Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với các nước chậm tiến và tiến trình hội nhập của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.63 KB, 37 trang )

Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với các nước chậm tiến và tiến
trình hội nhập của Việt Nam
***
MỞ ĐẦU
Trong phần dẫn nhập của bài này tác giả trình bày những động cơ
của tiến trình toàn cầu hóa hiện nay cũng như nguồn gốc và những đặc
điểm của nó so với những lần toàn cầu hóa đã xảy ra trước đây trong lịch
sử nhân loại. Mục đích là để nhận diện rõ các cơ cấu và những thế lực
chủ động cùng với chiến lược của họ. Những chiến lược này thường
nhằm áp đặt các “luật chơi” quốc tế có lợi cho họ nhất trong nền kinh tế
thị trường toàn cầu mà thị trường là đấu trường và nhiều khi trở thành
chiến trường thương mại với quy luật “cá lớn nuốt cá bé” để giành độc
quyền.
Phần thứ hai là một tổng hợp những hậu quả xấu và tốt của việc toàn
cầu hóa trên kinh tế, tài chính và từ đó xã hội, văn hóa, chính trị... nghiã
là trên toàn bộ đời sống của người dân tại những nước chậm tiến. Cho
đến nay, số các dân tộc chậm tiến là nạn nhân của việc toàn cầu hóa kinh
tế đông hơn nhiều so với số các dân tộc đã biết khôn khéo và nhất là có
đủ bản lãnh để biến hiện tượng toàn cầu hóa thành một cơ hội để phát
triển kinh tế và đất nước của mình. Tìm hiểu những lý do thất bại và
những điều kiện để có thể thành công trong quá trình hội nhập vào trào
lưu toàn cầu hóa kinh tế là mục tiêu của phần này.
Phần thứ ba nhằm trả lời một số câu hỏi có thể đặt ra trong trường
hợp Việt Nam. Khi nào Việt Nam sẽ hội nhập vào kinh tế toàn cầu? Dân
tộc ta có đủ khả năng, bản lĩnh để thành công trong việc này hay không?
Đâu là những yếu kém cơ bản cần phải khắc phục để không trở thành một
nạn nhân mới? Vì đã bỏ lỡ mất nhiều thời cơ nên Việt Nam đã và sẽ phải
chịu áp lực ngày một lớn của các thế lực chủ động trong nền kinh tế đã
toàn cầu hóa. Nhưng nếu hội nhập vào trào lưu toàn cầu hóa là điều bắt



buộc để phát triển thì đâu là những cải tổ cần thiết để có thể thành công
khi hội nhập?
I. Hiện tượng toàn cầu hóa
I.1. Nguồn gốc, đặc tính và mức độ hiện hữu. Tiến trình toàn cầu hóa
đã bắt đầu rõ nét và phát triển mạnh từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX.
Trái với điều người ta thường nghĩ, đây không phải là lần đầu mà là lần
toàn cầu hóa thứ ba trong lịch sử nhân loại:
Lần thứ nhất xảy ra vào thế kỷ XVI, lần thứ hai vào thế kỷ XIX. Cả
hai đều xuất phát từ tham vọng quyền và lợi của giới lãnh đạo các nước
Tây Âu. Từ đó đưa tới phong trào tranh đua đi chinh phục, chiếm đất để
làm thuộc địa và sự hình thành của chủ nghiã thực dân. Lần đầu là Bồ
Đào Nha, Tây Ba Nha, lần thứ hai chủ yếu là Anh, Pháp. Sự kiện lịch sử
có lẽ quan trọng nhất trong hai giai đoạn lịch sử này là việc chinh phục
Mỹ châu, Úc châu và Phi châu của các người Tây Âu với những hậu qủa
thảm khốc cho các dân tộc bản xứ : bị tiêu diệt như Mayas, Aztèques,
Aborigènes (Úc); bị dồn vào một chỗ không khác gì thú vật như trường
hợp người da đỏ ở Mỹ Châu, bị bắt làm nô lệ, chuyên chở từ Phi châu
sang Mỹ châu để phục vụ cho các địa chủ tư bản như trường hợp những
người da đen ở Phi châu. Nhẹ hơn đôi chút là trường hợp các dân tộc bị
đô hộ như dân tộc Việt Nam, Ấn Độ, Mã Lai, Nam Dương, Algérie,
Tunisie, Maroc...Vào cuối thế kỷ thứ 19, người Anh đã từng tự hào là mặt
trời không hề lặn trên đế quốc Anh.
Thực ra, ngay từ khởi thủy, sinh hoạt thị trường đã có tính chất
xuyên quốc gia. Không kể đến các trao đổi buôn bán từ thời thượng cổ
của các dân tộc sinh sống quanh vùng Địa Trung Hải, ngay khoảng thế kỷ
thứ XII, XIII đã xuất hiện những tổ chức thương mại có tính chất quốc tế.
Hai trung tâm về tài chính tại Gênes và Venise của Ý, các tỉnh chuyên về
thương mại như Lyon và Besancon của Pháp hay Thương hội ở miền bắc
nước Đức đã hoạt động từ thời Trung cổ. Một trong những học giả đã tìm



hiểu và phân tích kỹ quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, Karl Marx
đã nhận định rằng “Khuynh hướng tạo dựng một thị trường toàn cầu nằm
ngay trong quan niệm về tư bản”.
Đầu tầu của toàn cầu hóa kỳ này là Hoa Kỳ. Toàn cầu hóa không
những bao trùm các lãnh vực thị trường và tài chính mà còn lan rộng ra
mọi lãnh vực từ công nghệ đến văn hóa, y tế và giáo dục. Đặc điểm là nó
là giành cho thị trường và tài chính ưu thế tuyệt đối trên mọi khía cạnh
sinh hoạt của con người. Nói cách khác, mọi sự việc liên quan đến con
người đều là hàng hóa, dịch vụ và có thể trao đổi, buôn bán với những
quy luật của thị trường tự do. Xu hướng này hiện đã phổ biến ở khắp mọi
nơi, từ Đông sang Tây cũng như từ Bắc xuống Nam địa cầu.
Theo một số nhà nghiên cứu, hiện tượng toàn cầu hóa với đặc tính
nói trên đã có thể xảy ra vì tác động cùng hướng của bốn sự kiện lịch sử
quan trọng trong hai thập niên cuối của thế kỷ XX. Đó là : sự phát triển
rất mạnh của các công ty xuyên quốc gia nhờ những tiến bộ vượt bực của
công nghệ và kỹ thuật, nhất là của tin học và truyền thông; sự giảm sút
liên tục vai trò điều hòa của Nhà nước tại các nước Tây phương trong các
hoạt động kinh tế, tài chính; sự phá sản của mô hình kinh tế xã hội chủ
nghiã; cuối cùng, sự kiện mới và quan trọng hơn cả là tài chính đã lấn át
hẳn chính trị tại các nước tiền tiến cùng lúc với sự thống trị của chủ nghiã
“tân tự do” và lối “tư duy độc nhất”.
I.1.1 Phát triển rất mạnh của các công ty xuyên quốc gia.
Đây là hiện tượng được biết đến nhiều nhất nhờ sự quảng cáo, phổ
biến rất rộng rãi của các cơ quan truyền thông đại chúng đã được toàn cầu
hóa như Times Warner AOL, Vivendi Universal, Bertelsmann.... Lý do dễ
hiểu là phần lớn các cơ quan này đã bị những công ty xuyên quốc gia
kiểm soát. Do đó giới lãnh đạo các công ty này có sẵn phương tiện để
biện minh, quảng cáo cho chiến lược bành trướng của họ. Vào những
năm cuối của thế kỷ thứ 20 đã có những cuộc chay đua sáp nhập ngoạn



mục giữa những công ty lớn với mục đích làm bá chủ trong ngành của họ
trên thị trường toàn cầu. Một vài đặc điểm của hiện tượng phát triển này
như sau:
Theo thống kê và ước lượng năm 1999, tầm vóc của các công ty
xuyên quốc gia trên thế giới có thể tóm lược qua một vài con số:
70 % thương mại trên thế giới do khoảng 500 công ty xuyên quốc
gia kiểm soát.
50 % đầu tư trực tiếp trên thế giới nằm trong tay 1% các công ty trên
toàn cầu.
475 tỷ phú giầu nhất trên thế giới có lợi tức tổng cộng bằng lợi tức
chung của một nửa số nhân loại nghèo.
Hàng chục công ty xuyên quốc gia mạnh nhất có sản lượng hơn hẳn
tổng sản lượng (PNB) của các quốc gia cỡ trung bình như Thái Lan, Thổ
Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Na Uy, Mã Lai, Chí Lợi...
Hàng chục công ty sau khi phát triển đã giữ vai trò gần như độc
quyền, nghĩa là chiếm trên 40 % thị trường toàn cầu trong ngành hàng
hóa hay dịch vụ của mình.
Điều mới so với thời trước là từ khoảng giữa thập niên 70, theo sau
vốn thương mại và ngân hàng, vốn kỹ nghệ đã được các công ty xuyên
quốc gia toàn cầu hóa một cách hệ thống. Vào thời đó, các động cơ xe hơi
của hãng Renault của Pháp chẳng hạn đã được tập trung sản xuất tại Tây
Ba Nha. Máy vi tính của IBM đựơc sản xuất tại Nam Dương, lắp ráp tại
Pháp và sau đó bán tại Hoa Kỳ... Bàn về sự kiện toàn cầu hóa nhiều khi
có vẻ phi lý này, người ta thường kể câu chuyện về những cái tăm xiả
răng tại Florida (Hoa Kỳ): xuất phát từ những cây tre tại vùng này, thân
tre đã được chở sang Nhật Bản để biến thành tăm xiả răng trước khi vượt
biển trở lại quê hương cũ.



I.1.2. Giảm sút về vai trò điều hòa của Nhà nước tại các nước Tây
phương.
Sự giảm sút này vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của sự bành
trướng của các công ty xuyên quốc gia, đặc biệt tại các nước thuộc Liên
Hiệp Âu Châu. Nhà Nước phúc lợi, qua các công ty quốc doanh quan
trọng, đã giữ một vai trò tổ chức, điều hòa và quản lý kinh tế từ sau thế
chiến thứ hai tại Âu châu và đã cho phép các nước Tây Âu xây dựng lại
và phát triển. Giai đoạn dài và tốt đẹp này được gọi là thời kỳ “30 năm
huy hoàng”. Nhưng từ năm 1975 trở đi, sau cơn khủng hoảng vì giá dầu
hỏa vọt lên cao, mô hình Nhà Nước phúc lợi không còn phù hợp với mức
độ phát triển kinh tế của Tây Âu nữa cho nên đã bị các chính phủ Âu
Châu giảm dần bằng những chính sách tư nhân hóa các xí nghiệp và ngân
hàng quốc doanh. Chính sách kinh tế của bà Thatcher, thủ tướng nước
Anh, vào thập niên 80 là một thí dụ điển hình.
Một điểm đáng lưu ý khác là việc toàn cầu hóa thị trường thương
mại đã buộc các Nhà Nước giữ vai trò liên minh với các công ty lớn của
nước mình trên thương trường thế giới. Các tổng thống, thủ tướng, bộ
trưởng nhiều khi còn phải đảm nhận một cách lộ liễu vai trò đại diện
thương mại để giúp cả các hãng tư trong việc thương lượng những hợp
đồng lớn. Vai trò của Nhà Nước bị giảm dần vì tính chất xuyên quốc gia
và nhiều khi phi quốc gia của các đại công ty này. Từ vai trò chỉ đạo, đại
diện cho quyền lợi chung, Nhà Nước trong hai thập niên gần đây đã đóng
vai trò liên minh và trên thực tế, không còn quyền lực gì nhiều trên các
công ty xuyên quốc gia. Mặt khác, sự thống trị của một hệ tư tưởng gọi là
“tư duy độc nhất” đã anh hưởng rất nhiều trên những nhà lãnh đạo chính
trị tại các nước Tây phương, đưa tới xu hướng không can thịêp, để mặc
cho thị trường tự điều hòa. “Bỏ quy chế, bỏ trung gian, bỏ hàng rào” (3D:
déréglementation, désintermédiation, décloison nement) đã là mục tiêu
dài hạn của những nhà “lãnh đạo toàn cầu” (global leaders) trong các



cuộc hội thảo hàng năm tại Davos (Thụy Sĩ). Trong số khoảng hai ngàn
tham dự viên được mời, ngoài các nguyên thủ quốc gia có trọng lượng,
còn có rất đông những ông chủ tịch tổng giám đốc các công ty xuyên
quốc gia.
I.1.3 Phá sản của mô hình kinh tế xã hội chủ nghiã
Sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết vào năm 1989 đánh dấu sự phá
sản hoàn toàn của mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa. Sự cáo chung của
mô hình kinh tế chỉ huy này là một yếu tố làm tăng vận tốc của tiến trình
toàn cầu hóa. Những rủi ro và đe dọa của chiến tranh hạt nhân giữa hai
cường quốc về vũ khí nguyên tử không còn nữa. Các nước trước đây theo
xã hội chủ nghĩa và ba trên bốn nước cộng sản còn lại đua nhau mở cửa,
lôi kéo đầu tư, chạy theo mô hình tư bản. Hiện tượng này dễ hiểu bởi vì,
đối với dân tộc các nước này, xã hội chủ nghĩa hiện thực mà họ đã chịu
đựng trong nhiều thập niên, đồng nghĩa với thiếu thốn, tồi dở và buồn
chán. Trái lại kinh tế thị trường tư bản đồng nghĩa với sung túc, hiệu quả
và năng động. Thoát khỏi cùm kẹp của chế độ cũ, họ say mê với mô hình
tự do tư bản và sẵn sàng hội nhập bằng mọi giá vào thị trường toàn cầu.
Trước thời cơ đó, đa số những nhà lãnh đạo các công ty xuyên quốc gia
đã đặt trọng tâm chiến lược vào việc tăng mức độ toàn cầu hóa của xí
nghiệp. Họ cạnh tranh sống chết với nhau để bành trướng hầu chế ngự thị
trường vì lần này chỉ còn một thị trường là toàn cầu, không còn có giới
hạn do những lý do chính trị nữa. Vào những năm cuối của thiên niên kỷ
thứ hai, cụm từ “toàn cầu hóa” đã trở thành “thời thượng” và là thành ngữ
ở cửa miệng của các doanh nhân, các chính trị gia. Nó bị lạm phát tới
mức độ là không ít người trong số đó thường dùng cụm từ này một cách
bừa bãi để chỉ cả các sinh hoạt thương mại, ngoại giao thông thường,
không có ảnh hưởng, không dính dáng gì đến tiến trình toàn cầu hóa.
I.1.4 Chế ngự của tài chính trên các hoạt động kinh tế.



Đây là điểm nổi bật của hiện tượng toàn cầu hóa hiện nay. Tại hội
nghị thượng đỉnh Tokyo năm 1986, tổng thống Ronald Reagan và thủ
tướng Magaret Thatcher đã đề xướng việc bãi bỏ các quy chế và luật lệ về
các hoạt động tài chính như việc phân biệt các loại ngân hàng, giới hạn
vai trò của quỹ tiết kiệm, quỹ tương trợ, ấn định những bắt buộc về dự trữ
tài chính... Bốn năm sau, quan điểm này được đa số các quốc gia chấp
nhận vào năm 1990 tại Hoa Thịnh Đốn nên thường được gọi là “Đồng
thuận Hoa Thịnh Đốn”. Từ thời điểm này, số lượng tiền trao đổi hàng
ngày trên các thị trường chứng khoán đã tăng lên một cách lũy tiến và
một thập niên sau, gần như không còn dính dáng gì với thực trạng của
việc sản xuất hàng hóa hay hoạt động dịch vụ nữa. Vào năm 1997 chẳng
hạn, số lượng tiền chuyển vận hàng ngày trên các thị trường hối đoái là
khoảng hơn 1 500 tỷ Mỹ kim nghiã là tương đương với tổng sản lượng
quốc gia (PNB) của Pháp. Trong số tiền này, theo ước lượng của một số
chuyên gia vì không ai có thể biết rõ từ 80% đến 90% là tiền đầu cơ. Nhờ
mạng lưới thông tin rất hiện đại và các máy tính khổng lồ của các trung
tâm tài chính thế giới tại New York, London, Tokyo, Hong Kong..., thị
trường chứng khoán toàn cầu đã trở thành một sòng bạc “toàn cầu” mở
cửa 24 giờ / 24. Khi khu này đóng thì khu kia mở. Số người chơi trải
khắp thế giới, từ tay chơi nhà nghề đến kẻ chơi tài tử. Họ chỉ cần ấn nút
ra lệnh trên máy tính cá nhân là có thể mua hay bán các cổ phần qua
mạng lưới truyền thông toàn cầu. Giá trị cổ phần xí nghiệp, nhất là các xí
nghiệp có công nghệ cao (Hi Tech), hoàn toàn dựa trên các tin đồn do
những kẻ đầu cơ đưa ra, không còn dính dáng với thực tế. Vốn liếng, tiền
bạc của rất nhiều xí nghiệp trở thành ảo, lên xuống do đầu cơ và mánh lới
của những tay chơi quốc tế với những số tiền lớn ngoài sức tưởng tượng
(hàng trăm triệu hay hàng tỷ Mỹ kim). Một vai trò quan trọng của các ông
chủ tịch tổng giám đốc các xí nghiệp lớn là tạo dư luận thuận lợi cho xí

nghiệp của mình chứ không phải là công việc điều hành và ấn định chiến


lược cho xí nghiệp. Vì số tiền ảo quá lớn và vì các đòi hỏi càng ngày càng
“phi kinh tế” của các cổ động viên như lợi nhuận nhanh chóng với mức
độ quá cao nên xu hướng gian lận, che dấu các thua lỗ trở thành phổ biến.
“Sức khỏe” của thị trường chứng khoán trở thành mối quan tâm hàng đầu
không những của các xí nghiệp xuyên quốc gia mà còn của các chính phủ
Tây phương. Mâu thuẫn giữa chủ thuyết tự do cực đoan (ultra libéral) về
kinh tế và nhu cầu can thiệp của Nhà nước để tránh khủng hoảng càng
ngày càng lộ rõ. Khủng hoảng tài chính của Mễ Tây Cơ vào năm 1994,
của các nước Đông và Đông Nam Á châu vào năm 1997, của Á Căn Đình
vào năm 2001 đã đe dọa hệ thống tài chính thế giới, gây xáo trộn và đau
khổ cho hàng triệu người. Cho đến nay, những khủng hoảng kinh tế tài
chính mới chỉ xảy ra ở các nước đang phát triển và còn ở tầm vóc trung
bình nhưng khủng hoảng tài chính có khả năng xảy ra ngay tại các cường
quốc kinh tế với những hậu quả trầm trọng hơn nhiều.
I.2. Chủ thuyết, cơ cấu và động cơ của toàn cầu hóa
Nếu chủ nghiã thực dân, lồng dưới chiêu bài “đem văn minh, ánh
sáng cho các dân tộc man rợ”, đã là nền tảng lý thuyết của hai lần toàn
cầu hóa trước đây (thế kỷ thứ 15 16 và thế kỷ thứ 18 19) thì lần này chủ
thuyết “tân tự do” với viễn tượng phát triển kinh tế, đem lại ấm no, hạnh
phúc cho tất cả mọi người, ở khắp mọi nơi trên thế giới, là căn bản tư duy
thống trị và “độc nhất” từ hai thập niên vừa qua. Cơ cấu của hệ thống
toàn cầu hóa hiện nay dựa trên các định chế xuất phát từ hội nghị về tài
chính của Liên Hiệp Quốc vào tháng 7 năm 1944 tại Bretton Woods ở
Hoa Kỳ. Vào thời điểm ấy, thế chiến thứ hai đang đi vào giai đoạn chót,
đổ bộ của Đồng Minh tại vùng Normandie (Pháp) đã thành công và Hitler
chỉ cầm cự thêm được 10 tháng (Hiến chương của Liên Hiệp Quốc được
ban hành vào cuối năm 1945, ngay sau thế chiến). Ngoài những định chế

chính thức được nhiều người biết như Ngân Hàng Thế Giới (WB), Qũy
Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), Tổ


Chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế (ISO), cơ cấu điều hành còn gồm nhiều tổ
chức “bán chính thức” như hội nghị thượng đỉnh các nước phát triển G7
và mới đây trở thành G8 với sự tham dự của nước Nga, Diễn Đàn Davos
và khá nhiều tổ chức chuyên về tài chính như IOSCO (International
Organisation of Securities Commissions), ISMA (International Securities
Market Association), Club de Paris,.... Với những cơ cấu đó, động cơ
chính của TCH hiện nay là các xí nghiệp xuyên quốc gia với sự trợ giúp
đắc lực của các ngân hàng lớn và của các chính phủ. Chủ yếu là các chính
phủ của Hoa Kỳ, các nước Tây Âu và Nhật Bản vì hầu hết các xí nghiệp
xuyên quốc gia xuất phát từ những nước này.
I.2.1. Chủ thuyết tân tự do và hiện tượng tư duy “độc nhất”.
Chủ thuyết gọi là “tân tự do” về kinh tế thật ra chỉ là sự hiện đại hóa
những tư tưởng đã có trong cuốn “Khảo sát về bản chất và nguyên nhân
thịnh vượng của các quốc gia” của Adam Smith, xuất bản vào năm 1776.
Chủ thuyết hiện đại hóa này đã được xây dựng một cách hệ thống từ lâu
tại các ban kinh tế của nhiều đại học Hoa Kỳ. Nổi tiếng nhất là trường
phái thuộc đại học Chicago, dưới sự hướng dẫn của các ông Milton
Friedman và Gary Becker. Nhiều cố vấn kinh tế của các tổng thống Mỹ
trong mấy thập niên qua cũng như một số không nhỏ lãnh đạo cao cấp
của các xí nghiệp xuyên quốc gia và của các định chế quốc tế (WB, IMF)
đã xuất thân từ trường phái “tân tự do”. Chủ thuyết “tân tự do” biện minh
cho một hệ thống kinh tế hoàn toàn tự do và cho rằng thị trường có khả
năng tự điều hòa. Các luật lệ, quy chế và sự can thiệp của bộ máy Nhà
Nước chỉ là những hàng rào ngăn chặn sự phát triển của kinh tế. Mấy
thập niên sau thế chiến thứ hai, phát triển của kinh tế Hoa Kỳ đã đến mức
độ mà thị trường phải là toàn cầu mới đủ cho tầm vóc xí nghiệp Mỹ.

Nhiệm vụ chính của WB, IMF và WTO là loại bỏ từng bước các hàng rào
quan thuế và phi quan thuế trên khắp thế giới hầu tạo môi trường tự do
cho sự phát triển của mọi nền kinh tế, nhất là kinh tế Mỹ. Lợi nhuận, tăng


trưởng, thị trường tự do, tiêu thụ...là những khẩu hiệu của chủ thuyết tự
do kinh tế cực đoan này. Một cách đơn giản hơn, chủ thuyết này đưa ra
những luận đề như sau:
Tự do cạnh tranh kinh tế, thương mại là động lực kích thích sáng
kiến, đổi mới, nhằm tăng cường phẩm chất và hiệu quả sản xuất để có thể
làm hạ giá thành của hàng hóa cũng như dịch vụ. Những xí nghiệp tồi dở
sẽ bị đào thải, hàng hóa sẽ tốt và rẻ, có lợi cho người tiêu thụ và làm kinh
tế phát triển.
Chuyên môn hóa và phân chia lao động trên bình diện toàn cầu, dựa
trên nguyên tắc về lợi thế so sánh tương đối và tuyệt đối của David
Ricardo (kinh tế gia người Anh thuộc phái tự do, thế kỷ thứ 19). Biện
pháp này cho phép tăng cường hiệu quả của hoạt động kinh tế, làm hạ giá
thành của hàng hóa, dịch vụ, như vậy có lợi cho người tiêu thụ và thị
trường.
Mở rộng tầm vóc của xí nghiệp. Tầm vóc càng lớn và sự chuyên
môn hóa càng cao thì càng tốt vì cho phép sử dụng tối đa các phương tiện
để tiết kiệm, tăng năng xuất và làm giảm giá thành.
Áp dụng những nguyên tắc trên, các xí nghiệp xuyên quốc gia đã
không ngần ngại chuyển các cơ sở sản xuất sang những nơi không có
thuế, nhân công rẻ và có ít hay không có luật bảo vệ lao động và môi
trường. Mục tiêu là để giảm giá thành và tăng lợi nhuận. Vì thế trên thế
giới hiện nay có tới khoảng 800 vùng kinh tế miễn thuế (zones franches)
thuộc 40 nước. Trước đây vào năm 1986 chỉ có 116 vùng trong đó 48 % ở
châu Mỹ La tinh và 42% ở châu Á. Vào những năm cuối của thế kỷ 20,
sự hiện hữu của rất nhiều vùng miễn thuế và cuộc chạy đua tìm liên hợp

để có tầm vóc “toàn cầu” giữa các đại công ty biểu lộ sự toàn thắng của
chủ thuyết “tân tự do” trên bình diện tư duy kinh tế. Sự toàn thắng đó
cũng đã được thể hiện trong đường lối kinh tế, trong chương trình hành


động hay trong diễn văn tranh cử của hầu hết các chính trị gia, kinh tế gia
trên thế giới bằng những khẩu hiệu như “bỏ quy chế”, “giải tư”, “toàn cầu
hóa”, “tầm vóc chiến lược”,”xa lộ thông tin”,”phát triển”... mặc dầu hoàn
cảnh kinh tế và xã hội rất khác nhau tại các nước đã phát triển cũng như
tại các nước đang phát triển hay còn ở trong tình trạng chậm tiến. Hiện
tượng bắt chước và “độc thoại” này đã khiến một nhà báo Pháp có sáng
kiến trêu chọc, gọi chung những tư duy kiểu trên bằng thành ngữ “tư duy
độc nhất” vì tính chất nghèo nàn, quá đơn giản của những lý luận đó.
Trong một cuộc tranh luận, Alain Minc một nhà kỹ trị (technocrate) theo
phái tân tự do đã cãi lại rằng “Không phải là tư duy có tính chất độc nhất
mà đó là tính chất của thực tại” (”Réalité”, hiểu theo nghiã là những sự
việc, sự kiện trong cuộc sống). Để khỏi tốn giấy mực, tôi xin không bàn ở
đây về lối cãi lấy được “độc nhất” này của Alain Minc.
I.2.2. Cơ cấu của công cuộc toàn cầu hóa
Khi nói đến cơ cấu của công cuộc toàn cầu hóa người ta thường nghĩ
ngay tới Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), mới được thành lập từ
năm 1995 để thay thế tổ chức Thỏa Uớc Tổng Quát về Thương Mại và
Quan Thuế (GATT). Trước thập niên 80, GATT ít được báo chí nhắc nhở
mặc dầu đã được thành lập từ năm 1947. Lúc đầu có 23 nước là thành
viên sáng lập. Sau vài thập niên, trước khi đổi thành WTO, số thành viên
của GATT lên tới 128 nước. Báo chí và các cơ quan truyền thông chỉ bắt
đầu nói tới GATT vào cuối thập niên 80, khi Vòng thương lượng Uruguay
(Uruguay Round) gặp khó khăn vì đề cập đến nhiều vấn đề hóc búa như
canh nông và vải vóc, văn hóa, sở hữu trí tuệ, cách giải quyết tranh
chấp... Những mâu thuẫn về quyền lợi dài hạn giữa các nước thành viên

đã đưa đến những bất đồng quan điểm, chủ yếu giữa các cường quốc kinh
tế với các nước chậm tiến hay đang phát triển. Vì vậy vòng thương lượng
gay go này đã phải kéo dài 8 năm khi được kết thúc vào tháng 12 năm
1993. GATT đổi tên thành WTO vào tháng giêng năm 1995 và số thành


viên hiện nay của tổ chức này là 144. Bản văn kiện chính của WTO dài
trên 400 trang giấy, cộng thêm là 20.000 trang của văn kiện phụ, chia
thành 4 lãnh vực chính: a) Tự do hóa mậu dịch gồm cả canh nông và vải
vóc; b) Quy luật xử thế về hội nhập thị trường, phòng vệ và chống phá
giá; c) Những lãnh vực mới về trao đổi dịch vụ, biện pháp đầu tư, quyền
sở hữu trí tuệ; d) Cơ cấu tổ chức và thủ tục giải quyết tranh chấp.
Hai nguyên tắc chính của WTO là Tối huệ quốc (MFN Most
Favorable Nation) và Quy chế công dân (NT: National Treatment). MFN
đòi hỏi các thành viên đều phải được đối xử bình đẳng, không nước nào
được đối xử hậu đãi hơn nước nào. NT đòi hỏi các nước thành viên phải
đối xử với người ngoại quốc (công dân nước khác trong WTO) như công
dân của mình trong các hoạt động thương mại. Thành công lớn của vòng
thương lượng Uruguay là việc thành lập một cơ cấu hành chính và một
“bộ phận” trách nhiệm về việc giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement
body DSB), có tầm quan trọng ngang hàng với Hội nghị bộ trưởng (cơ
quan tối cao của WTO).
Cơ quan xử lý gồm có Hội nghị bộ trưởng, hai năm họp một lần; Hội
đồng chung và ba tiểu ban (hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ); Ban thư
ký đứng đầu là một tổng giám đốc do Hội nghị bộ trưởng bổ nhiệm với
nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tục giải quyết tranh chấp gồm có các giai đoạn
tham vấn, chọn và lập hội thẩm đoàn, báo cáo và chấp nhận, kháng án và
phân xử chung quyết. Tranh chấp phải được giải quyết trong thời gian tối
đa là 20 tháng. Quyết định chung quyết của DSB chỉ bị bác bỏ khi đạt
được nhất trí ở Hội nghị bộ trưởng. Điều này rất khó. Do đó mặc dầu

không có tên gọi của một tòa án để tránh đụng chạm về vấn đề chủ
quyền, trong thực tế, cơ quan chuyên trách DSB của WTO đã giữ vai trò
của một tòa án thương mại siêu quốc gia. Điều đáng lưu ý ở đây là các
phiên tòa đều xử kín và các “quan tòa” là những chuyên gia, nhân viên
của WTO. Do đó họ xét sử theo chủ trương “tất cả cho thị trường tự do”


vì đó cũng là công việc, là nhiệm vụ thường xuyên của họ tại WTO. Chủ
trương này cũng là yêu cầu của các tổ hợp xuyên quốc gia để mở rộng thị
trường hầu tăng lợi nhuận.
Ngoài WTO, hai cơ quan chính thức khác được nhiều người biết đến
là WB và IMF do vai trò quan trọng của hai định chế này trong việc giải
quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính. Khủng hoảng về tiền nợ
của các nước chậm tiến năm 1982; phá sản về tài chính của Mễ Tây Cơ
năm 1994; khủng hoảng về tài chính tại Á châu năm 1997; phá sản về
kinh tế của Á Căn Đình năm 2001.... Chính hai cơ quan này, qua những
sách lược cho vay tiền trong vòng hai thập niên, đã tạo môi trường cho
phép GATT trở thành WTO. Nấp dưới cụm từ “chương trình điều chỉnh
cơ cấu” (PAS), những điều kiện để cho vay tiền đã là chìa khóa để WB và
IMF mở cửa các nước chậm tiến hay đang phát triển và buộc họ thay đổi
đường lối kinh tế cho phù hợp với chiều hướng toàn cầu hóa. Hậu quả
của những chính sách này (được áp dụng từ năm 1982, nhân cuộc khủng
hoảng về tiền nợ của các nước thuộc đệ tam thế giới) trên các nước chậm
tiến sẽ được phân tích ở phần sau. Điều đáng lưu ý là trong mấy năm gần
đây chính sách của WB và IMF đã bị chính một số không nhỏ các kinh tế
gia thuần túy của Hoa Kỳ và Tây Âu lên án gay gắt. Báo chí nói tới
những “xì căng đan” của hai định chế quốc tế nói trên và nhiều tổ chức
ngoài chính phủ (NGO) và chống toàn cầu hóa thuộc các nước Âu Mỹ đã
không ngần ngại đòi hỏi dẹp bỏ hay thay đổi cơ bản đường lối của hai
định chế WB và IMF. Đó là điều chưa từng xảy ra trong mấy chục năm

trước.
Thật ra những chiến lược để thực hiện toàn cầu hóa không phải do
những cơ quan quốc tế chính thức ấn định mà do những câu lạc bộ, ủy
ban, diễn đàn... của Hoa Kỳ mở rộng ra cho Liên Hiệp Âu Châu và Nhật
Bản. Chẳng hạn Ủy ban tay ba do David Rockfeller thành lập từ năm
1973 quy tụ những thành phần ưu tú của Tây phương (cựu tổng thống,


thủ tướng, chủ tịch các ngân hàng khổng lồ, các công ty xuyên quốc gia,
đại diện nghiệp đoàn, chuyên gia đầu đàn của các đại học lớn...). Các cựu
tổng thống Hoa Kỳ như Jimmy Carter, George Bush và Bill Clinton đã là
thành viên của ủy ban này trước khi là tổng thống. Tính chất phi phe phái
chính trị (Cộng hòa hay Dân chủ) của ủy ban này cho phép hiểu tại sao
Hoa Kỳ đã luôn luôn có một chính sách liên tục trong tiến trình toàn cầu
hóa đối với các định chế quốc tế (GATT, ALENA, WTO, WB,IMF) mặc
dầu hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đã thay phiên nhau nắm chính quyền
trong mấy thập niên vừa qua.
I.2.3 Động cơ của tiến trình toàn cầu hóa
Những ngân hàng và công ty xuyên quốc gia là động cơ của tiến
trình toàn cầu hóa. Động lực chính của những đầu máy kéo này là lợi
nhuận. Về mức độ tập trung, xin nhắc lại là doanh số và tài sản của những
công ty xuyên quốc gia đứng hàng đầu đã hơn hẳn tổng sản lượng quốc
gia của phần đông các nước trên thế giới. Hoạt động kinh tế, thương mại
của những đầu tầu này, do tính chất xuyên quốc gia, đã dần dần vượt ra
khỏi vòng kiểm soát của các chính phủ vì mỗi chính phủ chỉ có thể tác
động trong phạm vi quốc gia của mình. Số lượng và tầm vóc của những
ngân hàng và xí nghiệp xuyên quốc gia là những chỉ dấu chính xác về
mức độ của tiến trình toàn cầu hóa. Điều đáng nói ở đây là sự vận hành
của các xí nghiệp, nhất là các xí nghiệp xuyên quốc gia càng ngày càng
có vẻ không phụ thuộc vào ngay cả những người cầm đầu. Đó là những

bộ máy có những cơ cấu theo một logic tóm tắt như sau : mục tiêu đầu
tiên của xí nghiệp là kiếm lời vì vậy phải tạo ra những hàng và công nghệ
mới, phải mở rộng thị trường, phải tăng cường sức mạnh, phải quảng cáo
để cổ võ cho việc tiêu thụ hầu bán hàng mà kiếm lời. Nhân viên từ trên
xuống dưới đều phải tuân thủ những điều lệ xuất phát từ logic vừa nói.
Nếu cưỡng lại họ sẽ bị thay thế bằng những người khác chịu chấp nhận
“luật chơi” hơn. Cái “văn hóa xí nghiệp” đó đã ảnh hưởng sâu rộng lên


đời sống các dân tộc tiền tiến, đặc biệt là nếp sống của người dân Mỹ, nơi
mà xí nghiệp phát triển nhất. Chẳng hạn họ coi tình trạng quảng cáo rất
nhiều trên các cơ quan truyền thông như TiVi, Radio, báo chí là bình
thường. Mỗi năm các hãng Mỹ bỏ ra khoảng 150 tỉ đô la vào quảng cáo,
số tiền này cao hơn ngân sách giáo dục bậc trung học của Hoa Kỳ. Một
trăm hãng Mỹ lớn nhất, trên tổng số khoảng 450 ngàn hãng, có quyền sử
dụng 75% thời gian của các đài truyền hình thương mại của Hoa Kỳ vì đó
là hình thức “huấn luyện” người tiêu thụ rất hiệu quả.
Một đặc tính nữa của xí nghiệp xuyên quốc gia là tính phi đạo đức
“bắt buộc” của những người có trách nhiệm lãnh đạo. Lý do dễ hiểu là họ
buộc phải kiếm lợi nhuận nếu không sẽ bị thay thế cho nên, trên nguyên
tắc, ít khi nào các ông chủ tịch tổng giám đốc tự nhận lỗi lầm về những
hậu quả xã hội và môi sinh do hoạt động của hãng mình tuy rằng với tư
cách con người họ có thể có những tình cảm bình thường. Phản ứng của
ông Warren M.Anderson, chủ tịch hội đồng quản trị hãng Union Carbyde
trong tai nạn xảy ra tại Bhopal bên Ấn Độ năm 1986 là một điển hình.
Khí độc (isocyanate de méthyle) do tai nạn đã làm 6000 người chết và
khoảng 200 000 người bị thương nặng. Lúc đầu, khi mới biết được tin
ông tuyên bố là sẽ dùng quãng đời còn lại của mình để sửa chữa lỗi lầm
của hãng nhưng sau đó chưa được một năm, ông phải tuyên bố lại là đã
nói quá lời và sẵn sàng huy động đội ngũ luật sư để không phải trả tiền

bồi thường những thiệt hại do tai nạn đã gây ra. Những trường hợp không
nhận lỗi càng ngày càng nhiều vì ngoài lý do tiền bạc, xí nghiệp xuyên
quốc gia không còn phụ thuộc vào một quốc gia, một cộng đồng nào, và
càng ngày càng có xu hướng bỏ hay chuyển các nhà máy của mình đến
những nơi mà họ có lợi nhất. Tính “di động” trên thế giới của các nhà
máy là điều mới trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay.
II. Hậu quả của tiến trình toàn cầu hóa đối với các nước chậm tiến


Trước khi trình bày về hậu quả của tiến trình toàn cầu hóa đối với
các nước chậm tiến xin nói ngay là tiến trình này có ảnh hưởng sâu đậm
trên cả các nước tiền tiến. Ngay tại nước thu được nhiều lợi nhất như Hoa
Kỳ, toàn cầu hóa không phải chỉ có những mặt tích cực. Một cách tổng
quát, từ sau thế chiến thứ hai đến nay, trong thời gian khoảng 50 năm, sản
lượng hàng hóa trên thế giới đã tăng lên 5 lần, thương mại 12 lần, số
lượng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tăng lên khoảng ba chục lần (400 tỉ
USD năm 1997). Mặc dầu những tăng trưởng vượt bực đó, theo thống kê
năm 1999 của Liên Hiệp Quốc, tình trạng nghèo (dưới 1 USD/1 ngày cho
một người) đã lan rộng và khoảng cách giầu nghèo giữa các nước cũng
như giữa những tầng lớp công dân trong một nước đã càng ngày càng
rộng ra một cách nhanh chóng trên khắp thế giới.
Theo thống kê năm 1989 của Ngân hàng Liên bang Hoa Kỳ 1% gia
đình giầu nhất (trên 2,3 triệu USD) có tài sản tổng cộng bằng 40% tài sản
quốc gia; 20% gia đình khá giả (trên 180 000 USD) có tài sản tổng cộng
bằng 80% tài sản của quốc gia. Hiện tượng tập trung của cải này cũng
xuất hiện tại các nước Tây Âu nhưng với một mức độ thấp hơn ở Hoa Kỳ.
Nạn thất nghiệp không chỉ dành riêng cho các nước chậm tiến. Theo tập
san Fortune, 500 xí nghiệp lớn nhất trên thế giới đã giảm 4,4 triệu việc
làm từ 1980 đến 1993. Trong khi đó doanh số của họ đã được nhân lên
1,4 lần, tài sản nhân lên 2,3 lần và lương ông tổng giám đốc, thường rất

lớn, cũng được nhân lên 6,1 lần. Việc sa thải nhân viên trong những năm
gần đây thường không phải vì hãng bị lỗ mà là cách quản lý “thời
thượng” để giảm giá thành, tăng thêm lợi nhuận và gián tiếp buộc những
nhân viên còn lại làm việc nhiều hơn vì họ còn may mắn là giữ được việc
làm. Của cải vật chất của các cường quốc kinh tế càng ngày càng nhiều
nhưng việc làm càng ngày càng bấp bênh, “lưu động” nên đe dọa những
người làm công, cấp thấp cũng như cấp cao. Kết quả là tại nước giầu
mạnh nhất là Hoa Kỳ, theo những điều tra và thống kê năm 1988, người


Mỹ trung bình phải làm thêm gần nửa ngày mỗi tuần lễ và đồng lương
thực sự của họ năm 1988 lại ít hơn so với năm 1970.
Hậu quả tai hại của tiến trình toàn cầu hóa đối với các nước chậm
tiến gồm có những sự kiện như sau: đồng nhất hóa văn hóa; sản xuất gây
ô nhiễm làm hủy hoại môi sinh, khai thác tài nguyên vượt quá mức tái
sinh của môi trường như nạn phá rừng bừa bãi, nạn đánh cá tới mức làm
sông biển kiệt quệ, nạn canh tác hết mức khiến đất đai trở nên cằn cỗi,
nạn phí phạm các nguồn năng lượng và nước uống lấy từ trong lòng
đất...; cuối cùng là sự phụ thuộc thực phẩm và nạn nông dân thất nghiệp.
Nguyên do của những hiện tượng này là nhu cầu tăng trưởng không có
giới hạn của sản xuất và tiêu thụ. Tiêu thụ trở thành một thứ ý thức hệ
thống trị của thời đại. Nó được thể hiện qua các chương trình quảng cáo
của các xí nghiệp trên TiVi, radio và gần như ở khắp mọi nơi có người
qua lại. Nó điều kiện hóa mọi tầng lớp, mọi dân tộc, nhất là giới trẻ, về
nhu cầu tiêu thụ. Nó dạy cho mọi người rằng hạnh phúc và sung sướng
nằm trong việc tiêu thụ và tiêu thụ ngay cả khi không cần thiết, từ hàng
hóa đến dịch vụ.
II.1 Đồng nhất hóa các lối sống và văn hóa trên thế giới
Trong lý thuyết kinh tế tân tự do, văn hóa được coi như một sản
phẩm của thị trường tiêu thụ vì là một nhu cầu của con người. Điểm đáng

lưu ý là tiến trình toàn cầu hóa trong lãnh vực này đã được thực hiện một
cách nhanh chóng nhờ những tiến bộ không ngừng của khoa học và công
nghệ trong lãnh vực thông tin đại chúng như vệ tinh truyền thanh, truyền
hình, máy ghi âm, ghi hình, điện ảnh, CD, video....Do đó, từ khoảng
mười năm nay (sau khi khối xã hội chủ nghiã xụp đổ), nhạc POP và phim
ảnh của Hoa Kỳ đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới từ đô thị tới thôn quê.
Kỹ nghệ giải trí của con người đã nằm trong tay một vài tập hợp xuyên
quốc gia. Chiến lược của họ nhắm vào giới trẻ dưới 20 tuổi (2/5 dân số
toàn cầu) vì giới này dễ bị thu hút hơn. Thành công rực rỡ của hãng MTV


(nhạc trẻ trên TV) là một điển hình. Theo ước lượng, vào đầu năm 1993,
có 210 triệu hộ gia đình thuộc 71 nước xem chương trình hàng ngày của
MTV. Một thí dụ khác là trường hợp nước Ba Tây. Theo nhà sản xuất
phim Luis Carlos Barreto thì trong số 4000 phim dùng cho truyền hình
Ba Tây, 99% là phim của các nước giàu có và phần lớn là từ Holywood.
Các ông “thầy giáo” có ảnh hưởng nhiều nhất trên các trẻ em và thanh
thiếu niên tại châu Mỹ La tinh, châu Phi và châu Á hiện nay có lẽ là các
nhà sản xuất video của Holywood và các chuyên viên của những hãng
quảng cáo lớn tại Hoa Kỳ. Hậu quả của sự kiện này là tình trạng thoi thóp
và biến mất dần của những nhạc điệu và lối sống khác biệt tại những xứ
chậm tiến. Một nửa thế kỷ nữa có lẽ sẽ không còn nơi nào trên trái đất để
những nhà khảo cứu văn hóa có thể nghe được các âm điệu đặc thù, có
thể nhìn được tận mắt lối sống cá biệt, thể hiện các giá trị nhân bản khác,
của nhiều dân tộc “chậm tiến” trên thế giới. Tiếp tục tiến trình toàn cầu
hóa hiện nay, lối sống Âu Mỹ và văn hóa Tây phương, dưới những dạng
sao chép khác nhau, có lẽ sẽ trở thành phổ biến trong cái “làng toàn cầu”
của loài người. Điều an ủi là có thể người ta sẽ giữ lại di tích của những
nền văn hóa khác ở các bảo tàng viện hay ở những nơi có du khách vì đó
cũng là một “món hàng”.

II.2 Hiểm họa ô nhiễm môi sinh và cạn kiệt tài nguyên
Trước đây ba bốn thập niên vấn đề này không được đặt ra vì lúc đó
người ta nghĩ rằng tài nguyên thiên nhiên phong phú vô tận và sức mạnh
của tạo hóa vô biên. Quan điểm này đã được Henry Morgenthau, thứ
trưởng bộ tài chính Hoa Kỳ, diễn tả rõ rệt trong diễn văn khai mạc hội
nghị các lãnh đạo đồng minh ở Bretton Woods vào tháng 7 năm 1944 (hội
nghị này đã quyết định sự thành lập các tổ chức như WB, IMF và GATT).
Gần đây, tại các nước tiền tiến, người ta mới ý thức rằng quan điểm trên
không đúng. Tài nguyên thiên nhiên có giới hạn và con người đang hủy
hoại môi trường sinh sống trên trái đất. Từ đó tại các nước này dần dần có


những đạo luật để bảo vệ thiên nhiên. Trong khi đó vì nghèo đói và vì
trình độ khoa học, công nghệ cũng như dân trí thấp kém, tại các nước
chậm tiến việc bảo vệ môi sinh không được đặt ra một cách nghiêm túc.
Vì nhu cầu phát triển và lợi nhuận các công ty xuyên quốc gia đã không
ngần ngại chuyển các nhà máy có các chất phế thải, độc hại cho con
người và nguy hiểm cho môi sinh, sang các nước chậm tiến. Hơn nữa
lãnh đạo các xứ này còn mời gọi họ bằng cách tạo ra những vùng sản xuất
miễn thuế và hoàn toàn tự do. Trường hợp một vùng miễn thuế
(maquyladoras) của Mễ Tây Cơ ngay biên giới với Hoa Kỳ là một điển
hình của hiểm họa ô nhiễm môi sinh. Vào năm 1999, đã có khoảng hơn
3000 xí nghiệp ngoại quốc tại các vùng này, phần lớn là các xí nghiệp của
Hoa Kỳ. Các maquyladoras dùng khoảng 500 ngàn nhân công và đem lại
cho Mễ Tây Cơ, năm 1989 chẳng hạn, một số ngoại hối là 3 tỉ USD, đứng
hàng thứ hai, sau dầu hỏa. “Mặt trái của huy chương” này là tình trạng ô
nhiễm trầm trọng với một số lớn quái thai, một số lớn trẻ sơ sinh bị tật
nguyền vì các bà mẹ đã bị nhiễm độc. Sự kiện này được biết tới vì ô
nhiễm đã lan sang tỉnh Brownsville (thuộc tiểu bang Texas, Hoa Kỳ) nên
27 gia đình Mỹ đã nộp đơn kiện các xí nghiệp lớn như General Motors,

Union Carbide, Fisher Price và Zenith Electronic. Sự việc tóm tắt như
sau. Trong ba năm, từ 1990 đến 1992, tại Brownsville, số hài nhi bị chết
vì bệnh anencéphalie (bộ óc bị đầy nước nên không phát triển được nữa)
là 30, cao gấp 4 lần con số trung bình tại Mỹ. Đồng thời, tại tỉnh
Matamoros, bên kia biên giới thuộc Mễ Tây Cơ, số tử vong cùng loại
bệnh là 53. Những gia đình Mỹ đi kiện cho rằng các khí độc từ
Matamoros, bị gió thổi qua sông Rio Grande tới Brownsville, đã là
nguyên nhân tử vong của những hài nhi của họ. Điều tra về vụ này cho
biết thêm rằng tại Matamoros có 110 trẻ em có cùng một triệu chứng tật
nguyền về hình dạng và tâm thần. Những bé trai bị nặng chỉ có một tinh
hoàn, bé gái bị nặng thì âm đạo không phát triển. Bảy mươi bà mẹ của


các trẻ em bị bệnh đó đã làm việc trong thời có thai nghén tại Mallory
Capacitors, một hãng làm bộ tụ điện (một linh kiện điện tử), và đã phải
bưng sờ những hóa chất PCB (polychlorobiphényles) rất độc mà không
có dụng cụ và quần áo ngừa độc. David Korten, tác giả quyển sách “Khi
xí nghiệp cai trị thế giới” (When Corporation Rule the World 1995) đã
viết “Những công nhân Mễ Tây Cơ, gồm cả các trẻ em, đã trở thành một
trong những người lao động có khả năng cạnh tranh nhất thế giới vì họ đã
hy sinh cả sức khỏe, sinh mạng và tương lai để trợ cấp lợi nhuận thêm
cho những nhà đầu tư”. Xin nhắc lại là trên thế giới hiện nay có khoảng
800 vùng miễn thuế đang cạnh tranh nhau để tăng trưởng.
Tài nguyên thiên nhiên như rừng cây, quặng mỏ, thú vật, kim cương
tại các nước chậm tiến thường bị các công ty xuyên quốc gia khai thác
một cách phung phí và bừa bãi. Có nhiều lý do giải thích sự kiện này.
Đầu tiên là nhu cầu cạnh tranh làm giảm giá thành để tăng lợi nhuận đã
khiến các công ty phải vơ vét cho thật nhiều và thật nhanh chóng. Phí
phạm tài nguyên hay có hại cho dân bản xứ không phải là mối bận tâm
của họ vì khi tài nguyên nơi này cạn kiệt thì họ sẽ đi chỗ khác. Sở dĩ họ

thường làm được như vậy là vì có sự đồng lõa của một số trong giới cầm
quyền bản xứ, vừa tham nhũng vừa ngu dốt. Nhiều “xi căng đan” về việc
phá rừng bừa bãi để lấy gỗ ở vùng Amazonie của Ba Tây đã bị các tổ
chức Xanh (bảo vệ môi sinh) trên thế giới tố cáo trước dư luận. Cách đây
sáu, bảy năm tôi được một người bạn kể câu chuyện như sau : một hãng
ngoại quốc đặt mua cây mây loại to của Việt Nam để làm bàn ghế nhưng
loại này chỉ còn ở trong rừng sâu, khó lấy. Tuy nhiên nhu cầu đã được
bạn hàng bản xứ thỏa mãn bằng cách dùng xe ủi đất, đẩy đổ cây cối, vạch
một con đường vào tận rừng sâu để lấy không cần để ý đến những thiệt
hại đã gây ra. Những kẻ lấy cây mây đó còn tự hào là mình khôn, biết
cách giải quyết nhanh chóng khó khăn. Đối với họ cây rừng là của trời ơi,


cây này đổ thì cây khác lại mọc hơi đâu mà lo. Thái độ đó tôi nghĩ thường
có tại các nước chậm tiến mà trình độ dân trí còn thấp. Một cách tổng
quát hơn, đã từ lâu tài nguyên thiên nhiên ở các nước châu Phi, châu Mỹ
La tinh và châu Á được khai thác, xuất cảng sang các nước tiền tiến để trả
nợ và để mua thực phẩm và hàng hóa. Tuy vậy số tiền nợ vẫn tiếp tục
tăng mặc dầu người dân các nước đó tiếp tục nghèo đói. Tài nguyên thế
giới đã được khai thác tới mức độ tăng được sản lượng toàn cầu lên 5 lần
trong 50 năm. Tiếp tục cái vòng “tăng trưởng” quá đáng này, chắc chắn
tài nguyên thiên nhiên tại các nước chậm tiến sẽ đi tới chỗ cạn kiệt. Theo
thống kê năm 1990, tỷ lệ xuất cảng của một vài nước nhỏ như sau :100%
kim cương lấy từ mỏ của Bostwana; 99% cà phê sản xuất tại Burundi;
93% chuối trồng ở Costa Rica; 83% bông gòn sản xuất tại Burkina; 71%
thuốc lá làm tại Malawi; 50% gỗ cây đốn tại Mã Lai; 50% cá khô sản
xuất tại Islande...
II. 3 Nông nghiệp phụ thuộc và số nông dân thất nghiệp lên cao
Tại các xứ chậm tiến, nông nghiệp thường giữ một vai trò rất quan
trọng vì đại đa số là nông dân. Họ canh tác, sinh sống từ lâu đời trên

những mảnh đất nhỏ với những dụng cụ cá nhân, đơn giản. Trừ trường
hợp thiên tai, hạn hán, họ sống chung thành những cộng đồng tuy nghèo
nhưng tương đối tự túc và có khả năng tồn tại. Phát triển nông nghiệp
theo nghiã thường là nâng cao mức sống, lợi tức của nông dân đồng thời
huấn luyện, đào tạo trong dài hạn để chuyển dần một phần lao động thừa
dư sang lãnh vực công nghệ và dịch vụ. Nói thì dễ nhưng làm mới khó và
cho đến nay rất ít những nước đang trên đường phát triển thực hiện được.
Có nhiều lãnh đạo ở các nước chậm tiến đã theo mô hình phát triển nông
nghiệp trong khuôn khổ toàn cầu hóa của WTO. Theo những chuyên gia
ủng hộ tiến trình này, hội nhập vào thị trường tự do về nông nghiệp sẽ
cho phép hiện đại hóa, tăng cường sản xuất và như thế đem lại văn minh,
tiến bộ cùng với ấm no và hạnh phúc cho nông dân. Sự thực ngược lại,


những gì đã xảy ra tại những nơi thử nghiệm chứng tỏ rằng chỉ có một
thiểu số rất nhỏ gồm những người làm công cho những xí nghiệp xuyên
quốc gia và những chủ nhân ông bản xứ là giầu sang, phú quý còn đại đa
số tiểu nông và tiểu thương không những mất đất, mất việc còn mắc nợ
mà không có khả năng hoàn trả. Trường hợp nông dân ở Warangal thuộc
vùng Andhra Pradesh của Ấn Độ là điển hình của tình trạng nói trên. Sự
việc như sau.
Vào cuối thập niên 80, trong chương trình kỹ nghệ hóa canh nông
với sự hợp tác của một hai công ty xuyên quốc gia về nông sản, nông dân
Warangal đã bỏ việc canh tác các nông phẩm truyền thống như lúa, cây
kê, rau, đậu và các cây có dầu để chỉ trồng cây bông gòn. Tất cả đặt hy
vọng ở thứ “vàng trắng” này để thoát khỏi cảnh nghèo, sung sướng và
hạnh phúc hơn vì bông gòn quả thực có giá cao hơn nhiều. Sau một thời
gian ngắn họ mới biết được rằng trồng cây bông gòn tốn kém hơn nhiều
nên cần nhiều vốn. Dưới áp lực của các hãng lớn, để tăng hiệu xuất, họ
phải bỏ loại hạt giống bông tự nhiên để thay thế bằng hạt giống lai, nhân

tạo, được nhập cảng với giá rất đắt. Nhưng loại cây bông gòn với giống
lai lại rất dễ bị tổn thương vì sâu bọ cho nên lại phải nhập cảng thuốc trừ
sâu. Số tiền mua thuốc trừ sâu cho vùng Warangal vào năm 1997 đã lên
đến 50 triệu USD so với 2,5 triệu mỗi năm trong thập niên 80, nghĩa là
tăng gấp 20 lần. Người nông dân không có cách nào khác là tiếp tục vay
nợ ở những ngân hàng tư. Lý do là vì trong thỏa thuận về “tự do hóa nông
nghiệp”, chính phủ Ấn Độ đã giảm ngân sách dùng vào việc cho nông
dân vay với lãi xuất ít do các ngân hàng Nhà nước đảm nhiệm. Cuối cùng
tình cảnh của các nông dân trong vùng là sự phụ thuộc vào các hãng lớn
với các số nợ chồng chất. Ngay khi được mùa họ cũng không có khả năng
trả nổi nợ, chưa kể việc giá cả quốc tế lên xuống vì đầu cơ, không dính
dáng gì với họ cả. Năm 1998, 500 nông dân tại vùng Warangal đã tự tử vì
ở trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Xì căng đan này được dư luận thế giới biết


đến nhờ những cuộc biểu tình của nông dân Ấn Độ trong vùng Andhra
Pradesh nhằm chống lại việc Monsanto, một trong những xí nghiệp xuyên
quốc gia lớn nhất thế giới (chuyên về nông nghiệp, thực phẩm...) đang
thử nghiệm trong vùng loại cây bông gòn với hạt giống mà gien đã được
thay đổi một cách nhân tạo để tăng thêm hiệu xuất của cây.
Lẽ tất nhiên việc chuyên môn hóa một sản phẩm nông nghiệp để
xuất cảng không phải ở nơi nào cũng đưa tới thảm cảnh như trường hợp
nông dân ở Warangal nhưng việc nhập cảng không tính toán kỹ những kỹ
thuật, công nghệ của các nước tiền tiến thường đưa tới hậu quả là chỉ có
lợi cho một thiểu số và có hại cho lợi chung. Lý do đơn giản là thường
thường những kỹ thuật đó chỉ thích hợp với hoàn cảnh của nước đã phát
triển. Xin tóm tắt một hai dẫn chứng của bà Vandana Shiva, chủ tịch
Nghiã hội Nghiên cứu về Khoa học, Công nghệ và Môi sinh, một phụ nữ
Ấn Độ nổi tiếng. Đó là “kỹ nghệ” nuôi tôm xuất cảng và việc nhập cảng
Soja của Hoa Kỳ để thay thế dầu ăn từ những cây có dầu như cây vừng,

moutarde hay arachide... trồng tại chỗ. Bằng những luận cứ khoa học bà
Shiva đã chứng minh rằng mỗi mẫu Tây dùng để nuôi tôm xuất cảng
(sang Hoa Kỳ, Liên Hiệp Âu châu và Nhật Bản) một cách cấp tốc, “kỹ
nghệ”, cần khoảng 200 mẫu Tây cho các chất phế thải. Vì thức ăn của
tôm là cá biển nên phải đánh rất nhiều cá ở ngoài khơi. Đổ ra cửa biển,
các chất phế thải này làm ô nhiễm nước và phá hủy các mangroves. Mặt
khác, việc bơm những lượng nước lớn vào các hồ nuôi tôm làm nước các
vùng lân cận trở thành lợ, nước uống bị mặn. Theo ước lượng cứ mỗi đô
la tôm xuất cảng thì thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên tổng quát của
vùng là khoảng 10 đô la. Dân trong vùng đã nhiều lần biểu tình phản đối
và kiện tới tòa thượng thẩm. Nhưng vì chưa có luật lệ rõ rệt nên sự việc
kéo dài, chủ các hồ cá vẫn tiếp tục vì họ có lợi. Tệ hơn nữa, họ họp thành
một băng đảng gọi là “mafia tôm”. Mafia này đã thuê người giết bốn
người biểu tình chống nuôi tôm kỹ nghệ vào ngày 29 tháng 5 năm 1999.


Cuối cùng cách nuôi tôm đại kỹ nghệ bị cấm nhưng tòa án cho các chủ
nhân một thời gian để chuyển đổi.
Chuyện nhập cảng Soja như sau. Vào tháng 8 năm 1999, nhân có vụ
dầu làm bằng moutarde của Ấn đã bị con buôn pha trộn tại Dehli, chính
phủ Ấn ra lệnh cấm dùng loại dầu ăn này (được dùng nhiều nhất tại
những miền ở Bắc Ấn Độ) và bãi bỏ tất cả những hạn chế về việc nhập
cảng dầu ăn. Việc nhập cảng Soja và dầu Soja được “phi quy chế hóa” và
được nhập cảng từ Hoa Kỳ. Chỉ một năm sau, tất cả các hãng nhỏ sản
xuất dầu ăn của Ấn bị phá sản, hàng triệu nông dân phải bỏ việc trồng
những cây có dầu như cây vừng, cây lanh, cây moutarde vì không còn thị
trường. Dầu soja của Hoa Kỳ quá rẻ, giá bán là 155 USD một tấn. Kết
qủa là sau một năm, Ấn Độ phải nhập cảng 3 triệu tấn, tăng thêm 60% so
với năm trước và phải trả 1 tỉ USD, cán cân thương mại mất thêm thăng
bằng. Điều mà một số chuyên gia tố cáo là không phải giá sản xuất soja

của Mỹ rẻ mà vì chính phủ Hoa Kỳ đã trợ cấp gián tiếp cho các nhà sản
xuất của họ. Mỗi tấn Soja xuất cảng được chính phủ Mỹ cho thêm bằng
cách gián tiếp, 193 USD, nhiều hơn cả tiền bán. Cho nên, trong một thời
gian cực ngắn, soja của Mỹ đã chiếm gần hết thị trường dầu ăn của Ấn.
Một thiểu số các nhà nhập cảng của Ấn giầu to nhưng hàng triệu nông
dân và những hãng chế tạo dầu kiểu “tiểu công nghệ” bị phá sản và mất
công ăn, việc làm.
Tóm lại tiến trình toàn cầu hóa nông nghiệp đang đưa đa số các
nước chậm tiến và đang phát triển vào sự phụ thuộc các công ty xuyên
quốc gia về thực phẩm và chế biến thực phẩm nông nghiệp. Vì phải
chuyên môn hóa về một vài sản phẩm để xuất cảng, các nước này đã
giảm xuống rất nhiều việc canh tác các nông phẩm cơ bản như lúa mì,
ngô, soja... cho nên không còn tự túc được về lương thực như trước nữa.
Theo ước lượng của FAO (cơ quan về thực phẩm và nông nghiệp thuộc
Liên Hiệp Quốc) những biện pháp về tự do hóa mâu dịch sẽ làm số tiền


nhập cảng thực phẩm tăng lên. Vào năm 2000, nhập cảng của châu Phi
tăng lên đến 14,9 tỉ USD, châu Mỹ La Tinh 0,9 tỉ USD và vùng Viễn
Đông 27 tỉ USD. Trong khi đó, nông nghiệp tại các cường quốc kinh tế
như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên Hiệp Âu Châu vẫn được bảo vệ và trợ cấp
dưới nhiều hình thức cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Trái với điều mà lãnh đạo
các cường quốc đã tuyên bố về việc mở cửa thị trường ở Bắc cầu cho
nông phẩm ở Nam cầu, thỏa ước về nông nghiệp của WTO chủ yếu nhằm
mở cửa từng bước thị trường nông nghiệp của các nước chậm tiến hay
đang phát triển. Cho nên nó có lợi chính cho các công ty xuyên quốc gia
của các cường quốc kinh tế về nông nghiệp. Chẳng hạn xuất cảng nông
phẩm của Ấn Độ, một nước lớn và có những mặt rất phát triển, sang Liên
Hiệp Âu Châu đã giảm từ 13% xuống 6%. Lý do đơn giản là các cường
quốc vẫn còn duy trì phần lớn hàng rào dưới dạng khác như đòi hỏi thêm

về phẩm chất, về điều kiện sản xuất... và vẫn còn tiếp tục dùng những
hình thức trợ cấp gián tiếp cho nông nghiệp của mình.
III. Tiến trình hội nhập của Việt Nam
Có người nghĩ rằng khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ (ký vào năm
2000) đã được quốc hội hai bên phê chuẩn (năm 2001) để đưa vào áp
dụng thì Việt Nam đã hội nhập vào kinh tế toàn cầu rồi. Sự thật không
đúng như vậy. Hội nhập vào thị trường toàn cầu có nghiã phải là thành
viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Tổ chức này quy tụ
khoảng hơn 140 quốc gia và lãnh thổ. Việt Nam đã chính thức đệ đơn xin
gia nhập WTO ngày 12 tháng 1 năm 1995 nhưng cho đến nay, vẫn chưa
được chấp nhận. Như tất cả mọi nước “thí sinh”, Việt Nam phải trả lời
bằng văn bản khoảng 1400 câu hỏi mà một ủy ban gồm các đối tác tương
lai đã đặt ra từ cuối năm 1998. Khoảng 40 nước thành viên WTO đã họp
thành ủy ban này để xét đơn xin ra nhập của Việt Nam. Văn bản trả lời
vào năm 1999 của Việt Nam chưa được coi là thỏa đáng vì quá mơ hồ.
Hỏi một đằng trả lời một nẻo, chung chung, không thẳng vào câu hỏi. Sự


×