Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY BẠC HÀ (Mentha arvensis L.) VÀ TINH SẠCH TINH DẦU BẠC HÀ BẰNG SẮC KÍ CỘT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.59 KB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

******

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY BẠC HÀ
(Mentha arvensis L.) VÀ TINH SẠCH TINH DẦU BẠC HÀ
BẰNG SẮC KÍ CỘT

Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2004 – 2008
Sinh viên thực hiện: TRƯƠNG VŨ PHONG

Tháng 9/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

******

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY BẠC HÀ
(Mentha arvensis L.) VÀ TINH SẠCH TINH DẦU BẠC HÀ
BẰNG SẮC KÍ CỘT


Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. TRẦN THỊ LỆ MINH

TRƯƠNG VŨ PHONG

KS. TRỊNH THỊ PHI LY

Tháng 9/2008


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm tạ:
 Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm Bộ Môn Công nghệ Sinh học, cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến
thức cho tôi trong suốt quá trình học tại trường.
 TS. Trần Thị Lệ Minh, KS. Trịnh Thị Phi Ly đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
 Các anh chị tại Vườn Ươm Bộ môn Công nghệ Sinh học đã tận tình giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
 Các anh chị phụ trách phòng Hóa Lý, Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Hóa Sinh
trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
 Các bạn Nguyễn Trung Tính, Nguyễn Phương Vỹ, Nguyễn Văn Non, Đinh Hải
An đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
 Toàn thể các bạn trong lớp DH04SH đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và làm đề tài tốt nghiệp.
Con thành kính ghi ơn ba mẹ cũng những người thân trong gia đình đã luôn tạo điều
kiện và động viên con trong suốt quá trình học tập.

Chân thành cảm ơn
Tháng 09 năm 2008
Trương Vũ Phong

iii


TÓM TẮT
Đề tài “SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP TRỒNG CÂY BẠC HÀ (Mentha
arvensis L.) VÀ TINH SẠCH TINH DẦU BẠC HÀ BẰNG SẮC KÍ CỘT” được thực
hiện tại trường Đại học Nông Lâm TP. HCM. Tháng 9/2008.
Giáo viên hướng dẫn:
TS. TRẦN THỊ LỆ MINH
KS. TRỊNH THỊ PHI LY
Đề tài tiến hành trồng và khảo sát các chỉ tiêu sinh trưởng về số lá, số cành, chiều
cao của cây bạc hà trồng trong chậu đất và trồng trong hệ thống thủy canh tại nhà lưới
thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học, trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh; so
sánh hàm lượng tinh dầu, hàm lượng nước, hàm lượng menthol và menthone trong cây
bạc hà trồng chậu đất và trồng thủy canh, xác định hàm lượng menthol và menthone
trong nước thơm sau khi chưng cất cây bạc hà, tinh sạch tinh dầu sau khi ly trích với
dung môi bằng sắc ký cột silica gel.
Những kết quả nhận được:
 Bạc hà trồng trong hệ thống thủy canh tăng trưởng về số lá, số cành, chiều cao cây
nhanh hơn so với trồng trong chậu đất. Bạc hà thủy canh có sinh khối lớn hơn bạc hà
trồng trong chậu đất.
 Cây trồng chậu đất và cây trồng thủy canh tương đương nhau về hàm lượng tinh
dầu, hàm lượng nước, hàm lượng menthol và menthone trong cây.
 Lượng menthol và menthone còn lại trong nước thơm sau khi chưng cất 100g bạc
hà tươi với 600ml nước cất lần lượt là 0.2230mg và 0.0401mg.
 Phương pháp sắc ký cột silica gel theo quy trình cải thiện tiết kiệm được hóa chất

và thời gian hơn quy trình ban đầu nhưng vẫn cho cùng kết quả.
 Phương pháp sắc ký cột silica gel thu được nhiều menthone ở phân đoạn 2, thu
nhiều menthol ở phân đoạn 3.

iv


SUMMARY
Subject

“COMPARATIVE

ANALYSIS

OF

TWO

METHOD

OF

CULTIVATING MINT (Mentha arvensis L.) AND PURIFYING ESSENTIAL OIL
BY COLUMN CHROMATOGRAPHY” was carried out at Nong Lam University, Ho
Chi Minh city. 9/2008.
Supervisors:
Dr. Tran Thi Le Minh
Ing. Trinh Thi Phi Ly
The goal of experiment: Planting and studying growth quotient about the number
of leaves, branches, height of mint planted in the soil pot and the hydroponic system

cultivated in nursery garden, Derpartment of Biotechnology, Nong Lam University,
Ho Chi Minh city; comparison essential oil, water, menthol and menthone content in
mint planted in two ways; quantitative analysis of menthol and menthone in waste
water discharges from distillation mint; purifying essential oil extracted with solvent
by using column silica gel chromatogaphy.
Results of experiments:
 Mints planted in the hydroponic system grow better than in the soil pots. Living
mass of mints planted in the hydroponic system is more than in the soil pots.
 Essential oil, water, menthol and menthone content in mint planted in two ways are
similar.
 Menthol and menthone content of waste water discharges from distillation 100g of
fresh mint in turn are 0.2230mg and 0.0401mg.
 The improved processing of purifying essential oil by using column silica gel
chromatogaphy save more chemical and time than initial process but their results are
the same.
 By using column silica gel chromatogaphy, we get the most menthone content in
fraction 2, the most menthol content in fraction 3.

v


MỤC LỤC
Tiêu đề

Trang

Trang tựa
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ iii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH..............................................................................................x
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ............................................................................................x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................... xi
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu đề tài......................................................................................................1
1.3. Yêu cầu đề tài.......................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................3
2.1. Giới thiệu chung về bạc hà...................................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc.......................................................................................................................... 3
2.1.2. Phân loại............................................................................................................................. 3
2.1.3. Đặc điểm thực vật học ...................................................................................................... 4
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển.................................................................................. 6
2.1.5. Điều kiện sinh thái............................................................................................................. 7
2.1.6. Công dụng của tinh dầu bạc hà ........................................................................................ 8
2.2. Trồng cây bạc hà ..................................................................................................8
2.2.1. Giống và chất lượng giống .............................................................................................. 8
2.2.2. Thời vụ............................................................................................................................... 9
2.2.3. Bón phân............................................................................................................................ 9
2.2.4. Phương pháp trồng cây thủy canh.................................................................................. 10
2.3. Phương pháp chưng cất hơi nước .......................................................................11
2.3.1. Phương pháp chưng cất bằng nước................................................................................ 11
2.3.2. Phương pháp chưng cất bằng nước và hơi nước........................................................... 11
vi


2.3.3. Phương pháp chưng cất bằng hơi nước ......................................................................... 12
2.4. Phương pháp sắc ký ...........................................................................................13
2.4.1. Phương pháp sắc ký cột .................................................................................................. 13

2.4.2. Phương pháp sắc ký khí.................................................................................................. 14
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................15
3.1. Đối tượng thí nghiệm. ........................................................................................15
3.2. Thời gian và địa điểm tiến hành .........................................................................15
3.3. Hóa chất và thiết bị ............................................................................................15
3.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................15
3.4.1. Khảo sát đặc điểm sinh học cây bạc hà khi trồng trong chậu đất và trong thủy canh ... 16
3.4.1.1. Phương pháp trồng chậu đất.............................................................................16
3.4.1.2. Phương pháp trồng thủy canh...........................................................................17
3.4.2. Xác định hàm lượng nước trong cây bạc hà trồng chậu đất và thủy canh................... 18
3.4.3. Xác định hàm lượng tinh dầu bạc hà ............................................................................. 19
3.4.4. Xác định hàm lượng menthol và menthone trong cây bạc hà trồng chậu đất và trồng
thủy canh. ................................................................................................................................... 19
3.4.5. Định lượng menthol và menthone còn lại trong nước thơm sau chưng cất hơi nước 20
3.4.6. Tinh sạch tinh dầu bạc hà sau khi ly trích bằng dung môi ........................................... 20
3.4.6.1. Chuẩn bị mẫu sắc ký cột...................................................................................20
3.4.6.2. Tiến hành sắc ký (quy trình 1)..........................................................................21
3.4.6.3. Cải thiện quy trình (quy trình 2).......................................................................23
3.5. Xử lý số liệu.......................................................................................................23
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................24
4.1. Đặc điểm sinh học của cây bạc hà......................................................................24
4.2. So sánh đặc điểm sinh học cây bạc hà khi trồng trong chậu đất và trồng trong
thủy canh...................................................................................................................25
4.3. So sánh hàm lượng nước trong cây bạc hà trồng chậu đất và thủy canh ............28
4.4. So sánh hàm lượng tinh dầu, hàm lượng menthol và menthone trong cây bạc hà
trồng chậu đất và trồng thủy canh .............................................................................28
4.4.1. So sánh hàm lượng tinh dầu ........................................................................................... 28
4.4.2. So sánh hàm lượng menthol và menthone..................................................................... 29

vii



4.5. Xác định hàm lượng menthol và menthone còn lại trong nước thơm sau chưng
cất hơi nước...............................................................................................................31
4.6. Tinh sạch tinh dầu bạc hà sau khi ly trích bằng dung môi..................................32
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................35
5.1. Kết luận..............................................................................................................35
5.1.1. Đặc điểm sinh học của cây bạc hà ................................................................................. 35
5.1.2. So sánh cây bạc hà trồng chậu đất và trồng thủy canh ................................................. 35
5.1.3. Hàm lượng menthol và menthone còn lại trong nước thơm sau chưng cất hơi nước ... 35
5.1.4. Tinh sạch tinh dầu bạc hà sau khi ly trích bằng dung môi ........................................... 35
5.2. Đề nghị...............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................37

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1. Kết quả theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng của bạc hà trồng chậu đất và thủy canh.... 25
Bảng 4.2. Kết quả trắc nghiệm thống kê so sánh về chỉ tiêu chiều cao, số lá và số cành
của cây bạc hà trồng chậu đất và thủy canh ngày thứ 70 ..............................................27
Bảng 4.3. Hàm lượng nước (%) trong cây bạc hà trồng chậu đất và thủy canh ...........28
Bảng 4.4. Kết quả hàm lượng tinh dầu trong cây bạc hà trồng chậu đất và thủy canh ..... 28
Bảng 4.5. Kết quả đường chuẩn menthol bằng sắc ký khí............................................29
Bảng 4.6. Kết quả đường chuẩn menthone bằng sắc ký khí.........................................29
Bảng 4.7. Kết quả hàm lượng % menthol trong cây bạc hà trồng chậu đất và thủy canh.... 30

Bảng 4.8. Kết quả hàm lượng % menthone trong cây bạc hà trồng chậu đất và thủy canh....30
Bảng 4.9. Lượng menthol và menthone còn lại trong nước thơm ................................31
Bảng 4.10. Kết quả hàm lượng menthol (g/l) trong các phân đoạn thu từ sắc ký cột
mẫu bạc hà theo quy trình 1 ..........................................................................................32
Bảng 4.11. Kết quả hàm lượng menthol (g/l) trong các phân đoạn thu từ sắc ký cột
mẫu bạc hà theo quy trình 2 ..........................................................................................32
Bảng 4.12. Kết quả trắc nghiệm thống kê so sánh hàm lượng menthol (g/l) giữa các
quy trình và giữa các phân đoạn....................................................................................33
Bảng 4.13. Kết quả hàm lượng menthone (g/l) trong các phân đoạn thu từ sắc ký cột
mẫu bạc hà .....................................................................................................................33
Bảng 4.14. Kết quả trắc nghiệm thống kê so sánh hàm lượng menthone (g/l) của phân
đoạn 2 giữa các quy trình ..............................................................................................33

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1. Mentha arvensis L. .........................................................................................3
Hình 2.2. Sơ đồ thiết bị sắc ký khí detector ion hóa ngọn lửa FID ..............................14
Hình 3.1. Khung giâm bạc hà trồng chậu đất ...............................................................16
Hình 3.2. Chậu trồng cây bạc hà...................................................................................17
Hình 3.3. Khung giâm bạc hà trồng thủy canh .............................................................17
Hình 3.4. Hệ thống thủy canh trồng cây bạc hà............................................................18
Hình 3.5. Sắc ký cột silica gel mẫu tinh dầu bạc hà .....................................................22
Hình 4.1. Thân ngầm cây bạc hà trồng thủy canh ........................................................24
Hình 4.2. Hoa bạc hà ....................................................................................................24

Hình 4.3. Các phân đoạn sắc ký cột..............................................................................34

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Trang

Sơ đồ 3.1. Chương trình nhiệt sắc ký khí......................................................................20
Sơ đồ 3.2. Chuẩn bị mẫu sắc ký cột ..............................................................................21
Sơ đồ 3.3. Quy trình sắc ký cột (quy trình 1)................................................................22
Sơ đồ 3.4. Cải thiện quy trình sắc ký cột ......................................................................23

x


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 4.1. Chỉ tiêu tăng trưởng về số lá của cây bạc hà trồng chậu đất và thủy canh ... 26
Biểu đồ 4.2. Chỉ tiêu tăng trưởng về số cành của cây bạc hà trồng chậu đất và thủy canh .....26
Biểu đồ 4.3. Chỉ tiêu tăng trưởng về chiều cao của cây bạc hà trồng chậu đất và
thủy canh .......................................................................................................................27
Biểu đồ 4.4. Đường chuẩn sắc ký khí menthol .............................................................29
Biểu đồ 4.5. Đường chuẩn sắc ký khí menthone ..........................................................30
Biểu đồ 4.6. So sánh hàm lượng tinh dầu, menthol và menthone của cây trồng chậu đất
và trồng thủy canh .........................................................................................................31
Biểu đồ 4.7. Kết quả phân tích các phân đoạn thu từ sắc ký cột ..................................34


xi


1

Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tinh dầu là những hợp chất có hương thơm được chiết tách chủ yếu từ thực vật
và một số ít từ động vật trên thế giới. Tinh dầu xuất hiện và phát triển theo nền văn
minh nhân loại. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng trực tiếp các loại cây, cỏ, hoa, lá
có hương thơm trong các nghi lễ tôn giáo. Ngày nay, trong đời sống của con người,
tinh dầu dần có vai trò như là một nhu yếu phẩm, là nguồn nguyên liệu của nhiều
ngành công nghiệp trên thế giới. Tinh dầu được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
như: thực phẩm, dệt, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, … với những công dụng khác nhau
mà không có nguyên liệu nào thay thế được.
Một số loại tinh dầu đang được sử dụng nhiều hiện nay là: tinh dầu hoa hồng,
tinh dầu cam chanh, tinh dầu sả, tinh dầu hoa lài, tinh dầu bạc hà,… Trong đó, tinh dầu
bạc hà từ cây bạc hà Châu Á (Mentha arvensis L.) đang rất được quan tâm do những
ứng dụng của nó trong một số lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm…và vấn đề bảo vệ
sức khỏe của con người. Hàm lượng tinh dầu cùng với các hợp chất có trong tinh dầu
phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển của cây, vật liệu trồng, phương pháp trồng, điều
kiện ngoại cảnh, thu hoạch, bảo quản, phương pháp chiết xuất thích hợp… Trong các
yếu tố đó, điều kiện canh tác của cây có ảnh hưởng rất nhiều đến thành phần hóa học
và hàm lượng tinh dầu. Khi khảo sát tinh dầu của một loài thực vật, chúng ta phải luôn
chú ý đến nơi trồng và nơi mọc của chúng. Do đó việc khảo sát phương pháp trồng cây
góp phần rất lớn trong việc khảo sát tinh dầu bạc hà.
Vì lý do đó, được sự đồng ý của Bộ môn Công nghệ sinh học, trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và với sự hướng dẫn của cô Trần Thị Lệ Minh, chúng tôi

tiến hành đề tài “So sánh hai phương pháp trồng cây bạc hà (Mentha arvensis L.) và
tinh sạch tinh dầu bạc hà bằng sắc ký cột”.
1.2. Mục tiêu đề tài
So sánh hàm lượng tinh dầu, hàm lượng nước, hàm lượng menthol và menthone
giữa cây trồng thủy canh với cây trồng đất; đồng thời xác định hàm lượng menthol và
menthone trong nước thơm sau chưng cất hơi nước; xác định phân đoạn cho nhiều


2
menthol và menthone sau khi sắc ký cột từ tinh dầu cây bạc hà trồng tại nhà lưới
thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học, trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
1.3. Yêu cầu đề tài
 Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây bạc hà trồng đất và trồng thủy canh
(tại nhà lưới thuộc Bộ môn Công nghệ sinh học, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh).
 Xác định hàm lượng tinh dầu, hàm lượng nước, hàm lượng menthol và menthone
trong cây bạc hà trồng đất và trồng thủy canh.
 Xác định hàm lượng menthol và menthone trong nước thơm sau chưng cất hơi nước.
 Tinh sạch tinh dầu bạc hà bằng phương pháp sắc ký cột.


3

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về bạc hà
2.1.1. Nguồn gốc
Trên thế giới có 2 loại cây bạc hà chính khác nhau đã được trồng cách đây
khoảng 2000 năm tại nhiều quốc gia khác nhau.

 Bạc hà Châu Á (hay bạc hà Nam) mọc nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ,
Brazil. Ở Việt Nam, bạc hà Châu Á mọc hoang nhiều ở Việt Bắc (Lào Cai, Sơn La,
Lai Châu) được di thực về đồng bằng để trồng trọt nhưng không phát triển. Do vậy, ta
đã di thực nhiều chủng có năng suất cao hơn như: bạc hà 974, 975, 976 và bạc hà Đài
Loan. Riêng chủng loài 974 được trồng nhiều ở cả 2 miền Nam Bắc vì chủng này có
ưu điểm: chịu hạn, chịu rét, chịu sâu bệnh [7].
 Bạc hà Châu Âu: trồng nhiều ở Anh (vùng Mitsam), Pháp điển hình là giống bạc hà
có nguồn gốc Mitsam (Anh) đây là giống lai như vẫn giữ nguyên được tính chất từ thế
kỷ XIX đến nay (theo Emperrot) [8].
2.1.2. Phân loại

Hình 2.1. Mentha arvensis L.


4
Giới:

Plantae

Phân nhóm:

Magnoliophyta

Lớp:

Magnoliopsida

Bộ:

Lamiales


Họ:

Lamiaceae

Giống:

Mentha

Loài:

Mentha arvensis

Bạc hà gồm nhiều chủng loại khác nhau: bạc hà Âu, Á, húng lũi, húng dổi, húng
láng, húng quế. Hiện nay bạc hà được phân theo 2 nhóm lớn:
* Nhóm bạc hà và tinh dầu bạc hà Âu: bạc hà Âu là kết quả của sự lai tạp từ 3 loài
khác nhau (Mentha Sylves, Mentha Rotundifolia và Mentha Aquatica) do đó dễ bị tác
động của ngoại cảnh, bao gồm:
 Dạng thân tím: gân lá tím, thân có viềm tím đỏ, cụm hoa ở cành bên có màu đỏ
nâu. Lá khô chứa 2.5% tinh dầu, hàm lượng menthol 48 – 68%. Cần ít dinh dưỡng, sản
xuất nhiều tại Bungari và một số nước châu Âu.
 Dạng thân xanh: lá dài, gân xanh, răng cưa sâu, đỉnh ngọn có nhiều lông, thân màu
xanh hoa trắng. Tinh dầu thơm mát chất lượng tốt, đòi hỏi dinh dưỡng cao hơn loại bạc
hà tím nhưng năng suất thấp hơn – thế giới gọi là bạc hà trắng (White Mint).
* Nhóm bạc hà Á (bạc hà Nhật): Có hai dạng: tím và xanh
Chất lượng tinh dầu không cao nhưng hàm lượng menthol lớn (70 – 90%). Hiện
nay sản lượng tinh dầu và menthol lấy từ bạc hà này là nguồn cung cấp chủ yếu cho
toàn thế giới [8].
2.1.3. Đặc điểm thực vật học
 Rễ: Cấu tạo từ thân ngầm dưới đất. Phân bố lớp đất 30 – 40 cm phân nhánh như rễ

phụ, từ các đốt ngầm mọc thân kí sinh. Thân ngầm không chứa nhiều tinh dầu, khi bộ
phận khí sinh tàn lụi, thân ngầm vẫn sống qua đông. Mùa xuân ấm áp tiếp tục phát
triển thành rễ và cho cây bạc hà mới. Khi cây và rễ mới hình thành xong, thân ngầm cũ
héo và chết. Tuy cây bạc hà có thời kỳ sinh trưởng 1 năm, song sinh trưởng của thân
ngầm và thân ký sinh lệch pha nhau.
Thân ngầm không có thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt, thời kỳ ngừng tạm thời vào tháng
11. Thân ngầm là đối tượng nhân giống và vị trí giữ cho tỉ lệ sống sót cao nhất.


5
 Thân: thân chính và cành cấp I, II,… tạo thành bộ khung tán cây. Giữa thân chính
và tán tạo thành hình dạng chóp nón cho cây bạc hà. Tán càng lớn sản lượng càng cao.
Thân thảo, tiết diện hình vuông, sinh sản bằng phân nhánh ở phần gốc thân ngay trên
hoặc dưới mặt đất.
Nếu mọc ở gốc thân trên mặt đất tạo thành dải bò màu tím có mang lá. Tại các
phần đốt sát đất sinh các bó rễ con giữ chặt dải thân với đất. Tại các dải thân nơi
không tiếp xúc với đất mọc lên các cành thẳng mang lá.
Thân chính cao 0.4 – 0.8 m rỗng ruột khi già. Trên thân có đốt, mỗi đốt mọc 2
mầm đối xứng nhau và các rễ bất định. Giữa 2 đốt là các lóng, độ dài ngắn phụ thuộc
vào các giống trồng trọt. Thân chứa tinh dầu với hàm lượng thấp.
 Lá bạc hà: lá là cơ quan dinh dưỡng quan trọng nhất làm nhiệm vụ quang hợp, hô
hấp, thoát hơi nước và mang tinh dầu. Lá là nguyên liệu chính để cất tinh dầu. Chiếm
40 – 50 % khối lượng khí sinh, tùy chủng lượng tinh dầu biến đổi từ 2 – 6 %.
Lá đơn: mọc đối chéo chữ thập, cuống lá ngắn, lá hình trứng màu xanh thẫm có
thể đỏ tím, xẻ răng cưa không đều, dài từ 4 – 8 cm, rộng 2 – 4 cm. Hai phía mặt lá là
túi tinh dầu, mặt trên số lượng nhiều hơn mặt dưới. Qua giải phẩu hình thái lá thấy có
2 loại lớp lông đặc biệt:
+ Lông thẳng nhọn gồm 3 – 4 tế bào gọi là lông che chở (lông đa bào).
+ Lông ngắn hơn, tù, có tinh dầu gọi là lông tiết tinh dầu (túi dầu). Cấu tạo một
túi dầu gồm 9 tế bào, một tế bào đáy, còn 8 tế bào xếp tròn trên đáy tạo thành một

khoang trống. Khi chứa đầy tinh dầu thì có màng phủ căng và dễ dàng bị vỡ dưới tác
động cơ giới. Do đó khi thu hoạch phải thu hoạch đúng lúc và tránh tác động bên
ngoài để giảm năng suất tinh dầu thu hoạch được.
Tế bào tiết tinh dầu trên lá tăng từ đầu lá đến cuống lá và từ mép lá vào giữa lá.
Số lượng tùy thuộc vào giống và môi trường trồng trọt.
Trên thân có 13 – 15 đốt tại đốt lá thứ 8 (từ gốc lên) có nhiều tinh dầu nhất.
 Hoa: cụm hoa bồng hình chóp. Trên hoa có cuống ngắn, 5 đài cánh hợp lại tạo
thành chuông. Mặt ngoài đài hoa có lông bao phủ. Hoa ở Việt Nam và một số nước
khác không kết hạt. Ở Liên Xô và một số cơ sở nghiên cứu trên thế giới, bằng phương
pháp đa bội thể đã làm cho hoa bạc hà kết hạt. Quả bạc hà là quả bế 4 ngăn, hạt bé có
trọng lượng: 1000 hạt = 0.06 – 0.07 gr [8].


6
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Cây bạc hà có 4 giai đoạn sinh trưởng: mọc – phân cành – làm nụ – nở hoa.
 Thời kì mọc mầm: Từ khi cây con mọc đến khi định rõ hàng trồng, quá trình mọc
khoảng 10 – 15 ngày. Sau khi trồng các đốt thân ngầm bắt đầu mọc rễ phụ và mầm. Để
bạc hà ra rễ và nẩy mầm tốt cần chú ý đến độ ẩm của đất, thiếu ẩm (40% –50%) rễ
không phát triển và sau đó không kích thích được phát triển mầm. Do đó việc xác định
thời vụ trồng là vấn đề quan trọng giúp cho bạc hà mới trồng có đủ ẩm để phát triển.
 Thời kì phân cành: Sau khi mọc khoảng 45 – 55 ngày, thời kỳ này khi bộ rễ phát
triển đầy đủ cây con bắt đầu phát triển mạnh về chiều cao, các mầm nách bắt đầu phát
triển cành lá mới. Đó là là quá trình phân cành theo trình tự sau:
Tại đốt gốc thân chính, đôi lá có mầm mọc lên và tiếp dần lên ngọn, các cành gần
ngọn ra muộn và độ dài cành ngắn dần – tạo hình nón. Thời gian này tốc độ sinh
trưởng và khối lượng chất xanh của cây tăng mạnh, quyết định năng suất của bạc hà
(cần chú ý cung cấp đủ dinh dưỡng, ánh sáng, nước… để cây phát triển hết mức về
thân cành lá, tạo năng suất cao).
 Thời kì làm nụ: Kéo dài từ 10 – 15 ngày, tốc độ ra lá của cây ở giai đoạn này chậm

lại và sau đó ngừng hẳn; tuy nhiên cây vẫn tiếp tục tăng lên về mặt kích thước của thân
lá và trọng lượng cũng như tỷ lệ tinh dầu.
Tại điểm sinh trưởng xuất hiện mầm hoa cụm bông, giai đoạn này yêu cầu về
đạm có giảm, nhưng lại cần nhiều lân, lúc này do khối lượng chất xanh và tích lũy tinh
dầu tiếp tục tăng lên nên các điều kiện ngoại cảnh nhất là độ ẩm, ánh sáng ở thời kỳ
này là cao nhất trong các thời kỳ sinh trưởng.
 Thời kỳ hoa nở: Hoa bạc hà nở kiểu vô hạn. Hoa cành chính nở trước sau đó theo
thứ tự cành nào ra trước nở trước và đi từ gốc lên ngọn.
Thời kỳ hoa nở là thời kỳ bạc hà đạt tới khối lượng chất xanh và tinh dầu cao
nhất. Một ngày của thời gian này có thể tạo ra 280 kg chất hữu cơ/ha. Hoa nở 50%,
hàm lượng tinh dầu đạt tới cao nhất, bạc hà ngừng sinh trưởng. Đây là thời điểm thu
hoạch. Nếu thu muộn (100 % hoa đã nở), lá đã rụng nhiều làm giảm năng suất và hàm
lượng tinh dầu.
Các điều kiện ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ
tinh dầu và hàm lượng menthol trong tinh dầu.


7
+ Nếu nhiệt độ cao (28 – 30°C) làm tăng tỷ lệ tinh dầu và hàm lượng tinh
menthol trong tinh dầu.
+ Nhiệt độ cao >30°C và gió nhiều sẽ làm giảm tỷ lệ tinh dầu và chất lượng
thay đổi.
Hạn úng làm lá rụng nhiều năng suất thu hoạch giảm [8].
2.1.5. Điều kiện sinh thái
 Về nhiệt độ: sinh trưởng ở nhiệt độ 18 – 25°C ; thời kỳ nụ và ra hoa 28 – 30°C.
Giai đoạn ngừng sinh trưởng (ngủ nghỉ) có thể chịu nhiệt độ –10°C. Thân rễ bắt đầu
phát triển ở nhiệt độ 2 – 3°C. Cây con nhạy cảm với nhiệt độ thấp và chết ở nhiệt độ –
7 đến – 8°C.
Tổng tích ôn hữu hiệu của thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng (từ nảy mầm đến lên
hoa) là 1500 – 1600°C thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của bạc hà từ 80 – 200 ngày,

tùy thuộc vào nhiệt độ: nếu điều kiện nhiệt độ trung bình/ngày mà thấp và kết hợp với
điều kiện ngày ngắn cây sẽ không ra hoa (mùa xuân).
Nhiệt độ trung bình ngày đêm cao, cây nở hoa càng nhanh.
 Về ẩm độ: Bạc hà là cây không đòi hỏi nhiệt độ đặc biệt về nhiệt độ. Bộ rễ bạc hà
phân bố nông và kém phát triển, sức hút và giữ nước kém, mẫn cảm với hạn hán, gặp
hạn liên tục sẽ bị thất thu.
Suốt thời kì sinh trưởng nếu độ ẩm cao bạc hà đạt tới năng suất chất xanh cực đại,
nhưng hàm lượng tinh dầu lại giảm. Cần chú ý trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày cần làm
giảm độ ẩm đất < 50% có tác dụng làm giảm chất xanh tăng tỷ lệ tinh dầu trong lá.
 Về ánh sáng: Bạc hà là cây trồng ngày dài, ưa ánh sáng và phát triển tốt. Để phát
triển bình thường cây yêu cầu ánh sáng ban ngày khoảng bằng hoặc hơn 12 giờ.
Càng lên phía bắc thời gian sinh trưởng cây bạc hà càng ngắn lại do thời gian
chiếu sáng trong ngày dài hơn.
Điều kiện ngày dài (14 – 16 giờ) cây chuyển từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh
thực và nở hoa. Thời gian sinh trưởng từ nụ đến hoa kéo dài 34 – 40 ngày và nở hoa sớm.
Thời gian chiếu sáng từ 8 – 10 giờ làm cây không chuyển giai đoạn được, cành
gốc trở thành thân ngầm, năng suất chất xanh giảm, tỷ lệ thân ngầm tăng lên.
Tóm lại yêu cầu của bạc hà với ánh sáng là cao, nên khi trồng bạc hà cần chú ý
chế độ ánh sáng hợp lý cho cây, không nên trồng xen khi có sự cạnh tranh về ánh sáng.
Trồng quá dầy thiếu ánh sáng làm rụng lá, năng suất chất xanh và tinh dầu giảm.


8
Ngoài ra 2 yếu tố nhiệt độ và độ dài ngày có tác dụng ảnh hưởng tổng hợp đến hình
thái bên ngoài của cây và sự khác nhau trong cụm hoa.
 Đất đai và dinh dưỡng
Bạc hà ưa đất xốp, có thành phần cơ giới nhẹ, giàu dinh dưỡng, thoát và giữ hơi
nước tốt. Các loại đất phù sa ven sông, đất đen đất có tầng canh tác dày, mực nước
ngầm thấp… đều phù hợp với sinh trưởng của bạc hà. Các loại đất không có cấu tượng
dễ bị hạn, đất sét nặng làm bạc hà ung bí, đất cát giữ ẩm kém cũng không thích hợp.

Yêu cầu đất có độ pH = 6 – 7.5. Đất trồng bạc hà cần cày bừa kỹ, bón phân đầy đủ,
nhất là đạm, lân và có điều kiện chủ động tưới tiêu tốt. Không nên trồng bạc hà liên
canh 2, 3 năm, vì như vậy sâu bệnh sẽ phát triển mạnh, năng suất giảm rõ rệt. Cần chú
ý hàm lượng kali trong đất quá cao sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa khử làm giảm tích
lũy tinh dầu, giảm năng suất [8].
2.1.6. Công dụng của tinh dầu bạc hà
Cây bạc hà, tinh dầu và hoạt chất menthol trong cây bạc hà được người ta sử
dụng với nhiều cách khác nhau, như:
 Lá bạc hà giúp cho tiêu hóa, trừ co thắt, trị nôn (do có tinh dầu). Các flavonid có
tác dụng lợi mật. Dạng dùng là chè thuốc. Trong y học cổ truyền người ta dùng bạc hà
làm thuốc chữa cảm nóng, nhức đầu, ho, viêm khí quản, mụn nhọt, lở ngứa.
 Tinh dầu bạc hà là thành phần của cao Sao Vàng và các cao, dầu xoa khác để chữa
cảm lạnh, nhức đầu, chóng mặt, say tàu xe… Nó còn là chất thơm dùng trong công
nghiệp thuốc lá, thuốc đánh răng, kẹo, mỹ phẩm…
 Menthol có tính sát khuẩn, tiếp xúc với da gây cảm giác mát và tê tại chỗ (do hiện
tượng bay hơi).
 Thuốc bôi chữa đau răng (có tên là thuốc lỏng Bonain) gồm có một phần menthol,
một phần phenol và một phần cocain.
 Nhu cầu hàng năm trong nước khoảng 50 tấn tinh dầu [7].
2.2. Trồng cây bạc hà
2.2.1. Giống và chất lượng giống
Chọn hom giống: bạc hà có thể trồng bằng đoạn thân, thân dải bò và thân ngầm,
để có năng suất cao nên chọn thân ngầm để trồng. Ngoài ra tuổi phát dục của hom có
ảnh hưởng đến năng suất và hàm lượng tinh dầu của bạc hà.


9
Nói chung hom trắng (đoạn gốc) cho năng suất chất xanh và hàm lượng tinh dầu
cao nhất. Hom ngọn cây mọc không đều, yếu – năng suất chất xanh và hàm lượng tinh
dầu thấp.

Đoạn hom trồng, tốt nhất là dùng cả hom để trồng, nhưng sẽ tốn lượng giống,
nên người ta thường cắt đoạn để trồng, cần chú ý chăm sóc tốt để có tỷ lệ sống cao.
Nếu thiếu hom có thể dùng đoạn cây non cao 15 – 20 cm tách đem trồng (giữ
giống tháng 11, 12, trồng giậm, tháng 4, 5, tỷ lệ nhân 1 : 10) [8].
2.2.2. Thời vụ
Ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, trồng bạc hà vào vụ xuân, thu
hoạch vào tháng nóng nhất trong năm. Cụ thể:
 Vùng đồng bằng, trung du bắc bộ:
+ Vụ sớm: Trồng 1/12 đến 15/1 thu 3 đợt tháng 5, 8, 11.
+ Vụ chính: Trồng 15/1 đến 15/2 thu 3 đợt tháng 6, 9, 12.
+ Vụ muộn: Trồng 15/2 đến 15/3 thu 3 đợt tháng 6, 9, 12.
 Vùng ngập nước, ven sông, đất bãi cắt 2 lứa trong năm tháng 5, 10.
 Vùng núi bắc bộ: trồng 5/3 – 20/4 thu hoạch tháng 7 và tháng 10.
 Vùng núi khu Bốn (cũ) trồng sớm 1/1 – 10/2.
 Các tỉnh phía nam trồng tháng 11, 12.
Thời vụ trồng bạc hà không khắt khe lắm, bạc hà là cây chịu rét tốt, nên tranh thủ
trồng sớm để cây có thời gian sinh trưởng dài cho năng suất cao (110 ngày sinh trưởng).
Trồng muộn cây có thời gian sinh trưởng ngắn (80 – 90 ngày) nên năng suất thấp.
Mật độ trồng: Cần trồng với mật độ dày hợp lý để có năng suất tinh dầu cao nhất.
 Hàng x hàng 30 – 50 cm, cây x cây 10 – 15 cm lượng hom là 250000 - 300000
hom/ha, tương đương với 1000 – 1500 kg/ha. Tỷ lệ nhân giống là 1:10 (1 sào trồng
được 10 sào đại trà).
 Cách trồng: Cắm chếch 1/3 thân trên mặt đất, còn 2/3 thân dùi trong đất từ 3 – 4
cm, chếch 45° [8].
2.2.3. Bón phân
Bạc hà tuy là cây dễ trồng, dễ thích nghi, song là cây chiếm đất 10 – 12 tháng, 1
năm cho đến 3, 4 lứa cắt và 3, 4 lần tái sinh. Khối lượng chất xanh lớn (1 lứa cắt 20 –
25 tấn/ha); cho 20 – 30 kg tinh dầu nên cần phải bón phân.



10
 Yêu cầu về đạm: Là cây lấy thân lá nên cần đạm để tăng cường khối lượng chất
xanh, tăng năng suất tinh dầu. Đạm bón đủ làm kéo dài thời gian sinh trưởng, tăng
chiều cao cây, số cành, lá và trọng lượng lá. Có thể nói đạm là yếu tố tăng sản lớn
nhất. Lượng thích hợp 250 – 300 kg/ha.
 Yêu cầu về lân: Hiệu quả gần bằng đạm, làm tăng cường chuyển hóa tích lũy chất
hữu cơ, 300 – 400 kg/ha.
 Yêu cầu về kali: Cần thận trọng khi bón kali, vì tuy làm tăng năng suất chất xanh
song làm giảm năng suất tinh dầu, khoảng 400 kg/ha [8].
2.2.4. Phương pháp trồng cây thủy canh
Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không dùng đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch
dinh dưỡng hoặc các giá thể mà không phải là đất. Các giá thể đó có thể là cát, trấu,
rán, vỏ xơ dừa,than bùn, vermiculite perlite…
Kỹ thuật thủy canh là một trong những kỹ thuật tiến bộ của nghề làm vườn hiện
đại. Chọn lựa môi trường tự nhiên cần thiết cho cây phát triển là sự sử dụng những
chất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây tránh được sự phát triển của cỏ
dại, côn trùng và bệnh tật lây nhiễm từ đất.
Ưu điểm của kỹ thuật trồng thủy canh hiện đại:
 Không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng, do vậy có thể triển
khai ở những vùng đất cằn cỗi như hải đảo, vùng núi xa xôi, cũng như tại gia đình trên
sân thượng, balcon.
 Không phải làm đất, không có cỏ dại, không cần tưới.
 Trồng được nhiều vụ, có thể trồng trái vụ.
 Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hóa chất độc hại khác.
 Năng suất cao, vì có thể trồng liên tục.
 Sản phẩm hoàn toàn sạch, đồng nhất, giàu dinh dưỡng và tươi ngon.
 Không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường.
 Không đòi hỏi lao động nặng nhọc, người già, trẻ em đều có thể tham gia hiệu quả.
Tuy nhiên kỹ thuật thủy canh cũng có những điểm yếu sau:
 Chỉ trồng các loại cây rau quả, hoa ngắn ngày.

 Giá thành sản xuất còn cao [10].


11
2.3. Phương pháp chưng cất hơi nước
Phương pháp chưng cất hơi nước dựa trên sự khuếch tán, thẩm thấu, hòa tan và
lôi cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu chứa trong các mô
khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao [1].
2.3.1. Phương pháp chưng cất bằng nước
Cho nước phủ kín nguyên liệu, nhưng phải chừa một khoảng không gian tương
đối lớn phía bên trên lớp nước để tránh khi nước sôi mạnh làm văng chất nạp qua hệ
thống hoàn lưu. Nhiệt cung cấp có thể đun trực tiếp bằng củi lửa hoặc đun bằng hơi
nước dẫn từ nồi hơi vào (sử dụng bình có hai lớp đáy). Trong trường hợp chất nạp quá
mịn lắng chặt xuống đáy nồi gây hiện tượng cháy khét nguyên liệu ở mặt tiếp xúc với
đáy nồi, lúc đó nồi phải trang bị những cánh khuấy trộn đều bên trong suốt thời gian
chưng cất.
Sự chưng cất này thường không thích hợp với những tinh dầu dễ bị thủy giải.
Những nguyên liệu xốp và rời rạc rất thích hợp cho phương pháp này. Những cấu phần
có nhiệt độ sôi cao, dễ tan trong nước sẽ khó hóa hơi trong khối lượng lớn nước phủ
đầy, khiến cho tinh dầu sản phẩm sẽ thiếu những hợp chất này. Vì thế người ta chỉ
dùng phương pháp này khi không thể sử dụng các phương pháp khác [8].
2.3.2. Phương pháp chưng cất bằng nước và hơi nước
Nguyên liệu được xếp trên một vỉ đục lỗ và nồi cất được đổ nước sao cho nước
không chạm đến vỉ. Nhiệt cung cấp có thể là ngọn lửa đốt trực tiếp hoặc dùng hơi nước
từ nồi hơi dẫn vào lớp bao chung quanh phần đáy nồi. Ta có thể coi phương pháp này là
một trường hợp điển hình của phương pháp chưng cất bằng hơi nước với hơi nước ở áp
suất thường. Như vậy chất ngưng tụ sẽ chứa ít sản phẩm phân hủy hơn trường hợp
chưng cất bằng hơi nước trực tiếp, nhất là ở áp suất cao hay hơi nước quá nhiệt.
Việc chuẩn bị nguyên liệu trong trường hợp này quan trọng hơn nhiều so với
phương pháp trước, vì hơi nước tiếp xúc với chất nạp chỉ bằng cách xuyên qua nó nên

phải sắp xếp thế nào cho chất nạp tiếp xúc tối đa với hơi nước thì mới có kết quả tốt.
Muốn vậy thì chất nạp nên có kích thước đồng đều không sai biệt nhau quá.
Nếu chất nạp được nghiền quá mịn, nó dễ tụ lại vón cục và chỉ cho hơi nước đi
qua một vài khe nhỏ do hơi nước tự phá xuyên lên. Như vậy phần lớn chất nạp sẽ
không được tiếp xúc với hơi nước. Ngoài ra, luồng hơi nước đầu tiên mang tinh dầu có
thể bị ngưng tụ và tinh dầu rơi ngược lại vào lớp nước nóng bên dưới gây hư hỏng thất


12
thoát. Do đó việc chuẩn bị chất nạp cần được quan tâm nghiêm túc và đòi hỏi kinh
nghiệm tạo kích thước chất nạp cho từng loại nguyên liệu.
Tốc độ chưng cất trong trường hợp này không quan trọng như trong trường hợp
chưng cất bằng hơi nước. Tuy nhiên tốc độ nhanh sẽ có lợi vì ngăn được tình trạng quá
ướt của chất nạp và gia tăng vận tốc chưng cất. Về sản lượng tinh dầu mỗi giờ, người
ta thấy nó khá hơn phương pháp chưng cất bằng nước nhưng vẫn còn kém hơn phương
pháp chưng cất bằng hơi nước.
So với phương pháp chưng cất bằng nước, ưu điểm của nó là ít tạo ra sản phẩm
phân hủy. Do đó dù với thiết bị loại nào đi nữa thì ta phải đảm bảo là chỉ có phần đáy
nồi được phép đốt nóng và giữ cho phần vỉ chứa chất nạp không tiếp xúc với nước sôi.
Phương pháp này cũng tốn ít nhiên liệu, tuy nhiên nó không thể áp dụng cho những
nguyên liệu dễ bị vón cục.
Khuyết điểm chính của phương pháp là do thực hiện ở áp suất thường nên những
cấu phần có nhiệt độ sôi cao sẽ đòi hỏi một lượng rất lớn hơi nước để hóa hơi hoàn
toàn và như thế sẽ tốn rất nhiều thời gian. Về kỹ thuật, khi xong một lần chưng cất,
nước ở bên dưới vỉ phải được thay thế để tránh cho mẻ sản phẩm sau có mùi lạ [8].
2.3.3. Phương pháp chưng cất bằng hơi nước
Hơi nước tạo ra từ nồi hơi thường có áp suất cao hơn không khí được đưa thẳng
vào bình chưng cất. Trong kỹ nghệ ngày nay, phương pháp này thường dùng để chưng
cất tinh dầu từ các nguyên liệu thực vật.
Điểm ưu việt của phương pháp này là người ta có thể điều chỉnh áp suất, nhiệt độ

như mong muốn để tận thu sản phẩm, nhưng phải giữ nhiệt độ ở mức giới hạn để tinh
dầu không bị phân hủy.
Việc sử dụng phương pháp này cũng lệ thuộc vào những điều kiện hạn chế như
đã trình bày đối với hai phương pháp chưng cất trên cộng thêm 2 yếu tố nữa là yêu cầu
hơi nước không quá nóng và quá ẩm. Nếu quá nóng nó có thể phân hủy những cấu
phần có nhiệt độ sôi thấp, hoặc làm chất nạp khô quăn khiến hiện tượng thẩm thấu
không xảy ra. Do đó trong thực hành nếu dòng chảy của tinh dầu ngưng lại sớm quá,
người ta phải chưng cất tiếp bằng hơi nước bão hòa trong một thời gian cho đến khi sự
khuếch tán hơi nước được tái lập lại, khi đó mới tiếp tục dùng lại hơi nước quá nhiệt.
Còn trong trường hợp hơi nước quá ẩm sẽ đưa đến hiện tượng ngưng tụ, phần chất nạp
phía dưới sẽ bị ướt. Trong trường hợp này người ta phải tháo nước ra bằng một van xả


13
dưới đáy nồi. Trong công nghiệp, trước khi vào bình chưng cất, hơi nước phải đi
ngang qua bộ phận tách nước.
Với hơi nước có áp suất cao thường gây ra sự phân hủy quan trọng nên tốt nhất là
bắt đầu chưng cất với hơi nước ở áp suất thấp và cao dần cho đến khi kết thúc. Không
có một quy tắc chung nào cho mọi loại nguyên liệu vì mỗi chất nạp đòi hỏi một kinh
nghiệm và yêu cầu khác nhau.
Hiệu suất và chất lượng tinh dầu phụ thuộc vào đặc tính cả tinh dầu và cách chọn
phương pháp chưng cất. Thông thường các loại tinh dầu có tỷ trọng lớn hơn nước, khi
chưng cất hơi nước trong thiết bị áp suất cao cho hiệu suất ly trích cao trong thời gian
chưng cất ngắn [8].
2.4. Phương pháp sắc ký
Nhà khoa học Nga Michail S. Tswett được xem như là người đầu tiên sử dụng
thuật ngữ sắc ký vào năm 1903 [8].
2.4.1. Phương pháp sắc ký cột
Phương pháp này thường được áp dụng khi muốn cô lập từng nhóm hợp chất
trong tinh dầu như nhóm hydrocarbon, nhóm hợp chấp oxygen hoặc dùng để loại bỏ

sáp hoa,… [1]
Nguyên tắc của sắc ký cột là mẫu thử được nạp lên trên đầu một cột chứa chất
hấp phụ (thường là silica gel, nhôm oxit…). Cột chứa chất hấp phụ này đóng vai trò là
một pha tĩnh. Một dung môi khai triển (pha động) di chuyển dọc theo cột sẽ làm di
chuyển các cấu tử của mẫu thử, do các cấu tử này có độ phân cực khác nhau nên ái lực
của chúng đối với pha tĩnh cũng khác nhau, vì vậy chúng sẽ bị giải hấp và di chuyển
theo vận tốc khác nhau tạo thành các băng có vị trí khác nhau, ra khỏi cột tại các thời
điểm khác nhau [5].
Sắc ký cột cung cấp những phân đoạn có độ tinh khiết cao hơn phương pháp
chưng cất, nhưng khối lượng mỗi phân đoạn thu được thấp hơn vì khối lượng tinh dầu
sử dụng ít hơn. Phương pháp này đòi hỏi phải biết chọn hệ dung môi (pha động) thích
hợp cho từng loại phân đoạn. Có thể kiểm soát thành phần các phân đoạn bằng phương
pháp sắc ký bản mỏng hoặc phương pháp sắc ký khí kèm theo.
Phương pháp sắc ký cột nếu làm kỹ và phân đoạn nhiều lần thì có thể cô lập
riêng ra được một số cấu phần có thành phần bách phân cao trong tinh dầu [1].


14
2.4.2. Phương pháp sắc ký khí.

Hình 2.2. Sơ đồ thiết bị sắc ký khí detector ion hóa ngọn lửa FID
Hiện nay sắc ký khí là một thiết bị không thể thiếu được trong việc nghiên cứu về
tinh dầu. Có hai loại cột được sử dụng trong các máy sắc ký khí là cột nhồi (paked
column, colonne remplir) và cột mao quản (capillary column, colonne capillaire). Cột
mao quản cho độ phân giải tốt hơn.
Nguyên tắc của sắc ký khí là mỗi cấu phần trong tinh dầu sẽ bị hấp thụ trên pha
tĩnh của cột phân tích khác nhau. Trên cơ sở khác nhau về thời gian lưu này mà người
ta có thể định tính và định lượng cấu tử cần nghiên cứu.
Hai bộ phận quan trọng nhất của thiết bị sắc ký khí là hệ thống cột tách và
detector. Nhờ có khí mang, mẫu từ buồng bay hơi được dẫn vào cột tách nằm trong

buồng điều nhiệt. Quá trình sắc ký xảy ra ở đây, sau khi các cấu tử rời bỏ cột tách tại
các thời điểm khác nhau các cấu tử lần lượt đi vào detector, tại đó chúng được chuyển
thành tín hiệu điện, tín hiệu này được khuếch đại và xử lý trên hệ thống máy tính thành
các peak khác nhau về cả chiều cao và diện tích.
Trên sắc ký đồ thu được ta có các tín hiệu ứng với các cấu tử được tách gọi là
peak. Thời gian lưu của peak là đại lượng đặc trưng cho chất cần tách (định tính) còn
diện tích peak là thước đo định lượng cho từng chất trong hỗn hợp nghiên cứu [9].


×