Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ELISA KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM VIÊM GAN SIÊU VI B (HEPATITIS B) VÀ VIÊM GAN SIÊU VI C (HEPATITIS C) TRÊN NGƯỜI ĐẾN KHÁM SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ELISA KHẢO SÁT TÌNH HÌNH
NHIỄM VIÊM GAN SIÊU VI B (HEPATITIS B) VÀ VIÊM
GAN SIÊU VI C (HEPATITIS C) TRÊN NGƯỜI ĐẾN
KHÁM SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 2008

Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2004 - 2008
Sinh viên thực hiện: HUỲNH THANH HỒNG

Tháng 10/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ELISA KHẢO SÁT TÌNH HÌNH
NHIỄM VIÊM GAN SIÊU VI B (HEPATITIS B) VÀ VIÊM


GAN SIÊU VI C (HEPATITIS C) TRÊN NGƯỜI ĐẾN
KHÁM SỨC KHỎE TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
TỪ THÁNG 4 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 2008

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

BS. TRẦN THỊ THANH NGA

HUỲNH THANH HỒNG

ThS. NGUYỄN VŨ PHONG

Tháng 10/2008


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm tạ :
 Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh,
Ban Chủ nhiệm Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả Quý Thầy Cô
đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm học tại trường.
 Ban Giám đốc phòng Nghiên cứu Khoa học và phòng Huyết thanh
Miễn dịch học của bệnh viện Chợ Rẫy đã tạo điều kiện cho em thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
 Bác sĩ Trần Thị Thanh Nga và các anh chị Kỹ thuật viên phòng Huyết
thanh Miễn dịch học tại bệnh viện Chợ Rẫy đã tận tình hướng dẫn và
truyền đạt nhiều kinh nghiệm cho em trong thời gian tiến hành đề tài.
 Thầy Nguyễn Vũ Phong đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành
tốt khóa luận tốt nghiệp này.


Sinh viên thực hiện
HUỲNH THANH HỒNG

iii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
HUỲNH THANH HỒNG, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tháng
10/2008. “Ứng dụng kỹ thuật ELISA khảo sát tình hình nhiễm viêm gan siêu vi B
(Hepatitis B) và viêm gan siêu vi C (Hepatitis C) trên người đến khám sức khoẻ tại
bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2008”.
Đề tài đã được thực hiện từ tháng 4/2008 đến tháng 10/2008 tại phòng Huyết
thanh Miễn dịch học – bệnh viện Chợ Rẫy gồm các nội dung:
 Sử dụng kỹ thuật ELISA để xét nghiệm viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu
vi C trên những người đến khám sức khoẻ tại bệnh viện Chợ Rẫy.
 Thống kê số liệu xét nghiệm, từ đó xác định tần suất nhiễm viêm gan siêu vi
B và tần suất nhiễm viêm gan siêu vi C; đồng thời xem xét mối liên hệ của viêm gan
siêu vi B và viêm gan siêu vi C với giới tính và độ tuổi.
Các kết quả thu được:
 Tần suất HBsAg (+) và Anti-HCV (+) lần lượt là 3,58 % và 1,2 %. Không
tính đến 12 trường hợp dương tính yếu (10 trường hợp ở kit Monolisa HBsAg Ultra và
2 trường hợp Monolisa Anti-HCV Plus) vì chưa có kết luận rõ ràng vệ bệnh.
 Không tìm thấy mối liên hệ giữa tần suất viêm gan siêu vi B và viêm gan
siêu vi C với giới tính trong nghiên cứu này.
 Tần suất nhiễm viêm gan siêu vi B của nhóm người 20 – 30 tuổi là thấp hơn
hai nhóm người dưới 20 tuổi và nhóm người trên 30 tuổi.
 Tần suất nhiễm viêm gan siêu vi C ở nhóm người trên 30 tuổi cao hơn so
với nhóm người dưới 30 tuổi.


iv


SUMMARY
HUYNH THANH HONG, Nong Lam University, Ho Chi Minh city, Octorber
2008. The title “Using ELISA technique assess actual situation of infection Hepatitis B
and Hepatitis C of people who have a medical check-up in Cho Ray hospital” was
carried out from April to October, 2008 at Department of Serum Immunobiology in
Cho Ray hospital.
Its contents comprised:
 Using ELISA technique detected Hepatitis B surface Antigen (HBsAg) and
antibody Hepatitis C virus (anti-HCV)
 Using received statistical data to assess relationship between risk factors
(including age and gender) and Hepatitis B virus, Hepatitis C virus infection of people
who have a medical check-up in Cho Ray hospital.
Results of this survey were:
 The rate of HBsAg (+) and anti-HCV (+) was 3.58 % and 1.2 %,
respectively. Not including ten cases in test kit Monolisa HBsAg Ultra and two cases
in test Monolisa Anti-HCV Plus for weak positive results.
 Have no relationship between risk factors and Hepatitis B virus, Hepatitis C
virus in this study.
 Serum positive for HBsAg was found in people aged 20 to 30 lower than in
others.
 Serum positive for Anti-HCV was found in people aged 30 and over higher
than in others .

v


MỤC LỤC

PHẦN

TRANG

Trang tựa
Lời cảm tạ ..................................................................................................iii
Tóm tắt .......................................................................................................iv
Summary ..................................................................................................... v
Mục lục ......................................................................................................vi
Danh sách các chữ viết tắt .........................................................................ix
Danh sách các hình, bảng ............................................................................ x
Chương 1. MỞ ĐẦU ................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................. 1
1.2 Mục đích, yêu cầu ................................................................................ 1
1.2.1 Mục đích ............................................................................................ 1
1.2.2 Yêu cầu .............................................................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3
2.1 Sơ lược về gan ....................................................................................... 3
2.1.1 Cấu trúc gan ....................................................................................... 3
2.1.2 Chức năng gan ................................................................................... 4
2.1.3 Các bệnh lý thường gặp ở gan ........................................................... 4
2.2 Lịch sử phát hiện viêm gan siêu vi B và C............................................ 6
2.2.1 Lịch sử phát hiện viêm gan siêu vi B ................................................. 6
2.2.2 Lịch sử phát hiện viêm gan siêu vi C ................................................. 6
2.3 Tình hình lây nhiễm viêm gan siêu vi B và C trên thế giới .................. 7
2.3.1 Tình hình lây nhiễm viêm gan siêu vi B trên thế giới........................ 7
2.3.2 Tình hình lây nhiễm viêm gan siêu vi C trên thế giới........................ 8
2.4 Sơ lược về HBV .................................................................................... 9
2.4.1 Cấu trúc HBV ..................................................................................... 9
2.4.1.1 HBsAg ........................................................................................... 9

2.4.1.2 HBcAg .......................................................................................... 10
2.4.1.3 HBeAg .......................................................................................... 10

vi


2.4.1.4 DNA HBV .................................................................................... 10
2.4.2 Genotype HBV ................................................................................ 12
2.4.3 Chu trình xâm nhiễm của HBV ....................................................... 12
2.5 Sơ lược về HCV .................................................................................. 13
2.5.1 Cấu trúc HCV ................................................................................... 13
2.5.2 Genome của HCV ............................................................................ 13
2.5.3 Chu trình xâm nhiễm của HCV........................................................ 16
2.5.4 Tính đa dạng di truyền của HCV ..................................................... 16
2.6 Phòng ngừa và điều trị viêm gan siêu vi B và C ................................. 17
2.6.1 Phòng ngừa và điều trị viêm gan siêu vi B ...................................... 17
2.6.1.1 Phòng ngừa viêm gan siêu vi B .................................................... 17
2.6.1.2 Điều trị viêm gan siêu vi B ........................................................... 17
2.6.2 Phòng ngừa và điều trị viêm gan siêu vi C ...................................... 18
2.6.2.1 Phòng ngừa viêm gan siêu vi C .................................................... 18
2.6.2.2 Điều trị viêm gan siêu vi C ........................................................... 18
2.7 Kỹ thuật ELISA .................................................................................. 19
2.7.1 Đôi nét về lịch sử ra đời ................................................................... 19
2.7.2 Nguyên tắc ....................................................................................... 19
2.7.3 Các dạng Elisa cơ bản ..................................................................... 20
2.7.3.1 Elisa trực tiếp (Direct Elisa) ......................................................... 20
2.7.3.2 Elisa gián tiếp (Inirect Elisa) ........................................................ 20
2.7.3.3 Sandwich Elisa ............................................................................. 21
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 22
3.1 Thời gian và địa điểm ......................................................................... 22

3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 22
3.3 Dụng cụ, thiết bị ................................................................................. 22
3.4 Hóa chất xét nghiệm ........................................................................... 22
3.4.1 Bộ kit Monolisa HBsAg-Ultra (Bio-Rad) ....................................... 22
3.4.2 Bộ kit Monolisa Anti-HCV PLUS version 2 (Bio-Rad) .................. 23
3.4.3 Test nhanh SD HCV, Standard Diagnostic Inc. (Korea).................. 24
3.4.4 Test nhanh Abbott DetermineTM HBsAg ........................................ 24
3.5 Phương pháp xét nghiệm .................................................................... 25
vii


3.5.1 Chuẩn bị mẫu huyết thanh ............................................................... 25
3.5.2 Xét nghiệm HBsAg với bộ kit Monolisa HBsAg-Ultra ................... 25
3.5.2.1 Quy trình xét nghiệm .................................................................... 25
3.5.2.2 Phương pháp đọc kết quả ............................................................. 26
3.5.3 Xét nghiệm sử dụng kit Monolisa Anti-HCV Plus .......................... 28
3.5.3.1 Quy trình xét nghiệm .................................................................... 28
3.5.3.2 Phương pháp đọc kết quả ............................................................. 30
3.5.4 Xét nghiệm với test nhanh Abbott DetermineTM HBsAg ................. 30
3.5.5 Xét nghiệm với test nhanh SD HCV ............................................... 31
3.5.6 Phương pháp xử lí số liệu ................................................................ 31
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................. 32
4.1 Phương pháp đọc kết quả xét nghiệm HBsAg bằng kit Monolisa
HBsAg-Ultra ....................................................................................... 32
4.2 Phương pháp đọc Kết quả xét nghiệm Anti-HCV bằng kit
Monolisa Anti-HCV Plus version 2..................................................... 35
4.3 Tần suất HBsAg (+) ........................................................................... 37
4.4 Ảnh hưởng của giới tính đến tần suất HBsAg (+)............................... 38
4.5 Ảnh hưởng của độ tuổi đến tần suất HBsAg (+) ................................. 38
4.6 Tần suất Anti-HCV(+) ........................................................................ 39

4.7 Ảnh hưởng của giới tính đến tần suất Anti-HCV (+).......................... 40
4.8 Ảnh hưởng của độ tuổi đến tần suất Anti-HCV (+) ............................ 40
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................. 41
5.1 Kết luận ............................................................................................... 41
5.2 Đề nghị ............................................................................................... 41
Chương 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 42
PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Ab

:

Antibody



Ag

:

Antigen




ALT

:

Alanine aminotransferase



AST

:

Aspartate aminotransferase



CDC

:

National Center for Disease Control and Prevention



COV

:

Cut off value




DMSO

:

Dimethyl sulfoxide



ELISA

:

Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay



HBcAb

:

Hepatitis B core antibody



HBcAg

:


Hepatitis B core antigen



HBeAb

:

Hepatitis B e antibody



HBeAg

:

Hepatitis B e antigen



HBsAb

:

Hepatitis B surface antibody



HBsAg


:

Hepatitis B surface antigen



HBV

:

Hepatitis B virus



HCV

:

Hepatitis C virus



mAb

:

Monoclone antibody




OD

:

Optical density



TMB

:

Tetramethyl Benzidine



WHO

:

World Health Organization



CDC

:

National Center for Disease Control and Prevention


ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH, BẢNG
HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Vị trí gan trong cơ thể ................................................................ 3
Hình 2.2. Gan bình thường và gan bị xơ .................................................... 5
Hình 2.3. Bản đồ phân bố tình hình lây nhiễm HBV trên thế giới ............ 7
Hình 2.4. Bản đồ phân bố tình hình lây nhiễm HCV trên thế giới ............. 8
Hình 2.5. Cấu trúc HBV ............................................................................. 9
Hình 2.6. Cấu trúc HBsAg ....................................................................... 10
Hình 2.7. Cấu trúc genome của HBV ....................................................... 11
Hình 2.8. Chu trình xâm nhiễm của HBV ................................................ 13
Hình 2.9. Cấu trúc và genome của HCV................................................... 14
Hình 2.10. Chu trình xâm nhiễm của HCV............................................... 16
Hình 2.11. Quy trình thực hiện ELISA gián tiếp ..................................... 20
Hình 2.12. Mô hình sandwich trong Sandwich ELISA ............................ 21
Hình 3.1. Bộ kit Monolisa HBsAg Ultra (Bio-Rad) ................................ 23
Hình 3.2. Test nhanh SD HCV.................................................................. 24
Hình 3.3. Test nhanh Abbott DetermineTM HBsAg ................................. 24
Hình 3.4. Nhỏ mẫu huyết thanh xét nghiệm HBsAg ................................ 26
Hình 3.5. Thêm chất cộng hợp vào các giếng ........................................... 26
Hình 3.6. Ủ plate HBsAg với chất cộng hợp ............................................ 27
Hình 3.7. Rửa plate ở chế độ HBsAg Plus ................................................ 27
Hình 3.8. Thêm dung dịch tạo màu ........................................................... 27
Hình 3.9. Ủ tối ........................................................................................... 27
Hình 3.10. Thêm dung dịch dừng phản ứng.............................................. 27

Hình 3.11. Đưa plate vào máy đo màu...................................................... 27
Hình 3.12. Nhỏ dung dịch pha loãng HCV ............................................... 28
Hình 3.13. Nhỏ mẫu huyết thanh xét nghiệm Anti-HCV.......................... 28
Hình 3.14. Rửa mẫu ở chế độ HCV lần 1 ................................................. 29
Hình 3.15. Ủ plate HCV sau khi nhỏ enzyme........................................... 29
Hình 3.16. Thêm dung dịch tạo màu ......................................................... 30
Hình 3.17. Đọc kết quả trên test nhanh Determine ................................... 30
x


Hình 3.18. Đọc kết quả trên test nhanh SD HCV ..................................... 31
Hình 4.1. Kết quả OD xét nghiệm HBsAg ngày 29/05/2008 ................... 32
Hình 4.2. Test nhanh Determine mẫu số 12 ............................................. 33
Hình 4.3. Plate xét nghiệm HBsAg ngày 29/05/2008 .............................. 34
Hình 4.4. Kết quả OD xét nghiệm Anti-HCV ngày 16/07/2008 .............. 36
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1. Tần suất viêm gan siêu vi C ở các vùng trên thế giới................. 8
Bảng 3.1. Mô hình plate ELISA HBsAg .................................................. 26
Bảng 3.2. Mô hình plate ELISA Anti-HCV.............................................. 28
Bảng 4.1. Kết quả xét nghiệm HBsAg ..................................................... 37
Bảng 4.2 Tần suất HBsAg (+)trong một số nghiên cứu khác ................... 37
Bảng 4.3. Thống kê số người có HBsAg (+) theo giới tính ...................... 38
Bảng 4.4. Thống kê số người có HBsAg (+) theo độ tuổi ........................ 39
Bảng 4.5. Kết quả xét nghiệm Anti-HCV (+) ........................................... 39
Bảng 4.6. Tần suất Anti-HCV (+) trong một số nghiên cứu khác ............ 39
Bảng 4.7. Thống kê số người có Anti-HCV (+) theo giới tính ................. 40
Bảng 4.8. Thống kê số người có Anti-HCV (+) theo độ tuổi.................... 40


xi


Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Gan là 1 cơ quan hết sức quan trọng đối với cơ thể. Nó đảm nhận hơn 500
nhiệm vụ trong quá trình điều hoà sự sống con người. Vì vậy mà các bệnh lý về gan
thường có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Trong các bệnh về gan thì viêm gan do siêu vi được coi là bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm và là vấn đề y tế toàn cầu. Theo báo cáo của WHO, hiện nay có khoảng 2 tỷ
người trên thế giới đã và đang nhiễm viêm gan siêu vi B, trên 400 triệu người bị viêm
gan siêu vi B mãn tính và có khoảng 3% dân số thế giới (khoảng 170 triệu người)
nhiễm viêm gan siêu vi C mãn tính.
Việt Nam nằm trong vùng lưu hành bệnh viêm gan siêu vi B và C cao. Theo
WHO năm 2000, tần suất nhiễm viêm gan siêu vi B vào khoảng 5 - 15%, hàng năm có
khoảng 35.000 người tử vong vì những bệnh liên quan đến viêm gan siêu vi B. Trong
khi đó tần suất nhiễm HCV theo thống kê năm 1997 là 6,1%.
Vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng cách là việc làm rất cần thiết
để ngăn ngừa sự lây lan và bùng phát của bệnh viêm gan siêu vi B và C. Được sự chấp
thuận của Bộ môn Công nghệ Sinh học trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh và
bệnh viện Chợ Rẫy Tp.Hồ Chí Minh, tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu : “Ứng dụng
kỹ thuật ELISA khảo sát tình hình nhiễm viêm gan siêu vi B (Hepatitis B) và viêm gan
siêu vi C (Hepatitis C) trên người đến khám sức khỏe tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng
4 đến tháng 7 năm 2008”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
 Sử dụng kỹ thuật ELISA để xét nghiệm viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu

vi C trên những người đến khám sức khỏe tại bệnh viện Chợ Rẫy.
 Thống kê số liệu thu được, từ đó xác định tần suất nhiễm viêm gan siêu vi B
và tần suất nhiễm viêm gan siêu vi C; đồng thời xem xét mối liên hệ của bệnh viêm
gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C với giới tính và độ tuổi.

1


1.2.2. Yêu cầu
 Thành thạo thao tác thực hành kỹ thuật ELISA với 2 bộ kit Monolisa
HBsAg Ultra (Bio-Rad) và Monolisa Anti-HCV Plus (Bio-Rad).
 Thống kê, phân tích và đánh giá số liệu bệnh nhân nhiễm viêm gan siêu vi B
và viêm gan siêu vi C theo giới tính và độ tuổi.

2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược về gan
2.1.1. Cấu trúc gan [47]
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể người, nằm ở mạn sườn phải, trong
ổ bụng, bên dưới cơ hoành. Gan mềm, màu đỏ sẫm, nặng khoảng 1,2 - 1,6 kg ở người
trưởng thành.

Hình 2.1. Vị trí gan trong cơ thể
( />
Ngoại trừ vị trí gan nối vào cơ hoành thì toàn bộ bề mặt gan được bao phủ bởi
lớp phúc mạc tạng. Đó là một lớp màng kép, mỏng, có tác dụng làm giảm ma sát giữa

các cơ quan với nhau. Về mặt giải phẫu đại thể, gan được chia thành bốn thùy dựa trên
các đặc điểm bề mặt. Ở mặt trước, dây chằng chia gan thành hai phần: thùy gan trái và
thùy gan phải. Nhìn từ mặt sau, gan còn có hai thùy phụ nằm giữa thùy gan phải và
thùy gan trái. Bốn thuỳ này được cấu tạo từ hàng nghìn tiểu thùy nhỏ hơn có kích
thước khoảng 0,5 - 1 mm. Các tiểu thùy nối với nhau qua các khoảng mô liên kết, nơi
có các nhánh động mạch gan, tĩnh mạch cửa và ống mật. Tiểu thuỳ gồm một mạch ở
trung tâm và các tế bào gan toả ra từ mạch này như nan hoa.
Máu đến gan qua 2 con đường: dòng máu giàu oxy từ tim đến động mạch gan
và dòng máu giàu chất dinh dưỡng từ dạ dày, ruột đến tĩnh mạch cửa gan. Các mạch
máu này chia thành các mao mạch nhỏ đi đến cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho
các tế bào gan. Nhờ đó, gan nhận được nguồn dinh dưỡng cũng như các sản phẩm phụ
3


của quá trình tiêu hoá thức ăn. Lượng máu đến gan chiếm khoảng 1/3 lượng máu của
cơ thể. Các tĩnh mạch gan dẫn lưu máu từ gan và đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới.
Gan có khả năng tái tạo các mô bị mất một cách tự nhiên, chỉ cần còn khoảng
25% tổng thể tích gan là gan có khả năng tự tái tạo trở lại thành một gan nguyên vẹn.
2.1.2. Chức năng gan [28]
Gan đảm nhận hơn 500 nhiệm vụ khác nhau trong cơ thể:
 Gan tổng hợp mật và chứa trong túi mật trước khi đưa vào tá tràng. Mật
giúp nhũ hóa chất béo tại tá tràng để lipase của tụy biến đổi dễ dàng hơn thành các
acid béo và glycerol, những chất này sau đó sẽ được hấp thụ vào máu.
 Gan tham gia vào quá trình chuyển hoá carbohydrate: tổng hợp glycogen,
phân giải insulin và các hormone khác.
 Gan cũng tham gia vào quá trình chuyển hoá lipid.
 Gan sản xuất các yếu tố đông máu thiết yếu như: prothrombin, fibrinogen,
heparin và các chất kháng đông.
 Gan giúp loại bỏ acid amin dư thừa.
 Gan phân giải hemoglobin, tạo sắc tố mật là bilirubin và biliverdin.

 Gan tổng hợp các vitamin A, B12, D và K.
 Gan có khả năng giải độc, vô hiệu hoá các chất độc hại, tiêu hủy hồng cầu
già và các chất bất lợi cho cơ thể.
 Gan còn tham gia vào các đáp ứng miễn dịch: hệ thống lưới nội mô của gan
chứa nhiều tế bào miễn dịch, hoạt động như một hệ thống lọc có khả năng phát hiện
các kháng nguyên lạ trong dòng máu do tĩnh mạch cửa mang đến.
Cho đến nay chưa có một cơ quan nhân tạo hay thiết bị nào có thể đảm trách
toàn bộ chức năng của gan. Vì tầm quan trọng đó mà mọi bất thường dẫn đến bệnh lý
ở gan đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động sống của cơ thể.
2.1.3. Các bệnh lý thường gặp ở gan
Gan có nhiều bệnh lý, thường gặp là các bệnh sau:
 Các bệnh vàng da (hay còn gọi là hoàng đản): là biểu hiện của tình trạng
tăng chất bilirubin trong máu. Nguyên nhân gây vàng da rất đa dạng, chủ yếu là do u
đường mật ngoài gan, ung thư đầu tụy, sỏi đường mật, viêm gan cấp do virus,… [26]

4


 Gan nhiễm mỡ (còn gọi là thoái hoá mỡ gan): Đó là tình trạng mỡ tích tụ
trong gan > 5% trọng lượng gan. Gan nhiễm mỡ có thể do nghiện rượu, bệnh béo phì,
bệnh tiểu đường, hội chứng Reye,… [34]
 Áp xe gan: Là tình trạng nhiễm trùng gây ra ổ mủ bên trong gan, do:[27]
 Amibe: thường là biến chứng của bệnh amibe ở ruột.
 Các vi khuẩn sinh mủ xâm nhập gan qua đường mật, tĩnh mạch cửa,
động mạch gan.
 Nấm.
 Lao gan: Do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra.
 Bọc sán lá gan: Do nhiễm sán lá gan lớn (ở Việt Nam chủ yếu là Fasciola
hepatica, Fasciola gigantica) hay do sán lá gan nhỏ (chủ yếu do giống Clonorchis)
làm gan có một hoặc nhiều bọc sán lá gan, thường mỗi bọc lớn chứa nhiều bọc nhỏ lẫn

trong chất dịch màu mật. [40]
 Viêm gan: Là tình trạng viêm và hoại tử tế bào gan. Có nhiều nguyên nhân
gây viêm gan như virus, rượu, thuốc, chất độc, rối loạn chuyển hoá,... Ở nước ta,
nguyên nhân gây viêm gan phổ biến là do virus. Các loại virus gây viêm gan bao gồm
virus gây viêm gan A, B, C, D, E, G, Cytomegalovirus, Herpes simplex, Varicella
zoster, Epstein-Barr,… và chỉ có virus gây viêm gan B, C, D là có khả năng gây viêm
gan mãn tính và xơ gan nhiều nhất. Trong đó viêm gan B và C là quan trọng nhất do
có nguy cơ cao tiến triển thành xơ gan và ung thư gan.
 Xơ gan: Là một bệnh mãn tính, trong đó tổn thương tế bào gan do viêm,
hoại tử và thoái hóa tế bào lan tỏa. Theo thời gian, các mô xơ sẽ thay thế mô gan lành,
làm biến đổi cấu trúc bình thường của gan thành cấu trúc dạng nốt bất thường. Những
nguyên nhân dẫn đến xơ gan là do siêu vi B, C, D, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng,…[35]

Hình 2.2. Gan bình thường (trái) và gan bị xơ (phải)
( />
5


 Ung thư gan: Ung thư gan nguyên phát (thường tiến triển từ viêm gan siêu
vi B và C) đứng hàng thứ 5 trong số các loại ung thư trên toàn cầu, gây tử vong cho
khoảng một triệu người hàng năm.[37]
2.2 . Lịch sử phát hiện viêm gan siêu vi B và C
2.2.1. Lịch sử phát hiện viêm gan siêu vi B [20]
Vào những năm 1880, một số bệnh nhân bị vàng da (biểu hiện của viêm gan)
sau khi được chích ngừa bệnh đậu mùa. Từ đó, người ta tin rằng bệnh viêm gan cũng
có thể lây qua máu. Họ đưa ra giả thuyết có 2 loại viêm gan: Loại thứ nhất là vi khuẩn
viêm gan nhiễm độc (infectious hepatitis virus) lây qua thức ăn và nước uống; Loại
thứ hai lây qua máu do vi khuẩn viêm gan huyết thanh (serum hepatitis virus).
Những năm 1940, MacCallum, một y sĩ chuyên khoa rối loạn gan đã phát hiện
virus viêm gan siêu vi B (Hepatitis B virus - HBV). Ông nhận thấy những binh sĩ Anh

sau khi được tiêm vaccine trị sốt vàng da sau đó đều bị viêm gan. Vào thời điểm này
vaccine trị sốt vàng da đều được chế từ huyết thanh người. Từ đó ông cho rằng một
dạng virus viêm gan đã nhiễm qua những binh sĩ này từ máu đã nhiễm bệnh. Ông gọi
bệnh nhiễm trong trường hợp này là viêm gan B hay viêm gan huyết thanh.
Năm 1963, Baruch Blumberg phát hiện một loại kháng thể trong máu hai người
Mỹ bị xuất huyết. Kháng thể này chống lại một loại kháng nguyên từ một thổ dân Úc.
Kháng nguyên này được xác định là kháng nguyên bề mặt của HBV (HBsAg).
Năm 1970, HBV được nhận diện dưới kính hiển vi điện tử bởi nhà khoa học
Dane. Phân tử HBV này có kích thước 42 nm, có một vỏ bọc bên ngoài chứa kháng
nguyên HBsAg một nhân bên trong gồm chất DNA và một lõi gọi là HBcAg.
Bác sĩ BlumBerg sau đó đã hợp tác với Irving Millman (một nhà vi sinh) đã
phát triển kỹ thuật phát hiện HBV trong mẫu máu, kỹ thuật này sau đó trở thành
phương pháp để sàng lọc máu nhiễm HBV. Sau đó họ đã nghiên cứu, điều chế vaccine
chống viêm gan siêu vi B và đoạt giải Nobel y học vào năm 1976.
2.2.2. Lịch sử phát hiện viêm gan siêu vi C [10]
Viêm gan siêu vi C đã xuất hiện từ rất lâu. Đến giữa thập niên 1970, Alter và
cộng sự nhận thấy máu sau khi được sàng lọc viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi
A vẫn có khả năng gây viêm gan. Ông gọi các trường hợp bệnh đó là viêm gan không
A không B (non-A non-B hepatitis, NANBH).

6


Năm 1975, tinh tinh (chimpanzée) được sử dụng thành công trong việc làm mô
hình nghiên cứu tác nhân gây NANBH.
Năm 1989, Michael Houghton, Qui-Lim Choo, George Kuo (Chiron) và Daniel
W. Bradley (CDC) và cộng sự đã ứng dụng kỹ thuật tạo dòng cDNA tái tổ hợp nhận
dạng được tác nhân gây NANBH. Đó là một phân tử RNA sợi đơn gồm khoảng 9400
nuclotide và được đặt tên là virus viêm gan C (Hepatitis C virus-HCV).
2.3 . Tình hình lây nhiễm viêm gan siêu vi B và C trên thế giới

2.3.1. Tình hình lây nhiễm viêm gan siêu vi B trên thế giới [49]
Viêm gan siêu vi B có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới, ngay cả ở những
nước phát triển như châu Âu và Mỹ. Năm 2001, tại Mỹ có 7844 trường hợp bị nhiễm
HBV có triệu chứng rõ rệt, CDC đã nhận định có khoảng 78000 người nhiễm HBV
trên toàn nước Mỹ.

Hình 2.3. Bản đồ phân bố tình hình lây nhiễm HBV trên thế giới [20]
Dựa theo tỉ lệ nhiễm HBV có thể chia thành 3 khu vực :
 Khu vực có tỉ lệ nhiễm thấp (< 2% dân số) gồm các nước thuộc châu Ðại
Dương, Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ và Trung Mỹ.
 Khu vực có tỉ lệ nhiễm trung bình (2 - 7% dân số) gồm các nước Nam Mỹ,
châu Âu (trừ phía Tây Âu và Bắc Âu), Nga, vùng Trung Cận Ðông, Nam Á, Bắc Phi.

7


 Khu vực có tỉ lệ nhiễm cao (8 - 20% dân số) gồm châu Phi (trừ Bắc Phi),
Ðông Nam Á và Trung Quốc.
2.3.2. Tình hình lây nhiễm viêm gan siêu vi C trên thế giới [48]
Bảng 2.1. Tần suất viêm gan siêu vi C ở các vùng trên thế giới
Vùng

Tổng dân số
(triệu người)

Tần suất nhiễm

Dân số nhiễm viêm

viêm gan siêu vi C


gan siêu vi C

(%)

(triệu người)

Châu Phi

602

5,3

31,9

Châu Mỹ

785

1,7

13,1

Địa Trung Hải

466

4,6

21,3


Châu Âu

858

1,03

8,9

Đông Nam Á

1500

2,15

32,3

Tây Thái Bình Dương

1600

3,9

62,2

Tổng số

5811

3,1


169,7

Hình 2.4. Bản đồ phân bố tình hình lây nhiễm HCV trên thế giới
( />8


Theo ước tính của WHO thì 3% dân số thế giới (khoảng 170 triệu người) đang
mắc phải căn bệnh viêm gan siêu vi C. Tần suất HCV ở những vùng châu Phi, Địa
Trung Hải, tây Thái Bình Dương cao hơn so với những vùng khác trên thế giới.
2.4 . Sơ lược về HBV
2.4.1 . Cấu trúc HBV [20, 32]

Hình 2.5. Cấu trúc HBV
( />
HBV là loại virus thuộc họ Hepaviridae gây viêm gan. HBV có hình cầu, đường
kính khoảng 42 nm. HBV chủ yếu xâm nhập vào tế bào gan, tuy nhiên 1 số loại tế bào
khác như tế bào bạch cầu cũng có thể nhiễm HBV.
HBV được bao bọc bởi một số loại protein gọi chung là kháng nguyên bề mặt
(HBsAg). Các protein bề mặt này bao bọc lớp nucleocapsid mà trung tâm là kháng
nguyên lõi (HBcAg) và kháng nguyên e (HBeAg). DNA và DNA polymerase của
HBV nằm trong lớp nucleocapsid này. Ngoài ra còn có 1 số loại protein khác (như
protein X). Vai trò của chúng chưa được xác định rõ và vẫn đang được nghiên cứu.
2.4.1.1. HBsAg (Hepatitis B surface Antigen)
HBsAg là tập hợp của 3 loại protein S, M, L. Trong đó protein S chiếm đa số,
protein M chiếm 5 – 10% và protein L chiếm 20%. Ở trong máu, HBsAg có thể tồn tại
ở 3 dạng: kết hợp với các thành phần khác tạo thành hạt virus hoàn chỉnh; hoặc tự kết
hợp với nhau ở dạng cấu trúc hình cầu và cấu trúc hình ống.

9



Hình 2.6. Cấu trúc HBsAg
( />
2.4.1.2. HBcAg (Hepatitis B core Antigen)
Bản chất HBcAg là một protein nhưng không có đoạn peptide tín hiệu nên
chúng không được tìm thấy trong máu. Chỉ có dùng phương pháp sinh thiết gan mới
có thể phát hiện chúng một cách rõ ràng nhất.
2.4.1.3. HBeAg (Hepatitis B e Antigen)
Chức năng của HBeAg đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, người ta
thấy rằng số lượng HBeAg trong máu tăng cao khi HBV nhân lên trong cơ thể. Do đó
người được phát hiện có sự hiện diện kháng nguyên e này trong cơ thể thì nguy cơ lây
nhiễm cao hơn người không phát hiện chúng trong máu.
2.4.1.4. DNA HBV
Bộ gen của HBV được cấu tạo từ một phân tử DNA vòng, mạch đôi có khoảng
3,2 kb. Hai mạch này có chiều dài khác nhau:
 Mạch dài nằm ngoài (ký hiệu L) có tính cực (-). Mạch này tạo nên một vòng
liên tục có chiều dài cố định 3,2 kb và gần như khép kín, có vai trò mã hoá cho các
thông tin di truyền của HBV.

10


 Chuỗi ngắn nằm trong, ký hiệu là S, có tính cực (+), chiều dài thay đổi từ 50
– 100% so với chiều dài của mạch dài.

Hình 2.7. Cấu trúc genome của HBV
( />
Trên genome của HBV có 4 khung đọc mở (Opening Reading Frame - ORF)
mã hoá cho 4 đoạn gen tương ứng, gồm:

 Gen pre-S1, pre-S2 và S: tổng hợp 3 loại protein của HBsAg
 Gen S tổng hợp protein S.
 Đoạn S và Pre-S2 tổng hợp protein M.
 Đoạn S, Pre-S1 và Pre-S2 tổng hợp protein L.
 Gen pre-Core và Core: tổng hợp HBcAg và HBeAg
 Nếu quá trình dịch mã thực hiện suốt chiều dài của đoạn pre-Core và
Core sẽ tổng hợp được HBeAg. Các nucleotide đầu tiên của vùng pre-Core
sẽ mã hóa tạo ra một đoạn peptide tín hiệu. Đoạn peptide này giúp cho
HBeAg được bài tiết qua hệ thống lưới nội bào của tế bào gan, đồng thời
giúp cho HBeAg hòa tan được trong huyết thanh. Vì vậy HBeAg còn được
gọi là kháng nguyên hòa tan.
 Nếu quá trình dịch mã chỉ diễn ra hết đoạn core thì sẽ tổng hợp nên
kháng nguyên lõi (HBcAg). HBcAg không có đoạn peptide tín hiệu nên nó
không được bài tiết ra khỏi tế bào gan, do đó không thể tìm thấy trực tiếp
trong huyết thanh người bệnh.

11


 Gen P: tổng hợp enzyme DNA polymerase của virus.
 Đầu tận cùng N của polymerase trong virus có một acid amin là Tyrosin
tương đối cố định, được sử dụng làm primer cho quá trình tổng hợp DNA
của virus.
 Tiếp theo là vùng “khoảng trống” (spacer) có trình tự thay đổi, nó giúp
cho enzyme không bị mất hoạt tính khi có đột biến xảy ra.
 Kế đến là vùng có hoạt tính của men sao chép ngược, bao gồm một trình
tự các acid amin tương đối cố định là Tyrosin-Methionin-AsparaginAsparagin.
 Đầu tận cùng C là vùng của enzyme Ribonuclease H (RNase H), có chức
năng làm thoái biến mRNA trong lúc tổng hợp DNA.
 Gen X: vai trò của gen này vẫn chưa được xác định chính xác. Người ta cho

rằng gen này liên quan đến sự điều hòa quá trình tăng trưởng của tế bào, do đó có ảnh
hưởng đến tiến trình phát triển thành tế bào ung thư của tế bào gan nhiễm bệnh.
2.4.2. Genotype HBV [42]
Hiện nay người ta đã tìm được 7 dòng HBV khác nhau. Chúng được phân biệt
dựa trên sự khác nhau của HBsAg.
 Dòng A tìm thấy chủ yếu ở Bắc Mỹ, Đông Bắc châu Âu và Trung Phi.
 Dòng B tìm thấy chủ yếu ở Tây Nam châu Á, Trung Quốc và Nhật Bản.
 Dòng C tìm thấy chủ yếu ở Tây Nam châu Á, Trung Quốc và Nhật Bản.
 Dòng D tìm thấy chủ yếu ở miền Nam châu Âu, Ấn Độ.
 Dòng E tìm thấy chủ yếu ở châu Phi.
 Dòng F tìm thấy chủ yếu ở châu Mỹ.
 Dòng G tìm thấy chủ yếu ở Mỹ và Pháp.
Mỗi dòng HBV lại được chia thành những serotype khác nhau.
2.4.3. Chu trình xâm nhiễm của HBV [44]
Chu trình xâm nhiễm của virus vào các tế bào gan
 Khi HBV xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ vượt qua hệ thống bảo vệ và theo
dòng máu đến gan. Khi tiếp xúc được với tế bào gan, lớp vỏ của HBV sẽ bám chặt lấy
tế bào gan, sau đó tiêm phần lõi chứa vật chất di truyền (DNA) vào bên trong tế bào.
 DNA của HBV sẽ di chuyển vào nhân của tế bào chủ.

12


 DNA của HBV chuyển từ dạng vòng sang dạng cccDNA (covalently closed
circular DNA).
 HBV tổng hợp mRNA từ cccDNA. mRNA sau đó sẽ được phóng thích vào
tế bào chất của tế bào chủ.
 Dịch mã tổng hợp các thành phần của HBV.
 Các thành phần gắn kết lại với nhau tạo thành virus hoàn chỉnh phóng thích
ra bên ngoài tiếp tục tấn công vào các tế bào khác.


Hình 2.8. Chu trình xâm nhiễm của HBV
( />
2.5. Sơ lược về HCV
2.5.1. Cấu trúc HCV [3, 4]
HCV thuộc họ Flaviviridae, giống Hepacivirus. Hạt virus có hình cầu, đường
kính 45 - 65 nm, trọng lượng phân tử khoảng 4106 daltons.
Vỏ ngoài virus có bản chất là lipoprotein, chứa các protein E1, E2 tạo thành
phức hợp heterodimer, bao quanh một nucleocapsid có cấu trúc khối đa diện 20 mặt.

13


2.5.2. Genome của HCV [3, 4]
Genome của HCV là một mạch đơn RNA (+) gồm 9400 nucleotid, gồm 3 vùng:
a. Đầu 5’ không mã hoá (5’ NTR - nontranslated region) chứa khoảng 341 đến
344 nucleotid. Đây là vùng ít biến đổi nhất của HCV, có một số cấu trúc uốn lượn
(stemp-loop structures) gồm 27 nucleotide, có khả năng ức chế quá trình giải mã.
Vùng còn lại là vị trí gắn kết với ribosome để bắt đầu quá trình giải mã để tổng hợp
polyprotein tiền chất (IRES- Internal ribosome entry site).

Hình 2.9. Cấu trúc và genome của HCV
( />
b. Vùng được mã hoá: nằm giữa hai vùng 3’ và 5’. Vùng này có 1 khung đọc
mở duy nhất, gồm khoảng 9379 đến 9481 nucletotide, mã hoá cho 1 protein tiền chất
của virus gồm khoảng 3000 acid amin. Polyprotein tiền chất này sẽ được các protease
của HCV và các peptidase tín hiệu của tế bào vật chủ phân cắt thành các protein cấu
trúc và không cấu trúc.

14



×