Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

THỰC TRẠNG sản XUẤT NÔNG NGHIỆP ở xã EAKAO THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.08 KB, 51 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở XÃ EAKAO,
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

Sinh viên

: Nguyễn Trọng Sử

Chuyên ngành : Kinh Tế Nông Nghiệp
Khóa học

: 2011-2015

Đắk Lắk, .../2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở XÃ EAKAO,
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

Sinh viên

: Nguyễn Trọng Sử

Chuyên ngành



: Kinh Tế Nông Nghiệp

Khóa học

: 2011-2015

Người hướng dẫn : ThS. Vũ Trinh Vương

Đắk Lắk, .../2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp “Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở
xã EaKao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” em xin chân thành gửi lời cảm
ơn đến:
Toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Tây Nguyên nói chung, thầy cô
Khoa Kinh tế nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cơ sở lý
luận rất quý giá giúp cho em nâng cao được nhận thúc trong quá trình thực tập cũng
như quá trình nghiên cứu.
Đặc biệt là cô Vũ Trinh Vương đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình
thực tập và hoàn thành chuyên đề này.
Em xin cảm ơn các bác, cô, chú, anh, chị ở Ủy ban nhân dân xã EaKao đã tận
tình giúp đỡ trong việc thu thập số liệu và áp dụng các kiến thức đã học vào thực
tiễn.
Cảm ơn các bạn trong lớp KTNL K12 đã giúp đỡ mình trong quá trình thực tập
và hoàn thành bài chuyên đề này.
Mặc dù đã được sự hướng dẫn nhiệt tình song do bản thân kiến thức còn hạn
chế nên bài báo cáo này chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót. Xin kính mong nhận
được sự phê bình và đóng góp chân thành của quý thầy cô và các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!
Đắk Lắk, ...tháng ...năm ...
Sinh viên
Nguyễn Trọng Sử

MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................3
2.1.1. Những khái niệm cơ bản..........................................................................3
i


2.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp..........................................................3
2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp...............................5
2.2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................9
2.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp Việt Nam.............................................9
2.2.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên....................................11
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................13
3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.....................................................................13
3.2.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................13
3.2.2. Tài nguyên..............................................................................................15
3.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội.........................................................................15
3.2.4. Đánh giá tổng quan về địa bàn nghiên cứu.............................................24
3.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................25

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................25
3.3.2. Phương pháp xử lý thông tin số liệu.......................................................25
3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu................................................................25
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích..................................................................26
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỔ SUNG.................................................28
4.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã EaKao, thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk..............................................................................................28
4.1.1. Ngành trồng trọt.....................................................................................28
4.1.2. Ngành chăn nuôi.....................................................................................32
4.2. Nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của xã EaKao, thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk..........................................................................35
4.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên...........................................................................35
4.2.2. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội..................................................................37
4.3. Giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã EaKao, thành
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk..................................................................41
4.3.1. Đối với nhóm nhân tố tự nhiên...............................................................41
4.3.2. Đối với nhó m nhân tố kinh tế xã hội.....................................................41
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................43
5.1. Kết luận.......................................................................................................43
5.2. Kiến nghị.....................................................................................................45
5.2.1 Đối với chính phủ....................................................................................45
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương............................................................46

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1: Phân bố dân số và số hộ dân hiện trạng 2015.....................................18
Bảng 3. 2: Tình hình dân số và biến động dân số các năm..................................19
Bảng 3. 3: Hiện trạng lao động và thu nhập năm 2015........................................20

Bảng 4. 1: Biến động diện tích đất của xã EaKao qua các năm 2013, 2014, 2015
................................................................................................................................. 28
Bảng 4. 2: Phân tích biến động diện tích cây trồng của xã EaKao......................30
Bảng 4. 3: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt xã EaKao........................................31
Bảng 4. 4: Biến động số lượng gia súc, gia cầm xã EaKao..................................32
Bảng 4. 5: Sản lượng thịt gia súc gia cầm giai đoạn 2013 – 2015........................33
Bảng 4. 6: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi xã EaKao......................................34

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH-HĐH
WTO
GDP
ĐVT
TN&MT
UBND
NN&PTNT
BQ
CNHN
CNLN
HTX
ĐCĐC

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
Tổ chức thương mại Thế giới
Tốc độ tăng trưởng
Đơn vị tính
Tài nguyên và môi trường

Ủy ban nhân dân
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bình quân
Công nghiệp hàng năm
Công nghiệp lâu năm
Hợp tác xã
Định canh định cư

iv


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Nước ta là một nước đang phát triển, với 80% dân số sống ở vùng nông thôn,
70% lao động chủ yếu làm việc trong các ngành sản xuất, trồng trọt và chăn nuôi.
Cuộc sống của người dân ở khu vực nông thôn chủ yếu dựa vào nông nghiệp là
chính, lao động chủ yếu là lao động thủ công, năng suất lao động còn thấp dẫn đến
kém hiệu quả.
Theo xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay, sản xuất nông nghiệp
đang được nhiều nhà khoa học quan tâm đặc biệt là những nơi có ít tài nguyên đất
và nước làm sao cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhất. Nông nghiệp được
coi là ngành đem lại nguồn thu phần ngoại tệ lớn nhờ việc xuất khẩu các loại mặt
hàng nông sản của nước ta. Hiện nay, nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa,
việc tăng cường xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ là chủ lực với sự phát triển kinh tế
nông nghiệp nói riêng và phát triển của nền kinh tế nói chung.
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông
nghiệp. Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp đã có những bước phát
triển, cụ thể năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn ước đạt 27.580 tỷ
đồng, tăng 4,27% so với năm 2014 (bình quân cả nước chỉ tăng 2,36%). Dưới tác

động của biến đổi khí hậu trong tỉnh xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết bất lợi như lốc
tố, lũ lụt, hạn hán kéo dài, lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm… nhưng tổng
diện tích gieo trồng toàn tỉnh vẫn đạt 101% kế hoạch (616.075 ha). Tổng sản lượng
lương thực ước đạt 1.208.437 tấn (đạt 105% kế hoạch).
Các địa phương đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào công tác cải tạo giống, nhân
giống vật nuôi, góp phần nâng cao chất lượng đàn giống, tiến tới đáp ứng yêu cầu
về giống tốt trong chăn nuôi. Các dự án chăn nuôi trên địa bàn phát triển mạnh. Ước
tổng đàn gia súc hiện có 941.022 con, 9,68 triệu con gia cầm, sản xuất được 208,8
triệu quả trứng, 1.230 triệu con cá bột, sản lượng cá thu hoạch đạt 21.822 tấn. Cá
nước lạnh phát triển ổn định với hơn 414.958 con cá tầm các loại với khối lượng
1


khoảng 673,4 – 800 tấn. Điều đó cho thấy sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đăk Lăk đã
có những bước phát triển đáng kể.
EaKao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk là một xã thuần nông có trên
95% dân số sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp và một số hoạt động tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ rất thuận
lợi cho việc phát triển sản xuất nông sản như cà phê, cao su, tiêu... Xã EaKao không
phải là vùng có ít tài nguyên đất và nước nhưng cách quản lý cùng với việc sử dụng
các nguồn tài nguyên này vẫn còn nhiều vấn đề nan giải cần giải quyết. Từ thực
trạng sản xuất nông nghiệp không đủ cung cấp cho nhu cầu chủ yếu của cuộc sống
gia đình, với phương thức canh tác truyền thống đơn giản dựa vào tự nhiên nay
chuyển sang sản xuất đảm bảo tự cấp tự túc theo xu hướng hàng hoá thị trường thì
việc chuyển đổi tập quán canh tác, môi trường sông sẽ ảnh hưởng tới hoạt đọng
sống và sản xuất của nông hộ.
Xuất phát từ những điều này em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sản
xuất nông nghiệp ở xã EaKao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng về phát triển sản xuất nông nghiệp

của xã EaKao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk nhằm xác định những yếu
tố ảnh hưởng đến nông nghiệp. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy phát
triển sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần của người dân xã EaKao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ
sợi và sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn
nuôi gia súc. Công việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những người nông dân,
trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm kiếm các cải tiến
phương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng và vật nuôi.
2.1.1.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh nông nghiệp dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch vụ
trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp bao gồm kết quả hoạt động của các ngành kinh tế sau: Ngành trồng trọt,
ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp được tính theo phương pháp tổng mức chu
chuyển, nghĩa là được tính trùng sản phẩm giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi. Cách
tính cụ thể như sau: lấy sản lượng sản phẩm từng loại nhân với đơn giá từng sản
phẩm đó rồi cộng chung toàn bộ giá trị của các loại sản phẩm. Đối với sản phẩm
phụ chỉ tính những sản phẩm có thu hoạch và sử dụng.

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp hàng năm được tính theo 2 loại giá: giá
thực tế và giá so sánh.
2.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội. Sản
xuất nông nghiệp có những đặc điểm mà ngành khác không thể có đó là:
Thứ nhất: Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức
tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rỏ rệt. Đặc điểm trên
cho thấy ở đâu có đất và lao động thì ở đó có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp.
Thế nhưng ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện khí hậu, đất đai, thời tiết
khác nhau, lịch sử hình thành các loại đất, quá trình khai phá cũng khác nhau nên
3


diễn ra các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác nhau. Điều kiện khí hậu lượng
mưa, độ ẩm, ánh sáng… khác nhau vì vậy tiến hành sản xuất nông nghiệp phải chú
ý các vấn đề về kinh tế kỷ thuật như tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về
nông - lâm - thủy sản trên phạm vi cả nước trên toàn vùng, hay việc xây dựng
phương hướng sản xuất kinh doanh cơ sở vật chất kỷ thuật phải phù hợp với đặc
điểm và yêu cầu sản xuất của từng vùng và hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp
với điều kiện của từng vùng.
Thứ hai: Là trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất chủ
yếu không thể thay thế được. Đây là điều kiện quan trọng cho các ngành sản xuất
nhưng nội dung kinh tế của nó rất khác nhau. Trong công nghiệp nó là nền móng
cho cơ sở xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất… thì trong nông nghiệp nó là tư
liệu sản xuất không thay thế được chíng vì vậy trong quá trình sử dụng đất phải
biết quí trọng ruộng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đổi đất nông
nghiệp sang đất sang xây dựng cơ bản, không ngừng cải tạo và bồi dưỡng đất
làm cho đất ngày càng màu mỡ.
Thứ ba: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống, cây trồng vật nuôi.
Cây trông vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh học, do là cơ thể

sống nên nó rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh mọi sự thay đổi của yếu tố ngoại
cảnh điều làm nó thay đổi. Để chất lượng cây trồng vật nuôi tốt hơn thì thường
xuyên bồi dục những giống hiện có cũng như nhập những giống mới về từ các
nước.
Thư tư: Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, đó là đặc điểm điển hình
đặc thù của sản xuất nông nghiệp.
Ngoài đặc điểm chung thì nông nghiệp Việt Nam còn có những đặc điểm riêng
đó là:
- Nông nghiệp Việt Nam đi từ tình trạng lạc hậu, tiến lên xây dựng nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa định hướng XHCN không qua giai đoạn phát triển TBCN.
- Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính chất
ôn đới, nhất là miền bắc và được trải dài trên bốn vùng rộng lớn, phức tạp: trung du,
miền núi, đồng bằng, ven biển.
Như vậy trong quá trình đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển một cách nhanh
chóng và bền vững thì chúng ta phải phát huy những thuận lợi cơ bản và hạn chế
những khó khăn mà thiên nhiên gây ra.
4


2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
2.1.3.1. Nhóm yếu tố tự nhiên
a. Vị trí địa lý, đất đai và địa hình
Mỗi vùng, mỗi địa phương đều có những lợi thế và hạn chế về vị trí địa lý.
Những vùng thuận lợi giao thông, gần thị trường tiêu thụ, thuận lợi về các dịch vụ
đầu vào, đầu ra cho sản xuất sẽ giúp tăng những điều kiện thuận lợi trong việc sản
xuất nông nghiệp. Ngược lại những vùng khó khăn về điều kiện địa lý sẽ bất lợi
trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Đất đai là cơ sở tự nhiên là tiền đề đầu tiên của mọi quá trình sản xuất. Đất đai
là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp đất
đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt quan trọng vì đây là tư liệu sản xuất

không thể thay thế được. Đất đai giới hạn về diện tích, cố định về mặt vị trí và sức
sản xuất thì không giới hạn. Đất đai là tư liệu sản xuất mà ở đó con người không thể
tái tạo theo ý muốn. Mỗi loại đất thích hợp với mỗi loại cây trồng khác nhau, do đó
sự phân bố các loại đất ở mỗi vùng, địa phương sẽ là cơ sở hình thành và lựa chọn
cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp.
Địa hình là yếu tố quan trọng để bố trí sản xuất. Căn cứ vào địa hình mà đầu
tư xây dựng hệ thống canh tác phù hợp nhằm chống xói mòn, rửa trôi, bảo vệ đất,
sử dụng đất có hiệu quả.
b. Điều kiện sinh thái, thời tiết, khí hậu
Cây trồng, vật nuôi là những cơ thể sống có quan hệ mật thiết và hữu cơ với
điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái nhất định. Trong sản xuất nông nghiệp,
người ta luôn nghiên cứu, lựa chọn bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý nhằm né
tránh và chống đỡ những tác hại của điều kiện tự nhiên.
Các cây trồng và vật nuôi đều có khả năng thích ứng với yếu tố thời tiết, khí
hậu, điều kiện sinh thái nhất định của từng vùng, địa phương.

c. Tài nguyên nước
Nước giữ vai trò quan trọng đối với cây trồng và vật nuôi. Nước tham gia vào
quá trình sinh sống của các loại sinh vật cây trồng vật nuôi, nước tác động vào môi
trường sinh thái làm thay đổi tiểu khí hậu của vùng.
Nơi nào có hệ thống tưới tiêu chủ động, nguồn nước đảm bảo thì sản xuất
nông nghiệp phát triển tôt. Nơi nào nguồn nước khó khăn, thường xuyên gặp hạn
hán, khô cằn thiếu nước thì sản xuất nông nghiệp bấp bênh và đầu tư thuỷ lợi tốn
5


kém hơn. Vì vậy, đảm bảo được nguồn nước là một yêu tố rất quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp.
2.1.3.2. Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội
a. Chính sách

+ Cơ chế quản lý
Người sản xuất nông nghiệp không phải lúc nào cũng toàn quyền quyết định
việc bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Trong thời kỳ đổi mới, cơ chế quản lý kinh
tế, người nông dân chỉ có quyền quyết định cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên đất
5% và khu vực đất ở của gia đình. Hiện nay quyền sử dụng ruộng đất và quyền chủ
động bố trí sản xuất của nông dân đã được mở rộng. Với cơ chế kinh tế phù hợp với
các chính sách kinh tế đã ra đời có tác dụng khuyến khích sản xuất phát triển được
chấp nhận trong thực tiễn đã mang lại hiệu quả cao và thiết thực cho người lao
động. Trong sản xuất nông nghiệp các chính sách kinh tế càng đa dạng và phức tạp,
luôn điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của sản xuất và đáp
ứng với yêu cầu của cơ chế thị trường. Cơ chế quản lý và hệ thống chính sách của
Nhà nước, là sản phẩm chủ quan trên cơ sở nhận thức đầy đủ các yếu tố khách quan
nó thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước đối với các đơn vị, cá nhân trong quá trình
sản xuất, thể hiện mối quan hệ giữa các đơn vị cá nhân với nhau thông qua quan hệ
lợi ích. Vai trò của cơ chế quản lý và chính sách nông nghiệp nông thôn có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và trong sự nghiệp phát
triển và xây dựng nông nghiệp hiện nay nói chung.
+ Chính sách đất đai
Đất đai là mối quan tâm hàng đầu, là vấn đề nhạy cảm nhất trong sản xuất
nông nghiệp hiện nay. Nước ta, ruộng đất thuộc sỡ hữu toàn dân do nhà nước thống
nhất quản lý. Các tổ chức kinh tế cơ quan xí nghiệp và cá nhân được Nhà nước giao
quyền quản lý và sử dụng lâu dài hoặc có thời hạn theo đúng luật định. Trong quá
trình vận động ruộng đất là yếu tố quan trọng tham gia trược tiếp vào quá trình sản
xuất ra sản phẩm nông nghiệp, thông qua hoạt động của con người trong điều kiện
xã hội nhất định. Mỗi quốc gia đều ban hành những chính sách về quản lý và sử
dụng đất đai một cách phù hợp, bền vững và có hiệu quả ổn định. Việc xác lập và
ban hành các quy chế về quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, thế chấp và
cho thuê đất của người sử dụng đất là một giải pháp tích cực, phù hợp với điều kiện
thực tế ở nước ta. Thông qua các quyền đó người sử dụng đất yên tâm sả xuất, chủ


6


động và tích cực đầu tư cải tạo, bồi dưỡng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, làm sao
đất ngày càng tốt hơn.
+ Chính sách thuế
Thuế là khoản thu chủ yếu của Nhà nước đôi với các tổ chức và các thành viên
trong xã hội, khoản thu mang tính bắt buộc không hoàn trả trực tiếp và được pháp
luật quy định. Thông qua hệ thống thuế, Nhà nước có thể kiểm kê, kiểm soát, quản
lý, hưỡng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuât. Chính sách thuế hợp lý, khoa
học sẽ tác động tích cực vào quá trình sản xuất. Ngược lại, nếu thu thuế không công
bằng, hợp lý vượt quá mức chịu đựng của người sản xuất thì sẽ trở thành vật cản.
+ Chính sách tín dụng
Vốn cho sản xuất nông nghiệp bao giờ cũng là vấn đề bức bách. Nhu cầu vốn
đầu tư cho sản xuất, chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp rất lớn. Tình trạng
thiếu vốn cho sản xuất, lãi suất cho vay cao và các điều kiện thủ tục vay vôn phức
tạp đang từng bước được khắc phục. Hệ thông ngân hàng thương mại ngày càng
phát triển và hoàn thiện, cơ chế cho vay thông thoáng, thuận tiện, luôn tạo điều kiện
cho người thiếu vốn tiếp cận được với nguồn vốn vay. Các mô hình tín dụng mới
với hệ thống đa dạng các loại hình tín dụng nông thôn rộng khắp đã huy động được
vốn nhàn rỗi đưa vào sản xuất; đồng thời chuyển tải vốn xuống đến các địa bàn
nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn được cải tiến một cách khoa học, đảm
bảo giải quyết được một phần nhu cầu vốn của nông dân. Lãi suất tin dụng được các
ngân hàng thương mại điều chỉnh phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường,
đảm bảo lợi ích giữa các bên vay và cho vay thực sự bình đẳng trên nguyên tắc bảo
toàn vốn. Các chính sách tín dụng và những quy định cởi mở, điều kiện cho vay cụ
thể dễ dàng, như cho vay thế châp bằng giấp chứng nhận quyền sử dụng đất, cho
vay tín chấp hộ liên gia, hộ gia đình hoặc bảo lãnh cho vay với số lượng lớn...đã
tháo gỡ ách tắc trong việc giải ngân. Những chính sách về vốn thực sự đã giúp
những người sản xuất nông nghiệp có vốn sản xuất, tạo điều kiện phát triển sản xuất

kinh doanh.
+ Chính sách giá cả
Chính sách giá cả đối với nông sản phẩm rất khó xác định và khó ổn định lâu
dài, bởi sản xuất nông nghiệp chịu ản hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên, như hạn
hán, lũ lụt, mất mùa. Mục tiêu của chính sách giá cả trong nông nghiệp là ổn định
thị trường một cách tương đối để bảo vệ sản xuất và người tiêu dùng. Để đạt được
mục tiêu, chính sách giá trong cơ chế thị trường, Nhà nước cần có những can thiệp
7


kịp thời trong những thời điểm nhất định bằng những chủ trương, cơ chế, chính
sách điều tiết kinh tế vĩ mô linh hoạt. Điều này rất có ý nghĩa đối với người sản xuất
nông nghiệp, tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao chất lượng sản phẩm và hàng
hoá trên thị trường thuận lợi, đạt hiệu quả cao, nâng cao đời sống, thu nhập cho
người nông dân và thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh
chóng.
b. Dân cư và nguồn lao động
Nói đến vấn đề dân số, lao động và sự phát triển là nói đến vai trò của con
người trong sư phát triển. Dân số, lao động là yếu tố cơ bản và quyết định đến sự
phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Độ lơn
của của dân số và tốc độ tăng trưởng dân số ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông
nghiệp.
c. Cơ sở hạ tầng
Cở sở hạ tầng nông thôn đòi hỏi phải có trình độ phát triển tương ứng với trình
độ sản xuất nông nghiệp. Bởi vì cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình
thành và phát triển các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và đặc biết là các vùng
chuyên môn hoá sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới trình độ
kĩ thuật công nghệ của khu vực kinh tế nông thôn và do đó là một trong những nhân
tố ảnh hưởng có vai trò to lớn trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
d. Thị trường

Thị trường là phạm trù kinh tế găn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất
và trao đổi hàng hoá. Theo cơ chế thị trường thì sản phẩm sản xuất ra phải trở thành
hàng hoá có khả năng tiêu thụ trên thị trường. Nhân tố thị trường tác động trực tiếp
đến sản xuất và hiệu quả sản xuất. Trên cơ sở đó người sản xuất nông nghiệp cần
phải xác định được loại sản phẩm và quy mô của sản xuất bao nhiêu thì phù hợp.
e. Nhân tố khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ ngày nay phát triển rất mạnh trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp. Đối với ngành nông nghiệp, khoa học – công nghệ làm tăng năng
suất cây trôngg, vật nuôi, tạo ra năng suất lao động cao, từ đó thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp phát triển.
Khoa học và công nghệ trong nông nghiệp đóng vai trò hết sực quan trọng
trong việc nâng cao năng suất của các yếu tố sản xuất trong nông nghiệp, đồng thời
mang tính quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn.
8


2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng sản xuất nông nghiệp Việt Nam
2.2.1.1. Tình hình chung
Kinh tế Việt Nam gồm công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ nhưng
nông nghiệp là Ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối rất cao với nhiều
ngành kinh tế. Nông nghiệp cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm,
chế biến xuất khẩu; đồng thời, sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và
dịch vụ, như: nhiên liệu, phân bón, hóa chất, máy móc cơ khí, năng lượng, tín dụng,
bảo hiểm...Ngoài ra, nông nghiệp còn liên quan mật thiết đến sức mua của dân cư
và sự phát triển thị trường trong nước. Với 50% lực lượng lao động cả nước đang
làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 70% dân số sống ở nông thôn, mức thu
nhập trong nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức cầu của thị trường nội địa
và tiềm năng đầu tư dài hạn. Nông nghiệp Việt Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan

trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước hết
là khoảng 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát
triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Gần đây, tình hình kinh tế có khó khăn do bị tác động của khủng hoảng và suy
thoái kinh tế thế giới, Nông nghiệp Việt Nam ngày càng rõ vai trò là trụ đỡ của nền
kinh tế, tiếp tục ổn định và có mức tăng trưởng. Năm 2011 xuất khẩu nông - lâm thủy sản đạt gần 25 tỷ USD, tăng trưởng 29% so với năm 2010. Thặng dư thương
mại toàn Ngành năm 2011 đạt trên 9,2 tỷ USD, góp phần giảm nhập siêu cả nước;
nông nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP và chiếm 30% giá trị kim ngạch xuất khẩu
quốc gia. Năm 2012, nông nghiệp vẫn giữ đà tăng trưởng của năm 2011 với giá trị
sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cả nước tăng 3,4%. Trong đó, nông nghiệp
tăng 2,8%, lâm nghiệp 6,4%, thủy sản 4,5%. Tốc độ tăng trưởng toàn ngành (GDP)
đạt 2,7%.
Năm 2013, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản cả nước tăng 3,2%.
Trong đó, nông nghiệp tăng 2,3%, lâm nghiệp 6%, thủy sản 4,5%. Tốc độ tăng
trưởng toàn ngành (GDP) đạt 2,6%. Như vậy, có thể thấy tốc độ tăng trưởng của
ngành nông nghiệp rất đáng quan ngại, giảm dần, năm sau thấp hơn năm trước.
2.2.1.2. Những cơ hội và thách thức đối với sản xuất nông nghiệp Việt Nam
a. Cơ hội:

9


Từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, Việt Nam
nói chung và nền nông nghiệp nói riêng đã đón nhận được những cơ hội lớn và quá
trình hội nhập đã đem lại một số hiệu quả tích cực cho ngành nông nghiệp.
Việc gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu cho
hàng hoá của Việt Nam nhất là nông lâm thủy sản. Nhiều mặt hàng đã chiếm vị thế
quan trọng trên thị trường thế giới và đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Năm mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp là gạo, cà phê, tiêu, điều và chè với giá trị
xuất khẩu lớn không ngừng tăng cả về giá trị và tốc độ, đặc biệt là giai đoạn sau khi

gia nhập WTO.
b. Thách thức:
Trong nền kinh tế hiện đại, tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh truyền thống
như tài nguyên thiên nhiên, chi phí lao động rẻ đang giảm sút, thay vào đó là trí
thức, công nghệ, và kỹ năng lao động giỏi đã trở thành yếu tố quyết định thắng lợi
trong cạnh tranh thị trường hàng hoá. Do vậy quá trình hội nhập kinh tế đã đem lại
nỗi lo ngại cho nước ta về sức cạnh tranh của các hàng hoá nông sản.
Quy hoạch sản xuât nông nghiệp trong những năm qua đã có một số kết quả
tuy nhiên quy hoạch sản xuất vẫn chưa thật sự gắn với chế biến, chưa gắn với thị
trường cho nên việc quy hoạch sản xuất các loại hàng hoá chưa hợp lý đã dẫn đến
sự khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.
2.2.3. Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “nông nghiệp,
nông dân, nông thôn,” kinh tế nông nghiệp trong vùng Tây Nguyên đã có sự chuyển
biến đáng kể, tổng giá trị sản phẩm khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt trên
51.644 tỷ đồng, tăng 32,94% so với năm 2008, bình quân tăng 7,38%/năm.
Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực, tốc độ tăng trưởng luôn ở
mức cao. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2012 đạt 94.125 tỷ đồng,
tăng 28,8% so với năm 2008; trong đó, nông nghiệp chiếm 97,13%, lâm nghiệp
chiếm 1,85%, thủy sản chiếm 1,02%.
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu với nhiều
chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, trình độ canh tác có sự phát
triển khá, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện, hình thành các vùng
chuyên canh tập trung về cây công nghiệp, rau, hoa với quy mô lớn.
Đặc biệt là cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao từng bước chuyển dịch
theo hướng tăng quy mô, chất lượng, gắn với công nghiệp chế biến. Tổng sản lượng
10


một số cây trồng chủ lực trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên hàng năm đều tăng từ

diện tích, năng suất, sản lượng. Cụ thể, năm 2012, càphê đạt 1,24 triệu tấn cà phê
nhân, tăng 25,1%, cao su đạt 367.000 tấn mủ khô, tăng 41,2%, tiêu hạt đạt 59.500
tấn, tăng 42,2%, sản lượng lương thực có hạt đạt 2,34 triệu tấn, tăng 17,02% so với
năm 2008…
Đối với chăn nuôi ở vùng Tây Nguyên đã tập trung phát triển một số vật nuôi
chủ lực (trâu, bò, lợn), đồng thời, định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng gia
trại, trang trại để tạo ra sản phẩm hàng hóa.
Ngành nuôi trồng thủy sản cũng được chú trọng đầu tư, khuyến khích từng
bước phát triển nên diện tích nuôi trồng và giá trị sản xuất ngày càng tăng mạnh.
Công tác trồng rừng phát triển đáng kể, công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng,
giao đất lâm nghiệp ngày càng được quan tâm, thu hút, tạo việc làm, tăng thu nhập
cho một bộ phận dân cư, làm thay đổi nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng của
một bộ phận người dân sống bằng nghề rừng.
Các tỉnh Tây Nguyên cũng đã đổi mới, xây dựng các hình thức tổ chức sản
xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, phát triển nhanh các nghiên cứu, chuyển
giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đồng thời, tích cực đào tạo nguồn
nhân lực nhằm tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông
thôn.

11


PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng sản xuất nông nghiệp ở xã EaKao, thành
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1. Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện tại xã EaKao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk
Lắk.
3.1.2.2. Phạm vi thời gian
- Thời gian thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2013 đến năm 2015.
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 10/03/2016 đến ngày 10/05/2016.
3.1.2.3. Phạm vi nội dung
- Thực trạng sản xuất nông nghiệp của xã EaKao, thành phố Buôn Ma Thuột,
tỉnh Đắk Lắk.
- Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của xã EaKao,
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp tại xã EaKao, thành phố
Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1. Vị trí địa lý
Xã Eakao cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 10 km về phía
Đông - Nam.
Về ranh giới hành chính:
- Phía Bắc giáp phường Ea Tam, và phường Tự An.
- Phía Nam giáp Huyện Krông Na.
- Phía Đông giáp xã Hòa Thắng và huyện Cư Kuin.
- Phía Tây giáp xã Hòa Khánh.
Diện tích tự nhiên toàn xã là 4.696ha.
3.2.1.2. Điều kiện khí hậu
12


Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng bị chi phối bởi quy
luật độ cao và ảnh hưởng của địa hình cao nguyên nên khí hậu của xã Eakao nói
riêng và khu vực Đắk Lắk nói chung có những điểm đặc biệt so với vùng xung

quanh. Có 2 mùa rỏ rệt: mùa mưa trùng với mùa hạ, khí hậu ẩm và dịu mát; mùa
khô trùng với mùa thu và mùa đông khí hậu mát lạnh độ ẩm thấp, tạo cho xã Eakao
có những lợi thế nổi trội đồng thời cũng có một số hạn chế trong phát triển kinh tế
nói chung và sử dụng quỹ đất nói riêng.
- Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,50 C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng
nóng nhất 36,50 C (tháng 3) và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 15,10 C
( tháng 12) , biên độ giữa ngày và đêm từ ( 9-120 C).
- Lượng mưa bình quân hàng năm 1.773 mm. Lượng mưa trung bình tháng
cao nhất 610 mm (tháng 9), lượng mưa trung bình tháng thấp nhất từ 3-4 mm (tháng
2).
- Độ ẩm trung bình năm là 82,4%, ẩm độ trung bình vào mùa khô 79%, mùa
mưa 87%. Ẩm độ trung bình tháng cao nhất 90% và tháng thấp nhất là 71%.
- Lượng nước bốc hơi chủ yếu vào mùa khô. Không có bão, nhưng vẩn thường
chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bảo Nam Trung Bộ, gây mưa to kéo dài.
3.2.1.3. Địa hình
Theo bản đồ địa hình tỷ lệ: 1/10.000 cho thấy: Địa hình xã không bằng phẳng
và tương đối phức tạp, phía Đông Bắc và Đông Nam có các quả đồi lượn sóng, địa
hình của xã có hướng thấp dần về phía trung tâm xã (độ cao tương ứng 525 m
xuống 400m), có 2 dạng địa hình chính: đồi dốc và đất bằng.
Dạng địa hình đồi dốc: độ cao khoảng 425-525 m so với mặt nước biển, độ
dốc trung bình 2.50, Tuy gặp nhiều khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng
lại thích hợp cho phát triển nông nghiệp, với hồ Eakao tạo lợi thế rất lớn trong việc
phát triển sản xuất và du lịch trên địa bàn xã.
Địa hình đất bằng: độ cao trung bình từ 400m - 425m, có độ dốc từ 1.5 –
2.50, tương đối thuận lợi cho bố trí sử dụng đất nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ
tầng. Đây là địa bàn chủ yếu trong phát triển kinh tế xã hội của xã, hiện trạng chủ
yếu là đất trồng cây hàng năm như : rau, màu lúa nước... cây công nghiệp lâu năm
như : cây ăn quả, cây cà phê, tiêu...

13



3.2.2. Tài nguyên
3.2.2.1. Tài nguyên đất
Phân loại đất : Trên địa bàn xã Eakao có 4 nhóm đất cơ bản sau:
- Nhóm đất nâu đỏ trên đất Bazan: Là nhóm đất có độ phì cao, độ dày tầng đất
thường lớn hơn 100 cm, kết cấu dạng viên hạt, độ xốp cao, thành phần cơ giới nặng,
khả năng giữ nước và giữ màu tốt, thích hợp cho cây trồng dài ngày.
- Nhóm đất nâu vàng trên đất Bazan: Có thành phần cơ giới, đất có kết cấu
viên hạt, tơi xốp, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp lâu năm và cây trồng
hàng năm.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét :phân bố ở địa hình ít dốc, thành phần cơ giới
nặng, tầng đất dầy trên 100 cm, giữ nước tốt, thích hợp với cây trồng lâu năm.
- Nhóm đất dốc tụ thung lũng: phân bố ở địa hình thấp, thành phần cơ giới
nhẹ, tầng đất dầy, giàu mùn, thích hợp với cây hàng năm.
3.2.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Eakao có nguồn tài nguyên nước mặt Eakao khá phong
phú, không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã
mà còn là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho các vùng lân cận.
Ngoài Hồ Eakao, ở khu vực sườn phía Đông Bắc của xã còn có một số nhánh
suối nhỏ tạo thành hồ chứa nước như: hồ Buôn Bông, hồ 19/5 buôn H’wiê, đập ông
Nhơn, hồ Cao Thắng hiện đã được sử dụng để tưới lúa đông xuân và đất nông
nghiệp ở khu vực buôn Cư M’blim, thôn Cao Thành, thôn 2, Cao thắng và Tơng Jú.
- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm trên toàn xã khá phong phú, chưa
bị ô nhiễm, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và một phần cho sinh hoạt và sản
xuất nông nghiệp như khu vực thôn Cao Thắng, buôn Tơng jú...
3.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.3.1. Tình hình kinh tế
Ea Kao là xã có kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trên 80%, với hơn
90% dân số sản xuất nông nghiệp, trong đó có 46,8% là đồng bào dân tộc thiểu số,

sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra hàng năm có nhiều chủng loại như: cà phê,
lúa, bắp, tiêu, điều,... Các ngành thương mại, dịch vụ ...đang từng bước phát triển.
- Về sản xuất nông nghiệp: Năm 2015 xã có diện tích cà phê là 1.758 ha sản
lượng đạt khoảng 4.395 tấn/năm. Thâm canh cây lúa nước 340,5 ha sản lượng đạt
2.281,4 tấn/năm. Rau màu các loại là 910,8 ha sản lượng đạt 7.789 tấn/năm, ngoài
14


ra còn khoảng 105 ha xen kẻ các loại cây như: tiêu, điều, bơ, mít... và các loại cây
ăn quả khác sản lượng đạt 210 tấn/năm. Chính quyền địa phương đã quan tâm tới
việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đã giảm dần diện tích cây điều và một số cây cho
năng xuất và hiệu quả kinh tế thấp, hình thành vùng cây công nghiệp, cây ăn quả có
giá trị kinh tế cao như cà phê, tiêu, bơ, mít nghệ, ...Cây hàng năm tập trung vào cây
lương thực như các loại đậu, lúa, bắp sản lượng hàng năm ước tính đạt trên 10.000
tấn, góp phần ổn định lương thực đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn xã.
Năng xuất và chất lượng một số cây chủ lực tăng như cây cà phê, năng xuất tăng 5
tạ/ha; cây lúa năng xuất tăng 1,5 tấn/ha; cây tiêu năng xuất tăng 1,9 tạ/ha.
- Về chăn nuôi: tính đến cuối năm 2015, giá trị chăn nuôi chiếm khoảng 15%
trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi phát triển cả về số lượng, chất
lượng và quy mô tổng đàn Toàn xã có 5 trang trại và nhiều gia trại chăn nuôi heo,
với tổng đàn heo khoảng 8.367 con sản lượng đạt 292,76 tấn/năm. Chăn nuôi trâu,
bò, với tổng đàn khoảng 1.580 con sản lượng đạt 1.413,94 tấn/năm.Về đàn gia cầm
có khoảng 46.150 con sản lượng đạt 34,62 tấn/năm., trong đó có trang trại nuôi đến
hơn 3.000 con gà đẻ. Ngoài ra còn có chăn nuôi dê, với tổng đàn khoảng 726 con
sản lượng đạt 7,26 tấn/năm. Nuôi trồng thủy sản khoảng 70 ha sản lượng đạt 840
tấn/năm. Công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh được chủ động thực hiện
tốt. Hàng năm tỷ lệ tiêm phòng đạt hơn 90%; khử trùng tiêu độc, vệ sinh môi trường
kịp thời đã góp phần hạn chế dịch bệnh lây lan. Phần lớn các trang trại chăn nuôi
đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/trang trại/năm. Đồng thời đã hoàn thành quy
hoạch cơ sở giết mổ tập trung. Đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh phòng dịch

theo quy định.
- Về lĩnh vực sản xuất thương mại: Đến nay trên địa bàn xã Eakao có 496 cơ
sở kinh doanh cá thể với hình thức buôn bán nhỏ lẻ, 8 doanh nghiệp tư nhân mua
bán nông sản, xăng dầu và vật tư nông nghệp Có 01 chợ đạt chuẩn đã đưa vào sử
dụng và 01 chợ đang hoạt động nhưng chưa đạt chuẩn ( chợ thôn 1) đã có chủ
trương nâng cấp. Tổng thu nhập năm 2014 khoảng 50 tỷ đồng.
- Về lĩnh vực ngành nghề: trên địa bàn xã có 02 hợp tác xã hoạt động là HTX
mây tre đan thôn 1 – Buôn Kao và HTX dệt thổ cẩm Tơng Bông ở buôn Tơng Jú
chủ yếu sản xuất các mặt hàng như mỹ nghệ mây tre đan và trang phục truyền thống
của người đồng bào dân tộc,...Với số vốn đầu tư trên 500 triệu đồng. HTX với hơn
90 xã viên lao động thường xuyên và tạo việc làm cho hơn 100 nhân công lao động
15


theo thời vụ với hình thức nhận khoán sản phẩm, ngoài ra HTX mây tre đan còn
hợp đồng với trung tâm cai nghiện 05-06 để có nguồn lao động thường xuyên khi
có hợp đồng lớn, mức lương nhân công hàng tháng từ 1000.000đ –
1500.000đ/người/tháng. Các HTX đã tích cực tham gia các hội chợ triển lãm nhằm
quảng bá sản phẩm của mình ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Về cơ sở vật chất
đến nay HTX mây tre đan thôn 1- Buôn Kao đã được đầu tư 4 máy chẻ mây và 3
máy vót mây còn lại đều làm bằng thủ công vì vậy sản phẩm làm ra chưa đủ tiêu
chuẩn để xuất khẩu mà chủ yếu cung cấp cho các quầy hàng lưu niệm trên địa bàn
nội địa.
- Về xây dựng cơ bản: Trong những năm qua bằng nguồn vốn của nhà nước,
sự đóng góp của nhân dân. Xã Eakao đã đầu tư xây dựng mới nhiều công trình phục
vụ tốt cho đời sống dân sinh trong khu vực như: Giao thông, trường học, thủy lợi....
các công trình công cộng khác.
- Thu chi ngân sách : Nhiệm vụ thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, do phần
lớn là hộ nông dân còn nghèo, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. nên
đã ảnh hưởng đến việc cân đối chi ngân sách, nhưng bằng những giải pháp tích cực

trong cân đối chi nên đã cơ bản đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa
phương Thực hiện việc quản lý thu, chi theo đúng luật ngân sách được thể hiện qua
kết quả của quyết toán 6 tháng và hàng năm của Phòng Tài chính Thành phố...
- Cơ cấu sản xuất: Có bước chuyển biến đáng kể, nhất là chuyển đổi cơ cấu
cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất thiếu nước về mùa khô. Kết cấu hạ tầng
đảm bảo nhu cầu sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc. Đời sống văn hoá,
xã hội và môi trường bước đầu được cải thiện đáng kể.
3.2.3.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số: Năm 2010, dân số xã Ea Kao là 15.878 người; 3.544 hộ, đến năm
2015 dân số xã là 16.140 người; 3.630 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 là
1,41%. Tình hình biến động dân số 5 năm qua hầu như chủ yếu là tăng tự nhiên, tăng
cơ học giảm đi đáng kể. Toàn xã có 14 thôn, buôn, trong đó có 7 buôn dân tộc thiểu
số, và 7 thôn. Do không còn quỹ đất ở cần thiết phải giãn dân tại các điểm dân cư
hiện hữu để đáp ứng nhu cầu tăng dân số đến năm 2020 và các giai đoạn tiếp theo.
Bảng 3. 1: Phân bố dân số và số hộ dân hiện trạng
ST
T

Thôn

Số nhân khẩu

Số hộ
16

Số người trong độ tuổi
lao động


Tổng

Dân tộc Tổng
Dân tộc
Dân tộc
Kinh
Kinh
Nam Nữ Kinh
số
thiểu số số
thiểu số
thiểu số
1 Buôn H’Drat
528 92
436 124 22
102 184 180 44
320
2 Buôn H’Đơk 1167 472
695 251 102
149 355 342 210
487
Thôn Cao
3
931 925
6 237 234
3 304 283 579
8
Thành
Thôn Tân
4
1196 1119
77 306 267

39 309 280 504
85
Hưng
5 Buôn Kao
1130 341
798 229 68
161 302 289 150
441
6 Thôn 1
1568 1451
117 393 262
131 474 450 624
300
7 Buôn H’WiÊ
982 134
848 217 29
188 301 285 65
521
8 Thôn 4
1168 1112
56 283 269
14 292 280 540
32
Buôn Cư
9
1284 469
815 278 102
176 398 385 230
553
M’Blim

10 Thôn 3
844 842
2 195 194
1 237 230 465
2
11 Thôn 2
845 826
19 208 202
6 246 240 472
14
Buôn Tơng
12
1716 311 1405 326 28
298 476 450 62
864

Buôn Cư
13
818 74
744 145 18
227 218 200 40
378
Êbông
Thôn Cao
14
1963 419 1544 438 93
345 563 523 212
874
Thắng
Tổng số

16140 8587 7553 36301890 1740
9076
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Ea Kao)
Bảng 3. 2: Tình hình dân số và biến động dân số các năm
Năm Dân số TB Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) Tỷ lệ tăng cơ học (%) Tỷ lệ dân số TB(%)
2006

15.327

1,08

0.4

1,48

2007

15.509

1,24

1,59

2,83

2008

15.844

0,385


0,265

0,65

2009

15.878

0,4

0,125

0,525

2010

16.073

1,00

0,22

1,22

2014

16.140

1,004


0,409

1,41

Tỷ lệ dân số tăng TB GĐ 2006-2014(%)
1,35
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã EaKao)
Trong độ tuổi lao động có: 9.076 người, chiếm 56,23% tổng dân số
- Lao động nam: 4.659 người, chiếm 51,33% tổng số trong độ tuổi lao động
- Lao động nữ: 4.417 người, chiếm 48,67% tổng số trong độ tuổi lao động
Lao động người Kinh: 4.197 người, chiếm 46,24% tổng số trong độ tuổi lao
động
17


Lao động người dân tộc thiểu số: 4.879 người, chiếm 53,76% tổng số trong độ
tuổi lao động.
Lao động trong độ tuổi chiếm trên 50% tổng dân số đã cung cấp nguồn lao
động lớn cho phát triển sản xuất tuy nhiên lao động là người dân tộc thiểu số chiếm
trên 50% lạo động trong độ tuổi có trình độ văn hóa, nhận thức còn thấp chưa đáp
ứng kịp những tiến bộ về khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, chỉ có thể lao
động phổ thông, vì vậy việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều
khó khăn.
Tôn giáo: Có 3 tôn giáo chính đó là: Thiên chúa giáo có 838 khẩu chiếm
5,19%, Phật giáo có 493 khẩu chiếm 3,05%, đạo Tin lành có 3994 khẩu chiếm
24,746%.
Tốc độ tăng dân số: Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đã được chính quyền
quan tâm, nên hàng năm tỷ lệ tăng dân số thấp. Hiện nay tỷ lệ tăng dân số trung
bình ở mức 1,41% năm.

Bảng 3. 3: Hiện trạng lao động và thu nhập năm 2015
TT

Hạng mục

Hiện trạng Thu nhập bình quân

Tổng lao động toàn xã
( người)

16.140

A Dân số trong tuổi LĐ ( người)

9.644

- Tỷ lệ % so dân số

1.200.000
đồng/người/tháng
1.950.000
đồng/người/tháng

59,75%

I LĐ làm việc trong các ngành nghề ( người)
- Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi

8.786


3.600.000
đồng/người/tháng

55,33%

B Phân theo ngành:
1 LĐ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (người)
- Tỷ lệ % so LĐ làm việc

7.987

1.800.000
đồng/người/tháng

50,3%

2 LĐ CN, TTCN, XD ( người)

102

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc

4.000.000
đồng/người/tháng

0,64%

3 LĐ dịch vụ, thương mại, HCSN (người)
- Tỷ lệ % so LĐ làm việc


681
4,29%

18

5.000.000
đồng/người/tháng


Thành phần lao động khác (lđ chưa có việc

108

II làm, học sinh, nội trợ…)(người)
- Tỷ lệ % so LĐ làm việc
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã EaKao)

0,68%

3.2.3.3. Cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống giao thông:
Hệ thống giao thông có tổng chiều dài 181,02 km
- Toàn xã có hệ thống giao thông đường trục chính dài khoảng 10 km đã được
nhựa hóa, mặt đường rộng 6 m, quy hoạch chỉ giới đường rộng 24 m.
- Đường trục thôn, buôn dài khoảng: 45,5 km. trong đó đã cứng hóa 38,3km
chiếm 84,1% vàĐường ngõ xóm: 89,624 km cứng hóa 13,5 km chiếm 15%.
- Đã có chủ trương và đang khảo sát lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư 1 số tuyến
đường nội thôn buôn.
- Đường nội đồng dài 45,8 km cứng hóa được 8,9 km chiếm 19,4% hiện là
đường đất luôn bị lầy lội vào mùa mưa.

b. Hệ thống thuỷ lợi
- Hệ thống các công trình thủy lợi của xã Eakao có 5 hồ, đập dâng nước. Hiện
tại hồ Ea Kao, hồ Buôn Bông, hồ Cao Thắng đã được kiên cố hóa. Các hồ này chỉ
đáp ứng một phần cấp nước cho sản xuất vào mùa khô, là một phần nguồn nước
tưới khá tốt cho các đơn vị thôn, buôn với diện tích khoảng 1000 ha và một số xã,
phường khác. Số diện tích còn lại chủ yếu nhân dân dùng bằng nước giếng đào và
nước giếng khoan đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất, dân sinh.
- Tỷ lệ kênh mương cấp 3 do xã quản lý gồm: Mương tưới tiêu và mương tiêu
úng. Trong toàn xã có 25 km, trong đó đã kiên cố hóa được 9,65 km mương tưới
tiêu còn 11,6 km chưa được kiên cố hóa cần được đầu tư. Hệ thống cống tưới tiêu,
phục vụ sản xuất hiện trên địa bàn xã có 25 cống, trong đó số cống đáp ứng yêu cầu
20 cái. Cần được nâng cấp 3 km kênh mương qua cánh đồng chu tâng.
Các kênh mương tưới đã được kiên cố hóa gồm:
Thôn Cao Thắng: 2,35 km
- N1-1a: 2,3km (Buôn Kao -Tân Hưng )
- N1-1b: 1,9 km (Buôn Kao )
- N1-3: 1,2 km (Buôn Kao-thôn 4 )
- Đoạn cuối kênh N1-1a: 1,45 km
- Kênh bê tông của 4 đơn vị thôn buôn: 0,45 km (Buôn Kao, H’ Đơk,Tân
Hưng , thôn 1)
Còn lại 11,6 km chưa được kiên cố hóa. Trong đó:
- Buôn Cư m’Blim: 2,15 km
19


×