
- Xử lý các hành vi vi phạm trong BVR và - Danh hiệu thi đua, khen thưởng
- Lực lượng chữa cháy chuyên ngành
PCCCR
- Chỉ huy, tổ chức cứu chữa khi xảy ra cháy

rừng
- Chủ thể quản lí tài nguyên rừng có quy
- Quản lí và bảo vệ diện tích rừng được giao. - Bảo vệ được tài sản
mô lớn;
- Phòng và chữa cháy theo phương án của - Tăng lợi nhuận trong kinh doanh
- Có lực lượng chuyên trách BVR đơn vị
rừng
PCCCR
- Bảo vệ được tài sản
- Chủ thể quản lý tài nguyên rừng được
- Quản lí và bảo vệ diện tích rừng được giao
giao (trường hợp là chủ rừng)
- Danh hiệu văn hóa
- PCCCR theo cam kết đã ký
- Lực lượng tại chỗ
- Được khen thưởng
- Lực lượng tại chỗ đông đảo nhất tại - Quản lý bảo vệ diện tích rừng được giao
- Tăng thu nhập và uy tín (danh hiệu
địa bàn;
(nếu có)
văn hóa); - Bảo vệ tài nguyên và môi
- Am hiểu về tình hình rừng tại địa - Thực hiện các nội dung BVR theo Quy ước trường địa phương
phương
nội bộ
- Quản lí Nhà nước về PCCCR theo - Chỉ đạo thực hiện phương án PCCCR của
phân cấp
xã/ phường
- Đứng đầu Ban chỉ huy các vấn đề cấp - Quản lí các đối tượng dân cư trên địa bàn - Tăng ngân sách địa phương;
bách trong BVR và PCCCR cấp xã


- Hoàn thành nhiệm vụ chính trị
- Quản lí nhiều nguồn lực phục vụ công - Huy động lực lượng và phương tiện chữa
tác PCCCR tại địa phương
cháy rừng tại chỗ
Vai trò trong BVR và PCCCR

5


- Quản lí Nhà nước về đất đai và TNR
theo phân cấp
- Đứng đầu Ban chỉ huy các vấn đề cấp
6. UBND thành phố Đồng Hới
bách trong BVR - PCCCR cấp thành
phố
- Quản lí các nguồn lực
7. Công an thành phố

Thừa hành pháp luật PCCCR

8. BCH Quân sự thành phố

Lực lượng phối hợp

- Các cơ quan hành pháp (Tòa án, Viện
kiểm sát)
9. Các phòng ban, tổ chức - Các cơ quan quản lý kinh tế (Tài chính,
Ngân hàng, Kho bạc)
chuyên môn cấp thành phố
- Cơ quan truyền thông

- Cơ quan y tế, giáo dục

- Chỉ đạo thực hiện phương án PCCCR của
thành phố
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
- Điều hành hoạt động phối hợp của các cơ
- Tăng ngân sách địa phương;
quan trực thuộc cấp huyện trong hoạt động
quản lý lửa rừng
Phối hợp phòng cháy và chữa cháy theo quy
Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
định của Chính phủ
Hỗ trợ chữa cháy và cứu hộ theo quy định
Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
của Chính phủ
Thực hiện chức năng chuyên môn theo
phương án PCCCR và sự phân công của
Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị
UBND thành phố (BCH các vấn đề cấp bách
về BVR – PCCCR)

- Hoàn thành trách nhiệm đối với xã
10. Tổ chức chính trị xã hội - Tự nguyện tham gia theo khả năng uy Khuyến kích sự tham gia của các tổ chức, cá hội, đất nước và địa phương;
tín và vị trí trong xã hội
nhân thông qua tuyên truyền vận động
- Tăng uy tín của tổ chức.

6



3.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức quản lý cháy rừng
3.3.1. Củng cố, xây dựng lực lượng PCCCR các cấp:
+ Ban chỉ huy PCCCR thành phố
Thành lập Ban chỉ huy PCCCR thành phố, phân công đồng chí Phó chủ tịch UBND thành
phố phụ trách kinh tế làm Trưởng ban, Hạt trưởng hạt Kiểm lâm làm Phó ban trực, các ngành
Công an, Huyện đội, Nông nghiệp - PTNT, Tài nguyên - Môi trường, Tài chính kế hoạch, và Đài
truyền thanh là thành viên tham gia [1]. Ban chỉ huy là bộ phận trực tiếp chỉ đạo điều hành toàn
bộ công tác PCCCR trên địa bàn, xây dựng quy chế làm việc, phân công trách nhiệm cụ thể từng
lĩnh vực, địa bàn xã, cụm xã chủ động xử lý và liên hệ với các lực lượng khác để huy động cứu
chữa khi cháy rừng xảy ra.
+ Ban chỉ huy PCCCR cấp xã, phường
Tại các xã, phường trọng điểm về cháy rừng, thành lập Ban PCCCR do đồng chí Chủ tịch
hoặc Phó Chủ tịch làm Trưởng ban, thành viên gồm một số là uỷ viên uỷ ban, trưởng các thôn
bản, cán bộ bảo vệ rừng chuyên trách, và mời cán bộ Kiểm lâm địa bàn tham gia.
+ Lực lượng ở địa phương
Xây dựng lượng xung kích lấy từ đội dân quân tự vệ của xã, phường gồm 10 - 20 người
được trang bị các dụng cụ PCCCR và huy động nhanh chóng. Ở thôn bản phải thành lập một tổ
đội quần chúng bảo vệ rừng khoảng 20 - 30 người sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết [3].
+ Những chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức khác: Cần thực hiện nghiêm chỉnh
các quy định của pháp luật về PCCCR, chủ động tuần tra canh gác PCCCR trên diện tích
rừng và đất rừng của mình. Sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi được điều động.
+ Xây dựng lực lượng ứng cứu ở địa phương
Là các lực lượng quần chúng sinh sống và hoạt động trong rừng, ven rừng, các cơ quan đơn
vị đóng trên địa bàn có rừng như đơn vị quân đội, trường học, xí nghiệp,... Các chủ rừng cần ký
cam kết giao ước bảo vệ rừng với các đơn vị các thôn bản sinh sống trong rừng và ven rừng để các
đơn vị được giao ước chủ động, hỗ trợ lực lượng ứng cứu chữa cháy kịp thời khi có cháy rừng xảy
ra.
3.3.2. Hoàn thiện vai trò, chức năng lực lượng kiểm lâm:
Hạt Kiểm lâm là cơ quan thường trực của Ban chỉ huy PCCCR huyện, thành phố tham
mưu trực tiếp cho UBND huyện, thành phố tổ chức, thực hiện tốt công tác PCCCR trên địa thành

phố, báo cáo kịp thời cho Trưởng Ban chỉ huy PCCCR thành phố về tình hình cháy rừng xảy ra
để huy động lực lượng ứng cứu khi cần thiết, đồng thời phối hợp với lực lượng cứu chữa khi có
cháy rừng xảy ra. Cần hoàn thiện vai trò chức năng của lực lượng dưới các mặt sau:
- Phối hợp với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền vận động
quần chúng tham gia tích cực công tác PCCCR, xây dựng phương án PCCCR thành phố hàng
7


năm, mua sắm và quản lý sử dụng tốt các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác PCCCR, tổ
chức xây dựng lực lượng PCCCR.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, chủ rừng điều tra xác minh tìm ra nguyên nhân cháy
và truy tìm thủ phạm cháy rừng, đánh giá thiệt hại về các vụ cháy, đồng thời nghiêm minh xử lý
các đối tượng vi phạm quy định về PCCCR.
- Thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân, chủ rừng trong việc thực hiện pháp luật của nhà
nước về bảo vệ rừng nói chung cùng như PCCCR nói riêng.
3.3.3. Thực hiện công tác theo dõi, quản lý cháy rừng:
- Ở huyện, thành phố: Căn cứ vào phương án PCCCR hàng năm, Ban chỉ huy PCCCR ở
huyện đã phân công nhiệm vụ từng thành viên phụ trách địa bàn các xã trọng điểm. Hạt Kiểm
lâm phân công cán bộ kiểm lâm về phụ trách địa bàn giúp chính quyền các xã trong lĩnh vực bảo
vệ rừng, theo Quyết định 83/2007/QĐ-BNN ngày 4/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT về quy định nhiệm vụ công chức Kiểm lâm địa bàn cấp xã/phường [4].
- Ở xã, phường: Ban chỉ huy PCCCR ở các xã, phường trọng điểm phải bố trí các thành
viên ban chỉ huy theo dõi, giám sát các thôn trong việc thực hiện công tác PCCCR và phân công
trực 24/24 giờ trong ngày trong các tháng mùa khô tại trụ sở UBND xã, phường. Thường xuyên
liên lạc với các điểm nút trung tâm bảo vệ rừng với Ban chỉ huy PCCCR thành phố nhằm nắm
bắt tình hình để kịp thời xử lý. Chỉ đạo cán bộ bảo vệ rừng, các tổ bảo vệ rừng tăng cường tuần
tra canh gác trong rừng trong mùa khô nắng và tập trung các vùng trọng điểm [3].
- Các chủ rừng: Chủ động phân công trực thường xuyên và chuẩn bị lực lượng sẵn sàng
ứng cứu khi có thông tin báo cháy rừng.
3.3.4. Nâng cao công tác tổ chức điều hành khi cháy rừng xảy ra:

- Báo cháy: Người phát hiện thấy cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người
xung quanh và cho một hoặc các cơ quan sau đây biết: Chủ rừng, Chính quyền địa phương,
Kiểm lâm sở tại.
- Xác định địa điểm quy mô cháy rừng: Khi nhận được tin báo xảy ra cháy rừng, phải xác
định rõ vị trí, địa điểm xảy ra cháy, mức độ quy mô cháy, để có kế hoạch huy động lực lượng,
phương tiện cứu chữa kịp thời, tránh lãng phí và huy động lực lượng và phương tiện không đủ
sức khống chế đám cháy.
- Chuẩn bị dụng cụ phương tiện chữa cháy: Lực lượng chữa cháy rừng tại chỗ tự huy động
các phương tiện dụng cụ sẵn có, như rựa, cuốc xẻng, bao tải, thùng gánh nước, ... để tham gia
dập lửa. Những người mang các dụng cụ gọn nhẹ phải đi trước, tiến hành dập lửa ngay, các lực
lượng khác được trang bị dụng cụ chữa cháy do Kiểm lâm mang đến hiện trường cháy rừng và
khẩn trương tham gia chữa cháy.
- Tổ chức huy động và bố trí lực lượng chữa cháy rừng: Thực hiện các biện pháp chữa
8


cháy rừng theo phương án PCCCR của các cấp, địa phương mình và chủ rừng đã xây dựng hàng
năm. Nếu đám cháy xảy ra lớn, lực lượng và phương tiện tại chỗ ở địa phương, đơn vị không đủ
sức cứu chữa thì phải báo ngay cho Ban chỉ đạo PCCCR cấp cao hơn để có phương án điều động
lực lượng và phương tiện thích ứng để chữa cháy rừng [2].
3.3.5. Hoàn thiện chế độ, chính sách đối với lực lượng PCCCR
Người tham gia chữa cháy rừng mà không phải là lực lượng của chủ rừng được hưởng
chế độ bồi dưỡng bằng tiền tương ứng với ngày công lao động nghề rừng phổ biến ở địa phương
mình, nhằm huy động tối đa lực lượng khi có cháy rừng xảy ra.
Người trực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy rừng mà hy sinh, bị thương, tổn hại
đến sức khoẻ thì được hưởng, chế độ, chính sách của thương binh, liệt sĩ theo quy định của pháp
luật.
Tất cả các lực lượng nói trên khi tham gia công tác PCCCR nếu có thành tích xuất sắc thì
được cấp có thẩm quyền xét khen thưởng.
4. KẾT LUẬN

1. Công tác tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng đã có sự phân cấp khá rõ ràng
ở địa phương, trong đó lực lượng kiểm lâm đóng vai trò nòng cốt trong PCCCR.
2. Công tác phối hợp giữa các ban ngành, cơ quan trong phòng cháy chữa cháy rừng đã
được phát huy, giữa các đơn vị đã có phân công trách nhiệm cụ thể do đó đã huy động lực lượng
đông đảo trong công tác chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.
3. Các giải pháp về công tác tổ chức cần tập trung trong công tác phòng chống cháy rừng
chủ yếu xây dựng lực lượng ở các cấp, phân công nhiệm vụ, công tác theo dõi, điều hành các
hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng và các giải pháp về chế độ chính sách cho lực lượng tham
gia phòng cháy chữa cháy rừng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]

Ban quản lý rừng phòng hộ Đồng Hới (2011), Dự án Bảo vệ và phát triển rừng thành phố Đồng
Hới giai đoạn 2011-2020.
Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Kiểm lâm (2000), Văn bản pháp quy về phòng cháy chữa cháy
rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình (1999), Dự án điều tra thực trạng PCCCR, đề xuất một số giải
pháp PCCCR ở tỉnh Quảng Bình.
Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình (2014), "Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2014 tỉnh
Quảng Bình".

9


10




×