Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

thành phần hóa học lá cây dó bầu aquilaria crassna pierre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.41 MB, 100 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




ĐẶNG UY NHÂN





THÀNH PHẦN HÓA HỌC LÁ CÂY DÓ BẦU
AQUILARIA CRASSNA PIERRE.

CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỮU CƠ
MÃ SỐ: 60 44 27





LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. TRẦN LÊ QUAN











THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010


LỜI CẢM ƠN

Thực hiện một luận văn thạc sĩ là một công việc khó khăn mà em phải làm từ
trước cho đến nay. Trên con đường bắt đầu nghiên cứu khoa học thật không thể
tránh khỏi nhiều bỡ ngỡ, khó khăn và nhiều lần thất bại … nếu không có những lời
động viên, sự giúp đỡ chân thành từ thầy cô, bè bạn và gia đình chắc chắn em
không thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến tất cả mọi người.
Em xin cảm ơn thầy Trần Lê Quan, người đã hết lòng lo lắng, giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài. Thầy không chỉ truyền dạy cho
em những kiến thức chuyên môn sâu sắc mà còn hướng dẫn cho em nhiều điều bổ
ích trong cuộc sống.
Em xin cảm ơn GS. Poul Erik Hansen và các cộng sự của thầy đã hết lòng
giúp đỡ em trong thời gian làm việc tại đại học Roskilde Đan Mạch.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TSKH. Nguyễn Công Hào, PGS.TS.
Nguyễn Ngọc Hạnh và thầy TS. Nguyễn Trung Nhân đã đóng góp nhiều ý kiến
thiết thực quý báu để em hoàn chỉnh luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô, các em sinh viên, những người bạn
khoa Hóa và phòng Thí nghiệm Phân tích trung tâm trường Đại học Khoa học tự

nhiên TP HCM, những người đã sát cánh cùng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn em, vợ của tôi, người đã lo lắng, động viên, hỗ trợ hết lòng để tôi
vững bước trên con đường nghiên cứu khoa học.
Con xin cám ơn cha má, người đã sinh con ra và nuôi con khôn lớn đến ngày
hôm nay. Xin cha phù hộ cho con vững bước trên con đường này.




MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Lời mở đầu 1
1.
TỔNG QUAN 2
1.1. Giới thiệu về cây dó bầu 2
1.1.1. Đặc điểm thực vật 2
1.1.2. Phân bố 3
1.1.3. Phân loại 3
1.1.4. Đặc tính sinh học 4
1.1.5. Công dụng của trầm hương và kỳ nam 5
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC 6
1.2.1. Thành phần hóa học của trầm hương 6
1.2.2. Thành phần hóa học thân cây dó bầu 12
1.2.3. Thành phần hóa học trong lá cây dó bầu 14
1.3.
PHƯƠNG PHÁP THỬ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ GỐC TỰ DO DPPH• 15
1.3.1 Khái niệm về gốc tự do 15

1.3.2. Lợi ích của gốc tự do 16
1.3.3. Tác hại của gốc tự do 16
1.3.4. Gốc tự do DPPH• 16
1.3.5. Phương pháp xác định khả năng chống oxy hóa 17
2. NGHIÊN CỨU 19
2.1. Hoạt tính chống oxy hóa của các cao chiết từ lá cây dó bầu 19
2.2. Thành phần hóa học lá cây dó bầu A. crassna 21
2.2.1. Hợp chất DB1 21
2.2.2. Hợp chất DB2 22
2.2.3. Hợp chất DB3 23



2.2.4. Hợp chất DB4 25
2.2.5. Hợp chất DB5 28
2.2.6. Hợp chất DB6 29
2.2.7. Hợp chất DB7 32
2.3. Hoạt tính chống oxy hóa của các chất cô lập 35
2.4. Hàm lượng các chất trong lá dó bầu 36
3. THỰC NGHIỆM 37
3.1. Điều kiện thực nghiệm 37
3.2. Thu hái – xử lý mẫu 39
3.3. Thử nghiệm hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH 39
3.3.1. Quy trình thử hoạt tính 39
3.4. Quy trình cô lập 41
3.4.1. Khảo sát cao ethyl acetate 41
3.4.2. Khảo sát cao butanol 41
3.5. Định lượng các chất trong lá cây dó bầu 43
3.5.1. Xử lý mẫu 43
3.5.2. Điều kiện phân tích 43

3.5.3. Xử lý số liệu phân tích 45
4. KẾT LUẬN 46
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC








DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT



AC : acetone
COSY : Correlation Spectroscopy
d : doublet, mũi đôi
dd : mũi đôi đôi
DEPT : Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer
DMSO : dimethyl sulfoxide
DPPH : 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
EA : ethyl acetate
GC-MS : sắc ký khí ghép khối phổ
HE : hexane
HMBC : Heteronuclear Multiple Quantum Correlation
HPLC : sắc ký lỏng hiệu năng cao
HR-MS : khối phổ phân giải cao
HSQC : Heteronuclear Single Quantum Coherence

J : hằng số ghép spin
m : multiplet, mũi đa
NMR : cộng hưởng từ hạt nhân
PHPLC : sắc ký lỏng hiệu năng cao điều chế
q : quartet, mũi bốn
s : singlet, mũi đơn
SKC : sắc ký cột
t : triplet, mũi ba




1

LỜI MỞ ĐẦU

Cây dó bầu hay còn gọi là cây trầm hương là loại cây có khả năng hình thành
ở phần lõi của thân một sản phẩm quí là trầm hương và kỳ nam có giá trị kinh tế rất
cao, nhất là trên thị trường quốc tế. Là loại cây đặc trưng phân bố ở vùng Đông
Nam Á, có khả năng tạo được sản phẩm có giá trị, lại thích nghi được với địa hình
đồi núi nên cây dó bầu được khuyến khích nhân giống và phát triển rộng rãi khắp
các tỉnh trong cả nước. Theo thống kê của Hội Trầm hương đến nay đã có trên 23
tỉnh thành trồng cây dó bầu với tổng diện tích hơn 8000 ha. Ước tính diện tích trồng
dó bầu mỗi năm tăng từ 2400 - 4000 ha và đến năm 2010 diện tích trồng cây dó bầu
trên cả nước có thể lên đến 30.000 ha.
Việc phát triển loài cây quý này ngoài việc thu được nguồn lợi lớn về kinh tế
còn rất phù hợp để cải thiện tình hình môi trường ngày càng xuống cấp do nạn chặt
phá rừng bừa bãi như hiện nay. Tuy nhiên do thời gian thu hoạch khá lâu và chưa có
phương pháp cụ thể để tạo trầm, người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên gặp
phải rất nhiều rủi ro. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp trồng dó

bầu nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế việc nghiên cứu một nguồn thu khác
nhanh hơn, ổn định hơn cho người dân trồng dó bầu là vô cùng cần thiết.
Đã có nhiều nghiên cứu về trầm hương (agarwood) và tinh dầu trầm được
công bố trong và ngoài nước, tuy nhiên cho đến nay có rất ít nghiên cứu về lá cây
dó bầu Aquilaria crassna. Để góp phần giải quyết vấn đề về nguồn thu cho người
dân cũng như mở rộng thêm những hiểu biết về cây dó bầu Việt Nam , trong đề tài
này chúng tôi tiến hành khảo sát thành phần hóa học trong lá của cây dó bầu A.
crassna, thử nghiệm hoạt tính chống oxi hóa các cao chiết và hợp chất tinh khiết cô
lập được từ đó đánh giá khả năng sử dụng lá dó bầu như nguồn nguyên liệu sản xuất
sản phẩm thứ cấp tạo nguồn thu mới cho người dân trồng dó bầu trong khoảng thời
gian chờ cây cho trầm.


2


1. TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY DÓ BẦU
Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre.
Tên thông thường: cây trầm hương, dó bầu.
Họ: Trầm hương (Thymelacaceae )
Bộ: Mytales.
Lớp: Magnoliopsida.

Hình 1.1. Cây dó bầu
1.1.1. Đặc điểm thực vật
[2][3]

Cây dó bầu là loại cây thân gỗ sống lâu năm, có thể cao đến 30-40 m, đường
kính 1-1.5 m, vỏ xám, tán thưa, thân thẳng, có xơ.

Cây dó bầu phân bố rải rác trong các khu rừng thuộc kiểu ẩm nhiệt đới
nguyên sinh hoặc thứ sinh, sống thích hợp trong rừng hỗn giao, cây lá rộng. Cây dó
bầu có thể tái sinh bằng chồi hay bằng hạt, sinh trưởng và phát triển trong các điều
kiện nhiệt độ ban ngày 15-36
o
C, ban đêm 5-25
o
C.
Lá mọc so le, thuôn hay bầu dục ngọn giáo,
nhọn ở gốc, thon hẹp ở đầu, phiến lá dài 8-10 cm,
rộng 3.5-5.5 cm, có mép phồng lên thành vòng,
mặt trên màu lục, sáng bóng, nhẵn, mặt dưới nhạt
hơn, có lông mềm, cuống lá dài 4-6 mm.


Hình 1.2. Lá cây dó bầu

3


Cây trên ba tuổi có thể ra hoa. Hoa nhỏ có
hình chuông màu vàng lục, trắng nhạt hoặc vàng
xám. Hoa mọc thành chùm hay thành tán. Cây
thường ra hoa, kết quả từ tháng 3 đến tháng 6.


Hình 1.3. Hoa dó bầu
Hạt chỉ có một phần chính ở trên dạng nón và
phần kéo dài ở dưới, vỏ ngoài hoá gỗ, bên trong
mềm.

Quả khô, loại quả nang, hình quả lê có lông
mịn, thông thường dài 4 cm, rộng 3 cm, dày 2 cm.
Hình 1.4. Quả dó bầu
1.1.2. Phân bố
[2][3]

Cây dó bầu thường mọc rải rác trong các vùng rừng dọc miền Trung và các
tỉnh phía Nam, xuống tận An Giang, Kiên Giang và đảo Phú Quốc, có nơi có mật độ
cao đạt đến 120-150 cây/ha như Ba Rền (Quảng Bình), Hương Khê (Hà Tĩnh). Phân
bố tập trung nhất và nhiều nhất là ở các tỉnh Quảng Ninh, Hà Bắc, Hoà Bình, Tuyên
Quang, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Bình Ðịnh, Phú Yên
và Kiên Giang (đảo Phú Quốc và Hà Tiên).
1.1.3. Phân loại
[5]

Trên thế giới, có khoảng 25 loài dó bầu. Ở nước ta, cây dó bầu có tất cả bốn
loài A. crassna Pierre ex Lecomte, A. baillonii Pierre ex Lecomte, A. banaense
Pham-Hoang-Ho và A. rugosa L.C.Kiệt & PJ.A Kessler. A. rugosa L.C.Kiệt & PJ.A
Kessler là loài được phát hiện gần đây (2005) do GS.TS Lê Công Kiệt (Việt Nam)
và TS. Paul Kessler (Hà Lan) tìm thấy ở cao nguyên Trung Bộ, đây được xem là
loài thứ 4 ở Việt Nam và thứ 25 trên thế giới.
4


1.1.4. Đặc tính sinh học
[5]

Cây dó bầu có khả năng hình thành ở phần lõi của thân một loại sản phẩm
đặc biệt có giá trị kinh tế rất cao gọi là trầm hương hay kỳ nam. Những nghiên cứu
trước đây cho thấy, không phải bất kỳ thân cây dó bầu nào cũng có trầm hương và

kỳ nam. Chỉ có một số cây có bệnh mới chứa trầm ở phần lõi của thân cây và quá
trình này chỉ xảy ra đối với cây dó bầu còn sống.
Sản phẩm trầm hương hay kỳ nam là kết quả của cả một quá trình chuyển
hóa các bệnh lý ở những nơi cây bị bệnh, bị thương, hoặc bị tác động bởi những yếu
tố bên ngoài tạo nên vết thương. Ngày nay, người ta còn sử dụng các loài vi sinh để
tạo nên các vết thương cho cây nhằm tăng khả năng hình thành trầm hương.
Tùy thuộc vào sự tạo trầm hương mà có thể thu
được những sản phẩm khác
nhau như :
Tóc: do sự biến đổi một phần chất gỗ hình thành những đường đen như sợi
tóc nhưng lượng tinh dầu ít nên chỉ được dùng làm nhang đốt.
Trầm hương: gỗ trầm hương nhẹ, có vị cay, hơi đắng, mùi thơm nhẹ, có
màu nâu hay sọc đen, ngấm tinh dầu trầm nhiều hơn tóc. Trầm hương càng tốt khi
nó càng dễ chìm trong nước. Khi đố
t cháy trầm hương bốc khói lên hình vòng rồi
tan biến nhanh trong không khí.
Kỳ nam: loại tốt nhất do có sự biến đổi hoàn toàn của phần gỗ, thấm nhiều
tinh dầu trầm, sản phẩm này có thể có các màu nâu đậm, đen, xanh, vàng hay trắng.
Kỳ nam nặng và nhuyễn, chìm trong nước, có đủ vị đắng, cay, chua, ngọt thơm,
thường hình thành ở phần lõi của cây trầm hương. Kỳ nam chứa nhiều tinh dầu trầm
nên khi cháy tạo ngọ
n lửa màu xanh, khói lên thẳng và cao, bay lơ lửng trong không
khí rất lâu. Người ta thường gói kỳ nam trong lá chuối thật kín rồi đem phơi nắng,
đến tối đem vào nếu có nhiều chất dầu chảy ra là tốt. Muốn giữ kỳ nam được tốt và
lâu thì nên bọc vào giấy thiếc, bỏ vào hộp có nắp đậy kín để tinh dầu khỏi bay hơi
hoặc chảy ra.
5




Hình 1.5. Lõi cây dó bầu sau khi được cấy
tạo trầm ba tháng.
Hình 1.6. Trầm hương

1.1.5. Công dụng của trầm hương và kỳ nam
[5]

Trong y học cổ truyền nước ta, trầm được coi là vị thuốc quý hiếm, có vị cay,
tính hơi ôn, có tác dụng giáng khí, nạp thận, tráng nguyên dương, được dùng chủ
yếu để chữa các bệnh như đau ngực, đau bụng, nôn mữa, tiêu chảy, đau dạ dày, hen
suyễn, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt, á khẩu và khó thở.
Ở Ấn Độ và Trung Quốc, hương trầm còn được s
ử dụng để điều trị bệnh ung
thư, đặc biệt là bệnh ung thư tuyến giáp trạng.
Y học dân tộc Thái Lan dùng trầm hương để điều trị các bệnh tiêu chảy, lợi
tiểu, hạ sốt, chống nôn, bổ huyết và trợ tim.
Theo Đông y, kỳ nam dùng để trị các chứng độc thủy do phong thổ gây nên,
làm tiêu chứng chướng mãn, no hơi, đau bụng, ói mửa, hen suyễn, thở g
ấp, hạ được
nghịch khí, thông chứng bế do khí hư gây nên.
Nước sắc từ gỗ trầm có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt với các loại khuẩn
Mycobacterium tuberculosis và Shigella flexneri.
Trầm hương có tính cháy rất cao, khi đốt tỏa mùi rất thơm, nhiều quốc gia có
tập quán đốt trầm hương hoặc nhang sản xuất từ trầm hương trong dịp lễ cúng. Gỗ
trầm làm đồ trang trí nội thất quý giá.
6


1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
1.2.1. Thành phần hóa học của trầm hương

Từ những năm 1980, thành phần hóa học của trầm hương (agarwood) đã
được nhóm các nhà khoa học như T. Nakanishi; nhóm Yasuo Shimada; nhóm
Masakazu Ishihara ; nhóm Tenji Konishi ; nhóm Regula Naf quan tâm và có
nhiều công trình nghiên cứu. Các báo cáo cho thấy thành phần hóa học chính trong
trầm hương bao gồm các chromone và sesquiterpen.
[7-11][14-18]

Một số hợp chất chromone
[10][11]
được tìm thấy trong trầm hương như : 6-
hydroxy-2-(2-phenylethyl)chromone (1), 6-methoxy-2-(2-phenylethyl)chromone
(2), 6-methoxy-2-[2-(3-metoxyphenyl)ethyl]chromone (3), 6,7-dimethoxy-2-(2-
phenylethyl)chromone (4), 5,8-dihydroxy-2-(2-phenylethyl)chromone (5), 6,7-
dimethoxy-2-[2(4'-methoxyphenyl)ethyl]chromone (6), (5S, 6S, 7R)-2-[2-(2'-
acetoxyphenyl)ethyl]-5,6,7-triacethoxy-5,6,7,8,8-pentahydrochromone (7),
(5S,6S,7R,8S)-2-(2-phenylethyl-6,7,8-trihydroxy-5,6,7,8-tetrahydroxy-5-[2-
(phenylethyl)chromonyl-6-oxy]chromone (8), 2,2'-di-(2-phenylethyl)-8,6'-
dihydroxyl-5,5'-bichromone (9), (5S,6S,7R,8S)-2-(2-phenylethyl)-6,7,8-trihydroxy-
5,6,7,8-tetrahydro-5-[2-(phenylethyl)-7-hydroxychromonyl-6-oxy]chromone (10),
bi-(5S,6S,7R,8S)-2-(2-phenylethyl)-6,7,8-trihydroxyl-5,6,7,8-tetrahydro-5-[2-
(phenylethyl)chromonyl-6,7-dioxy]chromone (11)
7


O
O
OH
OH
O
O

O
8
O
HO
O
O
OH
O
O
O
R
2
R
2
R
1
=OH,R
2
=H
R
1
=H,R
2
=OCH
3
5
6
R
1
R

1
O
O
7
OH
9
3'
2'
1'
6'
5'
4'
7'
8'
2
O
9
10
4
3
8
6
5
O
R
2
R
1
R
3

R
1
=OH,R
2
=R
3
=H
R
1
=OCH
3
,R
2
=R
3
=H
R
1
=R
3
=OCH
3
,R
2
=H
R
1
=R
2
=OCH

3
,R
3
=H
1
2
3
4
7
CH
3
CO
CH
3
CO
CH
3
CO
CH
3
CO

8


O
O
OH
OH
O

O
O
OH
HO
10
O
O
OH
OH
O
O
O
OH
O
O
OH
OH
OH
O
11


Một số hợp chất sesquiterpen có khung sườn guaiane
[8][24]
được tìm thấy
trong trầm hương như α-agarofuran (12), (-)-10-epi-γ-eudesmol (13), oxo-
agarospirol (14), guaiane (15), (-)-guaia-1(10),11-dien-15-ol (16), (-)-guaia-
1(10),11-diene-15-carboxylic acid (17), methyl guaia-1(10),11-diene-15-
carboxylate (18), (+)-guaia-1,(10),11-dien-9-one (19), (-)-1,10-epoxyguai-11-ene
9



(20), (-)-guaia-1(10),11-dien-15,2-olide (21), (-)-rotundone (22).
O
OH
OH
CHO
R
H
15 R = CHO
16 R = CH
2
OH
17 R = CO
2
H
18 R = CO
2
CH
3
O
H
O
O
H
12
13 14
19 20
H
O

H
O
21
22


Một số sesquiterpen có khung sườn eudesmane
[9]
cũng được cô lập từ trầm
hương (-)-selina-3,11-dien-14-al (23), (+)-selina-4,11-dien-14-al (24), (-)-methyl
selina-3,11-dien-14-oate (25), (+)-methylselina-4,11-dien-14-oate (26), (+)-methyl
9-hydroxyselina-4,11-dien-14-oate (27), (-)-dehydrojinkoh-eremol (28),
neopetasane (29).
Năm 2006, nhóm nghiên cứu của S. Kadota đã cô lập được một sesquiterpen
có khung spirovetivane (4R,5R,7R)-1(10)-spirovetiven-11-ol-2-one (30).
[30]

10


CHO
H
CHO
COOCH
3
H
COOCH
3
COOCH
3

OH
OH
O
23
24
25
26
27
28
29
O
OH
30

Năm 1995, tác giả Regular Naf và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thành
phần hóa học tinh dầu của một mẫu trầm hương có nguồn gốc từ Ấn Độ (A.
agallocha Roxb.), sau khi đem phân tích mẫu tinh dầu bằng các phương pháp
GC/MS thu được các kết quả sau
[5]
( Bảng 1.1)
Bảng 1.1. Kết quả GC/MS của mẫu trầm hương A. agallocha Roxb. ở Ấn Độ
STT Hợp chất %GC/MS
01 (S)-4a-Methyl-2-(1-methylethyl)-3,4,4a,5,6,7-hexahydronaphthalen 0.6
02 β-Agarofuran 6.4
03 β-Vetispiren 1.4
04 4-Phenyl-2-butanon 3.5
05 α-Vetispiren 1.8
06 (1R,2R)-9-Isopropyl-2-metyl-8-oxatricyclo[7.2.1.0
1,6
]-4,6-dodecadien 6.0

07 (1R,2R)-9-Isopropyl-2-methyl-8-oxatricyclo[7.2.1.0
1,6
]-5-dodecadien 3.3
11


08 (2R,4aS)-2-(4a-Methyl-1,2,3,4,4a,5,6,7-octahydro-2-napthyl)propanol 0.7
09 nor-Cetoagarofuran 0.5
10 epi-γ-Eudesmol 3.8
11 2-(1,2,3,4,5,6,7,8,8a-Octahydro-8,8a-dimethyl-2-naphtyl)propanal 0.5
12 Agarospirol 4.8
13 Jinkoh-eremol 4.7
14 Valerianol 5.6
15
(1S,2S,6S,9R)-6,10,10-Trimethyl-11-oxatricyclo[7.2.1.0
1,6
]dodecan-2-
carbaldehyde
0.9
16 4-(4-Methoxyphenyl)-2-butanon 2.4
17
(5R,10R)-2-Isopropyliden-10-methyl-spiro[4.5]-6-decen-6-
carbandehid
1.1
18
(2R,8S,8aS)-2-(1,2,6,7,8,8a-Hexahydro-8,8a-dimethyl-2-napthyl)-2-
propanol
4.4
19
(5R,7S,10R)-2-Isopropyliden-10-methyl-6-methylen-spiro[4.5]-7-

decanol
0.6
20 Dihydrokaranon 6.6
21
(2R,8R,8aS)-2-(1,2,3,5,6,7,8,8a-Octahydro-8,8a-dimethyl-2-napthyl)-
2-propenol
2.7
22 Karanon 2.2
12



1.2.2. Thành phần hóa học thân cây dó bầu
[5]

Năm 2007, Nguyễn Thị Thùy Trang và các cộng sự trường đại học Khoa học
tự nhiên HCM đã cô lập được một số hợp chất flavon, lignan và chromone trong
thân cây dó bầu A. crassna khi cây chưa có trầm như 5-hydroxy-7,4'-
dimethoxyflavone (31), 5-hydroxy-7,3',4'-trimethoxyflavone (32), 5,7-dihydroxy-
3',4'-dimethoxyflavone (33), luteolin (34), 4-hydroxy-1,4-bis(4-hydroxy-3,5-
dimethoxyphenyl)-2,3-bis hydroxymethyl-1-oxo-butane (35), 7-hydroxy-2-(2-
phenylethyl)chromone (36), 6,7-dimetoxy-2-(2-phenylethyl)chromone (37), 5,5'-
bis [7-hydroxy-2-(2-phenylethyl)]chromone (38).

O
O
OCH
3
H
3

CO
OH
OCH
3

31 32

33 34

13


O
HO
CH
2
OH
CH
2
OH
H
3
CO
HO
OCH
3
OCH
3
H
3

CO
OH

35



38

14


1.2.3. Thành phần hóa học trong lá cây dó bầu
Năm 2008, từ lá cây dó bầu A. sinensis phân bố ở Trung Quốc nhóm nghiên
cứu M. Shimazawa, M. Iinuma và các cộng sự đã cô lập được bốn hợp chất
mangiferin (39), iriflophenone 2-O-α-rhamnoside (40), genkwanin 5-O-β-
primeveroside (41), iriflophenone 3,5-C,C-β-diglucoside (42), trong đó hợp chất 41
cho thấy hoạt tính nhuận tràng khi thử trên chuột thí nghiệm.
[6]


O OH
OH
OOH
HO
O
OH
HO
HO
HO

HO OH
O
OH
O
O
HO
HO
HO
O
OH
MeO
O O
O
OH
HO
HO
O
HO
HO
HO
OH
OH
OHHO
O
OH
OH
HO
HO
H
H

O
H
H
39
40
41 42
O
OH
HO
OH
HO
O


Năm 2009, nhóm nghiên cứu Bo-Yang Yu và các cộng sự cũng đã cô lập
được từ lá cây dó bầu A. sinensis (Trung Quốc) một số hợp chất flavonoid và
benzophenone glycoside
[12]
là aquilarinoside A (43), 7-β-D-glucoside of 5-O-
methylapigenin (44), iriflophenone (45), mangiferin (39), 5-O-xylosylglucoside 7,4-
di-O-methylapigenin (46), 5-β-D-glucoside 7,3-di-O-methylluteolin (47), luteolin
(34), genkwanin (48), hydroxygenkwanin (49).
15



OH
O
OHHO
O

O
OH
OH
HOH
2
C
OH
O
OHHO
OH
O
R
1
R
4
O
R
2
R
3
R
1
=-
1
Glc R
2
=OHR
3
=HR
4

=OCH
3
R
1
=OCH
3
R
2
=OCH
3
R
3
=HR
4
=-
1
Glc
6
-
1
Xyl
R
1
=OCH
3
R
2
=OHR
3
=OCH

3
R
4
=-
1
Glc
R
1
=OCH
3
R
2
=OHR
3
=HR
4
=OH
R
1
=OCH
3
R
2
=OHR
3
=OHR
4
=OH
43
44

45
46
47
49
48

Mặc dù trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về trầm hương (agarwood )
cũng như cây dó bầu nhưng cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về thành phần hóa
học cũng như hoạt tính chống oxy hóa của lá cây dó bầu A. crassna Pierre. phân bố
ở Việt Nam.
1.3. PHƯƠNG PHÁP THỬ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ GỐC TỰ DO DPPH


1.3.1. Khái niệm về gốc tự do
Trong cơ thể chúng ta, oxygen giữ một vai trò rất quan trọng, nó tham gia
vào hầu hết các quá trình sinh hóa trong cơ thể như hô hấp ở tế bào, sản sinh năng
lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể, nhưng đồng thời chúng cũng
hình thành những tiểu phân trung gian là gốc tự do như: O
2
•–
, Các gốc tự do này
kém bền, hoạt tính cao nên rất dễ dàng phản ứng với những đại phân tử như protein,
lipid, DNA,… gây rối loạn quá trình sinh hóa trong cơ thể. Khi một phân tử bị các
16


gốc tự do tấn công, nó sẽ mất điện tử và trở thành một gốc tự do mới, tiếp tục phản
ứng với những phân tử khác tạo thành một chuỗi phản ứng thường gọi là phản ứng
dây chuyền, quá trình này gây ra các biến đổi có tác hại đối với cơ thể.
[1][19]


Gốc tự do được tạo ra bằng nhiều cách. Nó có thể là sản phẩm của những
căng thẳng thần kinh, cơ thể bị bệnh hay mệt mỏi, ô nhiễm môi trường, thuốc lá,
dược phẩm, tia phóng xạ mặt trời, thực phẩm có chất màu tổng hợp, nước có nhiều
chlorine và ngay cả từ oxygen
Ví dụ: một số gốc tự do như hydroxyl (HO

), hydroperoxyl (HOO

), peroxyl
(ROO

), alkoxyl (RO

), lipoperoxyd (LOO

)
1.3.2. Lợi ích của gốc tự do đối với cơ thể
Không phải gốc tự do nào cũng có hại đối với cơ thể. Nếu được kiểm soát ở
nồng độ thích hợp, nó là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, tạo ra chất mầu
melanine cần cho thị giác, góp phần sản xuất prostaglandins có công dụng ngừa
nhiễm trùng, tăng cường tính miễn dịch, làm dễ dàng cho sự truyề
n đạt tín hiệu thần
kinh, co bóp cơ.
[1]
1.3.3. Tác hại của gốc tự do đối với cơ thể
Gốc tự do có tác dụng không tốt cho cơ thể, ngay từ lúc con người mới sinh
ra mỗi tế bào chúng ta phải chịu sự tấn công của hàng chục ngàn gốc tự do mỗi
ngày. Nếu không được kiểm soát, kiềm chế, gốc tự do có thể gây ra các bệnh thoái
hóa như ung thư, xơ cứng động mạch, làm suy yếu hệ thống miễn d

ịch gây dễ bị
nhiễm trùng, làm giảm trí tuệ, teo cơ quan bộ phận ở người cao niên.
1.3.4. Gốc tự do DPPH


Có rất nhiều mô hình được sử dụng để xác định khả năng chống oxy hóa
nhưng hiện nay phổ biến nhất là phương pháp thử hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH


vì phương pháp này đơn giản, nhanh chóng và cho kết quả có độ ổn định cao.
DPPH

( 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl ) là gốc tự do tương đối bền, có màu tím
đậm, không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ. Dung dịch DPPH


cực đại hấp thu tại bước sóng 517 nm, và sản phẩm khử của nó là 2,2-diphenyl-1-
17


picrylhydrazine (DPPH-H) thì có màu vàng cam.
[1][19]

Các chất có khả năng chống oxy hóa sẽ trung hòa gốc tự do DPPH

bằng
cách cho hydrogen, làm giảm độ hấp thu tại bước sóng cực đại và màu của dung
dịch phản ứng sẽ nhạt dần, chuyển từ tím sang vàng nhạt. Phản ứng trung hòa gốc
tự do DPPH


của chất chống oxy hóa được minh họa trong hình 1.7.


Hình 1.7. Phản ứng trung hòa gốc tự do
DPPH

1.3.5. Phương pháp xác định khả năng chống oxy hóa
 Xác định phần trăm ức chế I (%)
Khả năng chống oxy hóa của các hợp chất được tính dựa trên phần trăm ức chế.
Phần trăm ức chế được xác định theo công thức :

%100*(%)
c
sc
A
AA
I

=
Trong đó:
 I (%) : phần trăm ức chế.
Chất chống oxy hóa
18


 A
c
: Giá trị mật độ quang của dung dịch không có hoạt chất (mẫu control).
 A
s

: Giá trị mật độ quang của dung dịch có hoạt chất (mẫu thật).
 Xác định IC
50

IC
50
là giá trị dùng để đánh giá khả năng ức chế mạnh hoặc yếu của mẫu khảo
sát. IC
50
được định nghĩa là nồng độ của mẫu mà tại đó có khả năng ức chế 50% gốc
tự do hoặc enzym. Mẫu có hoạt tính càng cao thì giá trị IC
50
sẽ càng thấp.
• Phương pháp xác định IC
50

¾ Tiến hành khảo sát hoạt tính của mẫu ở nhiều nồng độ khác nhau.
 Với những mẫu có hoạt tính biến thiên tuyến tính theo nồng độ, chúng
ta vẽ đồ thị đường thẳng y = ax + b qua tất cả các điểm (với y là % ức
chế và x là nồng độ ).
 Với những mẫu có hoạt tính không biến thiên tuyến tính với nồng độ,
một cách gần đúng, ta ch
ọn hai nồng độ ức chế trên và dưới 50 % và
cũng tiến hành vẽ đường thẳng y = ax + b. Ta sẽ thu được phương
trình y = ax + b với 2 hệ số a, b đã biết.
¾ Thay y = 50 % vào phương trình ta sẽ thu được giá trị x. Đó chính là giá
trị IC
50
.


19


2. NGHIÊN CỨU
GIỚI THIỆU CHUNG
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành khảo sát thành phần hóa học, hoạt tính
chống oxy hóa của các cao chiết và chất tinh khiết thu được trong lá cây dó bầu
Aquilaria crassna Pierre. thu hái ở Lộc Ninh – Bình Phước. Hàm lượng các chất cô
lập trong lá cây dó bầu cũng được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu
năng cao ghép đầu dò UV-VIS.
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
2.1. Hoạt tính chống oxy hóa của các cao chiết từ lá cây dó bầu
Khảo sát khả năng chống oxy hóa của lá cây dó bầu Aquilaria crassna
Pierre. bằng phương pháp thử nghiệm hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH trên các cao
chiết methanol, hexane, ethyl acetate, butanol, ethanol và cao nước từ lá cây dó bầu.
Kết quả thu được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1. Kết quả hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH của các cao chiết từ lá cây dó bầu
% ỨC CHẾ

STT
MẪU
10 µg mL
-1
5 µg mL
-1
2.5 µg mL
-1
1 µg mL
-1


IC
50
µg mL
-1

1 Cao ethyl acetate 55.26 42.73 20.81 16.46 7.96

100 µg mL
-1
50 µg mL
-1
25 µg mL
-1
10 µg mL
-1


2 Cao methanol 92.49 85.41 51.50 22.82 24.21
2 Cao hexane 39.74 27.69 16.93 14.34 >100
3 Cao butanol 99.82 96.12 91.24 49.32 10.24
4 Cao nước A 57.43 38.86 28.40 22.46 79.99
5 Cao ethanol 99.18 88.65 63.79 29.75 36.31
6 Cao nước B 93.47 67.25 36.98 26.34 42.29

 Cao nước A : cao nước còn lại sau khi trích lần lượt với các dung môi.
 Cao nước B : cao nước thu được khi đun trực tiếp lá khô với nước.

20



Để có cơ sở đánh giá hoạt tính của những mẫu khảo sát, chúng tôi sử dụng
quercetin làm chất đối chứng dương vì đây là chất có hoạt tính ức chế gốc tự do
DPPH mạnh, được sử dụng làm chất chuẩn trong các tài liệu tham khảo. Kết quả
hoạt tính của chứng dương được trình bày ở bảng 2.2.

O
OOH
HO
OH
OH
OH

Quercetin

Bảng 2.2. Hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH của chất đối chứng dương quercetin ở nồng
độ µM và nồng độ quy đổi µg mL
-1

IC
50

Nồng độ
10 µM
(3.4 µg mL
-1
)
5 µM
(1.7µg mL
-1

)
2 µM
(0.7µg mL
-1
)
1 µM
(0.3µg mL
-1
)
% Ức chế
79.21 37.34 15.56 7.22
6.52 µM
(2.2 µg mL
-1
)

Nhận xét
Qua kết quả thử hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH của sáu mẫu cao chiết cho
thấy ngoài cao hexane, các cao còn lại đều có hoạt tính chống oxy hóa trong đó cao
nhất là cao ethyl acetate (IC
50
7.96 µg mL
-1
) và cao butanol (IC
50
10.24 µg mL
-1
) từ
đó giúp định hướng cho quá trình nghiên cứu thành phần hóa học trong lá cây dó
bầu.

Ngoài ra, cao nước và cao ethanol chiết trực tiếp từ lá cây dó bầu cũng thể
hiện khả năng chống oxy hóa với IC
50
lần lượt là 42.29 µg mL
-1
và 36.31 µg mL
-1
.

×