Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY DÓ BẦU (Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte) BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÀNH, GHÉP CÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY DÓ BẦU (Aquilaria crassna
Pierre ex. Lecomte) BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
CHIẾT CÀNH, GHÉP CÀNH

Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khoá: 2004-2008
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THANH NHÀN

Tháng 9/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY DÓ BẦU (Aquilaria crassna
Pierre ex. Lecomte) BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP
CHIẾT CÀNH, GHÉP CÀNH

Giáo viên hướng dẫn:
Ths.ĐINH TRUNG CHÁNH



Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THỊ THANH NHÀN

Tháng 9/2008


LỜI CẢM TẠ
Thành kính khắc ghi công ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục
con nên người; cám ơn các em đã tin tưởng, yêu thương và tạo mọi điều kiện cho chị
học tập. Con xin cảm ơn ông bà đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ con vượt qua khó khăn
trong cuộc sống cũng như trong thời gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ
nhiệm Bộ môn Công nghệ Sinh học, cùng quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức
cho tôi trong suốt quá trình học tại trường.
Thầy Đinh Trung Chánh đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình
thực hiện khoá luận.
Thầy Lê Đình Đôn cùng các anh ở vườn thực nghiệm bộ môn bảo vệ thực vật
trường đại học Nông Lâm đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khoá luận.
Ban chủ nhiệm cùng toàn thể các thành viên bộ môn cảnh quan hoa viên
trường đại học Nông Lâm đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khoá luận.
Cô Nguyệt, anh Sơn, em Thái và em Tỵ đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện khoá luận.
Các thành viên lớp Công Nghệ Sinh Học 30 đã động viên, giúp đỡ, chia sẻ
những vui buồn trong suốt quá trình học cũng như thực hiện khoá luận.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2008
NGUYỄN THỊ THANH NHÀN


iii


TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
NGUYỄN THỊ THANH NHÀN, trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh, tháng 9/2008. “Nhân giống vô tính cây dó bầu (Aquilaria crassna Pierre ex.
Lecomte) bằng các phương pháp chiết cành, ghép cành”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS. ĐINH TRUNG CHÁNH
Đề tài được thực hiện tại khu thực nghiệm của bộ môn Bảo Vệ Thực Vật và
vườn Cảnh Quan Hoa Viên trường đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh từ tháng
4/2008 đến tháng 9/2008.
Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên RCBD (Randomized
Complete Block Design), nội dung gồm:
- Thí nghiệm khảo sát thời gian ghép thích hợp của cây dó bầu; tiến hành lần thứ
nhất với 2 cây mẹ và 5 nghiệm thức; lần thứ hai với 3 cây mẹ, 6 nghiệm thức. Lần 1
chỉ ghép hông. Lần 2 ghép hông và ghép ngọn đối với hai nghiệm thức 1 và 2, các
nghiệm thức còn lại chỉ ghép hông.
- Thí nghiệm so sánh khả năng sống của chồi ghép giữa cây non và cây già. Vị trí
ghép là ở bên hông và trên ngọn.
- Thí nghiệm khảo sát khả năng ra rễ của cây dó bầu. Bốn nghiệm thức được tiến
hành với ba cá thể cây trồng.
Kết quả thu được như sau:
- Khẳng định được dó bầu có khả năng nhân giống vô tính bằng phương
pháp ghép cành.
- Biết được thời gian ghép thích hợp của mắt ghép khi đã cắt rời khỏi cây mẹ, so
sánh được sức sống của các chồi ghép lấy từ các cá thể cây mẹ, so sánh được vị trí
ghép ở bên hông và trên ngọn.
- So sánh được sức sống của đoạn chồi ngọn và đoạn chồi 1, 2.
- So sánh được hai kiểu ghép là ghép ngọn và ghép hông.
- Khẳng định sức sống của chồi ghép từ cây non (60-70%) là hơn hẳn chồi từ cây

già (13.3-26.7%).
- Đối với cây dó bầu, sau 60 ngày các cành chiết vẫn chưa ra rễ.

iv


SUMMARY
NGUYEN THI THANH NHAN, Nong Lam University, Ho Chi Minh City,
9/2008. “Propagation invitro Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte by provine
and engraftment trees methods”.
Guide teacher: Master ĐINH TRUNG CHÁNH
The topic was done in experiment part of Plant Protection Department and Beautiful
Landscape Garden, Nong lam univesity, Ho Chi Minh city from 4/2008 to 9/2008.
Set up experiment with Randomized Complete Block Design style with terms below:
- Investigate suitable times to graft Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte. It was
carried out the first time with 2 origin trees and 5 treatments, and the second with 3
origin trees and 6 treaments. The first time we just connected at the sides of the trees,
st

nd

and the second with sides and tops of trees for the 1 and 2

treatments. The remain

of treatments only connected sides of trees.
- Compare alive-ability of connection shoot between young trees and old trees.
- Connection positions are sides and tops of the trees.
Investigate root building ability of Aquilaria


crassna Pierre ex. Lecomte. Four

treatments is done with 3 individual trees.
Results of this research:
- Assert that Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte has propagation invitro ability
by engraftment trees method.
- Understand suitable connection time of connection buds after breaking off the
origin trees. Compare the alive- ability of connection shoots from origin trees, and
compare the connection position between side and top of the trees.
- Compare the alive- ability between top shoots and shoot 1, 2 of the trees.
- Compare 2 styles connection are top conncetion and side connection.
- Assert that the alive - ability of shoots connection from young trees (60-70%) are
better than shoots connection from old trees.
- With Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte, after 60 days extract branches of the
trees still haven’t taken root.
v


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm tạ...................................................................................................................... iii
Tóm tắt khoá luận.......................................................................................................... iv
Summary ........................................................................................................................ v
Mục lục.......................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt........................................................................................... viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix
Danh sách các hình......................................................................................................... x
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................... xi
Chương 1. GIỚI THIỆU.............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1

1.2. Mục đích và yêu cầu................................................................................................ 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................... 4
2.1. Tổng quan về chiết cành, ghép cành ...................................................................... 4
2.1.1. Chiết cành ............................................................................................................ 4
2.1.2. Ghép cành............................................................................................................ 4
2.2. Đặc điểm sinh thái và sinh học của cây dó bầu (Aquilaria crassna) ...................... 8
2.2.1. Phân loại và tên khoa học..................................................................................... 8
2.2.2. Mô tả thực vật..................................................................................................... 10
2.2.3. Đặc điểm về sinh thái và sinh học...................................................................... 11
2.2.3.1. Đặc điểm sinh thái........................................................................................... 11
2.2.3.2. Đặc điểm lâm sinh học .................................................................................... 12
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự hình thành trầm trên cây dó bầu ............................. 12
2.3.1. Mô tả đặc điểm của trầm hương......................................................................... 12
2.3.2. Các yếu tố liên quan đến sự hình thành trầm hương.......................................... 13
2.4. Tình hình nghiên cứu cây dó bầu .......................................................................... 14
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 17
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu......................................................................... 17
vi


3.2. Vật liệu .................................................................................................................. 17
3.2.1. Đối với chiết cành .............................................................................................. 17
3.2.2. Đối với ghép ....................................................................................................... 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 18
3.3.1. Đối với chiết cành .............................................................................................. 18
3.3.2. Đối với ghép cành .............................................................................................. 20
3.4. Xử lý số liệu .......................................................................................................... 24
3.5. Dụng cụ và thiết bị ................................................................................................ 24
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................. 25
4.1. Thí nghiệm khảo sát khả năng ra rễ của cây dó bầu ............................................. 25

4.2. Thí nghiệm khảo sát thời gian ghép thích hợp của cây dó bầu ............................. 25
4.3. Thí nghiệm so sánh khả năng sống của chồi ghép giữa cây già và cây non ......... 36
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 41
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 41
5.2. Đề nghị .................................................................................................................. 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 42
PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NT

Nghiệm thức

LSD

Least Significant Difference Test

Ctv

Cộng tác viên

LLL

Lần lặp lại

viii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Bố trí thí nghiệm chiết cành......................................................................... 20
Bảng 3.2. Bố trí thí nghiệm ghép cành lần thứ nhất..................................................... 21
Bảng 3.3. Bố trí thí nghiệm ghép cành lần thứ hai....................................................... 23
Bảng 3.4. Bố trí thí nghiệm so sánh khả năng sống của chồi ghép giữa cây non
và cây già...................................................................................................................... 23
Bảng 4.1. Số cây sống của các nghiệm thức của cây A1 theo thời gian ...................... 25
Bảng 4.2. Số cây sống của các nghiệm thức của cây B1 theo thời gian ...................... 26
Bảng 4.3. Số cây sống của các nghiệm thức trong lần thí nghiệm hai, ghép
hông .............................................................................................................................. 27
Bảng 4.4. Tỉ lệ (%) chồi sống của các nghiệm thức sau 5 ngày .................................. 29
Bảng 4.5. Tỉ lệ (%) chồi sống của các nghiệm thức sau 7 ngày .................................. 30
Bảng 4.6. Tỉ lệ (%) chồi sống của các nghiệm thức sau 9 ngày .................................. 31
Bảng 4.7. Tỉ lệ (%) chồi sống của các nghiệm thức sau 11 ngày................................. 31
Bảng 4.8. Tỉ lệ (%) chồi sống của các nghiệm thức sau 13 ngày ................................ 32
Bảng 4.9. Số cây sống của các nghiệm thức trong lần thí nghiệm hai, ghép
ngọn .............................................................................................................................. 32
Bảng 4.10. Số cây sống của cây non và cây già theo thời gian trong trường
hợp ghép ngọn .............................................................................................................. 36
Bảng 4.11. Số cây sống của cây già và cây non trong trường hợp ghép hông............. 39

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cây dó bầu...................................................................................................... 9
Hình 3.1. Chuẩn bị giá thể chiết cành .......................................................................... 17

Hình 3.2. Khử trùng giá thể ở 600C.............................................................................. 17
Hình 3.3. Cây dó bầu dùng để chiết cành..................................................................... 18
Hình 3.4. Cách lột khoanh vỏ....................................................................................... 18
Hình 3.5. Mô hình tạo mô sẹo...................................................................................... 18
HÌnh 3.6. Cách bó bầu.................................................................................................. 19
Hình 3.7. Các cây dó bầu dùng làm gốc ghép.............................................................. 20
Hình 3.8. Mô hình ghép hông cây dó bầu .................................................................... 24
Hình 3.9. Mô hình ghép ngọn cây dó bầu .................................................................... 24
Hình 4.1. Cây ghép hông sau 1 tháng .......................................................................... 29
Hình 4.2. Các cây ghép ngọn sống tốt sau 60 ngày ..................................................... 34
Hình 4.3. Chồi ghép bị hoại tử hoàn toàn sau 7 ngày .................................................. 37
Hình 4.4. Chồi ghép bị hoại tử phần ngọn vẫn có khả năng đâm chồi ........................ 37
Hình 4.5. Các chồi non sống và đâm chồi mới sau 18 ngày ghép ngọn ...................... 38
Hình 4.6. Cây non trong trường hợp ghép hông đâm chồi sau 15 ngày ...................... 40

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1. Sức sống của các chồi ghép của cây A1 theo thời gian ........................... 25
Biểu đồ 4.2. Sức sống của các chồi ghép của cây B1 theo thời gian ........................... 26
Biểu đồ 4.3. Sức sống của chồi ghép khi ghép hông theo thời gian ............................ 28
Biểu đồ 4.4. Sức sống của chồi khi ghép ngọn theo thời gian ..................................... 33
Biểu đồ 4.5. Sức sống của cây già và cây non theo thời gian, trong trường
hợp ghép ngọn .............................................................................................................. 36
Biểu đồ 4.6. Sức sống của cây già và cây non theo thời gian, trong trường
hợp ghép hông .............................................................................................................. 39

xi



Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trầm hương là một loại đặc sản rừng có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Ấn
Độ, được biết đến qua nhiều thế kỷ trong các nền văn minh Châu Á và Trung Đông
như là một sản phẩm quý, hiếm, gắn liền với nền văn hoá phương đông. Các giá trị về
hương liệu và dược liệu của trầm hương được nhiều tài liệu cỗ ghi nhận và cho đến
nay, nó vẫn là một loại vật liệu quý hiếm. Gần đây, tính chất quý hiếm và giá trị kinh
tế lớn của loại sản phẩm đặc sắc này đã thu hút sự chú ý gây trồng và nghiên cứu kích
thích tạo trầm của nhiều người, không chỉ ở Việt Nam mà cả trong nhiều nước châu Á
(Đinh Trung Chánh, 1998).
Một lít tinh dầu trầm có giá đến 50.000 đô la Mỹ (Hơn 750 triệu đồng), nhưng
nếu có xuất xứ từ Việt Nam giá có thể lên đến 1 tỉ đồng bởi trầm hương Việt Nam có
chất lượng cao hơn tiêu chuẩn quốc tế” – ông Hoàng Văn Được – Tổng thư ký hiệp
hội Tinh dầu – Hương liệu – Mỹ phẩm Việt Nam, khẳng định như vậy trong hội nghị
về cây trầm hương với sự bảo trợ của tổ chức dự án mưa rừng nhiệt đới (TRP – một tổ
chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hà Lan). Với cái giá như vậy, có thể nói trầm hương
là một thị trường rất có tiềm năng (Theo thời báo kinh tề Sài Gòn, số 45-2004, ra
ngày 4/11/2004, trích dẫn từ />Ông Trần Quốc Cừ, một nông dân có kinh nghiệm gần 20 năm tạo trầm trên
cây dó bầu ở tỉnh Phú Yên đã cho biết: “Trồng cây dó bầu có thể thu lãi hàng tỷ
đồng/hécta”. Trước đây, việc khai thác trầm hoàn toàn dựa vào cây dó bầu mọc trong
rừng. Nay cây dó bầu đã được các chủ vườn trồng và chăm sóc rất kỹ để khai thác
trầm. Trầm hương có trên cây dó bầu là do cây bị thương đã tiết ra mủ để bao bọc vết
thương và tạo thành trầm hương. Khi trầm hương tích tụ lâu ngày sẽ thành kỳ nam (có
giá trị đắt hơn nhiều lần so với trầm hương). Trầm hương và kỳ nam được chưng cất
lấy tinh dầu phục vụ cho ngành công nghiệp hương liệu mỹ phẩm như pha chế nước
hoa cao cấp, sản xuất xà bông… Trầm hương còn được sử dụng trong y khoa (cả

1


Đông lẫn Tây y) và chế tác đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp. Chính do nó có nhiều công
dụng và khá đặc biệt như vậy nên giá trầm hương trên thị trường trong ngoài nước rất
cao. Tại thị trường TP.Hồ Chí Minh hiện nay, 1 kg trầm hương loại nhất khoảng 45
triệu đồng, trầm hương loại 6 (loại thấp nhất) cũng trên 3 triệu đồng/kg. Riêng giá của
kỳ nam không dưới 100 triệu đồng/kg (Theo báo Đồng Nai số 938, ra ngày
30/11/2004, trích dẫn từ />Từ năm 1991 trở về trước, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 10-15 triệu đô
la Mỹ trầm hương. Vì có giá trị cao nên nguồn trầm trong tự nhiên đã bị khai thác gần
như cạn kiệt. Hiện nay, bằng phương pháp nhân tạo, trầm hương Việt Nam đang có cơ
hội trở lại thời thịnh vượng… (Theo thời báo kinh tế Sài Gòn , số 45-2004, ra ngày
4/11/2003, trích dẫn từ />Từ những lý do trên cho thấy việc nghiên cứu nhân giống vô tính cây dó bầu là
rất cần thiết. Nhân giống vô tính gồm có tách cây, giâm cành, chiết cành, ghép cành,
nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Dó bầu rất khó giâm cành.
Tách cây đơn giản, giữ được tính ưu việt của cây mẹ, bộ rễ phát triển, dễ sống
và mọc nhanh. Song, chỉ thích hợp với các loài cây bụi và cây có rễ chùm (Theo
Nguyễn Hữu Dũng, trích dẫn từ
).
Nuôi cấy mô có ưu điểm lớn: nhân nhanh giống; thực hiện đối với những cây
khó nhân giống bên ngoài, cây quí hiếm; không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh,
thời vụ. Song, số lượng mẫu lớn, hoá chất, trang thiết bị phòng thí nghiệm tốn kém,
điều kiện bảo quản nghiêm ngặt…
Chính vì vậy, chúng tôi chọn nhân giống vô tính bằng chiết cành và ghép cành;
là phương pháp trung gian giữa các phương pháp trên. Mặt khác, người dân có thể sử
dụng kỹ thuật tương đối đơn giản để thực hiện phương pháp nhân giống này.
1.2. Mục đích và yêu cầu
 Mục đích:
Di thực các dòng dó bầu đặc sắc có khả năng tạo trầm và bảo tồn các đặc tính

tốt do bảo tồn được nguồn gen của chúng.

2


 Yêu cầu:
Xác định thời gian ghép thích hợp của chồi ghép sau khi đã cắt rời
khỏi cây mẹ.
Đánh giá khả năng sống của chồi ghép sau khi được ghép vào gốc ghép.
So sánh khả năng sống của chồi từ cây non và chồi từ cây già.
Đánh giá khả năng ra rễ của cành chiết.

3


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về chiết cành, ghép cành
2.1.1. Chiết cành
- Làm ra rễ một cành hoặc một đoạn cành vẫn nằm trên cây, sau đó tách ra
khỏi cây và trồng thành cây mới. Chiết cành tạo cây con mang đầy đủ đặc diểm di
truyền của cây mẹ; cây ra hoa, kết qua sớm; thời gian tạo giống ngắn hơn gieo hạt hay
giâm cành (cây chiết dễ ra rễ do lợi dụng được sức sống của cây mẹ) nhưng hệ số
nhân giống thấp hơn so với giâm cành; cây chiết mau cỗi hơn cây giâm
cành và cây ghép.
- Thời vụ chiết: mùa mưa là thời gian thuận lợi để chiết cành. Khí hậu ẩm và
nóng là môi trường thuận lợi để tạo hệ thống rễ.
- Chọn cành chiết: chọn một thân hay một nhánh vừa có thêm nhánh mới (các
đoạn này dễ mọc rễ). Cành nhỏ khả năng ra rễ tốt hơn cành to, sinh trưởng mạnh hơn,

nhưng chiết cành nhỏ quá thì cành dễ gãy, không mang nổi bầu đất.
- Cách chiết: lột một vòng vỏ của cây mẹ chỗ muốn cắt rời ra sau này, chiều
dài khoanh vỏ bằng 2-3 lần đường kính cành chiết. Loại bỏ bề dày của lớp vỏ sát với
phần gỗ của cành chiết bằng cách cạo sạch lớp vỏ trắng. Để một ngày cho khô nhựa,
lau sạch rồi bôi vôi. Nước và nhựa cây bị cản trở lưu thông và rễ sẽ mọc ra ở phần
thân cây trên vùng vỏ bị lột. Nếu cây khó ra rễ, dùng thuốc kích thích sinh trưởng bôi
vào vết cắt.
- Cách bó bầu: Lấy đất bùn, than bùn hoặc rễ lục bình khô tẩm nước bao chung
quanh chỗ lột vỏ thành một bầu tròn dày gấp 3 lần đường kính của nhánh chiết. Bọc
lại bằng một miếng nylon có đục lỗ cho thoáng, quấn dây chung quanh để giữ đất cho
chặt, nên để hở phía trên để tưới nước. Khi có nhiều rễ ló ra khỏi bọc đất thì cắt cành
chiết khỏi thân cây mẹ, đem trồng ra giỏ, chậu để ở chỗ ít nắng khoảng 2 tuần lễ, sau
đó đem dần ra ngoài nắng.
2.1.2. Ghép cành
 Giới thiệu về ghép cây:
4


+ Ghép cây là một kỹ thuật kết hợp hai hay nhiều cây lại
với nhau, đã được áp dụng qua nhiều thế kỷ. Dùng bộ phận sinh dưỡng của một cây
(cành ghép, mắt ghép) gắn lên một cây khác (gốc ghép). Gốc ghép phải có sức sống
mạnh, trồng dễ dàng, sinh sản mạnh, thường là cây mọc hoang của cùng một
loài với cành ghép hay mắt ghép.
+ Tài liệu xưa của Trung Hoa, Hy Lạp và La Mã đã đề cập đến ghép cây kể cả
trong kinh thánh. Theo Thouin, 1821, vào đầu thế kỷ 19 người ta đã biết đến hơn 100
kỹ thuật ghép cây khác nhau (Trích dẫn Đinh Trung Chánh, 2008).
+ Đầu tiên ghép cây đã được áp dụng đối với cây trồng quan trọng về văn hoá
và kinh tế. Các thế kỷ sau đó người ta ghép cây trang trí như hoa hồng cũng như các
loài thực vật khác đã được lan truyền vào kỹ thuật làm vườn ở châu Âu. Ở vùng nhiệt
đới, ghép cây được sử dụng cho một số ít tương đối các loài cây có giá trị thương mại

như xoài, chanh, cam, cao su, bơ….Ghép cây là một biện pháp nhân giống vô tính
tương đối tốn công sức và đòi hỏi người làm vườn có trình độ và kỹ năng để thành
công (Đinh Trung Chánh, 2008).
 Nguyên tắc: phần ghép và gốc ghép phải cùng loài, cùng giống hay cùng họ.
 Đặc điểm: ghép cây giúp tạo giống thích hợp với điều kiện đất đai, môi trường
địa phương. Cây ghép mau ra hoa kết quả. Cây mạnh nhờ gốc ghép mạnh. Ghép cây
tạo ra nhánh mới ở vị trí mong muốn trên gốc ghép và cành ghép vẫn mang đầy đủ
đặc điểm di truyền của cây mẹ.
Tuy nhiên, phần ghép dễ bị gãy, đời sống ngắn hơn cây trồng từ hạt, không áp dụng
cho cây có vỏ quá sần sùi.
 Mùa ghép: ghép cây lúc khí hậu ấm, cây tăng trưởng mạnh, nhiều nhựa, chồi
mọc nhiều nhưng chưa hoạt động tích cực (Trần Thị Dung, 2007).
 Lý do ghép:
- Để nhân giống một cây mà nó không thể tái sinh bằng hữu tính hay các biện
pháp vô tính khác.
- Để tạo một cây kết hợp các đặc điểm tốt của một cá thể cây này với gốc của
một cá thể khác.
- Để giảm thời gian mà cây cần để thành thục, ra hoa kết quả.

5


- Để làm trẻ hoá các cây già nua qua việc ghép các vật liệu còn trẻ, cải thiện từ
các cây khác.
- Để chữa trị các khuyết tật gây ra do một bộ phận nào đó của cây.
- Để khám phá ra các bệnh do vi trùng gây nên.
 Sinh lý học của ghép cây:
- Một chồi ghép thành công không những là sự tái ổn định vật lý của một cây bị
thương tổn mà nó còn có chức năng của một bộ phận nối liền hai mô phân sinh và mô
tế bào gỗ với nhau.

- Tiến trình liền lặn vết thương của một chồi ghép như sau:
+ Sắp thành hàng các tế bào của tầng phát sinh. Điều quan trọng là hai tầng
phát sinh của hai bộ phận phải tiếp xúc trực tiếp với nhau.
+ Tiến trình liền vết thương: Các mô chết (màu đen) sẽ xuất hiện ở các tế bào
bị tổn thương do vết cắt gây ra.
+ Tiến trình hình thành mô sẹo: Phần kế tiếp vết thương là các tế bào phân sinh
của tượng tầng cambium sẽ nhân lên một số lượng lớn tế bào nhu mô tạo nên mô sẹo
tạo một cầu nối cơ giới giữa chồi và gốc ghép.
+ Sự thành lập tượng tầng cambium: Một vài tế bào mô sẹo sẽ sắp xếp ngang
hàng với lớp tượng tầng của chồi và gốc ghép, và tiếp tục phân sinh để tạo nên các tế
bào phân sinh mới.
+ Sự thành lập mô mạch.: Các tế bào thứ sinh của mô phân sinh và mô lõi
được hình thành từ các tế bào phân sinh này, sau cùng các mô mạch được hình thành
nối liền 2 cây với nhau.
- Điều kiện để hàn vết ghép
+ Các lớp tượng tầng của cả chồi và gốc ghép phải tiếp xúc trực tiếp với nhau
để tạo điều kiện thành lập các tế bào mới.
+ Các tế bào mới thành lập có vách tế bào tương đối mỏng và không thể bảo vệ
chồi chống lại khô hạn, do vậy vết ghép cần phải được giữ ẩm. Tuy vậy, vết cắt cũng
cần thoáng khí vì đây là một hiện tượng sinh lý có cường độ hoạt động cao.
+ Nhiệt độ xung quanh sẽ ảnh hưởng đến tiến trình hàn gắn vết ghép. Nhiệt độ
tối hảo nằm giữa 15 đến 300C.

6


+ Vệ sinh vô trùng sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của
ghép cây.
+ Hoạt động sinh lý của cây cho chồi ghép và cây cho gốc ghép cũng chi phối
đến tiến trình hàn gắn vết thương. Thời điểm này xảy ra trước hay sau khi đâm chồi

đối với cây ôn đới, còn đối với cây nhiêt đới giai đoạn ngay trước khi có trận mưa đầu
mùa là thời điểm thích hợp nhất để ghép cây.
- Các mối liên quan giữa chồi ghép và gốc ghép.
+ Một nguyên nhân quan trọng để ghép cây là sử dụng mối ảnh hưởng của gốc
ghép đối với chồi ghép về khía cạnh chịu đựng với sâu bệnh hại, sinh trưởng hay phát
triển. Nhưng tất cả các giải thích đều không chặt chẽ và thay đổi tuỳ theo từng loài.
+ Một giải thích thông thường nhất là sự liên kết các mô mạch đã chuyển các
chất đồng hoá và sản phẩm dự trữ, cũng như các chất nội điều tiết sinh trưởng và các
chất khác (ảnh hưởng tăng trưởng, tính chất ra hoa hay kết quả) ảnh hưởng lên hay
xuống trên cây như chất kích thích phân chia tế bào (cytokinin) thường được tạo ra ở
đầu rễ và chuyển từ dưới lên trong cây ảnh huởng của gốc ghép đến chồi ghép.
+ Người ta cũng cho rằng sự hàn gắn vết ghép cây có thể là kết quả trong hiện
tượng làm suy yếu các mạch dẫn khiến lượng nước và các chất điều tiết sinh trưởng
chuyển đến ít, do đó đưa đến tình trạng bị ức chế nhẹ khiến cây có thể trổ hoa rất sai.
Thí dụ biện pháp tự ghép (ghép chồi vào gốc ghép của một cây) đã gia tăng năng suất
quả rõ rệt.
+ Chồi ghép cũng có một ảnh hưởng đến gốc ghép. Những ảnh hưởng này lại
không được mong muốn, thí dụ như bệnh cây do vi trùng từ chồi ghép sẽ làm cho gốc
rễ bị nhiễm bệnh theo.
- Sự bất tương thích
Sự bất tương thích trong ghép cây thường được coi như là sự từ chối chấp nhận việc
ghép của cây từ các bộ phận thực vật. Một nguyên lý chính: chồi ghép có phân loại
thực vật càng gần với gốc ghép, cơ hội thành công của ghép cây càng lớn.
Các hiện tượng phổ biến của sự bất tương thích là:
+ Không hàn gắn được vết ghép thành công.
+ Các cây rụng lá sớm, giảm tăng trưởng do ngọn bị chết dần và sức
khoẻ kém của cây.
+ Cây chết sớm sau vài năm hay khi còn nuôi dưỡng trong vườn ươm.
7



+ Tỉ lệ sinh trưởng khác biệt rõ ràng hay sức sống khác nhau giữa chồi và gốc
ghép, sinh trưởng quá nhanh ở trên hay dưới chỗ ghép.
+ Khác biệt giữa chồi và gốc ghép khi sinh trưởng trở lại sau kỳ ngủ hay do
hạn hán hoặc nhiệt độ thấp.
+ Các phần ghép bị tách rời rõ ràng sau một thời gian.
Sự bất tương thích càng lớn theo thứ tự: ghép trong một dòng vô tính, giữa các
dòng vô tính với nhau, các loài trong một chi thực vật. Tuy nhiên vẫn có sự biến động
lớn giữa các loài (Đinh Trung Chánh, 2008).
 Cách ghép:
- Ghép ngọn: cắt ngang gốc ghép (cách mặt đất 6 cm), chẻ dọc gốc ghép làm
hai, cắt vát ngọn ghép, nhét cành ghép vào gốc ghép, quấn dây nilon.
- Ghép áp: vỏ của gốc ghép và cành ghép được gọt đi một phần, áp hai cây vào
nhau rồi cột lại. Gốc ghép và cành ghép được trồng ngay kề bên nhau trong một chậu
hay hai chậu khác nhau.
- Ghép hông: cành ghép được gắn lên gốc ghép. Khi cành ghép phát triển được
thì cắt bỏ phần thân của gốc ghép ngay trên cành ghép.
- Ghép mắt: cắt chữ T trên gốc ghép, cắt rời một chồi làm mắt ghép, đặt mắt
ghép vào chữ T, quấn dây nilon, chừa chồi ra.
Sau khi ghép xong phải tránh gió mạnh, nắng gắt cho cây và tưới nước đầy đủ
(Trần Thị Dung, 2007).
2.2. Đặc điểm về sinh thái và sinh học của cây dó bầu (Aquilaria crassna)
2.2.1. Phân loại và tên khoa học
- Họ: Trầm hương (Thymelaceae)
- Tên địa phương /Tên thường gọi: dó bầu, dó trầm, trầm, trầm hương, cây tóc.
- Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre ex. Lecomte
Cây dó bầu được chính thức đặt tên khoa học và công bố dựa vào mẫu vật do
nhà thực vật người Pháp là Pierre thu nhập tại đảo Phú Quốc (Việt Nam) và núi Aral
tỉnh Samrongtong (Combodia) vào tháng 5 năm 1870. Pierre dựa vào tên theo tiếng
Combodia là Krassna để đặt tên cho cây dó bầu là Aquilaria crassna, nhưng đó chỉ là

tên trầm (nomen nudum ) chưa có bảng mô tả và việc công bố chưa được xem là hợp
thức. Sau đó, Henri Lecomte trong bộ sách thực vật chí Đông Dương (Flore general

8


de L’ Indochine ) lần đầu tiên mô tả loài thuộc chi Aquilaria ở Đông Dương , công bố
chính thức trong tạp chí Thực vật học của Pháp năm 1914 và xếp chi này vào họ trầm
hương (Thymelaceae) (Lecommte H., Gagnepain F., 1910-1921, Nguyễn Hiền, Võ
Văn Chi,1991).

Hình 2.1. Cây dó bầu
- Các loài liên quan: chi Aquilaria được ghi nhận có trên 25 loài phân bố ở Nam Á và
Đông Nam Á.
Theo Phạm Hoàng Hộ (1992) ghi nhận thì ở Việt Nam, chi Aquilaria thuộc họ
Thymelacea có 3 loài (Trích Lê Công Kiệt, 2005) được định danh là:
+ Aquilaria crassna, Pierre ex. Lecomte: dó bầu, trầm, trầm hương (có ở Việt
Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan). Riêng ở Việt Nam thì:
 1874-1877: Pierre ghi nhận có ở Phú Quốc.
 1920: Poilance ghi nhận có ở Nha Trang (triền đông nam núi Vọng Phu,
trong rừng ở độ cao 600m), Ninh Hoà (Bến Trạm), Quảng Trị (Láng
Khoai).
 1987: Lê Công Kiệt ghi nhận có ở An Giang (Bảy Núi).

9


+ Aquilaria baillonii, Pierre ex Lamarck: là loài đặc hữu ở Việt Nam và
Cumpuchia; trong rừng ẩm, trên núi đá granit, từ độ cao 200 - 900m.
 1870: Pierre ghi nhận có ở Kompong Speu (trên núi Krervanh).

 Poilane ghi nhận có ở Thừa Thiên (núi Bạch Mã - độ cao 1500m và Lăng Cô ).
 Chevalier: ghi nhận ở Quảng Nam , Đà Nẵng.
Nhưng đến nay, vẫn chưa tìm được loài này ở các nơi đã được thu mẫu.
Aquilaria baillonii cho trầm hương chất lượng cao (Ng et al.,1997).
+ Aquilaria banaensis Pham Hoang (Phạm Hoàng Hộ: là loài đặc hữu trung
nam bộ Việt Nam: ở rừng ẩm, trên đất sét có sỏi.
 1927: Poilane ghi nhận có ở Đà Nẵng (núi Bà Nà-độ cao 900m). Hiện nay, chỉ
còn mẫu vật duy nhất lưu trữ ở viện bảo tàng thiên nhiên Quốc Gia Paris. Khác với
hai loài trên do trái chỉ có một hạt và do hình thái của hạt.
Năm 2005, Lê Công Kiệt, thuộc trường đại học Khoa Học Tự Nhiên, đại
học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh đã phát hiện một loài Aquilaria mới ở Việt
Nam, đó là:
+ Aquilaria rugosa L.C.Kiet ex Kessler (BLUMEA /50/, 2005, 135-141) ghi
nhận có ở tỉnh Kontum, Việt Nam (Sa Thầy). Đây là loài Aquilaria có gân lá và dạng
trái khác biệt so với các loài trên.
2.2.2. Mô tả thực vật
- Dó bầu (Aquilaria crassna) là loài cây gỗ lớn thường xanh, cao khoảng 2040m, đường kính ngang ngực có thể đạt từ 50-80 cm (ở núi Cấm, An Giang - đường
kính 60 cm). Vỏ cây màu xám, bề dày độ 2-4 mm, có nhiều sợi, dài, bền, có thể bóc
từng lớp mỏng nên có thể sử dụng làm giấy theo phương pháp cổ truyền. Cành non
phủ lông mềm, màu vàng xám.
- Gỗ màu vàng nhạt hoặc trắng, không phân biệt giác - lỏi, mềm, nhẹ (tỉ trọng
d=0.395). Lá đơn, mọc cách, phiến mỏng, dạng thuôn-bầu dục, giống hình nêm, mũi
hình ngọn giáo, dài 6-15 cm, rộng 2-5 cm, có phổng lên thành vòng; mặt trên màu
lục, sáng bóng và nhẵn; mặt dưới màu nhạt hơn và có lông mềm. Cuống lá dài 4-5
mm, có lông mịn.

10


- Hoa tự hình tán, máu trắng, lưỡng tính, thường mọc thành chùm ở nách lá,

đài hoa hình chuông có lông ở miệng. Hoa thường xuất hiện vào khoảng tháng 2-3
dương lịch.
- Quả nang hình trứng ngược dài 3-5 cm, rộng 2-3 cm, có lông xám dày, mịn.
Khi chín, quả khai hình hai mảnh, có 1-2 hạt màu đen.
- Cây bắt đầu cho quả từ 4-5 tuổi. Dó bầu thường ra hoa, kết quả hàng năm,
nhưng chu kì sai quả là 2 năm một lần-có năm sai quả thì hầu như năm kế tiếp chỉ
xuất hiện thưa thớt trên một số cành. Tuỳ theo điều kiện thời tiết ở mỗi vùng mà thời
điểm ra hoa, kết quả của cây dó bầu khác nhau như: ở các tỉnh phía nam Việt nam,
cây bắt đầu ra hoa vào tháng 2, quả chín vào tháng 5-6 dương lịch; ở các tỉnh miền
Trung, cây trổ hoa vào tháng 3 và cho quả chín vào tháng 6-7 dương lịch.
2.2.3. Đặc điểm về sinh thái và sinh học
2.2.3.1. Đặc điểm sinh thái
Cây dó bầu (Aquilaria crassna) phân bố nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam,
Kampuchia, Lào và Thái Lan (Vũ Văn Cầu và Vũ Văn Dũng, 1987; Somkid,
Siripatanadilok, 1991; Lê Văn Ký, 1996). Ở Việt Nam, cây dó bầu mọc rải rác ở
nhiểu tỉnh từ Bắc chí Nam như Quảng Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình, Thanh Hoá,
Quảng Bình, Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Qui Nhơn, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình
Thuận, Lâm Đồng, An Giang, Kiên Giang (Kiên Lương, Phú Quốc)…
- Bình Trị Thiên (có ở Cam Lộ, A Sao, A Lưới ,Thanh Sơn, vùng đèo Hải Vân,
Láng Khoai)
- Quảng Nam (vùng Tiên Phước, Trà My)
- Bình Định (từ vùng núi Qui Nhơn đi vào)
- Quảng Ngãi
- Khánh Hoà, Phú Yên (Vạn Giã, Tân Định, An Thành, Duyên Khánh)
- Bình Thuận có ở vùng núi giáp ranh giới Lâm Đồng
- Lâm Đồng có ở vùng giáp ranh giới Bình Thuận (Đơn dương, Di Linh)
- Gia Lai (Chư Prông, Plei Me)
- Kum Tum (Sa Thầy)
- An Giang (vùng Bảy núi)
- Kiên Giang (Hà Tiên, đảo Phú Quốc)


11


Nhìn chung, dó bầu là cây trung tính thiên về ưa sáng, mọc rải rác trong các
khu rừng ẩm nhiệt đới nguyên sinh hoặc thứ sinh có độ tàn che 0,5 – 0,6. Dó bầu
phân bố ở độ cao 50-1000m (có khi lên đến 1200m), nơi cao nhất có gặp cây dó bầu ở
Việt Nam là trên núi Chu Yang Sinh (Daklak). Cây dó bầu tự nhiên thường mọc riêng
lẽ, có khi cũng mọc thành từng đám 5-6 cây.
Cây dó bầu thích hợp với nhiệt độ từ 15 0 C–30 0C chịu đựng được điều kiện
nhiệt độ có phổ biến động rộng 15-36 0C ban ngày và 5-250 C ban đêm, thích hợp
nhất ở nhiệt độ 22-29 0 C, lượng mưa cả năm từ 1200 mm trở lên, mùa khô có
từ 3-5 tháng.
Dó bầu là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu ngập úng. Ẩm độ thích hợp vào
khoảng 80%. Khi còn nhỏ khả năng chịu hạn kém nếu thiếu độ ẩm cây sẽ ngừng sinh
trưởng hoặc chết. Việc duy trì độ ẩm cho cây vào mùa nắng là quan trọng nhất, là giai
đoạn 2-3 năm tuổi. Khi cây đã lớn việc tưới nước cho cây là không cần thiết vì bộ rễ
đã ăn sâu vào trong đất. Cây dó bầu khi còn nhỏ rất thích hợp trong điều kiện râm
mát.
Cây dó bầu ít kén đất, thích hợp hầu hết các loại đất: đất đỏ xám, đỏ vàng, đất
feralit và cả đất phù sa lên líp (để trồng cây ăn trái ở đồng bằng sông Cửu Long).
2.2.3.2 Đặc điểm lâm sinh học
Theo Lê Mộng Chân và CTV (1995), dó bầu là loài cây mọc nhanh lượng tăng
trưởng được ghi nhận 1-1,2 m/năm về chiều cao và 1,2-2,5 cm/năm về đường kính.
Cây trồng 4-5 tuổi bắt đầu có thể ra hoa và quả. Dưới tán rừng thứ sinh, cây dó bầu tái
sinh kém, hầu như không gặp cây mạ, thường chỉ gặp cây dó bầu tái sinh trong các
trảng trống trong rừng, bìa rừng hoặc ven đường. Ngoài dó bầu có khả năng tái sinh
chồi tốt trong mùa nằng. Nếu lấy hạt gieo ươm đúng kỹ thuật thì tỉ lệ nảy mầm có thể
lên trên 85 % (Trích dẫn Đinh Trung Chánh, 1998).
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng lên sự hình thành trầm trên cây dó bầu

2.3.1. Mô tả đặc điểm của trầm hương
Sự hình thành trầm được trình bày chi tiết trong một chuyên đề nghiên cứu
riêng. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu lên một số dẫn liệu về các yếu tố có thể ảnh hưởng lên
sự hình thành trầm hương. Tên gọi trầm hương thường dùng để chỉ phần gỗ có những
tuyến nhựa ngưng kết màu đen, có mùi thơm khi đốt. Như đã giới thiệu, trầm hương
được dùng đóng đồ mộc quí, điêu khắc, đốt trầm lấy hương liệu và dươc liệu.
12


Căn cứ vào sự tích nhựa (resine) nhưng kết nhiều hay ít mà có những sản phẩm khác
nhau ở cây dó bầu như: tóc, trầm hương và kỳ nam.
- Tóc: do sự biến đổi chất gỗ bên ngoài (thường dùng làm nhang đốt).
- Trầm hương: do sự phân hóa không trọn vẹn các phần tử gỗ, gỗ tẩm nhựa
nhiều hơn, màu nâu sẫm, hay có sọc nâu đen, nhẹ, trầm loại thấp còn nổi trên nước
thường dùng để chưng cất tinh dầu, điêu khắc.
- Kỳ nam: do sự biến đổi hoàn toàn các phần tử gỗ, có màu nâu đậm
hay đen chìm trong nước có vị đắng. Thường hình thành từ bên ngoài đến
sâu vào lõi của cây dó bầu.
2.3.2. Các yếu tố liên quan đến sự hình thành trầm hương
- Phản ứng của mô gỗ: Gỗ gió bầu có cấu tạo đặt biệt là hiện tượng libe xen gỗ
(included phloem). Sự hình thành trầm hương được xem là phản ứng của mô gỗ do
một tác động có thể xuất phát từ côn trùng (một loài kiến) hoặc cây bị vết thương
trong phần gỗ và bị nấm xâm nhiễm. Cây có kiến riện (loại kiến nhỏ cắn rất đau), kiến
hôi (kiến nhỏ, có mùi hôi) thì thường có trầm gọi là trầm mắt kiến. Nếu lỗ kiến bên
ngoài bít miệng thì cho trầm hương tốt hơn những lỗ đang còn kiến ra vô thì cho trầm
không tốt lắm. Nếu có hiện dịên của kiến vàng thì thường là không có trầm. Ở khu
vực gần Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, qua kết quả quan sát cho thấy côn trùng cánh
cứng đục thân cũng gây tác động trầm. Cây dó bầu mọc cạnh hoặc bị chèn ép bởi các
loại cây như các loài đa (Ficus spp) và cây sơn hoặc (Melanorrhoea laccifera Pierre)
cũng thường có trầm. Điều này có thể liên quan đến tác dụng của các hoá chất kích

thích việc hình thành trầm hương trên cây dó bầu. Những nhận xét này rất đáng chú ý
để kiểm chứng (Đinh Trung Chánh, 1998).
- Kích thước của cây có trầm : Trầm có thể xuất hiện trên cây dó bầu đã to hay
còn nhỏ. Trong thực tế, có nhiều cây dó bầu đã to, với đường kính 50-60 cm nhưng
không có trầm, ngược lại nhiều cây đường kính chỉ mới 15cm đã có trầm . Các thí
nghiệm gần đây cho thấy có thể kích thích việc tạo trầm trên những cây dó bầu sau 45tuổi, nhưng chất lượng trầm tạo được không cao (chỉ có trầm loại 4 và loại 5) . Theo
Nguyễn Hồng Lam (2000) sản lượng trầm hương khai thác được tương quan tỉ lệ
thuận với cỡ đường kính cây dó bầu. Thường cỡ đướng kính cây càng lớn thì số
lượng cây có trầm hương khai thác được càng cao và ngược lại. (Trích dẫn Đinh
Trung Chánh, 1998).
13


- Các dấu hiệu hình thái: Theo kinh nghiệm dân gian, có thể phân biệt
cây đã có trầm qua một số đặc điểm hình thái của cây và điều kiện hoàn
cảnh nơi mọc như sau:
 Cây đã lớn , đường kính trên 20cm
 Thân cành có bướu, nhiều mắt, cây bị bệnh hoặc bị thương, dấu vết chỗ cây có
trầm sần sùi, u sầu hay có lỗ kiến
 Lá cằn cỗi , màu xanh vàng
 Vỏ khó bóc hơn so với cây bình thường
 Gỗ màu vàng
 Cây mọc trên đất xấu, nhiều sỏi đá
- Các phần thường xuất hiện trầm: Theo kinh nghiệm dân gian, trong cây dó
bầu, trầm hương có thể xuất hiện ba nơi: rễ, gốc, đoạn thân, cành ở độ cao trên 60cm
so với mặt đất. Rất hiếm khi trầm có ở cả cây. Phần nhiều trầm hương nằm quanh
gốc, nhất là ở rễ. Chính vì thế khi tìm trầm, rễ mọc tới đâu phải moi tới đó. Người tìm
trầm không sợ gặp phải rắn rết vì tin rằng khi trầm xuất hiện, rắn rết bị xua đuổi đi hết
(Đinh Trung Chánh, 1998).
- Điều kiện lập địa: Theo Nguyễn Hồng Lam (2000), sự hình thành trầm

hương trong tự nhiên có quan hệ với loại đất, đá mẹ nơi cây dó bầu sinh trưởng, phát
triển. Thường những cây phân bố ở điều kiện lập địa có độ dốc lớn, tỷ lệ đá lẫn trong
đất nhiều thì sản lượng trấm hương khai thác được lớn, chất lượng cao và ngược lại.
Các loại đất feralit nâu vàng phát triển trên phiến thạch, sa thạch thì số cây có trầm
đạt tiêu chuẩn thương mại cao hơn số cây phân bố trên loại đất feralit nâu đỏ phát
triển trên đá mẹ Granit. Nhận định này phù hợp với ý kiến của những người dân ăn
trầm (những người đi điệu) từ Phú Khánh đến đảo Phú Quốc: Sự xuất hiện của trầm
tuỳ theo vùng đất, có vùng có trầm nhiều, có vùng không có hoặc có rất ít (mặc dù
vẫn có cây dó bầu mọc tự nhiên). Vùng có nhiều là vùng đất nhiều sỏi đá, đất xấu cằn
cỗi, đất có độ dốc lớn, ở hướng phơi là hướng Bắc, Đông Bắc, cây dó bầu ở triền núi,
vách núi hoặc ở đỉnh thì đậu trầm nhiều và cây dó bầu mọc nơi đất bằng thì có ít trầm
(Trích dẫn Đinh Trung Chánh, 1998).
2.4. Tình hình nghiên cứu cây dó bầu
- Kỹ sư Nguyễn Xuân Thưởng đã thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa
học “di thực cây dó bầu từ rừng về trồng trên đất Ân Hữu-Hoài Ân” năm 1994-1995.
14


×